Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập cá nhân Môn Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.27 KB, 5 trang )

Bài tập cá nhân - Môn Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

Đề bài số 1: Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao?
a) Không chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn
chặn.
b) Viện kiểm soát không có quyền thu thập chứng cứ.

1


Bài tập cá nhân - Môn Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

1. Không chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn
chặn.
Đây là khẳng định: Đúng
Giải thích: Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự
được áp dụng với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi
tố nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục
phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án hình sự.
Theo Điều 79 BLTTHS năm 2003 quy định về các biện pháp và căn cứ áp dụng
biện pháp ngăn chặn thì: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ
bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm
tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định
của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm
giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo
đảm.” và theo khoản 1 Điều 33 BLTTHS quy định: “ Các cơ quan tiến hành tố tụng
gồm có: a. Cơ quan điều tra; b.Viện kiểm sát; c. Tòa án ”. Căn cứ vào hai quy định trên
có thể thấy: Cơ quan tiến hành tố tụng gồm 3 cơ quan là Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát và Tòa án. Điều 79 đã quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn của các


cơ quan này, theo đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi tố tụng của
mình có thể áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn như bắt,tạm giữ, tạm giam, cấm
đi khỏi nơi cư trú.... Ngoài ra BLTTHS còn quy định những người đại diện và có thẩm
quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này
trong Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đó là: Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Chánh Tòa, Phó Chánh Tòa phúc thẩm Tòa án
2


Bài tập cá nhân - Môn Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các
cấp. ( Khoản 1 điều 80).
Tuy nhiên, theo quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 với các biện
pháp ngăn chặn cụ thể ngoài quy định về thẩm quyền của cơ quan tiến hành tụng còn
quy định thẩm quyền cho các chủ thể khác. Theo các Điều 81, 86, 91, 92 và Điều 93
BLTTHS năm 2003 thì ngoài cơ quan tiến hành tố tụng còn có các chủ thể khác có thẩm
quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đó là: người chỉ huy quân đội độc lập cấp trung
đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở Hải đảo và biên giới; người chỉ
huy tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển; Thẩm
phán được phân công chủ tọa phiên tòa. Ngoài ra bất kỳ người nào cũng có thể áp dụng
biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã theo quy định tại
điều 82 BLTTHS.
Nhận xét: Việc quy định về thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn không
chỉ cho các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn quy định đối với các chủ thể khác có thẩm
quyền như: người chỉ huy quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ
huy đồn biên phòng ở Hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển đã rời khỏi
sân bay, bến cảng; Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển. Đặc biệt là bắt người trong trường hợp
phạm tội quả tang hay đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải

đến cơ quan có thẩm quyền là chính xác, góp phần đảm bảo cho các hoạt động của các
cơ quan tiến hành tố tụng được kịp thời, thuận lợi. Ngoài ra còn nâng cao hiệu quả của
công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong quần chúng nhân dân.
2. Viện kiểm soát không có quyền thu thập chứng cứ.
Đây là khẳng định: Sai
Giải thích: Thu thập chứng cứ là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, những
người có thẩm quyền do pháp luật tố tụng hình sự quy định phát hiện, thu giữ, bảo quản
các thông tin, tư liệu liên quan đến vụ án theo các trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng
3


Bài tập cá nhân - Môn Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

hình sự quy định. Như vậy thu thập chứng cứ thực chất là phát hiện thông tin, tư liệu,
dấu vết liên quan đến đối tượng chứng minh, thu giữ bảo quản các nguồn chứa đựng
thông tin, tư liệu đó nhằm lưu giữ và bảo vệ giá trị chứng minh của các chứng cứ thu
thập được trong cả quá trình giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 65 BLTTHS về
thu thập chứng cứ thì: “ Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà
án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những
vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm
và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức,
cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án”
Theo quy định trên, các cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát và Tòa án có quyền tiến hành thu thập chứng cứ bằng nhiều cách như triệu tập
những người biết về vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và
các hoạt động điều tra khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Như vậy, theo
luật định thì Viện kiểm soát có quyền tham gia vào việc thu thập chứng cứ, ví dụ như
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
kiểm sát viên thì: Kiểm sát viên có quyền triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy
lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền,

nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Nhận xét: Thu thập chứng cứ là giai đoạn đầu tiên của quá trình chứng minh và
có vai trò rất quan trọng trong xét xử vụ án. Việc chứng minh tội phạm có ý nghĩa quan
trọng trong việc làm sáng tỏ các tình tiết khác nhau của vụ án, phục vụ cho việc định tội,
quyết định trách nhiệm hình sự và hình phạt cũng như giải quyết các vấn đề khác có liên
quan của vụ án. Trong khi đó, Viện kiểm sát với chức năng công tố và kiểm sát tham gia
vào tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, vì vậy quy định Viện kiểm sát có quyền thu
thập chứng cứ có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo việc điều tra, giải quyết vụ án được đầy
đủ, chính xác, không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội.
4


Bài tập cá nhân - Môn Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam
NXB Tư Pháp, Hà Nội 2009.
3. Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình
sự (sách tham khảo).NXB LĐXH
4. ThS Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt nam
NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2005

5



×