Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phương pháp khai thác tự phun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.07 KB, 20 trang )

Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT SỰ TỰ PHUN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ PHUN ................................................................................................. 2
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TỰ PHUN ................................. 2

CHƯƠNG II: THÀNH PHẦN THIẾT BỊ GIẾNG KHAI THÁC TỰ PHUN
I . THIẾT BỊ MIỆNG GIẾNG ........................................................................................ 5
II. THIẾT BỊ LÒNG GIẾNG ...................................................................................... 9

CHƯƠNG III: CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG KHAI THÁC TỰ
PHUN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
I . TÍCH TỤ NƯỚC Ở ĐÁY ......................................................................................... 16
II . HIỆN TƯỢNG PHUN TRÀO ............................................................................... 16
III. HIỆN TƯỢNG CÁT CHẢY VÀO GIẾNG ......................................................... 16
IV. LẮNG ĐỌNG PARAFIN ...................................................................................... 16

CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG QUÁ
TRÌNH KHAI THÁC GIẾNG TỰ PHUN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Nguyễn Minh Trị

1

MSSV:0516037




Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT SỰ TỰ PHUN
Khi năng lượng vỉa đủ lớn để thắng tất cả các tổn hao áp suất để đưa sản phẩm từ đáy
giếng lên bề mặt đến các hệ thống thu gom xử lý thì phương pháp khai thác tự phun được
sử dụng.

I.

ĐIỀU KIỆN TỰ PHUN:

Dòng chất lưu muốn chuyển động từ vỉa vào đáy giếng và sau đó từ đáy giếng lên bề
mặt,cần có một năng lượng ở dạng chênh áp:

WTN + WNT ≥ W1 + W2 + W3 + W4
Trong đó:
WTN : Năng lượng tự nhiên
WNT : Năng lượng nhân tạo
W1 : Năng lượng tạo ra dòng chảy từ vỉa vào giếng
W2 : Năng lương nâng chất lưu từ đáy giếng lên miệng giếng
W3 : Năng lượng cung cấp để chất lưu đi qua các thiết bị miệng giếng
W4 : Năng lượng cung cấp để chất lưu chuyển động từ miêng giếng đến các hệ
thống tách chứa

Điều kiện khai thác tự phun xảy ra khi WNT = 0
Khả năng tự phun của giếng phụ thuộc vào các nguồn năng lượng tự nhiên và nhân tạo
của vỉa.Người ta nhận thấy rằng phương pháp tự phun là phương pháp khai thác đơn giản
và hiệu quả nhất,vì vậy việc kéo dài thời gian khai thác tự phun càng lâu càng hiệu quả.

II.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TỰ PHUN:
1. Áp suất đáy :
ƒ Áp suất đáy tăng thì lưu lượng khai thác sẽ tăng,tổn thất ma sát tăng dẫn
đến lưu lượng thực tế giảm
ƒ Áp suất đáy giảm thì tổn hao do hiện tượng trượt khí tăng
2. Hàm lượng nước:
ƒ Hàm lượng nước tăng thì yếu tố khí sẽ giảm (với cùng điều kiện Pd).Vì
vậy cần khống chế hàm lượng nước trong sản phẩm khia thác để duy trì
quá trình tự phun

SVTH: Nguyễn Minh Trị

2

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông


3. Đường kính ống khai thác:
ƒ Để khai thác tự phun được lâu dài và cho sản lượng tối ưu,cần chọn
đường kính ống khai thác phù hợp với từng loại giếng.Các đường kính
ống khai thác hay dùng là : 40mm, 60mm, 73mm, 89mm, 102mm,
114mm, trong đó ống khai thác có đường kính 73mm được sử dụng phổ
biến hơn cả.Như vậy có thể nói rằng việc lựa chọn đường kính ống khai
thác không chỉ phụ thuộc vào lưu lượng giếng mà còn phụ thuộc vào
các điều kiện kĩ thuật khác
ƒ Trong quá trình khai thác cần thả vào lòng giếng những thiết bị khảo sát
(đường kính ngoài khoảng 40mm) khác nhau,như vậy đường kính ống
khai thác phải không nhỏ hơn 73mm để khi vận hành các thiết bị khảo
sát vẫn không cản không cản trở giếng làm việc.
ƒ Trong thực tế khi lập kế hoạch khai thác giếng tự phun cho giai đoạn
đầu người ta thường sử dụng chế độ khai thác tối đa QMax, còn ở giai
đoạn cuối là chế độ khai thác tối ưu QTư

SVTH: Nguyễn Minh Trị

3

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

CHƯƠNG II

THÀNH PHẦN THIẾT BỊ GIẾNG
KHAI THÁC TỰ PHUN
Tổ hợp các thiết bị miệng giếng và thiết bị lòng giếng dùng để khai thác giếng ở
chế độ tự phun một cách an toàn và hiệu quả nhất cần thỏa mãn những yêu cầu
sau:
¾ Khống chế dòng sản phẩm khai thác không cho phun trào lên bề mặt trong
quá trình xảy ra các sự cố,rò rĩ các thiết bị bề mặt
¾ Điều kiện từ xa,tự động trong quá trình khai thác giếng
¾ Tiến hành khai thác giếng với các thiết bị chuyên dụng
¾ Tiến hành sữa chữa giếng mà không cần dập giếng
¾ Tiến hành chuyển từ chế độ khai thác tự phun sang chế độ khai thác Gaslift khi
giếng ngừng phun mà không cần sữa chữa giếng
¾ Đưa hệ thống khai thác Gaslift vào hoạt động thuận lợi
¾ Khảo sát giếng mà không ảnh hưởng đến quá trình khai thác

I.

THIẾT BỊ MIỆNG GIẾNG :
1. Mục đích sử dụng :
¾ Thiết bị miệng giếng được dùng để:
• Treo và giữ các cột ống khai thác trên miệng giếng để dòng chất lỏng và
khí theo cột ống nâng lên mặt đất
• Hướng sản phẩm khai thác của giếng vào các thiết bị đo và bình tách
• Tạo đối áp trên miệng giếng (thay đổi chế độ làm việc của giếng)
• Đo áp suất trong khoảng không vành xuyến giữa cột OKT và cột ống chống
khai thác, đồng thời để đo áp suất tại các ống xả, thực hiện các thao tác kỹ
thuật khi gọi dòng, khai thác, khảo sát và sửa chữa giếng
¾ Những điều kiện để thiết bị miệng giếng khai thác tự phun làm việc được
xác định bởi:
• Áp suất dự đoán trong giếng

• Số lượng và vận tốc chuyển động của cát trong thiết bị miệng giếng
• Đặc tính phun
• Sự tồn tại môi trường làm ăn mòn.
¾ Nhận thấy rằng, điều kiện “Áp suất dự đoán trong giếng” ảnh hưởng chủ
yếu tới việc lựa chọn loại thiết bị miệng giếng cần sử dụng

SVTH: Nguyễn Minh Trị

4

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

2. Các thành phần chính của thiết bị miệng giếng :
Thiết bị miệng giếng khai thác tự phun được tạo thành từ 3 phần chủ yếu:
- Đầu ống chống
- Đầu ống treo
- Phần xả-"Cây thông" phun (Christmas Tree)
A. Đầu ống chống
¾ Đầu ống chống là phần dưới của thiết bị miệng giếng. Mục đích sử dụng
đầu ống chống là để giằng tất cả các cột ống chống và bịt kín khoảng không
giữa chúng. Đầu ống chống chỉ có một dạng và chúng được phân biệt nhau
bởi kích thước của mặt bích nối.


Hình 1: Sơ đồ liên kết ống chống khai thác với đầu ống chống

SVTH: Nguyễn Minh Trị

5

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

Có 3 sơ đồ chủ yếu để liên kết đầu ống chống với cột ống chống (xem Hình 1)
¾ Sơ đồ 1- để liên kết một cột ống chống có đường kính 100, 125, 150mm khi
áp suất làm việc không lớn, khoảng 75 hoặc 125 kG/cm2.
¾ Sơ đồ 2- để liên kết hai cột ống chống có các đường kính 250 và 150mm
khi áp suất làm việc khoảng 125 kG/cm2.
¾ Sơ đồ 3- để liên kết ba cột ống chống có các đường kính 350, 250 và
150mm hoặc 400, 250 và 150 mm khi áp suất làm việc khoảng 125, 200 và
300 kG/cm2
B. Đầu ống treo
¾ Đầu ống treo được dùng để treo các cột ống nâng, bít kín khoảng không
gian giữa các cột ống nâng và cột ống chống khai thác, đồng thời dùng để
bơm ép nước, dầu, khí hoặc không khí qua lỗ hông của nó vào khoảng
không giữa các cột ống với mục đích khơi thông và gọi dòng giếng. Mặt
bích dưới của đầu ống treo được nối trực tiếp với mặt bích trên của đầu ống
chống.


Hình 2 : Đầu ống treo
SVTH: Nguyễn Minh Trị

6

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

¾ Đầu miệng giếng loại chữ T cho hai cột ống nâng tạo thành từ phần ống
hình chữ thập 2, được gắn trên mặt bích 1 của đầu ống chống, phần ống
chạc ba (hình chữ T) 3 và đoạn ống 4. Phần ống hình chữ thập có hai
nhánh, trên đó có các van 7. Nhánh trái dùng để đo áp suất trong khoảng
không ngoài cột ống giữa cột ống thứ nhất và cột ống chống khai thác bởi
áp kế 5. Nhánh còn lại được dùng để bơm chất lỏng vào khoảng không
ngoài cột ống khi khởi động giếng. Cột ống nâng thứ nhất được treo nhờ
khớp vặn ren 6 trên phần ống chạc ba. Phía trong của phần dưới đoạn ống 4
có ren để vặn khớp nối cột ống nâng thứ hai.
C. Phần "Cây thông" phun (Christmas Tree)
¾ "Cây thông" phun được dùng để kiểm tra và điều khiển sự làm việc của
giếng tự phun, để hướng sản phẩm khai thác theo nhánh xả này hay nhánh
xả khác tới bình tách khí, và còn để đóng giếng tự phun khi cần thiết.
¾ Phần "cây thông" phun thường có 2 nhánh xả. Nhánh phía trên luôn gọi là
nhánh làm việc, còn nhánh dưới - nhánh dự phòng.

¾ Thiết bị miệng giếng hình chữ thập (Hình 3) khác với thiết bị miệng giếng
hình chữ T là: hai phần chạc ba trên "cây thông" phun được thay thế bởi
phần ống chữ thập. Một trong hai nhánh xả đều có thể được gọi là nhánh
làm việc, nhánh còn lại- nhánh dự phòng.
¾ Ưu nhược điểm khi sử dụng các loại "cây thông" phun:Thiết bị miệng giếng
hình chữ T được áp dụng cho các giếng có chứa cát và các vật liệu cứng
trong sản phẩm khai thác. Khi phần nhánh trên bị cát xói mòn, thì giếng có
thể chuyển sang làm việc ở nhánh dưới. Khi đó, van chặn trung tâm giữa
hai nhánh đóng lại và ta có thể tiến hành sửa chữa nhánh trên đã bị hỏng.
Trong trường hợp này, nếu chúng ta sử dụng cây thông hình chữ thập thì
cần phải dùng van trung tâm đóng giếng để thay thế chạc chữ thập.

Hình 3 : Đầu miệng giếng loại chữ thập cho hai cột ống nâng
SVTH: Nguyễn Minh Trị

7

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

Hình 4 : Cây thông khai thác

SVTH: Nguyễn Minh Trị


8

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun

II.



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

THIẾT BỊ LÒNG GIẾNG :
1. Mục đích sử dụng :
¾ Thiết bị lòng giếng (TBLG) được trang bị cho hầu hết tất cả các giếng dầu
khai thác bằng phương pháp tự phun và Gaslift nhằm mục đích tiến hành
các quy trình công nghệ, kỹ thuật cần thiết như sửa chữa, nghiên cứu giếng,
điều khiển dòng trong suốt quá trình giếng khai thác nhờ kỹ thuật tời mà
không cần phải đóng giếng, dập giếng hay nâng thả cột ống khai thác
(OKT).
¾ TBLG cần phải thỏa mãn các yêu cầu công nghệ - kỹ thuật chính sau:
• Cách ly được thân giếng tốt trong trường hợp bị hở ở phần thiết bị miệng
giếng
• Có khả năng điều khiển các thông số làm việc của giếng theo chế độ tự
động và bán tự động
• Tiến hành nghiên cứu giếng và đo các thông số làm việc của giếng trong
khi giếng vẫn khai thác và cho sản phẩm
• Bảo đảm sửa chữa giếng bằng kỹ thuật tời
• Có thể kéo toàn bộ TBLG cùng với OKT (trừ packer và phần dưới packer)

mà không cần phải dập giếng
• Chuyển được giếng từ chế độ tự phun sang khai thác bằng gaslift mà không
cần phải thay đổi cấu trúc cơ bản của TBLG
• Có khả năng khởi động giếng khai thác bằng gaslift một cách tự động.
¾ Tất cả những yêu cầu trên rất quan trọng đối với điều kiện khai thác ngoài
biển, vì rằng các miệng giếng khai thác tập trung gần nhau trên giàn cố định
hay giàn vệ sinh, nơi mà tiến hành đồng thời các hoạt động khoan và khai
thác.
2. Các thành phần chính của thiết bị lòng giếng :
A. Phễu định hướng :
¾ Ống hình côn miệng quay xuống đáy giếng,gắn ở đáy cột ống nâng có
nhiệm vụ hướng các thiết bị đo thả bằng tời đi qua đáy cột ống nâng trong
quá trong quá trình khảo sát hay sữa chữa giếng một cách dễ dàng không bị
vướng.Ngoài ra phễu còn có khả năng tạo dòng xoáy giúp đưa nước và cát
lên bề mặt kịp thời

Hình 5: Phễu định hướng

SVTH: Nguyễn Minh Trị

9

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông


B. Thiết bị định vị(Nipple)
¾ Có nhiệm vụ định vị cách ly và khóa các thiết bị chuyên dụng (van cắt,van
tuần hoàn,van an toàn sâu…)điều khiển dòng tùy theo các yêu cầu kỹ thuật
khác nhau

Hình 6 : Thiết bị định vị
C. Ống đục lỗ:
¾ Đoạn ống dài khoảng 300-500mm,không nhỏ hơn đường kính trong của
ống khai thác và được đục lỗ ϕ10mm với tổng tiết diện các lỗ lớn hơn tiết
diện ngang của ống khai thác.Ống này cho phép dòng sản phẩm chảy liên
tục vào ống khai thác trong khi tiến hành các thao tác khảo sát giếng bằng
kỹ thuật cáp tời.

Hình 7 : Ống đục lỗ
SVTH: Nguyễn Minh Trị

10

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

D. Van cắt:
¾ Là một nút chặn tạm thời thường được đặt dưới Packer thủy lực có chức

năng tạo vùng kín tạm thời nhằm mục đích mở Packer,thiết bị bù trừ đưa
chúng vào làm việc
E. Packer:
¾ Thiết bị cách ly vùng không gian vành xuyến giữa cột ống khai thác và ống
chống khai thác
¾ Bảo vệ ống chống khai thác,giảm thiểu tác động xấu,hạn chế hiện tượng ăn
mòn…
¾ Kiểm soát áp suất và điều khiển dòng sản phẩm,ngăn hiện tượng phun trào
¾ Tiết kiệm và duy trì năng lượng khai thác(hướng dòng sản phẩm đi về ống
nâng,sử dụng năng lượng từng tập vỉa sản phẩm riêng biệt trong khai thác
đa vỉa,vận chuyển cát,tăng tốc độ dòng chảy
¾ Đáp ứng yêu cầu của các phương pháp khai thác cơ học,tạo đường dẫn sản
phẩm,neo ống.

Hình 8 : Packer

SVTH: Nguyễn Minh Trị

11

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

F. Van tuần hoàn:

¾ Van này có nhiệm vụ tạo dòng tuần hoàn tạm thời giữa vùng không gian
ngoài và trong cột ống khai thác mà không cần tháo thiết bị đầu miệng
giếng hay cột ống nâng trong các thao tác gọi dòng,bơm hóa chất,dập giếng
hay tiến hành sửa giếng.Có thể thả nhiều van tuần hoàn trong một giếng
khai thác và các van này hoạt động theo trình tự có chọn lọc

Hình 9: Van tuần hoàn

SVTH: Nguyễn Minh Trị

12

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

G. Thiết bị bù trừ:
¾ Dùng để bù trừ sự thay đổi đổi độ dài của ống khai thác dưới tác động của
nhiệt độ,áp suất và trọng lượng chính bản than cột ống khai thác
H. Van dập giếng:
¾ Van dập giếng có chức năng tạo mối lien hệ tuần hoàn giữa vùng trong ống
khai thác và vùng không gian vành xuyến khi cần phải bơm ép khẩn cấp
vào giếng chất lỏng nặng để dập giếng khi có sự cố kỹ thuật hay nhằm mục
đích khống chế sự phun trào


Hình 10: Van dập giếng
I. Van an toàn sâu:
¾ Dùng để đóng giếng ngăn dòng sản phẩm phun lên bề mặt khi có sự cố
trong sự cố khai thác.Van này có thể làm việc ở chế độ tự động hoặc kiểu
điều khiển bề mặt

Hình 11: Van an toàn sâu
SVTH: Nguyễn Minh Trị

13

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

J. Mandrel:
¾ Là một dạng đặc biệt của thiết bị định vị gắn phía ngoài cột ống khai thác
dung để đặt van điều khiển,van tuần hoàn,van bơm ép hóa chất,van tiết lưu
hay van Gaslift khởi động mà không ảnh hưởng đến tiết diện của ống khai
thác và cho biết các thiết bị thả bằng cáp tời có thể qua lại một cách dễ dàng

Hình 12 : Mandrel

SVTH: Nguyễn Minh Trị


14

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

Hình 12 : Cấu trúc cột ống khai thác và thiết bị lòng giếng

SVTH: Nguyễn Minh Trị

15

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

CHƯƠNG III
CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG KHAI THÁC
TỰ PHUN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
I.


II.

III.

IV.

TÍCH TỤ NƯỚC Ở ĐÁY :
1. Nguyên nhân :
¾ Khi vận tốc nâng chất lưu trong ống khai thác giảm làm xuất hiện nguy cơ
tích nước ở đáy,kết quả làm tăng áp suất ở đáy và làm giảm lưu lượng khai
thác,làm chấm dứt sớm sự tự phun
2. Biện pháp khắc phục:
¾ Tăng vận tốc nâng chất lưu từ giếng
¾ Hạ ống nâng đến đáy
HIỆN TƯỢNG PHUN TRÀO
1. Nguyên nhân:
¾ Do thiết bị miệng giếng không bảo đảm
2. Biện pháp khắc phục:
¾ Phải luôn thử đầu giếng và các van an toàn trước khi đi vào hoạt
động.Nếu áp suất và nhiệt độ tăng đột ngột quá giá trị định mức thì van
an toàn tự động đóng giếng
HIỆN TƯỢNG CÁT CHẢY VÀO GIẾNG:
1. Nguyên nhân :
¾ Lưu lượng khai thác quá lớn
¾ Môi trường lân cận vùng cận đáy giếng có sự xói rữa của nước không
ổn định
¾ Độ ngập nước của giếng tăng
¾ Tạo nút cát ở đáy giếng làm tăng áp suất đáy giếng,giảm lưu lượng khai
thác

2. Biện pháp khắc phục:
¾ Khai thác ở chế độ hợp lý sao cho vận tốc dòng thấm ở vùng cận đáy
giếng ko vượt quá giá trị tới hạn làm phá hủy vỉa
¾ Lắp đặt các phin lọc đặt biệt làm ngăn cát
¾ Bơm rửa thường xuyên
LẮNG ĐỌNG PARAFIN:
1. Nguyên nhân:
¾ Các hạt rắn Parafin tách ra từ trạng thái hòa tan của dầu khi nhiệt độ
giảm
¾ Dòng chảy trong đường ống có lẫn khí tự do
¾ Độ nhớt của dầu thấp

SVTH: Nguyễn Minh Trị

16

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

2. Biện pháp khắc phục:
¾ Duy trì nhiệt độ ổn định trong quá trình khai thác và vận chuyển dầu
khí,giảm thiểu sự mất nhiệt bằng chế độ bơm tối ưu
¾ Duy trì áp suất vận chuyển trên toàn tuyến không thấp hơn áp suất điểm
bọt khí

¾ Tăng áp suất đầu làm vận tốc dòng chảy tăng lên và đạt chế độ chảy rối
làm cho các phần tử Parafin khó kết hợp lại với nhau
¾ Làm giảm độ nhám bên trong đường ống bằng cách đánh bóng,dung
chất lỏng,thủy tinh thể bọc bên trong đường ống hoặc sử dụng các chất
hoạt tính bề mặt,bôi trơn
¾ Tăng độ nhớt của dầu nhờ chất phụ gia,chất phụ gia có tác dụng làm ức
chế tinh thể,biến đổi tinh thể của một số thành phần Parafin,tăng sức
căng bề mặt của dầu,tạo màng nước trên đường ống.Kết quả là làm
giảm nhiệt độ kết tinh,giảm độ nhớt của dầu,giảm được độ nhám của
thành ống
¾ Xử lý dầu bằng từ trường

SVTH: Nguyễn Minh Trị

17

MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

CHƯƠNG IV
CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG
QUÁ TRÌNH KHAI THÁC GIẾNG TỰ PHUN
Một trong những điều kiện cơ bản để thiết bị miệng giếng làm việc tốt là tất cả các
chi tiết thiết bị miệng giếng phải có độ bền lớn nhất và độ kín tuyệt đối. Độ bền ở các chỗ

nối của thiết bị miệng giếng đạt được bằng cách tăng độ dày của các mặt bích và sử dụng
đinh bu lông được chế tạo từ loại thép tốt, còn độ kín đạt được bằng cách sử dụng các
đệm nối khuất khúc (zíc zắc) kép và các vòng lót đệm đặc biệt được chế tạo từ thép chứa
ít cacbon. Đối với đầu nối, không được phép sử dụng kim loại có pha chì hoặc dễ nóng
chảy, bởi vì khi đốt nóng, các lớp đệm bị nóng chảy và khí trong giếng sẽ thoát ra ngoài.
Thiết bị miệng giếng, ngoài việc chống lại khỏi bị phá huỷ bởi áp suất lớn mà còn
phải được bảo vệ khỏi bị ăn mòn do tác động của cát và khí.
Các đường ống cần phải được thử áp suất lớn gấp rưỡi áp suất làm việc cực đại
cho phép. Sau khi lắp ráp, tất cả thiết bị miệng giếng phải được thử độ kín và độ bền.
Thiết bị miệng giếng được thử bằng cách bơm nước qua lỗ trên đầu miệng giếng (lỗ để
vặn áp kế đo áp suất miệng giếng). Thực hiện tốt công việc thử áp suất sẽ loại trừ hoàn
toàn khả năng phun trào do thiết bị miệng giếng bị vỡ trong quá trình khai thác.
Những biện pháp an toàn khi tiến hành bảo dưỡng giếng tự phun bao gồm các
công việc quan sát quá trình làm việc của giếng và các thiết bị một cách có h thống. Phải
thường xuyên kiểm tra mức độ chính xác của tất cả áp kế. Trong quá trình bảo dưỡng,
phải kiểm tra độ kín của tất cả các đầu nối. Khi phát hiện thấy có rò rỉ nhỏ, thì ngay lập
tức phải thay thế vòng đệm và các chi tiết bị hư hỏng. Cần phải có chế độ bảo dưỡng đặc
biệt đối với côn tiết lưu. Kết cấu của côn tiết lưu phải cho phép thực hiện công việc dễ
dàng, nhanh chóng, an toàn khi cần thay thế. Nếu thiết bị miệng giếng cao hơn 2 m, thì để
đảm bảo an toàn khi bảo dưỡng toàn bộ thiết bị miệng giếng, cần trang bị sàn chuyên
dụng có lan can và thang trèo.
Khi tiến hành kéo thả ống nâng, cần phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa và
nhanh chóng loại trừ sự phun trào dầu khí:
¾ Đổ dầy chất lỏng vào giếng
¾ Có thiết bị, dụng cụ chống phun trào tại giàn khoan
¾ Thực hiện giám sát kỹ thuật thích hợp.

SVTH: Nguyễn Minh Trị

18


MSSV:0516037


Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

Còn khi kéo - thả ống nâng đối với giếng khí thì cần phải:
¾ Đặt trên miệng giếng phễu ống đồng để tránh khỏi toé lửa khi các khớp nối
ống va đập vào mặt bích
¾ Làm việc với các thiết bị chế tạo bằng đồng để tránh tạo ra tia lửa khi va
đập;
¾ Ngắt dòng điện và khi làm việc, dùng đèn pha đặt cách xa miệng giếng ít
nhất là 30m để chiếu sáng.
Nếu không thể dập tắt giếng phun trào, thì phải trang bị quần áo bảo hộ không
ngấm nước cho công nhân; hạn chế thời gian tiếp xúc của công nhân với môi trường khí
(không vượt quá 15 phút); trang bị cho công nhân các trang thiết bị tốt, không tạo ra tia
lửa khi va chạm; phải có mặt nạ phòng độc và phải có tủ thuốc sơ cứu.
Khi giếng phun trào, phải để thiết bị bảo vệ gần giếng, không được phép bật lửa và
tạm ngừng tất cả các công việc ở gần khu vực giếng khoan và khai thác.

SVTH: Nguyễn Minh Trị

19

MSSV:0516037



Phương pháp khai thác tự phun



GVHD: Th.S Phan Văn Kông

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LÊ PHƯỚC HẢO - CƠ SỞ KHOAN VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ – NHÀ
XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
2. LÊ PHƯỚC HẢO – BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ KHAI THÁC DẦU KHÍ
3. Http://www.vnog.net
4. Http://www.vndrilling.com

SVTH: Nguyễn Minh Trị

20

MSSV:0516037



×