Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Chuyên đề truyen ki viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 40 trang )

TRƯỜNG THCS ĐỨC SƠN
NHÓM NGỮ VĂN
***************

XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
MÔN HỌC
NGỮ VĂN 8


Tiết 39,40:
CHỦ ĐỀ: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

TRUYỆN KÍ VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI


Khái quát về Truyện kí hiện đại Việt Nam
1. Khái niệm:
Truyện kí hiện đại Việt Nam là những thể loại văn học được viết
vào những năm 20 trở đi của thế kỉ XX, phản ánh, tái hiện mọi
mặt của đời sống xã hội mang đậm dấu ấn cá nhân; qua đó thể
hiện quan điểm, tư tưởng của tác nhà văn.
- Là kết quả của quá trình hiện đại hóa văn học.


2. Quá trình phát triển và đặc điểm nổi bật của Truyện
kí Việt Nam:
* Hoàn cảnh ra đời :
- Xã hội phong kiến thực dân có sự phân hóa sâu sắc;
đời sống nhân dân khổ cực, điêu đứng đặc biệt là tầng
lớp nông dân bị bần cùng hóa nhưng có vẻ đẹp tâm


hồn, phẩm chất.
- Bộ phận trí thức chịu ảnh hưởng của văn học thế giới,
đổi mới văn học là tất yếu
- Văn học phát triển theo hướng hiện đại hóa trên tất
cả các phương diện: ngôn ngữ, thể loại, nội dung phản
ánh…và đạt nhiều thành tựu.
- Đội ngũ sáng tác đông đảo


* Các trào lưu văn học:
+ Dựa vào khuynh hướng và mục đích sáng tác, chia làm 3 dòng VH:
- Văn học lãng mạn: thường có sự gọt giũa ngôn từ cao, các giá trị nghệ
thuật cũng như giá trị thẩm mĩ được đẩy đến cao độ ( chủ yếu theo
trường phái Nghệ thuật vị nghệ thuật).
- Văn học hiện thực: Hiện thực nghĩa là bám sát đời sống, t ái hiện chân
thực, khách quan đời sống. Các nhà văn hiện thực có cái nhìn đầy
tính nhân đạo đối với con người. Họ chính là những nhà nhân đạo
chủ nghĩa ( Nghệ thuật vị nhân sinh).
- Văn học CM: thể hiện tư tưởng, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin,
khơi dậy tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc. ( chủ yếu là thơ)
+ Ra đời và phát triển trong xã hội thực dân phong kiến, bị xã hội giám
sát nên chia làm 2 bộ phận:
- Văn học hợp pháp ( công khai): VH lãng mạn và VH hiện thực
- Văn học bất hợp pháp ( bí mật): Văn học cách mạng


* Đặc điểm truyện kí Việt Nam hiện đại:
- Hình thức: văn xuôi ( truyện, hồi kí)
- Đề tài: phong phú: đề cập đến mọi tầng lớp, mọi phương diện
của đời sống xã hội lúc bấy giờ như sự bần cùng của người

nông dân, sự mòn mỏi của người trí thức, sự tha hóa của xã
hội,…
- Nội dung:
+ Tái hiện những tình cảm đẹp của con người trong quá khứ
+ Tái hiện hiện thực xã hội đen tối: số phận cùng quẫn của
những con người nhỏ bé trong xã hội đặc biệt là người nông
dân; sự bế tắc của người trí thức.
+ Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của những con người bất hạnh,
đáng thương.
+ Giá trị nhân đạo, tình cảm nhân văn của các tác phẩm.


- Nghệ thuật:
+ Những trang văn đầy chất thơ muốn thoát li hiện thực, phủ nhận
thực tại trong những tác phẩm truyện đầy chất trữ tình.
+ Xây dựng nhân vật đặc sắc, điển hình, có chiều sâu: qua ngoại hình,
tâm lí, hành động, ngôn ngữ,… ( Nhân vật điển hình trong hoàn
cảnh điển hình: Thành tựu lớn của những nhà văn hiện thực là xây
dựng được những tính cách có tính điển hình, vừa mang ý nghĩa
tiêu biểu cho những vấn đề xã hội bức xúc đương thời, vừa mang
dấu vết cá nhân hóa một cách sâu sắc. )
+ Là những tác phẩm giàu kịch tính
+ Được xây dựng trên cơ sở một vốn sống phong phú nên sáng tác của
các nhà văn hiện thực có được những thành công đáng ghi nhận về
ngôn ngữ văn học tạo được sự đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật.
-> Sáng tác của các nhà văn hiện thực phản ánh những nét tương đồng
với phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa trên thế giới .





Kết luận:
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã thực sự là văn học
hiện đại. Đây là giai đoạn chín muồi của ý thức hệ, thời kì gặt
hái được nhiều thành tựu nhất. Giai đoạn này, văn học đã thực
sự chín chắn, đã thực sự hiện đại, với những cách tân đầy mới
mẻ, đầy tính hiện đại. Những sáng tác của Nam Cao, Nguyên
Hồng, Ngô Tất Tố,... góp phần nhiều trong công cuộc đổi mới
nền văn học, làm phong phú thêm cho nền văn học nước nhà.
Sự phát triển phong phú của các trào lưu văn học, phương
pháp sáng tác và đặc biệt là đội ngũ sáng tác cùng các tác phẩm
nổi tiếng đã làm cho diện mạo của nền văn học có sự chuyển
biến rõ rệt và ngày càng đi sâu vào quỹ đạo chung của hiện đại
hóa. Xứng đáng là mùa gặt đầu tiên của nền văn học hiện đại
hóa.


3. Phương pháp đọc – hiểu truyện kí hiện đại Việt Nam:
- Đọc kĩ văn bản, tóm tắt nội dung chính
- Đặt văn bản vào hoàn cảnh ra đời và phong cách sáng tác của trào lưu văn
học, phong cách sáng tác của tác giả để tìm hiểu giá trị.
- Xác định thể loại, PTBĐ của văn bản
- Tùy vào từng văn bản để có cách tiếp cận khác nhau: Nếu là truyện trữ tình
thì nên xác định bố cục ( mạch cảm xúc) tìm hiểu theo mạch cảm xúc; nếu
là truyện kí đậm yếu tố khắc họa, xây dựng nhân vật thì tìm hiểu theo từng
nhân vật hoặc tuyến nhân vật: hoàn cảnh, đặt nhân vật vào trong các mối
quan hệ của các nhân vật khác để tìm hiểu vẻ đẹp hay bản chất…
- Nhận diện những bút pháp xây dựng truyện qua nhân vật hay mạch cảm
xúc.
- Khái quát giá trị nội dung văn bản ( giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình

cảm nhân văn của nhà văn)
- Bức thông điệp gửi đến người đọc của văn bản
- Hướng rèn luyện, hành động, rút ra bài học cho bản thân.


Hướng dẫn HS hệ thống kiến thức cơ bản các văn bản đã học:
( 5’)
1. Tôi đi học – Thanh Tịnh:
- Tác giả: Thanh Tịnh là nhà văn mang phong cách trong trẻo,
nhẹ nhàng
- Văn bản:
+ Nội dung: những kỉ niệm trong sáng của buổi tựu trường
+ Nghệ thuật:
- Là truyện ngắn giàu chất thơ đẹp, ngôn ngữ đẹp
- Miêu tả tâm lí nhân vật theo trình tự thời gian


2. Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng:
- Tác giả: là nhà văn có trái tim giàu tình yêu thương
- Văn bản: trích từ tác phẩm Những ngày thơ ấu
+ Nội dung:
- Tình yêu mẹ mãnh liệt và sự căm ghét những hủ tục lạc hậu của
bé Hồng
Niềm hạnh phúc khi ở trong lòng mẹ
+ Nghệ thuật:
- Là truyện ngắn giàu chất trữ tình, kết hợp nhiều PTBĐ
- Miêu tả tâm lí tinh tế


3. Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao:

* Ngô Tất Tố và Nam Cao là những đại diện tiêu biểu cho trào lưu
văn học hiện thực phê phán..
* Giá trị nội dung:
- Phản ánh cuộc đời cùng quẫn, bất công của người nông dân trước
Cách mạng tháng Tám.
- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người nông dân.
- Cảm thông với cuộc đời nghèo khổ, bị dồn vào bước đường cùng
của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
* Giá trị nghệ thuật:
- Ngòi bút đầy chất hiện thực
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình: qua hoàn
cảnh, tính cách,
nội
tâm,
hành động, tâm
lí.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt .


Hướng dẫn HS Luyện tập: 45’
Bài 1: Tóm tắt tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Gợi ý:Bối cảnh của truyện là làng quê Đông Xá trong không khí căng thẳng của
những ngày sưu thuế. Bọn hào lí trong làng ra sức lùng sục, tra khảo những người
nông dân nghèo thiếu thuế. Gia đình chị Dậu thuộc loại nghèo nhất làng, phải chạy
vạy ngược xuôi để có tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm nặng vẫn bị đánh trói và cụm
kẹp ở ngoài đình làng. Chị Dậu đành phải đứt ruột đem cái Tí, đứa con gái lớn 7 tuổi
của chị, bán cho nhà Nghị Quế. Lợi dụng tình cảnh của chị, vợ chồng nhà Nghị Quế
keo kiệt, độc ác đã ép chị bán cái Tí và bán cả ổ chó mới đẻ của chị với giá rẻ mạt.
Cộng với mấy hào bán mấy gánh khoai, chị Dậu vừa đủ tiền để đóng suất sưu cho
chồng. Không ngờ, bọn hào lí lại bắt chị phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã

chết từ năm ngoái. Anh Dậu không được tha về; nhưng vì đang ốm nặng mà bị cùm
trói hành hạ đến mức rũ ra như xác chết nên được khiêng trả về nhà. Sáng hôm sau,
khi anh vừa mới tỉnh lại thì cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào định trói bắt mang
đi lần nữa. Chị Dậu cố van xin thảm thiết nhưng không được, nên đã liều mạng chống
trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai. Chị bị bắt giải lên huyện. Tên quan phủ Tư Ân
lợi dụng cảnh ngộ của chị định giở trò bỉ ổi. Chị Dậu kiên quyết cự tuyệt, ném cả nắm
giấy bạc vào mặt hắn và chạy thoát ra ngoài... Cuối cùng, để có tiền nộp thuế, chị
đành gửi con để lên tỉnh ở vú cho nhà lão quan cụ. Lão ấy là một tên quan phủ già,
dâm đãng. Trong một đêm '' tắt đèn'', lão mò vào buồng chị... Chị Dậu gạt mạnh bàn
tay bẩn thỉu của lão, vùng dậy chạy thoát ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực.


Bài 2: Em có nhận xét gì về hai văn bản cùng giai đoạn 1930 – 1945
Tôi đi học của Thanh Tịnh và Lão Hạc của Nam Cao?
Gợi ý: Hai văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Lão Hạc của Nam Cao
sáng tác cùng giai đoạn, cả hai văn bản là kết quả của quá trình hiện đại hóa
văn học nhưng nhìn chung hai văn bản không có nét tương đồng.
Sự khác biệt đó là do sự chi phối của bút pháp và khuynh hướng sáng tác:
- Tôi đi học của Thanh Tịnh sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn: ngôn
ngữ trau chuốt, gọt dũa, tình cảm đẹp, trong sáng, là truyện ngắn đầy chất
thơ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình. Văn bản thể hiện tình
cảm nhân văn cao đẹp.
- Lão Hạc của Nam Cao sáng tác theo khuynh hướng hiện thực thuộc dòng
văn học hiện thực phê phán: Tập trung tái hiện số phận nghèo khổ, cùng
quẫn và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân qua nhân vật lão Hạc. Đó là
hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Văn bản thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
-> Sự tương đồng và khác biệt góp phần làm cho vườn hoa văn học giai đoạn
1930 – 1945 đầy hương sắc.



Tiết 2:
Bài 3: Qua các tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Thời thơ ấu của Nguyên
Hồng, Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu gì về xã hội Việt Nam lúc bấy giờ?


Qua các tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Thời thơ ấu của Nguyên
Hồng, Lão Hạc của Nam Cao, ta thấy hiện lên bức tranh xã hội Việt
Nam trước Cách mạng Tháng tám tương đối trọn vẹn:
- Bức tranh về nông thôn Việt Nam bị nghèo đói, sưu thuế đè nặng,
đẩy vào bước đường cùng, bế tắc, không lối thoát.
- Xã hội thượng lưu sa sút, sống tàn nhẫn, lạnh lùng, độc ác.
- Số phận và cuộc sống bất hạnh của những người nhỏ bé trong xã
hội.
- Thế lực xã hội bất công, trực tiếp đẩy con người vào hoàn cảnh
cùng quẫn, đáng thương.
-> Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.


Bài 4: Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe kéo
không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà
còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm
đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc ”.
Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh trên.

Gợi ý
- Tác giả đã sử dụng cách nói so sánh rất tinh tế nhưng cũng rất
chính xác. Nhà văn đã so sánh niềm khao khát, mong chờ mẹ trong
lòng Hồng cũng giống như khát khao của khách bộ hành giữa sa
mạc “một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm”.
- Cách viết ấy đã cực tả niềm khát khao, nỗi nhớ mẹ của chú bé

Hồng. Giả thiết đặt ra đưa Hồng vào 2 tình thế, hoặc là sung sướng
đến tột đỉnh nếu người ngồi trên xe là mẹ, hoặc là thất vọng, đau đớn
tột cùng nếu em nhìn lầm.
- Qua đó người đọc càng cảm nhận rõ hơn tình yêu mẹ tha thiết và
khao khát tình mẹ của một đứa trẻ sống thiếu tình thương.


Bài 5 : Có ý kiến cho rằng : ‘Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận
của người nông dân Việt Nam trước CMT8’’
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” ( Ngô Tất Tố ), “Lão Hạc” ( Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý:

Yêu cầu
- Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình
bày sạch đẹp, diễn đạt mạch lạc, không sai chính
tả. Bài làm đúng thể loại nghị luận chứng minh
kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Yêu cầu về nội dung :


1/ Mở bài :
Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là
những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người
nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
2/ Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt
đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ
nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : có phẩm chất của
người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ

thể :
- Là một người vợ giàu tình thương : ân cần chăm sóc người chồng ốm
yếu giữa vụ sưu thuế.


- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.


* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (d/chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng
(dẫn chứng)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi
thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng
* Chị Dậu có số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế,
chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt.
* Lão Hạc có số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết
sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn
một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được
món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.


c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực
và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn
về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự
đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông
dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã
hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch;
đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp
của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách

nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân
trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào
phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con
người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn
Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ
phẩm chất…

3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.


Viết bài thu hoạch
Đề ra: Qua các văn bản Truyện kí hiện đại Việt Nam, em rút ra
được bài học gì cho bản thân?
Đáp án: HS có thể trả lời các ý sau: ( Khuyến khích sự sáng tạo
của HS):
- Bài học về sự trân trọng những kỉ niệm đẹp, trong sáng của tuổi
thơ.
- Bài học về tình yêu thương đối với những người trong gia đình.
- Bài học về tinh thần đấu tranh, ý thức phản kháng khi cần thiết
- Bài học về lòng tự trọng, giữ gìn phẩm giá, nhân cách.
- Bài học về lòng nhân hậu, bao dung, cảm thông, chia sẻ thấu
hiểu đối với những người xung quanh.
- Bài học về niềm tin và tình yêu mẹ mãnh liệt
- Bài học về lòng yêu thương đối với loài vật



1

2


1

3

4


BIỆT DANH






Thanh Tịnh : Nhà văn của mùa tựu trường
Nguyên Hồng : Nhà văn của phụ nữ và nhi
đồng
Ngô Tất Tố : Nhà văn của nông dân
Nam Cao : Nhà văn của nông dân và giới trí
thức nghèo


TÔI ĐI HỌC


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×