Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

ke-hoach-hanh-dong-tai-dinh-cu-tieu-du-an-1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.3 KB, 40 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH HÀ GIANG
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN PTNT HÀ GIANG

BÁO CÁO
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ
TÓM TẮT (A-RAP)
TIỂU DỰ ÁN1: NÂNG CẤP CẢI TẠO CÁC CƠNG TRÌNH THỦY

LỢI 3 HUYỆN BẮC QUANG, QUANG BINH VÀ VỊ XUYÊN,
TỈNH HÀ GIANG
THUỘC DỰ ÁN CẢI THIỆN NƠNG NGHIỆP CĨ TƯỚI (IAIP)

Hà Giang, Tháng 9/2014


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH HÀ GIANG
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN PTNT HÀ GIANG

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
TÁI ĐỊNH CƯ TÓM TẮT(A-RAP)
TIỂU DỰ ÁN 1: NÂNG CẤP CẢI TẠO CÁC CƠNG TRÌNH THỦY
LỢI 3 HUYỆN BẮC QUANG, QUANG BINH VÀ VỊ XUYÊN, TỈNH
HÀ GIANG
THUỘC DỰ ÁN CẢI THIỆN NƠNG NGHIỆP CĨ TƯỚI
(IAIP)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

Hà Giang, 9/ 2014



ĐƠN VỊ TƯ VẤN


MỤC LỤC
Các từ viết tắt .................................................................................................................................................5
Tóm tắt Báo cáo..............................................................................................................................................8
I.
TỔNG QUAN ................................................................................................................................ 10
1.1
Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP) ................................................................................... 10
1.2
Tiểu dự án Hà Giang....................................................................................................................... 11
II.
TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC THU HỒI ĐẤT CỦA TIỂU DỰ ÁN ......................................................... 15
2.1
Biện pháp giảm thiểu thu hồi đất..................................................................................................... 15
2.2
Phạm vi Tác động của Dự án .......................................................................................................... 15
III.
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG VÀ QUYỀN LỢI........................................................................... 17
3.1
Luật Việt Nam về Thu hồi đất và Tái định cư.................................................................................. 17
3.2
Chính sách của Ngân hàng thế giới về Tái định cư bắt buộc............................................................. 18
3.3
Người bị ảnh hưởng (BAH) của Dự án............................................................................................ 20
3.4
Điều kiện được nhận bồi thường ..................................................................................................... 21
3.5

Ngày khóa sổ của dự án .................................................................................................................. 21
3.6
Quyền lợi của dự án........................................................................................................................ 21
IV.
THAM VẤN VÀ THAM GIA ........................................................................................................ 22
4.1
Mục tiêu......................................................................................................................................... 22
4.2
Tham vấn cộng đồng trong giaiđoạn Chuẩn bị tiểu dự án................................................................. 22
4.3
Tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện Tiểu dự án............................................................... 24
V.
CÔNG BỐ THÔNG TIN ................................................................................................................ 25
VI.
KHIẾU NẠI VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ................................................................ 26
VII.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................................................ 27
7.1
Cấp Trung ương ............................................................................................................................. 27
7.2
Cấp tỉnh: UBND Tỉnh (PPC):.......................................................................................................... 27
7.3
Cấp huyện ...................................................................................................................................... 28
7.4
Cấp xã và Cộng đồng bị ảnh hưởng................................................................................................. 28
VIII.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.............................................................................................................. 30
IX.
GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................................................................................... 33
9.1

Giám sát nội bộ .............................................................................................................................. 33
9.2
Giám sát độc lập............................................................................................................................. 34
X.
NGÂN SÁCH................................................................................................................................. 35
10.1
Nguồn ngân sách ............................................................................................................................ 35
10.2
Xác định Đơn giá bồi thường – Giá thay thế.................................................................................... 35
10.3
Dự toán .......................................................................................................................................... 37
CÁC PHỤ LỤC:........................................................................................................................................... 39
Phụ lục 1: Biên bản họp tham vấn cộng đồng ................................................................................................ 39
Phụ lục 2: Danh sách các hộ bị ảnh hưởng(file excel riêng biệt đính kèm)...................................................... 39


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thống kê diện tích có tưới của Dự án........................................................................ 12
Bảng 2: Thống kê các Hộ BAH bởi Dự án (PAHs) ................................................................ 16
Bảng 3: Tác động của dự án tới thu hồi đất được phân loại theo Vị trí.................................... 17
Bảng 4: Tổng hợp các hoạt động tham vấn đã thực hiện ......................................................... 23
Bảng 5: Kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư tóm tắt ..................................... 31
Bảng 6: Khảo sát đơn giá đất tại các khu vực dự án................................................................ 35
Bảng 7: Dự toán Chi phí bồi thường và hỗ trợ của Tiểu dự án 1............................................. 38

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường


| Trang 4


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

Các từ viết tắt

BAH

Người bị ảnh hưởng

CPO

Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi

DARD

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DMS

Khảo sát kiểm kê chi tiết

DPC

UBND huyện

DRC


Ban tái định cư huyện

EMPF

Khung chính sách dân tộc thiểu số

EMDP

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

ESMF

Khung quản lý môi trường và xã hội

GOV

Chính phủ Việt Nam

HH

Hộ gia đình

IOL

Kiểm kê tổn thất

IMA

Cơ quan giám sát độc lập


LAR

Thu hồi đất và tái định cư

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MOF

Bộ Tài chính

MOLISA

Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội

NGO

Tổ chức phi chính phủ

OP

Chính sách hoạt động

PAD

Tài liệu thẩm định dự án

PPC


UBND tỉnh

Ban QLDA

Ban Quản lý dự án

PRA

Đánh giá nơng thơn có sự tham gia

REA

Đánh giá môi trường vùng

KHTĐC

Kế hoạch hành động tái định cư

RPF

Khung chính sách tái định cư

TOR

Điều khoản tham chiếu

USD

Đô la Mỹ


VNĐ

Việt Nam Đồng

WB

Ngân hàng Thế giới

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 5


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

Định nghĩa thuật ngữ
Tác động dự án

tức là bị bất kỳ hệ quả nào liên quan trực tiếp tới việc thuhồi đất
hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực được lựa chọn hợp pháp
hoặc khu vực được bảo tồn. Những người ảnh hưởng trực tiếp bởi
việc thu hồi đất có thể bị mất nhà, đất trồng trọt/chăn ni, tài sản,
hoạt động kinh doanh, hoặc sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có
thể mất quyền sở hữu, quyền cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu
hồi đất hay hạn chế tiếp cận.

Người bị ảnh hưởng

tức là những cá nhân, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng

trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài
sản khác một cách bắt buộc cho dự án tài trợ bởi Ngân hàng Thế
giới, dẫn đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự
tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hay sinh kế,
cho dù người bị ảnh hưởng có phải di chuyển tới nơi ở khác hay
khơng (những người có sinh kế bị ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh
viễn). Ngoài ra, người bị ảnh hưởng là người hạn chế một cách
bắt buộc sự tiếp cận các khu vực được chọn hợp pháp và các khu
vực được bảo vệ chịu những tác động bất lợi đến sinh kế.

Ngày khóa sổ

là ngày hồn thành cơng tác kiểm kê thiệt hại trong quá trình
chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cư. Những người bị ảnh
hưởng và các cộng đồng địa phương sẽ được thông báo về ngày
khóa sổ kiểm kê của từng hợp phần dự án, và bất kỳ ai chuyển
tới khu vực dự án sau ngày này sẽ không được quyền nhận đền
bù và hỗ trợ từ dự án.

Tính hợp lệ

tức là bất kỳ cá nhân nào mà tại ngày khóa sổ kiểm kê đã ở trên
diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án, các tiểu hợp phần của dự
án, hoặc những phần khác của tiểu dự án khác, và có: (i) mức
sống bị ảnh hưởng tiêu cực, (ii) các quyền, quyền sở hữu, hay
khai báo chứng nhậnquyền sử dụng với bất kỳ diện tích đất nào
(đất nơng nghiệp, đất chăn thả gia súc, hay rừng), nhà ở hoặc
cơng trình kiến trúc (để ở hay vì mục đích thương mại, tạm thời
hay vĩnh viễn), hoặc (iii) các tài sản sản xuất như kinh doanh,
việc làm, nơi làm việc, cư trú, hoặc nơi sống, hoặc (iv) việc tiếp

cận tài sản bị ảnh hưởng bất lợi (ví dụ, quyền đánh bắt cá).

Giá thay thế

là phương pháp định giá tài sản, giúp xác định khoản tiền phù hợp
để thay thế cho những tài sản đã mất và chi trả cho các chi phí giao
dịch. Đối với đất nơng nghiệp, đó là giá trị thị trường tại thời điểm
trước dự án hoặc tại thời điểm thực hiện bồi thường, tùy theo mức
nào cao hơn, của đất có tiềm năng sản xuất tương đương hoặc có
giá trị sử dụng tương đương nằm trong khu vực gần diện tích đất
bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí chuẩn bị đất để đất có mức giá trị
tương tự như mức của đất bị ảnh hưởng, cộng thêm bất kỳ chi phí
đăng ký hay thuế chuyển nhượng nào. Đối với đất ở các khu vực
đơ thị, đó là giá trị thị trường của đất tại thời điểm thực hiện bồi
thường, có cùng diện tích và mục đích sử dụng, với các cơng trình
hạ tầng và dịch vụ tương đương hoặc tốt hơn, và nằm gần mảnh

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 6


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

đất bị ảnh hưởng, cộng thêm bất kỳ chi phí đăng ký hay thuế
chuyển nhượng nào. Đối với nhà ở và các cơng trình kiến trúc
khác, đó là giá thị trường của ngun vật liệu để xây nhà/ cơng
trình thay thế với một diện tích và tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự hay
tốt hơn nhà ở hay cơng trình bị ảnh hưởng, hoặc để sửa chữa một

phần của nhà/công trình bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí nhân
cơng và nhà thầu, cộng thêm chi phí đăng ký và thuế chuyển
nhượng nếu có. Trong q trình xác định giá thay thế, khơng được
tính khấu hao tài sản và giá trị của những vật liệu có thể tận dụng
được cũng như khơng khấu trừ giá trị của những lợi ích có được từ
dự án. Khi luật trong nước không đáp ứng được tiêu chuẩn về bồi
thường theo giá thay thế, thì cần bổ sung thêm các biện pháp khác
nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về giá thay thế. Khi áp dụng phương pháp
định giá này, không được khấu hao giá trị nhà/công trình và tài sản.
Đối với những thiệt hại khơng dễ định giá hay bồi thường bằng tiền
mặt (ví dụ, sự tiếp cận các dịch vụ công cộng, khách hàng, và nhà
cung cấp; hay sự tiếp cận đánh bắt cá, chăn thả gia súc, hay các khu
vực rừng), thì cần tạo ra sự tiếp cận các nguồn tài nguyên tương
đương và chấp nhận được về mặt văn hóa và tạo các cơ hội tăng thu
nhập. Những hỗ trợ bổ sung này khác với hỗ trợ tái định cư sẽ
được cung cấp.
Tái định cư

Tái định cư bao hàm tất cả những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã
hội gây ra do thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với những
biện pháp bồi thường và khắc phục. Tái định cư không hạn chế sự
di dời vật chất thông thường. Tái định cư có thể, tùy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể, bao gồm (a) thu hồi đất và các cơng trình trên
đất, bao gồm cả doanh nghiệp, cửa hàng; (b) sự di dời vật chất; và
(c) sự phục hồi kinh tế của những người bị ảnh hưởng nhằm cải
thiện (hoặc ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống.

Nhóm dễ bị tổn thương

được định nghĩa là các nhóm đối tượng đặc biệt có khả năng phải

chịu tác động khơng tương xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa
do tác động của tái định cư, cụ thể bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ
hộ (khơng có chồng, góa chồng hay chồng mất sức lao động) có
người phụ thuộc, (ii) người tàn tật (khơng cịn khả năng lao
động), người già không nơi nương tựa, (iii) người nghèo theo tiêu
chí của Bộ LĐTB-XH, (iv) người khơng có đất đai, (v) người dân
tộc thiểu số, và (vi) người chịu tác động đáng kể về mặt kinh tế
(ảnh hưởng trên 10% tổng giá trị tài sản).

Sinh kế

Sinh kế là một tập hợp các hoạt động kinh tế, bao gồm làm việc
tự do và/hoặc làm việc hưởng lương nhờ nguồn lực của bản thân
(bao gồm nguồn lực con người và vật chất) để tạo ra đủ nguồn
lực để đáp ứng nhu cầu của bản thân, của hộ gia đình trên cơ sở
bền vững. Hoạt động này thường được thực hiện lặp lại nhiều lần.

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 7


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

Tóm tắt Báo cáo
Báo cáo Kế hoạch hành động Tái định cư tóm tắt này (A-RAP) được xây dựng cho tiểu dự
ánNâng cấp, cải tạo các cơng trình thủy lợi 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang(sau đây gọi là Tiểu Dự án 1), Dự án Cải thiện nơng nghiệp có tưới (IAIP), do Ngân
hàng Thế giới tài trợ. Kế hoạch hành động Tái địnhcư tóm tắt được lập dựa trên Khung chính

sách tái định cư của dự án, thống kê và kiểm kê tác động của dự án, tham vấn cộng đồng trong
khoảng thời gian từ tháng 03 năm 2013 đến tháng 06 năm 2013. Nội dung chính của kế hoạch
hành động tái định cư tóm tắt này gồm phần giới thiệu các tác động của dự án đến công tác thu
hồi đất; các tiêu chí và điều kiện được hưởng bồi thường về đất và các tài sản bị ảnh hưởng bởi
dự án, kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, bố trí tổ chức, kế hoạch thực hiện, dự tốn chi phí,
giám sát và đánh giá, tham vấn, tham gia và cơ chế giải quyết khiếu nại.
Tiểu dự án tác động đến12 xã thuộc 3 huyện bao gồm các huyệnVị Xuyên, Quang Bình và Bắc
Quang. Diện tích đất bị thu hồi (1) vĩnh viễn là136.100 m2, bao gồm (i) 3.700 m2 đất vườn
của hộ dân, (ii) 132.400 m2 đất nông nghiệp, trong đó125.000 m2 đất cơng ích sản xuất nơng
nghiệp (đất trồng cây lâu năm), 7.400m2đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm) của hộ dânvà
(2) tạm thời là 246.300m2 đất sản xuất nơng nghiệp để phục vụ mục đích thi cơng. Theo mức
tác động thu hồi đất nói trên, tổng số hộ bị ảnh hưởng của tiểu dự án là 24 hộ (105 người). Tất
cả 24 hộ gia đình này là dân tộc thiểu số, trong đó có 20 hộ gia đình Tày và 04 hộ gia đình
người Dao. Đây là các cộng đồng dân tộc thiểu số đã sinh sống lâu dài và xen ghép cùng với
các nhóm người Kinh tại tỉnh Hà Giang, họ nói tiếng kinh và sinh sống ổn định cùng với các
cộng đồng người Kinh nơi đây. Hơn nữa 24 hộ dân có mức ảnh hưởng rất nhỏ bởi dự án( thực
tế (i) khơng có hộ dân nào bị ảnh hưởng nặng( từ 20% trở lên tổng diện tích đất nơng nghiệp
(hoặc từ10% trở lên đối với hộ dễ bị tổn thương); (ii) khơng có trường hợp nào thuộc diện phải
di dời, khơng có cửa hàng/doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng) và (iii) thực hiện chính sách hoạt
động của WB về Người bản địa (OP 4.10) nhiều cuộc tham vấn miễn phí, thơng báo, tiếp cận
cộng đồng đã được triển khai để xác định quan điểm, nguyện vọng của họ, đồng thời xác định
sự tham gia của họ trong q trình thực hiện dự án, thơng báo về những lợi ích họ sẽ được
hưởng từ dự án và những tác động tiêu cực họ có thể bị ảnh hưởng và biện pháp giảm thiểu.
Kết quả tham vấn cộng đồng và quy mô tác động nhỏ từ dự án đối với người dân tộc thiểu số là
cơ sở để không cần lập một EMDP riêng biệt cho tiểu dự án này.
Biện pháp giảm thiểu các tác động của dự án do thu hồi đất và bồi thường đã được thực hiện
trên cơ sở đảm bảo rằng tiểu dự án này bao gồm các cơng trình thủy lợi nâng cấp và các cơng
trình thủy lợi được xây dựng mới trên những khu đất trống (khơng có thu hồi đất) hoặc trên
diện tích đất nơng nghiệp có giá trị thấp nhằm mục đích giảm thiểu tác động đối với người dân
địa phương.

Các tác động, phương án bồi thường và hỗ trợ nêu trên được tính tốn dựa trên Khung chính
sách tái định cư của dự án và thơng qua cuộc họp tham vấn người BAH để có thể tập hợp tồn
bộ những góp ý, phản hồi và đề xuất từ những người BAH trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch
Hành động Tái định cư Tóm tắt để trình BQLDA tỉnh xem xét và theo đó tổng hợp vào Kế
hoạch Hành động Tái định cư Tóm tắt này. Theo đó, ước tính chi phí bồi thường và hỗ trợ của
tiểu dự ánlà 3.868.190. 000VNĐ(Bằng chữ: Ba tỷ tám trăm sáu mươi tám triệu một trăm chín
mươi ngàn đồng), tương đương 184.000USD.
Các hoạt động thu hồi đất thuộc trách nhiệm của BQLDA tiểu dự án tỉnh Hà Giang và Hội
đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, theo kế hoạch được bắt đầu thực hiện sau
khi báo cáo Kế hoạch hành động tái định cư cập nhật đượcNgân hàng Thế giới thơng qua và
UBND cấp có thẩm quyềnphê duyệt, dự kiến từ quý 1 năm 2014và dự kiến sẽ hoàn thành vào
Quý 1 năm 2015. Dự án sẽ đưa ra cơ chế giải quyết khiếu nại để mọi vướng mắc hoặc khiếu

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 8


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

nại của người BAH được giải quyết dựa trên Khung chính sách tái định cư và Báo cáo Kế
hoạch Hành động Tái định cư tóm tắt.Trong q trình thực hiện, Dự án sẽ tiến hành giám sát
nội bộ và giám sát bên ngoài để đảm bảo đạt được tất cả các mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch
Hành động Tái định cư tóm tắt này.
Hà Giang, tháng 6 năm 2014

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 9



Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

I.

TỔNG QUAN

1.1

Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)

Ở Việt Nam, diện tích đất canh tác mở rộng khoảng 9,6 triệu hecta (ha), chiếm khoảng 29%
tổng diện tích đất cả nước. Ước tính rằng 46% (4,5 triệu ha) đất trồng trọt được sử dụng cho
tưới tiêu, trong khi 26% (2,5 triệu ha) đã có hệ thống thốt nước. Việc mở rộng các cơng trình
thủy lợi đã mở đường cho một tiến bộ trong sản xuất. Các khu vực có hệ thống tưới đầy đủ sản
xuất với năng suất trung bình 4,9 tấn/ha, gấp hai lần năng suất các khu vực khơng có tưới.
Trong năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,8 triệu tấn gạo xay và trở thành nước xuất
khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Mặc dù đã có một số khoản đầu tư đáng kể, các hệ thống tưới và
tiêu phục vụ nông nghiệp vẫn không đủ, trong năm 2005 tiềm năng thủy lợi Việt Nam đã được
đánh giá là 9,4 triệu ha, tuy nhiên tổng diện tích trang bị cho tưới chỉ chiếm 48% (4,5 triệu ha)
diện tích đất. Ngồi ra, hơn một nửa các hệ thống tưới và tiêu được được phát hiện đang
xuống cấp và/hoặc hoạt động dưới mức công suất tiềm năng dẫn đến việc sử dụng không hiệu
quả và tổn thất nước vật lý.Trong quá trình xem xét các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp,
cần lưu ý rằng việc nâng cấp các hệ thống thủy lợi hiện có và xây dựng hệ thống mới sẽ đòi
hỏi một lượng lớn vốn và hỗ trợ kỹ thuật.
Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng thế giới hỗ trợ một dự án với tên gọi Dự án Cải thiện Nơng
nghiệp có tưới (IAIP) nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại bảy (07) tỉnh ở vùng ven biển
miền Trung và vùng miền núi bắc bộ bao gồm Phú Thọ, Hịa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa, Hà

Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Trị. Mục tiêu tổng quát của dự án đề xuất làcải thiện sản xuất
nơng nghiệp có tưới tại một số tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc nhằm nâng cao giá trị
gia tăng của sản xuất nơng nghiệp và bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện
hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Mục tiêu phát
triển của dự án sẽ đạt được bằng cách nâng cao các dịch vụ tưới và tiêu, cung cấp thêm các
dịch vụ tư vấn, và tăng cường năng lực thể chế ở cấp tỉnh, hệ thống và nơng trại/cộng đồng.
Có hai nguồn vốn để thực hiện dự án, gồm 180 triệu USD vốn viện trợ ODA và dự kiến
khoảng 30 triệu USD vốn đối ứng. Tổng nguồn vốn của dự án 210 triệu USD.
Dự án có 04 Hợp phần:
Hợp phần 1: Hỗ trợ cải thiện quản lý tưới
Hợp phần này đượcthực hiện trên quy mơ 7 tỉnh tham gia dự án, trong đó các tỉnh sẽ được hỗ
trợ nâng cao năng lực về thể chế, chính sách và cơ sở hạ tầng hiện đại trong quản lý khai thác
hệ thống thủy lợi. Trong đó 2 tỉnh đại diện cho hai vùngdự án (miền núi phía Bắc và miền
Trung) sẽ được hỗ trợ thực hiện thành công phương thức cung cấp dịch vụ theo cơ chế đặt
hàng, làm cơ sở nhân rộng cho các tỉnh còn lại tham gia dự án và trên phạm vi tồn quốc. Với
các tỉnh cịn lại, các hoạt động sẽ được triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng khu vực, chú trọng hỗ trợ Sở NN&PTNT và các Tư vấn giám sát độc lập trong việc lập và
thực hiện kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về đầu tư hiện đại hóa nơng nghiệp có tưới
hàng năm; thiết lập, củng cố các WUA và chuyển giao quản lý tưới.
Hợp phần 2: Nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống tưới

Hợp phần này bao gồm các hoạt động chính
-

Nâng cấp, cải tạo các hệ thống tưới tiêu của 9 tiểu dự án thuộc 7 tỉnh, bao gồm:

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 10



Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)



Hồn thiện các hệ thống cơng trình chưa được đầu tư đồng bộ, bao gồm các
cơng trình điều tiết, cơng trình lấy nước, hệ thống kênh chuyển nước;



Nâng cấp, xây dựng bổ sung một số cơng trình điều tiết theo hướng hiện đại
hóa
Nâng cấp một số đập đầu mối hồ chứa và đập dâng để đảm bảo an toàn;
Xây dựng hệ thống kênh để chuyển đổi một số diện tích đang tưới bơm sang
tưới tự chảy;





-

Xây dựng mới và nâng cấp các hồ chứa nhỏ đa mục tiêu cho cộng đồng nơng
thơn 2 tỉnh vùng núi phía Bắc
 Xây dựng hệ thống bơm tiêu để tăng hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp
Xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng phục vụ các mơ hình nơng nghiệp thích ứng
biến đổi khí hậu.


Hợp phần 3: Hỗ trợ thực hành nơng nghiệp thơng minh thích ứng biến đổi khí hậu
Hợp phần này sẽ đầu tư trong phạm vi đất nông nghiệp được trang bị các hệ thống tưới, tiêu
được nâng cấp, hiện đại hóa trong Hợp phần 2, Hợp phần sẽ hỗ trợ mở rộng hệ thống CAS
trên diện tích 4,790 ha. Ngồi ra, thơng qua các hoạt động tập huấn, truyền thông, dự kiến
thực hành CAS sẽ được người nông dân áp dụng trên diện tích 20.000 ha trong khu vựcdự án.
Hợp phần 4: Quản lý dự án, giám sát và đánh giá
Hợp phần này sẽ hỗ trợ hoạt động quản lý thực hiện dự án và tăng cường năng lực cho các cơ
quan quản lý dự án của Bộ NN&PTNT và 7 tỉnh tham gia dự án đảm bảo hiệu quả và tuân thủ
các quy chế quản lý đầu tư trong nước và quy định của nhà tài trợ.
1.2

Tiểu dự án Hà Giang

Dự án Cải thiện nơng nghiệp có tưới tại Hà Giang có 02 tiểu dự án thành phần, trong đó ARAP này lập cho Tiểu dự án 1: Nâng cấp, cải tạo các cơng trình thủy lợi 3 huyện Bắc Quang,
Quang Bình, Vị Xuyên. .


Mục tiêu dài hạn của tiểu dự án nhằm (i) đảm bảo sự tiếp cận có hiệu quả và bền vững
các dịch vụ tưới/tiêu đãđược đầu tư nâng cấp cho các vùng nông thơn thuộc các tỉnh
miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam và (ii) nâng cao lực cạnh tranh và tối đa
hóa lợi ích của nền nơng nghiệp có tưới (sản xuất nơng nghiệp thích ứng với biến đổi
khí hậu và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính).



Mục tiêu ngắn hạn: Hỗ trợ nâng cấp các hệ thống tưới tiêu để cung cấp dịch vụ tưới
tiêu tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững
trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu.

Liên danh Cơng ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường


| Trang 11


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)



Mục tiêu cụ thể của tiểu dự án
-

Tăng cường hiệu quả của hệ thống hạ tầng hỗ trợnông nghiệp thơng qua cải tiến mơ
hình tổ chức, cơ chế quản lý tài chính, giám sát và đánh giá;

-

Cung cấp đủ nước, linh hoạt và chủ động cho 3,284 ha đất sản xuất nông nghiệp, 22
ha thủy sản và cung cấp nước sinh hoạt cho 19,917 người;

-

Xây dựng được các khu mẫu có mục tiêu tăng năng suất, lợi nhuận của nông nghiệp
và sản xuất liên quan.

Bảng 1: Thống kê diện tích có tưới của Dự án

Đơn vị

Trước khi có

dự án

Sau khi có tiểu
dự án

Tăng thêm

ha

478

2,302

1,824

ha

1,180

2,302

1,122

Năng suất lúa chiêm

tấn/ha

5.52

5.8


0.28

Năng suất lúa mùa

tấn/ha

5.68

5.8

0.12

ha

56

182

127

tấn/ha

3.52

3.65

0.13

Thơng số

Diện tích lúa chiêm
Diện tích lúa mùa

Diện tích cây màu (ngơ)
Năng suất cây màu
Diện tích cây trồng cạn
(cam, chè)

ha

284

284

Diện tích Rau, đậu…

ha

330

330

Thủy sản

ha

17

17


người

4,255

4,255

Nước sinh hoạt

Nguồn: Nghiên cứu khả thi Dự án, Tháng 11/ 2013
Thiết kế Dự án


Nâng cấp, sữa chữa và cải tạo hồ chứa và cơng trình đầu mối (5 hạng mục):
-

3 đập đất được giữ nguyên quy mơ, cao trình đỉnh đập, chỉ sửa chữa và gia cố đỉnh
đập, mái đập, chiều cao đập lớn nhất là 14m, dung tích hồ chứa lớn nhất
389,500m3: đắp bù và gia cố đỉnh đập bằng đất, hệ số đầm nện K ≥ 0.97, mặt đập
được rải cấp phối đá dăm dày 20cm để đạt cao trình thiết kế và đảm bảo chiều rộng
đỉnh đập phục vụ vận hành hoặc giao thơng; bố trí thốt nước đỉnh đập. Gia cố mái
thượng lưu bằng đá lát khan dày 30cm, dưới lớp đá lát khan là lớp cát và dăm cuội
có chiều dày mỗi lớp là 10cm, độ dốc của mái đảm bảo điều kiện ổn định, mái hạ
lưu trồng cỏ và thoát nước mái đập bằng hệ rãnh nghiêng 45o bên trong lấp đầy
cuội sỏi. Thoát nước chân đập hạ lưu bằng khối đá đổ dạng lăng trụ

-

01 đập đất được nâng chiều cao đập để tăng dung tích hiệu quả bằng cách đắp bù
đất phía hạ lưu, chiều cao đập lớn nhất là 8.5m, dung tích hồ chứa lớn nhất
40,950m3. Hệ số đầm nện K ≥ 0.97. Mặt đập được rải cấp phối đá dăm dày 20cm,

bố trí thốt nước đỉnh đập. Gia cố mái thượng lưu bằng đá lát khan dày 30cm, dưới
lớp đá lát khan là lớp cát và dăm cuội có chiều dày mỗi lớp là 10cm, mái hạ lưu

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 12


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

trồng cỏ và thoát nước mái đập bằng hệ rãnh nghiêng 45o bên trong lấp đầy cuội
sỏi. Thoát nước chân đập hạ lưu bằng khối đá đổ dạng lăng trụ.



-

01 đập bê tông trọng lực được xây dựng lại để tạo hồ chứa có khả năng điều tiết,
dung tích hồ chứa sau khi nâng cấp là 145,000m3, chiều cao đập lớn nhất 13.5m;
đập có kết cấu bê tơng độn đá hộc, bọc bê tơng cốt thép. Cơng trình tiêu năng kiểu
bể, kết cấu bê tông cốt thép.

-

04 tràn xả lũ b bràn xảđược gia cố bằng bê tông cốt thép và bố trí bể tiêu năng cuối
tràn.

-


Làm làn 05 cống lấy nước bằng thép bọc bê tông, lắp đặt bố sung và thay thế các
cửa van có khả năng điều tiết lưu lượng. Cửa van có kết cấu thép, thiết bị nâng hạ là
máy đóng mở điều khiển bằng thủ công.

Nâng cấp, sữa chữa và cải tạo đập tràn (31 đập)
12 đập tràn tạm có kết cấu bằng gỗ, đá, rọ đá được cải tạo thay thế bằng đập kiểu bê
tông trọng lực, thân đập bằng bê tông M150, mặt đập bọc bê tông cốt thép M250, nối
tiếp hạ lưu bằng dòng chảy đáy, tiêu năng sau đập bằng bể có kết cấu bê tơng cốt thép
M250, tường biên có kết cấu bê tơng cốt thép, đỉnh tường cao hơn mực nước lũ kiểm
tra.
19 đập tràn bằng bê tông và đá xây bị hư hỏng nhẹ được đề xuất các giải pháp sửa chữa
như sau:



-

Đổ bù bê tông M200 để hoàn thiện phần lõi đập bị hư hỏng, khoan neo thép phần
đập cũ với đập mới;

-

Chống thấm trong thân đập và nền đập;

-

Bọc mặt đập bằng bê tông cốt thép M250 để đạt cao trình đỉnh đập thiết kế, đảm
bảo khẩu diện tràn để thoát lũ, gia cố hoặc làm mới sân tiêu năng nhằm hạn chế xói
lở hạ lưu và góp phần đảm bảo an tồn đập.


-

Sửa chữa hoặc thay thế các cửa van thép tại cửa lấy nước để điều tiết lưu lượng vào
kênh dẫn.

Nâng cấp, sửa chữa và gia cố hệ thống đường dẫn
-

Tiểu dự án 1 sẽ kiên cố 79.89km kênh và 17.67km đường ống;

-

Các kênh dẫn có sẵn nên giữ nguyên độ dốc hiện trạng, hình thức chảy đều và
khơng áp, mặt cắt dạng chữ nhật, kết cấu bê tơng M200 dày 8÷10 cm, dưới đáy
kênh là lớp lót bê tơng M100 dày 5cm. Những đoạn đi qua địa hình có độ dốc
ngang lớn bố trí tấm nắp và giằng chống, kênh nội đồng được thiết kế điển hình tùy
theo diện tíchtưới, kết cấu bê tơng cốt thép đúc sẵn.

-

Đường ống có đường kính trong thay đổi từ 32mm đến 500mm, kết cấu thép, ống
được đỡ trên giá treo hoặc chôn trong đất, sử dụng các van thơng khí để xả khí tại
những điểm ống đi qua vùng có độ cao cục bộ và van khóa để điều tiết lưu lượng.

-

Kiên cố hóa các cơng trình trên kênh như cầu máng, dốc nước, tràn băng cửa chia
nước, bố trí hợp lý các cửa chia nước và cửa van vận hành. Các cơng trình có kết
cấu bê tông cốt thép.


Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 13


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

Địa điểm tiểu dự án
Cơng trình thuộc tiểu dự án gồm các hạng mục cơng trình thủy lợi thuộc 3 huyện vùng thấp
Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xun; có vị trí địa lý 22o10’16” ÷ 23o00’00” vĩ độ Bắc;
104o26’48” ÷ 105o09’02” độ kinh Đông.
Tiểu dựán 1 thuộc 3 huyện vùng thấp được thực hiện tại các huyện hai bên Quốc lộ 2 - tuyến
đường trung tâm và quan trọng nhất của tỉnh Hà Giang, bao gồm các huyện Bắc Quang, Quang
Bình, Vị Xuyên (trên địa bàn 12 xã). Các huyện này có diện tích canh tác lớn và là vùng sản
xuất nông nghiệp trọng tâm của tỉnh, phát triển sản xuất nông nghiệp được xác định bằng cách
đảm bảo cung cấp nước tưới, đa dạng các sản phẩm, tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp.

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 14


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

II.

TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC THU HỒI ĐẤT CỦA TIỂU DỰ ÁN


2.1

Biện pháp giảm thiểu thu hồi đất

Tiểu dự án 1tỉnh Hà Giang có tổng diện tích
136.100m2đất nơng nghiệp/đất ni trồng thủy sản cần phải thu hồi. Trong giai đoạn chuẩn
bị dự án, các biện pháp giảm thiểu thu hồi đất được Chủ đầu tư với sự hỗ trợ của Đơn vị Tư
vấn lập báo cáo đầu tư và Tư vấn lập A- RAP tiến hành thảo luận và được mô tả như sau:
 Để giảm thiểu thu hồi đất, tuyến kênh phải được xây dựng trên cơ sở tuyến kênh cũ.
Chiều rộng kênh được thiết kế không chỉ để đạt được lưu lượng điện thủy lực hiệu
quả mà còn giảm thiểu được tình trạng thu hồi đất. Các tuyến mới xây dựng phải
được lựa chọn đảm bảo tình trạng thu hồi đất là tối thiểu.
 Một số cơng trình thủy lợi được sửa chữa tại vị trí cũ và một số cơng trình thủy lợi
mới khác sẽ được xây dựng trong biên độ kênh để có thể tránh tối đa được tình trạng
thu hồi đất.
 Đất được sử dụng cho các hoạt động xây dựng chủ yếu được khai thác tại chỗ để có
thể giảm thiểu tình trạng thu hồi đất; do đó, tác động của tiểu dự án được giảm thiểu
và khơng có nhiều tác động đến sinh kế của các hộ trong khu vực dự án.
 Có một số yêu cầu đối với thu hồi đất tạm thời để lưu trữ vật liệu xây dựng và yêu
cầu đối với các biện pháp thi cơng trong q trình thực hiện. Do đó, các nhà thầu sẽ
tím kiếm khu đất trống hoặc khu đất có diện tích đất nơng nghiệp có giá trị thấp. Nhờ
đó, tác động của người dân địa phương có thể được giảm thiểu.
Mặc dù có các biện pháp giảm thiểu thu hồi đất nêu trên, nhưng vẫn có 136.100m2 đất, bao
gồm132.400 m2đất nơng nghiệp (đất trồng cây lâu năm), trong đó 125.000 m2 đất cơng ích
sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm), 7.400 m2đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu
năm) của hộ dân và 3.700 m2 đất vườncủa hộ dân bị thu hồi để phục vụ cho thi công dự án.
2.2

Phạm vi Tác động của Dự án


Theo mô tả trong thiết kế kỹ thuật, Tiểu Dự án 1 này được thiết kế và thi công tại 12xã,
thuộc 3 huyện.
Theo khảo sát và Kiểm kê tác động được thực hiện bởi Ban Quản lý dự án, với sự hỗ trợ từ
Tư vấn chính sách an toàn xã hội trong khoảng thời gian gian từ tháng 03 năm 2013 đến
tháng 06 năm 2013 đối vớiDự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới tỉnh Hà Giang – tiểu dự án 1
và dựa theo các chính sách tái định cư bắt buộc của dự án được đề cập trong Khung Chính
sách Tái định cư của dự án, đặc điểm chính của các tác động đến cơng tác thu hồi đất tạicác
huyện thuộc dự án được xác định như sau:

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 15


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

Bảng 2: Thống kê các Hộ BAH bởi Dự án (PAHs)

Tác động chính

1. Hộ bị ảnh hưởng:
Nhân khẩu

Số lượng bị ảnh
hưởng

Đơn vị

Hộ


:

24

Người

:

105

Trong đó

:

+ Hộ có diện tích đất vườn bị ảnh hưởng

Hộ

:

15

+ Hộ có diện tích đất nơng nghiệp bị ảnh hưởng

Hộ

:

14


UBND xã

:

10(UBND xã)

2. Diện tích bị ảnh hưởng vĩnh viễn

:

136.100 m2

Trong đó

:

+ Đất khác (Do UBND xã quản lý)

+ Đất vườn

m2

:

3.700 m2

+ Đất nông nghiệp

m2


:

7.400 m2

+ Đất khác (đất cơng)

m2

:

125.000 m2

3. Diện tích bị ảnh hưởng tạm thời

:

246.300 m2

Trong đó:

:

+ Đất nơng nghiệp(đất trồng cây lâu năm)

m2

:

42.800 m2


+ Đất khác (đất công, đất trồng cây lâu năm)

m2

:

203.500 m2

4. Nhóm dễ bị tổn thương (DTTS)

Hộ

:

24

Nguồn: Khảo sát các hộ, tháng 6 năm 2013.
Theo kết quả thống kê ở bảng trên, có 24 hộ ảnh hưởng là Dân tộc thiểu số sinh sống rải rác
tại 12 xã thuộc 4 huyện trong phạm vi Dư án. Đây là các cộng đồng dân tộc thiểu số đã sinh
sống lâu dài và xen ghép cùng với các nhóm người Kinh tại tỉnh Hà Giang, họ nói tiếng kinh
và sinh sống ổn định cùng với các cộng đồng người Kinh nơi đây. Hơn nữa 24 hộ dân có
mức ảnh hưởng rất nhỏ bởi dự án( thực tế (i) khơng có hộ dân nào bị ảnh hưởng nặng( từ
20% trở lên tổng diện tích đất nông nghiệp (hoặc từ10% trở lên đối với hộ dễ bị tổn thương);
(ii) khơng có trường hợp nào thuộc diện phải di dời, khơng có cửa hàng/doanh nghiệp nào bị
ảnh hưởng) và (iii) thực hiện chính sách hoạt động của WB về Người bản địa (OP 4.10)
nhiều cuộc tham vấn miễn phí, thơng báo, tiếp cận cộng đồng đã được triển khai để xác định
quan điểm, nguyện vọng của họ, đồng thời xác định sự tham gia của họ trong q trình thực
hiện dự án, thơng báo về những lợi ích họ sẽ được hưởng từ dự án và những tác động tiêu
cực họ có thể bị ảnh hưởng và biện pháp giảm thiểu. Kết quả tham vấn cộng đồng và quy mô

tác động nhỏ từ dự án đối với người dân tộc thiểu số là cơ sở để không cần lập một EMDP
riêng biệt cho tiểu dự án này.
Tổng hợp tác động của Tiểu Dự án1 được thể hiệntrong bảng 3 dưới đây:

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 16


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

Bảng 3: Tác động của dự án tới thu hồi đất được phân loại theo Vị trí

Địa điểm dự án

Tiểu Dự án 1
Tổng

Tổng số hộ
BAH (Hộ)

Diện tích bị
ảnh hưởngtạm
thời (m2)

Diện tích bị
ảnh hưởng
vĩnh viễn (m2)


Diện tích đất
cơng ích bị
ảnh hưởng
vĩnh viễn
(m2)

24

246,300

11,100

125.000

24

246,300

11,100

125.000

Nguồn: Khảo sát các hộ, tháng 6 năm 2013.
Ngoài ra, các tác động không đáng kể/tối thiểu1 tới thu hồi đất/tài sản của tiểu dự án Hà
Giang được trình bày bên dưới:
Đất bị ảnh hưởng:





Đất vườn:
-

Số hộ BAH

: 15 hộ

-

Diện tích bị ảnh hưởng

:3.700 m2

Đất sản xuất/Đất nơng nghiệp:
-

Số hộ BAH

:14 hộ

-

Diện tích bị ảnh hưởng

: 7,400 m2

Hoa màu bị ảnh hưởng
-

Số hộ BAH


: 14hộ

-

Hoa màu bị ảnh hưởng

:136.100 m2(đất trồng cây lâu năm)

Cây cối bị ảnh hưởng

III.

-

Số hộ BAH

:15 hộ

-

Cây cối bị ảnh hưởng

:3,095cây (cây lấy gỗ)

CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG VÀ QUYỀN LỢI

3.1

Luật Việt Nam về Thu hồi đất và Tái định cư


Chính sách của Chính phủ Việt Nam được áp dụng cho Kế hoạch Hành động Tái định cư bao
gồm:
-

Hiến pháp của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) khẳng định quyền
của công dân về sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu nhà ở.

-

Luật đất đai năm 2003 được ban hành ngày 26/11/2003.

1

Tác động được coi là tối thiểu vì các hộ bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án không phải tái định cư và ít hơn 20% đất
sản xuất/tài sản bị mất (10% đối với nhóm dễ bị tổn thương).

Liên danh Cơng ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 17


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

-

Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 29/10/2004 về việc thi
hành Luật Đất đai năm 2003.


-

Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 03/12/2004 về việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

-

Thơng tư số 116/2004/TT-BTC ngày 17/12/2004 của Chính phủ, hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 197/2004/ND-CP, ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

-

Nghị định 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 16/11/2004 về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

-

Thông tư số 114/2004/TT-BTC, ngày 16/11/2004, hướng dẫn thực hiện Nghị định số
188/2004/NĐ-CP.

-

Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 27/01/2006 về sửa đổi và
bổ sung một số điều của Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đất đai và Nghị định số
187/2004/NĐ về việc chuyển đổi các công ty nhà nước thành các công ty cổ phần.

-

Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 25/05/2007 quy định bổ

sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

-

Nghị định số 123/2007/NĐ-CP, ban hành ngày 27/7/2007 về sửa đổi và bổ sung một
số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP, ngày 16/11/2004 về phương pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất.

-

Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 13/08/2009 quy định quy
hoạch bổ sung về sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư.

-

Quyết định 52/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/11/2012 về
chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp.

Theo hướng dẫn của UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện các bước tiếp theo và hoàn
thiện Kế hoạch hành động tái định cư theo các quy định hiện hành, tạo cơ sở để thực hiện bồi
thường và giải phóng mặt bằng cho dự án. Các chính sách của tỉnh Hà Giang cho việc lập Kế
hoạch hành động tái định cư được dựa trên các tài liệu pháp lý sau đây:

3.2

-

Quyết định số 1129/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Hà

Giang về việc Quy định mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

-

Quyết định số 2843/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Hà
Giang về việc ban hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2013;

-

Và một số văn bản quy định liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
của tỉnh Hà Giang
Chính sách của Ngân hàng thế giới về Tái định cư bắt buộc

Mục tiêu của Chính sách.Tái định cư bắt buộc có thể gây khó khăn nghiêm trọng lâu dài, bần
cùng hóa và ảnh hưởng mơi trường trừ khi các biện pháp thích hợp được hoạch định và thực

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 18


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

hiện một cách cẩn trọng. Vì những lý do nêu trên, mục tiêu tổng thể của chính sách Ngân
hàng Thế giới về Tái định cư bắt buộc là:
(a) Tránh hoặc giảm thiểu tái định cư bắt buộc, nghiên cứu các phương án thiết kế cho
Dự án.
(b) Trong trường hợp buộc phải tái định cư thì cần phải nhận thức và thực hiện các hoạt


động tái định cư như chương trình phát triển bền vững, cung cấp đủ nguồn lực đầu tư
để những người BAH được hưởng lợi ích từ Dự án. Người BAH cần được tham vấn
và tạo điều kiện tham gia lập kế hoạch và thực hiện chương trình tái định cư.
(c) Hỗ trợ người BAH nỗ lực cải thiện sinh kế và mức sống hoặc ít nhất bằng với mức

trước khi có dự án, tùy thuộc vào mức nào cao hơn.
Biện pháp cần thiết. Để giải quyết tác động của Dự án, Chủ Dự án lập kế hoạch tái định cư
trong đó trình bày các biện pháp đảm bảo người BAH được:
(a) thông báo về phương án và quyền lợi đối với tái định cư
(b) tham vấn về những phương án được đề xuất và được cung cấp các phương án tái định
cư khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế; và
(c) được chi trả bồi thường kịp thời và hiệu quả theo giá thay thế cho tài sản tổn thất liên
quan trực tiếp đến dự án.
Nguyên tắc chung của Chính sách Bồi thường của Dự án. Các nguyên tắc chung nêu trong
Khung chính sách tái định cư đã được phê chuẩn được áp dụng trong kế hoạch hành động tái
định cư tóm tắt, bao gồm:
-

Việc thu hồi đất và ảnh hưởng tới tài sản cũng như việc di dời các hộ BAH cần
được giảm đến mức tối thiểu. Trong trường hợp việc giảm thiểu thu hồi đất không
khả thi, các khoản bồi thường và hỗ trợ phục hồi sẽ được cung cấp cho người dân
một cách thỏa đáng.

-

Mức đền bù sẽ được xác định trên cơ sở kết quả định giá độc lập về đất/tài sản một
cách kịp thời và có sự tham vấn. Tất cả các khoản phí và thuế chuyển nhượng đất
và/hoặc nhà sẽ được miễn hoặc sẽ được bao gồm trong gói đền bù cho đất và cơng
trình/nhà cửa hoặc hoạt động kinh doanh. Chính quyền địa phương sẽ đảm bảo rằng

những người bị di chuyển mà tự lựa chọn nơi tái định cư có được những giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và nhà ở hoặc các giấy chứng nhận chính thức cần thiết
tương xứng với gói đền bù tương tự cho những người lựa chọn chuyển tới địa điểm
tái định cư của dự án mà không phải bỏ thêm khoản chi phí bổ sung nào.

-

Đất sẽ được đền bù theo cơ chế “đất đổi đất” hoặc đền bù bằng tiền mặt tùy theo
lựa chọn của người bị ảnh hưởng bất cứ khi nào có thể. Những người mất từ 20%
diện tích đất sản xuất trở lên phải được quyền lựa chọn đất đổi đất. Nếu khơng có
đất thì bên vay phải đảm bảo và được Ngân hàng Thế giới chấp thuận rằng đúng là
như vậy. Những người mất từ 20% diện tích đất trở lên có thể cần được hỗ trợ thêm
nhằm phục hồi sinh kế. Những nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với những
người nghèo và những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương mà bị mất từ 10% trở
lên đối với diện tích đất sản xuất. Cần tài liệu hóa để chứng minh việc khơng có đất
phù hợp để sử dụng cho mục đích tái định cư đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Thế
giới.

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 19


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

3.3

-


Những người bị ảnh hưởng chọn phương án “đất đổi đất” sẽ được cấp những lơ đất
có năng suất tương đương với những lô đất bị mất hoặc được cấp lô đất tiêu chuẩn
ở khu định cư mới gần nơi ở cũ, và có điều chỉnh bằng tiền mặt để bù cho chênh
lệch giá giữa lô đất bị mất và lô đất được cấp. Khu vực tái định cư sẽ được quy
hoạch một cách phù hợp và được thực hiện trên cơ sở tham vấn những người BAH.
Trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng cơ bản như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện và
đường dây điện thoại.

-

Những người bị ảnh hưởng chọn phương án “bồi thường đất bằng tiền mặt” sẽ được
bồi thường bằng tiền mặt theo mức giá thay thế đầy đủ. Những người BAH này sẽ
được hỗ trợ trong việc phục hồi sinh kế và tổ chức tái định cưhục hồi sinh kế và tổ
chức tái định cư.

-

Mức bồi thường cho các cơng trình nhà ở, cơng trình thương mại, hoặc các loại
cơng trình khác sẽ được trả theo giá thay thế mà không tính khấu hao cơng trình và
khơng khấu trừ các vật liệu có thể tận dụng được. Các cơng trình sẽ được đánh giá
riêng rẽ. Nếu mức bồi thường được xác định theo loại cơng trình thì phải sử dụng
giá của cơng trình có giá trị cao nhất trong nhóm cơng trình đó (khơng áp dụng giá
trị thấp nhất).

-

Những người BAH sẽ được hỗ trợ đầy đủ (bao gồm cả tiền trợ cấp di chuyển) để
vận chuyển đồ dùng và tài sản cá nhân ngoài khoản bồi thường theo mức giá thay
thế nhà cửa, đất, và những tài sản khác.


-

Đối với những người khơng phải di dời thì việc bồi thường và hỗ trợ phục hồi sinh
kế cần được thực hiện ít nhất 30ngày trước khi giải phóng mặt bằng. Đối với trường
hợp phải đền bù đất và tái định cư thì phải thực hiện trước ít nhất 60 ngày.Cần phải
xem xét áp dụng ngoại lệ đối với những đối tượng dễ bị tổn thương, bởi họ có thể
cần nhiều thời gian hơn trước khi di dời tài sản hoặc chỗ ở.

-

Nếu như đến cuối dự án mà sinh kế vẫn chưa phục hồi được như mức trước dự án
thì các biện pháp bổ sung phải được xem xét nhằm đạt được các mục tiêu của chính
sách. Hoạt động tái định cư của dự án không thể được coi là đã hoàn thành nếu các
mục tiêu của kế hoạch tái định cư chưa đạt được.

-

Các dịch vụ tài chính (như vay vốn và tín dụng) sẽ được cung cấp cho các đối
tượng bị ảnh hưởng nếu cần thiết để giúp đạt được mục tiêu phục hồi sinh kế.
Khoản tiền trả góp và thời hạn trả tiền cần phải nằm trong khả năng trả nợ của
những người BAH, kể cả các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

-

Các nỗ lực bổ sung như hỗ trợ phục hồi kinh tế, đào tạo, tập huấn và các hình thức
hỗ trợ khác cần được cung cấp cho những người bị ảnh hưởng bị mất nguồn thu
nhập để có thể tăng cường triển vọng phục hồi và cải thiện sinh kế của họ trong
tương lai. Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương có thể cần những hỗ trợ bổ sung
này.


-

Cấp dịch vụ công cộng và nguồn lực mà người BAH được cung cấp trước khi di
dời cần được duy trì hoặc cải thiện cho các khu tái định cư.
Người bị ảnh hưởng (BAH) của Dự án

Người BAH bởi Dự án bao gồm những người bị ảnh hưởng bởi:

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 20


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

(i) Thu hồi đất bắt buộc dẫn đến:

(a) Phải di dời hoặc mất nơi ở;
(b) Mất tài sản hoặc khả năng tiếp cận tài sản;
(c) Mất nguồn thu nhập hoặc sinh kế dù họ có phải di dời đến nơi ở mới hay
không; hoặc
(ii) Hạn chế khả năng tiếp cận rừng cấm hoặc rừng phòng hộ, gây ra những tác động tiêu

cực tới phương pháp hỗ trợ người BAH.
3.4

Điều kiện được nhận bồi thường

Những người phải di dời hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án có quyền được nhận bồi thường và/

hoặc hỗ trợ thiệt hại, bao gồm:
(a)

những người có quyền sử dụng đất hoặc các tài sản khác hợp pháp (chính thức);

(b)

những người hiện nay khơng có quyền sử dụng hợp pháp (khơng chính thức) đối
với đất hoặc các tài sản khác, nhưng đã nộpkhai báo đề nghị chứng nhận đối với đất
và tài sản đó theo quy định pháp luật của Việt Nam dựa trên hồ sơ lưu trữ như hóa
đơn đóng thuế đất, chứng nhận tình trạng cư trúhoặc giấy phép ởvà sử dụng đất bị
ảnh hưởng bởi dự án của chính quyền địa phương; và

(c)

những người khơng có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc khơng có khai báo chứng
nhận liên quan đến đất đang ở.

Những người BAH thuộc diện (a) và (b) ở trên được bồi thường đất và được hưởng những hỗ
trợ khác. Những người BAH thuộc diện (c) trên được hỗ trợ tái định cư thay cho việc được
bồi thường đất họ đang ở và hỗ trợ khác, nếu cần, để đạt được các mục tiêu nêu ra trong
chính sách này, nếu họ có đất nằm trong khu vực dự án trước ngày khoá sổ đã xác định trong
KHTĐC. Những người lấn chiếm đất sau ngày khoá sổ được xác định trong KHTĐC sẽ
không được bồi thường hay hưởng bất kỳhỗ trợ tái định cư nào khác (nếu có thể, chỉ xét hỗ
trợ theo chính sách hiện hành).
3.5

Ngày khóa sổ của dự án

Thời gian nhận bồi thường và hỗ trợ cho kế hoạch tái định cư là ngày mà tiểu dự án hoặc các

hợp phần cụ thể của dự án chính thức được phê chuẩn và công bố bởi các cơ quan chức năng
của chính quyền địa phương. Những người di chuyển đến khu vực dự án sau thời gian này
khơng có quyền hưởng bồi thường và buộc phải di dời toàn bộ tài sản ra khỏi khu vực thu
hồi trước Ngày khởi công dự án. Để hỗ trợ họ, Dự án sẽ cung cấp các biện pháp hỗ trợ di dời
cần thiết.
Theo khảo sát của dự án, ngày khóa sổ là ngày cuối cùng của cuộc khảo sát, cụ thể là ngày
15/04/2013. Theo đó, tồn bộ các hộ sống trong khu vực dự án có đất và tài sản sau ngày này
sẽ không đủ tiêu chuẩn pháp lý để hưởng bồi thường và bất kỳ hỗ trợ nào của Dự án.
3.6

Quyền lợi của dự án

Tất cả những người BAH được xác định trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án trước ngày
khóa sổ kiểm kê sẽ có quyền được hưởng bồi thường cho những tài sản bị ảnh hưởng, và các
biện pháp phục hồi đủ để giúp họ cải thiện hoặc ít nhất duy trì mức sống như trước khi có dự
án và cải thiện mức sống của các hộ nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương.

Liên danh Cơng ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 21


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

Dựa trên các loại tác động, nhóm người BAH, và lợi ích được hưởng từ dự án, Dự án xác lập
các quyền lợi cụ thể cho từng nhóm người BAH được đề cập trong Khung chính sách tái
định cư. Để biết thêm thông tin chi tiết về ma trận quyền lợi, vui lịng tham chiếu Khung
chính sách tái định cư đã được phê duyệt.


IV.

THAM VẤN VÀ THAM GIA

4.1

Mục tiêu

Việc cung cấp thông tin cho những người bị ảnh hưởng của dự án và các cơ quan liên quan là
một phần quan trọng của việc lập và thực hiện dự án. Việc tham vấn những người BAH và
đảm bảo họ sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động của dự án sẽ góp phần làm giảm những
xung đột tiềm tàng và giảm thiểu nguy cơ gây chậm trễ trong thực hiện dự án. Tham vấn và
tham gia cũng giúp dự ánxây dựng chương trình tái định cư và phục hồi một cách toàn diện
phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của những người BAH, và do đó tối đa hố các lợi ích kinh tế
và xã hội của khoản đầu tư. Mục tiêu của chương trình phổ biến thông tin và tham vấn cộng
đồng bao gồm:

4.2

-

Đảm bảo rằng, cấp có thẩm quyền ở địa phương cũng như đại diện của những
người BAH, đặc biệt là nhóm DTTS sẽ được tham gia vào quá trình lập kế hoạch
và ra quyết định. Các Ban QLDA tỉnh sẽ hợp tác chặt chẽ với UBND huyện/xã
trong quá trình thực hiện dự án. Sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trong
giai đoạn thực hiện sẽ được tiếp tục bằng cách đề nghị từng huyện/xã mời đại diện
của những người BAHtham gia với tư cáchthành viên trong Hội đồng/Ban Bồi
thường, Tái định cư của huyện và tham gia vào các hoạt động tái định cư (địnhgiá
tài sản, bồi thường, tái định cư, và giám sát).


-

Chia sẻ tồn bộ thơng tin về các hạng mục và hoạt động dự kiến của tiểu Dự án với
người bị ảnh hưởng và nhóm DTTS.

-

Thu thập thơng tin về nhu cầu và ưu tiên của những người BAH/DTTS, cũng như
nhận thông tin về phản ứng của họ về chính sách và hoạt động dự kiến.

-

Đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng có thể được thơng báo đầy đủ các quyết
định trực tiếp ảnh hưởng tới thu nhập và mức sống của họ, và họ có cơ hội tham gia
vào các hoạt động và ra quyết định về các vấn đề trực tiếp ảnh hưởng tới họ.

-

Đạt được sự phối hợp và tham gia của những người BAH và cộng đồng trong các
hoạt động cần thiết đểlập kế hoạch và thực hiện tái định cư.

-

Đảm bảo sự minh bạch trong tất cả các hoạt động liên quan tới thu hồi đất, bồi
thường, tái định cư và phục hồi.
Tham vấn cộng đồng trong giaiđoạn Chuẩn bị tiểu dự án

Trong giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án Hà Giang, việc phổ biến thông tin và tham vấn cộng
đồng được thực hiện bởi Ban QLDA tỉnh Hà Giang, với sự hỗ trợ của Tư vấn chính sách an
tồn xã hội của dự án nhằm mục đích thu thập thơng tin để đánh giá những tác động tái định

cư của Dự án và đưa ra các khuyến nghị về các phương án lựa chọn. Điều này nhằm làm
giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực tiềm ẩn của dự án đối với cư dân địa phương và
chuẩn bị trước để đối phó với những vấn đề có thể nảy sinh trong q trình thực hiện.
Phương pháp phổ biến thơng tin và tham vấn cộng đồng có thể gồm phương pháp đánh giá
nhanh nơng thơn có sự tham gia và tham vấn các bên liên quan, sử dụng các kỹ thuật như

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 22


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

tham quan hiện trường vàcác hộ gia đình BAH/DTTS, họp cộng đồng, họp nhóm và thảo
luận nhóm tập trung, cùng điều tra kinh tế - xã hội.
Ngay trong giai đoạn bắt đầu chuẩn bị Dự án, chính quyền địa phương và các lãnh đạo của
các cấp chính quyền ở các xã Hùng An, huyện Bắc Quang; xã Yên Hà, huyện Quang Bình và
xã Kim Thạch, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang được thông báo về Dự án, về mục tiêu và các
hoạt động đề xuất của Dự án. Họ được tham khảo ý kiến và tham gia tích cực vào các cuộc
thảo luận về nhu cầu phát triển và ưu tiên của địa phương. Các hộ được tham vấn đánh giá về
tác động tiêu cực có thể có của Dự án và các biện pháp giảm thiểu, và biện pháp tăng lợi ích
của Dự án cho các hộ BAH. Chính quyền địa phương được tham vấný kiến về sự đồng thuận
cũng như cam kết về thực hiện Chính sách Tái định cư được mơ tả trong Khung Chính sách
Tái định cư của dự án, phản ánhmục tiêu chính sách của Ngân hàng và của Chính phủ.
Kế hoạch Tham vấn và phổ biến thông tin cho Tiểu dự án 1 tỉnh Hà Giang được trình bày
trong bảng 4dưới đây:
Bảng 4: Tổng hợp các hoạt động tham vấn đã thực hiện
Huyện




Huyện Bắc
Quang

Hùng An

Số người
tham gia

10

Ngày tham vấn

Ngày: 3/4/2013

Các vấn đề chính trao
đổi trong các cuộc tham
vấn
-

Tác động của Dự án

-

Chính sách Quyền lợi
của Người bị ảnh
hưởng
Cơ chế Khiếu nại và
Giải quyết Khiếu nại

Chính sách bồi thường
cho từng loại đất, cơng
trình VKT và cây cối,
hoa màu.
Các chính sách hỗ trợ
Kế hoạch thực hiện
Các vấn đề phát sinh
trong giai đoạn thực
hiện dự án.
Các vấn đề liên quan
đến DTTS.

-

Huyện
Quang Bình

Huyện Vị
Xuyên

Yên Hà

Kim Thạch

Tổng

21

8


Ngày:
03/4/2013

Ngày: 4/4/2013

39

-

-

-

Nguồn: Tham vấn cộng đồng, Tháng 03- Tháng 04/ 2013
Trong quá trình tham vấn, nhiều ý kiến của những người tham dự cuộc họp tham vấn đưa ra
đã được thảo luận rộng rãi và tự do được tổng kết như sau:
-

Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án chủ yếu là đất nông nghiệp

-

Tiểu dự án01 tỉnh Hà Giang chiếm dụng đất rất ít vì việc nâng cấp, xây dựng các
tuyến kênh, mương được tiến hành trên tuyến cũ. Do vậy, các tác động tiêu cực có
thể được giảm thiểu được và phạm vi thu hồi dự án không đáng kể.

-

Việc xây dựng, nâng cấp các cơng trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả tưới tiêu
của dự án, góp phần mang lại lợi ích lớn cho người dân địa phương;


-

Các hộ bị ảnh hưởng mong muốn được cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện dự
án

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 23


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

-

Các hộ bị ảnh hưởng mong muốn được bồi thường đầy đủ, minh bạch theo giá thay
thế cho những tài sản bị thiệt hại, và giá thị trường cho hoa màu bị ảnh hưởng tạm
thời.

-

Cả nam giới và phụ nữ đều được tham gia vào các tổ chức và đoàn thể tại địa
phương và đề xuất ý kiến liên quan đến Dự án, do đó vấn đề về giới được bảo đảm.

-

Khơng xảy ra tình trạng bn bán phụ nữ và trẻ em trong khu vực dự án.

-


Người BAH và nhóm DTTS hiểu được những tác động tích cực và lợi ích dự án
mang lại cho người dân địa phương, do đó họ hồn tồn nhất trí với việc thực hiện
Dự án và mong muốn Dự án sớm được triển khai.

-

Với 3 hợp phần còn lại, kết quả tham vấn cho thấy người BAH khơng có nhu
cầu/mong muốn tham gia các hợp phần nàydo các hoạt động trong hợp phần 1,3,4
khơng phù hợp với nhóm người BAH

Quyền lợi của dự án được đề cập trong Khung Chính sách Tái định cư đã được phê chuẩn và
phạm vi tác động tiềm tàng của tiểu dự án được thông báo trong cuộc họp cộng đồng và được
công bố tại nơi công cộng của xã. Nhờ đó những người BAH/DTTS đều nhận thức đầy đủ về
việc thực hiện thu hồi đất và tái định cư của dự án. Tất cả các nhận xét, phản hồi và đề xuất
của những người BAH/DTTS được thu thập trong các cuộc họp tham vấn đều được phản ánh
và cập nhật trong báo cáo Dự thảo trình Ban QLDA tỉnh xem xét, làm căn cứ giải quyết
những đề xuất và phản hồi đó.
Trong cuộc họp tham vấn cộng đồng các biên bản và nội dung cuộc họp đều được đại diện
UBND xã, đại diện Ban QLDA tỉnh và các hộ tham gia thống nhất với nội dung cuộc họp và
ký tên vào biên bản.Các biên bản tham vấn được đính kèm trong Phụ lục 1.
4.3

Tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện Tiểu dự án

Trong giai đoạn tiếp theothực hiện dự án, Ban QLDA tỉnh/ UBND xã, với sự hỗ trợ của đơn
vị tư vấn của dự án, sẽ thực hiện việc tham vấn cộng đồng với các nhiệm vụ sau:
-

Cung cấp thông tin cho các cơ quan hữu quan các cấp thông qua các hội thảo đào

tạo và các thơng tin chi tiết về chính sách Dự án và quy trình thực hiện.

-

Tổ chức phổ biến thông tin và tham vấn cho tất cả những người bị ảnh hưởng trong
suốt quá trình thực hiện dự án.

-

Ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện tiến hành kiểm kê đo đạc chi tiết
(DMS), cập nhật đơn giá bồi thường dựa trên kết quả khảo sát giá thay thế và khẳng
định lại quy mô thu hồi đất và tác động tới tài sản dựa vào kết quả, tham vấn với
người bị ảnh hưởng; xây dựng và hoàn chỉnh Kế hoạch hành động tái định cư tóm
tắt cập nhật /Kế hoạch bồi thường tài sản cho từng hộ gia đình bị ảnh hưởng.

-

Kế hoạch hành động tái định cư tóm tắt cập nhật/Kế hoạch bồi thường nêu rõ các
tài sản bị ảnh hưởng và quyền được bồi thường của hộ gia đình và được người bị
ảnh hưởng ký để thể hiện sự đồng thuận của họ đối với kết quả đánh giá. Bất kỳ
thắc mắc nào của người bị ảnh hưởng về nội dung của Kế hoạch bồi thường đều
phải được ghi nhận ngay.

-

Cần gửi các phương án tái định cư tới tất cả những người BAH có quyền tái định cư
(a) để thơng báo cho họ về các phương án tái định cư (giải thích rõ ràng về lựa chọn
của họ), (b) đề nghị người bị ảnh hưởng xác nhận lựa chọn của họ về phương án tái
định cư và khẳng định sơ bộ của họ về địa điểm khu tái định cư, và (c) đề nghị


Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 24


Dự án Cải thiện Nơng nghiệp có tưới (IAIP)-Tiểu dự án 1 - Hà Giang
Kế hoạch Tái định cư Tóm tắt (A-RAP)

người BAH nêu rõ các dịch vụ mà họ hiện đang sử dụng như giáo dục/ y tế/ thị
trường và khoảng cách tiếp cận các dịch vụ đó, nhằm đảm bảo phát triển các dịch
vụ cơ sở hạ tầng trong tương lai.
-

Tham vấn người bị ảnh hưởng về mong muốn của họ đối với phương án hỗ trợ
phục hồi cuộc sống. Chỉ tham vấn những người bị ảnh hưởng mất từ20% trở lên
(từ10% trở lên đối với hộ dễ bị tổn thương)tổng diện tích đất sản xuất và áp dụng
tham vấn nhóm người dễ bị tổn thương. Ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ
thông báo cho người bị ảnh hưởng về kế hoạch và quyền nhận hỗ trợ kỹ thuật trước
khi đề nghị họ nêu rõ mong muốn về hỗ trợ phục hồi cuộc sống.

Tham vấn Cộng đồng: Trước khi bắt đầu tiến hành cập nhật kế hoạch hành động tái định cư
tóm tắt theo thiết kế chi tiết, Ban QLDA/Ban Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư cấp
tỉnh/huyện sẽ tổ chức họp cộng đồng ở từng xã bị ảnh hưởng để cung cấp thông tin bổ sung
cho người bị ảnh hưởng và tạo cơ hội cho họ tham gia thảo luận công khai về chính sách và
thủ tục tái định cư. Gửi giấy mời cho tất cả những người bị ảnh hưởng trước khi tổ chức cuộc
họp ở nơi đó.Mục đích cuộc họp này là làm rõ thơng tin đã có tới ngày họp và tạo cơ hội cho
người bị ảnh hưởng thảo luận những vấn đề quan tâm và làm rõ thông tin. Cùng với thư
thông báo cho người bị ảnh hưởng, phải sử dụng các biện pháp thông tin khác để thông tin
cho người bị ảnh hưởng và cơng chúng nói chung, ví dụ như áp phích quảng cáo ở những
khu vực dễ nhìn tại trụ sở UBND xã/huyện, nơi người BAH/DTTSđang sống, thông báo qua

đài, báo địa phương. Cả nam và nữ của hộ bị ảnh hưởng cũng như các thành viên trong cộng
đồng có liên quan đều được khuyến khích tham gia.Trong cuộc họp sẽ giải trìnhvề dự án, lợi
ích và quyền lợi và quyền được hưởng của hộ gia đình, và cuộc họp sẽ là cơ hội để nêu ra
các câu hỏi liên quan. Các cuộc họp tương tự sẽ được tổ chức định kỳ trong suốt thời gian
thực hiện dự án.
V.

CƠNG BỐ THƠNG TIN

Bên cạnh thơng báo cơng khai đối với những người BAH và các cộng đồng địa phương của
họ, Kế hoạch hành động tái định cư tóm tắt cuối cùng phải được cơng bố ở các trung tâm
thông tin công cộng của tỉnh và huyện, BQLDA tỉnh, Info Shop tại Oa-shing-ton và tại
Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) tại Hà Nội.
Mục tiêu của hoạt động công bố thông tin nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về các hạng mục
và tác động của dự án, bao gồm quyền lợi của hộ bị ảnh hưởng và các đơn giá bồi thường; cơ
chế và quy trình thủ tục giải quyết khiếu nại; quyền tham gia và các quyền được tham vấn;
các hoạt động tái định cư và các tổ chức chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện tái định
cư, tiến độ thực hiện dự án.

Liên danh Công ty IAC Vietnam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

| Trang 25


×