Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Chất lượng nước, thành phần loài vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở cửa hội huyện nghi lộc tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ NGỌC BÍCH

CHẤT LƯỢNG NƯỚC, THÀNH PHẦN
LOÀI VI TẢO TRONG MỘT SỐ AO NUÔI TÔM
Ở CỬA HỘI - HUYỆN NGHI LỘC
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGHỆ AN - 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn trực
tiếp của TS. Lê Thị Thúy Hà, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp
đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Thực Vật, tổ
Sinh lí - Hóa sinh, các kĩ thuật viên phòng thí nghiệm, Ban chủ nhiệm khoa
Sinh học đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè đã luôn cổ vũ động viên tôi hoàn
thành luận văn này.
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả

Phạm Thị Ngọc Bích


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3

1.1. Vi tảo và vai trò của chúng trong thực tiễn .................................................3
1.1.1. Vai trò của vi tảo.......................................................................................3
1.1.2. Sử dụng vi tảo trong nuôi trồng thủy sản .................................................5
1.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo ........................................................7
1.2.1. Các hệ thống phân loại tảo: ......................................................................7
1.2.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo ở Việt Nam .................................9
1.3. Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản ..............................................10
1.3.1. Các thông số đánh giá chất lượng nước .................................................10
1.3.2. Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam........................15
1.4. Mối quan hệ của các yếu tố trong môi trường nước tới quá trình
sống của tảo ......................................................................................................17
1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ở Cửa Hội - Nghi Lộc - Nghệ An.............18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................22

2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................22
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................22
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................23
2.3.1. Phương pháp thu mẫu ............................................................................23
2.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa ...........................23
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu tảo .............................................................24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................26

3.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa ở các ao nuôi tôm............26
3.1.1. Một số chỉ tiêu thủy lý ...........................................................................26



3.1.2. Một số chỉ tiêu thủy hóa .........................................................................28
3.1.3. Đánh giá sơ bộ về chất lượng nước trong các ao nuôi tôm Cửa
Hội ....................................................................................................................38
3.2. Kết quả nghiên cứu về thành phần loài trong các ao nuôi tôm ở
Cửa Hội ............................................................................................................38
3.2.1. Đa dạng taxon của các ngành tảo trong các thủy vực nghiên cứu ................38
3.2.2. Sự phân bố taxon trong các lớp ..............................................................54
3.2.3. Sự phân bố taxon trong các bộ ...............................................................55
3.2.4. Đa dạng các taxon bậc họ và chi ............................................................55
3.3. Sự biến động thành phần loài theo địa điểm nghiên cứu ..........................58
3.4. Sự biến động thành phần loài qua các đợt thu mẫu ..................................59
3.5. Sự biến động số lượng loài qua các đợt thu mẫu ......................................60
3.6. Mối quan hệ giữa thành phần, số lượng tế bào vi tảo với các yếu tố
sinh thái ............................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................67
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TRONG LUẬN VĂN
COD

:

Nhu cầu oxy hóa hóa học (Chemical oxigen Demand)

DO


:

Oxy hòa tan (Dissolved oxygen)

mg/l

:

miligam/lít

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

A1

:

Ao ở xã Hưng Hòa

A2

:

Ao ở xã Nghi Thái

A3


:

Ao ở xã Nghi Hải

tb/l

:

tế bào/ lít

0

:

độ C

C


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. .................................................... Hệ thống đánh giá nguồn nước mặt

12

Bảng 1.2. ............................................... Giá trị giới hạn các thông số nước mặt

13


Bảng 3.1. ........................................... Nhiệt độ nước tại các điểm thu mẫu (0C)

26

Bảng 3.2. ................................................... Độ trong tại các điểm thu mẫu (cm)

27

Bảng 3.3. ....................................... pH của nước qua các đợt nghiên cứu (mg/l)

29

Bảng 3.4. ...................................... DO của nước qua các đợt nghiên cứu (mg/l)

30

Bảng 3.5. .............................. BOD5 của nước qua các đợt nghiên cứu (mg/l)

31

Bảng 3.6. ................................... COD của nước qua các đợt nghiên cứu (mg/l)

32

Bảng 3.7. .............................. Hàm lượng amoni qua các đợt nghiên cứu (mg/l)

33

Bảng 3.8. .......................... Hàm lượng muối photphat PO43 - qua các đợt (mg/l)


35

Bảng 3.9. ....................... Hàm lượng sắt tổng số qua các đợt nghiên cứu (mg/l)

36

Bảng 3.10. ............................................... Độ mặn qua các đợt nghiên cứu (0/00)

37

Bảng 3.11. Danh lục thành phần loài vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở Cửa Hội, huyện N
Bảng 3.12. ................................................. Đa dạng taxon của các ngành vi tảo

53

Bảng 3.13 ......................................................... Sự phân bố taxon trong các lớp

54

Bảng 3.14. .......................................................... Sự phân bố taxon trong các bộ

55

Bảng 3.15. .......................................................... Sự phân bố taxon trong các họ

56

Bảng 3.16. ......................................................................... Các chi đa dạng nhất

57


Bảng 3.17. ............. Sự biến động thành phần loài vi tảo theo địa điểm nghiên cứu

58

Bảng 3.18. ................. Kết quả định lượng tế bào vi tảo ở ao nuôi tôm Cửa Hội

61

Bảng 3.19. Mối quan hệ giữa yếu tố thủy lý, thủy hóa với sự phân bố, số lượng tế bào vi

Bảng 3.20. Mối quan hệ giữa yếu tố thủy lí, thủy hóa với sự phân bố số lượng tế bào qua


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. ................... Sự biến động nhiệt độ nước qua các điểm nghiên cứu

26

Biểu đồ 3.2. ............................ Sự biến động độ trong qua các điểm nghiên cứu

28

Biểu đồ 3.3. ............................................ Biến động pH qua các đợt nghiên cứu

29

Biểu đồ 3.4. .............................. Biến động oxy hòa tan qua các đợt nghiên cứu


30

Biểu đồ 3.5. ............................ Biến động oxy sinh học qua các đợt nghiên cứu

31

Biều đồ 3.6. .............................. Biến động chỉ số COD qua các đợt nghiên cứu

32

Biểu đồ 3.7. .................... Biến động hàm lượng amoni qua các đợt nghiên cứu

34

Biểu đồ 3.8. ................ Biến động hàm lượng photphat qua các đợt nghiên cứu

35

Biểu đồ 3.9. ................ Biến động hàm lượng sắt tổng số qua các đợt nghiên cứu

36

Biểu đồ 3.10. ...................... Biểu đồ biến động độ mặn qua các đợt nghiên cứu

37

Biểu đồ 3.11. ................................. Phổ các ngành vi tảo ở khu vực nghiên cứu

53


Biểu đồ 3.12. ................. Sự biến động thành phần loài qua các đợt nghiên cứu

59


1
MỞ ĐẦU
Thực vật nổi là một trong những sinh vật đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng của hệ sinh thái nước nói
chung và hệ sinh thái ao hồ nói riêng. Chúng là nguồn thức ăn tự nhiên, đồng
thời bổ sung hàm lượng oxy hòa tan trong nước nhờ quá trình quang hợp.
Trong thủy vực thực vật nổi phản ứng rất nhanh với nguồn dinh dưỡng bổ
sung vào môi trường vì vậy đây được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
mức độ dinh dưỡng của ao nuôi. Số lượng và thành phần sinh vật nổi thay đổi
tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt
độ, pH...). Khi chúng phát triển quá nhiều hoặc quá ít lại ảnh hưởng đến chất
lượng nước của ao cũng như các đối tượng nuôi. Ngoài ra, một số loài thực
vật nổi còn tiết sản phẩm trao đổi chất thứ cấp (độc tố, chất bám) gây hại đến
đối tượng nuôi trồng.
Để nghề nuôi tôm phát triển và ổn định lâu dài, ngoài việc phải hoàn thiện
quy trình nuôi thì phải chú ý đến các yếu tố môi trường trong ao nuôi trong đó
có thực vật nổi, bởi sự phát triển của chúng sẽ quyết định đến năng suất nuôi
tôm. Vì vậy cần phải tìm ra những thành phần, yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh
khối của thực vật nổi từ đó đưa ra các biện pháp điều khiển sự phát triển của
chúng trong ao.
Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về thực vật nổi và mối quan hệ giữa
chúng với các yếu tố môi trường lí hóa học trong các ao nuôi tôm còn chưa
nhiều nên chưa đánh giá được đúng mức về sự phát triển cũng như vai trò của
thực vật nổi trong ao nuôi. Trong bối cảnh chung đó, khu nuôi tôm ở Cửa Hội
chưa có công trình nào nghiên cứu về thực vật nổi ở địa bàn này.

Nhằm góp phần nghiên cứu sự đa dạng thực vật nổi cũng như đánh giá chất
lượng nước trong các ao nuôi tôm ở Cửa Hội, chúng tôi tiến hành đề tài:


2
“Chất lượng nước, thành phần loài vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở Cửa
Hội - huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu của đề tài nhằm điều tra đánh giá chất lượng nước, xác định thành
phần loài vi tảo trong một số ao nuôi tôm thuộc địa bàn Cửa Hội - huyện Nghi
Lộc - Nghệ An và mối quan hệ giữa chúng làm cơ sở khoa học nhằm nâng
cao chất lượng nguồn thức ăn trong ao nuôi.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vi tảo và vai trò của chúng trong thực tiễn
1.1.1. Vai trò của vi tảo
Thực vật nổi là những sinh vật sống quang tự dưỡng có kích thước hiển vi,
sống trôi nổi trong các tầng nước. Với vai trò là sinh vật sản xuất bậc 1 trong
chuỗi thức ăn tự nhiên, chúng tạo nên năng suất sơ cấp sinh học trong các
thủy vực. Quần xã thực vật nổi giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình giải
phóng năng lượng. Mặt khác chúng có tác dụng làm sạch môi trường, đồng
thời là sinh vật chỉ thị cho môi trường sống ở sự hiện diện và phát triển của
nhiều loài trong chúng là sự trả lời nhanh chóng với hiện tượng dư thừa chất
dinh dưỡng [dẫn theo 5].
Trên trái đất, khoảng 1/3 sinh khối thực vật có nguồn gốc từ tảo. Điều đó cho
thấy vai trò to lớn của chúng đặc biệt là trong các thủy vực. Những sinh vật
tiêu thụ bậc 1 như động vật phù du, ấu trùng và nhiều loại động vật thủy sinh
khác sẽ sử dụng vi tảo như một nguồn dinh dưỡng cho 1 phần hay toàn bộ

vòng đời của chúng. Đối với con người, vi tảo còn là nguồn lương thực lớn.
Có tới trên 100 loài vi tảo được con người sử dụng làm thức ăn, trong đó ở
Trung Quốc, Nhật Bản nhân dân đã sử dụng hơn 40 loài (Nostoc commune,
Nostoc pruniforme,..). Một số loài có hàm lượng protein, các axit amin và
vitamin cần thiết để sử dụng rộng rãi [25].
Đầu thập niên 60, việc ứng dụng nuôi trồng Spirulina, một loại tảo lam cố
định nitơ đã lôi cuốn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Với công trình
nghiên cứu tiên phong của Clement và các cộng sự của bà ở viện nghiên cứu
dầu mỏ Pháp. Nhiều nghiên cứu độc tố cấp tính và độc tố trường diễn cùng
được tiến hành với các loại tảo khác: Scenedesmus, Chlorella, cũng không tìm
thấy bằng chứng nào cho thấy hạn chế việc sử dụng sinh khối tảo làm dinh


4
dưỡng. Song, những ý nghĩa to lớn của vi tảo đối với nguồn dinh dưỡng cũng
không thể phủ nhận được. Vi tảo được sử dụng làm thức ăn bổ sung có giá trị
kinh tế cao cho chăn nuôi và thủy sản đặc biệt là chăn nuôi gia cầm thường
sử dụng các loài như Chlorella, Scenedesmus, Oocystis và Spirulina [14].
Vi tảo còn được sử dụng như 1 nguồn phân bón sinh học có giá trị để thay thế
một phần phân hóa học nhằm giảm thiểu ô nhiễm đất và nước [22]. Vào thập
kỉ 60 của thể kỉ XX cuộc “ cách mạng xanh” đã làm tăng sản lượng lương
thực trên thế giới, giúp cho nhiều nước thoát khỏi nạn đói. Trong thành tựu
này thì vai trò của vi khuẩn lam rất lớn. Vi khuẩn lam sống tự do có khả năng
cố định 20-30 kg/ha/năm. Ngoài ra chúng còn tiết ra chất kích thích sinh
trưởng của lúa [21].
Tảo còn là một trong 7 nhóm sinh vật đã được làm chỉ thị trong nghiên
cứu đánh giá chất lượng nước. Chúng bao gồm các vi tảo sống phù du, sống
tự do hay sống bám trên đáy hay trên các vật thể khác ẩn nhập trong nước.
Tảo có nhân thật và có chu trình sống ngắn, sinh sản nhanh, do vậy quá trình
phân bào dễ gặp các điều kiện bất lợi và chính điều kiên bất lợi lại kích thích

quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc tế bào lại rất mỏng manh. Do vậy tảo rất
dễ bị mẫn cảm với các chất có khả năng gây nên các biển đổi về các trúc di
truyền [24].
Tuy nhiên bên cạnh mặt có lợi thì tảo cũng gây ra một số tác động xấu đến
môi trường cũng như đời sống của thủy sinh vật và cả con người. Các tác
độc tố xấu đó thường là do độc tố của tảo tiết ra hoặc do chúng phát triển
quá mức gây nên hiện tượng thiếu oxy hòa tan, che lấp ánh sáng trong thủy
vực và khi chết đi thì làm tăng hàm lượng khí độc do vi sinh vật phân hủy
gây ra khi chúng gây ra hiện tượng “nở hoa nước” và thủy triều đỏ ở biển và
đại dương. Các loài tảo thường gây nở hoa nước gây độc hại trong các thủy
vực nước ngọt là: Microcystis, Anabaena, Oscillatoria, Anabaenopsis,
Aphanizomenon...


5
Hiện nay, khoa học cũng đã ghi nhận được trên thế giới có khoảng 3000 loài
thực vật phù du hình thành sự nở hoa với mật độ lên tới hàng triệu tế bào/ lit.
Khoảng ¼ trong số các loài gây nên hiện tượng nở hoa có khả năng sinh độc
tố. Đây là mối đe dọa đến đời sống của khu hệ thực vật và động vật, kể cả ảnh
hưởng đến sức khỏe đời sống con người. Một số loài tảo có khả năng tiết ra
một loại axit cực độc có thể gây ra các bệnh thoái hóa não như Ahzheimer đã
được phát hiện trong đám tảo bùng phát ở một số nước như Xcotlen và các
vùng khác trên thế giới. Sự phát triển bùng phát của các loài tảo ở Xcotlen do
các dòng nước thải ở cổng rãnh, một số được chứng minh là gây độc cho cá,
các loài động vật có vỏ và các loài sinh vật cảnh. Sự xuất hiện các loài tảo độc
còn là một mặt xấu của vấn đề biến đổi khí hậu [24].
1.1.2. Sử dụng vi tảo trong nuôi trồng thủy sản
Nước ta có một diện tích nước mặn cũng như nước ngọt khá rộng lớn. Bên
cạnh hệ thống sông suối kênh mương dày đặc thì tiềm năng mặt nước cho
nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Ở các loại thủy vực Việt Nam đã biết khoảng

793 loài động vật không xương sống và nước ngọt và từ biển di nhập vào, 546
loài cá nước ngọt với nhiều loại có giá trị kinh tế. Nhiều loại tôm, cua, trai ốc
là thực phẩm hàng ngày của nhân dân. Các động vật không xương sống nhỏ ở
tầng nước và nền đáy các thủy vực là nguồn thức ăn quan trọng của các loài
cá sống trong thủy vực. Như vậy, khu hệ động vật nội địa có vai trò quan
trọng trong đời sống cũng như trong quá trình phát triển kinh tế [27].
Theo Ryther và Goldman (1975), Allen và Nelson đã nuôi tảo Silic làm thức ăn
cho động vật không xương sống từ năm 1910. Ở Nhật Bản, tiến sĩ Fujinaga cho
rằng tảo Skeletonema costatum và Chaetoceros sp. là thức ăn khởi nguyên cho
ấu trùng tôm. Từ năm 1940 người Nhật đã đề xuất 2 phương pháp nuôi tảo
silic: Thứ nhất là phân lập từ tự nhiên những loài cần rồi nuôi chúng trong môi
trường có bổ sung các loại muối dinh dưỡng, chiếu sáng nhân tạo và cấp khí


6
liên tục. Phương pháp này chủ động có được các loài tốt. Thứ hai là nước biển
được lọc thô, giữ lại một số tế bào của một số loài như là yếu tố giống, bổ sung
vào môi trường nuôi một số phân vô cơ, chiếu sáng và sục khí, phương pháp
này không đảm bảo chắc chắn được loài như ý muốn [24].
Các công trình nghiên cứu về Thực vật nổi trong các ao nuôi tôm không nhiều
và được công bố bởi các nhà khoa học của những nước đang có nghề nuôi
trồng thủy sản phát triển (Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc...). Trong đó Đài
Loan là một nước có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển đặc biệt là nghề nuôi
tôm. Khi nghiên cứu 21 ao nuôi Wu và Lu (1991) cho biết, vào thời điểm
nước trong ao ưu dưỡng thì mật độ tế bào TVN lớn hơn 10 7 tế bào/ ml. Một
số ao nuôi tôm công nghiệp khác, với độ mặn khá cao, lại ưu dưỡng nên tảo
Hai roi phát triển nhiều, gây hiện tượng đổi màu nước ao và làm giảm năng
suất ao nuôi trồng. Một số ao nuôi khác có độ mặn thấp hơn, tảo Lục và tảo
Lam chiếm ưu thế, đặc biệt là chi tảo Lam Microcystis. Sự ưu thế của các loài
tảo trên đã làm giảm tính đa dạng của thực vật nổi và đều thể hiện chát lượng

thấp của nước ao. Sự giảm thấp của chỉ số đa dạng tảo xẩy ra trước khi tôm bị
nhiễm bệnh [19]. Năm 1984- 1985, Thamarak (Thái Lan) khi nghiên cứu về
thành phần loài thực vật nổi ở 4 trang trại nuôi tôm đã giám định được 50 loài
thuộc 4 ngành tảo: tảo Lục 3 loài, tảo Lam 8 loài, tảo Silic 43 loài và tảo Hai
Roi 5 loài. Trong đó tảo Silic và tảo Lam chiếm ưu thế [34].
Ở Việt Nam những năm đầu thập kỉ 70, việc sản xuất giống các loài hải sản
quý mới bắt đầu được quan tâm. Do đó việc nuôi tảo cũng mới được chú ý,
mục tiêu là tìm loài thích hợp cho điều kiện Việt Nam và điều kiện nuôi thích
hợp cho sinh khối nhanh để phục vụ nuôi tôm giống [24]. Và từ những năm
1980 đến nay nhiều địa phương đã tiến hành nuôi cấy vi tảo để làm thức ăn
cho các cơ sở chăn nuôi thủy sản, đặc biệt là các tỉnh Quảng Ninh, Quy Nhơn,
Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định, Khánh Hòa.


7
Từ những năm 80 trở lại đây do yêu cầu của thực tiễn đã có 1 số nghiên cứu
cơ sở thức ăn, chất lượng nước trong đầm hay ao nuôi được tiến hành. Từ kết
quả nghiên cứu về thực vật nổi trong các ao nuôi tôm ở Việt Nam, các tác giả
đều cho rằng tảo Silic chiếm ưu thế hơn so với các ngành tảo khác [9], [16],
[17], [20]. Việc thử nghiệm đưa sinh khối Spirulina vào làm thức ăn cho cá
mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, rô phi với tỉ lệ 5 % đã làm tăng tỉ lệ sống và tốc độ
tăng trưởng của cá. Những thử nghiệm trộn vi tảo vào trong khẩu phần ăn của
gà mái đẻ đã làm tăng khả năng đẻ và làm tăng hàm lượng vitamin A trong
trứng [14].
1.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo
1.2.1. Các hệ thống phân loại tảo:
Từ xa xưa, ở thể kỉ XVIII Carlvon Linne (1707 -1778) xếp tảo (Algae) vào
một lớp cùng với nấm, dương xỉ, địa y. Thời kì đó chưa có khái niệm phân
chia sinh giới với tế bào có nhân thực hoặc không nhân. Đến khi kính hiển vi
quang học ra đời (1860) đến những năm 50 của thể kỉ XX, trên thế giới việc

phân loại tảo vẫn dựa vào các đặc điểm về cấu trúc hình thái, cấu trúc tế bào
cũng như cách sinh sản và phương thức sống. Do đó tảo đã được phân chia
thành nhiều lớp, nhiều bộ, nhiều họ. Sự ra đời của kính hiển vi điện tử cũng
như kính hiển vi phản pha đã giúp các nhà Tảo học đi sâu nghiên cứu cấu trúc
hiển vi của tế bào và vì vậy nhiều hệ thống phân loại trong thể kỉ 20 được ra
đời với xuất phát và các dữ liệu khác nhau [5].
Vào năm 1887, vi tảo được biết như một dạng chất hữu cơ trôi nổi trong nước
(ở dạng sống và chết). Mặc dù hình thái và cấu trúc của chúng được phát hiện
nhờ sự phát minh ra kính hiển vi của Robert Hooke (1665). Sự hiểu biết về vi
tảo sau hàng thế kỉ so với kiến thức về thực vật bậc cao, bởi lẽ con người bằng
mắt thường không quan sát được cấu trúc của vi tảo vì chúng có kích thước quá
nhỏ. Việc phát hiện ra “tế bào” - đơn vị cấu trúc của cơ thể sống đã hình thành
tri thức về vi sinh vật và khởi đầu cho những nghiên cứu vi tảo.


8
Có nhiều hệ thống phân loại tảo khác nhau: Năm 1753, Linne đưa ra 14 chi Tảo,
trong đó có 4 chi (Confera, Ulva, Fucus, Chara) đến hiện nay vẫn đang được
công nhận. Smith (1933, 1950) thừa nhận 11 nhóm Tảo lớn đã bỏ phạn trù
Thallophyta và Tảo, ông đã chia làm 7 ngành đó là: Chlorophyta, Euglenophyta,
Chrysophyta, Phaeophyta, Pyrrophyta, Cyanophyta và Rhodophyta.
Klein và Cronquis (1967) đã xem xét lại sự phân loại Tảo thông qua thành
phần hóa học, cấu trúc và tiêu chuẩn chức phận đã thừa nhận 6 ngành, Vi
khuẩn Lam chuyển vào giới Vi Khuẩn [5]. Từ năm 1973 đến nay có nhiều hệ
thống phân loại tảo như hệ thống của Round F.E (1973) chia tảo làm 12
ngành, Gollerbakh M.M (1977) xếp tảo làm 10 ngành, Bold H.C và Wynne
M.J (1978): 9 ngành, Lee R.E (1980) chia tảo thành 6 ngành. Riêng Roswski
J.R và Parker B.C (1982) lại không phân ngành tảo mà chia chúng thành 16
lớp [dẫn theo 5].
Hệ thống phân chia của các tác giả người Nhật Bản chia tảo thành 4 ngành

(thuộc giới thực vật - Plantae): tảo Đỏ (Rhodophyta), tảo Mắt (Euglenophyta),
tảo Xanh Lục (Chlorophyta) và ngành Chromophyta (gồm: tảo Silic, tảo Mắt,
tảo Vàng, tảo Nâu và tảo Vàng ánh). Tảo Xanh Lam hay còn gọi là vi khuẩn
Lam (Cyanobacteria) và Prochlorophyta được xếp vào giới sinh vật phân cắt
(Monera) [22]. Đến năm 1995, Van den Hoek và cộng sự chia Tảo thành 11
ngành [35]. Linda và Lee. W. W, 2000 [31] dựa vào cấu trúc siêu hiển vi như
sắc tố quang hợp, sản phẩm dữ trữ và bản chất hóa học của từng tế bào đã
chia tảo thành 9 ngành.
Như vậy cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có 1 quan điểm thống nhất về hệ
thống phân loại tảo. Tùy theo từng tác giả mà sự sắp xếp phân loại tảo khác
nhau.
Ngày nay để phân loại tảo, người ta sử dụng thêm các kĩ thuật hiện đại như
RAPD - PCR giúp xác định loài chính xác và xác lập được cây hệ thống phát
sinh của tảo ngày một hoàn thiện hơn.


9
1.2.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo ở Việt Nam
Việt Nam là một lãnh thổ có rất nhiều loại thủy vực. Bên cạnh nguồn lợi về
hải sản, đất nước ta còn là một tiềm năng lớn về nguồn lợi thủy sản nước
ngọt, trong đó tảo có vai trò không nhỏ.
Công trình nghiên cứu về tảo ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX do
các nhà khoa học nước ngoài tiến hành. Có thể kể đến công trình của Dawson
A.Y. (1954) [10] nghiên cứu ở vịnh Nha Trang đã công bố 209 loài và dưới
loài trong đó có 7 loài mới cho khoa học. Từ những năm 1960 trở đi mới có
công trình nghiên cứu của người Việt Nam.
Ở miền Nam, Vũ Văn Cương (1960) khi nghiên cứu về thực vật thủy sinh ở sài
Gòn đã công bố 4 taxon tảo lục và nhiều loài khác. Trong công trình này tác giả
chỉ quan tâm đến các yếu tố sinh thái và các quần xã sinh vật [dẫn theo 22].
Ở miền Bắc Việt Nam, Hortobagyi T. (1966 -1969) điều tra về tảo Hồ Gươm

Hà Nội đã công bố 128 taxon bậc loài và dưới loài, tảo lục có 103 taxon,
trong đó có 33 taxon mới đối với khoa học. Riêng chi Scendesmus chiếm 30
taxon [dẫn theo 22].
Năm 1980, với công trình nghiên cứu khu hệ tảo nước ngọt miền Bắc Việt
Nam, Nguyễn Văn Tuyên đã công bố 979 loài và dưới loài trong đó tảo lục có
tới 388 loài (chiếm tới 40 % tổng số loài). Còn công trình năm 1998 khái quát
thành phần loài khu hệ tảo nội địa Việt Nam có 7 ngành, 13 lớp, 28 bộ, 94 họ,
251 chi, tổng có tới 1539 loài và dưới loài. Trong đó tảo lục có tới 614 loài
[dẫn theo 22].
Ở khu vực miền Trung, có công trình của Võ Hành (1983), khi nghiên cứu hồ
chứa ở Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) đã công bố 34 loài tảo lục thuộc bộ Chlorococcales
trong tổng số 191 loài thực vật nổi đã phát hiện được. Năm 1995, tác giả lại
phát hiện được 65 taxon bậc loài và dưới loài thuộc bộ này khi nghiên cứu 21
thủy vực nước ngọt thuộc 5 tỉnh Bắc Trường Sơn [dẫn theo 22]. Lê Thị Thúy
Hà (1998) đã xác định được 136 loài vi tảo ở sông La (Hà Tĩnh), chúng thuộc


10
5 ngành: tảo lam, tảo silic, tảo giáp, tảo mắt, tảo lục, trong đó ưu thế thuộc về
tảo silic và tảo lục [4]. Năm 2004, tác giả nghiên cứu “ Khu hệ thực vật nổi ở
vùng Tây Nam hệ thống sông Lam ( Nghệ An – Hà Tĩnh)” đã xác định được
409 loài và dưới loài thuộc 5 ngành [5].
Trần Mộng Lai (2003) khi nghiên cứu bộ Protococcales ở hồ chứa sông Rác
huyện Kì Anh - Hà Tĩnh đã phát hiên được 60 loài và dưới loài thuộc 9 họ, 20
chi, trong đó đã bổ sung 26 loài vào danh lục bộ Chlorococcales ở khu vực
miền trung [16]. Năm 2006, Nguyễn Thị Mai đã xác định được 107 loài và
dưới loài tảo lục ở hồ chứa Bến En, Thanh Hóa, trong đó bộ Chlorococcales
có 85 loài và dưới loài. Các chi chiếm ưu thế là Tetradron, Scenedesmus,
Pediastrum, Kirchenerialla, Ankistrodesmus [19].
Những công trình nghiên cứu về khả năng ứng dụng của vi tảo trong việc xử

lí ô nhiễm môi trường hiện nay cũng như trong nuôi trồng thủy hải sản hiện
nay đang được quan tâm. Một số tác giả như: Lê Hiền Thảo (1995) đã sử
dụng Chlorella pyrenoidosa xử lí ô nhiễm nước ở 1 số hồ Hà Nội, kết quả cho
thấy hiệu quả làm sạch sau 5 ngày đạt giá trị lớn nhất [28]. Nguyễn Đình San
(2001) sử dụng Chlorella pyrenoidosa Chick. và Scenedesmus quadricauda
Breb. xử lí nước thải ở 6 cơ sở sản xuất thành phố Vinh và vùng phụ cận. Tác
giả kết luận cả 2 loài trên đều có khả năng làm sạch nước thải tốt [22].
Nguyễn Đức Diện (2004) phát hiện ra một số loài tảo có khả năng làm sạch
môi trường và hấp thụ một số kim loại nặng, trong đó có 10 loài vi tảo (có 5
loài thuộc chi Chlorella và một loài thuộc chi Scendesmus) trong đó Chlorella
sp2 vừa có khả năng hấp thụ lượng đáng kể Cr và Ni từ dung dịch, vừa gây ức
chế mạnh lên quá trình sinh trưởng và tổng hợp sác tố của tảo [2].
1.3. Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
1.3.1. Các thông số đánh giá chất lượng nước
Để đánh giá chất lượng nước người ta dựa vào các thông số như pH, nhiệt độ,
độ trong, màu sắc, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan (DO), các muối vô cơ


11
(NH4+, NO3-, PO43-,...), cặn lơ lửng (SS), độ cứng, kim loại nặng, Coliform và
cá sinh vật chỉ thị khác.
- pH: là một yếu tố quan trọng của môi trường nước, phản ánh tính axit của
nước. Ngoài ra còn thể hiện chiều hướng sinh hóa xảy ra trong thủy vực, và
sự có mặt các muối tan, mức độ ô nhiễm nước và mức độ xử lí nước.
Nước tự nhiên thông thường có độ pH từ khoảng 4- 9, độ kiềm thường do sự
có mặt của muối cacbonat và bicacbonat ở những vùng nước cứng liên quan
đến vùng đá vôi hoặc mặn kiềm, nước thải có thể có môi trường kiềm do sản
phẩm một số công nghệ như giấy nhuộm... [23]
- Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào vị độ địa lí, thông thường thì nhiệt
độ của nước xấp xỉ bằng nhiệt độ không khí hoặc chênh lệch vài độ C.

- Độ trong: phản ánh khả năng chiếu xuống nước theo độ sâu của ánh sáng
mặt trời. Độ trong càng lớn thì ánh sáng chiếu xuống càng sâu và chất cặn lơ
lửng hay sự có mặt của các sinh vật sống trong nước càng ít.
- Hàm lượng oxy hòa tan (Dissoved oxygen - DO): phản ánh lượng oxy hòa
tan trong nước. Khi lượng oxy thấp chứng tỏ sự ô nhiễm hữu cơ ở thủy vực
càng cao do quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ đã làm cạn kiệt nguồn oxy
hòa tan trong nước do đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của
các thủy sinh vật sống trong nước. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tố:
nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng chất hòa tan, áp suất bề mặt gió, mặt thoáng
cũng như thủy sinh vật sống trong đó.
- Nhu cầu oxy hóa hóa học (Chemical oxygen demand - COD): là chỉ tiêu
đánh giá nhu cầu oxy cần cho oxy hóa bằng con đường hóa học các chất hữu
cơ trong nước. Thông số này có ý nghĩ trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm
của nước thải, của các sông ngòi và độ sạch của nước được xử lý.
- BOD5 (Biochemical oxygen demand) là khối lượng oxy đã tiêu hao do các
quá trình oxy hóa các chất hữu cơ bởi hoạt động của vi sinh vật. Đây là một


12
đại lượng để đánh giá mức độ ô nhiễm (về mặt chất hữu cơ và vi sinh vật của
nước), thường được xác định với các nguồn nước thải, nước nhiễm bẩn, nước
sông ngòi.
- Hàm lượng amoni [NH+4] trong nước: có ý nghĩa trong việc đánh giá dinh
dưỡng của Nitơ trong nước.
- Hàm lượng photpho (PO43-) trong nước: Photpho có trong tự nhiên, trong
nước thải hầu như ở dạng muối photphat. Đây là một trong những yếu tố rất
quan trọng đối với sự sinh trưởng của sinh vật.
- Hàm lượng sắt trong nước: Hàm lượng sắt trong nước tự nhiên và nước thải
biến động trong khoảng rộng (0,01 - 30mg/l) tùy thuộc vào nguồn nước và
nguồn ô nhiễm. Ngoài ra còn phụ thuộc vào độ pH của nước và sự có mặt của

oxi hòa tan, hàm lượng cacbonat và CO2 cũng như chất hữu cơ.
Khi các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa ở thủy vực vượt quá ngưỡng cho phép thì
không những gây hậu quả nghiêm trọng cho con người mà hàng triệu loài sinh
vật khác cũng phải gánh chịu. Đối với nguồn nước mặt, người ta dựa vào một
số chỉ tiêu thể hiện ở bảng sau [3].
Bảng 1.1. Hệ thống đánh giá nguồn nước mặt
(Theo Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, “ Kỹ thuật môi trường”)
Trạng thái
TT

Nguồn nước

NH4+

NO -3

PO43 -

DO

COD

BOD

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)


(%)

(mg/l)

(mg/l)

<0.05

<0.1

<0.01

100

<6

<2

100

6 -20

2 -4

pH

1

Nước rất sạch


2

Nước sạch

3

Nước hơi bẩn

6 -9

0.4 -1.5

0.3 -1

0.05 -0.1 50 -90 20 -80

4 -6

4

Nước bẩn

5 -9

1.5 -3

1 -4

0.1 -0.15 20 -50 50 -70


6 -8

5

Nước bẩn nặng

4 -9.5

3 -5

4 -8

0.15 -0.3

8 -10

7 -8
6.5 -8.5

0.06 0.4

0.1 -0.3

0.01 0.05

5 -20 70 -100


13


6

Nước rất bẩn

3 -10

>5

>8

>0.3

<5

>100

>10

Căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định quốc tế vào điều kiện cụ thể của nước
ta, bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường đã đưa ra quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008 của BTNMT được trình bày ở
bảng sau [1].
Bảng 1.2. Giá trị giới hạn các thông số nước mặt
Giá trị giới hạn
Thông số

TT

Đơn vị


A

B

A1

A2

B1

B2

1

pH

mg/l

6 -8.5

6 -8.5

5.5 -9

5.5 -9

2

Oxy hòa tan


mg/l

6

5

4

2

3

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

20

30

50

100

4

COD

mg/l


10

15

30

50

5

BOD5 (200C)

mg/l

4

6

15

25

6

Amoni (NH4+)

mg/l

0.1


0.2

0.5

1

7

Clorua (Cl -)

mg/l

250

400

600

-

8

Florua (F -)

mg/l

1

1.5


1.5

2

9

Nitrit (NO2 -)

mg/l

0.01

0.02

0.04

0.05

10

Nitrat (NO3 -)

mg/l

2

5

10


15

11

Photphat (PO43 -)

mg/l

0.1

0.2

0.3

0.5

12

Xianua (CN -)

mg/l

0.005

0.01

0.02

0.02


13

Asen (As)

mg/l

0.01

0.02

0.05

0.1

14

Cadimi (Cd)

mg/l

0.005

0.005

0.01

0.01

15


Chì (Pb)

mg/l

0.02

0.02

0.05

0.05

16

Crom III (Cr3+)

mg/l

0.05

0.1

0.5

1


14
Giá trị giới hạn
Thông số


TT

Đơn vị

A

B

A1

A2

B1

B2

17

Crom VI (Cr3+)

mg/l

0.01

0.02

0.04

0.05


18

Đồng (Cu)

mg/l

0.1

0.2

0.5

1

19

Kẽm (Zn)

mg/l

0.5

1

1.5

2

20


Niken (Ni)

mg/l

0.1

0.1

0.1

0.1

21

Sắt (Fe)

mg/l

0.5

1

1.5

2

22

Thủy ngân (Hg)


mg/l

0.001

0.001

0.001

0.02

23

Chất hoạt động bề mặt

mg/l

0.1

0.2

0.4

0.5

24

Tổng dầu, mỡ (oils & grease)

mg/l


0.01

0.02

0.1

0.3

25

Phenol (tổng số)

mg/l

0.005

0.005

0.01

0.02

26

Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ
Adrin +Dieldrin

mg/l


0.002

0.004

0.008

0.01

Endrin

mg/l

0.01

0.012

0.014

0.02

BHC

mg/l

0.05

0.1

0.13


0.015

DDT

mg/l

0.001

0.002

0.004

0.005

Endosunfan (Thiodan)

mg/l

0.005

0.01

0.01

0.02

Lindan

mg/l


0.3

0.35

0.38

0.4

Chlordance

mg/l

0.01

0.02

0.02

0.03

Heptachlor

mg/l

0.01

0.02

0.02


0.05

Paration

mg/l

0.1

0.2

0.4

0.5

Malation

mg/l

0.1

0.32

0.32

0.4

mg/l

100


200

450

500

27

28

Hóa chất bảo vệ thực vật photpho
hữu cơ

Hóa chất trừ cỏ
2,4D


15
Giá trị giới hạn
Thông số

TT

2,4,5T

Đơn vị

mg/l

Paraquat


A

B

A1

A2

B1

B2

80

100

160

200

900

1200

1800

2000

29


Tổng hoạt độ phóng xạ a

Bq/l

0.1

0.1

0.1

0.1

30

Tổng hoạt độ phóng xạ b

Bq/l

1

1

1

1

31

E. coli


MPN/
100ml

20

50

100

200

32

Colifom

MPN/
100ml

2500

5000

7500

10000

Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng
nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau:
-


A1: Sử dụng tốt cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt và

các mục đích khác như loại A2, B1, B2.
-

A2: Sử dụng cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt nhưng

phải qua xử lí bằng công nghệ phù hợp, bảo tồn động thực vật thủy sinh
hoặc các mục đích sử dụng khác như loại B1, B2.
-

B1: Dùng cho các mục đích tưới thủy lợi hoặc các mục

đích sử dụng khác các yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục
đích sử dụng như loại B2.
-

B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu

nước chất lượng thấp.
1.3.2. Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Các loài thủy hải sản sống dưới nước luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi
trường nước. Vì vậy chất lượng nước có tác động không nhỏ đến năng suất
nuôi trồng thủy sản.


16
- Nhiệt độ: Ở nước ta, nhiệt độ nước thường thay đổi theo mùa, ngày đêm và
mỗi vùng miền khác nhau. Thông thường nhiệt độ thấp nhất trong ngày vào

lúc 2-5h và cao nhất vào lúc 14-16h chiều. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột 3 4 0C thường gây chết tôm [11], [12].
- Độ mặn: Là yếu tố có thể điều chỉnh được nếu có nguồn nước ngọt và nước
mặn dữ trữ. Nếu độ mặn quá cao hoặc quá thấp đều không tốt cho nuôi trồng
thủy sản. Độ mặn để tốt nhất cho tôm phát triển là 10 - 25 ppt. Ở nước ta, độ
mặn nước biển từ Vũng Tàu trở ra ổn định nên dọc bờ biển có xuất hiện tôm
quanh năm, những vùng có độ mặn thay đổi theo mùa thù tôm phân bố rất ít [6].
- pH: pH trong nước rất quan trọng, khi pH biến động thì sẽ ảnh hưởng tới
quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể thủy sinh vật. pH phù hợp trong nuôi
trồng thủy sản ở nước ta là 7,5 - 8, 5 [6].
- Độ kiềm: Độ kiềm là số đo tổng số cacbonat và bicacbonat, chúng có tác
dụng quan trọng trong nước thông qua làm giảm sự biến động của pH, hạn
chế các chất độc trong ao gây sốc cho tôm. Độ kiềm thích hợp cho ao nuôi từ
80 - 130 mg/l [6].
- Oxy hòa tan: Hàm lượng oxy hòa tan là yếu tố quan trọng và cần thiết trong
nuôi trồng thủy sản về cả hệ thống nuôi năng suất thấp và cao. Hàm lượng
oxy hòa an thích hợp chi thủy sinh vật sinh trưởng và phát triển là 5mg/l [11].
- Độ trong: độ trong của nước chủ yếu phụ thuộc vào số lượng và đặc tính
khối chất bao gồm các sinh vật sống trong tầng nước và thể vẩn lơ lửng. Giới
hạn cho phép về độ trong từ 25- 30 cm, thay đổi theo độ tuổi của đối tượng
nuôi [11].
- Hợp chất của Nitơ: Trong ao hồ, amoniac xuất hiện như 1 sản phẩm do sự
biến đổi của động vật trong nước cũng như từ sự phân hủy các chất hữu cơ
dưới sự xuất hiện của vi khuẩn [11].


17
1.4. Mối quan hệ của các yếu tố trong môi trường nước tới quá trình sống
của tảo
Tảo sống trong môi trường nước chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố trong
môi trường nước. Và ở mỗi loài nhất định cần những yếu tố môi trường nhất

định để sinh trưởng và phát triển. Trong một không gian và thời gian nhất
định có thể có một hay vài loài nhận được mức tối ưu của phần lớn các yếu tố
môi trường nên chúng phát triển và ưu thế hơn các loài khác và thường gây ra
hiên tượng nước nở hoa [ 24].
Ánh sáng ảnh hưởng tới sự phân bố của tảo theo độ sâu. Giới hạn độ sâu
của vi tảo ở biển là 40 - 70 m, tuy nhiên có nơi xuống tới 100 - 120 m do
độ trong của nước. Tầng mặt từ 0 - 20m tảo lục phát triển mạnh, 20 - 30 m
là sự có mặt của tảo nâu, tầng từ 30 - 40 m là sự phát triển của tảo đỏ. Ở
các hồ vi tảo thường xuống sâu tới 10 - 15 m. Đối với các hồ có độ trong
thấp thực vật nổi chủ yếu gặp ở từ 0 - 3m. Trong đó nhóm thực vật nổi tảo
lục và tảo lam có nhu cầu ánh sáng mạnh nhất nên nó tập trung ở tầng nước
mặt [8].
Nhiệt độ là một yếu tố tiếp theo rất quan trọng. Nó chi phối sự phân bố địa lí
và sự biến động số lượng cũng như thành phần loài vi tảo trong thủy vực theo
thời gian khác nhau. Vào mùa đông ở những nơi có xuất hiện băng tuyết thì
nhiệt độ xuống rất thấp, các loài thực vật nổi hầu như vắng mặt. Vào mùa
xuân, khi mà nhiệt độ ấm áp thì tảo lại phát triển mạnh và thường gây hiện
tượng nở hoa nước [10].
Giá trị pH trong môi trường sống ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát
triển của tảo. Ở mỗi loài tảo thì thích nghi với những khoảng pH nhất định.
Hầu hết ở các hồ có pH từ 6 - 9, pH =7 là trung tính. Trong các loài tảo thì tảo
lam thường chịu được độ biến thiên của pH [10].


18
Hàm lượng muối dinh dưỡng thay đổi tùy theo các loại hình thủy vực.
Thực vật nổi cần photpho ở dạng muối hòa tan. Muối photpho có vai trò
quan trọng trong sự tạo thành các sản phẩm sinh dục. Nhu cầu về nitơ ở
mỗi loài khác nhau cũng khác nhau: tảo lục có nhu cầu nitơ lớn nhất, tiếp
theo là tảo lam, sau cùng là tảo silic. Khi muối đạm tồn tại với một số

lượng lớn thì gây ức chế cho sự phát triển của vi tảo. Khi môi trường có
hàm lượng chất dinh dưỡng như nito, phôtpho cao, pH môi trường thấp,
nhiệt độ và cường độ chiếu sáng cao, nước thiếu sự lưu thông.... sẽ là
những yếu tố ảnh hưởng tới sự nở hoa của tảo. Cũng chính vì vậy, sự nở
hoa của tảo thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm khi mà vực
nước ít bị xáo trộn và có nhiệt độ thích hợp nhất. Theo Sawyer (1947),
nồng độ photpho trên 0.015mg/l và nồng độ nito trên 0.3mg/l là đủ để gây
hiên tượng nước nở hoa của tảo [10].
Vi tảo còn là thức ăn cho các động vật không xương sống nên cũng chịu sự
tác động của nhóm sinh vật này, số lượng tảo tăng lên khi số lượng động vật
không xương sống giảm [33].
Như vậy, vi tảo và chất lượng nước có mối liên hệ qua lại với nhau rất chặt
chẽ. Vi tảo có tác dụng làm sạch môi trường nước, cung cấp oxy, ngược lại,
môi trường nước cũng ảnh hưởng tói đời sống của vi tảo. Sự thay đổi tính
chất hóa lí của nước sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố của tảo cả về số lượng lẫn
thành phần loài.
1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ở Cửa Hội - Nghi Lộc - Nghệ An
[Nguồn: dữ liệu cơ bản về bảo vệ môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011]
Cửa Hội là tên cửa sông Lam đổ ra biển Đông, là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An. Phía Đông giáp
biển Đông, phía Tây giáp Nghi Lộc, phía Bắc giáp Thị xã Cửa Lò, phía Nam
giáp Thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Địa danh Cửa Hội là


×