Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Một số bài tập hóa học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.16 KB, 54 trang )

Bài tập Hóa học lớp 9 từ cơ bản đến nâng cao >

Bài tập Hóa 9 chương 1 P1
Bài 1:
Viết phương trình điều chế xút từ vôi sống và sôđa.
Bài 2:
Lập công thức hóa học của một oxit kim loại hóa trị II biết rằng cứ 30ml dung dịch HCl
nồng độ 14,6% thì hòa tan hết 4,8g oxit đó.
Bài 3:
Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:
Na2O → NaOH → Na2SO3 → SO2 → K2SO3
Bài 4:
Viết phương trình phản ứng hóa học của KOH tác dụng với:
a. Silic oxit
b. Lưu huỳnh trioxit
c. Cacbon đioxit
d. Điphotpho pentaoxit
Bài 5:
Viết các phản ứng hóa học theo chuỗi sau:
CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(NO3)2
Bài 6:
Viết phương trình phản ứng hóa học của nước với:
a. Lưu huỳnh trioxit
b. Cacbon đioxit
c. Điphotpho pentaoxit
d. Canxi oxit
e. Natri oxit
Bài 7:
Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6%


(D = 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bao nhiêu?
Bài 8:
Cho 12,4g muối cacbonat của một kim loại hóa trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch
H2SO4 loãng dư thu được 16g muối. Tìm công thức của kim loại đó.
Bài 9:
Có 6 lọ không nhãn đựng các hóa chất sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. Chỉ
dùng qùi tím hãy nhận biết hóa chất đựng trong mỗi lọ.
Bài 10:


Cho 5,6g CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Tính số gam kết tủa tạo thành khi đem dung
dịch A hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí cacbonic.
Đáp án
Bài 1:
Phương trình phản ứng điều chế xút từ vôi sống và sô đa
- CaO + H2O --> Ca(OH)2
- Ca(OH)2 + Na2CO3 --> CaCO3 + 2NaOH.
Bài 2:
- Đặt công thức hóa học của kim loại cần tìm là: RO.
- Phương trình hóa học của phản ứng:
RO + 2HCl --> RCl2 + H2O
- Số mol axit HCl: nHCl = 30.14,6100.36,5 = 0,12 mol
- Số mol oxit : nRO = 0,12 : 2 = 0,06 mol
- Khối lượng mol của oxit là 4,8 : 0,06 = 80g
- PTK của oxit là RO = 80
- Nguyên tử khối của R bằng: 80 – 16 = 64 đvc.
Vậy R là Cu. Oxit cần tìm là CuO.
Bài 3:
- Na2O + H2O --> 2NaOH
- SO2 + 2 NaOH --> Na2SO3+ H2O

- Na2SO3 + H2SO4 --> Na2SO4 + SO2 + H2O
- SO2 + K2O --> K2SO3
Bài 4:
a. 2KOH + SiO2 --> K2SiO3 + H2O
b. 2KOH + SO3 --> K2SO4 + H2O
c. 2KOH + CO2 --> K2CO3 + H2O
d. 6KOH + P2O5 --> 2K3PO4 + 3H2O
Bài 5:
- CaCO3 --> CaO + CO2
- CaO + H2O --> Ca(OH)2
- Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3 + H2O
- CaCO3 + 2HNO3 --> Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Bài 6:


a. SO3 + H2O --> H2SO4
b. CO2 + H2O --> H2CO3
c. P2O5 + 3H2O --> 2H3PO4
d. CaO + H2O --> Ca(OH)2
e. Na2O + H2O -> 2NaOH
Bài 7:
Phương trình hóa học: H2SO4 + 2NaOH --> Na2SO4 + 2H2O
a. Số mol H2SO4 là: nH2SO4 = 0,3 . 1,5 = 0,45 mol
Khối lượng NaOH cần dùng: mNaOH = 2. 0,45. 40 = 36g.
Khối lượng dung dịch NaOH 40%: mdd = 36.10040 = 90g
b. Phương trình phản ứng: H2SO4 + 2KOH --> K2SO4 + 2 H2O
Khối lượng KOH cần dùng: mKOH = 2 . 0,45 . 56 = 50,4g
Khối lượng dung dịch KOH: mdd = 50,4.1005,6 = 900g
Thể tích dung dịch KOH cần dùng: vdd = mddD = 9001,045 = 861,2 ml
Bài 8:

Gọi kim loại cần tìm là R.
Phương trình hóa học : RCO3 + H2SO4 --> RSO4 + CO2 + H2O
Số mol muối tạo thành: nRSO4 = 16−12,496−60 = 0,1 mol
Ta có: (R + 60).0,1 = 12,4 Suy ra R = 12,40,1 – 60 = 64
R = 64, vậy kim loại cần tìm là Cu.
Bài 9:
Lần 1: dùng quì tím sẽ chia ra thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: làm quì tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.
- Nhóm 2: làm quì tím hóa xanh: Ba(OH)2, KOH.
- Nhóm 3: không làm quì tím đổi màu: CaCl2, Na2SO4.
Lần 2: dùng 1 trong 2 lọ của nhóm 2 cho tác dụng với từng lọ trong nhóm 3:
- Nếu không tạo kết tủa thì lọ nhóm 2 là KOH và lọ còn lại là Ba(OH)2 hay ngược lại.
- Lọ tạo kết tủa ở nhóm 2 là Ba(OH)2 với lọ Na2SO4 ở nhóm 3. Từ đó tìm ra lọ
CaCl2.
Lần 3: dùng Ba(OH)2 tác dụng lần lượt với 2 lọ của nhóm 1. Lọ tạo kết tủa là H2SO4,
lọ còn lại là HCl.
Bài 10:
- Số mol của CaO và CO2 bằng:
nCaO = 5,656 = 0,1 mol
nCO2 = 2,822,4 = 0,125 mol
Ta có PTPU:


CaO + H2O --> Ca(OH)2
0,1 mol 0,1 mol
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3 + H2O
0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol
- Số mol CO2 dư: 0,125 – 0,1 = 0,025 mol, sẽ tiếp tục phản ứng như sau:
CaCO3 + H2O + CO2 --> Ca(HCO3)2.
0,025mol 0,025mol 0,025mol

- Số gam CaCO3 kết tủa là: (0,1 – 0,025).100 = 7,5g.

Bài tập Hóa 9 chương 1 P2
[Trung tâm gia sư Hà Nội Group] - Bài tập hóa 9 chương I giúp các bạn nắm vững
kiến thức về các loại hợp chất vô cơ.
Bài 1:
Cho 50g hỗn hợp gồm hai muối NaHSO3 và Na2CO3 vào 200g dung dịch HCl 14,6%. Hỏi
phản ứng có xảy ra hoàn toàn không ?
Bài 2:
Viết phản ứng hóa học giúp phân biệt các cặp dung dịch sau:
a. Dung dịch sắt (II) sunfat và sắt (III) sunfat.
b. Dung dịch natri sunfat và đồng sunfat.
Bài 3:
Nhận biết 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa 4 muối sau: Na2CO3, MgCO3, BaCO3, và CaCl2.
Bài 4:
Cho 32g một oxit kim loại hóa trị III tan hết trong 294g dung dịch H2SO4. Tìm công thức
của oxit kim loại trên.
Bài 5:
Độ tan của NaCl ở 90oC là 50g và ở 0oC là 35g. Tính lượng NaCl kết tinh khi làm lạnh
900g dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC.
Bài 6:
Tính khối lượng các muối thu được sau khi cho 28,8g axit photphoric tác dụng với 300g
dung dịch KOH nồng độ 8,4%.
Bài 7:
Từ các chất sau: P, CuO, Ba(NO3)2, H2SO4, NaOH, O2, H2O hãy điều chế các chất sau:
a. H3PO4
b. Cu(NO3)2
c. Na3PO4
d. Cu(OH)2
Bài 8:Nêu phương pháp hóa học để nhận biết 3 muối NaNO3, NaCl, Na2SO4.



Bài 9:
Dung dịch X chứa 6,2g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4 16% thu
được a gam kết tủa .
a. Tính nồng độ phần trăm của X.
b. Tính a.
c. Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi đã nung
thành chất rắn đen.
Bài 10:
a. Cho từ từ dung dịch X chứa x mol HCl vào dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 (x< 2y)
b. thì
thu được dung dịch Z chứa V lít khí. Tính V?
c. Nếu cho dung dịch Y vào dung dịch X thì thu được dung dịch A và V1 lít khí. Các
phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm mối quan
hệ giữa V1 với x, y.
Xem gợi ý

Gợi ý Bài tập Hóa 9 chương 1 P2
Bài 1:
Ta có: MNaHSO3 = 104 ; MNa2CO3 = 122
NaHSO3 + HCl --> NaCl + H2O + SO2
x mol x mol
Na2CO3 + 2HCl --> 2NaCl + H2O + CO2
y mol 2y mol
Số mol HCl: n = 200.14,6100.36,5 = 0,8 mol
nhhhaimuối < 50104 = 0,48 < nHCl
Vậy axit HCl dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 2:
a.

2NaOH + FeSO4 --> Na2SO4 + Fe(OH)2 xanh nhạt
6NaOH + Fe2(SO4)3 --> 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3 ¯ nâu đỏ
b.
NaOH + Na2SO4 --> không phản ứng
NaOH + CuSO4 --> Na2SO4 + Cu(OH)2 màu xanh.


Bài 3:
+ Dùng dung dịch H2SO4 để nhận biết.
- Lọ vừa có khí vừa có kết tủa trắng là BaCO3.
H2SO4 + BaCO3 --> Ba SO4 + H2O + CO2
- Lọ không có hiện tượng gì là CaCl2.
- 2 lọ còn lại có khí bay lên là Na2CO3, MgCO3
H2SO4 + Na2CO3 --> Na2SO4 ¯ + H2O + CO2
H2SO4 + MgCO3 --> MgSO4 ¯ + H2O + CO2
+ Dùng dung dịch NaOH cho vào 2 lọ này, lọ nào có kết tủa trắng Mg(OH)2 là lọ
chứa MgCO3.
MgCO3 + 2NaOH --> Mg(OH)2 + Na2CO3
Bai 4:
Công thức cần tìm có dạng: X2O3
- Khối lượng H2SO4: m = 20.294100 = 58,8 g
- Số mol H2SO4 = 0,6 mol.
- Phương trình phản ứng:
X2O3 + 3H2SO4 --> X2 (SO4)3 + 3H2O
0,2 mol 0,6mol
Phân tử lượng của oxit: M =160.
Vậy oxit đó là Fe2O3.
Bài 5:
Dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC chứa:
mNaCl = 50.900100+50 = 300 g

mH2O = 900 – 300 = 600 g
Dung dịch NaCl bão hòa ở 0oC có mNaCl = 600.35100 = 210 g
Lượng NaCl kết tinh: 300 – 210 = 90g
Bài 6:
nH3PO4 = 28,896 = 0,3 mol
nKOH = 8,4.300100.56 = 0,45 mol
H3PO4 + KOH --> KH2PO4 + H2O
0,3mol 0,3mol 0,3mol
Số mol KOH dư: 0,45 – 0,3 = 0,15 mol
KH2PO4 + KOH --> K2HPO4 + H2O
0,15mol 0,15mol 0,15mol
Khối lượng muối thu được sau phản ứng:
mKH2PO4 = (0,3 – 0,15).136 = 20,4g
mK2HPO4 = 0,15 . 174 = 26,1g


Bài 7:
a. 4P + 5O2 --> 2P2O5
P2O5 + 3 H2O --> 2H3PO4
b. Ba(NO3)2 + H2SO4 --> BaSO4 + 2HNO3
CuO + 2 HNO3 --> Cu(NO3)2 + H2O
c. H3PO4 + 3NaOH --> Na3PO4 + 3 H2O
d. CuO + H2SO4 --> CuSO4 + H2O
CuSO4 + 2NaOH --> Cu(OH)2 + Na2SO4
Bài 8:
- Dùng BaCl2 sẽ nhận ra Na2SO4 do phản ứng tạo kết tủa trắng BaSO4
- Dùng AgNO3 để phân biệt NaCl do AgCl kết tủa.
Bài 9:
Số mol Na2O = 0,1 mol.
nCuSO4 = 200.16100.160 = 0,2 mol

a.
Na2O + H2O --> 2NaOH
0,1 mol 0,2 mol
Nồng độ % X (tức dung dịch NaOH) :
C% = 0,2.40.1006,2+193,8 = 4%
b.
2NaOH + CuSO4 --> Cu(OH)2 + Na2SO4
0,2 mol 0,1 mol 0,1 mol
a = 0,1. 98 = 9,8g
c.
Cu(OH)2 →to CuO + H2O
0,1 mol 0,1 mol
2HCl + CuO --> CuCl2 + H2O
0,2 mol 0,1mol
Thể tích dung dịch HCl 2M :
Vdd = nV = 0,22 = 0,1 lít
Bài 10:
a.
Cho từ từ HCl vào Na2CO3, phản ứng xảy ra như sau:
HCl + Na2CO3 --> NaHCO3 + NaCl (1)
Nhưng theo đầu bài có khí bay ra nên phản ứng tiếp tục:
HCl + NaHCO3 --> NaCl + CO2 + H2O (2)


Phản ứng (1) sẽ xảy ra hoàn toàn, sinh ra y mol NaHCO3.
Muốn phản ứng (2) xảy ra thì x > y.
Do đề bài cho x < 2y nên (2) phản ứng theo số mol của HCl còn lại.
Vậy V = 22,4.(x – y)
b.
Khi cho Na2CO3 vào HCl:

Na2CO3 + 2HCl --> 2NaCl + CO2 + H2O
1 mol 2 mol
y mol x mol
Đề bài cho x < 2y nên ta tính số mol khí sinh ra theo HCl:
V1 = xy . 22,4l

BÀI TẬP NÂNG CAO HÓA 9 - 1
Câu 1: Viết các phương trình phản ứng để thực hiện chuỗi biến hóa sau:
FeS2 + (A)
 (B)↑ + (C)
(A) + (B)
 (D)↑
(D) + (X)
 (E)
(E) + Cu
 (B) + (X) + (F)
(B) + KOH
 (G) + (X)
(G) + BaCl2
 (H)↓ + (I)
(H) + (E)
 (B) + (X) + (K)↓
(B) + (L) + (X)  (E) + (M)
Biết ở trạng thái dung dịch, E và M đều có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 2:

a. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra khi cho Al và Cl2 lần lượt tác dụng với H2O
dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4 loãng. Trong các phản ứng đó, phản ứng nào có ứng
dụng thực tế?
b. Cho kim loại Al có dư vào 400ml dung dịch HCl 1M. Dẫn khí bay ra cho đi qua ống đựng

CuO có dư nung nóng thì thu được 11,52 gam Cu. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng.
Câu 3:
Không dùng thuốc thử nào khác hãy phân biệt các lọ dung dịch riêng biệt sau: MgCl 2, NaOH,
NH4Cl, H2SO4, KCl.
Câu 4:
Hòa tan 7,83 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm A, B (nguyên tử khối của A nhỏ hơn nguyên


tử khối của B) thuộc 2 chu kì kế tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, thu
được 2,8 lít khí H2 bay ra (điều kiện tiêu chuẩn).
a. Xác định kim loại A, B
b. Cho 16,8 lit khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng hoàn toàn vào 600ml dung dịch AOH 2M
thu được dung dịch X. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch X.
Câu 5:
Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là
1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô và
cân nặng 5,16 gam. Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 6:
Oxit của kim loại R ở mức hóa trị thấp chứa 22,54% oxi; ở mức hóa trị cao chứa 50,45% oxi về
khối lượng. Xác định kim loại R và công thức hóa học của hai oxit trên.
(Nguyên tử khối của các nguyên tố, các bạn xem Bảng tuần hoàn hoặc Bài thơ nguyên tử khối )
XEM ĐÁP ÁN

Bài tập Hóa học lớp 9 từ cơ bản đến nâng cao >

GỢI Ý ĐÁP ÁN BÀI TẬP NÂNG CAO HÓA 9 - 1
Câu 1:
4FeS2 + 11O2 →to 8SO2↑ + 2Fe2O3
2SO2 + O2 →to 2SO3↑
SO3 + H2O --> H2SO4

Cu + 2H2SO4 đặc →to CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
SO2 + 2KOH --> K2SO3 + H2O
K2SO3 + BaCl2 --> BaSO3↓ + 2KCl
BaSO3 + H2SO4 --> BaSO4↓ + SO2↑ + H2O
SO2 + Cl2 + 2H2O --> H2SO4 + 2HCl
A: O2 B: SO2 C: Fe2O3 D: SO3 E: H2SO4 F: CuSO4 G: K2SO3 H: BaSO3
I: KCl K: BaSO4 L: Cl2 M: HCl X: H2O
Câu 2:


a.
Phương trình phản ứng:
2Al + 6H2O --> 2Al(OH)3↓ + 3H2↑
Cl2 + H2O --> HCl + HClO (Điều chế nước clo)
2Al + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2↑
Cl2 + H2SO4 : không phản ứng
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2 (Điều chế H2)
Cl2 + 2NaOH --> NaCl + NaOCl + H2O (Điều chế nước Javel)
b.
2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2↑ (1)
H2 + CuO →to Cu + H2O (2)

nHCl = CM x V = 0,4 x 1 = 0,4 mol
Theo (1) và (2) ta có sơ đồ chuyển hóa:
6 mol HCl --- 3 mol H2 --- 3 mol Cu
0,4 mol HCl x mol Cu
x = 0,4x36 = 0,2 mol
=> mCu = 0,2 x 64 = 12,8 gam
H% = 11,5212,8 x 100% = 90%
Câu 3:

Lấy mỗi lọ một ít dung dịch để làm mẫu thử, mỗi lần nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của
4 dung dịch còn lại, sau 5 lần thí nghiệm, quan sát các hiện tượng xảy ra ta có kết quả như sau:
- Tạo kết tủa trắng, mẫu thử đó là MgCl2.
- Tạo kết tủa trắng và khí có mùi khai bay ra, mẫu thử đó là NaOH.
- Tạo khí có mùi khai, mẫu thử đó là NH4Cl.
- Còn 2 mẫu thử không có hiện tượng, lấy kết tủa Mg(OH)2 cho vào, mẫu thử nào làm tan
kết tủa là H2SO4.
- Mẫu còn lại là KCl.
* Các phương trình phản ứng xảy ra:
MgCl2 + 2NaOH --> Mg(OH)2↓ + 2NaCl
NH4Cl + NaOH --> NaCl + NH3↑ + H2O


Mg(OH)2 + H2SO4 --> MgSO4 + 2H2O
Câu 4:
a.
Đặt M¯ là nguyên tử khối trung bình của A, B
=> MA < M¯ < MB
2A + 2 H2O --> 2AOH + H2↑
a mol a mol a2mol
2B + 2 H2O --> 2BOH + H2↑
b mol b mol b2mol
nH2 = a+b2 = 2,822,4
=> a + b = 0,25
M¯ = 7,830,25 = 31,32
=> MA < 31,32 < MB
Theo đề bài A, B là kim loại kiềm thuộc 2 chu kì kế tiếp suy ra:
A là Na ( MNa = 23) và B là K ( MK = 39).
b.
nCO2 = 16,822,4 = 0,75 mol


nNaOH = CM x V = 2 x 0,6 = 1,2 mol
Vì nCO2 < nNaOH < 2nCO2do đó thu được hỗn hợp 2 muối:
CO2 + 2NaOH --> Na2CO3 + H2O (1)
x mol 2x mol x mol
CO2 + NaOH --> NaHCO3 (2)
y mol y mol y mol
Gọi : x mol là số mol của Na2CO3
y mol là số mol của NaHCO3
nCO2 = x + y = 0,75 mol
nNaOH = 2x + y = 1,2 mol
⇒ {x=0,45y=0,3
⇒ mNa2CO3 = 0,45 x 106 = 47,7 g
mNaHCO3 = 0,3 x 84 = 25,2 g
Tổng khối lượng muối trong dung dịch A:


m = mNa2CO3 + mNaHCO3 = 72,9 g
Câu 5:
Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu
x mol x mol x mol x mol
mddCuSO4 = 1,12 x 50 = 56 g
64x – 56x = 5,16 – 5 ⇔ 8x = 0,16g
⇒ x = 0,02 mol
mCuSO4 = 0,2 x 160 = 3,2 g
100g dung dịch CuSO4 có 15g CuSO4 nguyên chất
56(g ) dung dịch CuSO4 có x(g) CuSO4 nguyên chất
x = 56x15100 = 8,4 g
mCuSO4 còn lại: 8,4 - 3,2 = 5,2 g
mFeSO4 = 0,02 x 152 = 3,04 g

mddsau = 56 - 0,16 = 55,84 g
C%CuSO4 = 5,255,84 x 100% = 9,31%
C%FeSO4 = 3,0455,84 x 100% = 5,44%
Câu 6:
Đặt công thức hai oxit là R2Ox và R2Oy.
Theo đề bài ta có:
16x2R = 22,5477,46
16y2R = 50,4549,55
⇒ xy = 22,54x49,5577,46x50,45 = 13,5
x = 1 --> y = 3,5 (Loại)
x = 2 --> y = 7
Hai oxit là R2O2 (hay RO) và R2O7
Trong RO oxi chiếm 22,54%
⇒ 16R = 22,5477,46
⇒ R = 55
Tức R là Mn


Vậy hai oxit là MnO và Mn2O7

BÀI TẬP PHÂN LOẠI OXIT
Để củng cố thêm các kiến thức về oxit, thử giải một số bài tập về phân loại oxit.

1. Phân loại các oxit sau: MgO, CuO, K2O, BaO, Fe3O4, CO, P2O5, FeO, Fe2O3, ZnO,
Al2O3, CaO, SO2, SO3.
2. Hoàn thành các phản ứng sau. Đọc tên phản ứng đó.
a) BaO + HCl -> BaCl2 + H2O
b) K2O + SO2 -> K2SO3
c) CO2 + Na2O -> Na2CO3
d) Na2O + H2O-- > Na(OH)2

e) CaO + H2O-> Ca(OH)2
f) P2O5 + H2O -> H3PO4
3.Trong đời sống và công nghiệp hiện nay loại oxit nào được thải ra nhiều nhất ?
a. CO2
b. SO2
c. N2O5
d. P2O5
4. Chọn công thức oxit sai .
a. SO3
b. P2O3
c. FeO3
d. Ag2O
Câu 5.Nước vôi trong để lâu ngoài không khí bị vẫn đục có màng đá vôi phía trên là do
tác dụng với oxit nào ?
a. CO2
b. SO2
c. SO3


d. CaO
ĐÁP ÁN:
a. Oxit bazơ : MgO, CuO, K2O, BaO, Fe3O4, P2O5, FeO, Fe2O3, CaO
b. Oxit axit : SO2, SO3, P2O5.
c. Oxit lưỡng tính: ZnO, Al2O3
d. Oxit trung tính: CO
2. a. BaO + HCl -> BaCl2 + H2O
b. K2O + SO2 -> K2SO3
c. CO2 + Na2O -> Na2CO3
d. Na2O + H2O-- > Na(OH)2
e. CaO + H2O-> Ca(OH)2

f. P2O5 + H2O -> H3PO4
3. a
4.c
5.a

Bài tập tính chất hóa học của Oxit
[Trung tâm gia sư Hà Nội Group] - Hoàn thành những bài tập dưới đây, chắc
chắn các bạn sẽ khắc sâu hơn những tính chất hóa học của oxit.
Câu 1: Có những chất sau:
a. H2O,
b. KOH,
c. K2O,
d. CO2.
Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.
Câu 2: Cho những oxit sau: CaO, Fe2O3,P2O5, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với các
chất sau?
a. Nước
b. Axit clohiđric
c. Natri hiđroxit
Viết các phương trình hóa học.
Câu 3: Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit
, kẽm oxit; em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau:
a. Axit sunfuric + ………………….. --- > Kẽm sunfat + Nước
b. Natri hiđroxit + …………………. --- > Natri sunfat + Nước
c. Nước
+ ………………… --- > Axit sunfurơ
d. Nước
+ …………………. --- > Canxi hiđroxit



e. Canxi oxit
+ …………………. --- > Canxi cacbonat
Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ đồ phản
ứng trên.
Câu 4: Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác
dụng được với:
a. Nước, tạo thành dung dịch axit.
b. Nước, tạo thành dung dịch bazơ.
c. Dung dịch axit, tạo thành muối và nước.
d. Dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.
Viết các phương trình hóa học.
Câu 5: Có những oxit sau: H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những oxit nào
có thể điều chế bằng:
a. Phản ứng hóa hợp? Viết phương trình hóa học.
b. Phản ứng phân hủy? Viết phương trình hóa học.
Câu 6: Các oxit tác dụng được với nước là?
A. PbO2, K2O, SO3
C. BaO, K2O, N2O5
B. Al2O3, NO, SO2
D. CaO, FeO, NO2
Câu 7: Oxit axit tác dụng được với các chất nào sau đây?
A. H2O, H2CO3, KOH
C. Ca(OH)2, FeO, CO
B. HCl, LiOH, BaO
D. H2O, Ba(OH)2, Na2O
Câu 8: BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?
A. H2O, NO, KOH
C. NaOH, SO3, HCl
B. P2O5, CuO, CO
D. H2O, H2CO3, CO2

Câu 9: Các cặp chất tác dụng được với nhau là?
A. PbO và H2O, BaO và SO2
B Na2O và SO3, CaO và H2CO3

C. MgO và H2O, NaOH và CO2
D. CuO và N2O5, P2O5 và KO

CÁC PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC P2
Các bạn đã có trong tay 7 phương pháp giúp cân bằng phản ứng hóa học một cách
nhanh nhất. Sau đây là một số phương pháp phức tạp hơn.


8. Phương pháp xuất phát từ bản chất hóa học của phản ứng:
Phương pháp này lập luận dựa vào bản chất của phản ứng để cân bằng.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng Fe2O3 + CO –> Fe + CO2
Theo phản ứng trên, khi CO bị oxi hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxi. Trong phân tử
Fe2O3 có 3 nguyên tử oxi, như vậy đủ để biến 3 phân tử CO thành 3 phân tử CO2. Do đó
ta cần đặt hệ số 3 trước công thức CO và CO2 sau đó đặt hệ số 2 trước Fe:
Fe2O3 + 3CO –> 2Fe + 3CO2

9. Phương pháp cân bằng phản ứng cháy của chất hữu cơ:
a. Phản ứng cháy của hidrocacbon:
Nên cân bằng theo trình tự sau:
- Cân bằng số nguyên tử H. Lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia cho 2, nếu kết quả
lẻ thì nhân đôi phân tử hidrocacbon, nếu chẵn thì để nguyên.
- Cân bằng số nguyên tử C.
- Cân bằng số nguyên tử O.
b. Phản ứng cháy của hợp chất chứa O.
Cân bằng theo trình tự sau:
- Cân bằng số nguyên tử C.

- Cân bằng số nguyên tử H.
- Cân bằng số nguyên tử O bằng cách tính số nguyên tử O ở vế phải rồi trừ đi số nguyên tử O


có trong hợp chất. Kết quả thu được đem chia đôi sẽ ra hệ số của phân tử O2. Nếu hệ số đó
lẻ thì nhân đôi cả 2 vế của PT để khử mẫu số.

10. Phương pháp cân bằng electron:
Đây là phương pháp cân bằng áp dụng cho các phản ứng oxi hóa khử. Bản chất của phương
trình này dựa trênm nguyên tắc Trong một phản ứng oxi hóa – khử, số electron do chất khử
nhường phải bằng số electron do chất oxi hóa thu.
Việc cân bằng qua ba bước:
a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.
b. Lập thăng bằng electron.
c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.
Ví dụ. Cân bằng phản ứng:
FeS + HNO3 –> Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O
a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:
Fe+2 –> Fe+3
S-2 –> S+6
N+5 –> N+1
(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)
b. Lập thăng bằng electron:
Fe+2 –> Fe+3 + 1e
S-2 –> S+6 + 8e
FeS –> Fe+3 + S+6 + 9e
2N+5 + 8e –> 2N+1
–> Có 8FeS và 9N2O.
c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:
8FeS + 42HNO3 –> 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O

Ví dụ 2. Phản ứng trong dung dịch bazo:
NaCrO2 + Br2 + NaOH –> Na2CrO4 + NaBr
CrO2- + 4OH- –> CrO42- + 2H2O + 3e x2
Br2 + 2e –> 2Br- x3
Phương trình ion:
2CrO2- + 8OH- + 3Br2 –> 2CrO42- + 6Br- + 4H2O
Phương trình phản ứng phân tử:
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH –> 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O


Ví dụ 3. Phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:
KMnO4 + K2SO3 + H2O –> MnO2 + K2SO4
MnO4- + 3e + 2H2O –> MnO2 + 4OH- x2
SO32- + H2O –> SO42- + 2H+ + 2e x3
Phương trình ion:
2MnO4- + H2O + 3SO32- –> 2MnO2 + 2OH- + 3SO42Phương trình phản ứng phân tử:
2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O –> 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH

11. Phương pháp cân bằng đại số:
Dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học. Ta
xem hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan
giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo toàn khối lượng để lập ra một hệ
phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số
nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình
phản ứng hoá học.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng:
Cu + HNO3 –> Cu(NO3)2 + NO + H2O
Gọi các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta có:
aCu + bHNO3 –> cCu(NO3)2 + dNO + eH2O
+ Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)

+ Xét số nguyên tử H: b = 2e (2)
+ Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3)
+ Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)
Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:
Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình
(4):3b = 6c + b – 2c + b/2
=> b = 8c/3
Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương
trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4
Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:
3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O


Ở ví dụ trên trong phương trình hoá học có 5 chất (Cu, HNO3, Cu(NO3)2, NO, H2O) và
4 nguyên tố (Cu, H, N, O) khi lập hệ phương trình đại số để cân bằng ta được một hệ 4
phương trình với 5 ẩn số. Hay nói một cách tổng quát, ta có n ẩn số và (n – 1) phương trình.
Ghi nhớ: khi lập một hệ phương trình đại số để cân bằng một phương trình hoá học, nếu
có bao nhiêu chất trong phương trình hoá học thì có bấy nhiêu ẩn số và nếu có bao nhiêu
nguyên tố tạo nên các hợp chất đó thì có bấy nhiêu phương trình.

CÁCH GIẢI CÁC BÀI TẬP THỰC NGHIỆM
Các bài tập thực nghiệm ở đây cũng chính là các bài tập lý thuyết. Cách giải về cơ bản
giống như phương pháp giải bài tập hóa học định tính phần lý thuyết. Sự khác nhau nằm
ở chỗ trong đề bài có yếu tố thực nghiệm, đưa các bạn vào những tình huống cụ thể, có
chọn lọc, đôi khi phải sáng tạo mới giải quyết được. Sau đây là một vài ví dụ:

Có thể dùng CuSO4 để phát hiện ra xăng có lẫn nước được không?
Tại sao?
Một yêu cầu về mặt kỹ thuật là không được để lẫn nước (dù một lượng rất nhỏ) trong các loại
xăng, dầu. Vì vậy cần phải có khâu kiểm tra xem có lẫn nước trong xăng, dầu hay không.

Vấn đề đặt ra với các bạn lúc này là người ta đã kiểm tra bằng cách nào?
Để trả lời câu hỏi đó, các bạn cần liên hệ với lý thuyết đã học là CuSO4 khan gặp nước, dù
với lượng nhỏ sẽ chuyển thành dạng muối ngậm nước CuSO4.5H2O. CuSO4 khan màu trắng,
CuSO4 5H2O có màu xanh. Đến đây các bạn dễ dàng luận ra là hoàn toàn có thể dùng CuSO4 để
phát hiện ra xăng có lẫn nước hay không.
Cách làm như sau: Lấy một ít xăng cần kiểm tra cho vào ống nghiệm khô, tiếp tục cho một ít
tinh thể muối CuSO4 khan vào, rồi lắc lên xem có sự thay đổi màu sắc của muối CuSO4 không.
Nếu có, chứng tỏ trong xăng có nước

Tại sao để dập tắt các đám cháy xăng dầu người ta không dùng
nước mà dùng cát hay chăn ướt trùm lên ngọn lửa?
Với các bạn đã được xem phim về đám cháy xăng, dầu hoặc đã chứng kiến cảnh cứu chữa khi
bị cháy bếp dầu thì chắc chắn sẽ hình dung được ngay mình cần làm gì trong trường hợp đó.


Còn các bạn chưa bao giờ chứng kiến, sẽ có những lúng túng nhất định và việc trả lời câu hỏi
tại sao lại làm như vậy cũng khó khăn hơn. Nhưng nếu bình tĩnh, các bạn dễ dàng nhận ra
cơ sở của việc làm đó là xăng, dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên, nên nếu dùng nước
đám cháy sẽ càng lan rộng hơn.

Khi bị ong, muỗi, kiến đốt người ta thường bôi vôi tôi lên chỗ
da bị đốt? Giải thích vì sao?
Để giải thích cách làm đó, các bạn cần biết khi ong, muỗi, kiến đốt chúng tiết ra một chất hóa
học đó là axit fomic (HCOOH). Chất này làm cho chúng ta bị ngứa và nhức.
Khi bôi vôi tôi Ca(OH)2 lên chỗ da bị đốt, Ca(OH)2 sẽ tác dụng với axit fomic (HCOOH) theo
PTHH: 2HCOOH + Ca(OH)2  (HCOO)2Ca + 2H2O
Phản ứng xảy ra làm lượng axit fomic HCOOH bị trung hòa hết. Khi đó, ta sẽ không còn ngứa,
nhức nữa.
Phải chăng vì thế mà axit HCOOH thường được gọi là axit kiến.


Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 9
[Trung tâm gia sư Hà Nội Group] - Tổng hợp một số câu hỏi trắc nghiệm

trong phần một số bazơ quan trọng.

Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1:
Dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau để nhận biết dung dịch Ca(OH) 2 ?
A. Na2CO3
B. KCl
C. NaOH
D. NaNO3

Câu 2:
Dung dịch nào có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH như sau:
A. pH = 8
B. pH = 12
C. pH = 10
D. pH = 14


Câu 3:
Nhóm các dung dịch nào sau đây có pH > 7 ?
A. HCl, NaOH
C. NaOH, Ca(OH)2

B. H2SO4, HNO3
D. BaCl2, NaNO3

Câu 4:

Để nhận biết được hai dung dịch là NaOH, Ba(OH) 2 cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Quỳ tím
B. HCl
C. NaCl
D. H2SO4

Câu 5:
NaOH có tính chất vật lý nào sau đây ?
A.Natri hidroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
B. Natri hidroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
C. Natri hidroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt
D. Natri hidroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.

Câu 6:
Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazơ tan vì:
A.Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit.
B. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit.
C. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit.
D. Tác dụng với oxit axit và axit.

Câu 7:
Cặp chất nào đây không thể tồn tại trong dung dịch? ( tác dụng được với nhau)
A. Ca(OH)2 , Na2CO3
B. Ca(OH)2 , NaCl
C. Ca(OH)2 , NaNO3
C. NaOH ,
KNO3

Câu 8:
Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H 2SO4 1M thì

dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
A. Làm quỳ tím chuyển đỏ
B. Làm quỳ tím chuyển xanh


C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.
D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.

Câu 9:
Dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 không có tính chất nào sau đây?
A.Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein
B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.
C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Câu 10:
Cặp oxit nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ
A. K2O, Fe2O3
B. Al2O3, CuO
C. Na2O, K2O
D. ZnO, MgO
Câu 11:
Dãy các bazơ nào sau đây bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
A.Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3
B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2
Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2
D. Zn(OH)2, Ca(OH)2,
KOH, NaOH
Câu 12:
Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?

A.Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3.
B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3
D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2
Câu 13:
Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A.NaCl, HCl, Na2CO3, KOH
B.H2SO4, NaCl, KNO3, CO2
C. KNO3, HCl, KOH, H2SO4
D. HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4
Câu 14:
Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch? ( không tác dụng được với nhau).
A. NaOH, KNO3
B. Ca(OH)2, HCl
C. Ca(OH)2, Na2CO3
D. NaOH, MgCl2
Câu 15:


Sau khi làm thí nhgiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H 2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau
đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. Muối NaCl
B. Nước vôi trong
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch NaNO3
Câu 16:
Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH) 2, NaCl. Dùng thuốc
thử nào sau đây để nhận biết cả ba chất?
A.Quỳ tím và dung dịch HCl
B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2

C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3
D. Quỳ tím và dung dịch NaCl
Câu 17:
Sản phẩm thu được sau khi điện phân dung dịch bão hòa muối ăn trong thùng điện phân có
màng ngăn:
A. NaOH, H2, H2O
B. NaOH, H2, HCl
C. NaOH, Cl2, H2O
D. NaOH, H2, Cl2
Câu 18:
Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng?
A. Ca(OH)2 và Na2CO3.
B. NaOH và Na2CO3.
C KOH và NaNO3.
D. Ca(OH)2 và NaCl
Câu 19:
Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với nhau tạo ra dung dịch NaOH và khí H 2?
A.Na2O và H2O.
B. Na2O và CO2.
C.Na và H2O.
D. NaOH và HCl
Câu 20:
Các cặp chất nào sau đây đều làm đục nước vôi trong Ca(OH) 2 ?
A.CO2, Na2O.
B.CO2, SO2.
C.SO2, K2O
D.SO2, BaO
Câu 21:
Dãy các bazơ nào sau đây đều làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenol phtalein ?
A.KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2

B. NaOH, Al(OH)3, Ba(OH)2, Cu(OH)2
C. Ca(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)2
D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2


Câu 22:
Dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 không phản ứng với cặp chất nào sau đây?
A.HCl, H2SO4
B. CO2, SO3
C.Ba(NO3)2, NaCl
D. H3PO4, ZnCl2
Câu 23:
Thành phần phần trăm của Na và Ca trong hợp chất NaOH và Ca(OH) 2 lần lượt là:
A. 50 %, 54 %
B. 52 %, 56 %
C. 55 %, 58 %
D. 57, 5% , 54 %
Câu 24:
Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A.CO2, P2O5, HCl, CuCl2
B.CO2, P2O5, KOH, CuCl2
C. CO2, CaO, KOH, CuCl2
D. CO2, P2O5, HCl, KCl
Câu 25:
NaOH rắn có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dùng làm khô một số chất. NaOH làm
khô các khí ẩm nào sau đây?
A. H2SO4
B. H2
C. CO2
D. SO2

Câu 26:
Cho 2,24 lít khí CO2 ( đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH) 2 , sản phẩm thu
được là muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:
A. 0,5M
B. 0,25M
B. 0,1M
D. 0,05M
Câu 27:
Hòa tan 30 g NaOH vào 170 g nước thì thu được dung dịch NaOH có nồng độ là:
A. 18%
B. 16 %
C. 15 %
D. 17 %
Câu 28:
Dẫn 22,4 lít khí CO2 ( đktc) vào 200g dung dịch NaOH 20%. Sau phản ứng tạo ra sản phẩm
nào trong số các sản phẩm sau:
A. Muối natricacbont và nước
B. Muối natri hidrocacbonat
C. Muối natrihidrocacbonat và nước
D. Muối natrihidrocacbonat và natricacbonat

Câu 29:


Dẫn 5,6 lít khí SO2 vào dung dịch có chứa 18,5 g Ca(OH)2. Sau phản ứng tạo ra sản phẩm nào
trong số các sản phẩm sau:
A. Muối canxihidrocacbonat
B. Muối canxi hidrocacbonat và nước
C. Muối canxicacbonat và caxi hidrocacbonat
D Muối canxi cacbonat và nước


Câu 30:
Trung hòa 200 g dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl
cần dùng là:
A. 200g
B. 300g
C. 400g
D. 500g

Câu 31:
Hòa tan 112 g KOH vào nước thì được 2 lit dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được
là:
A. 2M
B. 1M
C. 0,1M
D. 0,2M

Câu 32:
Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch H 2SO4 10%. Khối lượng dung dịch
H2SO4 cần dùng là:
A . 98 g
B. 89 g
C. 9,8 g
D.8,9 g

Câu 33:
Cho 2,24 lít khí CO2 ( đktc) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 sinh ra chất kết
tủa màu trắng. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH) 2 cần dùng là:
A. 0,1 M
B. 0,2 M

C. 0,25 M
D. 0,5 M

Câu 34:
Hòa tan 6,2 g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
A .0,1M
B. 0,2 M
C. 0,3M
D. 0,4M

Câu 35:
Hòa tan 80 g NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH
là: A. 1 lít
B. 2 lít
C. 1,5 lít
D. 3 lít


×