BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC TIÊM
(Injectiones)
Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, được đưa vào cơ thể dưới dạng lỏng, theo đường qua
da hoặc niêm mạc bằng y cụ thích hơp, nhằm mục đích phòng trị bệnh, chuẩn đoán và một số
mục đích khác.
Ưu điểm:
Thuốc tiêm cho tác dụng nhanh, sinh khả dụng cao và
đạt hiệu quả mong muốn trong trị liệu nhất là trường hợp
bệnh nặng, cấp cứu… Thuốc tiêm có thể sản xuất được ở
công nghiệp, đặc biệt có thể tự động hóa, sản xuất hàng loạt
giúp sản phẩm có chất lượng cao và giá hợp lý.
Nhược điểm:
Do cách sử dụng phải dùng kim tiêm đâm xuyên qua da để bơm thuốc vào cơ thể nên gây
cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Cần có sự chỉ định và thực hiện bởi người có chuyên môn với y cụ chuyên dùng. Nếu
bệnh nhân tự sử dụng thuốc tiêm với bơm tiêm insulin, adrenalin…phải được bác sĩ cho
phép và chỉ dẫn.
Các tai biến, rủi ro có thể xẩy ra do tiêm thuốc.
Thuốc tiêm nói chung có giá thành cao do phải đầu tư cho xây dựng nhà xưởng, vận hành
sản xuất cần nghiêm ngặt và bao bì phải bảo đảm vô khuẩn.
Cách dùng: Dùng ống tiêm, tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thể.
1
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC TIÊM TRUYỀN
( Infusiones )
Thuốc tiêm truyền là thuốc tiêm dung môi nước, được sản xuất và đóng gói, sử dụng số lượng
lớn từ hàng trăm đến hàng ngàn mililit, qua đường tịnh mạch, nhằm mục đích trị bệnh, dinh
dưỡng và một số mục đích khác.
Tầm quan trọng :
Thuốc tiêm truyền là thuốc thiết yếu trong điều trị
nhiều trường hợp: Cấp cứu, rối loạn cần bằng kiềm toan, bổ
sung nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, bị bỏng nặng, mất sức…Dùng
nhiều trong dịch bệnh tả lỵ, sốt xuất huyết.
Nhu cầu:
Ở các nước phát triển 500-1000ml/người/năm, ở các
nước đang phát triển thấp hơn. Nhu cầu sử dụng thuốc tiêm truyền có liên quan tới trình độ phát
triển kinh tế và mạng lưới, khả năng phục vụ của ngành y tế.
Cách dùng: Dùng dụng cụ truyền dịch để truyền thuốc qua tĩnh mạch bệnh nhân.
Thuốc tiêm truyền Alvesin 40
2
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
SIRO THUỐC
(Sirupi)
Siro thuố c là những chế phẩ m lỏng , vị ngọt, thể chất đặc sánh, trong đó đường saccarose cao
(khoảng 54 -> 64 % khố i lươ ̣ng chế phẩ m ), có chứa dược chất dùng để điều trị.
Đặc điểm
Siro đơn có hàm lươ ̣ng đường cao nên có thể bảo
quản đươ ̣c lâu, có tác dụng dinh dưỡng.
Siro đơn có tỉ tro ̣ng ở 200C là 1,32; ở 1050C là 1,26.
Nồ ng đô ̣ thường là 64%.
Siro thuố c giúp che giấ u mùi vi kho
̣ ́ chiụ của mô ̣t số
hoạt chất, do đó rấ t thích hơ ̣p với trẻ em.
Ưu điểm:
Thích hợp đối với trẻ em và các bệnh nhân không sử dụng được dạng thuốc phân liều rắn
Sinh khả dụng cao vì đa số siro thuốc là các dung dịch nước
Chứa hàm lượng đường cao làm dung dịch có tính ưu trương cao ngăn cản sự phát triển
của vi sinh vật, nấm mốc.
Nhược điểm:
Thể tích cồng kềnh, dạng đa liều có nguy cơ phân liều không chính xác khi sử dụng.
Hoạt chất dễ hỏng do môi
trường nước, cấu trúc dung dịch.
Không phù hợp với bệnh nhân
kiêng đường.
Cách dùng: Dạng thuốc được phân
liều theo muỗng hoặc theo ly ( Kèm
trong hộp thuốc). Uống trực tiếp.
3
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
CAO THUỐC
(Extracta)
Cao thuốc là những chế phẩm được điều chế bằng cách cô đến độ đậm đặc nhất định dịch chiết
thu được từ dược liệu. Có 3 loại dựa theo thể chất của cao: Cao khô, cao đặc, cao lỏng.
Nước
cất
+
Dung môi
Nước, cồn, ether…
Dịch chiết
Xử lý
Cô đặc, loại tạp chất, điều chỉnh
CAO THUỐC
Sơ đồ giai đoạn điều chế cao thuốc
Đặc điểm:
Cao thuốc đã được loại một phần hoặc loại hoàn toàn các tạo chất có trong dịch chiết
(chất nhày, gôm, chất béo, chất nhựa…)
Cao thuốc có chứa toàn bộ các hoạt chất và các chất có tác dụng hỗ trợ.
Tỷ lệ hoạt chất trong cao thuốc (cao đặc, cao khô,…) thường cao hơn hoặc bằng tỉ lệ hoạt
chất trong dược liệu.
Cao thuốc ít khi được sử dụng trực tiếp mà là chế phẩm
trung gian để điều chế các loại thuốc khác.
Cách dùng: Dạng thuốc được phân liều theo muỗng hoặc
theo ly ( Kèm trong hộp thuốc). Uống trực tiếp.
.
4
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
CỒN THUỐC
(Tincturae)
Cồn thuốc là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng phương pháp chiết xuất dược liệu hoặc
hòa tan cao thuốc, dược chất theo tỷ lệ quy định trong
ethanol ở các nồng độ khác nhau. Cồn thuốc được phân
loại theo nhiều cách.
Phân loại theo số lượng nguyên liệu: Cồn thuốc đơn
(cồn cà độc dược, cồn ô đầu…) và cồn thuốc kép
( cồn kép opi benzoic)
Phân loại theo nguồn gốc dược liệu: Cồn thảo mộc,
cồn thuốc động vật…
Phân loại theo phương pháp điều chế : Cồn điều chế theo phương pháp ngâm lạnh, phương
pháp ngấm kiệt và phương pháp hòa tan.
Bảo quản: Đựng trong bao bì kín, tránh ánh sáng, ở nơi khô mát.
5
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC DÁN
Thuốc dán thấm qua da là những chế phẩm mềm dẻo với những kích cỡ khác nhau, chứa một
hoặc nhiều hoạt chất. Chúng được dán trên những vùng da nguyên vẹn nhằm mục đích đưa hoạt
chất thấm qua da vào hệ thống tuần hoàn gây tác dụng phòng hoặc điều trị bệnh.
Kỹ thuật bào chế
Chủ yếu sử dụng phương pháp hòa tan với các bước cơ bản như sau:
1. Chế tạo lớp cốt hoặc khung xốp bằng cách trộn
polymer, tá dược trong máy khuấy trộn với vận
tốc thích hợp.
2. Phối hợp hoạt chất vào hỗn hợp trên.
3. Trải hỗn hợp trên lớp phim không thấm, kiểm
soát bề dày lớp trải.
4. Sấy lớp trải hoặc làm khô ở nhiệt độ phòng.
5. Bảo vệ lớp trải bằng một lớp phim tháo gỡ
được (thông thường là lớp tráng silicon).
6. Đóng gói sản phẩm.
Ưu điểm :
Tiện lợi, không làm thương tổn, không gây tai biến, không có sự biến đổi hấp thụ và bị
gan chuyển hóa như các dạng thuốc uống, có thể cung cấp dược chất liên tục mà không phải
dùng thuốc nhiều lần trong ngày; nếu cần ngưng ngay sự điều trị thì chỉ cần bóc miếng băng dán
ra khỏi da...
Nhược điểm :
Có thể gây ra tác dụng phụ, khi dán cao thuốc lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý
của da, từ đó có thể làm thay đổi sự hấp thu thuốc.
Cách dùng: Dán cao thuốc trực tiếp lên da. Tránh dán ở vùng da đang bị tổn thương và vùng da
nhạy cảm.
6
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC HÍT
(Inhalationis)
Thuốc hít là dạng bào chế rắn hoặc lỏng, đóng gói kín, khi dùng thuốc sẽ bay hơi, thăng hoa
trong không khí hoặc do khí đẩy tạo ra những hạt thuốc mịn phân tán trong khí để hít vào đường
hô hấp, nhằm trị bệnh tại chỗ hoặc toàn thân.
Phương pháp sản xuất:
Các dạng thuốc để xông hít nhất là thuốc hít
theo đường hô hấp phải chọn lựa tá dược để phù hợp
không gây kích ứng niêm mạc hô hấp, không gây nguy
hiểm cho bệnh nhân. Các thuốc lỏng phải chọn pH
trong khoảng 3,0 – 8,5 vừa phù hợp sinh lý vừa giúp
ổn định hoạt chất.
Ưu điểm :
Hiệu quả cao và nhanh hơn các loại thuốc khác
trong việc điều trị bệnh lien quan đến não, Gọn nhẹ, giá thành hạ. Thích hợp cho nhiều đối
tượng.
Nhược điểm :
Khó sử dụng đúng kỹ thuật vì : đòi hỏi người bệnh phải phối hợp đồng bộ hai động tác :
vừa bơm thuốc, vừa hít sâu. Vận tốc thuốc được bắn ra ở miệng
bình xịt là 100km/h, và cho dù người bệnh thực hiện tốt kỹ thuật
hít thì cũng đã có hơn 90% thuốc lắng đọng ở miệng và hầu
họng.
Cách dùng: Hít sâu vào cuống họng hoặc mũi.
7
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC CỐM
(Granulae)
Thuốc cốm là dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp, thường dùng để uống. Khi
uống có thể nuốt trực tiếp với nước hoặc chất
lỏng thích hợp; cũng có thể pha thành dung dịch,
hỗn dịch hay siro trước khi uống.
Ngoài dược chất, thuốc cốm còn chứa tá dược.
Tá dược trong thuốc cốm có thể là tá dược độn
(saccarose, lactose,…), tá dược dính (mật ong,
siro, dung dịch PVP,…), tá dược tạo mùi, vị, tá
dược tạo màu…
Ưu điểm:
Kỹ thuật điều chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, dễ đóng gói và vẫn
chuyển.
Thuốc cốm ở dạng rắn nên ít xảy ra tương kỵ hóa học do đó có thể phối hợp nhiều loại
dược chất khác nhau trong cùng một công thức.
Chế phẩm dạng rắn bền vững về mặt hóa học hơn chế phẩm dạng lỏng.
Dược chất từ thuốc cốm để uống hấp thu nhanh hơn từ thuốc viên tương ứng.
Nhược điểm:
Thuốc cốm dễ hút ẩm do điện tích tiếp xúc lớn
Thuốc cốm không thích hợp với những dược chất có mùi vị khó chịu, dược chất bị mất
hoạt tính trong môi trường dạ dày. Trong trường hợp này thuốc sẽ được điều chế dưới
dạng viên bao tan trong ruột.
Cách dùng: Uống, có thể nuốt trực tiếp hoặc dùng với một ít nước hay một chất lỏng thích hợp,
hoặc pha thành dung dịch, hỗn dịch hay siro.
8
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC BỘT
(Pulveres)
Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tươi, có độ mịn xác định, có chứa nhiều dược
chất. Ngoài dược chất, trong thuốc bột còn có thể có thêm các tá dược như chất điều hương, chất
màu, tá dược độn,…Thuốc bột có thể dung để uống, tiêm, dung ngoài.
Đặc điểm
Thuốc bột để uống được sử dụng sau khi đã hòa tan hoặc
phân tán trong nước hoặc chất lỏng thích hợp hay có thể
nuốt trực tiếp.
Thuốc bột có thể dùng trực tiếp để trị bệnh, hoặc làm chế
phẩm trung gian để chế nhiều dạng thuốc khác như thuốc
viên, thuốc đạn, thuốc cốm, rượu thuốc ... hoặc để chiết
xuất.
Thuốc bột dung ngoài hoặc đóng gói một liều hay nhiều liều. Thuốc có thể dung đắp, rắc
trực tiếp lên da, vết thương hoặc hòa tan, phân tán trong chất lỏng thích hợp để nhỏ, rửa
hay thụt.
Trong y học cổ truyền thuốc bột được gọi là thuốc tán.
Ưu điểm
Kỹ thuật điều chế thuốc đơn giản, không đòi
hỏi trang thiết bị phức tạp, dễ đóng gói và vận chuyển.
Sinh khả dụng cao hơn các dạng thuốc rắn
khác vì có diện tích tiếp xúc với môi trường hòa tan lớn và
ít bị tác động bởi các yếu tố thuộc về kỹ thuật bào chế.
Từ hỗn hợp bột có thể được bào chế thành
những dạng phân liều khác như thuốc nén, viêm nang,
thuốc bột phân liều để pha thành dung dịch hay hỗn hợp uống hay tiêm thuộc bột
dùng ngoài, thuốc bột hít,…
9
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC VIÊN
(Tabellae)
Viên nén là dạng thuốc rắn, được điều chế bằng cách nén một hay nhiều loại dược chất
(có thêm hoặc không thêm tá dược), thường có hình trụ dẹt, mỗi viên là một đơn vị liều.
Cách dùng: Uống trực tiếp. Liều dùng phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc.
Ưu điểm:
-
Đã được chia liều 1 lần tương đối
chính xác. Thể tích gọn nhẹ, dễ
vận chuyển, bệnh nhân tự dùng, dễ
dùng, tiện mang theo người.
-
Không chứa chất bảo quản.
-
Dễ che dấu mùi vị khó chịu của
dược chất.
-
Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng.
-
Dễ đầu tư sản xuất lớn, do đó giá thành giảm.
-
Phạm vi sử dung rộng: có thể nuốt, nhai, ngậm, cấy, đặt, pha thành dung dịch hay
hỗn dịch.
-
Người bệnh có thể tự nhận biết tên thuốc (phần lớn trên mặt viên nén dùng đường
uống có in chữ, ký hiệu hoặc hàm lượng thuốc).
Nhược điểm:
-
Không phải tất cả các dược chất đều điều chế được dưới dạng viên nén (không áp
dụng được cho dược chất lỏng, dễ chảy nhão, chất dầu, chất dễ cháy nổ).
-
Không dùng đươc viên nén
trong tình trạng cấp cứu hoặc hôn mê.
-
Khó nuốt đối với trẻ sơ sinh,
người bệnh đag bị nôn ói, tâm thần nặng.
-
Sinh khả dụng kém hơn so với
thuốc tiêm, thuốc đặt, thuốc cốm, thuốc bột.
10
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC VIÊN NÉN BAO
(Coated tablet – comprimé enrobé, dragé)
Thuốc viên bao là dạng thuốc rắn, phân liều, tạo thành bằng cách bao phủ những lớp tá dược
thích hợp lên bề mặt của viên nén. Cấu trúc có 2 phần rõ rệt: Viên nhân và lớp bao.
Phân loại theo vật liệu và kỹ thuật bao:
Viên bao đường, viên bao phim, viên
bao bằng cách nén.
Đặc điểm:
-
Che dấu mùi vị khó chịu của
dược chất.
-
Tránh kích ứng của dược chất
với niêm mạc dạ dày.
-
Bảo vệ dược chất tránh tác
động của các yếu tố bên ngoài như độ ẩm, ánh sáng, dịch vị…..
-
Khu trú tác dụng của thuốc ở ruột.
-
Kéo dài tác dụng của thuốc.
-
Dễ nhận biết, phân biệt các loại viên.
-
Làm tăng vẻ đẹp của viên
11
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC VIÊN NANG
(Capsulae)
Viên nang là dạng thuốc phân liều rắn, thành phần gồm dược chất được chứa trong một lớp vỏ
nang capsule làm từ gelatin, tinh bột hay dẫn chất cellulose.
Viên nang thường dùng để uống, hoặc dùng đặt trực
tràng, âm đạo… Tùy theo thể chất của vỏ nang, viên
nang được chia thành viên nang cứng và viên nang
mềm.
Ưu điểm:
Thuốc viên nang vừa có ưu điểm của dạng
thuốc rắn ( dễ vận chuyển, đóng gói và bảo quản) lại vừa có ưu điểm của dạng thuốc lỏng
(dược chất đã được hòa tan hoàn toàn hoặc phân tán dưới dạng hạt mịn trong chất lỏng )
nên sinh khả dụng cao hơn các dạng thuốc rắn (thuốc cốm, viên nén).
Ngoài ra viên nang còn dễ che dấu mùi, vị rất tốt. Hình
dạng của viên nang giúp nuốt viên thuốc dễ dàng, gelatin tiếp
xúc với dịch tiêu hóa bị rã rất nhanh giúp hấp thụ thuốc nhanh
hơn.
Viên nang cứng còn được sản xuất quy mô nhỏ hoặc sản
xuất quy mô công nghiệp. Do sản xuất dễ dàng nên viên nang
cứng được sử dụng để thử các chất mới.
Nhược điểm:
So với viên nén, viên nang thường có giá thành
cao hơn.
Viên nang cứng có thể bị giả mạo hoặc thay đổi
dược chất bên trong nếu không có biện pháp
phòng ngừa chặt chẽ.
Viên nang cứng là dạng thuốc tương đối khó bảo
quản, cần phải có điều kiện chống ẩm, chống
nóng thích hợp.
12
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC NHỎ MẮT
(Collyria)
Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm vô khuẩn, không chứa các chất lạ gây hại được pha chế và
đóng gói thích hợp để rửa mắt. Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt
còn là những loại thuốc được dùng để phòng ngừa hoặc
điều trị các bệnh tại mắt, còn thuốc rửa mắt là những loại
thuốc chỉ dùng để rửa mắt, vệ sinh làm sạch mắt chứ
không dùng để điều trị bệnh.
Ưu điểm :
Liều dùng được tuân thủ đúng.
Áp dụng được cho cả hệ phân phối thuốc kéo dài
và có kiểm soát.
Gia tăng sinh khả dụng của thuốc dùng cho mắt bằng
cách tăng thời gian tiếp xúc giữa thuốc với giác mạc.
Cho tác dụng tại đích bên trong nhãn cầu, vì thế ngăn
việc mất thuốc do những mô khác của nhãn cầu.
Có thể hạn chế được những hàng rào bảo vệ như sự dẫn
lưu, sự tiết nước mắt và sự hấp thu qua kết mạc.
Tuân thủ điều trị tốt hơn và cải thiện hiệu quả điều trị
của thuốc.
Phân loại:
Thuốc nhỏ mắt có thể phân loại là thuốc dùng ngoài nhằm tác dụng tại chỗ, theo đường
sử dụng là mắt.
Thuốc nhỏ mắt có các dạng như : dạng thuốc nước (collyre), dạng thuốc mỡ (pommade),
dạng thể keo (gel).
Có nhiều loại thuốc nhỏ mắt như : kháng histamine, kháng nấm, kháng virus, thuốc tê,
kháng sinh nhỏ mắt, kháng viêm steroids, kháng sinh kết hợp kháng viêm, thuốc giãn
đồng tử, vitamin nhỏ mắt…
13
BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC
THUỐC MỠ
(Praeparationes molles ad usum dermicum)
Thuốc mỡ là dạng thuốc có thể chất mềm, đồng nhất dùng để bôi lên da và niêm mạc nhằm gây
tác dụng tại chỗ hoặc đưa dược chất thấm qua da và niêm mạc, làm trơn hoặc bảo vệ.
Phân loại:
Tùy theo cách phối hợp và sử dụng tá dược, thuốc mỡ được chia ra 3 loại :
-
Thuốc mỡ thân dầu: Thuốc mỡ thân dầu có thể trộn lẫn với dầu và chất lỏng ít phân cực.
-
Thuốc mỡ thân nước: Thuốc mỡ thân nước có thể trộn lẫn với nước và chất lỏng phân
cực.
-
Thuốc mỡ nhũ hóa thân nước: Thuốc
mỡ nhũ hóa thân nước có thể hút được
một lượng lớn nước và chất lỏng phân
cực để tạo thành nhũ tương nước - dầu
hoặc dầu – nước.
Ưu điểm:
Thích hợp với thuốc có thời gian bán
hủy ngắn hay có nồng độ trị liệu thấp
trong máu.
Kiểm soát chặt chẽ tốc độ và mức độ phóng thích hoạt chất như thiết kế.
Cung cấp thuốc vào huyết tương với nồng độ ổn định và kéo dài nhờ vậy giảm số lần
dùng thuốc trong ngày, giảm các phản ứng phụ, điều này mang lại nhiều lợi ích cho
người bị các bệnh tim mạch và hen suyễn.
Theo đường hấp thu qua da, hoạt chất thấm thẳng vào hệ tuần hoàn chung nên tránh được
tác động của các men và dịch tiêu hóa và không bị chuyển hóa lần đầu qua gan.
Có thể tự sử dụng, tạo thoải mái cho người bệnh.
Cách dùng: Thoa trên bề mặt da tối thiểu 3 lần/ngày.
14