Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Kinh tế, xã hội thành phố uông bí (quảng ninh) từ năm 1986 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRỊNH THỊ THU

KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
(QUẢNG NINH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên, năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRỊNH THỊ THU

KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
(QUẢNG NINH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ

Thái Nguyên, năm 2015



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được sự hỗ trợ của
Giáo viên hướng dẫn là GS. Nguyễn Ngọc Cơ. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu, nhận xét đánh giá được tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Nếu có phát hiện bất kỳ
gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả
luận văn của mình.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Thu

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả thầy cô giáo
trong khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, những người
đã giảng dạy tôi trong suốt hai năm học vừa qua và giúp tôi hoàn thành nghiên cứu để
hoàn thiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GS. Nguyễn Ngọc Cơ đã trực tiếp

hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới các cơ quan đoàn thể của thành phố Uông
Bí đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, tôi
gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và các thầy cô đồng nghiệp ở trường
Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học, song do
điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi
những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các
bạn để công trình thêm hoàn thiện.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Thu

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan..............................................................................................................................................i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................................ii
Mục lục.......................................................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt..................................................................................................................iv
Danh mục bảng.........................................................................................................................................v
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................5
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................6
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TRƢỚC NĂM 1986.....7
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành............................................................................... 7
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..................................9
1.3 Kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí trước năm 1986..........................................13
1.3.1 Dân cư, dân tộc và truyền thống đấu tranh......................................................13
1.3.2 Kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí trước năm 1986.......................................17
Chƣơng 2. KINH TẾ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỪ 1986 ĐẾN 2013..................29
2.1. Thành phố Uông Bí trong thời kỳ đất nước đổi mới.........................................29
2.1.1. Bối cảnh lịch sử...........................................................................................29
2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ thành phố Uông Bí . 30

2.2. Kinh tế thành phố Uông Bí từ 1986 đến năm 2013...........................................32
2.2.1. Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp...................................................32
2.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp......................................................... 46
2.2.3. Thương mại - dịch vụ và du lịch.................................................................52
2.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng...............................................................................58
2.2.5. Tài chính, ngân hàng................................................................................... 60
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Chƣơng 3. XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2013..........64
3.1. Giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin - thể thao.............................................64
3.1.1. Về giáo dục - đào tạo...................................................................................64

3.1.2. Về văn hóa - thông tin - thể thao.................................................................67
3.2.Y tế - Môi trường................................................................................................70
3.2.1. Về y tế..........................................................................................................70
3.2.2. Về môi trường............................................................................................. 74
3.3. Lao động và việc làm.........................................................................................75
3.4. Thu nhập - Đời sống...........................................................................................78
3.5. Thực hiện các chính sách xã hội........................................................................80
3.6. Công tác an ninh - quốc phòng..........................................................................82
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 89
PHỤ LỤC................................................................................................................. 97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

2


Ha

Héc-ta

3

Nxb

Nhà xuất bản

4

PAM

Chính sách quản lý và sử dụng rừng trồng rừng bằng nguồn vốn
tài trợ chương trình lương thực thế giới.

5

Tr

Trang

6

TW

Trung ương


7

UBND

Ủy ban Nhân dân

8

VAC

Phương thức chăn nuôi kết hợp với nhau và khép kín gọi là
vườn+ ao+ chuồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai thành phố Uông Bí năm 1998...........................11
Bảng 1.2: Tài nguyên khoáng sản ở thành phố Uông Bí.............................................12
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng các loại cây trồng...................................................34
Bảng 2.2: Thống kê tổng diện tích, năng suất và sản lượng lúa (2006 – 2013)..........36
Bảng 2.3: Số lượng gia súc và gia cầm từ năm 2006 đến 2013...................................38
Bảng 2.4: Sản lượng thủy sản trên địa bàn từ năm 2000 đến 2013.............................40
Bảng 2.5: Giá trị thủy sản phân theo ngành hoạt động (2000 - 2013)........................41
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế ( 2000 - 2013).......42
Bảng 2.7: Diện tích rừng phân theo loại rừng từ năm 2006 đến năm 2013................43
Bảng 2.8: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu giai đoạn 2000 - 2013................................45
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố (2000 – 2005)...........48

Bảng 2.10: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu theo loại hình kinh tế (2006 - 2013)......50
Bảng 2.11: Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (2006 - 2013)...................54
Bảng 2.12: Giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006 đến 2013........................55
Bảng 2.13: Doanh thu du lịch, khách sạn, nhà hàng phân theo ngành kinh tế............56
Bảng 2.14: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2000 đến 2005................................59
Bảng 2.15: Thu ngân sách Nhà nước từ năm 2000 đến 2005......................................61
Bảng 3.1: Thống kê ngành học phổ thông giai đoạn 2000 - 2013...............................67
Bảng 3.2: Số hộ dân cư văn hóa theo phường, xã trên địa bàn (2006 - 2013)............69
Bảng 3.3: Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế (2000 – 2013)...........................71
Bảng 3.4: Chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2013............72
Bảng 3.5: Thống kê lao động làm việc trong các ngành kinh tế (2000 – 2005).........76
Bảng 3.6: Số lao động được đào tạo việc làm theo khu vực (2006 - 2013)................77
Bảng 3.7: Thu nhập bình quân trên đầu người giai đoạn 2000 - 2005........................79
Biểu đồ 2.1: Mức độ bán lẻ hàng hóa từ năm 2006 đến năm 2013.............................54
Biểu đồ 2.2: Số lượt khách du lịch tại Uông Bí (2006 – 2013)...................................57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển của
mỗi quốc gia dân tộc. Nhìn vào tiến trình phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới
chúng ta thấy dù là nước lớn hay nước nhỏ, dù chế độ chính trị như thế nào thì đều
phải có chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội. Những thành tựu về
kinh tế, xã hội sẽ là thước đo trình độ phát triển của một quốc gia.
Ở Việt Nam, sự kết hợp phát triển kinh tế với vấn đề an sinh xã hội đã có lịch
sử lâu dài, dựng nước đi đôi với giữ nước đó là quy luật tồn tại và phát triển của dân
tộc. Trong thời kỳ chiến tranh chúng ta đã sẵn sàng khai hoang lập ấp ở những vùng

xung yếu để phá hoại âm mưu của giặc đồng thời vẫn sản xuất để tạo thế trận đánh
giặc cơ động trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1975, nước ta chuyển
sang giai đoạn đất nước độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm
đầu đi lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng
đề ra, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu
kém cả sai lầm và khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được
sửa chữa, đưa đến khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng về kinh tế xã hội. Để thoát
khỏi tình trạng đó Việt Nam cần phải có những bước đi mang tính đột phá.
Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã đánh dấu quan trọng có ý nghĩa trong đổi
mới tư duy, lý luận về kinh tế chính trị xã hội. Sau đó được điều chỉnh, bổ sung và
phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001). Sau
hơn 20 năm thực hiện đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn: Thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện
dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Uông Bí là một thành phố nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh. Thị xã Uông
Bí được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1961 theo Nghị định 181/CP của Chính phủ.
Uông Bí có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng. Cách thành phố Hạ
Long 45km, nơi đây có vị trí chiến lược quốc phòng, là tuyến phòng thủ phía đông
Bắc của Việt Nam. Uông Bí là một trung tâm kinh tế của Quảng Ninh, năm 2014
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Uông Bí được công nhận là đô thị loại II sau 2 năm đã được công nhận là đô thị loại
III (2011). Đây là một trong số ít địa phương được “thăng hạng” đô thị loại II trước
thời hạn. Điều đó khẳng định sự vận dụng sáng tạo linh hoạt đường lối đổi mới của
Đảng và phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
Tuy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Uông Bí trong thời kỳ

đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song vẫn còn những hạn chế cần được rút
kinh nghiệm nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy hết ưu
điểm và khắc phục được những hạn chế.
Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Kinh tế, xã hội thành phố
Uông Bí (Quảng Ninh) từ năm 1986 đến năm 2013” là thực sự cần thiết và có ý
nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề kinh tế - xã hội là một vấn đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học xã
hội khác nhau. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới,
trong đó nổi lên những vấn đề về thực trạng kinh tế xã hội, về phát triển kinh tế gắn
với an sinh xã hội...
Trước hết là các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII, VIII, IX
của Đảng có đề cập tới các vấn đề phát triển kinh tế xã hội. Trong văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu lên hai nội dung rất quan trọng mang tính chất định
hướng cho sự phát triển là “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010” và
“Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005”; đặc
biệt là “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” của Ban chấp
hành trung ương Đảng do Nxb Sự thật – Hà Nội xuất bản năm 1991.
Ngoài ra, còn có các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước viết về
vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại” (1987)
của Trường Chinh; hai cuốn sách của Nguyễn Văn Linh là “Đổi mới sâu sắc và toàn
diện trên mọi lĩnh vực” (1987) và “Đổi mới để tiến lên” (1991) do Nxb Sự thật ấn
hành...Những tài liệu trên đã nêu lên yêu cầu và định hướng đổi mới kinh tế xã hội
cho cả nước nói chung và cho từng địa phương nói riêng.

2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu cũng chú trọng tìm hiểu những chuyển
biến về vấn đề kinh tế - xã hội. Đáng chú ý là tác giả Ngô Đình Giao đi sâu vào vấn
đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những quan điểm của tác giả đã được trình bày trong
cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc
dân” (1998). Trong cuốn “Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong
quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới” (2003) tác giả Nguyễn Trọng Phúc đã tổng kết
một số chủ trương của Đảng và những thành tựu tiêu biểu mà chúng ta đã đạt được,
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo.
Riêng ở Quảng Ninh, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề kinh tế xã
hội. Năm 1993, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Uông Bí xuất bản cuốn “Thị xã Uông
Bí 30 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành”. Cuốn sách đã khái quát được một
chặng đường lịch sử từ năm 1960 đến năm 1990 của nhân dân Thị xã vừa chiến đấu
chống Mĩ cứu nước vừa tích cực xây dựng Xã hội chủ nghĩa đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Đi sâu về vấn đề quy hoạch Thị xã có dự thảo “Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội Thị xã Uông Bí thời kỳ 2001- 2010”. Đây là cuốn sách có nhiều tư liệu
liên quan đến đề tài, đề cập khá toàn diện về sự phát triển kinh tế- xã hội của Thị xã
Uông Bí giai đoạn này. Tuy vậy những tư liệu đưa ra còn nhiều là mang tính dự thảo
chưa qua thực tiễn kiểm chứng.
Thực hiện chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng. Năm 2003, công trình Địa
chí Quảng Ninh gồm 3 tập được xuất bản (Nxb Thế giới), đã phản ánh đầy đủ và toàn
diện nhất về sự phát triển của Quảng Ninh. Thành Phố Uông Bí được điểm danh một
cách sơ lược về tình hình kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên...Công trình này
không đi nghiên cứu sâu về Thành Phố Uông Bí.
Năm 2006, Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã đã xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng
bộ Thị xã Uông Bí” – tập 1 (1930 - 2006). Cuốn sách đã phản ánh toàn diện khá đầy
đủ quá trình hình thành và phát triển hơn 75 năm kể từ khi Đảng ủy mỏ Vàng Danh Uông Bí ra đời. Đây là chặng đường vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
Thị xã Uông Bí trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và khôi phục kinh tế - xã hội
sau chiến tranh.
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Năm 2012, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Uông Bí xuất bản cuốn “Lịch
sử Đảng bộ Thành phố Uông Bí tập 1 (1930-2010)”. Cuốn sách trên cơ sở phát triển
của cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thị xã Uông Bí” – Tập 1 (1930 - 2006)” có bổ sung
nhiều nguồn tư liệu khá mới mẻ đến năm 2010. Các tác phẩm trên đã phản ánh quá
trình vận động cách mạng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân Uông Bí.
Đặc biệt, tháng 5 năm 2015, Thành ủy Uông Bí có xuất bản cuốn “Uông BíĐất và Người”. Cuốn sách này cung cấp kiến thức cơ bản nhất về vùng đất và con
người nơi đây. Công trình có giá trị khoa học lớn, trong quá trình nghiên cứu tác giả
có tham khảo nhiều nội dung quan trọng.
Ngoài ra, liên quan đến nội dung đề tài còn các báo cáo chính trị của Ban chấp
hành Đảng bộ thành phố Uông Bí khóa XIV (nhiệm kỳ 1990 - 1995), khóa XV
(nhiệm kỳ 1995 - 2000), khóa XVI (nhiệm kỳ 2000 - 2005), khóa XVII (nhiệm kỳ
2005 - 2010), khóa XVIII (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã đề cập tới các vấn đề kinh tế,
văn hóa - xã hội an ninh quốc phòng công tác xây dựng Đảng chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Các báo cáo đó đã nêu ra được những thành tựu hạn
chế chỉ ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghị quyết
Đại hội đại biểu khóa trước, đề ra phương hướng cho nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy vậy,
các bài báo cáo này chỉ mang tính tổng kết, chưa đi tìm hiểu sâu sắc sự chuyển biến
kinh tế, xã hội ở Uông Bí.
Tóm lại, các công trình trên đây ở các khía cạnh khác nhau đã đề cập tới vấn
đề kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí. Song cho đến nay chưa có công trình nào đi
nghiên cứu sâu có tính hệ thống về kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí từ năm 1986
đến năm 2013. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong các tác phẩm trên đây
là những nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi thực hiện và hoàn thành tốt đề tài. Vì
vậy việc nghiên cứu về đề tài Kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí từ năm 1986 đến
năm 2013 là mới mẻ và cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.

- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phản ánh khách quan, khoa học tình hình
kinh tế, xã hội nhằm tái hiện lại một phần bức tranh lịch sử địa phương. Trên cơ sở
đó, đánh giá thực trạng vấn đề; từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Đề xuất những quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển hơn nữa về
kinh tế, xã hội tại Uông Bí. Đồng thời góp phần hoàn thiện kiến thức chuyên môn cho
bản thân, phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài xác định phải làm
rõ những nội dung sau:
Thứ nhất, thông qua nguồn tư liệu phải tái hiện lại bối cảnh lịch sử và tình
hình kinh tế xã hội ở thành phố Uông Bí từ 1986 - 2013.
Thứ hai, từ việc nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội thành phố Uông Bí từ
1986 đến năm 2013, phải rút ra những thành công và hạn chế trong lãnh đạo thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế, xã hội tại địa phương.
Thứ ba, đề tài phải rút ra những bài học kinh nhiệm và đề xuất những kiến
nghị thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về kinh tế, xã hội thành phố
Uông Bí từ năm 1986 đến năm 2013.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 1986 khi đất nước bước vào thời kỳ
đổi mới đến năm 2013. Tuy nhiên, để đảm bảo tính lịch sử nhằm làm sáng tỏ thêm
những chuyển biến trong thời kỳ đổi mới, luận văn còn đề cập khái quát đến tình hình
kinh tế - xã hội của địa phương trước năm 1986.
Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trong thành phố Uông Bí (tỉnh
Quảng Ninh). Địa giới gồm 9 phường và 2 xã (Thượng Yên Công và Điền Công).
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

- Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu từ các văn kiện của Đảng, đặc
biệt là các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, những Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư…
của Trung ương Đảng và Chính phủ; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, quyết định, chỉ thị
của thành ủy Uông Bí. Ngoài ra, còn các tài liệu của các sở, ban, ngành liên quan đến
đề tài luận văn.
Luận văn kế thừa có chọn lọc các bài viết, công trình khoa học, luận văn của
các tác giả liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

- Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử
và phương pháp logic. Theo đó, phương pháp lịch sử sử dụng để miêu tả, trình bày
tình hình kinh tế, xã hội tại Uông Bí một cách đầy đủ, chi tiết, khách quan trong giai
đoạn từ 1986 đến năm 2013. Từ diễn biến đó, phương pháp logic được sử dụng để rút
ra những đánh giá, nhận định về quá trình thay đổi kinh tế, xã hội của Uông Bí trong
thời kì đổi mới.
Ngoài ra, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp khác như phương pháp
tiếp cận liên ngành, phiếu điều tra, khảo sát thực tế, đối chiếu, thống kê, phân tích, so
sánh, tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề nghiên cứu đặt ra.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về kinh tế xã
hội của thành phố Uông Bí trong giai đoạn từ 1986 đến năm 2013.
Trên cơ sở tập hợp và xử lý các nguồn tư liệu, luận văn làm rõ những thành
tựu cũng như hạn chế về kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí trong thời kỳ đổi mới.
Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh của
thành phố.

Ngoài ra, luận văn còn là nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy môn lịch sử địa phương.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thành phố Uông Bí trước năm 1986 Chương
2: Kinh tế thành phố Uông Bí từ năm 1986 đến năm 2013 Chương 3:
Xã hội thành phố Uông Bí từ năm 1986 đến năm 2013

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TRƢỚC NĂM 1986
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành
Các di chỉ khảo cổ học được tìm thấy ở phường Phương Nam cho thấy, Uông
Bí là vùng đất cổ, từ xa xưa đã có người cư trú. Từ thủa xưa người Uông Bí vốn là cư
dân của bộ lạc Ninh Hải, cùng với các bộ lạc anh em khác khai sơn lập địa dựng lên
đất nước Văn Lang của Vua Hùng. Tên gọi Uông Bí xuất phát từ tên gọi của các làng
Bí và làng Thượng. Kể từ khi triều Nguyễn bán mỏ Uông Bí cho một số tư sản người
Hoa, và sau đó là thực dân Pháp chiếm và khai thác than, dân cư nơi đây ngày càng
trở nên đông đúc.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, sau khi có mỏ Vàng Danh, ở cửa sông Uông nơi
giáp ranh giữa các làng Uông là Uông Thượng, Uông Hạ, và các làng Bí là Bí
Thượng, Bí Trung, Bí Hạ, Bí Chợ có trụ sở công ty than Ðông Triều, trạm thuê đoan,
nhà máy điện, xưởng cơ khí. Nên dân cư đông đúc tạo nên phố Uông Bí.
Tháng 2 năm 1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập khu Hồng
Quảng gồm tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai. Thị trấn Uông Bí thuộc huyện Yên

Hưng, sau khi được giải phóng khoảng cuối năm 1955 đổi thành xã Uông Bí thuộc
huyện Yên Hưng khu Hồng Quảng. “Đến năm 1960 - 1961, Uông Bí vẫn còn là một
xã nông nghiệp nhỏ bé chỉ có 3 dãy phố nhỏ với những ngôi nhà lụp xụp, cùng với hệ
thống lô cốt chằng chịt dây thép gai và những đống gạch vỡ, sắt vụn, le cỏ mọc đầy
...Toàn xã có hơn 3000 dân với 2 dân tộc Kinh và Hoa” [20, tr. 1]. Khi ta được vào
tiếp quản Uông Bí được gọi là thị trấn: “Phía tây bắc giáp huyện Yên Hưng, nam
theo chiều dọc đường quốc lộ 18A, phía tây giáp xã Yên Thanh, đông nam giáp xã
Đông Mai, bắc giáp rừng núi, rộng 504000 m², dân số là 2031 người, gồm 1447
người Việt Nam và 584 người Hoa Kiều” [36, tr. 1].
Tháng 4 năm 1961, khu Hồng Quảng đề nghị Hội đồng chính phủ thành lập thị
xã Uông Bí. Ngày 28 tháng 10 năm 1961, Hội đồng chính phủ ra quyết định số
180/CP thành lập thị xã Uông Bí và đặt trực thuộc khu Hồng Quảng. Thị xã Uông Bí
gồm có: xã Uông Bí cũ, cảng Điền Công và hai thôn Lạc Trung, Đồng Nối của xã
Yên Thanh thuộc huyện Yên Hưng. Ngày 26-2-1966, Bộ Nội vụ ra quyết định
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

51/NV, phê chuẩn thành lập xã Đồng Tiến thuộc thị xã Uông Bí, bao gồm có: các
thôn, xóm Thượng Mộ Công, Lạc Trung, Đồng Nối, Đồng Vỡ, Cầu Gẫy, Hang Hùm,
Đá Cổng, Bãi Soi, Khe Ngát, đồi cà phê.
Ngày 26-9-1966, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 184/CP, đặt xã
Thượng Yên Công, xã Phương Đông và thôn Chạp Khê huyện Yên Hưng thuộc thị xã
Uông Bí. Ngày 28-9-1966, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 308/NV, phê chuẩn thành lập
xã Nam Khê thuộc thị xã Uông Bí, gồm có các thôn: Chạp Khê, Đồng Mương, Nam
Khê, Trần Phú (nguyên của thị xã Uông Bí).
Ngày 18-3-1969, Bộ Nội vụ ra Quyết định 142/NV: Thành lập thị trấn Vàng
Danh (gồm khu mỏ Vàng Danh và hai thôn Uông Thượng và Miếu Thán của xã
Thượng Yên Công cắt sang), trực thuộc thị xã Uông Bí. Thành lập xã Phương Nam

(gồm các HTX khai hoang ven sông Đá Bạc có sáu thôn: Hiệp An, Phong Thái, Hồng
Hải, Hiệp Thanh, Hiệp Thái và Phương Hải) thuộc thị xã Uông Bí.
Ngày 10/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 63
HĐBT, giải thể thị trấn Vàng Danh, thành lập phường Vàng Danh; giải thể xã Đồng
Tiến để sáp nhập vào phường Bắc Sơn và phường Quang Trung. Ngày 25-8-1999,
Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 83/CP, thành lập phường Yên Thanh trên cơ sở
tách một phần của xã Phương Đông và một phần phường Thanh Sơn. Giải thể xã
Nam Khê, thành lập phường Nam Khê thuộc thị xã Uông Bí.
Ngày 25-2-2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập
thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân
số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Uông Bí
Ngày 28-11-2013, Chính Phủ đã ban hành quyết định số 2306/QĐ-TTg về
việc công nhận thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại II. Thành phố
Uông Bí được công nhận là đô thị loại II là sự kiện chính trị trọng đại, bước ngoặt
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất Uông Bí và của tỉnh
Quảng Ninh, là niềm tự hào, động viên khích lệ cán bộ, đảng viên, nhân dân thành
phố tập trung nguồn lực xây dựng thành phố Uông Bí giàu đẹp, văn minh, xứng tầm
là đô thị trung tâm miền Tây của tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh Quảng Ninh cơ
bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý
Uông Bí là thành phố nằm phía tây nam tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ
21º01'20'' đến 21°10'20'' vĩ bắc và từ 106º43'20'' đến 106°54'50'' kinh đông. Cách thủ
đô Hà Nội 120km, cách Hải Phòng gần 30km và cách thành phố Hạ Long 40km. Địa
giới hành chính thành phố Uông Bí phía đông giáp huyện Hoành Bồ, phía đông nam

giáp huyện Yên Hưng, phía tây giáp huyện Đông Triều, phía bắc giáp huyện Sơn
Động (Bắc Giang), phía nam giáp huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
Điều kiện tự nhiên
Uông Bí có diện tích tự nhiên là 25630,77 ha, trong đó hơn 2/3 là đất đồi núi,
đất nông nghiệp có 3392ha. Đất canh tác là 1873,912ha, với diện tích đất gieo trồng
là 3114ha. Đất lâm nghiệp có 11830 ha trong đó rừng tự nhiên là 5790ha. [1, tr. 2]
Về địa hình: Uông Bí nằm trong dải cánh cung Đông Triều - Móng Cái, chạy
dài theo hướng Tây – Đông; kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc
cao nhất là núi Yên Tử với độ cao 1.068km, núi Bảo Đài cao 875km, phía Nam thấp
nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông Đá Bạc. Thành phố Uông Bí với 2/3
diện tích là đồi núi dốc nghiêng từ phía Bắc xuống phía Nam và được phân tách thành
3 vùng rõ rệt:
Vùng rừng núi cao phía bắc gồm xã Thượng Yên Công và hai phường Vàng
Danh, Bắc Sơn chiếm 48% diện tích toàn thành phố. Vùng rừng núi thấp mang tính
trung du, chạy dọc theo ven đường 18 bao gồm: Xã Điền Công và các phường:
Phương Đông, Nam Khê, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương, Yên Thanh,
chiếm 44% diện tích toàn thành phố. Vùng đất trũng mới khai phá là phường Yên
Thanh và Phương Nam chiếm 7,4% diện tích đất toàn thành phố.
Là một thành phố nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, nên nhìn chung
mạng lưới giao thông ở Uông Bí tương đối phát triển. Quốc lộ số 18A, 18B, đường
10 là con đường giao thông huyết mạch của Thành phố. Nối liền Hà Nội, Hải Phòng,
các tỉnh duyên hải Bắc bộ với thành phố Hạ Long, trung tâm kinh tế - du lịch thương mại của tỉnh Quảng Ninh và cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Từ phía đông sang
phía tây có đường xe lửa quốc gia đi qua, từ phía bắc xuống phía nam có đường xe
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

lửa chở than từ Vàng Danh ra cảng Điền Công. Phía nam có sông Bạch Đằng, sông
Uông, sông Sinh bắt nguồn từ phía bắc chảy qua thành phố nối vào sông Bạch Đằng,

thuyền bè có thể đi từ Uông Bí ra Thị xã Yên Hưng và thành phố cảng Hải Phòng
thuận lợi. Uông Bí có nhiều suối nhưng ngắn và có độ dốc cao. Ở vị thế địa chính trị
có lợi về giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt Uông Bí có vị trí chiến lược
về kinh tế và quốc phòng.
Cảng Bạch Thái Bưởi nằm trên cửa sông Bạch Đằng với diện tích khu bến
0,8ha, thuyền và xà lan 200-300 tấn có thể ra vào được. Đây là cảng trung chuyển,
chuyên dùng để nhập hóa chất, thuốc nổ. Cảng Điền Công nằm trên cửa sông Bạch
Đằng, gồm 2 cầu cảng 120m và 80m, rộng 18m, diện tích bến cảng và kho chứa than
rộng 25ha, với công suất trên 5 triệu tấn/năm, độ sâu 6,5m, có khả năng cho tàu 5.000
tấn cấp bến nhưng hiện nay luồng lạch cửa sông bị bồi đắp nên chỉ có tàu và xà lan
400 - 600 tấn ra vào được, sử dụng chủ yếu cho xuất than và nhập vật tư, gỗ trụ mỏ.
Cảng Sông Hang Mai-Phương Nam là cảng chuyên dùng của Công ty Xi măng Xây
dựng Quảng Ninh, cảng này chuyên dùng để cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất
và tiêu thụ xi măng [1, tr. 17].
Về khí hậu: Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều –
Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho
Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi
0

vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải. Nhiệt độ trung bình năm là 22,2 C.
Uông Bí cách biển không xa, phía bắc tựa lưng vào dãy núi Yên Tử che chắn
nên lượng mưa tương đối lớn, trung bình hàng năm là 1842mm, mưa tập trung vào
các tháng 6, 7, 8 trong năm, số ngày có mưa khoảng 153 ngày độ ẩm trung bình là
81%, độ ẩm thấp nhất là khoảng 50,8%. Nhiệt độ trung bình năm là 24ºC.
Tài nguyên thiên nhiên
Về đất đai: Đất đai ở Uông Bí có nhiều loại nhóm đất mặn hình thành từ
những sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước biển, phân
bố ở Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng Vương. Đất mặn
sú vẹt đước phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng
Vương. Đây là loại đất tốt, độ phì thực tế cao, thích hợp với phần lớn rừng ngập mặn

10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao khi bố trí nuôi trồng
thủy sản cần có chính sách trồng rừng phòng hộ ven đê, giao rừng đến từng hộ quản
lý. Giải quyết được việc này sẽ là tiền đề cho phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô
lớn, bền vững về môi trường sinh thái [97, tr. 3].
Nhóm đất phèn mặn phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh,
Quang Trung, Trưng Vương, Điền Công. Đất phù sa phân bố ở xã Nam Khê, Trưng
Vương, Quang Trung , Phương Đông, Phương Nam và xã Điền Công. Đây là loại đất
tốt rất thích hợp trồng cây lương thực và rau màu. Ngoài ra Uông Bí còn có các loại
đất xám, đất vàng đỏ, đất vàng nhạt đá sâu, đất mùn vàng nhạt trên núi.....
Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai thành phố Uông Bí năm 1998
Loại đất

Tổng số

Nông

Lâm

nghiệp

nghiệp

Đất
chuyên
dùng


Đất

Đất hoang

thổ cư

sử dụng

Diện

23990

2919

11479

2599

668

6326

Tỉ lệ

100

12,17

47,85


10,8

2,78

26,37

Nguồn [97, tr.
6]
Về khoáng sản: Uông Bí có tiềm năng phát triển kinh tế toàn diện dựa trên
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Than, đá vôi, cát sỏi...
Nguồn khoáng sản hóa thạch lớn nhất của Uông Bí là than đá, trữ lượng vùng
than Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí đạt 1,4 tỷ tấn, chiếm 40% trữ lượng than toàn
Tỉnh (toàn tỉnh 3,5 tỷ tấn). Công nghiệp khai thác than Uông Bí đã được thực hiện từ
năm 1916. Sản lượng khai thác than hiện nay trên vùng Vàng Danh đạt hơn 5 triệu
tấn/năm. Than Vàng Danh có chất lượng rất tốt “Than ở vùng kỳ lạ này là một thứ
than đặc biệt tốt. Đó là một thứ than gầy rất thuần khiết và rất rắn và có từ 85 đến
90% than cố định. Than này còn thuần khiết hơn loại than tốt nhất của nước Anh”
[64, tr. 2]. Công nghiệp khai thác, chế biến than là ngành công nghiệp chủ đạo có tác
động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của Uông Bí.

11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Bảng 1.2: Tài nguyên khoáng sản ở thành phố Uông Bí
Stt

Tài

nguyên

Đơn vị

Trữ
lượng

Tiềm
năng

1

Than đá

Triệu tấn

300

500

2

Đá vôi

Triệu m³

28-30

45


Địa điểm
Vàng Danh,
Thượng Yên
Công, Phương Đông, Thanh
Sơn, Bắc Sơn
Phương Nam, Thanh Sơn,
Bắc Sơn

3

Đất sét

Triệu m³

20-22

30

Thượng Yên

Công, Thanh

Sơn, Bắc Sơn
4

Cát xây

Triệu m³

10


20

Phương Đông, Thanh Sơn

dựng
Nguồn [83, tr.
32]
Than có ở xã Thượng Yên Công và phường Vàng Danh, Bắc Sơn. Trên địa
bàn thành phố có nhiều mỏ than lớn là mỏ Vàng Danh, mỏ Nam Mẫu và mỏ than
Uông Bí. Cả 3 mỏ này đều do trung ương quản lý và khai thác với sản lượng hàng
triệu tấn trên một năm. Ngoài ra ở Uông Bí còn có một mỏ than đã bán cho Inđônêxia
trong 30 năm, đây là một mỏ lộ thiên có diện tích trên 1000ha ở phường Vàng Danh.
Mỏ than được khai thác với 100% vốn của Inđô và lợi nhuận được chia là 90% cho
Vietminđo và 10% cho công ty than Uông Bí.
Ngoài than đá, Uông Bí còn có các khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng.
3

Đáng kể là đá vôi với trữ lượng 28 - 30 triệu m phân bố chủ yếu ở xã Phương Nam,
đá sét có trữ lượng 595 nghìn tấn ở bãi sỏi; sản xuất gạch tuynen của Công ty Cổ
phần Xây dựng Quảng Ninh công suất 15 triệu viên/năm [2, tr. 13].
Trữ lượng rừng: Uông Bí chủ yếu là rừng nghèo có 2.756ha với trữ lượng
3

124.050m gỗ, rừng đạt tiêu chuẩn khai thác không đáng kể khoảng 666,46ha trong
3,

đó 528 ha rừng giàu với trữ lượng 52.200m còn lại là rừng cây hỗn giao có nhiều
loại quý hiếm: Lát hoa, lim, sến, táu, thông nhựa….Rừng Uông Bí còn là nơi trú ngụ
của hệ động vật rừng. Tổng số loài động vật ở cạn có xương sống là 206 loài, nhưng

số lượng mỗi loài không nhiều. Hiện có 120 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ cần
được bảo vệ.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Ngoài ra rừng Uông Bí đặc biệt là rừng Quốc gia Yên Tử còn cung cấp nhiều
loại đặc sản khác có giá trị làm đồ thủ công mỹ nghệ như các loại song, mây, hèo,
những cây cho sợi, làm thuốc, cây cho dầu...Rừng ngập mặn chủ yếu cây đước phân
bố ven sông Đá Bạc.
Rừng Uông Bí có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội,
bảo vệ môi sinh, giữ gìn nguồn nước, tạo cảnh quan, bảo tồn các di tích lịch sử, văn
hóa. Tiêu biểu là rừng đặc dụng Yên Tử, với diện tích 2783ha trong đó 2063,3ha là
rừng tự nhiên. Rừng Yên Tử thuộc loại khu rừng lịch sử - văn hóa - môi trường.Vì
vậy cần phải có chính sách đầu tư khai thác hợp lý tài nguyên rừng quốc gia Yên Tử
nói riêng và rừng Uông Bí nói chung..
Về du lịch: Uông Bí được lịch sử, thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng phát
triển du lịch. Nhiều Di tích lịch sử văn hóa, danh thắng gắn liền với lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của Dân tộc, trong đó Khu Di tích lịch sử và danh thắng Yên
Tử được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, là trung tâm Phật giáo của cả nước, có
giá trị lớn về văn hoá lịch sử. Nhiều cảnh quan thiên nhiên có giá trị và tiềm năng
phát triển Du lịch như hệ thống sông ngòi, hồ đầm bao quanh phát triển kinh tế vườn
đồi, trang trại tổng hợp; vùng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có thể
trở thành các sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương.
Ngoài ra Uông Bí còn có những địa danh nổi tiếng như: “Cổng Trời, Bàn cờ
tiên”, dãy núi Chu Cốc có động Hang Son. Có điểm du lịch như resort Hồ Yên Trung
rộng 78 ha ở giữa có những đảo cây xanh tốt quanh năm, xung quanh hồ được bao
bọc bởi những đồi thông tạo nên cảnh đẹp “Sơn thủy hữu tình”. Bên cạnh đó còn có
điểm Lựng Xanh được các bạn trẻ rất yêu thích. Tất cả những địa danh trên là nơi để

du khách dừng chân ngắm cảnh, nghỉ ngơi và tận hưởng môi trường sinh thái tốt lành.
1.3. Kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí trƣớc năm 1986
1.3.1. Dân cƣ, dân tộc và truyền thống đấu tranh
Về dân cư: Trước khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị Uông Bí chỉ là một
làng nhỏ có hai xóm khoảng 80 gia đình người Kinh sinh sống. Từ khi nhà Nguyễn
bán mỏ Uông Bí cho người Hoa thì dân cư ở các tỉnh lân cận đến đây khai thác và
người Hoa cũng đến rất đông dân số Uông Bí tăng lên 2031 người trong đó 1447
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

người Việt Nam và 584 người Hoa Kiều. Đến những năm 1960 – 1961, Uông Bí đã
trở thành một xã có hơn 3000 dân với hai dân tộc là Kinh và Hoa.
Cùng với quá trình thay đổi địa giới hành chính dân cư ở Uông Bí không
ngừng tăng lên đến năm 1964 dân số thị xã Uông Bí đã lên tới hơn 15000 người, phần
đông là công nhân ở nơi khác về mang theo cả gia đình, vợ con đến. Năm 2006 Chính
phủ ra Nghị định điều chỉnh địa giới hành chính sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên
1272,25ha và dân 1726 nhân khẩu của xã Điền Công huyện Yên Hưng về Thị xã
Uông Bí quản lý. Dân số của Thị xã lên tới 97.975 nhân khẩu gồm các dân tộc anh
em: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán chỉ, Sán dìu, Cao lan và Hoa...[1, tr. 22].
Đến năm 2009 quy mô dân số Uông Bí lên tới 105.755 người, Uông Bí là
thành phố đông dân đứng thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh. Cơ cấu dân số thành thị và
nông thôn có sự chuyển dịch đáng kể.
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 dân số Uông Bí là 174678 người với mật độ
trung bình lên tới 681 người/km². Trong đó dân số nội thành là 167.049 người, chiếm
95,6% tổng dân số toàn thành phố; dân số ngoại thành là 7.629 người, chiếm 4,4%.
Về thành phần dân tộc: Uông Bí là địa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố vùng
miền, có địa hình đồi núi, trung du và bãi triều ven sông, nhiều tài nguyên thiên nhiên
và khoáng sản. Cơ cấu kinh tế công - nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ thương mại và

du lịch. Dân số trên địa bàn Thành phố có trên 17 vạn người, gồm 10 dân tộc anh em,
trong đó dân tộc thiểu số chiếm 2,39% dân số toàn Thành phố. Bao gồm các dân tộc:
Kinh, Tày, Hoa, Sán Dìu, Nùng, Sán Chay, Dao Thanh Y...[2, tr. 9].
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cư dân sống tại Uông Bí
hiện nay với số lượng người Kinh lên 101.392 người, chiếm 95,9% dân số thành phố,
tiếp theo là người Dao với 3005 người chiếm 2,8% dân số toàn thành phố, rồi đến
người Tày, người Hoa và các dân tộc khác.
Các dân tộc thiểu số ở Thành phố Uông Bí sinh sống sống tập trung chủ yếu
trên địa bàn xã Thượng Yên Công, Phường Vàng Danh và đan xen với đồng bào dân
tộc Kinh có ở hầu hết các phường, xã thành một cộng đồng thống nhất, tạo nên sắc
thái văn hóa đặc thù của một vùng đất có bề dày truyền thồng lịch sử và văn hóa.

14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Truyền thống đấu tranh: Trải qua những chặng đường lịch sử, nhân dân các
dân tộc Uông Bí liên tục đấu tranh với thiên nhiên, chống lại nhiều kẻ thù xâm lược.
Dòng sông Bạch Đằng chảy qua địa phận Uông Bí là chứng tích lịch sử cho tinh thần
đấu tranh anh dũng của nhân dân Uông Bí. Năm 938, dưới sự lãnh đạo của Ngô
Quyền, nhân dân các dân tộc Uông Bí đã tham gia trận quyết chiến chiến lược trên
sông Bạch Đằng, góp phần đánh bại quân Nam Hán xâm lược chấm dứt ách thống trị
của phong kiến phương Bắc gần 10 thế kỷ. Mùa xuân năm 981, cũng trên dòng sông
Bạch Đằng, dưới sự chỉ huy của tướng Lê Hoàn, quân ta đã tiêu diệt hầu hết toán
quân Tống đi đường thuỷ vào xâm lược nước ta, chặn đứng âm mưu xâm lược của
chúng. Ngày 10-4-1288, trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng lịch sử,
dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo, quân ta đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền,
bắt sống và tiêu diệt hàng ngàn tên giặc. Chiến công oanh liệt đó, làm cho bọn quân
Nguyên - Mông, kẻ thù hung hãn nhất thời đó phải khiếp vía kinh hồn. Trong những

trận chiến đấu đó, có sự đóng góp không nhỏ của nhân dân các dân tộc Uông Bí.
Quá trình khai thác than của bọn thực dân chủ mỏ ở Uông Bí - Vàng Danh gắn
liền với sự ra đời của đội ngũ công nhân mỏ. Một bộ phận đầu tiên của giai cấp công
nhân Việt Nam. Sống trên mảnh đất “nhượng”, công nhân Uông Bí - Vàng Danh phải
chịu hai tầng áp bức: một là bộ máy bạo lực của chính quyền thực dân phong kiến;
hai là bộ máy bạo lực của thực dân mỏ. Không chịu cảnh nước mất, nhà tan và sự áp
bức bóc lột tàn bạo của thực dân mỏ, nhân dân Uông Bí đã cùng nhân dân cả nước
liên tiếp vùng dậy, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước như: Khởi nghĩa của
Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu 1885 - 1897), Lưu Kỳ (1891) đánh đuổi Thực dân Pháp.
Những cuộc nổi dậy của nhân dân Uông Bí cũng như tất cả các cuộc khởi nghĩa nổ ra
trên cả nước do các sĩ phu lãnh đạo hầu hết đều bị thất bại, vì chưa có một giai cấp
tiên tiến lãnh đạo.
Cuối năm 1928 đầu năm 1929, nhiều Hội viên Việt Nam thanh niên cách mạng
Đồng chí Hội được cử về nước “vô sản hoá”. Tháng 5-1929, đồng chí Nguyễn Văn Cừ
ra vô sản hoá ở Uông Bí - Vàng Danh, tuyên truyền, gây cảm tình một số quần chúng
tiêu biểu. Sau một thời gian tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin giác ngộ công

15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

nhân, nhiều người đã được kết nạp vào Hội. Khoảng tháng 5-1929, chi bộ Việt Nam
thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Uông Bí được thành lập [1, tr. 24].
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; khoảng giữa tháng 4-1930
chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Uông Bí-Vàng Danh được chuyển thành chi bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Bùi Đắc Thanh làm Bí thư. Cuối tháng 51930, cấp trên quyết định thành lập Đảng uỷ mỏ Uông Bí-Vàng. Sự ra đời của Đảng
uỷ mỏ Uông Bí- Vàng Danh góp phần quan trọng vào việc hình thành Đảng bộ Đặc
khu mỏ Đông Triều - Hòn Gai - Cẩm Phả; đồng thời tạo điều kiện để phát triển phong
trào cách mạng và tổ chức Đảng ngày càng lớn mạnh.

Nhân dịp Nhật đảo chính Pháp, nhiều cán bộ bị giặc Pháp bắt tù đầy, đã được
ta giải thoát, về vùng Chí Linh, Đông Triều xây dựng Mặt trận Việt Minh và căn cứ
kháng Nhật. Ngày 8-6-1945, du kích cách mạng đã đồng loạt đánh chiếm 4 đồn:
Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê và Tràng Bạch, tuyên bố thành lập "Đệ tứ chiến
khu" (tức Chiến khu thứ Tư, Chiến khu Trần Hưng Đạo). Do làm tốt công tác nhân
mối trong hàng ngũ địch, được nhân dân giúp đỡ, ngày 1-7-1945, quân Chiến khu
đánh chiếm được đồn Uông Bí và trại huấn luyện của Nhật ở Bí Chợ, thu hơn 100
súng các loại; đồng thời, tước vũ khí và phá kho thóc của sếp Sâm ở gần Bí Chợ chia
cho dân nghèo, Uông Bí được giải phóng [1, tr. 33].
Giành chính quyền chưa được bao lâu, ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến
toàn quốc bùng nổ. Thực hiện chủ trương của Đảng và Tỉnh uỷ Quảng Yên, chi bộ
Uông Bí và Bí Giàng đã lãnh đạo nhân dân chống bọn phỉ, chuẩn bị căn cứ cho Tỉnh
uỷ Quảng Yên tại Khe Sú, Năm Mẫu; đồng thời tiêu thổ kháng chiến, phá và làm
hỏng 13 chiếc cầu trên đường 18 từ Dốc Đỏ đến Yên Lập và các cầu trên đường xe
lửa từ Máng nước Uông Bí đến Yên Lập và các cầu trên đường xe lửa từ Máng nước
vào Lán Tháp, nhằm ngăn cản bước tiến của địch.
Ngày 4-11-1953, giặc Pháp huy động 9 đại đội biệt kích, cùng 2 tiểu đoàn có
pháo yểm trợ tấn công vào căn cứ của ta ở xã Thượng Yên Công. Lực lượng dân quân
du kích phối hợp chặt chẽ với một trung đội bộ đội địa phương huyện Yên Hưng
đánh trả quyết liệt, tiêu diệt nhiều tên, bắt sông tên quan tư Duy - Cát chỉ huy cuộc
càn quét và 58 tên khác, buộc chúng phải rút lui. Những chiến thắng của quân
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

và dân ta trên cả nước trong chiến cuộc Đông - Xuân (1953 - 1954), kết thúc thắng lợi
bằng chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải ngồi đàm
phán và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Theo Hiệp định, Uông
Bí thuộc khu vực tập kết 300 ngày của quân đội Pháp trước khi rút quân.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
bộ huyện Yên Hưng, nhân dân Uông Bí bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, thực
hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong
khi Đảng bộ và nhân dân thị xã đang ra sức phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 1965,
năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, một vinh dự lớn cho Đảng bộ và
nhân dân Quảng Ninh, đúng ngày 1 tết năm Ất Tỵ, Bác Hồ đã về thăm và vui tết với
nhân dân Uông Bí.
Sự quan tâm và những lời căn dặn của Bác là nguồn cổ vũ, động viên Đảng bộ
và nhân dân thị xã Uông Bí cố gắng vươn lên, hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất, chuẩn bị mọi điều kiện bước sang thời kỳ mới; cùng nhân dân miền Bắc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống trả chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, chi viện sức
người, sức của cho cách mạng miền Nam.
Sau khi đất nước được thống nhất, nhân dân Uông Bí vẫn vững bước trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được những kết quả tốt đẹp. Ngày nay bộ
mặt thành phố Uông Bí đã có nhiều đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Uông Bí quyết
tâm xây dựng Uông Bí là một thành phố giàu mạnh.
1.3.2. Kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí trƣớc năm 1986
Dưới ánh sáng Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 24 (1/1976), Đảng bộ
thị xã Uông Bí đã hăng hái bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, góp
phần cùng nhân dân tỉnh Quảng Ninh thu được nhiều thành tựu trong công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa.
Về kinh tế
Trong hoàn cảnh lịch sử mới, ngày 14 và ngày 15 tháng 1 năm 1976, Đảng bộ
Thị xã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Uông Bí lần thứ VIII. Đại hội xây
dựng phương hướng thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II của thị xã. Nghị quyết của
Đại hội đã chỉ ra phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội của
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


×