Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT, KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU THIỆTHẠI TỪ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 78 trang )

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT, KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI TỪ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN
(Tràn dầu, thủy triều đỏ, sinh vật ngoại lai xâm hại, nguyên nhân gây
sự cố môi trường biển, hải đảo, tác động và các giải pháp kiểm soát và khắc
phục, cải thiện môi trường biển và hải đảo)
MỞ ĐẦU
Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1973 là một giai
đoạn mới trong tiến trình phát triển và ban hành luật pháp về lĩnh vực sự cố môi
trường.
Tham gia hội nghị có 156 quốc gia, 20 tổ chức liên chính phủ và hơn 60
tổ chức quốc tế phi chính phủ. Sau các phiên họp, đàm phán và tư vấn không
chính thức kéo dài đã đạt được sự thoả thuận quan điểm của các nước về nhiều
vấn đề đấu tranh chống ô nhiễm môi trường biển. Ngày 30 tháng 4 năm 1982 tại
phiên họp toàn thể tổng kết khóa họp 11 của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp
quốc về Luật biển ở Niu Ước (New York), Hoa Kỳ đã thông qua Công ước Liên
hợp quốc về Luật biển, lễ ký kết diễn ra ở thành phố Montego-Bei, Jamaica.
Khi xây dựng các chuẩn mực pháp luật về bảo vệ môi trường biển, Hội
nghị đã sử dụng những điều khoản tương ứng bao hàm trong các hiệp định quốc
tế chung và khu vực đã ký kết trước đây. Tại phần XII của Công ước đã định ra
trách nhiệm chung của các quốc gia bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Các
quốc gia với chủ quyền của mình phải thực thi những biện pháp cần thiết sao
cho sự ô nhiễm không lan ra ngoài phạm vi những vùng biển thuộc toàn quyền
của mình.
Các biện pháp này liên quan tới tất cả các nguồn ô nhiễm và giảm thiểu
tối đa về: Phát thải các chất độc, hại và có độc từ những nguồn trên đất liền; Ô
nhiễm từ tầu thuyền; Ô nhiễm từ các công trình và thiết bị sử dụng trong thăm
dò và khai thác tài nguyên đáy biển và lòng đất; Ô nhiễm từ tất cả các công trình
và thiết bị khác sử dụng trong môi trường biển.
Công ước có chứa chương về sự phát triển hợp tác quốc tế và khu vực
trong việc hình thành và soạn thảo những chuẩn mực, tiêu chuẩn quốc tế, thực
tiễn và các quy trình bảo vệ môi trường biển, trong việc tiến hành các chương


trình nghiên cứu khoa học và trao đổi thông tin.
1


Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển từ các nguồn trên đất liền, các
nước cần đề ra những luật và quy chế quốc gia dựa trên các chuẩn mực quốc tế
và điều chỉnh sự phát thải các chất ô nhiễm từ sông, cửa sông, đường ống dẫn,
công trình dẫn nước v.v... vào biển, trong khi khai thác tài nguyên đáy biển ở
thềm lục địa và bên ngoài thềm lục địa, chôn giữ các chất ô nhiễm, trong quá
trình giao thông biển.
Các quốc gia cần đảm bảo sao cho tầu thuyền dưới kỳ hiệu nước mình
không được ra khơi chừng nào còn chưa ở trạng thái đi ra biển tuân thủ những
yêu cầu về chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế về phòng chống ô nhiễm.
Việc xác lập các vùng kinh tế 200 hải lý trên Đại dương Thế giới với mục
đích bảo vệ những lợi ích kinh tế của các nước ven bờ có ý nghĩa to lớn. Xuất
phát từ đó, Công ước ấn định phân chia các chủ quyền để thăm dò, khai thác và
bảo tồn những tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và phi sinh vật ở đáy, trong lòng
đất và trong nước và để quản lý những tài nguyên đó cho các quốc gia ven bờ.
Quốc gia ven bờ trong vùng kinh tế có thể thực hiện quyền về: (1) Xây
dựng và sử dụng các đảo, các hệ thống và công trình nhân tạo; (2) Nghiên cứu
khoa học biển; (3) Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Đồng thời, ở vùng kinh tế
tất cả các quốc gia khác được quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và
đường ống dẫn dưới nước và các quyền tự do khác phù hợp với những điều
khoản của Công ước.
Quốc gia ven bờ có quyền trong vùng kinh tế của mình xác định sản
lượng cho phép đánh bắt tài nguyên sinh vật (Điều 61). Bằng con đường hợp tác
với các tổ chức khu vực và quốc tế, quốc gia ven bờ đảm bảo các biện pháp về
bảo vệ và quản lý tài nguyên sinh vật, để chúng không bị hiểm họa khai thác thái
quá. Trong điều kiện có đủ dự trữ tài nguyên sinh vật, quốc gia ven bờ có thể
cho phép các quốc gia khác được sử dụng vùng kinh tế của mình với điều kiện

họ tuân thủ những yêu cầu cần thiết (Điều 62, 69, 70). Công ước bao hàm những
điều khoản điều chỉnh việc khai thác một số dạng tài nguyên sinh vật ở vùng
kinh tế.
Công ước năm 1982 đã xác định những điểm quan trọng của chế độ bảo
vệ môi trường biển trong khi khai thác tài nguyên đáy biển bên ngoài vùng chủ
quyền quốc gia. Thí dụ, theo những điều khoản của Điều 87, thì tất cả các quốc
gia, khi thực hiện tự do hàng hải, lắp đặt cáp và ống dẫn dưới nước, đánh bắt cá,
nghiên cứu khoa học, có trách nhiệm không để xảy ra ô nhiễm môi trường biển.
Điều này cũng liên quan tới sự thực hiện những quyền của các quốc gia trong
khi khai thác tài nguyên khoáng sản ở các vùng sâu của Đại dương Thế giới,
2


những quyền này đòi hỏi sự cho phép của Tổ chức quốc tế về đáy biển. Công
ước quy trách nhiệm sau đây cho các quốc gia: Trước giai đoạn khai thác phải
nghiên cứu kỹ về sinh thái học và thủy văn học của vùng khai thác tài nguyên
đáy, chọn phương pháp và kỹ thuật khai thác tốt nhất nhằm giảm thiểu tối đa sự
ô nhiễm biển. Các quốc gia cần đề ra những luật pháp và quy chế để phòng ngừa
và giảm bớt ô nhiễm do hoạt động ở vùng quốc tế của đáy biển, xác định những
biện pháp kiểm soát mức ô nhiễm môi trường biển trong khi khai thác nguyên
liệu khoáng sản.
Sự cố môi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi
trường nghiêm trọng". Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun,
mưa axit, mưa đá, biến đổi khí hậu và thiên tai khác;
- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội,
an ninh, quốc phòng;

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu
khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự
cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản
xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
Biển và đại dương chiếm 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình
3.710 m và tổng khối nước 1,37 tỷ km3. Tài nguyên biển và đại dương rất đa
dạng được chia ra thành các loại: Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong
khối nước và đáy biển; nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự
nhiên, nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng
hải lưu và thuỷ triều. Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thuỷ,
biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi,
giải trí, nguồn lợi sinh vật biển.
Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt
nhóm động vật, thực vật và vi sinh vật. Hai nhóm đầu có tới 200.000 loài. Sản
lượng sinh học của biển và đại dương như sau: Thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật
đáy 0,2 tỷ tấn, các loài động vật tự bơi (mực, cá, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ
cấp của biển khoảng 50 - 250g/m2/năm. Sản lượng khai thác thuỷ sản từ biển và
đại dương toàn thế giới gia tăng, ví dụ năm 1960: 22 triệu tấn; 1970: 40 triệu
3


tấn; 1980: 65 triệu tấn; 1990: 80 triệu tấn. Theo đánh giá của Tổ chức Nông
lương Thế giới (FAO), lượng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn.
Biển và đại dương là kho chứa hoá chất vô tận. Tổng lượng muối tan chứa
trong nước biển là 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, iốt và 60 nguyên tố hoá
học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe,
Mn, quặng sa khoáng và các loại muối. Năng lượng sạch từ biển và đại dương
hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi
ích khác của con người.

Biển Ðông của Việt Nam có diện tích 3.447.000 km2, với độ sâu trung
bình 1.140 m, nơi sâu nhất 5.416 m. Vùng có độ sâu trên 2.000 m chiếm 1/4
diện tích thuộc phần phía Ðông của biển Ðông. Thềm lục địa có độ sâu < 200 m
chiếm trên 50 % diện tích. Tài nguyên của Biển Ðông rất đa dạng, gồm dầu khí,
tài nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển). Riêng trữ lượng hải sản ở phần Biển
Ðông thuộc Việt Nam cho phép khai thác với mức độ trên 1 triệu tấn/năm. Sản
lượng dầu khí khai thác ở vùng biển Việt Nam đạt 10 triệu tấn hiện nay và 20
triệu tấn vào năm 2.000.
Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 330.000 km2 và một vùng biển đặc
quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000 km2. Khu vực bờ biển, cũng như các đảo
có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng.
Trên biển có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa.
Các đảo và quần đảo là điểm tựa vững chắc cho bố trí thế trận phát triển kinh tế
biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Nhiều đảo có thể xây dựng
thành các trung tâm kinh tế đảo và dịch vụ cho các hoạt động khai thác biển xa.
Bờ biển nước ta dài 3.260 km, đây là những tiền đề cho phép hoạch định một
chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Biển thực
sự là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của
dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân Việt Nam hôm nay và
mai sau.
Tuy nhiên thực trạng về ô nhiễm môi trường (ONMT) biển đang là vấn đề
báo động đỏ. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các
cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm từ các sự cố hàng hải này. Sự cố
tràn dầu và thải dầu cặn vẫn tiếp tục xảy ra nhiều, đôi khi trên diện rộng và gây
thiệt hại lớn. Khu vực biển nước ta nằm trên tuyến hàng hải quốc tế Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương, chủ yếu vận chuyển dầu từ Trung Đông sang Đông
Bắc Á với khoảng 200 triệu tấn được vận chuyển hàng năm qua các vùng biển
ngoài khơi của Việt Nam với lượng thải dầu hợp pháp và bất hợp pháp rất lớn.

4



Đồng thời do vùng biển nước ta có bờ biển dài, và luôn chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Nam và Đông Bắc. Cho nên, nếu điều kiện biển không đủ khả năng
hòa loãng, phân tán, phân hủy các loại dầu nói trên thì cuối cùng chúng cũng
được di chuyển (dù nhanh hay chậm) vào vùng bờ và các đảo của Việt Nam và
ảnh hưởng đến các giá trị và nguồn tài nguyên ven biển, tác động mạnh đến
ngành kinh tế - sinh thái biển. Có thể nói, vùng biển ven bờ nước ta rất dễ bị tổn
thương về sự cố ô nhiễm do dầu thải, dầu tràn. Hàng năm, lượng dầu bị thải ra
biển từ tàu do tai nạn và do các hoạt động bình thường của chúng trên biển trong
hoạt động hàng hải chiếm một lượng rất nhỏ so với lượng dầu khai thác từ mỏ
và được đem sử dụng làm năng lượng cho các ngành công nghiệp. Trong số
khoảng hơn 3 triệu tấn dầu đổ ra biển và các đại dương hàng năm thì đóng góp
một nửa là do các hoạt động tàu bè như thải nước la canh, như tràn rò do sự cố.
Tức là khoảng 1,6 triệu tấn. So với Một phẩy bốn tỷ tỷ tấn nước của các biển và
đại dương thì lượng dầu tràn này chỉ chiếm 1,114 phần ngàn tỷ. Tuy nhiên, số
dầu này sẽ tạo thành một lớp màng dầu cho toàn bộ 360 triệu km2 mặt nước của
toàn bộ đại dương để có thể biến mặt nước biển thành màu ánh bạc. Ngoài ra, sự
tích lũy năm này qua năm khác của spilled oil trên biển sẽ dần dần hủy hoại môi
trường biển và đại dương [11].
Ngày nay dầu mỏ là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với tất
cả các nước trên thế giới, nó đe dọa nguồn an ninh năng lượng của toàn cầu.
Hầu như dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ có mặt trong tất cả các hoạt động
kinh tế cũng như sinh hoạt hàng ngày của con người. Đi đôi với những lợi ích từ
việc thu hồi dầu, chúng ta còn phải đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm do
chúng gây ra. Dầu có những tính chất đặc biệt do vậy khi xảy ra sự cố tràn dầu
hay rò rỉ dầu đều gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

5



Bài 1. SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN
I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Sự cố tràn dầu là hiện tượng thất thoát đáng kể dầu ra môi trường gây
thiệt hại lớn hoặc hiểm họa đối với con người, các hệ sinh thái và các hoạt động
kinh tế xã hội.
Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác,
vận chuyển, chế biến, phân phối, tàng trữ dầu và các sản phẩm của dầu. Nguyên
nhân trực tiếp thường là rò rỉ hoặc vỡ đường ống, bể chứa dầu; tai nạn đâm va
gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu v.v.
Tràn dầu cũng có thể xảy ra do rò rỉ tự nhiên từ các cấu trúc địa chất chứa dầu
dưới đáy biển do các hoạt động của vỏ trái đất gây nên, như động đất, ...
Có thể thấy nơi dầu tràn xảy ra và đối tượng bị ảnh hưởng tới chủ yếu là
trên biển và ven biển. Dầu tràn ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các sinh vật
biển, các sinh cảnh và hệ sinh thái ven bờ, nhiều loại hình hoạt động trên biển
và ven biển, đặc biệt là bảo tồn, du lịch, nghỉ dưỡng, nuôi trồng thủy sản, làm
muối, …
Do hậu quả nghiêm trọng của các vụ tràn dầu nên các kế hoạch ứng phó
sự cố tràn dầu được xây dựng và triển khai ở các cấp, ngành, khu vực và cơ sở
khác nhau. Những khía cạnh cơ bản, liên quan đến kỹ thuật phát hiện, theo dõi,
đánh giá và xử lý dầu tràn trên mặt biển và mắc cạn trên bờ là rất quan trọng đối
với các cán bộ tổ chức, triển khai và tham gia hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
trên thực tế.
Bài trình bày này tóm tắt những kiến thức chính về khía cạnh kỹ thuật
giúp các bên nâng cao nhận thức và hiểu biết trong hoạt động ngăn ngừa và ứng
phó sự cố tràn dầu, nhằm bảo vệ các giá trị sinh thái môi trường và kinh tế xã
hội liên quan của nhà nước, nhân dân và các đối tượng bị ảnh hưởng khác nhau,
hỗ trợ hiệu quả việc thực hiện các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nói trên.
Bài trình bày tập trung vào sự cố tràn dầu trên biển, là loại hình sự cố tràn
dầu khó phát hiện, khó ứng cứu, khó khắc phục hậu quả và khó đánh giá thiệt

hại nhất so với tràn dầu ở những khu vực khác. Mặc dù vậy, tràn dầu trong các

6


thủy vực nội thủy cũng có nhiều nét tương đồng; do vậy nhiều nội dung trong
bài trình bày có thể tham khảo đối với loại hình tràn dầu đó.
Nội dung trình bày trong báo cáo sẽ rất hữu ích đối với các cán bộ làm
công tác quản lý nhà nước về biển, đảo; cán bộ các bộ, ngành trung ương, địa
phương liên quan đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên biển và ven
biển; cán bộ các cơ quan có trách nhiệm trong hệ thống tìm kiến cứu nạn, cứu
hộ, phòng chống thiên tai và sự cố môi trường ở Trung ương và các địa phương
ven biển; đại diện các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp và
lực lượng tình nguyện viên nòng cốt ở trung ương và địa phương tại các địa
phương ven biển. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ và trình độ chuyên môn, nghề
nghiệp, các đối tượng nêu trên sẽ lĩnh hội được kiến thức và nâng cao được nhận
thức về các khía cạnh khác nhau, ở mức độ khác nhau trong công tác phòng
ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.
II. Sự vận chuyển, biến đổi và tác động của dầu tràn
2.1 Sự vận chuyển và biến đổi của dầu tràn
Sau khi tràn ra môi trường,
dầu di chuyển và biến đổi khá
phức tạp, phụ thuộc chủ yếu vào
các yếu tố tự nhiên. Dưới đây là
những quá trình chính mà dầu
tràn có thể trải qua trong môi
trường nước biển:
2.1.1 Bốc hơi

Lan truyền


Bốc hơi

Ô xi hóa

Lan truyền

Nhũ tương hóa

Tán xạ
Trong điều kiện thời tiết
Phân hủy sinh học
bình thường, các thành phần dầu
Hòa tan
o
có nhiệt độ sôi thấp hơn 200 C sẽ
Lắng đọng
bốc hơi trong vòng 24h. Các sản
phẩm dầu nhẹ như dầu hỏa,
gasolin bốc hơi hết trong vòng vài
giờ, dầu thô nhẹ sẽ bay hơi cỡ 40% ngay trong ngày đầu tiên. Trong khi đó, dầu
thô nặng hay nhiên liệu dầu nặng ít bay hơi, hay thậm chí không bay hơi. Quá
trình bay hơi có thể diễn ra trong vòng 1 tuần lễ đầu tiên và là quá trình làm mất
dầu nhiều nhất.

2.1.2 Sự hòa tan dầu

7



Nhìn chung hàm lượng dầu hoà tan không vượt quá 1mg/l, do đó quá
trình này không đóng vai trò thật đáng kể trong làm cho dầu rời khỏi mặt nước.
2.1.3 Sự phân hủy dầu
Sự phân hủy được coi là kết quả của các quá trình hóa học hoặc sinh hóa
của dầu. Một số loại thuỷ sinh vật có khả năng phân hủy dầu với hiệu quả đáng
kể. Thành phần dầu nhẹ dễ bị phân huỷ sinh học hơn dầu nặng, dầu thấm vào đất
cát thì tốc độ phân rã sẽ diễn ra chậm
hơn.
2.1.4 Sự loang và lan truyền dầu
Sự loang dầu cơ học là một trong
các quá trình quan trọng trong lúc đầu
khi dầu loang. Loang dầu cơ học dựa
trên sự cân bằng giữa lực trọng trường,
lực nhớt và sức căng mặt ngoài. Dầu
tràn có thể bị lan truyền trôi dạt cả vệt
do gió, dòng chảy, sóng và hiệu ứng
khuếch tán. Tốc độ và quỹ đạo lan truyền vệt dầu có thể được tính toán, nhờ các
mô hình toán. Nhiều mô hình tính toán xét đến cả các quá trình khác của dầu
tràn xảy ra cùng với sự lan truyền, như bốc hơi, nhũ tương hóa, lắng đọng và
mắc cạn trên bờ.
2.1.5 Quá trình nhũ tương hóa
Một trong những quá trình quan trong làm vết dầu có thể tồn tại lâu bền là
quá trình nhũ tương hóa hay quá trình tạo nước trong dầu. Nhiều loại dầu có khả
năng này, làm
tăng gấp 3-4 lần
thể tích dầu ban
đầu. (lượng nước
chiếm đến 80%
thể tích). Nhũ
tương dầu ngậm

nước trộn lẫn với
cá hạt vật chất lơ lửng tạo thành các tiểu phần nặng hơn và lắng đọng xuống.
Đặc biệt nguy hại khi các hạt dầu trôi dạt vào bờ cát, trộn lẫn với trầm tích và
lắng dần xuống đáy, ở đó sự vận chuyển bùn cát do sóng theo các chu kỳ nhất
định có thể vùi lấp các lớp cát thầm dầu và dần dần tạo thành sự phân lớp các
8


vỉa cát, dầu. Thông thường các lớp cát thấm dầu như vậy tồn tại trong thời gian
dài.
2.1.6 Sự kết hợp các quá trình
Các quá trình bay hơi, lan truyền, tán xạ, nhũ tương hóa, hòa tan là rất
quan trọng trong giai đoan đầu sau khi xảy ra tràn dầu, trong khi quá trình oxi
hóa, lắng đọng và phân hủy lại quan trọng ở giai đoạn sau đó. Để hiểu được sự
biến đổi của dầu tràn theo thời gian trong môi trường nước biển, cần biết sự
tương tác qua lại giữa các quá trình này. Có thể dự báo sự phong hóa dầu thông
qua các mô hình đơn giản xây dựng cho mỗi loại dầu. Dầu tràn có thể được chia
một cách tương đối thành các nhóm theo mật độ của chúng. Dầu có mật độ thấp
sẽ kém bền vững hơn, tuy nhiên một số dầu nhẹ vấn có thể biến đổi khá giống
với dầu nặng do tính kết dính của nó cao. Mặc dù các mô hình đơn giản không
thể dự báo chính xác sự biến đổi của dầu, nhưng chúng giúp cho việc đánh giá
một cách tương đối việc dầu thâm nhập vào môi trường nước biển như thế nào
và đổ bộ vào bờ ra sao. Những thông tin như vậy có thể sử dụng để đưa ra quyết
định lựa chọn giải pháp và kỹ thuật ứng phó hợp lý và kịp thời.
2.2 Tác động của dầu tràn
2.2.1 Tác động đến sinh cảnh, sinh vật biển
Dầu tràn có thể tác động trực tiếp lên các sinh cảnh và sinh vật biển. Mức
độ tác động của dầu lên sinh vật biển phụ thuộc vào tính chất vật lý, cũng như
tính chất hoá học của dầu. Sinh vật biển còn có thể bị tác động gián tiếp trong
quá trình xử lý ô nhiễm dầu hoặc do mất nơi cư trú.

Sự đe doạ chính của dầu tràn đối với sinh cảnh và sinh vật biển là phần dư
bền vững của dầu tràn, nhũ tương nước ngậm dầu, cũng như tính dính bết vật lí
dẫn đến thay đổi chất lượng môi trường sống, giết hại sinh vật do cản trở các
chức năng thông thường của chúng như ăn, thở và di động. Độc tố do thành
phần hoá học của dầu sẽ phát huy chậm hơn, sẽ tác động vào quần thể sinh vật
theo một số hiệu ứng khác, như làm cản trở, suy giảm khả năng của sinh vật
biển để tái tạo, phát triển, sinh sản, …
Đến rừng ngập mặn: Váng dầu xâm nhập vào vùng rừng ngập mặn khi
nước triều lên, chúng đọng lại trên rễ thở của cây và trên bề mặt trầm tích khi
triều rút. Cơ chế này gây nên sự phân bố không đồng đều váng dầu và do đó mà
ở các vùng rừng khác nhau, các khu vực có biên độ triều khác nhau thì mức độ
ảnh hưởng của dầu tràn cũng khác nhau. Cây ngập mặn có thể bị chết do dầu
nặng hoặc dầu nhớt bao bọc lấy các lỗ khí trên hệ rễ thở của cây, ngăn cản sự
cung cấp oxy từ phần rễ thở đó xuống hệ thống rễ trong đất. Ngoài ra, các thành
phần hoá học có trong dầu, mà đặc biệt là các thành phần nhân thơm phân tử
lượng thấp, có khả năng phá huỷ màng tế bào trong các rễ lớp dưới bề mặt, làm
suy yếu khả năng lọc muối thông thường của cây, làm cây chết. Những loài sinh
9


vật sống dựa vào rừng ngập mặn bị ảnh hưởng bởi hai nguyên nhân: do ảnh
hưởng trực tiếp bởi dầu và do mất nơi cư trú. Theo thời gian, một vài nhân tố sẽ
làm giảm độc tính của dầu đọng lại trong rừng ngập mặn, như nước mưa, thuỷ
triều và thời tiết nói chung. Sự phân huỷ của dầu ở vùng nhiệt đới có thể diễn ra
nhanh và cây có thể mọc lại từ các hạt giống tự nhiên trong vòng 1 năm sau sự
cố tràn dầu. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm chậm lại quá trình này như đất trong
tình trạng yếm khí, nồng độ chất tanin cao trong đất làm hạn chế hoạt động của
vi sinh vật phân huỷ dầu.
Đến rạn san hô: Rạn san hô được coi là nơi có mức đa dạng sinh học cao
nhất và là phức hệ lớn nhất của các quần xã sinh vật biển (một rạn san hô đơn

độc có thể có tới trên 3.000 loài sinh vật), với năng suất sinh học lớn gấp 50-100
lần vùng nước biển xung quanh. Tuy nhiên, hệ sinh thái này đặc biệt nhạy cảm
với dầu tràn. Với tỷ trọng nhỏ hơn nước, nói chung dầu sẽ nổi trên mặt rạn san
hô nhưng một vài vùng của rạn lại nổi lên trên mặt nước trong pha triều thấp,
khi đó nếu xảy ra sự cố tràn dầu thì dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp, san hô sẽ chết do
bị ngạt thở. Một cơ chế khác là sóng vỡ trên rạn và ở đường bờ tạo nên các hạt
dầu nhỏ, chúng sẽ phân bố dòng nước và có nhiều khả năng tiếp xúc với san hô.
Khả năng tiết ra chất nhầy, nhất là khi bị kích thích của san hô càng tạo điều
kiện cho hạt dầu dễ dàng dính vào chúng. Ảnh hưởng của thời tiết (bao gồm sự
bay hơi và tác động của ánh sáng mặt trời) cũng làm cho dầu chìm xuống và tiếp
xúc với các rạn san hô phân bố dưới sâu. Phần lớn các nghiên cứu về ảnh hưởng
của dầu đến san hô đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm; tuy nhiên, có
thể đưa ra kết luận như sau: ảnh hưởng lớn nhất của dầu là làm giảm khả năng
sinh trưởng, sinh sản và định cư của quần xã san hô, ảnh hưởng xấu đến tập tính,
làm thay đổi hoạt động của các tế bào màng nhầy. Một số các nghiên cứu thực
địa cũng đã được tiến hành, tiêu biểu là chương trình nghiên cứu dài hạn tại vịnh
Eilat, biển Đỏ. Nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm do dầu ngấm vào trong rạn sẽ gây
tác động lâu dài làm giảm khả năng định cư của san hô trên rạn, gây chết san hô,
ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây ra nhiều thay đổi khác; ngoài ra còn
làm cho san hô dễ bị tổn thương hơn bởi các điều kiện tự nhiên.
Đến cỏ biển: Cũng như rạn san hô, thảm cỏ biển cũng là nơi nuôi dưỡng,
cung cấp thức ăn cho nhiều loại cá có giá trị kinh tế. Khi xảy ra sự cố tràn dầu,
vết dầu loang tồn tại lâu dài và tạo thành một rào cản vật lý trên mặt nước ngăn
cản sự quang hợp của cỏ biển. Cỏ biển phân bố nhiều ở nơi nước nông nên
chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với dầu trong pha triều thấp; độc tố trong đầu có thể
làm chết chúng.
Đến đất ngập nước: Đất ngập nước là sinh cảnh lý tưởng cho các loài
định cư cũng như bản địa. Tại đây có các nguồn dinh dưỡng sơ cấp cho quần thể
động vật đa dạng và phong phú gồm giun, ốc, trai, cua, rồi đến lượt chúng lại là
con mồi cho các loài chim kiếm ăn ở vùng nước nông, có thể với số lượng đặc

biệt lớn vào những thời điểm nhất định trong năm. Các loài thực vật ở bãi ngập
triều đặc biệt nhạy cảm với loại dầu thô nhẹ hay sản phẩm dầu nhẹ đã tinh chế,
10


trong khi dầu vón (do tác động của thời tiết) lại ít gây hại hơn. Nhiễm dầu ở
phần gốc hay hệ rễ của cây sẽ dẫn đến chết cây trong khi mặc dù lá cây bị dính
dầu nghiêm trọng thì mức độ ảnh hưởng vẫn ít hơn nhất là nếu sự cố không xảy
ra trong mùa sinh trưởng của cây. Sẽ nguy hại hơn nếu bãi ngập triều bị ô nhiễm
nhiều lần hay dầu thâm nhập vào lớp trầm tích và tồn tại ở đó trong nhiều năm.
Cũng như vậy, nếu gặp kỳ triều cao dầu sẽ xâm nhập vào sâu phía trong bãi
ngập triều và thời gian tồn tại của dầu ở đây sẽ lâu dài hơn, gây tác hại đến cây
cối cũng như các loài chim kiếm ăn, trú ngụ ở đây.
Đến sinh vật phù du: Sinh vật phù du là thuật ngữ dùng để chỉ các loài
động, thực vật trôi nổi ở tầng trên cùng theo dòng nước biển. Thành phần của
chúng phụ thuộc vào mạng lưới thức ăn và bao gồm cả trứng cá, cá con, các loài
động vật có vỏ và ấu trùng của nhiều loài sinh vật sống đáy. Tác động của dầu
tràn đến quần thể sinh vật phù du là làm chết, dẫn đến giảm số lượng chúng
trong thời gian ngắn.
Đến sinh vật đáy: Sinh vật đáy (động vật, thực vật) sống ở đáy biển cũng
tạo nên một mắt xích quan trọng trong dây chuyền thức ăn. ở khu vực ven bờ,
rất nhiều loài động vật như tôm, cua, trai, sò , vẹm ... Một vài loại rong tảo biển
(như tảo bẹ) có giá trị kinh tế đang được khai thác. Dầu tràn ít gây tác hại đến
quần thể sinh vật đáy ở vùng biển sâu ngoài khơi. Tuy nhiên ở vùng nước nông,
các hạt dầu có thể di chuyển xuống đáy (đặc biệt khi thời tiết xấu). Dầu thô hay
dầu nhẹ tinh chế có hàm lượng độc tố cao có thể gây tác hại đến quần thể cỏ
biển sống đáy và nhiều loại động vật đáy khác như trai, nhím biển, giun, ... Dầu
đọng lại trong lớp trầm tích có thể tồn tại vài năm, tuy không gây chết, nhưng
cũng gây độc hại đến các loài có giá trị kinh tế.
Đến tôm, cá, ...: Nguồn lợi tôm cá có thể sẽ bị suy giảm ngay sau sự cố

tràn dầu do chúng bị chết. Tuy nhiên chưa có ghi nhận nào về thiệt hại đáng kể
của dầu tràn đối với các quần thể trưởng thành vì chúng có khả năng di chuyển
ra xa nơi bị ô nhiễm. Mặc dù vậy, với nghề nuôi trồng hải sản thì thiệt hại có thể
lớn hơn nhiều do địa điểm nuôi cố định, và các chất ô nhiễm có khả năng tồn
đọng lâu hơn. Mặt khác, hải sản nuôi trồng cũng bị giảm sút về chất lượng, dẫn
đến suy giảm về giá trị kinh tế.
Đến trứng cá, cá con: Ở các nước vùng nhiệt đới, nói chung cá đẻ quanh
năm. Trong cả năm lúc nào cũng có thể vớt được trứng cá, cá con. Mật độ phân
bố có xu hướng mùa mưa nhiều hơn mùa khô. Khi xảy ra sự cố tràn dầu, có thể
một số lớn trứng cá, cá con sẽ bị thối, bị chết, mặc dù chưa có đánh giá về suy
giảm số lượng cá lớn.
Đến quần thể chim biển: Các loài
chim biển bao gồm các loài sống ven bờ
phân bố trong giới hạn khoảng 75m cách
đường bờ (phía đất liền và phía biển);
chim đầm lầy phân bố ở bãi triều, vụng,
11


cửa sông, đầm phá; chim nước phân bố ở dải nước 500m cách bờ và 75m về
phía đất liền dọc theo các bờ biển hở. Chúng thường tập trung rất đông để sinh
sống, sinh sản, nuôi con và là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do tác hại của
dầu tràn. Dầu có thể gây độc hại cho các loài chim biển khi thâm nhập vào cơ
thể do chúng rỉa lông, do ăn các sinh vật bị nhiễm dầu, nhưng nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến cái chết của chim biển là do tập tính lặn xuống nước kiếm thức ăn
làm chúng bị chết đuối, chết đói và mất thân nhiệt khi bộ lông bị dầu làm hỏng.
Đến một số loài động vật biển khác: Phần lớn các loài động vật biết bơi
như mực, cá, rùa, cá voi, cá heo... có khả năng di chuyển rất cao và ít bị ảnh
hưởng bởi dầu tràn ở vùng ngoài khơi, ngay cả khi có sự cố tràn dầu lớn xảy ra.
Tuy nhiên, ở vùng ven bờ, một vài loài động vật có vú như sư tử biển, loài bò

sát như rùa có thể bị tổn thương do dầu vì chúng cần ngoi lên mặt nước để thở
hay nhận oxy qua luồng nước lấy vào.
2.2.2 Tác động đến các hoạt động kinh tế, dân sinh
Đến các khu bảo tồn, bảo vệ: Khu di sản, dự trữ sinh quyển, bảo tồn, bảo
vệ là những khu vực rất có giá trị về mặt tự nhiên, môi trường. Các khu vực này
đều có tính đa dạng sinh học rất cao, trong đó có nhiều khu vực là tổ hợp của các
hệ sinh thái đặc biệt nhạy cảm với tràn dầu như rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ
biển, các loài chim nước di cư …, được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt. Một khi
xảy ra, sự cố sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều loài, ảnh hưởng tới mục đích bảo tồn do
đó cần có ngay các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, quá trình phục hồi lại
không diễn ra nhanh chóng mà mất nhiều thời gian, vài năm thậm chí là hàng
chục năm (như đối với rừng ngập mặn, các loài chim nước di cư), hậu quả lâu
dài có thể sẽ rất trầm trọng như mất đi các loài đặc hữu, suy giảm tính đa dạng
sinh học của vùng.
Đến nghề làm muối: Khi có sự cố tràn dầu xảy ra, ảnh hưởng trước mắt là
các hoạt động làm muối sẽ bị ngưng trệ do nước tháo vào đồng muối bị nhiễm
dầu cho đến khi xử lý xong ô nhiễm. Mặt khác, nghề làm muối lại rất phụ thuộc
vào thời tiết do đó mức độ rủi ro lại càng cao. Ảnh hưởng lâu dài có thể rất
nghiêm trọng, dầu có thể gây ô nhiễm đất ven bờ, nơi dẫn nước vào đồng muối.
Loại ô nhiễm này sẽ đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và tiền của để xử lý. Ngay
cả khi đã loại bỏ được ô nhiễm, chất lượng của muối sản xuất cũng cần phải
kiểm định lại.
Đến ngành du lịch: Ô nhiễm do sự cố tràn dầu ở các khu du lịch, nghỉ
dưỡng ven biển là một thực tế thường gặp và luôn gây tâm lý lo ngại cho du
khách, làm cản trở tới nhiều hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng như tắm biển, du
thuyền, câu cá và lặn biển. Có thể dễ dàng hình dung phản ứng của du khách khi
sự cố xảy ra, phần lớn sẽ bỏ đi, sẽ khuyên những người quen không nên đến đó.
Về lâu dài, ngay cả sau khi đã xử lý ô nhiễm, sức hấp dẫn của khu nghỉ đó cũng
đã giảm sút đáng kể. Đối với những người kinh doanh du lịch nói chung, trong
đó bao gồm cả chủ khách sạn, nhà hàng, các công ty du lịch và rất nhiều người

12


làm dịch vụ ở địa phương thì sự cố này gây thiệt hại trực tiếp tới lợi ích kinh tế
của họ, nhất là khi sắp bắt dầu hay đang trong mùa du lịch.
Đến đánh bắt và nuôi trồng hải sản: Tàu đánh cá, ngư lưới cụ các loại
bẫy cố định, các thiết bị nổi trên mặt nước dùng để đánh bắt cũng như phục vụ
cho nuôi trồng thuỷ sản sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dầu tràn. Trong khi đó, các
loại thiết bị khác ngập dưới nước như lưới đặt chìm, lưới vét ... cũng có khả
năng chúng bị nhiễm bẩn do dầu chìm. Sự nhiễm bẩn các thiết bị này sẽ dẫn tới
nhiễm dầu vào các loại thủy hải sản đánh bắt được, gây kém phẩm chất cho các
sản phẩm, hay thậm chí phải loại bỏ chúng. Qua số liệu thống kê được, sản
lượng đánh bắt cá, tôm, cua ... và hải sản nói chung đều giảm rõ rệt sau mỗi sự
cố tràn dầu. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này là các loài bị chết do nhiễm
bẩn dầu, đặc biệt là ở các vực nước nông nơi có trao đổi nước kém; các loài
động vật biển phải di chuyển ra xa nơi có sự cố. Mặt khác, trứng và ấu trùng bị
huỷ gây tình trạng suy giảm tài nguyên về lâu dài. Các khu vực nuôi trồng thuỷ
sản, như các lồng nuôi cá có nhiều khả năng chịu rủi ro hơn do dầu tràn. Tác
động trực tiếp của dầu tới vật nuôi có thể giảm đi do các cơ chế tự nhiên như
dòng chảy mang vệt dầu ra xa ... , tuy nhiên dầu bám vào các dụng cụ nuôi trồng
lại là nguồn ô nhiễm lâu dài đối với các loài nuôi. Một vấn đề khác nảy sinh sau
sự cố tràn dầu là phản ứng e ngại của khách hàng đối với các sản phẩm biển có
nguồn gốc từ vùng xảy ra sự cố tràn dầu, làm cho lợi ích kinh tế của thị trường
thủy, hải sản giảm sút.
Đến hoạt động cảng, giao thông thủy: Hoạt động vận tải biển, hoạt động
cảng cũng sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng nhất là trong trường hợp sự cố tràn dầu xảy
ra trong phạm vi cảng hay luồng tàu vào cảng. Các biện pháp xử lý ô nhiễm như
thả hàng phao nổi quây dầu sẽ phần nào gây khó khăn, chậm trễ cho các hoạt
động nêu trên. Các cầu tàu và dây neo cố định trên bến cũng dễ dàng bị ô nhiễm
bởi nước biển có dầu. Sự cố tràn dầu, đặc biệt là khi loại dầu tràn là dầu thô nhẹ,

xăng hay các hợp chất dễ cháy sẽ gây nguy hiểm cho việc vận hành giao thông
đường thuỷ (đơn cử như tại các bến phà). Các công việc liên quan đến kỹ thuật
hàn hay các thiết bị, máy móc phát tia lửa điện đều có thể bị cấm một khi khả
năng bốc cháy của dầu tràn vẫn còn. Trong trường hợp này, dù chỉ có một lượng
nhỏ dầu tràn cũng đủ để gây hậu quả đáng kể đến một bến cảng hoạt động tấp
nập.
Đến một số ngành công nghiệp: Một số ngành công nghiệp cần đến nguồn
nước biển trong quá trình vận hành (chủ yếu dùng trong các công đoạn làm mát,
làm lạnh), đơn cử là các trạm phát điện. Nhìn chung, địa điểm thuận lợi để đặt
các trạm này là gần bờ biển để có thể dễ dàng lấy một lượng lớn nước biển dùng
cho làm lạnh. Khi nước biển nhiễm dầu, một lượng dầu đáng kể tải vào do nước
sẽ làm bẩn các ống ngưng. Trong trường hợp này trạm phát buộc phải giảm
công suất hay thậm chí là đóng cửa trong thời gian xử lý ô nhiễm.
2.2.3 Tác động đến sức khỏe con người

13


Những vụ tràn dầu lớn, ngay khi xảy ra có thể làm nhiều người dân trong
vùng ảnh hưởng bị khó thở phải nhập viện, do ngửi phải hơi dầu. Dầu tràn gây ô
nhiễm nước biển nặng có thể làm cho người dân bị các bệnh như dị ứng, lở loét,
cùng những dấu hiệu bất thường trong gan, phổi, máu, tuyến giáp hoặc hệ thần
kinh… Nguyên nhân có thể là do tác động trực tiếp và gián tiếp của dầu qua
thức ăn, nước dùng.
Lượng dầu tồn đọng trong nước hoặc trầm tích không được xử lý hết, về
lâu dài, sẽ tiếp tục ảnh hưởng, để lại di chứng trên các hệ sinh thái vùng ven
biển, gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
Dầu tràn không được xử lý hợp lý có thể ngấm xuống các tầng nước ngầm
qua đất, cát, làm nhiễm độc lâu dài môi trường đất và nước ngầm, tác động trở
lại đối với con người qua nguồn nước và thực phẩm.

III.

Phát hiện và theo dõi dầu tràn

Dựa vào mật độ của các hoạt động chuyên chở và xuất nhập dầu, các giàn
khoan dầu khí, vị trí của các khu vực nhạy cảm cao, cần được bảo vệ, có thể đưa
ra các tuyến và vùng cần theo dõi định kỳ. Các tuyến này cũng có thể được kết
hợp với các tuyến giao thông vận tải và các tuyến tuần tra bảo vệ bờ biển, lãnh
hải. Theo dõi phát hiện dầu tràn trên biển, liên quan đến các hoạt động theo dõi
định kỳ cũng như theo dõi sự cố khi có tín hiệu báo động.
Sau khi dầu thô hay dầu nhiên liệu bị tràn trên biển, chúng trải qua những
thay đổi đáng kể về hình dạng bên ngoài cũng như lượng và trạng thái của chúng
do các quá trình bay hơi, nhũ tương hóa, hòa tan, …, mà ta gọi chung là "phong
hóa". Lúc bắt đầu tràn, dầu lan truyền ra xung quanh dưới ảnh hưởng của lực
trọng trường và ứng suất bề mặt, tạo nên các vết dầu đen dày liên tục, sau đó trở
thành màng mỏng dần, có màu sáng bạc. Một số loại dầu thô và dầu nhiên liệu
nặng có độ nhớt cao sẽ không loang nhiều mà tồn tại dưới dạng những vệt tròn
thẫm hoặc sáng nhạt. Đám dầu lập tức sẽ bị phá vỡ khi có gió thổi tạo thành các
vệt cách nhau 30-50m nằm song song với hướng gió. Sự loang dầu thô hay một
số dầu đốt dẫn đến việc hình thành nhũ tương "nước trong dầu" mà có thể phân
biệt được qua màu đồng hoặc màu da cam của chúng. Dầu mới tràn thường dễ
phát hiện được, nhưng sau đó khó hơn nhiều. Ngoài việc độ dày của bản thân
váng dầu giảm nhanh và hình dạng của nó cũng thay đổi, dầu nổi có thể bị nhầm
lẫn với các hiệu ứng khác liên quan đến điều kiện khí hậu và trạng thái của biển
như sóng, mây, mưa, sương mù, khi khoảng cách từ điểm quan sát tới mặt biển
quá lớn.

14



3.1 Phát hiện, theo dõi dầu tràn từ trên không
Kỹ thuật phát hiện vệt dầu từ trên không được coi là có hiệu quả nhất vì
tầm quan sát rộng và khả năng cơ động nhanh của phương tiện.
Ở những nước phát triển, phát hiện và theo dõi các sự cố tràn dầu được
quan tâm bằng việc sử dụng vệ tinh. Sử dụng vệ tinh cho phép có thể theo dõi
được toàn bộ vùng biển ven bờ và biển khơi một cách đồng bộ. Hiện nay, trên
thế giới có hàng loạt vệ tinh được trang bị các thiết bị quan trắc váng dầu.
Nguyên lý làm việc của các thiết bị này dựa trên sự phản xạ khác nhau của ánh
sáng mặt trời từ mặt biển có và không có váng dầu. Tuy nhiên, việc xử lý các
ảnh vệ tinh thường khó và chậm, do vậy chưa đáp ứng tốt yêu cầu về thời gian
của công tác ứng cứu. Đối với Việt Nam, ngoài vấn đề kỹ thuật, chi phí cho hoạt
động này là vấn đề khó khăn.
Máy bay có thể được sử dụng để tuần tra phát hiện dầu tràn. Ở vùng gần
bờ và trong một phạm vi nhỏ, sự linh hoạt của máy bay trực thăng sẽ chiếm ưu
thế, nhất là đối với những nơi có đường bờ phức tạp, có các vách đá nhô ra, có
vịnh nhỏ, đảo, ... Trong khi đó, ở ngoài khơi, không gian quan sát rộng, vận tốc
và độ cao bay yêu cầu phải lớn, do vậy cần đến các máy bay có động cơ. Đối với
hoạt động quan sát tăng cường ở những vùng biển xa, cần lưu ý đến độ an toàn
cao bằng việc sử dụng máy bay nhiều động cơ. Với máy bay, ngoài việc dễ xác
định được vị trí, ước lượng được khối lượng và theo dõi được hướng di chuyển
của dầu tràn trên biển, người ta còn hỗ trợ hoạt động thu dọn và xử lý nó.
Khi theo dõi dầu tràn, vị trí các tuyến bay, độ cao bay và tốc độ của máy
bay cũng phụ thuộc vào các loại thiết bị hiện đại được trang bị trên máy bay,
được quy định theo quy trình vận hành của thiết bị phát hiện dầu tràn. Nếu quan
trắc bằng mắt, cần bay ở độ cao 500 m. Khi phát hiện các khu vực nghi vấn, cần
giảm 1/2 độ cao, đồng thời quan sát chi tiết và đánh giá vệt dầu.
Khi bay tìm
kiếm phát hiện, cần
bay theo theo các bậc
thang cắt ngang hướng

gió thịnh hành với độ
dài các bậc thang
khoảng 30 hải lý,
khoảng cách giữa các

15


bậc thang phụ thuộc vào dải quét phát hiện vệt dầu của thiết bị. Vị trí của vệt
dầu được xác định sơ bộ căn cứ vào trường gió và trường dòng chảy.
Việc dự báo vị trí của màng dầu sẽ được đơn giản hóa nếu có số liệu gió
và dòng chảy, hai yếu tố chủ yếu gây chuyển động của dầu nổi. Cơ cấu chuyển
động của dầu trên mặt nước dưới tác động gió khó biết được chính xác, song kết
quả thực nghiệm cho thấy, dầu nổi chuyển động nói chung theo hướng gió và
với vận tốc xấp xỉ bằng 3% vận tốc gió. Dòng chảy mặt (không phải do gió), nếu
có, sẽ được cộng (cộng vec tơ) vào chuyển động của dầu (hình dưới). ở gần bờ,
độ lớn và hướng của dòng triều thường là quan trọng, trong khi đối với vùng
biển xa bờ thì chúng có thể được bỏ qua do tính chất tuần hoàn tự nhiên của
dòng triều. Tóm lại, có thể dự báo một cách xấp xỉ chuyển động của dầu nổi từ
một vị trí, thời điểm cho trước nào đó, nếu có số liệu về dòng và gió.
Các yếu tố thường ảnh hưởng đến tầm nhìn là sương mù hoặc sự phản
chiếu ánh sáng mặt trời từ mặt biển, do đó cần chọn đường bay thích hợp và cần
kinh nghiệm của quan sát viên.
Đối với Việt Nam, khi các máy bay chuyên dụng chưa sẵn có, thì việc
khai thác các máy may vận tải và máy bay chở khách trong hoạt động phát hiện
và theo dõi sự cố tràn dầu, cần được quan tâm.
3.2 Phát hiện, theo dõi dầu tràn từ tàu biển
Phát hiện và theo dõi dầu tràn trên biển từ các tuyến theo dõi định kỳ bằng
phương tiện tàu biển có ưu điểm chính là có thể trực tiếp tiếp cận tới váng dầu,
thu được các mẫu và sử dụng các thiết bị máy ảnh, máy quay phim ghi lại các

hình ảnh liên quan đến chứng cứ và hiện tượng. Các tuyến theo dõi định kỳ
thường được bố trí dọc theo bờ biển. Sử dụng các loại tàu vận tải định kỳ theo
các tuyến trên đường hàng hải ven biển làm các nhiệm vụ này là thuận lợi nhất.
Các địa phương có thể huy động lực lượng biên phòng tuần tra trên các vùng
biển địa phương, các tàu đánh cá. Có thể phát hiện váng dầu trên tàu biển bằng
radar hoặc bằng mắt, song chủ yếu là bằng mắt (kể cả dùng ống nhòm). Vì kỹ
thuật phát hiện và theo dõi dầu tràn từ tàu biển chủ yếu thực hiện bằng mắt và
quy trình quan trắc đơn giản, cơ quan có trách nhiệm tại địa phương có thể kết
hợp với bộ đội biên phòng tổ chức huấn luyện các quy trình quan trắc và lập báo
cáo, thông báo cho các đơn vị tàu vận tải và đánh cá.
Nếu đã phát hiện được váng dầu, sau khi thông tin về trung tâm trên đất
liền phát tín hiệu báo động, cần tiến hành các bước khảo sát xác định sơ bộ
lượng dầu tràn, loại dầu tràn, lấy mẫu và dùng máy ảnh hoặc máy quay video
16


ghi cảnh các dạng váng dầu và vùng giáp ranh giữa vệt dầu và vùng nước sạch,
đồng thời ghi nhật ký về thời gian và vị trí thực hiện mỗi kiểu ảnh và bình luận
thêm về hiện trạng.
3.3 Phát hiện, theo dõi dầu tràn từ trên bờ
Rất nhiều khả năng xảy ra các vụ tràn dầu ở sát bờ biển và do ảnh hưởng
của gió, dòng chảy, vệt dầu dễ tạt vào bờ. Tại các vùng cửa sông, cửa biển, đầu
mối giao thông vận tải biển, do quy mô hẹp nên việc theo dõi lan truyền dầu chủ
yếu từ trên bờ. Có thể sử dụng radar đặt trên bờ để theo dõi dầu tràn. Nguyên lý
làm việc của radar này tương tự như radar trên tàu nhưng do vị trí đặt cao (trên
các mỏm núi ven bờ) nên tầm quan sát cũng lớn hơn so với tàu biển. Trong
trường hợp này cần khai thác điều kiện và nguồn lực của lực lương biên phòng
tại các địa phương.
3.4 Phát hiện dầu tràn mắc cạn trên bờ
Sự hiện diện, tồn tại và ảnh hưởng của dầu mắc cạn phụ thuộc nhiều vào

dạng của bờ biển. Bờ biển có thể là bờ đá, bờ sỏi, bờ cát hay bờ bùn khuất. Các
váng dầu ít khi đồng nhất về độ dày cũng như bề rộng. Sóng, gió và dòng chảy
làm cho dầu dạt vào bờ theo các vệt hay dải chứ ít khi tạo thành mặt kín. ở bãi
triều, vệt dầu để lại có thể tương đối rộng, nhất là trên các bãi tắm hoặc các vùng
bờ khuất; còn ở những nơi khác, vết dầu rất mảnh nằm ở gần vị trí mức triều
cường. Khi thông báo về sự cố ô nhiễm bờ biển do dầu, cần phân loại phần nào
của bờ là bị phủ bởi dầu. Các bức ảnh chụp được sẽ rất bổ ích cho việc mô tả vị
trí và sự biểu hiện của dầu trên bờ. Chúng cũng là tư liệu để đối chiếu với trạng
thái ô nhiễm ở các thời điểm sau đó.
Dầu ban đầu dạt lên bờ cát có thể nhanh chóng bị cát phủ từng phần do
tác động của sóng. Cần đào, hót đi lớp dầu bị cát sạch phủ. Dầu lỏng với độ nhớt
thấp sẽ thấm vào cát tới và ngấm đến mức nào là phụ thuộc vào thành phần cát,
kích cỡ hạt và độ ngậm nước của cát. Ví dụ, cát thạch anh ẩm với thành phần hạt
mịn sẽ hấp thụ dầu ít hơn cát lẫn vỏ sò khô, hạt thô.
Tốc độ của các quá trình "phong hóa" như bay hơi, ô xy hóa, phân hủy
hóa, sinh học ảnh hưởng đến mức độ dầu mắc cạn. Các quá trình trên được gia
tăng khi nhiệt độ cao và sóng lớn. Trong quá trình "phong hóa", các khối hắc ín
có thể lắng xuống khi trời nóng và trở nên trơ đối với quá trình phân hủy. Tuy
nhiên, những lớp dầu mỏng phơi dưới ánh nắng mặt trời có thể trở nên rất dính
và khó mà tách khỏi bề mặt đất rắn. Sóng có thể làm vỡ các khối dầu trơ thành
các hạt nhỏ, dễ bị tác động bởi các quá trình sinh hóa hơn. Trên các bờ khuất,
17


nếu dầu dạt vào các bờ cát thì chúng ít bị tác động của sóng, và quá trình phân
hủy dầu xảy ra kém hơn do thiếu ôxy.
Đánh giá lượng dầu bị mắc cạn một cách chính xác là rất khó, việc phân
biệt loại dầu cũng không dễ dàng, đặc biệt nếu dầu đó đã bị "phong hóa" nhiều.
Việc nhận dạng dầu cũng gặp khó khăn khi chỉ có một lượng nhỏ dầu mắc cạn.
Do đó cần nắm được đặc tính của những loại dầu phổ biến nhất và nguồn sinh ra

chúng ở những nơi mà chúng có thể đến từ đó, trong và ngoài vùng biển quan
tâm. Kỹ thuật phát hiện vệt dầu sau khi đã đổ bộ lên bờ phụ thuộc vào số lượng
dầu tràn và đặc điểm của địa hình, địa mạo bờ biển:





Ở các loại bờ đá vệt dầu dễ phát hiện, nhưng khó đánh giá diện tích nó.
Ở các loại bờ sỏi hoặc đá cuội, dầu có thể lọt sâu xuống dưới. Khi phát
hiện, cần đào tại một số điểm đại diện để xác định mức độ dầu lọt xuống
dưới.
Ở các loại bờ cát to, cát thô, dầu có khả năng thấm hết xuống đáy và sẽ
nổi lên từng lớp váng mỗi khi sóng tràn qua. Cần khảo sát đào sâu ở một
số điểm đại diện. Tại các vị trí khảo sát, xác định độ sâu dầu thấm, lấy
mẫu tại 1/2 độ sâu và tại lớp mặt, chụp ảnh, quay phim và ghi nhật ký, sau
đó điền vào mẫu báo cáo dầu tràn.
Dầu tràn được phát hiện có thể ở các dạng như sau:






Dầu đã tràn vào bờ một phần, một phần còn ở dưới nước.
Dầu tràn tất cả vào bờ ở dạng nổi trên mặt.
Dầu tràn tất cả vào bờ ở dạng một phần nổi, một phần chìm xuống đáy.
Dầu còn đang ở ngoài vùng sóng đổ

Cơ sở khoa học của việc thiết lập tuyến khảo sát phát hiện tràn dầu mắc

cạn trên bờ cần dựa trên đặc điểm là đường bờ được coi là tuyến tìm kiếm cố
định. Các đội tìm kiếm đi dọc theo bờ biển. Việc sử dụng bản đồ ứng cứu, dự
báo tràn dầu cho phép biết được khả năng dầu sẽ lan truyền vào các đoạn bờ cụ
thể nào, do vậy, có thể bố trí các đoàn khảo sát tìm kiếm tập trung ở các vùng
đó.
3.5 Thông báo, báo cáo về sự cố tràn dầu
Các tổ chức, cá nhân, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên vùng
biển khi phát hiện dấu hiệu xảy ra sự cố tràn dầu, cần thông báo khẩn cấp cho
Sở TN&MT - Thường trực Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh nơi xảy
ra sự cố tràn dầu. Đồng thời, tổ chức, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ
để khống chế và hạn chế mức độ lan truyền và ảnh hưởng của dầu trong khả
năng, trách nhiệm của mình. Ngoài ra, có thể thông báo đến các cơ quan khác
như: Cảng vụ hàng hải khu vực, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực,
18


UBND huyện, xã, nơi xảy ra sự cố tràn dầu và các đơn vị hải quân, biên phòng,
cảnh sát giao thông đường thủy, ...
Các cơ quan có trách nhiệm như các cấp chính quyền địa phương, Sở
TN&MT, …, được báo cáo hoặc phát hiện về sự cố tràn dầu, cần thông báo
ngay cho các đơn vị liên quan như phòng cháy chữa cháy, lực lượng cảnh sát,
quân đội đóng tại địa phương, huy động vào việc ứng cứu sự cố; đồng thời,
trong trường hợp cần thiết, báo cáo ngay cho Bộ TN&MT để phối hợp xử lý
và/hoặc nhận hướng dẫn xử lý.
Quy trình thông báo cần được phổ biến rộng rãi trong cán bộ và cộng
đồng nhân dân, nhất là các đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
trên biển và tại bờ biển. Đối với các cơ sở, các địa phương, khu vực đã có kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, quy trình thông báo là một phần được nêu chi tiết
trong kế hoạch đó. Đối với các sự cố xảy ra trên một địa bàn rộng bao gồm
nhiều tỉnh, thành phố hoặc sự cố chưa xác định được nguyên nhân, việc thông

báo thường được thực hiện thông qua hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn hoặc
cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam. Theo quy định, danh sách
liên lạc trong kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được cập nhật thường xuyên
nhằm đảm bảo thông tin chính xác và xuyên suốt, đặc biệt là trong quá trình ứng
phó sự cố. Danh sách này bao gồm các cơ quan quản lý tại địa phương (ủy ban
nhân dân tỉnh, huyện, các sở, ban ngành, các trung tâm và công ty ứng phó tràn
dầu, các bộ, ngành liên quan).
IV. Định lượng dầu tràn
Khi có các loại thiết bị phân biệt các váng dầu, độ dầy của váng dầu, thì
việc đánh giá được tiến hành theo hướng dẫn sử dụng và khai thác thiết bị.
Trong trường hợp quan sát phát hiện bằng mắt, việc đánh giá phân loại váng dầu
và xác định diện tích vệt dầu cần thực hiện đồng thời trong thời gian quan trắc.
Cần xác định rõ các loại váng dầu và tỷ lệ của chúng, trên cơ sở các tính chất và
sự thể hiện của dầu.
4.1 Định lượng dầu nổi
Sự định lượng chính xác một loại dầu nào đó quan sát được trên biển là
hoàn toàn không thể được vì khó mà xác định đúng được hai thông số quan
trọng là diện tích phủ dầu và độ dày của màng dầu.
Diện tích phủ dầu được ước lượng khi quan sát vệt dầu. Nhằm tránh sự
nhầm lẫn khi đánh giá phân bố của các mảng dầu, cần quan sát thẳng đứng từ
trên xuống. Nếu sử dụng máy bay hay tầu thủy, thì có thể bay hoặc chạy tàu dọc
theo vệt dầu và cắt ngang nó để ước lượng diện tích. Sơ đồ bay hay chạy tàu
hình bậc thang có thể được áp dụng để tăng độ chính xác của phép ước lượng
19


nói trên. Trong trường hợp quan trắc bằng tàu, cần tính đến tốc độ di chuyển
tương đối của vệt dầu so với tàu. Khi đã ước lượng được phần trăm diện tích
phủ của dầu, có thể tính xấp xỉ được tổng diện tích mảng dầu thông qua các
tham số về thời gian và tốc độ bay hay chạy tàu.

Độ dày của màng dầu, cần được đánh giá qua một số yếu tố khác, như: sự
loang của dầu dưới tác dụng của trọng lực rất nhanh và đa số dầu lỏng nhanh
chóng đạt độ dày cân bằng khoảng 0.1mm và thường có màu đen, tối hoặc nâu.
Các màu khác của màng đầu tương ứng với độ dày của chúng được cho trong
bảng dưới.
Dạng dầu

Màu

Độ dày xấp
xỉ

Thể tích (m3/km2)

Dầu sáng

Bạc

>0,0001mm

0,1

Dầu sáng

Ánh tím

>0,0003mm

0,3


Dầu thô và dầu nhớt

Đen / nâu tối

>0,1mm

100

>1mm

1000

Nhũ tương nước trong Đồng
dầu
cam

/

da

Việc đánh giá lượng nước trong nhũ tương không thể thực hiện được nếu
không có các phân tích trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, đối với loại nhũ
tương có độ dày xấp xỉ 1mm, thì lượng nước trong dầu vào khoảng 50%-70%.
Sử dụng bảng trên và kết quả đánh giá về độ phủ của màng dầu, có thể
tính được một cách xấp xỉ lượng dầu tràn trên toàn miền.
4.2 Định lượng dầu mắc cạn
Để tiến hành việc dọn sạch bờ, trước hết cần đánh giá nhanh lượng dầu
mắc trên bờ. Cũng tương tự như trên máy bay và trên tàu biển, việc đánh giá
tổng lượng dầu tràn được thực hiện qua hai bước: đánh giá diện tích vùng phủ
dầu và tỉ lệ phủ dầu đối với từng loại dầu. Tuy nhiên, đánh giá tổng lượng dầu

tràn khi dầu đã vào bờ khó và kém chính xác hơn so với ở ngoài biển vì sau khi
đã dạt vào bờ, dầu sẽ phân bố không đều và thường thấm sâu xuống đất. Nếu có
radar chuyên dụng được trang bị ở trên bờ gần nơi dầu dạt vào, thì cần phải huy
động nó cho việc theo dõi và đánh giá lượng dầu tràn trước khi dạt vào bờ, nhằm
cung cấp bổ sung thông tin và giảm chi phí đánh giá.

20


Trong trường hợp đánh giá bằng mắt, diện tích váng dầu được tính bằng
cách đi dọc theo bờ biển ước lượng chiều dài và chiều rộng của váng dầu và độ
dày xấp xỉ của váng dầu trên đá hoặc mặt đất. Đồng thời xác định các loại váng
dầu và tỷ lệ của chúng trong tổng diện tích. Trong trường hợp dầu thấm xuống
sâu cần đánh giá bằng cách chọn các vùng tương tự mà ở đó dầu không thấm
được để đánh giá độ dày của váng. Nếu tồn tại nhũ tương, thì lượng dầu thực sự
nhận được là số lượng dầu đánh giá nhân với 30 - 50% (tỷ lệ dầu trong nhũ
tương). Khi tồn tại cả váng dầu dưới nước và trên bờ cần đánh giá riêng cho
từng phần và cộng lại.
Sự phân bố không đều của dầu có thể đưa đến sai số lớn, trừ khi việc đánh
giá lượng dầu mắc cạn được thực hiện một cách cẩn thận. Việc đánh giá này chủ
yếu dựa vào quan sát, do vậy sẽ không thể tốt nếu dầu bị vùi hoặc che khuất,
nhất là bởi rừng ngập mặn. Tuy nhiên, ở những nơi dầu lộ ra thì có thể đánh giá
lượng dầu theo 2 giai đoạn sau:
Trước hết, đánh giá phạm vi ô nhiễm dọc theo bờ và đánh dấu trên bản đồ
tỷ lệ lớn. Trong trường hợp tràn dầu nặng thì sử dụng máy bay trực thăng là có
hiệu quả và thuận tiện nhất cho việc ước lượng chung. Có thể sử dụng máy bay
có cánh bay ở độ cao thấp. Nên kết hợp việc quan trắc bằng máy bay với việc đi
bộ kiểm tra các điểm cục bộ để tránh sự nhầm lẫn dầu với các biểu hiện khác
của bờ có vẻ ngoài như dầu. Hết sức lưu ý khi nhận dạng những nơi mà đặc
trưng của đường bờ thay đổi dẫn đến mức độ phủ dầu thay đổi. Sử dụng ống

nhòm cũng có ích, song các nhận biết từ xa cần được kiểm tra lại bằng cách tiếp
cận gần hơn.
Bước thứ hai của việc đánh giá lượng dầu mắc cạn là dùng các mẫu đại
diện đã lựa chọn để tính lượng dầu có trên thực tế. Mẫu được chọn phải đủ nhỏ
cho phép đánh giá chính xác thể tích dầu tích tụ trong khoảng thời gian hợp lý
nào đó, nhưng cũng phải đủ lớn để đại diện cho cả vùng bờ bị ô nhiễm tương tự
nhau.
Tính toán này cần được lặp lại đối với các vùng khác, nơi có mức độ dầu
phủ khác. Đánh giá lượng dầu mắc cạn theo cách này chỉ cho một con số xấp xỉ
và có những sai số không ước lượng được. Đối với bờ cát, có thể tính diện tích
bị ô nhiễm tương đối dễ. Trong khi đó, rác hoặc đá và khe nứt của bờ đá sẽ gây
khó khăn cho việc đánh giá lượng dầu. Ngoài ra, sự có mặt của nhũ tương "nước
trong dầu" cũng dẫn đến sai số. Các nhũ tương thông thường chứa từ 40% đến
80% nước. Trong một số trường hợp, nếu không thể sử dụng các tính toán trên
21


thì có thể mô tả mức độ ô nhiễm nhẹ, trung bình hay nặng nhờ sự so sánh các
đoạn bờ bị nhiễm dầu qua các bức ảnh chụp được.
Cần thiết lưu ý rằng đây chỉ là các đánh giá sơ bộ và trong biểu mẫu báo
cáo dầu tràn, có thêm các thông tin chi tiết về đặc điểm vùng bờ, đặc điểm dầu
tràn vào bờ; điều này sẽ giúp cho việc hiệu chỉnh các kết quả đánh giá đó.
Cũng cần nhắc lại rằng, việc sử dụng các mô hình toán học mô tả và dự
báo sự lan loang của vệt dầu tràn đã và đang ngày càng có trở nên thông dụng
do tính nhanh gọn, chính xác và kinh tế của nó. Tuy nhiên, việc sử dụng mô
hình còn là vấn đề khó khăn vì đòi hỏi kiến thức chuyên ngành sâu và rộng và
nhiều thông tin dữ liệu đầu vào. Để các mô hình trở thành tác nghiệp, đáp ứng
được các yêu cầu thực tiễn, sự phối kết hợp giữa các chuyên gia, trong đó có các
nhà mô hình hoá, các chuyên gia tin học, các nhà sinh học, hoá học (hoá dầu),
địa mạo, khí tượng hải văn là rất quan trọng.

V. Thu gom và xử lý dầu tràn
5.1 Thu gom dầu tràn trên biển
5.1.1 Phao quây dầu
Phao ngăn dầu dùng để ngăn
không cho dầu loang rộng và gom
dầu lại cho việc hớt hút và thấm dầu.
Hướng dầu loang cần được dự báo
theo các yếu tố gió và dòng chảy mặt.
Để ngăn dầu người ta thường sử dụng
nhiều loại phao: phao ngăn dầu bằng
vật liệu cứng, phao ngăn dầu bằng
màng chất dẻo được bơm hơi, phao ngăn dầu tấm có gắn vật liệu nổi ở giữa tấm,
phao ngăn dầu bằng vật liệu tự tạo như rơm rạ, cỏ khô, rong biển, tre, nứa, vv...
Tùy theo nơi xảy ra sự cố
tràn dầu, người ta áp dụng các biện
pháp thả phao ngăn dầu khác nhau.
Nếu dầu tràn ngoài khơi xa, người
ta sẽ kéo phao ngăn dầu kết hợp với
sử dụng máy hút dầu. Nếu dầu tràn
gần bờ biển, cần thả phao ngăn
chặn không cho dầu loang đến
22


những khu vực ưu tiên bảo vệ như: bãi tắm, đầm nuôi thủy sản, khu bảo tồn, bảo
vệ, vv... Khi kéo phao và neo phao cần tính đến lực tác động của dòng chảy lên
phao.
Cần xem xét lựa chọn cẩn
thận kiểu phao ngăn dầu sao cho
đáp ứng được các yêu cầu ngăn

chặn dầu trên thực tế. Lưu ý
rằng, phao có thể không bền,
không đảm bảo ngăn được dầu
khi có sóng lớn hoặc khi tốc độ
tương đối giữa phao và nước
biển lớn quá một giới hạn nào
đó (đối với loại phao thông dụng
và trong điều kiện không sóng,
tốc độ đó là 30 cm/s). Sóng làm cho việc thu gom dầu khó khăn thêm nhiều, một
mặt nó làm cho chiều dày màng dầu trở nên không ổn định (ở đỉnh sóng dày hơn
ở chân sóng), mặt khác nó làm tăng quá trình phân tán hạt dầu vào nước biển
cũng như quá trình nhũ tương hóa, làm cho các hạt dầu ( có kích cỡ khác nhau)
chìm sâu xuống nước (tới 1 mét hoặc hơn), hoặc làm đứt các vệt dầu thành các
vệt nhỏ, hạn chế hiệu quả của các thiết bị thu gom.
Để dồn dầu nổi ngoài khơi, các phao có thể được kéo theo hình chữ U, V,
hoặc J nhờ hai tầu. Thiết bị gom dầu hoặc được đặt trên một tầu hoặc được gắn
nối với các phao.
5.1.2 Thiết bị hớt, hút và thấm dầu
Thiết bị hớt dầu được thiết kế để thu gom dầu hoặc hỗn hợp - dầu trên mặt
nước, thường được sử dụng khi dầu tích tụ thành lớp dày bị vướng lại trong
phao gom hay bởi vật cản khác. Sóng (kể cả sóng vừa phải) cũng làm giảm hiệu
quả của các máy hớt. Do đó, thiết bị hớt ít được dùng ở ngoài khơi mà thường
dùng ở vùng khuất sóng. Nếu biết dạng dầu, độ nhớt và độ dày của nó, thì việc
sử dụng máy hớt là rất hiệu quả.
Bơm là một bộ phận luôn gắn liền với thiết bị hớt nhằm chuyển lượng dầu
gom được tới thùng chứa. Bên cạnh nó, có thiết bị phục vụ việc tách dầu ra khỏi
nước từ hỗn hợp thu được.
Một số dạng máy hớt chủ yếu có thể được liệt kê dưới đây:

23



a. Thiết bị hớt dùng băng tải: Hệ
thống băng tải được gắn vào mạn
tàu, một đầu ngập xuống nước,
quay khi làm việc nhờ trục guồng
trên tàu. Băng tải chuyển dầu từ
mặt nước dính vào nó, lên đến
đỉnh cao nhất của hệ thống băng,
từ đó dầu được gạt vào thùng
chứa, băng tải trước khi quay
xuống được ép để tách dầu dính
vào một thùng chứa khác trong
tàu. Thiết bị hớt dùng băng tải
thích hợp với dầu có độ nhớt trung bình.
b. Thiết bị thấm dầu dùng dây oleophilic: Các sợi oleophilic được ghép vào một
dây lau dài. Dây này nổi trên mặt nước và quay liên tục nhờ một hệ thống trục.
Dầu dính vào dây sẽ được trục vắt
ép vào thùng chứa. Loại thiết bị
này cũng thích hợp với dầu có độ
nhớt trung bình và hiệu quả sẽ
giảm khi độ nhớt dầu tăng.
c. Thiết bị hớt dầu dùng đĩa: Đĩa
được quay qua mặt phân cách dầu
- nước, dầu dính vào mặt đĩa được
gạt vào bể trung gian, từ đó bơm
vào thùng chứa. Thiết bi này thích hợp đối với loại dầu có độ nhớt trung bình,
hiệu suất sẽ giảm đối với dầu ở dạng nhũ tương, dầu thải, và khi có sóng.
d. Thiết bị hút dùng đăng: Quả đăng được chế tạo có khả năng tự điều chỉnh độ
nổi để dầu chảy tràn vào một lỗ rồi từ đó được bơm vào bể chứa. Thiết bị loại

này thích hợp đối với dầu chảy tự do, kém hiệu quả khi có sóng, khi dầu là dầu
thải, ở dạng nhũ tương hoặc có độ nhớt cao.
e. Thiết bị hớt xoáy: Xoáy sinh ra nhờ một thiết bị đẩy và do lực hướng tâm, dầu
tích tụ ở khu vực trung tâm xoáy, từ đây dầu được bơm vào bể chứa. Loại thiết
bị này không thích hợp đối với dầu thải, rất có hiệu quả khi dầu chảy tự do.

24


g. Thiết bị bơm khí: Nước, dầu và không khí được hút qua vòi bơm vào bể chứa
được thiết kế đặc biệt. Tại đây, dầu, nước nặng hơn sẽ đọng lại ở đáy bể còn
không khí được bơm ra ngoài. Thiết bị này kém hiệu quả đối với dầu thải. Nó
thích hợp với dầu có độ nhớt thấp hoặc trung bình và có thể dùng được đối với
dầu có độ nhớt cao.
Túi chứa tạm thời

5.2 Xử lý dầu ngoài biển
Dầu thu hồi ngoài biển sẽ được xử lý tùy từng trường hợp. Trước tiên, dầu
thu hồi được lưu giữ trên tàu cứu hộ hay các thùng, bồn, bể bằng thép, chất dẻo,
sau đó được chở vào bờ. Việc xử lý có thể là tái chế hoặc đổ bỏ. Trong một số
trường hợp khi dầu không thể thu gom hoặc không thu gom hết, có thể sử dụng
các kỹ thuật khác là đốt dầu hay rải chất phân hủy dầu.
Đốt dầu là một phương pháp tương đối mới mẻ trong việc xử lý dầu tràn.
Dầu được ngăn chặn bằng những phao quây chịu lửa và được đốt cháy trên biển.
Làm như vậy, có thể loại trừ nhanh chóng số dầu đã được quây lại. Tuy nhiên,
việc đốt dầu đòi hỏi phải có các hoạt động quây chặn trước đó và lớp dầu tràn
phải có độ dày tối thiểu từ 2-3mm mới có thể cháy được. Thêm vào đó, sự phức
tạp của hoạt động ngăn chặn và thu hồi dầu tràn làm
cho việc đốt dầu trở nên không phổ biến.
Việc sử dụng chất phân hủy có thể dẫn đến lợi

ích cũng như tác hại, nhất là đến chất lượng môi
trường. Theo thời gian, chất phân hủy càng được
nghiên cứu và hoàn thiện để giảm bớt hiệu ứng có
hại, tuy nhiên, sự cân nhắc lợi hại của việc dùng chất
phân hủy luôn mang tính thời sự và cần được đề cập
đến trong mỗi trường hợp cụ thể.
25


×