Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ổn định kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.96 KB, 6 trang )

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang gặp nhiều sóng gió như lạm phát cao,
nhập siêu lớn, thâm hụt ngân sách, bong bóng bất động sản… Ổn định
kinh tế vĩ mô là hướng giải quyết căn bản cho khó khăn hiện nay
Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và
đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng
là chính sách tài chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
Về chính sách tài chính: “Huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực tài chính quốc gia, từng bước cơ cấu lại NSNN, đảm
bảo an ninh tài chính, góp phần tích cực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và tăng
trưởng hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, quốc phòng - an ninh trong
tình hình mới” thì nhiệm vụ của chính sách tài khóa năm 2015 cần tập
trung vào những điểm sau:
Một là, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc
đẩy phục hồi tăng trưởng, tạo nguồn thu vững chắc, ổn định cho NSNN,
đồng thời hạn chế tối đa ban hành thêm các chính sách mới làm giảm thu
NSNN, trừ trường hợp cắt giảm thuế để thực hiện cam kết quốc tế; Tăng
cường công tác quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận
thương mại, chuyển giá; Tập trung xử lý nợ đọng thuế; Đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính thuế, hải quan;
Hai là, cơ cấu lại các khoản chi trên cơ sở rà soát tổng thể các chính sách
an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia... để cắt giảm, lồng
ghép chính sách, chương trình, áp dụng phù hợp cho giai đoạn 2016-2020;
Chỉ ban hành các chính sách làm tăng chi NSNN trong trường hợp thực sự
cần thiết và có nguồn kinh phí đảm bảo; Triệt để tiết kiệm chi NSNN; Rà
soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN; Từng bước tinh giảm biên chế
bộ máy; Giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước
ngoài; Phân bổ, sử dụng vốn đầu tư đảm bảo tập trung, có hiệu quả, ưu
tiên vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm; Đẩy mạnh hình thức hợp
tác công - tư (PPP) và các hình thức đầu tư không sử dụng vốn NSNN;
Ba là, đẩy mạnh đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương


gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
Bốn là, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ công theo hướng giảm các khoản
nợ ngắn hạn, tăng các khoản nợ dài hạn có lãi suất phù hợp; tăng cường
quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo khả năng trả nợ.


Năm là, tăng cường kỷ luật tài khóa và đẩy mạnh cải cách hành chính
trong các lĩnh vực tài chính.
Về
chính
sách
tiền
tệ:
Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành chính sách tiền tệ
chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm
soát lạm phát dưới 5%, đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế ở mức 6,2%, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và
nền kinh tế. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có kế hoạch giảm tiếp lãi
suất cho vay trung và dài hạn từ 1-1,5 điểm %/năm.
Khó khăn trong duy trì
mặt
bằng lãi suất
hiện tại
Lạm phát hai tháng đầu năm 2015 liên tiếp giảm ngay trong mùa cao điểm
tiêu dùng là thuận lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát thấp và đưa tới kỳ
vọng có thể tiếp tục hạ lãi suất. Theo đánh giá thì lãi suất thực ở Việt Nam
đang
chuyển
sang
nguỡng

tích
cực.
Tiếp tục giảm lãi suất cho vay là mục tiêu, nhưng ngay việc giữ được mặt
bằng hiện có cũng đã là khó khăn vì có thể xuất hiện những yếu tố cản trở,
đó là: Khả năng giá dầu không giảm tiếp mà có thể tăng lên trong năm
2015. Nếu giá dầu lên mức 70-90 USD/thùng thì lạm phát có thể tăng lên.
Đến nay sau 15 lần giảm liên tiếp, ngày 11/3, giá xăng dầu trong nước đã
bắt đầu tăng mạnh. Giá điện tăng 7,5% từ ngày 16/3 tạo ra tâm lý cộng
hưởng đối với người tiêu dùng. Kinh tện tăng 7,5% từ ngày 16/3 tạo ra tâm
lý cộng hưởng đối vớiu cầu vốn có thể tăng lên và gây áp lực đối với lãi
suất. Điều này cũng bắt đầu có dấu hiệu xảy ra trong hai tháng đầu năm,
khi tăng trưởng tín dụng tăng gần 1% trong khi những năm trước đều tăng
trưởng âm kéo dài. Với những diễn biến trên, dự báo chính sách lãi suất
của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng thận trọng .

Các giái pháp ổn định kinh tế vĩ mô:
1. Phối hợp chính sách tiền tệ và ngân sách: Trong điều kiện nền kinh tế
đang quá nóng như hiện nay, các chuyên gia của trường Đại học Havard
cho rằng Chính phủ cần phối hợp chính sách tiền tệ và ngân sách để giảm
tốc độ tăng trưởng của tổng cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý điều này
cũng không thể dễ dàng thực hiện trong bối cảnh hội nhập hiện nay của
Việt
Nam.
Cụ thể như trong trường hợp áp dụng tăng lãi suất (duy trì lãi suất thực


dương) để giảm tổng cầu. Mức lãi suất cao hơn sẽ tạo thuận lợi cho thu
hút thêm vốn nước ngoài từ đó làm tăng cung tiền. Kết quả của biện pháp
này là gây thêm áp lực tăng lãi suất đối với Ngân hàng Nhà nước, và vòng
xoáy tăng lãi suất - thu hút thêm vốn nước ngoài cứ thế được lặp lại.

Các nhà kinh tế nhấn mạnh rằng chính sách tiền tệ và ngân sách phải
được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ với nhau. Chính sách thắt chặt tiền
tệ sẽ không phát huy tác dụng nếu ngân sách tiếp tục được nới rộng. Bên
cạnh việc giảm đầu tư công, Chính phủ vẫn phải ưu tiên các dự án có mức
sinh lời cao và việc cắt giảm đầu tư công cũng sẽ không giúp giảm lạm
phát nếu như dòng vốn không được "thu hồi" một cách hiệu quả, lãi suất
thực vẫn tiếp tục âm.
2. Một cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao cấp: Đây là khuyến nghị
mới, đáng chú ý nhất trong nghiên cứu này của các chuyên gia. Họ cho
rằng tại thời điểm hiện nay, thẩm quyền ra quyết định chính sách ở Việt
Nam quá phân tán, và điều này một mặt cản trở sự phối hợp hiệu quả giữa
các cơ quan hoạch định chính sách, mặt khác gây khó khăn cho các nhà
lãnh đạo cao nhất khi họ phải phản ứng một cách quyết đoán nếu khủng
hoảng
xảy
ra.
Một thông điệp chính được các chuyên gia kinh tế đưa ra là: "Để có thể
duy trì sự nhất quán và ổn định trong hệ thống chính sách vĩ mô, Việt Nam
cần tập trung thẩm quyền hoạch định chính sách trong tay một cơ quan
duy nhất". Từ đó, các chuyên gia đề nghị thành lập một "siêu bộ" hay một
cơ quan hoạch định chính sách chung cho ba mảng (đầu tư công, tài trợ
đầu tư và chính sách tiền tệ) trực thuộc Thủ tướng và có quyền hạn lớn,
cao hơn các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương, và tất nhiên là cả
các tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, cơ
quan này có quyền đình chỉ hay cắt giảm những dự án đầu tư công chưa
thực sự cần thiết hay lãng phí. Thành viên của cơ quan này phải được lựa
chọn dựa theo năng lực, có mức lương tương đương với những chức vụ
quản trị ở khu vực tư. Cơ quan này sẽ báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng
Chính phủ và phải được bảo vệ khỏi sức ép chính trị và sự tác động của
các nhóm đặc quyền đặc lợi.

3. Tăng cường năng lực và tính độc lập cho Ngân hàng Nhà nước: Theo
đánh giá của các chuyên gia thì hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
không đủ thẩm quyền và công cụ chính sách, đồng thời cấu trúc quản lý lại


bất cập để có thể vận hành như một ngân hàng trung ương thực thụ.
Chính vì vậy, các nhà kinh tế của ĐH Harvard khuyến nghị Chính phủ cần
có kế hoạch tổ chức lại Ngân hàng Nhà nước theo hướng tăng cường tính
độc lập (đặc biệt là độc lập về mục tiêu và công cụ) và khả năng sử dụng
các công cụ của chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế thị trường hiện
đại.
Điều này đòi hỏi sự góp ý và tư vấn của các chuyên gia về ngân hàng
trung ương, bao gồm một số thống đốc ngân hàng trung ương trong khu
vực và một số chuyên gia kỹ thuật quốc tế đã từng làm việc tại các nước
Đông Nam Á. Mặc dù việc thuê chuyên gia nước ngoài khá đắt nhưng vẫn
còn rẻ hơn rất nhiều so với cái giá phải trả khi xây dựng một ngân hàng
trung ương mà không có sự dẫn dắt của các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Để tránh xung đột lợi ích và đảm bảo tính bảo mật và làm chủ chính sách
khi thuê chuyên gia nước ngoài, Chính phủ Việt Nam nên tự mình lựa chọn
và trả lương cho chuyên gia chứ không nên dựa vào nguồn tài trợ của các
tổ chức quốc tế.
4. Kiểm soát đầu tư công: Theo các chuyên gia, đầu tư công kém hiệu quả
là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Chính phủ đã phê duyệt
một danh sách các dự án đầu tư công đầy tham vọng từ nay cho tới 2015
với tổng số vốn ước tính lên tới 70 tỷ USD. Để đảm bảo lượng vốn khổng
lồ này được sử dụng hiệu quả, Chính phủ cần phân tích thật cẩn thận
những chương trình đầu tư công hiện tại, bao gồm cả những dự án đầu tư
của doanh nghiệp nhà nước để từ đó xây dựng danh mục các dự án ưu
tiên đầu tư căn cứ theo tiêu thức hiệu quả kinh tế.
Cũng cần xây dựng các phương án dự phòng khi xảy ra tình huống xấu để

có thể đình chỉ hay cắt giảm ngay một số dự án khi điều kiện kinh tế vĩ mô
trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm soát chặt các dự án vay
thương mại trên thị trường tài chính quốc tế của các tập đoàn, doanh
nghiệp nhà nước, hay dự án đầu tư công. Thực hiện hoạt động thẩm định
và kiểm toán đầu tư công độc lập, sau đó công khai hóa các thông tin về
thẩm định và kiểm toán này.
5. Giảm bong bóng bất động sản: Chính phủ cũng cần "xì hơi" bong bóng
bất động sản từ từ để tránh sự đổ vỡ đột ngột của thị trường, điều mà nếu
xảy ra sẽ gây náo loạn khu vực tài chính với nguy cơ tác động lan tỏa tới
nền kinh tế thực (tức là hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng hóa và dịch


vụ). Theo các nhà kinh tế, cách tốt nhất để xì hơi bong bóng là đánh thuế
bất động sản. Bên cạnh đó, cần thắt chặt và kiểm soát sát sao các khoản
tín dụng đầu tư bất động sản và các khoản cho vay được thế chấp bằng
bất động sản.
Kết quả đạt được: Trong 7 tháng năm 2015, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục
có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đó, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm
phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Vốn ODA giải ngân ước đạt 3,5 tỉ
USD, tăng 10,1%. Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển, công nghiệp chế
biến chế tạo phục hồi mạnh mẽ. Chỉ số sản xuất (IIP) tăng mạnh với mức
tăng 9,9% trong 7 tháng, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có mức
tăng cao hơn mức tăng chung của ngành và tăng 10,1%.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng năm 2015, ước tính các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,4 tỷ USD, tăng 8,8% với
cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu
thô) trong 7 tháng năm 2015 đạt 64,6 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ
năm 2014 và chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, nhập
khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 56,6 tỷ USD, tăng 23,1% so với
cùng kỳ năm 2014 và chiếm 59% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung

trong 7 tháng năm 2015, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 8,02 tỷ
USD.
Tính đến ngày 20/7/2015, cả nước có 1.068 dự án mới được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 6,92 tỷ USD, tăng hơn 1% so
với cùng kỳ năm 2014. Có 341 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với
tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,88 tỷ USD, bằng 70,2% so với cùng kỳ
năm 2014. Tính chung trong 7 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 8,8 tỷ USD, bằng 92,4% so với cùng kỳ năm 2014.
7 tháng đầu năm 2015, số DN thành lập mới của cả nước là 52.004 DN với
tổng số vốn đăng ký là 321.265 tỷ đồng, tăng 22,7 % về số DN và tăng
22,4 % về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, cũng có
12.749 lượt DN thay đổi tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là
365.170 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung
thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2015 là 686.435 tỷ đồng. 7
tháng đầu năm 2015 cũng chứng kiến 9.974 DN ngừng hoạt động quay trở
lại hoạt động trong cả nước, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là
con số đáng khích lệ cho thấy tín hiệu tốt của nền kinh tế đã tạo thêm cơ
hội đầu tư, kinh doanh cho những DN đang gặp khó khăn.


Thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, 7 tháng đầu
năm 2015, tiêu dùng cũng tăng trưởng tốt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,9%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng
kỳ năm trước tăng 6,3%), mức cao nhất so với cùng kỳ trong 5 năm gần
đây. Về Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do ANZ cống bố, tại tháng 7/2015
cho thấy, ở mức 138,6 điểm, giảm 4,5 điểm so với tháng trước song chỉ số
này vẫn ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2014 là 7,6 điểm, và cao hơn mức
trung bình của năm 2014 (trung bình năm 2014 là 133 điểm). Những điều
này cũng phần nào cho thấy tín hiệu tốt về phục hồi sức mua và tổng cầu
của nền kinh tế…

Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước luỹ kế 7
tháng đạt 544,6 nghìn tỷ đồng, bằng 59,8% dự toán, tăng 6,6% so với cùng
kỳ năm 2014. Đây là con số tích cực trong bối cảnh thu ngân sách ngày
càng khó khăn do giá dầu giảm.
Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức và còn nhiều hạn
chế, yếu kém nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân, chúng ta cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát đã đề ra,
nhất là: kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì được tăng trưởng ở mức hợp lý và
đạt tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối; thực hiện có kết quả bước
đầu các đột phá chiến lược và tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia và giữ được
hòa bình, hữu nghị với các nước; bảo đảm ổn định chính trị xã hội; nâng
cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tạo tiền đề thuận lợi
cho phát triển cao hơn trong giai đoạn tới.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×