Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập học ký môn tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.68 KB, 11 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay khi đánh giá xem xét một con người chúng ta thường
hay nói đến nhân cách của người đó. Nó là tiền đề, cơ sở để ta nhìn nhận giá
trị , bản chất một con người. Vì vậy sự hình thành, phát triển và hoàn thiện
nhân cách con người luôn được quan tâm chú ý trong xã hội. Mà nhân cách
không phải ngay từ khi sinh ra đã có, nó được hình thành và phát triển một
cách dần dần, và trong quá trình ấy có rất nhiều yếu tố như di truyền, hoàn
cảnh sống, giáo dục, hoạt động, giao tiếp..tác động đến với những mức độ
khác nhau, với những vai trò khác nhau. Vậy vai trò của các yếu tố ấy đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi
tìm hiểu, phân tích chúng.
B. NỘI DUNG
I/ Khái quát chung.
1. Khái niệm nhân cách.
- Định nghĩa: Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá
nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
- Đặc điểm: nhân cách bao gồm 4 đặc điểm đó là tính ổn định, tính
thống nhất, tính tích cực, tính giao tiếp.
2. Cấu trúc của nhân cách.
Cấu trúc của nhân cách bao gồm bốn thuộc tính: xu hướng, năng lực, tính
cách, khí chất.
- Xu hướng: là một hệ thống động cơ và mục đích có định hướng và
thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, hứng thú,
hoặc vươn tới mục tiêu mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình.
1
- Năng lực: Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của
cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định,
đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả.
- Tính cách:là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con
người, những đặc điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của
người đó trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định thể hiện thái độ


của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân.
- Khí chất: là một thuộc tính tâm lý gắn liền với các kiểu hoạt động thần
kinh tương đối bền vững của cá nhân, đặc trưng cho hoạt động tâm lý về
cường độ, tốc độ, nhịp độ, thể hiện sắc thái riêng về hành vi và cử chỉ của
người đó.
II/ Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách.
Theo quan điểm tâm lí học Mác xít, không phải con người mới được
sinh ra đã có sẵn nhân cách và cũng không phải nó được bộc lộ một cách
dần dần từ các bản năng nguyên thủy. Nhân cách là một cấu tạo tâm lí mới
được hình thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp
của mỗi người. Như nhà tâm lý học Xô Viết A.N.Lêonchiep đã chỉ ra rằng:
nhân cách cụ thể là nhân cách con người sinh thành và phát triển theo con
đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự
nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các
quan hệ xã hội mà nó gắn bó. Trong quá trình hình thành nhân cách bị chi
phối bởi nhiều yếu tố là di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và
giao tiếp. Mỗi nhân tố đóng một vai trò khác nhau trong sự phát triển nhân
cách.
1) Yếu tố di truyền.
2
Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng
xương bằng thịt mà là nhân cách của một con người cụ thể sống trong một
xã hội cụ thể. Ngay từ lúc trẻ em ra đời đều có những đặc điểm hình thái-
sinh lí của con người bao gồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền. Những
thuộc tính sinh học có ngay từ lúc đứa trẻ mới sinh gọi là những thuộc tính
bẩm sinh. Những đặc điểm, những thuộc tính sinh học của cha mẹ ghi lại
trong hệ thống gen truyền lại cho con cái được gọi là di truyền. Một cá thể
luôn có cả những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cha mẹ vừa có những cái gì
đó của riêng nó.

Bẩm sinh - di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần
kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã
nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ
trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và
các chức năng của các giác quan và não. Những đặc điểm của hoạt động
thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể. Tuy
nhiên không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình
thành và phát triển tâm lý nhân cách. Bất cứ một chức năng tâm lý nào mang
bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động
của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Cùng một
kiểu hệ thần kinh nhiều loại năng lực, nhiều loại tính cách khác nhau có thể
được hình thành và ngược lại.
Một điểm nữa là, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn
phát triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Ví dụ như
tiềm năng hội họa cần phải được phát triển và bồi dưỡng từ thời thơ ấu.
Tóm lại, bẩm sinh- di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và
phát triển tâm lý nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật
chất của các hiện tượng tâm lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ
3
thể, trong đó có hệ thần kinh. Từ đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật
chất của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
2) Yếu tố hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh sống ở đây bao gồm cả hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã
hội.
a) Hoàn cảnh tự nhiên.
Hoàn cảnh tự nhiên hay còn gọi là các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý,
địa hình ( núi, sông, biển..), khoáng sản, khí hậu ( nóng, lạnh, mưa, gió..),
hoa cỏ, âm thanh..Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của phương thức
hoạt động của con người trong tự nhiên và một số nét riêng trong phạm vi
sáng tạo nghệ thuật. Qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một

mức độ nhất định. Hay có thể nói tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh
tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống. Ngay cả nhiều
phong tục tập quán suy cho cùng cũng đều có nguồn gốc từ điều kiện và
hoàn cảnh sống tự nhiên.
Nhân cách như là một thành viên xã hội chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán
của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp- những cái vốn có liên hệ với
điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó.
Ví dụ như con người Việt Nam, sinh ra trong một đất nước đã từng trải
qua các cuộc chiến tranh gian khổ để giành được độc lập, một đất nước đi
lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nên con người Việt Nam là những
con người kiên cường, cần cù, chịu khó và chính những điều đó đã ảnh
hưởng đến nhân cách con người Việt Nam.
Tuy nhiên hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai trò quan trọng và quyết
định trong sự phát triển tâm lý nhân cách. Những hoàn cảnh tự nhiên hoàn
toàn có thể điều chỉnh, khắc phục được.
4
b) Hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh xã hội là toàn các mối quan hệ xã hội mà con người sống và
tiếp xúc. Nó có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Vì nếu không
có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái
động vật, nó không thể trở thành một con người, một nhân cách. Có nghĩa là
đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm
vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc
sống và lao động trong văn hóa của thời đại. có thể nói nhân cách là một sản
phẩm của xã hội.
Quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân
cách. Ngoài ra tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp
luật. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ
này mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng phụ thuộc

không ít vào vai trò ấy. Đặc tính của quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị
pháp luật biểu hiện qua hệ tư tưởng đạo đức và ở những mức độ khác nhau
qua phong tục tập quán. Trong tất cả những mối quan hệ xã hội được nêu ở
trên, nhân cách không chỉ là một khách thể mà còn là một chủ thể. Cá nhân
là một tồn tại có ý thức, nó có thể lựa chọn phương thức sống của mình và
do đó nó lựa chọn những phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh
xã hội.
Trong môi trường xã hội có ta còn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội
quần chúng khác ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Dư luận và
tâm trạng chung, đó là sự phán xét đánh giá của sự đông người về sự kiện
đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi cá nhân. Dư luận được
hình thành thầm lặng hoặc có ý thức. Có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu
cực trong đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh,
phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.
5

×