Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Lựa chọn công nghệ phun vữa thấm áp lực cao gia cố nền đất, ứng dụng cho thi công hầm metro tuyến số 3: Nhổn Ga Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


VŨ QUANG HƯNG

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHUN VỮA THẤM
ÁP LỰC CAO GIA CỐ NỀN ĐẤT, ỨNG DỤNG CHO
THI CÔNG HẦM METRO TUYẾN SỐ 3:
NHỔN - GA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


VŨ QUANG HƯNG

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHUN VỮA THẤM
ÁP LỰC CAO GIA CỐ NỀN ĐẤT, ỨNG DỤNG CHO
THI CÔNG HẦM METRO TUYẾN SỐ 3:
NHỔN - GA HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CẦU HÂM
MÃ SỐ: 60.58.02.05.04

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Phương Duy

HÀ NỘI - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn Thạc sỹ kỹ thuật “Lựa chọn công nghệ phun vữa
thấm áp lực cao gia cố nền đất, ứng dụng cho thi công hầm metro tuyến số 3: Nhổn ga Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực
tế tại dự án án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội: đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2016
Học viên

Vũ Quang Hưng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Thạc sỹ kỹ thuật
“Lựa chọn công nghệ phun vữa thấm áp lực cao gia cố nền đất, ứng dụng cho thi
công hầm metro tuyến số 3: Nhổn - ga Hà Nội”, bên cạnh sự nỗ lực bản thân và sự
nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ của Thầy - Cô, đồng nghiệp.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Phương Duy, Thầy đã tận tình
chỉ dẫn, định hướng trong nghiên cứu, hết lòng giúp đỡ cũng như tạo điều kiện thuận
lợi để tôi thực hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn các Thầy - Cô trong khoa Công trình, phòng Đào tạo
Đại học và sau Đại học của Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội đã giảng

dạy, giúp đỡ tôi trong suốt những năm học Cao học cũng như quá trình hoàn thiện
Luận án này.
Tôi gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp tại dự án tuyến đường sắt đô thị thí
điểm TP. Hà Nội: đoạn Nhổn - ga Hà Nội đã giúp tôi thu thập thông tin, số liệu phục
vụ nghiên cứu luận án.
Học viên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CÁC CÔNG NGHỆ GIA CỐ NỀN ĐẤT ............................................5
1.1. Tổng quan về các công nghệ gia cố nền đất .............................................................5
1.1.1. Công nghệ cọc đất - xi măng .............................................................................5
1.1.2. Công nghệ bơm vữa thấm TAM ........................................................................8
1.1.3. Công nghệ cọc cát: ...........................................................................................12
1.1.4. Công nghệ sàn giảm tải bằng bê tông cốt thép: ...............................................13
1.1.5. Công nghệ bấc thấm:........................................................................................14
1.2. Lịch sử phát triển, các ứng dụng và phạm vi áp dụng của các công nghệ gia cố
nền đất............................................................................................................................15
1.3. Giới thiệu công nghệ phun khoan phụt vữa cao áp ................................................18
1.3.1. Tổng quan về công nghệ khoan phụt vữa cao áp: ............................................19
1.3.2. Ưu - nhược điểm, phạm vi áp dụng công nghệ khoan phụt vữa cao áp...........21
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công nghệ khoan phụt vữa cao áp: .......................22
1.4. Công nghệ thi công khoan phụt vữa cao áp ...........................................................23

1.4.1. Nguyên lý làm việc ..........................................................................................23
1.4.2. Vật liệu và thiết bị thi công ..............................................................................26
1.4.3. Kiểm soát chất lượng .......................................................................................29
1.5. Kết luận...................................................................................................................30
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHUN VỮA ÁP LỰC CAO CHO
THI CÔNG ĐOẠN NGẦM TUYẾN METRO SỐ 3: NHỔN - GA HÀ NỘI ........31
2.1. Giới thiệu chung về dự án xây dựng hầm metro tuyến số 3: Nhổn - ga Hà Nội ....31
2.1.1. Quy mô dự án, các thông số kỹ thuật tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội .............31
2.1.2. Điều kiện địa chất thủy văn khu vực tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội: ............34


iv
2.2. Đoạn ngầm và các ga ngầm ....................................................................................38
2.3. Ứng dụng công nghệ khoan phụt vữa cao áp cho thi công đoạn ngầm tuyến
Metro số 3 Nhổn - ga Hà Nội ........................................................................................41
2.3.1. Công nghệ thi công đoạn ngầm tuyến metro số 3 Nhổn - ga Hà Nội. Phân
tích các ảnh hưởng do thi công hầm và ga ngầm gây ra ............................................41
2.3.2. Tương tác giữa hầm và ga ngầm, các giải pháp cải thiện đất nền: ..................46
2.3.3. Ứng dụng công nghệ khoan phụt vữa cao áp gia cố, chống thấm trong
hầm, lối ra vào tại các vị trí ga ...................................................................................51
2.3.4. Ứng dụng công nghệ khoan phụt vữa cao áp gia cố, chống thấm cho giếng
đứng ............................................................................................................................65
2.4. Kết luận...................................................................................................................69
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ GIA CỐ NỀN ĐẤT BẰNG CÔNG
NGHỆ KHOAN PHỤT VỮA CAO ÁP .....................................................................71
3.1. Công tác khảo sát, thí nhiệm phục vụ tính toán, thiết kế công nghệ khoan phụt
vữa cao áp ......................................................................................................................72
3.1.1 Công tác khảo sát, thí nghiệm: ..........................................................................72
3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ đất khi đã được xử lý: .........................73
3.2. Giới thiệu phương pháp tính toán khoan phụt vữa cao áp theo các tiêu chuẩn

trên thế giới ....................................................................................................................75
3.2.1. Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn Shanghai-Standard ground
treatment code DJ 08-40-94: ......................................................................................75
3.2.2. Phương pháp tính toán của Nhật Bản theo tiêu chuẩn CDIT: .........................76
3.2.3. Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn châu Âu DIN EN12716:2001 ............82
3.2.4. Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn Đức DIN 4093-2012: ........................84
3.2.5. Phương pháp tính toán theo phương pháp phần tử hữu hạn: ...........................86
3.3. Giới thiệu các phương pháp tính toán khoan phụt vữa cao áp theo tiêu chuẩn
Việt Nam........................................................................................................................87
3.3.1. Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn thiết kế TCVN 86442011 - Quy trình kỹ thuật phun vữa gia cố: ...............................................................87
3.3.2. Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 9403:2012 Xử
lý nền đất yếu - trụ đất xi măng: ................................................................................88


v
3.4. Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn phương pháp tính toán áp dụng cho tuyến
Metro số 3: Nhổn - ga Hà Nội .......................................................................................92
3.4.1. Cơ sở lý thuyết: ................................................................................................92
3.4.2. Thông số thiết kế: .............................................................................................93
3.4.3. Trình tự tính toán: ............................................................................................96
3.5. Kết luận.................................................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................105


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vị trí các ga tàu trên tuyến ............................................................................32
Bảng 2.2: Mô tả địa chất khu vực xây dựng tuyến ........................................................36
Bảng 2.3: Môi trường địa chất thủy văn của đồng bằng sông Hồng dọc tuyến

metro Nhổn - ga Hà Nội ...............................................................................38
Bảng 2.4: Bảng thống kê cấu hình ga ............................................................................39
Bảng 2.5: Các thông số đề xuất đối với khối đất được xử lý ........................................48
Bảng 2.6: Các ứng dụng xử lý đất thông dụng nhất theo phương pháp bơm phun.......50
Bảng 2.7: Danh mục các đơn vị địa chất trong đất nền Hà Nội ....................................51
Bảng 2.8: Kích cỡ bơm phụt xi măng và đặc điểm theo đơn nguyên (lớp) ..................54
Bảng 2.9: Độ nghiêng tối đa của các hệ thống phun vữa ..............................................57
Bảng 2.10: Các đặc tính của các cột phun vữa thấm áp lực cao ...................................59
Bảng 3.1: Nội dung cần thực hiện khi thiết kế và thi công khoan phụt cao áp .............82
Bảng 3.2: Một số thông số thường dùng trong thi công ................................................84
Bảng 3.3: Giới hạn cường độ phun vữa đối với các loại đất khác nhau .......................86
Bảng 3.4: Tỷ lệ pha trộn dung dịch vữa ........................................................................88
Bảng 3.5: Thông số địa kỹ thuật trung bình dự kiến liên quan đến khả năng bơm
phun của các đơn nguyên (lớp) địa kỹ thuật khác nhau đã được xác định
dọc tuyến Đường sắt Đô thị Hà Nội .............................................................93


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Công nghệ trộn khô .........................................................................................7
Hình 1.2. Ứng dụng công nghệ cọc xi măng đất .............................................................8
Hình 1.3. Kỹ thuật bơm vữa TAM ..................................................................................9
Hình 1.4. Ống bọc đơn và kép .......................................................................................10
Hình 1.5. Sơ đồ thi công cọc cát....................................................................................12
Hình 1.6. Một số công nghệ khoan phụt vữa ................................................................18
Hình 1.7. Công nghệ khoan phụt vữa cao áp ................................................................20
Hình 1.8. Các dạng kết cấu khoan phụt vữa cao áp ......................................................21
Hình 1.9. Nguyên lý tạo cột khoan phụt vữa cao áp .....................................................24
Hình 1.10. Trình tự thi công công nghệ ........................................................................24
Hình 1.11. Công nghệ đơn pha ......................................................................................25

Hình 1.12. Công nghệ hai pha .......................................................................................25
Hình 1.13. Công nghệ ba pha ........................................................................................26
Hình 1.14. Thiết bị sử dụng khoan phụt vữa .................................................................28
Hình 1.15. Dây chuyền thi công khoan phụt vữa cao áp hãng YBM - Nhật Bản. ........28
Hình 2.1. Bình đồ hướng tuyến metro ...........................................................................31
Hình 2.2. Ga ngầm hai tầng ...........................................................................................40
Hình 2.3. Ga ngầm ba tầng ............................................................................................40
Hình 2.4. Sơ đồ hướng tuyến metro Hà Nội..................................................................42
Hình 2.5. Hào lún trên hầm ...........................................................................................45
Hình 2.6. Các đường rò rỉ tiềm ẩn tại khu vực lối ra và vào .........................................47
Hình 2.7. Sơ hoạ phương pháp cải thiện đất .................................................................48
Hình 2.8. Sơ hoạ phương pháp thay thế ........................................................................49
Hình 2.9. Sơ họa của phương pháp tường chắn ............................................................50
Hình 2.10. Tính ứng dụng vữa thấm nhập (bởi KELLER) ...........................................53
Hình 2.11. Xác định áp lực dựa trên biểu đồ áp lực - lưu lượng ...................................55
Hình 2.12. Các bước tiến hành phun vữa. .....................................................................57
Hình 2.13. Ứng dụng khoan phụt vữa cao áp xử lý đất lối ra vào ga ............................60
Hình 2.14. Cơ chế phun vữa giai đoạn bơm vữa xi măng bentonite .............................62


viii
Hình 2.15. Cơ chế phun vữa giai đoạn bơm vữa hóa chất ............................................62
Hình 2.16. Cơ chế phun vữa khoan phụt vữa cao áp.....................................................63
Hình 2.17. Ứng dụng khoan phụt vữa cao áp trong các loại đất đá khác nhau .............64
Hình 2.18. Mặt cắt điển hình cho giếng đứng ...............................................................66
Hình 2.19. Địa tầng địa chất và các thông số địa chất công trình .................................68
Hình 2.20. Xử lý đất trong giếng đứng .........................................................................69
Hình 3.1. Sơ đồ thiết kế theo tiêu chuẩn CDIT .............................................................77
Hình 3.2. Mô hình tính toán ..........................................................................................78
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí cọc ..............................................................................................79

Hình 3.4. Mô hình tính lún cọc chống ...........................................................................81
Hình 3.5. Mô hình tính lún cọc treo ..............................................................................82
Hình 3.6. Quy trình thiết kế lặp .....................................................................................89
Hình 3.7. Bố trí cọc trên mặt đất ...................................................................................91
Hình 3.8. Quan hệ giữa tỷ lệ xi măng với đất và cường độ của xi măng-đất (Lin
2000) .............................................................................................................98
Hình 3.9. Xử lý đất từ bề mặt đoạn nối với hầm. ........................................................101


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời kì hiện
nay. Với nhiệm vụ chủ yếu của mình, ngành giao thông vận tải đáp ứng mọi nhu cầu
đi lại, giao lưu của nhân dân và vận chuyển hàng hóa trong quá trình lưu thông, đáp
ứng mọi nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế của đất nước và chiến lược phát triển
giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho thấy việc
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là lĩnh vực được ưu tiên nhằm xây dựng một kết
cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và kịp tốc độ phát triển của các nước trong khu vực
và trên thế giới. Điều đó nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển
ngành giao thông vận tải, đồng thời đề ra trách nhiệm cho những cán bộ, kỹ sư cầu
đường làm công tác thiết kế và thi công công trình xây dựng. Do đó cần thiết phải đặt
ra là nghiên cứu giải pháp kết cấu sao cho công trình thiết kế và thi công đạt hiệu quả
tối ưu.
Thủ đô Hà Nội là một trung tâm văn hoá - chính trị của cả nước, có ảnh hưởng
rất lớn tới sự phát triển của đất nước. Hệ thống giao thông của thành phố đang phát
triển không ngừng. Nhiều tuyến đường lớn nhỏ tiếp tục được qui hoạch, mở rộng hợp
lý, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động lưu

thông. Tuy nhiên cũng giống như các thành phố trên thế giới, Hà Nội cũng gặp rất
nhiều khó khăn về giao thông đô thị:
- Giao thông tại thành phố đang quá tải, nhất là vào giờ cao điểm luôn xảy ra ách
tắc tại các nút giao thông lớn do nhu cầu đi lại của người dân không ngừng tăng lên.
- Mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải xe cộ, ô nhiễm tiếng ồn đã lên mức
báo động.
- Tại các khu phố đông dân cư, việc mở rộng hay quy hoạch lại đường rất khó
thực hiện do liên quan đến các yếu tố lịch sử văn hoá và kiến trúc của thành phố, trong
khi đó việc giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, kéo dài và chi phí lớn. Trong khi
đó, điều kiện địa hình địa chất của thành phố Hà Nội cũng khá phức tạp, việc quy
hoạch chưa hợp lý tại các vùng đông dân cư đã làm cho việc sử dụng các phương tiện


2
công cộng trên mặt đất và trên cao gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu
đi lại của người dân thủ đô.
- Xu thế phát triển hiện nay của toàn bộ hệ thống giao thông vận tải đô thị ở Hà
Nội chưa cân đối và hợp lý. Điều này có thể thấy rõ ở sự phát triển thiếu hài hoà giữa
số lượng và chủng loại của các phương tiện giao thông với hệ thống cơ sở hạ tầng đô
thị. Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy phát triển nhanh và dần dần được hiện đại hoá nhưng
không theo kịp với tốc độ phát triển nhanh đến mức không thể kiểm soát nổi của các
phương tiện giao thông. Chính vì thế hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị vẫn nhanh chóng bị
quá tải và xuống cấp nghiêm trọng.
Hiện trạng và viễn cảnh không xa của tình hình giao thông tại Hà Nội cho thấy
vấn đề đã mang tính cấp bách. Song song với các biện pháp tăng cường quản lý giao
thông, thì việc phát triển vận tải hành khách công cộng với khối lượng lớn cũng được
xem là giải pháp cần thiết và hợp lý. Trước thực trạng như vậy giải pháp khắc phục
mang lại hiệu quả về nhiều mặt là xây dựng hệ thống giao thông ngầm, mà nổi bật là
hệ thống tàu điện ngầm.
Tàu điện ngầm đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu, qua thời gian nó đã chứng

minh tính tối ưu, hợp lý trong việc giải quyết các vấn đề giao thông tại các thành phố
lớn đông dân cư, nó hạn chế được tối đa các vấn đề của đô thị hiện đại như ô nhiễm,
tắc nghẽn, ồn ào, nhu cầu đi lại không ngừng tăng lên nhờ những ưu điểm nổi trội: tốc
độ cao, khả năng vận chuyển hành khách lớn, di chuyển êm, ít gây ô nhiễm môi
trường, nâng cao mức sông của người dân đô thị.
Việc xây dựng hệ thống tàu điện ngầm có ý nghĩa lớn trong giải quyết vấn đề
giao thông đô thị, cho phép sử dụng đất đô thị hợp lý. Tuyến đường hầm Metro: Nhổn
- Ga Hà Nội được xây dựng cũng nhằm mục đích đó, phát triển toàn diện hệ thống hạ
tầng theo định hướng hiện đại để nâng cao năng lực của giao thông công cộng, đáp
ứng các yêu cầu về mặt kinh tế và xã hội. Tuy vậy, ở một đô thị đông dân cư, điều kiện
địa hình địa chất phức tạp, kinh nghiệm thi công các công trình tàu điện ngầm còn hạn
chế, việc lựa chọn được công nghệ, biện pháp thi công sao cho phù hợp là hết sức khó
khăn. Mục tiêu chính của đề tài là giải quyết một phần những khó khăn trong quá trình
thi công công trình ngầm bằng việc nghiên cứu, phân tích và lựa chọn công nghệ phun
vữa thấm áp lực cao phù hợp nhất nhằm gia cố nền đất xung quanh khu vực thi công,


3
đem lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công ở công
trình hầm Metro tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá các công nghệ gia cố nền đất
xung quanh khu vực thi công tàu điện ngầm và các công trình ngầm. Nghiên cứu các
công nghệ gia cố nền đất bằng công nghê phun vữa áp lực và phun vữa thấm áp lực cao..
-

Nghiên cứu, phân tích, so sánh và lựa chọn công nghệ tối ưu, phù hợp với

điều kiện thi công hầm Metro tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu:

- Các công trình hầm và công trình ngầm đã, đang và sẽ được xây dựng trong
nước và trên thế giới.
- Các tài liệu nghiên cứu trước đây về công nghệ phun vữa thấm.
- Nghiên cứu Dự án hầm Metro tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội về hồ sơ địa
chất, hồ sơ thiết kế, thi công....
- Đối chiếu với các quy trình, thiết kế, thi công hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Các công nghệ gia cố nền đất ứng dụng cho thi công hầm và công trình ngầm
và đặc biệt là các công nghệ phun vữa thấm áp lực cao được áp dụng trong nước và
trên thế giới.
- Các điều kiện đặc thù áp dụng trong điều kiện thành phố Hà Nội và đặc biệt là
dự án Metro tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về các công nghệ phun vữa áp lực, biện pháp thi công,
thiết bị, yếu cầu quản lý chất lượng từ đó tìm hiểu, nghiên cứu các công trình ngầm đã
áp dụng công nghệ.
- Nghiên cứu các phương pháp tính toán, thiết kế gia cố nền đất xung quanh
khu vực thi công công trình ngầm bằng công nghệ vữa thấm áp lực cao với các quy
trình khác nhau.
-

So sánh, kết hợp giữa thực tế và lý thuyết, quy trình hiện hành để tìm biện

pháp phù hợp, tối ưu để áp dụng thi công tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội.


4
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình
bày trong 3 chương:

Chương 1: Các công nghệ gia cố nền đất.
Chương 2: Ứng dụng công nghệ phun vữa áp lực cao cho thi công đoạn ngầm
tuyến Metro số 3: Nhổn - ga Hà Nội.
Chương 3: Tính toán thiết kế gia cố nền đất bằng công nghệ khoan phụt vữa
cao áp.


5
CHƯƠNG 1
CÁC CÔNG NGHỆ GIA CỐ NỀN ĐẤT
1.1. Tổng quan về các công nghệ gia cố nền đất
Khi thi công các công trình, đặc biệt là công trình hầm, luôn có những yếu tố
rủi ro cao, như điều kiện đất đá gây mất ổn định hay gặp phải lượng lớn nước ngầm
dưới áp suất cao. Các yếu tố rủi ro này sẽ làm cho công việc thi công gặp nhiều vấn
đề, đó chính là lý do phải bơm vữa nhằm gia cố khối đá đảm bảo ổn định trước và sau
khi thi công. Trên thế giới đã có nhiều công nghệ được biết đến: xi măng trộn sâu
(CDM), tường đất sâu (SMW), Geo - jet, đất trộn sâu (DSM), cọc cát, công nghệ bơm
vữa thấm TAM, công nghệ jet - grouting... Tất cả các phương pháp này đều có chung
mục đích, đó là tìm ra phương thức trộn xi măng với đất hiệu quả và kinh tế nhất,
nhằm thay đổi và cải thiện tính chất của đất giống như đá mềm.
1.1.1. Công nghệ cọc đất - xi măng
1.1.1.1. Tổng quan về công nghệ
Cọc xi măng đất hay còn gọi là đất trộn sâu (DSM), là hỗn hợp giữa đất nguyên
trạng nơi gia cố và xi măng được phun xuống nền đất bởi thiết bị khoan phun. Mũi
khoan được khoan xuống làm tơi đất cho đến khi đạt độ sâu lớp đất cần gia cố thì quay
ngược lại và dịch chuyển lên. Trong quá trình dịch chuyển lên, xi măng được phun vào
nền đất (bằng áp lực khí nén đối với hỗn hợp khô hoặc bằng bơm vữa đối với hỗn hợp
dạng vữa ướt).
Đất trộn sâu được sử dụng thường xuyên và phát triển hơn, được áp dụng ổn
định đất độ sâu tối thiểu 3m, sâu nhất 50m. Theo Jasperse, đất trộn sâu là một quá

trình tương đối đơn giản. Thiết bị là trục dẫn hướng cho một đến bốn khoan thủy lực
đường kính 450 đến 900mm. Buồng trộn được trang bị đan xen các mũi khoan, lưỡi
trộn hoặc các cánh vịt để tăng hiệu quả của quá trình trộn. Chất kết dính được tiêm vào
đất dưới dạng khô hoặc ướt từ buồng trộn, qua đầu mũi khoan thâm nhập vào đất. Mũi
khoan khoan sâu vào đất, trộn đất và chất kết dính lại với nhau. Phương pháp DSM đạt
hiệu quả kinh tế nhất nếu dùng máy trộn đường kính lớn hoặc buồng trộn sắp xếp
nhiều trục. Với nhiều loại thiết bị, nó có thể ổn định đất tới độ sâu nhất là 12m.


6
Theo Broomhead (1992), đất sâu hơn 30m, vùng đất, khối đất bị ô nhiễm, DSM
đều có thể khắc phục được. Cao độ mực nước ngầm không ảnh hưởng gì đến phương
pháp. Nếu công việc được thực hiện dưới mực nước, thì nước sẽ được dùng để trộn gia
cố khối đất. Nếu công việc gia cố ở trên mực nước thì sử dụng hỗn hợp với tỷ lệ thích
hơp phù hợp với điều kiện thiếu nước. Khả năng thực hiện dưới mực nước ngầm là ưu
điểm của đất trộn sâu, vì vậy không cần hạ mực nước. Điều này tiết kiệm chi phí, đặc
biệt khi mà nước ngầm bị ô nhiễm, sẽ phải khắc phục hoặc không thể hạ thấp hơn
được nữa. DSM kinh tế hơn trong việc cải thiện đất phạm vi 10 mét trên bề mặt và
cung cấp chi phí hiệu quả cho hệ thống nền, ứng dụng khác.
Hiện nay phổ biến sử dụng hai công nghệ thi công cọc đất - xi măng là công
nghệ trộn khô (dry jet mixing) và công nghệ trộn ướt (jet grouting). Trong đó công
nghệ jet grouting được trình bày ở mục sau.
1.1.1.2. Công nghệ trộn khô
Trộn khô là phương pháp cải thiện đất rung động thấp, yên lặng, sạch, thường
được dùng cho đất mềm và ướt. Công cụ trộn có tốc độ quay được nâng cao đến độ
sâu lo ngại lớn nhất. Chất kết dính khô được bơm vào không khí thông qua thân ống
máy trộn. Nó rất hiệu quả và kinh tế đối với đất sét mềm, than bùn, đất độ ẩm lớn hơn
60%. Quá trình dùng xi măng liên kết với đất làm tăng cường độ chống cắt và làm
giảm nén ở đất yếu. Công nghệ này sử dụng cần khoan có gắn các cánh cắt đất, chúng
cắt đất sau đó trộn đất với vữa xi măng bơm theo trục khoan.

Sử dụng những dụng cụ chuyên biệt để trộn đất trước khi khoan, cụng cụ khoan
đạt đến độ sâu tối đa, hỗn hợp khô được đưa trực tiếp vào và trộn với đất khi mũi
khoan được rút ra, trong vòng vài giờ sau khi trộn, khu vực xử lý sẽ được tăng cường
lớp đất dày để đảm bảo độ hãm trong suốt quá trình xử lý. Sau xử lý từ 2-6 tuần đất sẽ
cứng gấp 10-50 lần.
Phương pháp trộn đất khô có hiệu quả trong điều kiện độ ẩm cao (>60%) đặc
biêt là đất phù sa hoặc đất sét. Đất hữu cơ và than bùn cũng có thể cố định hoá, nhưng
nên có thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trước khi thiết kế.


7

Hình 1.1. Công nghệ trộn khô
Các ưu điểm của phương pháp trộn đất khô
- Có thể thực hiện tại các điểm không sử dụng được (hạn chế về chi phí/thòi gian).
- Hệ thống kinh tế, thưòng là kết hợp với các hệ thống nâng cấp nên móng. Nói
chung có tính kinh tế cao hơn giải pháp loại bỏ-thay thế.
- Tăng tốc độ xây dựng.
- Độ rung và độ ồn thấp.
- Không cần phải làm khô.
- Độ huy động nhanh.
- Không có đất đá thừa bỏ đi.
1.1.1.3. Phạm vi áp dụng:
Tùy vào điều kiện địa kỹ thuật, công nghệ cọc đất xi măng cũng được phát triển
khác nhau ở các nước, nhưng xu hướng sử dụng ngày càng tăng trong nhiều lĩnh vực:
- Phòng lún nền đường đắp (1)
- Ổn định nền đường đắp cao (2)
- Phòng lún mố cầu (3)
- Ổn định mái dốc (4)
- Giảm thiểu ảnh hưởng tới công trình lân cận (5)

- Hỗ trợ công tác đào móng (6)
- Tăng sức kháng cho móng cọc (7)
- Tăng khả năng chịu lực của kè biển (8)
- Tăng khả năng chịu lực đê chắn song (9)


8

Hình 1.2. Ứng dụng công nghệ cọc xi măng đất
1.1.2. Công nghệ bơm vữa thấm TAM
1.1.2.1. Tổng quan về công nghệ
Phun vữa thấm được áp dụng khi dòng nước ngầm bị giảm hoặc cần kiểm soát,
khi cần cải thiện các đặc điểm độ bền cứng đất tự nhiên. Kỹ thuật này bao gồm thay
dung dịch lỗ rỗng đất bằng cách bơm phun qua TAM (tubes à manchettes) bằng vữa
được bơm tại một áp lực bơm ổn định và không ảnh hưởng đến cấu tạo đất, và theo đó
sẽ không làm hỏng các kết cấu hoặc hệ thống nền móng liền kề.
Ưu điểm của TAM là:
- Có thể kiểm tra lại các điểm bơm phun;
- Cung cấp các lỗ bơm phun đảm bảo độ ổn định trong suốt thời gian thực
hiện dự án. Nếu để các lỗ bơm phun trong thời gian dài sau khi lắp đặt và trước giai
đoạn bơm thứ hai, nên mở lại các van nhờ nước áp lực cao để phá vỡ vữa (hoặc đất đã
liền khối) để đảm bảo quá trình bơm phun tiếp theo.
- Các ống bọc như van một chiều, ngăn ngừa vữa tiêm tự chảy trở lại vào ống
dưới áp lực bơm vữa cao, làm tăng hiệu quả bơm vữa.
- Có thể bơm vữa chính xác tại các vị trí cần thiết.
- TAM cho phép sử dụng vữa có độ sụt giảm, thâm nhập tốt hơn vào các khoảng
trống nhỏ sau khi các khoảng trống lớn đã được bịt kín bất kể mức độ, thứ tự phun.


9

- Các hoạt động phun vữa là hoàn toàn độc lập với khoan, thuận lợi cho việc
tổ chức công việc và sử dụng máy móc.

Hình 1.3. Kỹ thuật bơm vữa TAM
1.1.2.2. Công nghệ thi công:
a. Các ống TAM:
TAM là các ống bằng kim loại hoặc nhựa, với đường kính thông thường là từ
1’’1/4 đến 1’’3/4, được cung cấp với các van mỗi đầu 33 hoặc 50cm. Các ống phải
chịu được áp dụng 120 bar mà không làm biến dạng. Có thể thực hiện phun vữa đất
với một TAM được chèn vào trong một hố khoan, được thực hiện trước khi tiến hành
bơm ống nếu đất tự nhiên không đủ độ ổn định. TAM là ống phun được đục các lỗ nhỏ
(các điểm phun vữa) với các khoảng cách xác định, có thể bịt chống thấm vào đất bằng
cách sử dụng một hỗn hợp gia cố (phun ống). Mỗi lỗ được đóng bởi đệm cao su chặt
kín, hoạt động như van một chiều. Sử dụng hệ thống đóng kín kép để cách ly điểm
bơm phun khi phun vữa.
b. Khoan để lắp TAM
Đường kính khoan để lắp TAM phụ thuộc vào kích thước TAM và thông
thường là từ 70 đến 100mm. Trong giai đoạn khoan để lắp TAM, có thể thu thập các
thông tin hữu ích để kết hợp các kiến thức hiện có về đất và thử nghiệm quy trình bơm
phun. Thông tin hiện có bao gồm các lỗ khoan khảo sát địa kỹ thuật và thí nghiệm tại
công trường & trong phòng thí nghiệm sẽ phải được thực hiện trước khi tiến hành các
biện pháp xử lý. Trong trường hợp các ống gần như thẳng đứng, độ dốc tối thiểu là 1%
để dễ dàng thực hiện bơm phun. Để hạn chế tổn thất về khối lượng và những ảnh
hưởng có thể có đối với các công trình hiện hữu, thực hiện khoan sử dụng song song
một ống kim loại tạm thời. Trong trường hợp đạt đến hoặc vượt quá mức độ lún cho


10
phép khi thực hiện khoan, công tác khoan các lỗ tiếp theo sẽ phải tạm dừng và các
TAM đã được lắp tại khu vực liên quan sẽ được sử dụng để bắt đầu bơm phun vào đất

nhằm tăng độ bền cứng của đất tại khu vực bị ảnh hưởng. Đồng thời, cần kiểm tra quy
trình khoan để hiệu chỉnh và giảm thiểu mức thất thoát khối lượng. Sau khi khoan, rửa
sạch các lỗ bằng nước. Ống kim loại tạm chỉ được rút ra sau khi đã hoàn tất công tác
bơm phun. Có thể chèn TAM độc lập với quá trình bơm phun.
c. Bơm phun ống:
Chất lượng bơm phun ống phải đảm bảo khả năng mở lại các van nhiều lần,
trong suốt quá trình xử lý. Vữa bơm phun ống sẽ được bơm trực tiếp vào khuôn hoặc
trong trường hợp TAM đã được chèn vào trong lỗ, vữa bơm phun sẽ được bơm qua
van sâu nhất của TAM, đã được cách ly bằng bộ nén đơn giản cho đến khi hỗn hợp
vữa chảy tại đỉnh lỗ. Sau đó, TAM sẽ được làm sạch bên trong để loại bỏ tất cả các hạt
xi măng. Lưu lượng được bơm phun sẽ được ghi lại. Tiến hành bơm phun cách ly từng
ống phun với phần ống bọc. Giá trị áp lực lớn nhất để mở các van là 120 bar. Trường
hợp hệ thống không mở, các van sẽ được mở ra để bơm nước và thành phần vữa bơm
phun ống sẽ được xem xét.
d. Ống bọc:
Ống bọc được sử dụng để bịt kín hoặc cách ly một phần của lỗ bơm vữa, để vữa
được bơm nhờ áp lực vào một phần của lỗ và để tránh vữa dịch chuyển theo trục. Các
ống bọc thụ động hoặc giãn nở bằng phương pháp cơ học hoặc bằng khí hơi. Các ống
bọc phải có độ dài đủ để giảm thiểu rủi ro vữa chảy qua các môi trường đã được đổ
vữa. Các ống bọc được sử dụng để tạo độ kín giữa thành lỗ bơm vữa và ống bơm phụt
tại áp suất bơm phụt lớn nhất. Cần lắp hệ thống rửa sạch để rửa vữa chảy qua, đặc biệt
có thể xảy ra khi bơm phụt vữa giai đoạn tiếp theo.

Hình 1.4. Ống bọc đơn và kép


11
e. Vật liệu bơm phụt:
Hỗn hợp vữa phải được trộn để có thể thâm nhập qua các khoảng trống có thể
bơm phụt vữa. Thông thường, sử dụng kết hợp các loại vữa khi bơm phụt vữa thấm

nhập. Trước tiên, vữa xi măng - bentonite rẻ được sử dụng để lấp các lỗ trống lớn hơn,
sau đó vữa hóa chất đắt hơn được sử dụng để lấp các lỗ trống còn lại nhỏ hơn. Các
thông số quan trọng cần xem xét khi lựa chọn loại vữa và tỷ lệ hỗn hợp bao gồm:
Độ đặc của vữa: yêu cầu vữa có độ đặc thấp đối với vữa được bơm phụt, dịch
chuyển dung dịch lấp lỗ rỗng bên trong các khoảng trống, và khoảng cách yêu cầu qua
các đoạn hẹp bên trong đất.
Kích cỡ hạt: kích cỡ hạt nên mịn hơn (từ 3 đến 5 lần) đường dòng chảy gần
điểm bơm phụt để tránh bị tắc khi lọc. Mối liên hệ giữa các hạt to nhất trong vữa và
kích cỡ lỗ rỗng nhỏ nhất trong đất.
Độ tăng cứng: Vữa cứng cần có độ tăng cứng đủ để cải thiện độ tăng cứng của
đất thấm nhập. Chỉ cần độ tăng cứng rất thấp trong vữa để mang lại độ tăng cứng, độ
kết dính và độ cứng đáng kề cho đất đã được xử lý. Tốt hơn là lấp các lỗ trống bằng
vữa yếu, hơn là lấp từng phần bằng vữa khỏe (dày hơn).
Thành phần hóa học của nước ngầm: đặc biệt liên quan đến các vữa hóa chất
được sử dụng, do có thể tác động đến thời gian đông và tính chất của vữa. A xít và sun
phát trong nước ngầm cũng có thể có ảnh hưởng lớn đến xi măng.
Các yếu tố xem xét khác bao gồm:
- Tính sẵn có của vữa.
- Độ bền vật lý của nền đất (tách nước < 2% đối với xi măng)
- Độ bền hóa học của vữa.
- Phương pháp và bố trí bơm phụt đề xuất.
- Tổng chi phí vật liệu và thiết bị yêu cầu.
1.1.2.3. Phạm vi áp dụng:
Các ứng dụng chính của công nghệ phun vữa TAM:
- Gia cố khối đất phía bên trên và dưới khi thi công đào hầm dưới điều kiện
khí nén.
- Gia cố khối đất phía sau tường cọc vây, tường chắn.
- Gia cố khối đất rời.
- Chống thấm cho đê, đập.



12
1.1.3. Công nghệ cọc cát:
1.1.3.1. Tổng quan về công nghệ:
Cọc cát là loại cọc được cấu tạo từ vật liệu rời đặt trong đất tham gia cùng đất
nền chống đỡ tải trọng công trình. Trong quá trình đổ cát và rút cọc ống tạo lỗ lên, cát
được đầm chặt chèn vào đất yếu cả theo phương ngang bằng đầm rung.
Đường kính cọc cát từ 30  50cm. Chiều sâu của các loại cọc cát thường không
quá 15m. Nếu sâu quá thì khó đảm bảo sự duy trì liên tục theo phương thẳng đứng và
cả về chất lượng thi công chúng.
Ưu điểm của cọc cát:
- Khi dùng cọc cát, trị số modun biến dạng trong cọc cát cũng như trong vùng
đất bị nén chặt xung quanh sẽ giống nhau ở mọi điểm.
- Tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất. Phần lớn độ lún của nền đất có cọc
cát thường kết thúc trong quá trình thi công, do đó tạo điều kiện cho công trình sớm
đạt giới hạn ổn định.
- Biện pháp thi công đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp.
Nhược điểm của cọc cát là tốn kém, thời gian thi công kéo dài gây xáo trộn kiến
trúc nền đất, khó kiểm soát chất lượng cọc cát.
1.1.3.2. Công nghệ thi công:
Trình tự thi công cọc cát như sau:

Hình 1.5. Sơ đồ thi công cọc cát


13
- Đặt ống vách đúng vị trí thi công cọc cát.
- Đóng ống vách xuống nền đất bằng búa rung hoặc búa đóng.
- Vừa đóng ống vách vừa kiểm tra đồng hồ đo chiều sâu mũi cọc. Khi chiều
sâu đạt 5m từ mặt đất, đặt thiết bị đo chiều sâu cát 3m từ mặt đất.

- Khi đã đóng ống đến cao độ thiết kế, dừng búa rung, giữ nguyên ống vách,
bắt đầu đổ cát vào.
- Đặt đồng hồ theo dõi cao độ cát ở chế độ làm việc. Rút ống vách lên đồng
thời kiểm tra cao độ cát.
- Dừng rút ống vách khi cao độ cát chỉ ra cát đã tụt 1,5m. Tiến hành đầm chặt
và mở rộng đường kính cọc cát bằng cách ấn lại ống vách với mũi đầm xuống dưới.
- Rút ống vách lên, đến cao độ cát tụt 3m, đầm chặt và mở rộng đường kính
cọc. Công việc lặp lại theo các cao độ tiêu chuẩn.
- Khi đồng hồ đo độ sâu chỉ ống vách còn cách mặt đất 1m, cho mở van áp lực
trên ống vách và dừng thổi khí nén, đóng van hút, rút chậm ống vách lên khỏi mặt đất
và tắt búa rung.
1.1.3.3. Phạm vi áp dụng:
Công nghệ cọc cát tạo ra các ống mao dẫn (cọc cát) làm giảm mực nước ngầm,
dùng có hiệu quả để nén chắt các lớp đất yếu có chiều dày lớn như cát nhỏ, cát bụi ở
trạng thái rời ở trạng thái bão hoà nước, các loại đất cát có xen kẽ những lớp bùn
mỏng, các loại đất dính yếu (sét, sét pha cát….) cũng như các loại đất bùn và than bùn.
Cọc cát dùng để gia cố đất yếu có chiều dày >3m.
Không nên dùng cọc cát với đất quá nhão, không thể nèn chặt được (enc>1)
hoặc đất có hàm lượng chất hữu cơ cao.
1.1.4. Công nghệ sàn giảm tải bằng bê tông cốt thép:
Sàn giảm tải có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: Tấm sàn và hệ móng cọc. Tấm
sàn: Có tác dụng chịu toàn bộ tải trọng do hoạt tải và đất đắp phía trên nó. Tấm sàn có
cấu tạo là tấm bản bằng bê tông cốt thép hình chữ nhật. Chiều dài của sàn giảm tải phụ
thuộc vào phạm vi đắp cao của nền đường sau mố.
Hệ móng cọc: là hệ thống các cọc (thông thường là cọc bê tông cốt thép) liên
kết với tấm sàn, truyền trực tiếp tải trọng từ tấm sàn vào trong lòng đất.


14
a. Ưu điểm:

- Đây là phương pháp được xem là triệt để nhất trong bài toán sử lý nền đường
sau mố đắp trên đất yếu. Phương pháp này đảm bảo tải trọng tác dụng êm thuận. Nền
đường ổn định ngay, không cần chờ lún hoặc cố kết nền đất yếu.
- Thời gian thi công nhanh do không phải chờ lún, không phải phân thành các
giai đoạn thi công, không lãng phí các vật liệu thừa (như vật liệu gia tải).
- Sử dụng độc lập, thông thường áp dụng phương pháp sàn giảm tải thì không
cần áp dụng các biện pháp khác kết hợp.
b. Nhược điểm:
Sàn giảm tải là giải pháp khá tốn kém song chưa được nghiên cứu tính toán cụ
thể, việc lựa chọn chiều dài sàn giảm tải cũng là chủ quan. Về lâu dài, nếu không có
giải pháp xử lý triệt để lún thì nó sẽ vẫn xuất hiện lún cố kết theo thời gian, tạo nên sự
lún chênh lệch giữa phần nền đường trên sàn giảm tải và phần đường không đắp trên
sàn giảm tải. Lúc đó, sự chênh lún là đáng kể nên cũng sẽ tạo ra điểm nhảy (bước
nhẩy) tại vị trí này khi xe chạy qua, ảnh hưởng lớn đến quá trình khai thác.Sàn giảm
tải chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng cho những đoạn đuờng nâng cấp sau một thời
gian khai thác, lúc đó độ lún cố kết theo thời gian gần tắt thì việc khống chế lún phần
đầu cầu sẽ rất hiệu quả.
1.1.5. Công nghệ bấc thấm:
Giải pháp xử lý đất yếu bằng bấc thấm chỉ phát huy hiệu quả cao ở những khu
vực có bề dày không lớn (thường < 15m). Đối với giải pháp này cần thiết áp lực đất
đắp hoặc đất yếu đủ lớn để nước trong đất yếu thoát ra ngoài, làm tăng tốc độ cố kết và
cường độ đất nền. Giải pháp này có ưu điểm là không cần cát lớn trong xử lý. Nếu áp
dụng giải pháp này cần có điều tra nghiên cứu chi tiết về đất yếu như hàm lượng hữu
cơ, thành phần khoáng hóa của đất vì nếu như đất có chưa hàm lượng hữu cơ lớn thì
khả năng thoát nước từ đất yếu của bấc thấm rất khó khăn và hiệu quả không cao. Mặt
khác thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm cần có thời gian lưu tải tương đối dài để cố
kết thấm cũng như phải khống chế tiến trình đắp.
Lõi bấc thấm là một băng chất dẻo có nhiều rãnh nhõ để cho nước mao dẫn
dưới sự tăng lên của áp lực nước lỗ rỗng, nước được đưa lên cao và thoát ra ngoài. Lõi
chất dẻo được bọc bằng một lớp vải địa kỹ thuật có khả năng thấm nước tốt và có khả



15
năng chịu kéo. Lớp vải địa kỹ thuật được bọc nhằm tác dụng để ngăn không cho các
hạt đất trôi theo dòng nước.
Để cắm bấc thấm vào trong đất người ta dùng một máy chuyên dụng tự hành,
bộ phận chính của máy là một cần bằng thép rỗng kích thước 120x50mm, đầu dưới
làm hơi hẹp lại, bên trong cần này luồn bấc thấm, đầu cần có bản neo dùng để móc bấc
thấm. Cần được cắm xuống đất, khi cần được rút lên bản neo được giữ lại và kéo theo
cả bấc thấm. Khi cần rút lên khỏi mặt đất người ta dùng kéo cắt bấc thấm và chuyển
sang chỗ khác.
a. Ưu điểm:
- Sử dụng trong vùng có đất yếu dày, nằm sâu.
- Thiết bị thi công tương đối đơn giản, thường cải tiến từ máy đào, cần cẩu
thuỷ lực.
- Tiến độ thi công nhanh.
- Tiết kiệm được khối lượng đào đắp (nếu thay đất), giảm được chi phí vận
chuyển.
b. Nhược điểm:
- Không có tác dụng thay đất như giếng cát hay cọc cát.
- Dùng kém hiệu quả khi lớp đất yếu là bùn hữu cơ (vấn đề này đang
nghiên cứu).
- Chiều sâu cắm bấc thấm sâu hạn chế hiệu quả thoát nước, do bấc có thể bị
thay biến hình, không thẳng, có thể bị đứt, nếu bấc dài >20m
- Phương pháp xử lý này vẫn còn nhiều tồn tại như còn nghi ngờ không đảm
bảo liên tục dưới biến dạng lớn.
1.2. Lịch sử phát triển, các ứng dụng và phạm vi áp dụng của các công nghệ gia cố
nền đất
Ở châu Á, công nghệ trộn sâu được phát triển ở Nhật Bản từ năm 1960, và sử
dụng rộng rãi ở Thái Lan từ năm 1998. Các ấn phẩm tham khảo, tài liệu hướng dẫn,

các văn bản tiêu chuẩn đã được thực hiện, nghiên cứu. Theo thời gian, công nghệ này
ngày càng được sử dụng phổ biến. Ngày nay, Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc
nghiên cứu và phát triển đất trộn sâu. Tại quốc gia này, từ 1977 đến 1998, có 38 triệu
mét khối đất được cải thiện, bao gồm cả đất liền và đất ven biển. Đối với đất liền (đồi


×