Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiêu chuẩn 5 năm học 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.97 KB, 16 trang )

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lí giáo dục địa
phương
a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;
b) Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học
tập từng môn học theo quy định;
c) Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy
và học tập hằng tháng.
1. Mô tả hiện trạng
Trong năm học qua, nhà trường luôn xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế
hoạch hoạt động chuyên môn cho năm học, học kỳ, tháng, tuần theo quy định của Bộ
GDĐT và Sở GDĐT được lưu trong hồ sơ chuyên môn của Phó Hiệu trưởng
Hằng năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch thời gian năm học thực hiện
đầy đủ và nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học theo quy định cho từng năm học
của Bộ GDĐT và Sở GDĐT. Thực hiện việc dạy học theo đúng phân phối chương
trình của Bộ GDĐT và Sở GDĐT, tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng cắt xén
hoặc dồn ép chương trình,
Hằng tháng nhà trường có kế hoạch kiểm tra, rà soát đánh giá kịp thời về
thực hiện kế hoạch thời gian năm học cũng như kế hoạch giảng dạy và học tập . Từ
đó có kế hoạch chỉ đạo thực hiện điều chỉnh, bổ sung kịp thời đối với các hoạt động
chưa thực hiện được.
2. Điểm mạnh
Bộ phận chuyên môn có xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp
với tình hình chung và thực tế của đơn vị.
Nhà trường có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học theo
hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT. Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra, ký
duyệt các kế hoạch, giáo án của giáo viên theo định kỳ.
3. Điểm yếu
Do hướng dẫn thực hiện theo khung phân phối chương trình thường xuyên
thay đổi số tiết của từng môn học vì vậy nhà trường bị ảnh hưởng đến phân chia


thời khóa biểu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong những năm học tới bộ phận chuyên môn, nhà trường tiếp tục quan tâm
hơn nữa đến công tác xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp hữu hiệu để thực
hiện thành công chương trình năm học do Sở GDĐT đã đề ra. Tiếp tục duy trì việc
kiểm tra hằng tháng của Ban Giám hiệu kết hợp với các tổ chuyên môn của nhà
trường rà soát đánh giá, kiểm tra chéo việc thực hiện kế hoạch của cá nhân.
5. Tự đánh giá: Đạt.


Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí 2: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên
cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của
học sinh
a) Sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích
hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho
học sinh trong quá trình dạy học;
b) Ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới kiểm tra,
đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập;
c) Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
1. Mô tả hiện trạng
Sử dụng hợp lý sách giáo khoa, nhà trường có tổ chức bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên theo hướng dẫn của Phòng GDĐT. Xây dựng và triển khai tổ
chức các chuyên đề dạy học hằng năm nhằm đổi mới phương pháp dạy học, tăng
cường khả năng học tập chủ động tích cực ở từng học sinh. Trong từng tiết dạy
giáo viên có kết hợp liên hệ thực tế, tích hợp các nội dung về môi trường, về tiết
kiệm điện năng, về an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, giáo dục về chủ
quyền biển đảo,… thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ
năng tư duy bằng nhiều phương pháp giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập,

được lưu trữ trong hồ sơ chuyên môn của giáo viên và của nhà trường Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, nhà trường luôn quan tâm đến công tác ứng dụng công
nghệ thông tin (ƯDCNTT), tạo mọi điều kiện để giáo viên tiếp cận và thực hiện
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Mở lớp tập huấn về thiết kế giáo án
điện tử. Đội ngũ cán bộ, giáo viên phần lớn biết sử dụng internet, thư điện tử, thiết
kế trình chiếu Powerpoint, sử dụng được việc vào điểm ở phần mềm. Đa số giáo
viên đã vận dụng được ƯDCNTT vào dạy học.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn đầu tư thiết kế nhiều hoạt động và tổ
chức hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng
kiến thức vào thực tiễn được lưu ở hồ sơ của bộ phận chuyên môn nhà trường
2. Điểm mạnh
Ban giám hiệu chỉ đạo, quản lý chặt chẽ công tác chuyên môn của nhà
trường. Luôn quan tâm và khuyến khích giáo viên nâng cao tinh thần tự học, tự bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Đội ngũ giáo viên chịu khó học hỏi, nhiệt tình trong cải tiến và thực hiện
phương pháp dạy học.
3. Điểm yếu
Việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng đều giữa các giáo
viên, đặc biệt đối với giáo viên lớn tuổi.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng


Đối với cán bộ, giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học cần tích cực hơn trong việc tiếp cận và nâng cao năng
lực ƯDCNTT. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích học
sinh tích cực, chủ động trong học tập, vận dụng thiết thực các kiến thức đã học vào
tiễn cuộc sống.
5. Tự đánh giá: Đạt.



Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương
a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo
nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao;
b) Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao;
c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện
pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập
giáo dục (PCGD) theo nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý
giáo dục cấp trên giao và thực hiện báo cáo đánh giá công tác phổ cập hằng năm
đảm bảo chính xác. Ban chỉ đạo PCGD của xã được thành lập, thường xuyên được
củng cố, tăng cường và có kế hoạch hoạt động cụ thể đã đưa phong trào phổ cập giáo
dục ngày càng phát triển và có hiệu quả.
Hằng năm trường đều góp phần thực hiện tốt việc đạt chuẩn PCGD tại địa
phương.
Hằng năm, đều có sự kiểm tra, đánh giá công tác PCGD theo định kỳ tìm ra
những biện pháp cải tiến mang tính thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế nhằm
nâng cao hiệu quả công tác.
2. Điểm mạnh
Được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp Ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phổ
cập nhất là trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện.
Sự phối hợp đồng bộ từ các cấp, các ngành, đoàn thể; sự phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thực hiện chương trình, mục tiêu giáo dục.
3. Điểm yếu
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đời sống nhân dân còn nghèo, điều kiện đi lại ở
các thôn còn khó khăn. Chính vì vậy, nguy cơ học sinh bỏ học giữa chừng cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Ban chỉ đạo PCGD cần xây dựng kế hoạch, lịch làm việc cụ thể, thiết
thực, sát với thực tế.

- Chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động tất cả mọi người tham
gia tích cực công tác PCGD; biểu dương, khen thưởng những cán bộ hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc vận động học
sinh bỏ học ra lớp.
5. Tự đánh giá: Đạt.


Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh
yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo
dục
a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ
học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;
b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu,
kém phù hợp;
c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ
học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.
1. Mô tả hiện trạng
Đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kiểm tra
khảo sát chất lượng các môn theo hướng dẫn khảo sát chất lượng đầu năm của
Phòng GDĐT. Từ đó có cơ sở để lập danh sách học sinh theo các nhóm đối tượng
giỏi, yếu, kém và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh
yếu, kém.
Hằng năm, Ban giám hiệu đều lập kế hoạch cụ thể đối với việc bồi dưỡng
học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém theo từng môn, từng khối và
phân công giáo viên trực tiếp dạy phụ đạo.
Mỗi học kỳ nhà trường đã thực hiện rà soát, đánh giá, cải tiến các hoạt động
bồi dưỡng học sinh giỏi và kèm cặp học sinh yếu, kém
2. Điểm mạnh

Đội ngũ giáo viên được phân công giúp đỡ học sinh yếu, kém luôn nhiệt
tình, có tinh thần trách nhiệm.
Có sự lãnh đạo, quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chức quản lý,
thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn, tạo điều kiện để giáo viên dạy tốt và học
sinh học tập tốt.
Nhà trường luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh học sinh
trong công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu, kém.
3. Điểm yếu
Số học sinh yếu, kém bị hổng kiến thức từ cấp dưới nhiều nên việc củng cố
lại kiến thức cũ để khám phá kiến thức mới gặp nhiều khó khăn.
Mặt bằng trình độ học vấn của phụ huynh ở địa phương còn thấp nên việc
giúp đỡ con em học tập ở nhà còn nhiều hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong những năm học tiếp theo, nhà trường quan tâm hơn đến việc huy động
nguồn kinh phí để bồi dưỡng, động viên những giáo viên thực hiện công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém.
Ban Giám hiệu tiếp tục thực hiện việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm.
Kết hợp với gia đình đôn đốc, nhắc nhở để các em học tập tốt hơn.


Giáo viên tăng cường kiểm tra học sinh yếu kém trong các giờ học trên lớp
chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của học sinh, giúp các em nhận thức tốt vai trò và
xác định đúng động cơ học tập của mình.
5. Tự đánh giá: Đạt.


Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí 5: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
a) Thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu

môn học và gắn lý luận với thực tiễn;
b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy
định;
c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục
địa phương hằng năm.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc nội dung giáo dục
địa phương vào từng môn học theo phân phối chương trình, bộ tài liệu đã được
thống nhất chung trong toàn huyện như: Ngữ văn, Lịch sử. Qua đó giúp các em
hiểu biết thêm về văn hóa, lịch sử địa phương, khơi dậy niềm tự hào và phát huy
truyền thống tốt đẹp của quê hương Tiên Sơn. Tuy nhiên chương trình giáo dục địa
phương trong môn Địa lý, trường chưa được cung cấp tài liệu để thực hiện giảng
dạy. Hằng năm nhà trường đã lập báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương
trình địa phương từng năm theo qui định
Nhà trường đã thực hiện việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung giáo
dục địa phương theo quy định của Bộ GDĐT qua các tiết dự giờ, kiểm tra hồ sơ,
giáo án của giáo viên
Hằng năm nhà trường có tiến hành tổ chức rà soát, đánh giá, cập nhật tài
liệu, điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.
2. Điểm mạnh
Trường đã thực hiện chương trình giáo dục địa phương theo đúng hướng dẫn
của Phòng GDĐT.
Giáo viên có tìm tòi, nghiên cứu và sưu tầm các tư liệu có liên quan để tổ chức
giảng dạy chương trình giáo dục địa phương cho học sinh.
3. Điểm yếu
Tài liệu giáo dục địa phương ở môn Địa lý chưa được ban hành và đưa vào
giảng dạy.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giáo viên tích cực sưu tầm tư liệu, soạn và truyền đạt kiến thức cho học sinh
trong các môn học.

Vào các ngày Lễ kỉ niệm, nhà trường tiếp tục tổ chức cho các em học sinh
giao lưu gặp gỡ các khách mời đó là những nhân chứng lịch sử, để giúp các em
hiểu rõ thêm về truyền thống lịch sử của địa phương, có thêm tầm nhìn và thắp
sáng cho các em những ước mơ cao đẹp để các em tiếp nối truyền thống tốt đẹp
của quê hương mình.
Khi có tài liệu giáo dục địa phương ở môn Địa lý do Sở GDĐT ban hành,
trường sẽ thực hiện tiết dạy giáo dục địa phương ở môn này.


5. Tự đánh giá: Chưa đạt.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục


Tiêu chí 6: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh
a) Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, một
số trò chơi dân gian cho học sinh;
b) Tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian
cho học sinh trong và ngoài trường;
c) Tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động
lễ hội dân gian do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phổ biến kiến thức về
một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian cho học sinh
thông qua việc tổ chức phần hội cho học sinh sau Lễ khai giảng năm học, các buổi
họp sinh hoạt chi đoàn, tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, tiết HĐGDNGLL, thể hiện
trong hồ sơ lưu của Liên đội.
Hằng năm nhà trường thường xuyên tổ chức các giải thể thao và trò chơi dân
gian cho học sinh trong, ngoài trường nhân các ngày Lễ lớn trong năm như: 26/3,

20/11, 22/12. Đặc biệt nhà trường tổ chức các giải Thể thao học sinh nhằm tạo điều
kiện cho các em giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Trên cơ sở đó nhà trường tuyển chọn
thành lập đội tuyển dự thi cấp Huyện
Nhà trường có tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ , tham gia Hội khỏe
Phù Đổng, Hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động Lễ hội dân gian do các cơ
quan có thẩm quyền tổ chức, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Qúa trình tập luyện
chưa đảm bảo khi tham gia cấp huyện.
2. Điểm mạnh
Nhà trường phổ biến đầy đủ kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh;
3. Điểm yếu
Kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên chi phí dành cho các hoạt động Hội
khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động Lễ hội dân gian do các
cơ quan có thẩm quyền tổ chức đạt kết quả chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh;
Thường xuyên tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò
chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường;
Huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trên và
ngoài địa bàn ủng hộ vể tài chính, vật chất cũng như tinh thần để đội tuyển của nhà
trường tham gia hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động Lễ hội dân gian do các
cơ quan có thẩm quyền tổ chức đạt kết quả cao hơn.
5. Tự đánh giá: chưa đạt.
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục


Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học
tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
a) Giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết

định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm
chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh;
b) Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức
chấp hành luật giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và
các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng
xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau;
c) Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới
tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
1. Mô tả hiện trạng
Hằng năm học sinh trường trung học cơ sở Lê Cơ được giáo dục về các kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết
vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm
việc theo nhóm cho học sinh thông qua lồng ghép trong các môn học chính khoá, các
buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần và trong các HĐGDNGLL. Tuy nhiên trên thực tế,
học sinh có được các kỹ năng đó chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Các em còn tụt
rè, nhút nhát, chưa phát huy hết khả năng của bản thân. Tuyên truyền tốt về luật an
toàn giao thông nên đa số các em có ý thức chấp hành luật giao thông; cách tự
phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác thông
qua việc giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Sinh học, Thể dục. Hằng năm nhà
trường còn tổ chức thi tìm hiểu luật trật tự an toàn giao thông; Hội thi rung chuông
vàng về tai nạn thương tích, nước sạch và vệ sinh môi trường. Hằng năm trường
đều xây dựng và thực hiện phong trào áo mới tặng bạn.
Hằng năm, Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch khám sức khỏe
ban đầu cho học sinh toàn trường, tiêm phòng các loại Vắc xin cho nữ học sinh
khối lớp 7, 8, 9. Sổ khám sức khỏe cho học sinh được lưu giữ tại tủ hồ sơ của
trường. Lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục về giới tính,
tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trong môn
Sinh học lớp 8, 9.
2. Điểm mạnh
Có tổ chức các hoạt động để kỹ năng sống cho học sinh.

3. Điểm yếu
Điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên việc tổ chức các hoạt động phải
tiến hành ngoài trời còn gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả tổ chức các hoạt động chưa
cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra
quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó,
kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh;


Tiếp tục giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý
thức chấp hành luật giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối
nước và các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về
cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau;
Kết hợp với các cơ quan chuyên môn giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể
chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
5. Tự đánh giá: Chưa đạt


Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí 8: Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà
trường
a) Có kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ,
chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường;
b) Kết quả tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường
của học sinh đạt yêu cầu;
c) Hằng tuần, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường
của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng

Ban giám hiệu nhà trường có sự chỉ đạo cụ thể đến các đoàn thể trong việc
xây dựng kế hoạch, phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc,
giữ gìn vệ sinh môi trường của trường thể hiện qua các tiết hội ý giáo viên chủ
nhiệm, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, tiết chào cờ đầu tuần.
Các đoàn thể phổ biến kịp thời kế hoạch và có sự phân công cụ thể đến các
lớp về việc bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường. Hằng tuần, tháng đều
báo cáo kết quả hoạt động việc thực hiện. Tại các buổi họp hội đồng, các tiết chào
cờ tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả đạt được.
Hằng tuần đều tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh
môi trường thể hiện rõ trong kết quả thi đua của lớp được thể hiện qua sổ chấm
điểm của đội Cờ đỏ, hàng tuần được thông báo trong tiết chào cờ đầu tuần
2. Điểm mạnh
Ban giám hiệu có sự chỉ đạo kịp thời và quan tâm sát sao đến công tác
bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Học sinh tích cực hưởng ứng kế hoạch, tham gia thực hiện tốt các nội dung
bảo vệ, giữ gìn vệ sinh ở lớp học, khuôn viên trường.
3. Điểm yếu
Việc thực hiện kế hoạch ở các lớp chưa thực sự đồng đều; vẫn còn một số
học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao nên chưa thể hiện sự tích cực,
nhiệt tình khi tham gia.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong những năm học tới các đoàn thể cần xây dựng, cụ thể hoá kế hoạch
sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
Tiếp tục duy trì việc kiểm tra, đánh giá hằng tuần, hằng tháng để có biện
pháp khắc phục những yếu kém, tồn tại trong quá trình tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ
sinh môi trường.
5. Tự đánh giá: Đạt.


Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Tiêu chí 9: Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu
giáo dục
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với trường
trung học cơ sở.
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ
sở.
c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 3% đối với trường trung học cơ sở.
1. Mô tả hiện trạng
Cuối năm học nhà trường đều thống kê kết quả xếp loại học lực của học
sinh. Tỉ lệ học sinh xếp loại Trung bình trở lên đạt 100% sau khi rèn luyện trong
hè. Chất lượng học sinh trong những năm qua tương đối ổn định. Tuy nhiên chất
lượng mũi nhọn còn hạn chế. Tỷ lệ học sinh đạt loại giỏi còn thấp so với mặt bằng
chung
của
toàn
huyện.
2. Điểm mạnh
Chất lượng học lực của học sinh hằng năm đảm bảo tỷ lệ theo quy định.
3. Điểm yếu
Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên công tác dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi chưa được tổ chức xuyên suốt năm học, chưa đồng đều ở các bộ môn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Các năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, chú
trọng việc phụ đạo học sinh yếu kém để nâng cao kết quả học lực của học sinh.
Nhà trường đầu tư bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn đối với giáo
viên, xây dựng đội ngũ nòng cốt, nhân rộng điển hình, tăng cường học hỏi kinh
nghiệm ôn luyện của các trường bạn; xây dựng phong trào học tập tích cực, quan
tâm đến việc rèn kỹ năng thực hành, kỹ năng tự nghiên cứu của học sinh; tích cực
trong việc kết hợp với phụ huynh học sinh quan tâm, động viên, tạo điều kiện học
sinh học tập đạt hiệu quả.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục


Tiêu chí 10: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp ứng
mục tiêu giáo dục
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, tốt đạt ít nhất 90%.
b) Tỷ lệ học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn không quá 1%.
c) Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Mô tả hiện trạng
Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, tốt về hạnh kiểm đạt 100%
Trong những năm học gần đây nhà trường không có học sinh bị kỷ luật buộc
thôi học có thời hạn.
Trong những năm học qua nhà trường không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Nhà trường đã duy trì tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện
cho học sinh có ý thức kỷ luật cao, thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp,
nhiệm vụ của học sinh trung học cơ sở theo Điều lệ của nhà trường quy định.
Phát huy được sức mạnh tổng hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài
trường, cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
2. Điểm mạnh
Hằng năm tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm loại khá tốt cao, không có học
sinh bị xếp loại Hạnh kiểm yếu.
3. Điểm yếu
Việc giải quyết các trường hợp học sinh vi phạm nội quy nhà trường đôi
lúc chưa kịp thời, hình thức xử lý chưa nghiêm nên vẫn còn có học sinh vi phạm
nội quy nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong những năm tiếp theo, nhà trường cần có biện pháp tích cực hơn nữa

trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt học sinh cá biệt để hạn chế
mức thấp nhất học sinh vi phạm nội quy nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục


Tiêu chí 11: Kết quả hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hằng năm
a) Các ngành nghề hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đạt ít nhất 80% trên tổng số học sinh
thuộc đối tượng học nghề.
c) Kết quả xếp loại học nghề của học sinh đạt 90% loại trung bình trở lên.
1. Mô tả hiện trạng
Hằng năm nhà trường hướng nghiệp nghề cho học sinh thông qua môn học
giáo dục hướng nghiệp (2 tiết/tháng), giúp học sinh lựa chọn được nghề phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng của học sinh
(nếu không có điều kiện học tiếp), nhằm tạo điều kiện để các em nuôi sống bản
thân và hoà nhập vào xã hội.
Trong những năm học qua nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với
Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề Tiên Phước và tổ chức dạy nghề làm vườn cho
học sinh khối lớp 8, 9. Tuy nhiên số lượng hocjsinh tham gia học chiếm tỷ lệ rất
thấp.
Kết quả xếp loại học nghề của học sinh loại trung bình trở lên đạt 100%.
2. Điểm mạnh
Hằng năm nhà trường có giáo dục nghề phổ thông và HĐGDHN cho học
sinh giúp học sinh lựa chọn được nghề phù hợp với khả năng của mình.
3. Điểm yếu
Số lượng học sinh tham gia học nghề chưa đảm bảo chỉ tiêu theo quy

định.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường tổ chức thực hiện đúng, đủ và hiệu quả kế hoạch thời gian cho
môn giáo dục nghề phổ thông theo quy định của Bộ GDĐT, Sở GDĐT.
Nhà trường cần tích cực tham mưu với Phòng GDĐT, Trung tâm hướng
nghiệp dạy nghề huyện để mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ giáo viên dạy nghề phổ thông, tiếp tục tổ chức dạy nghề cho học sinh
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phối hợp với phụ huynh để tăng cường công tác chiêu sinh các lớp nghề phổ
thông đảm bảo đạt ít nhất 80% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng học nghề.
5. Tự đánh giá: chưa đạt.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục


Tiêu chí 12: Hiệu quả hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường
a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp ổn định hằng năm;
b) Tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%, tỷ lệ học sinh lưu ban không quá
2%.
c) Có học sinh tham gia và đoạt giải trong các hội thi, giao lưu đối với tiểu
học, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên
đối với trung học cơ sở và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối
với trung học phổ thông hằng năm.
1. Mô tả hiện trạng
Nhiều năm liền, học sinh khối lớp 9 của nhà trường được công nhận tốt nghiệp
THCS đạt 100% .
Trong năm học nhà trường đã thực hiện tương đối tốt công tác vận động học
sinh có nguy cơ bỏ học giữa chừng ra lớp. Vì vậy đến cuối năm học trường chỉ có 01
học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ 0,6%
Học sinh tham gia các hội thi cấp huyện có đạt giải nhưng còn rất khiêm tốn.

2. Điểm mạnh
Số học sinh có học lực đủ điều kiện xét tốt nghiệp trung học cơ sở hàng
năm đạt 100 %.
3. Điểm yếu
Tỷ lệ học sinh đoạt giải trong các kỳ thi cấp huyện thấp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học,
chú trọng việc phụ đạo học sinh yếu kém để nâng cao kết quả học lực của học
sinh các khối lớp.
Tiếp tục tạo nguồn bồi dưỡng học sinh giỏi để có số lượng học sinh giỏi
tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp nhiều hơn.
Nhà trường đầu tư bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn đối với giáo
viên, xây dựng đội ngũ nòng cốt, nhân rộng điển hình, tăng cường học hỏi kinh
nghiệm ôn luyện của các trường bạn; xây dựng phong trào học tập tích cực, đặc
biệt đối với học sinh khá - giỏi, quan tâm đến việc rèn kỹ năng thực hành, kỹ năng
tự nghiên cứu của học sinh; tích cực trong việc kết hợp với phụ huynh học sinh
quan tâm, động viên, tạo điều kiện học sinh ôn luyện có hiệu quả cao.
5. Tự đánh giá: Đạt.



×