Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.15 KB, 24 trang )

Trong nền kinh tế thị trường phá sản không phải là một hiện tượng cá biệt, thực tế khi
kinh tế khó khăn không phải DN, ngành nghề nào cũng có thể trụ vững được, khi đó phá
sản là một lựa chọn hợp lý cho DN để thoát khỏi những gánh nặng về lãi vay và những
bên liên quan có thể thoát được những hệ lụy không đáng có. Nhưng ở VN câu chuyện
phá sản lại không đơn giản như vậy. Xét về yếu tố tâm lý thì các nhà quản lý DN vẫn khó
chấp nhận việc khai tử DN của mình, một phần là do cái nhìn của xã hội về việc phá sản
chưa thân thiện lắm trong khi kinh doanh phải có rủi ro và phá sản là một việc không thể
tránh khỏi tuy nhiên ở VN điều này khó có thể xảy ra vì quy trình thủ tục nộp đơn xin
phá sản quá phức tạp. Trong 9 năm áp dụng luật phá sản:





336 DN nộp đơn phá sản
236 trường hợp được mở thủ tục phá sản
83 trường hợp tòa án tuyên bố phá sản
54.000 DN ngưng hoạt động

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc Hội khóa 13 vừa qua đã thông qua luật phá sản doanh nghiệp
năm 2014 được kỳ vọng sẽ giải quyết được những hạn chế đó.
Luật phá sản doanh nghiệp năm 2014
Khái quát chung:
 Đối tượng áp dụng:

Theo Luật PS 2004 và luật PS2014 đều là doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã (gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. tuy
nhiên trong luật phá sản 2014 còn quy định cụ thể thêm luật này được áp dụng khi giải
quyết phá sản cho các DN, HTX thành lập trên lãnh thổ nước CHXNCNVN
Luật Phá sản 2014 không còn dùng khái niệm “lâm vào tình trạng phá sản”, hay “không
có khả năng thanh toán được” như trước mà dùng khái niệm “mất khả năng thanh toán”


 Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là DN, HTX không thực

hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh
toán


 Cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản


Cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình

giải quyết phá sản gồm:
1. Quản tài viên;
2. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn và thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng sẽ đc
trình bày trong những phần sau>

I.

THỦ TỤC PHÁ SẢN DN:

Bước 1: Nộp đơn và ra quyết định mở thủ tục phá sản


Nộp đơn:

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: (điều 5)
Người có quyền:




Chủ nợ không có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần
Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi



chưa thành lập công đoàn cơ sở
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong

thời gian liên tục ít nhất 6 tháng
• Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên của liên
hiệp HTX
Người có nghĩa vụ:



Người đại diện theo pháp luật của DN, HTX
Chủ DNTN, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng
thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở viên, chủ sở hữu công ty TNHH 1

thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân (ĐIỀU 8)


1.

Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN
đăng ký kinh doanh hoặc đăng, HTX đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký


a.

HTX tại tỉnh đó thuộc một trong các trường hợp sau:
Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá

sản ở nước ngoài
b.
DN, HTX mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở
c.

nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
DN, HTX mất khả năng thanh toán có BĐS ở nhiều huyện, quận, thị xã,

thành phố thuộc tỉnh khác nhau
d.
Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà
Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc
2.
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với DN, HTX có
trụ sở chính tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc
trường hợp quy định trên
3.
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành
<so sánh với luật PS 2004>
Khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp Lệ phí phá sản ( Điều 22)
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phà sản phải nộp lệ phí phá sản theo quy định của
pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án nhân dân. Trường hợp người nộp đơn quy định tại
khoàn 2 điều 5 và điểm a khoản 1 điều 105 của Luật này thì không phải nộp lệ phí phá
sản ( trừ những người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Người lao
động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập

công đoàn cơ sở)
 Thụ lý đơn
Phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 31)

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03
Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 32)
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét
đơn yêu cầu và xử lý như sau:


a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản,
trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều
26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp
đơn sửa đổi, bổ sung đơn; Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Tòa án nhân dân ấn định, nhưng
không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo; trường hợp
đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp
sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán;

d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2
Điều 37 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp
không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu

mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và
chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi
Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.


 Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng giữ chủ nợ nộp đơn yêu mở thủ

tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không quá 20
ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ (Điều 37), nếu
thỏa thuận đc vs nhau – rút đơn
 Mở thủ tục phá sản:

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản(Điều 42)
<thời điểm thụ lý đơn>
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán
phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại
Điều 105 của Luật này.
Tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn
Tòa Án Nhân Dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn trong trường hợp những người
có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản không còn tiền, tài sản khác để nộp
lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản khi nộp đơn yêu cầu phá sản hoặc doanh nghiệp
không còn để thanh toán chi phí phá sản sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo
cho người tham gia thủ tục phá sản biết việc áp dụng thủ tục rút gọn, Tòa án nhân dân

xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục
thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá
sản(Điều 47)
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt
động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá
sản(Điều 48)


Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các
hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau
khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ;
d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần
bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Bước 2: Hội nghị chủ nợ
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá
trị tài sản đó trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn,
nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách chủ nợ, thu thập tài liệu liên quan đến khoản
nợ và niêm yết công khai danh sách chủ nợ
Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản
Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ(Điều 77)

Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể uỷ quyền bằng văn bản cho
người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như
chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền;
trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như
chủ nợ;


3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ(Điều 78.)
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này, chủ
doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì
phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được uỷ
quyền có quyền, nghĩa vụ như người uỷ quyền.
2. Trường hợp người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý
vắng mặt không có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ(Điều 79)
Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm
phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy
định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
 Hoãn Hội nghị chủ nợ(Điều 80)

1. Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 của
Luật này
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại

Hội nghị chủ nợ.
3. Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn
không đáp ứng quy định tại Điều 79 của Luật này thì Thẩm phán lập biên bản và quyết
định tuyên bố phá sản.
 Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ (Điều 83)

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:


a) Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 86 của Luật này( Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục
phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu
doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết
định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.)
b) Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp
tác xã;
c) Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã


Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ
không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm
trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng
buộc đối với tất cả các chủ nợ.
<nếu HNCN ko thông qua đc nghị quyết – tuyên bố PS>

- Nếu hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh,thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh (Phương Án Phục Hồi) và gửi cho Thẩm Phán, chủ nợ,
quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến trong vòng 30 ngày kể từ
ngày có nghị quyết của hội nghị chủ nợ.

-Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phương Án Phục Hồi thì chủ nợ,
quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp để
hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (nếu có).
- Ngay sau khi nhận được Phương Án Phục Hồi đã được góp ý điều chỉnh, quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo cho Thẩm Phán. Thẩm Phán
có mười lăm ngày xem xét trước khi đưa phương án ra hội nghị chủ nợ xem xét thông
qua. Sau khi hội nghị chủ nợ ra nghị quyết hợp lệ thông qua Phương Án Phục Hồi, Thẩm
Phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ.


- Sáu tháng một lần, doanh nghiệp phải lập báo cáo về tình hình thực hiện Phương Án
Phục Hồi cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo cho Thẩm Phán và thông báo cho
chủ nợ. Thời hạn thực hiện Phương Án Phục Hồi là không quá ba năm kể từ ngày hội
nghị chủ nợ thông qua Phương Án Phục Hồi, trừ khi được quy định khác trong nghị
quyết của hội nghị chủ nợ.
- Thẩm Phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán sau khi doanh nghiệp đã thực hiện xong Phương Án
Phục Hồi, hoặc khi đã hết thời hạnthực hiện Phương Án Phục Hồi mà doanh nghiệp vẫn
mất khả năng thanh toán, hoặc khi doanh nghiệpkhông thực hiện được Phương Án Phục
Hồi .
Bước 3: Tuyên bố phá sản
Tòa Án xem xét tuyên bố doanh nghiệp phá sản trong các trường hợp sau:
(i) hội nghị chủ nợ không thành;
(ii) hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản;
(iii) doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
(iv) hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
(v) doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; và
(vi) hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh
nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán.

Quyết định của Tòa Án có thể cấm một số nhân viên điều hành của doanh nghiệp đảm
nhiệm chức vụ trong trường hợp vi phạm quy định của Luật Phá Sản trong thời hạn ba
năm. Quyết đinh này phải được gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh
nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Quyết định này không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản
của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ


chưa được thanh toán nợ. Các nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp được giải quyết theo
quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Bước 4: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản
-Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan
thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành và phân công chấp
hành viên (Chấp Hành Viên) thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
- Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ
Trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp Hành Viên sẽ có văn bản yêu cầu quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.
- Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định
của pháp luật, nhưng không được ký hợp đồng định giá tài sản với tổ chức, cá nhân có
quyền và lợi ích liên quan.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quyết định đình chỉ thi hành quyết định
tuyên bố phá sản trong các trường hợp sau:
(i) doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không có tài sản để thanh lý, phân chia;
(ii) hoàn thành việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản; hoặc
(iii) thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Tòa án nhân dân đã giải quyết phá
sản và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đình chỉ thi hành
quyết định tuyên bố phá sản.
<trả chủ nợ có đảm bảo>
(vi) thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản như sau:
(a) chi phí phá sản;

(b) khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác;


(c) khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh;
(d) nghĩa vụ tài chính đối với Nhà Nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo
đảm không đủ thanh toán nợ.
Nếu tài sản vẫn còn sau khi đã thanh toán đủ cho các chủ nợ, thì phần còn lại này sẽ
thuộc về chủ doanh nghiệp, hoặc thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp tùy từng
trường hợp. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự
ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ


II.

THỦ TỤC PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Phá sản một TCTD có ảnh hưởng khá lớn tới thị trường vì các TCTD nắm giữ và quản lý
tài sản của rất nhiều khách hàng, vốn là những chủ nợ không có bảo đảm. Số lượng chủ
nợ đó rất đông, đến độ mà khi TCTD sụp đổ, một sự xáo trộn không hề nhẹ chắc chắn sẽ
diễn ra, đôi khi dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho nền kinh tế - xã hội và
nhiều khả năng tạo ra các phản ứng dây chuyền khác rất khó xác định. Ví dụ, một ngân
hàng phá sản kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của nhiều ngân hàng khác do tình trạng sở
hữu chéo cổ phần của các ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc do những tương tác nhất
định khác trên thị trường. Do vậy, phá sản một ngân hàng hay một TCTD là điều không
dễ dàng.
Ủy ban thường vụ quốc hội ngày 15/1/2015 đã họp cho ý kiến về luật phá sản sửa đổi
trong đó có đề cập đến việc cho phép các tổ chức tín dụng đóng cửa. Luật phá sản năm
2004 chưa đề cập đến các vấn đề phá sản của Ngân hàng mặc dù vấn đề này đã được quy

định tại nghị định số 5 của chính phủ. Trong lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo muốn gộp
nội dung này vào luật phá sản để thống nhất thủ tục phá sản, việc phân chia tài sản, tiền
gửi, tiền vay sau phá sản và ưu tiên các khoản tiền trả đặc biệt là khoản tiền mà các tổ
chức tín dụng được vay của NHNN và các tổ chức tín dụng khác nhằm cứu vãn thanh
khoản trước phá sản.
Điều kiện xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản là TCTD không có khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi
khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt mà TCTD vẫn nất khả
năng thanh toán thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.
Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng ngân hàng gồm:
-Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
-Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
-Quyết định tuyên bố TCTD phá sản


1) Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản( ĐIỀU 98)
Thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Khác với thủ tục phá sản doanh nghiệp thông thường, thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản là sau khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Luật phá sản 2014 quy định rõ việc nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD chỉ thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNN) có một trong những văn bản sau đây và TCTD vẫn mất khả năng thanh
toán: (i) Văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt, hoặc (ii) Văn bản chấm dứt áp dụng biện
pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc (iii) Văn bản không áp dụng biện pháp phục hồi
khả năng thanh toán.
Quy định này phù hợp với quy định của Luật các TCTD 2010.Theo đó, khi TCTD có
nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc khả năng thanh toán, NHNN sẽ xem xét, quyết định áp
dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với TCTD đó.
ANTT.VN( báo an ninh tiền tệ và truyền thông) - Ngày 14.8, Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam chính thức công bố tình hình tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) và quyết
định đưa nhà băng này vào diện kiểm soát đặc biệt. Vậy kiểm soát đặc biệt là gì? Khi nào
ngân hàng bị rơi vào diện kiểm soát đặc biệt?
Nội dung Thông tư số 07/2013/TT-NHNN Quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với
TCTD ngày 14 tháng 14 tháng 03 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) định nghĩa: “Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự
kiểm soát trực tiếp của NHNN do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh
toán hoặc vi phạm nghiêm trọng phát luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động”.
Quy định này bảo đảm việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ được thực hiện khi
TCTD thực sự không còn khả năng phục hồi, tránh trường hợp TCTD bị nộp đơn yêu cầu
phá sản khi chưa thực sự lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, từ đó gây tâm lý
hoang mang, ảnh hưởng tới hoạt động hệ thống.
Những người sau đây có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:


-

Quyền nộp đơn: ( khoản 1,2,5,6 điều 5)

+ Chủ nợ không có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo 1 phần.
+ Người lao động, công đoàn.
+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời
gian liên tục ít nhất 6 tháng. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ
phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng trong trường hợp điều lệ
công ty quy định.
+ Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên của liên
hiệp HTX.
-

Nghĩa vụ:


+ Chính tổ chức tín dụng ngân hàng mất khả năng thanh toán
+( Nếu TCTD ngân hàng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản) Ngân hàng nhà
nước nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức đó.
2) Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ( ĐIỀU 99)
Phù hợp với quy định về thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Luật phá sản
2014 quy định Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín
dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng
hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán.
3) Thứ tự phân chia tài sản của Ngân hàng bị tuyên bố phá sản:
1. Trả khoản vay đặc biệt cho Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.

Theo quy định tại Điều 151 Luật các TCTD 2010, TCTD lâm vào tình trạng mất
khả năng chi trả, đe dọa ổn định của hệ thống các TCTD, TCTD có nguy cơ mất
khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng khác thì được vay đặc biệt của Ngân
hàng Nhà nước và các TCTD khác. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả
trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của TCTD.


Đây là điều khác biệt so với thứ tự phân chia tài sản trong các DN khác. Đối với
các DN khác thì sẽ ưu tiên chi trả các khoản nợ có tài sản đảm bảo trước khi thực
hiện việc phân chia tài sản còn lại của TCTD phá sản theo quy định. Trên cơ sở
tính chất của khoản vay đặc biệt và phù hợp với quy định tại Luật các TCTD 2010,
Luật phá sản 2014 đã quy định rõ khoản cho vay đặc biệt được hoàn trả cho Ngân
hàng Nhà nước và TCTD khác trước khi thực hiện việc phân chia tài sản còn lại
của TCTD phá sản theo quy định.
Do đặc thù của hoạt động ngân hàng, thứ tự phân chia tài sản trong phá sản TCTD
cũng khác với doanh nghiệp thông thường. Để bảo đảm quyền lợi cho đối tượng
gửi tiền tại TCTD và tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã chi trả tiền bảo hiểm cho người

gửi tiền, Luật phá sản 2014 quy định các khoản tiền gửi, khoản tiền tổ chức bảo
hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại TCTD phá sản được ưu tiên chi trả
trước các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải
trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh
toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Theo đó, thứ tự phân chia
tài sản trong phá sản TCTD được thực hiện theo thứ tự như sau:
2. Chi phí phá sản
3. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động
4. Các khoản tiền gửi, khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi

tiền
5. Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước

6. Khoản nợ không có đảm bảo phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ
có đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản đảm bảo không đủ thanh toán
khoản nợ.
Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ nêu trên, các đối
tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương
ứng với số nợ.


Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ các khoản
trên mà vẫn còn thì phần còn lại sẽ được chia cho:
7. Các thành viên góp vốn của ngân hàng.
4) Về giao dịch của TCTD trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt
Điều 59 Luật phá sản 2014, quy định về giao dịch bị coi vô hiệu nhằm ngăn chặn
trường hợp doanh nghiệp cố tình tẩu tán tài sản trước phá sản, đảm bảo quyền lợi cho các
chủ nợ của tổ chức bị phá sản. Tuy nhiên, đối với TCTD trong giai đoạn kiểm soát đặc
biệt, các giao dịch TCTD được thực hiện dưới sự kiểm soát của NHNN và đều là những
giao dịch cần thiết cho việc đảm bảo khả năng thanh toán của TCTD. Do đó, Điều 103

Luật phá sản 2014 quy định giao dịch của TCTD thực hiện trong giai đoạn NHNN áp
dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán
dưới sự kiểm soát của NHNN sẽ không áp dụng quy định về giao dịch vô hiệu quy định
tại Điều 59 của Luật phá sản 2014.

5) Quyết định tuyên bố phá sản ( ĐIỀU 104)
Theo quy định của Luật các TCTD 2010, khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất
khả năng thanh toán, NHNN sẽ xem xét áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt đối với
TCTD. Trong quá trình áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt, NHNN áp dụng nhiều biện
pháp để phục hồi hoạt động bình thường của TCTD nhưng TCTD không phục hồi được,
NHNN có văn bản gửi Tòa án để phá sản. Do đó, khi mở thủ tục phá sản đối với TCTD,
Luật Phá sản 2014 quy định Tòa án không áp dụng thủ tục Hội nghị chủ nợ và thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh. Đây là 1 điểm khác trong thủ tục phá sản so với các
Doanh nghiệp khác.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của TCTD, Tòa án
nhân dân ra quyết định tuyên bố TCTD phá sản. Quy định này nhằm đẩy nhanh tiến độ


giải quyết phá sản TCTD, bảo đảm quyền và lợi ích cho các chủ nợ của TCTD và phù
hợp đặc thù của TCTD.
Các quy định trên nhằm đảm bảo tính ổn định, an toàn trong hoạt động của các ngân
hàng. Bởi vì, hệ thống các ngân hàng hoạt động liên quan chặt chẽ và có thể gây ảnh
hưởng dây chuyền đến nhau. Do đó, quy định này góp phần chặn đứng những cuộc phá
sản dây chuyền có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống các ngân hàng có liên quan
đến nhau, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của đất nước

III.

THỰC TẾ PHÁ SẢN Ở CÁC TCTD NGÂN HÀNG


 Điểm qua một số nét sơ lược về tình hình các tổ chức tín dụng Ngân hàng tại Việt

Nam trong những năm gần đây
Quá trình tái cơ cấu được ví như "cuộc đại phẫu" đã làm "thay da đổi thịt" toàn hệ thống
ngân hàng thông qua nhiều thương vụ hợp nhất, sáp nhập, nhiều cái tên biến mất, lần lượt
các ngân hàng yếu kém được xử lý, hàng loạt đại gia vướng vòng lao lý...
- Nổi trội lên là quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015 theo đề án 254
của CP Số liệu của NHNN cho thấy, đến
nay số lượng các tổ chức tín dụng đã giảm 17 TCTD so với thời điểm 4 năm trước thông
qua các hình thức sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác; được mua lại; hoặc
thanh lý (có 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình thanh lý).
Trong đó riêng nhóm ngân hàng có 8 cái tên đã biến mất trên thị trường gồm MDBank,
MHB, DaiABank, Ficombank, TinNghiaBank, SouthernBank, WesternBank, Habubank,
và hệ thống chỉ còn 34 ngân hàng thương mại thay vì 42 như trước đây.
Dấu ấn của quá trình tái cơ cấu là sự hiện diện của Nhà nước trong các ngân hàng ngày
một tăng lên. Sau 4 năm tái cơ cấu, sự hiện diện của NHNN ở các ngân hàng thương mại
ngày càng tăng lên. Nếu như trước đây NHNN chỉ sở hữu cổ phần ở 5 ngân hàng là


Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank và MHB, thì đến nay con số ấy đã tăng lên
gấp đôi, bao gồm sở hữu thêm 100% vốn của 3 ngân hàng mua lại 0 đồng là VNCB,
OceanBank và GP.Bank, cùng việc nhận ủy quyền vô thời hạn không hủy ngang một số
cổ phần ở 2 ngân hàng Eximbank và Sacombank. Nếu cộng gộp các Ngân hàng thương
mại Việt Nam lại và coi là 1 "siêu ngân hàng", thì cổ đông lớn nhất của "siêu ngân hàng"
đó chính là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với tỷ lệ sở hữu ước tính khoảng 37% vốn
điều lệ.
-


Hay nhìn xa hơn, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 diễn ra đã có
tác động mạnh đến hầu hết hệ thống ngân hàng của các quốc gia trên thế giới, chỉ tính
riêng tại Mỹ đã có hàng trăm ngân hàng đã bị phá sản, trong đó có sự sụp đổ Lehman
Brothers - một đại gia trong giới ngân hàng của Mỹ.Trong khi đó thì tại Việt Nam, hệ
thống ngân hàng vẫn “vượt qua” được khủng hoảng tài chính toàn cầu một cách ngoạn
mục, không ngân hàng nào bị phá sản mà còn đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn trước khi
xảy ra khủng hoảng.
Như vậy trong lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng tại Việt Nam đến nay chưa ghi
nhận một ngân hàng thương mại cổ phần bị tuyên bố phá sản. Trong quá trình thực hiện
chức năng quản lý và kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, không ít ngân hàng đã được
vực dậy từ tình trạng kiểm soát đặc biệt...

 Có thể nói vấn để phá sản ngân hàng chưa xảy ra tại Việt Nam là chủ yếu bởi một số

nguyên nhân sau đây:
+ Thứ nhất Với thực tế Việt Nam hiện nay, việc phá sản TCTD, đặc biệt là phá sản ngân
hàng là vấn đề nhạy cảm, bởi nền kinh tế vẫn còn rất non trẻ, một ngân hàng phá sản có
thể gây ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt là
người gửi tiền, dẫn đến nguy cơ rút tiền hàng loạt, gây đổ vỡ dây chuyền đối với hệ thống
TCTD Việt Nam. Điều này cũng giải thích vì sao giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước ưu
tiên khi xử lý là tiến hành sáp nhập, hợp nhất những tổ chức tín dụng yếu kém đó thay vì
cho phá sản. Một mặt, biện pháp này hạn chế hiệu ứng rút tiền hàng loạt, mặt khác là do
ngân sách để xử lý là eo hẹp. Do đó, như đã nêu trên, tình huống cho phá sản ngân hàng


tại Việt Nam vẫn khó để xảy ra. Ngân hàng Nhà nước đã và vẫn đang sử dụng biện pháp
chính để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém bằng cho sáp nhập, hợp nhất, biện pháp cuối
cùng là chính Ngân hàng Nhà nước vào cuộc mua lại cổ phần để trực tiếp chấn chỉnh (với
công cụ là các ngân hàng thương mại nhà nước).
VD: NHNN mua lại cổ phần 3 ngân hàng VNCB, Oceanbank, GPBank với giá 0 đồng, 3

ngân hàng này cùng với agribank nâng lên thành 4 ngân hàng quốc doanh do NHNN sở
hữu 100% vốn. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF tại Việt Nam cũng đánh giá: giải pháp NHNN
mua lại bắt buộc chỉ nên là bước đi đầu tiên hướng đến khuôn khổ phù hợp về thanh lý và
phá sản ngân hàng, thông qua đó nguyên tắc kỷ luật thị trường được tăng cường đối với
cả cổ đông và người gửi tiền.
+ Thứ hai, Luật PS 2014 dành hẳn một chương về PSNH tuy nhiên để cho một NH phá
sản thì ko hề đơn giản nhất là khi các thủ tục phá sản, định giá, thanh lý tài sản rất phức
tạp nhưng vẫn chưa có những văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể cho từng bên liên
quan. Đây là một trong những vướng mắc rất lớn trong việc giải quyết các vấn đề của các
NH yếu kém, bởi vì việc PS NH ở VN là chưa có tiền lệ, luật PS thì còn rất chung vì vậy
cần có những quy định cụ thể.
Hai nguyên nhân cơ bản trên giải thích vì sao cho đến bây giờ chưa có ngân hàng nào
phá sản ở Việt Nam.
 Ưu điểm và nhược điểm của việc Không phá sản Ngân hàng:

Ưu điểm:
-

Giải quyết được những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn

-

Tránh tình trạng rút tiền hàng loạt, gây đổ vỡ dây chuyền đối với hệ thống TCTD
Việt Nam

Nhược điểm:
-

Chưa giải quyết được những khó khăn cơ bản về tài sản, thanh khoản, vốn và quản
trị điều hành



-

Tạo tâm lý ỷ lại: một số ngân hàng thương mại đã tăng trưởng bằng mọi giá, mà
không để ý đến các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của mình, gây
những biến động không đáng có trên thị trường những năm gần đây. Bởi trong
thâm tâm, không ít ngân hàng cho rằng: nếu hoạt động yếu kém hay mất khả năng
thanh khoản và đứng trước khả năng đổ vỡ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ ra tay can
thiệp, không để cho ngân hàng phá sản.

Kết luận:
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, đã đến lúc cơ quan quản lý và đặc biệt là Ngân
hàng Nhà nước nên xem việc ngân hàng vỡ nợ phá sản theo quy luật của kinh tế thị
trường là điều bình thường để nâng cao tính minh bạch cho thị trường. Đã là kinh doanh
thì phải có rủi ro, có thành công và cả thất bại. Vấn đề là ở chỗ cơ quan quản lý sẽ giải
quyết như thế nào đối với ngân hàng vỡ nợ, tiếp tục cứu vớt hay cho phá sản?


Câu hỏi nhận định:

9.

Mọi DN, HTX có dấu hiệu mất khả

1.

năng thanh toán đều sẽ bị Tòa án tuyên bố
Thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ
10.


tục phá sản của TCTD là sau khi hết thời hạn

3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà
DN/HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh
Luật phá sản áp dụng đối với tất cả
các chủ thể có đăng ký kinh doanh.
Tất cả các cổ đông đều có quyền nộp

4.

đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công
ty cổ phần
TCTD ưu tiên trả khoản vay đặc biệt

5.

cho NHNN và các TCTD khác trước khi
phân chia TS theo quy định tại khoản 1 điều
101
6.

Tòa án có thể quyết định tuyên bố phá
sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mà không
cần thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.

7.

TAND cấp tỉnh có quyền lấy lên để
tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX trong

mọi trường hợp thuộc thẩm quyền của TAND
cấp huyện.

8.

thúc việc lập danh sách chủ nợ, Thẩm
với TCTD mất khả năng thanh toán.
Sau khi có quyết định mở TTPS,
DN,HTX không được phép thanh toán
khoản nợ không có đảm bảo phát sinh
sau khi mở TTPS.

toán.
3.

ngày kết thúc kiểm kê tài sản hoặc kết
phán phải triệu tập hội nghị chủ nợ đối

phá sản.
2.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ

Tất cả các chủ nợ đều có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
DN/HTX


1. Sai, trường hợp DN/HTX
6. Đúng, TH TA quyết định tuyên bố phá

2. Sai, sau khi NHNN có VB chấm dứt kiểm

sản theo thủ tục rút gọn.
soát đặc biệt hoặc VB chấm dứt áp dụng7. Sai, chỉ trừ TH do tính chất phức tạp của
hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả

vụ việc

8. Sai, chỉ có chủ nợ không có đảm bảo và

năng thanh toán mà TCTD vẫn mất khả

chủ nợ đảm bảo một phần
năng thanh toán.
9. Sai, khi mở TTPS đối TCTD, TA không
3. Sai, chỉ áp dụng vs DN/HTX không áp dụng
áp dụng thủ tục HNCN và thủ tục phục
đối với HKD
4. Sai, trừ TH điều lệ công ty có quy định thì hồi KD.
10. Sai, được phép thanh toán khoản nợ phát
chỉ có CĐ, nhóm CĐ sở hữu từ 20% số
sinh sau khi mở TTPS nếu có sự đồng ý
CPPT trở lên liên tục trong ít nhất 6 tháng.
5. Đúng, theo quy định tại điều 100
của QTV/DNQl, TLTS điểm b khoản 1
điều 48 và điểm c khoản 1 điều 49


Câu hỏi tình huống:
Câu 1: />Câu 2: Công ty TNHH HaHa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Như là người

đại diện theo PL của cty Haha đã làm đơn yêu cầu phá sản đối với công ty.
Danh sách các chủ nợ của công ty như sau:
A: 1 tỷ, có đảm bảo

D: 2 tỷ

B: 2 tỷ, có đảm bảo 1 tỷ

E: 5 tỷ

C: 3 tỷ

F: 5 tỷ


1/ Hội nghị chủ nợ có được tiến hành hợp pháp không nếu: Như, B, C, D có mặt
2/ Phân chia tài sản cho các chủ nợ, biết tất cả tài sản của công ty là 11 tỷ, chi phí phá sản
là 0.2 tỷ, nợ lương người lao động là 0.8 tỷ
ĐA:
1/ Điều 79 Luật PS 2014, điều kiện hợp lệ của HNCN có 2 đk: (1) có số chủ nợ tham gia
đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ ko có bảo đảm (2) QTV, DN quản lý, thanh lý TS
được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở TTPS phải tham gia chủ nợ. Nếu giả sử
như ĐK thứ 2 đã hợp lên, xét đk thứ nhất:
Như, B, C, D có mặt: B, C, D là 3 trong 5 chủ nợ không có bảo đảm, nắm giữ 1+2+3=6
tỷ trong tổng số 16 tỷ nợ không có đảm bảo, chiếm 6/16=37,5% tổng số nợ không có
đảm bảo <51% nên không thỏa mãn điều kiện thứ nhất, hội nghị chủ nợ không đủ
điều kiện tiến hành hợp lệ.
2/ phân chia TS cho các chủ nợ:
Do A, B có các khoản nợ có đảm bảo được xác lập trước khi TA thụ lý đơn yêu cầu mở
TTPS nên được ưu tiên thanh toán trước, theo đó A được trả 1 tỷ và B được trả 1 tỷ.

Phần tài sản còn lại của DN được phân chia theo thứ tự ưu tiên quy định trong khoản điều
54 như sau:
1. Thanh toán phí phá sản: 0.2 tỷ
2. Thanh toán nợ lương người lao động 0.8 tỷ
Số TS còn lại: 11-1-1-0.2-0.8=8 tỷ không đủ để thanh toán hết số nợ không có đảm bảo
nên theo quy định theo khoản 3 điều 54, các chủ nợ không đảm bảo sẽ được thanh toán
theo tỷ lệ % tương ứng với số nợ, do đó, các khoản nợ này đc thanh toán như sau:
B: 6,25%x8=0.5 tỷ (1/16=6.25%)
C: 18,75%x8=1,5 tỷ (3/16=18.75%)
D: 12,5%x8=1 tỷ (2/16=12,5%)
E: 31,25%x8=2,5 tỷ (5/16=31,25%)
F: 31,25%x8=2,5tyr (5/16=31,25%)



×