LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Hải H à đã ch ỉ b ảo t ận tình,
cung cấp cho chúng tôi những kiến thức và t ư liệu quý giá để chúng tôi ho àn
thành luận văn này!
Chúng tôi xin cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn v ăn h ọc n ước ngo ài,
các thầy cô trong khoa và trong trường đã trang bị cho chúng tôi những kiến
thức bổ ích để phục vụ cho công tác giảng dạy và cho cuộc sống của chúng
tôi sau này!
Cảm ơn gia đình, bạn bè, học sinh, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên
để chúng tôi hoàn thành khóa học!
Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong H ội
đồng bảo vệ luận văn đã đánh giá, góp ý để luận v ăn của chúng tôi được
thông qua và hoàn thiện!
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Đỗ Chí Thành
1
MỤC LỤC
2
PHẦN MỞĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Nga mênh mông, với những ngọn núi dòng sông, là nơi sinh
ra những nhà văn vĩ đại. Một trong những đại biểu ưu tú nhất của nền văn
học Nga chói lọi, huy hoàng là F.M. Dostoevsky. Dostoevsky sinh ra vào thế
kỷ bạo tàn nhưng là thế kỷ kỳ diệu của văn học Nga với những tên tu ổi lẫy
lừng như Aleksandr Pushkin, Lev Tolstoy, Anton Chekhov. Thật khó có th ể
hình dung nền văn Nga sẽ trống vắng đến như thế nào nếu không có
Dostoevsky. Ông cùng các nhà văn khác đã đưa v ăn h ọc Nga th ế k ỷ 19 tr ở
thành một trong những đỉnh cao của văn học nhân loại, để bước sang thế k ỷ
20 nền văn học ấy tiếp tục sản sinh ra những nhà v ăn ki ệt xu ất m à m ột trong
những đại biểu xuất sắc nhất là Mikhail Sholokhov với cuốn ti ểu thuy ết nổi
danh trên toàn thế giới và đoạt giải Nobel năm 1965 là Sông Đông êm đềm,
cùng với Chiến tranh và hòa bình, Anh em nhà Karamazov trở thành
tam giác vàng tiểu thuyết của văn học Nga. Nói về tầm vóc của Dostoevsky,
nhà văn vô sản lỗi lạc của Nga thế kỷ 20, Maxim Gorky viết: “Lev Tolstoy và
Dostoevsky là hai thiên tài cự phách nhất. Bằng sức mạnh tài năng của mình,
họ đã làm chấn động cả thế giới, họ đã làm cho cả châu Âu ngạc nhiên để ý
tới nước Nga và cả hai người đều đã đứng vào hàng ng ũ những vĩ nhân cùng
tầm cỡ mà tên tuổi là Shakespeare, Dante, Cervantes, Rousseau và Goethe”
[56].
Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường đặt Dostoevsky và Lev
Tolstoy bên cạnh nhau. Nói đến người này l à nhắc t ới ng ười kia, v à ng ược l ại.
Khi hai đối tượng được đặt cạnh nhau chúng thường phải vừa có nh ững điểm
tương đồng lại vừa phải có những để
i m khác biệt. Ở Trung Quốc, đời Đường,
người ta thường nói đến Lí Bạch và Đỗ Phủ, một người là nhà thơ hiện thực,
người kia là lãng mạn. ỞViệt Nam, cuối thời trung đại, ng ười ta th ường nói đến
Nguyễn Khuyến và Tú Xương, một người thì thâm trầm, sâu s ắc, người kia
thì đốp chát, chua ngoa. Trong bóng đá người ta hay nói đến Pelé và
Maradona, một người là vua, người kia là cậu bé vàng. Dostoevsky và Lev
Tolstoy cũng vậy. Cả hai ông đều là những nhà văn vĩ đại, l ại s ống cùng th ời,
nhưng phong cách thì hoàn toàn trái ngược. Hai ông như đôi câu đối m à
không thể thiếu bất cứ vế đối nào. Một người như đại dương, người kia như
3
rừng thẳm. Một người là nhà tiểu thuyết bi kịch, người kia là nhà ti ểu thuyết
sử thi. Cả hai ông đều có những cuốn tiểu thuy ết v ào loại đồ s ộ nh ất th ế gi ới.
Trong khi Lev Tolstoy thường hứng thú với tầng lớp quý t ộc thì Dostoevsky
lại dành sự quan tâm cho những người nghèo khổ bất hạnh. Chỉ riêng nhan đề
tác phẩm chúng ta đã thấy được sự khác biệt gi ữa hai nh à v ăn. Tác phẩm của
Tolstoy là Chiến tranh và hòa bình, tức là nói tới những vấn đề rất lớn lao
của nhân loại là chiến tranh và hòa bình, còn tác phẩm của Dostoevsky là
Những người ngèo, Những kẻ tủi nhục, Bút kí từ nhà chết, Tội ác và
trừng phạt, Con bạc, Lũ người quỷ ám. Nhân vật của Tolstoy là những
tiểu thư cành vàng lá ngọc, những nhà quý tộc hoặc những nhân v ật lịch s ử
nổi tiếng như: Andrei Bolconsky, Natasha, Pierre Bezoukhov, Hélèna, Nicolas
Rostov, Napoléon Bonaparte, Koutouzov, Anna Karenina... còn nhân vật c ủa
Dostoevsky là những kẻ bần hàn, những người bị xã hội ruồng bỏ, khinh khi
như: Makar Devushkin, Varenka Dobroselova, Sushilov, Baklushin,
Raxkonikov, Sonya, Marei, Dmitri Fedorovich...
Có nhiều yếu tố góp phần làm nên phong cách c ủa m ột nh à v ăn, trong
đó kí ức tuổi thơ là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Kí ức thời thơ
ấu tạo nên cái nền cho tâm hồn và nhân cách con người, nó s ẽ đi theo con
người cho đến hết cuộc đời. Trong truyện Lão nông Marei, Dostoevsky nói
đến một nhân vật có cái nhìn thù địch với cuộc đời là do anh ta không có
những kỷ niệm đẹp về con người. Tác giả gọi anh ta là: “Một con người bất
hạnh! Anh chàng chẳng hề có một kỷ niệm gì về những con người như Marei
và cũng chẳng có một cái nhìn gì khác đối với những con người kia, ngoài cái
câu, tôi căm thù lũ ăn cướp ấy!” [14, 96]. Trong phần cuối tiểu thuyết Anh
em nhà Karamazov, đoạn “Diễn từ bên tảng đá”, Dostoevsky cũng nói đến
một ý tương tự: “Các bạn nên biết rằng không có gì cao hơn; m ạnh m ẽ hơn,
trong lành hơn và có ích hơn cho cuộc đời bằng một k ỷ niệm tốt đẹp, đặc biệt
là một kỷ niệm thời thơ ấu sống dưới mái nhà mẹ cha. Ng ười ta nói nhi ều v ới
các bạn về sự giáo dục của các bạn nhưng m ột kỷ niệm tuyệt đẹp, thiêng
liêng giữ được từ thuở bé có lẽ là sự giáo d ục tốt nhất. Nếu thu thập được
nhiều kỷ niệm như thế đem vào đời thì con người sẽ được cứu vớt suốt đời.
Cho dù chỉ còn một kỷ niệm đẹp ở trong tim chúng ta thì cũng s ẽ có ng ày nó
cứu vớt chúng ta” [12, 1056]. Dostoevsky sinh ra trong m ột gia đình không
4
yên ấm. Cha ông là người có tính cách khắc nghiệt, hay ghen tuông v à
nghiện rượu nặng, cuối cùng ông bị chính những người nông nô c ủa mình
giết chết, trong một vụ án cho đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn. Trái lại, m ẹ
ông là người hiền hậu, thủy chung, bà mất năm Dostoevsky m ười sáu tuổi.
Ngay từ nhỏ Dostoevsky đã sống gần gũi với những người nghèo khổ bất
hạnh. Ông sinh ra trong m ột khu ph ố t ồi t ệ nh ất của th ành ph ố Moskva, g ọi l à
phố Thổ thần, nơi có một nhà thương điên, một cô nhi viện và một nghĩa trang
dành cho phạm nhân. Cha Dostoevsky là thầy thuốc quân y. Sau khi gi ải ng ũ,
ông làm việc tại một bệnh viện chuyên chữa trị cho người nghèo. Gia đình
Dostoevsky sống trong một căn phòng nằm trong khuôn viên của bệnh vi ện.
Dostoevsky thường trốn bố mẹ ra khu vườn b ệnh viện, n ơi các b ệnh nhân đau
khổ ngồi sưởi nắng. Ông chăm chú quan sát và lắng nghe những câu chuyện
của họ. Dostoevsky được tiếp xúc với văn học dân gian thông qua những bà vú
nuôi của gia đình. Họ ngâm nga những vần thơ và kể cho chú bé nghe nh ững
chuyện cổ tích thần kỳ. Tình yêu của Dostoevsky với văn học dân gian bắt
đầu từ cội nguồn đó. Dostoevsky còn được biết đến nền kiến trúc Nga, hội họa
và sân khấu dân gian. Vào những dịp lễ h ội cậu bé cùng nh ững ng ười anh em
của mình thường đến thăm một người ông họ không có con cái ở thủ đô
Sankt-Peterburg. Nơi đây chú bé được xem những gánh hát dân gian vô cùng
sống động. Năm mười tuổi Dostoevskycòn được biết đến sân khấu cổ đi ển
thông qua vở kịch Những tên cướp của Schiller mà chú bé được xem ở
Moskva. Vở kịch đã để lại cho chú bé những ấn t ượng vô cùng m ạnh m ẽ.
Năm hai mươi chín tuổi Dostoevsky phải bước vào tù giữa tu ổi đời sung mãn.
Sau khi ra tù, mặc dù đã viết được những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhưng đói
nghèo và bệnh tật vẫn theo đuổi ông cho đến hơi th ở cuối cùng. Chính vì
những lý do trên mà Dostoevsky trở thành nhà văn của đề tài về những nỗi
đau khổ bất hạnh của con người như một điều tất yếu.
Với lòng ngưỡng mộ đối với nhà văn vĩ đại, người đã hy sinh cả cuộc
đời vì nghệ thuật, chúng tôi đã chọn một tác phẩm của ông l àm đề tài nghiên
cứu cho luận văn của mình. Tác phẩm mà chúng tôi lựa ch ọn là Bút kí từ
nhà chết. Mặc dù là tác phẩm nổi tiếng, đánh dấu bước ngo ặt trong cu ộc đời
và sự nghiệp của Dostoevsky, nhưng đến năm 2013, Bút kí từ nhà chết mới
được dịch ra tiếng Việt. Do vậy, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên c ứu
độc lập nào về tác phẩm này. Luận văn của chúng tôi s ẽ đi v ào ba v ấn đề v ới
5
những lý do khác nhau. Thứ nhất, người kể chuyện l à m ột v ấn đề được đặt ra
từ lâu nhưng nó chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và thành tựu thu được
cũng chưa tương xứng với vị trí và tầm quan trọng của nó. Người k ể chuyện
không hiện lên trên bề mặt của tác phẩm mà nằm ở bề sâu. Do đó ng ười ta ít
chú ý đến, chỉ những người thực sự am hiểu văn học mới biết được nh ững đặc
trưng và bản chất của nó. Luận văn của chúng tôi đi v ào v ấn đề ng ười k ể
chuyện vì đấy là vấn đề còn nhiều khoảng trống cần được khám phá. Th ứ
hai, nhân vật là phần chủ yếu của tác phẩm, vì vậy muốn hi ểu tác phẩm
không thể không nói đến nhân vật. Thứ ba, điểm nhìn là vấn đề đang nhận
được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nó không phải là thuật ngữ mới, nhưng với
những người nghiên cứu không chuyên sâu thì nó còn khá xa l ạ. Cho nên,
nghiên cứu vấn đề này là thử thách đồng thời là cơ hội để chúng tôi có thể
khám phá ra những điều mới mẻ. Trên đây là những lý do khiến chúng tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là: “Người kể chuyện và thế
giới nhân vật trong Bút kí từ nhà chết của F.M. Dostoevsky”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Từ mùa xuân năm 1847, Dostoevsky thường tham dự các buổi hội họp
vào thứ sáu hàng tuần của những người yêu thích chủ nghĩa xã h ội và ch ủ
nghĩa xã hội không tưởng. Dostoevsky tham gia những buổi hội h ọp n ày ch ủ
yếu để giao lưu và mở mang sự hiểu biết về các vấn đề chính trị, xã hội và
văn học nghệ thuật... Tuy nhiên sự việc này đã khiến ông ph ải tr ả giá. Ng ày
23 tháng Tư năm 1849, Dostoevsky cùng những người trong nhóm b ị b ắt. Sau
nhiều tháng bị giam giữ và hỏi cung, đến tháng Mười hai năm 1849, h ọ bị k ết
án tử hình, bị dẫn ra bãi bắn, trước mặt họ là những tên lính đang sẵn sàng
nhả đạn, sự sống chỉ được tính bằng giây. Đúng lúc ấy, có l ệnh ân xá c ủa Nga
hoàng, thay án tử hình bằng án đày đi khổ sai ở Sibir. Dostoevsky b ị đày kh ổ
sai bốn năm, từ tháng Một năm 1850 đến tháng Một năm 1854. Sau khi hết
hạn lưu đày, ông tiếp tục phải ở lại Sibir làm lính trong ti ểu đoàn tiêu binh,
cách biên giới Trung Hoa không xa. Đến năm 1859, ông m ới được phép về
kinh đô Peterburg và trở lại văn đàn sau mười năm vắng bóng. Bút kí từ nhà
chết viết về một nhà tù khổ sai ở Sibir, nơi Dostoevsky bị giam giữ. Tác phẩm
hoàn thành vào năm 1862, đã gây chấn động nước Nga và được các nh à v ăn,
học giả đánh giá rất cao.
6
2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm ở nước ngoài
Aleksandr Ivanovich Herzen (1812 – 1870), xem Bút kí từ nhà chết
là cuốn sách khủng khiếp, có giá trị nghệ thuật và lịch sử đến muôn đời :
“Thời đại này đã để lại cho chúng ta một cuốn sách khủng khi ếp, thuộc lo ại
Carmen horrendum (bài ca gợi lên nỗi khiếp đảm). Trên cảnh thoái tr ào của
thời đại Nicholas hắc ám, cuốn sách đó sẽ mãi mãi tươi thắm như dòng ch ữ
nổi tiếng của Dante ghi trên cổng vào địa ngục: đây là ngôi nhà chết của
Dostoevsky. Một câu chuyện khủng khiếp mà tác giả của nó có lẽ đã không
ngờ rằng khi dùng bàn tay bị xiềng xích của mình để khắc họa hình tượng
các bạn tù – khổ sai, và dựa trên tài liệu về những lề thói của m ột nh à tù
Sibir, ông đã xây dựng nên một bức bích họa theo kiểu Buonarroti” [24].
L. Tolstoy đánh giá Bút kí từ nhà chết là tác phẩm ưu tú trong nền
văn học mới của nước Nga. Trong thư gửi N.N. Strakhov, ngày 26 tháng Chín
năm 1880, Tolstoy viết: “Hôm nọ bị mệt và tôi đã đọc Nhà chết. Tôi đã quên
nhiều, đã đọc lại và không am hiểu những tác phẩm ưu tú trong toàn bộ n ền
văn học mới, kể cả của Pushkin.
Không phải giọng điệu mà điểm nhìn mới kỳ diệu – nó chân thành, tự
nhiên và có tính Cơ đốc giáo. Một tác phẩm có ý nghĩa giáo dục tốt. Hôm qua
tôi thích thú suốt ngày, từ lâu chưa hề thích thú như th ế. Nếu anh g ặp
Dostoevsky, hãy nói với anh ấy rằng tôi mến anh ấy” [24].
“Trong thư ngày 2 tháng Mười một năm 1880, Strakhov cho Tolstoy
biết Dostoevsky rất cảm động về nhận xét về Bút kí từ nhà chết của L.
Tolstoy” [24].
Năm 1904, một người quen cho biết: “Chiều nay L. Tolstoy đã đọc to
hai đoạn trong Bút kí từ nhà chết – đó là các đoạn “chim phượng hoàng”
và “cái chết ở bệnh viện” của Dostoevsky mà ông định đưa vào “Phạm vi
đọc”. Rõ ràng các đoạn này làm ông cảm động sâu sắc” [24].
Nhà văn Áo, Stefan Zweig (1881 – 1942), có những ý kiến đặc sắc về
Bút kí từ nhà chết trong cuốn sách Ba bậc thầy (Three Masters – 1920).
Ông cho rằng việc Dostoevsky bị đi đày khổ sai là sự nghiệt ngã của số phận
nhưng đồng thời là cơ hội để ông hiểu được mọi ngõ ngách và chiều sâu của
cuộc đời: “Và thế là số mệnh đưa ngón tay ra đe dọa ông; thần h ộ m ệnh bám
sát ông không muốn ông có cuộc sống dễ dàng; để ông hiểu cuộc đời tới tận
các chiều sâu của nó, Thượng đế yêu ông gửi đến cho ông một thử thách” [60,
7
23]. Người ta thường nói, đi tù là ngồi bóc lịch. Ng ày x ưa ch ưa có l ịch thì m ỗi
tù nhân lại có cách đếm thời gian khác nhau. Có ng ười thích ng ồi đếm lá
rụng. Đối với anh ta thì mỗi ngày là m ột chiếc lá, đếm đủ s ố l ượng lá n ào đó
thì anh ta sẽ được ra tù. Ví dụ, anh ta ở tù bốn năm thì anh ta ph ải nh ặt được
một nghìn năm trăm bốn mươi chiếc lá thì m ới được ra tù. Dostoevsky c ũng
có cách đếm thời gian của mình. Mỗi ngày ông khắc lên m ột cây cọc h àng
rào của nhà tù một vết khắc. Trong bốn năm ông đã khắc được m ột ng àn n ăm
trăm vết khắc lên một ngàn năm trăm cây cọc: “Trong bốn năm, một ngàn
rưỡi cọc gỗ sồi giới hạn tầm nhìn của ông. Ngày lại ngày, tràn đầy nước mắt,
ông đã kẻ bốn lần ba trăm sáu nhăm cái khấc. B ạn hằng ng ày c ủa ông l à
những tội phạm, những kẻ sát nhân, những người ăn trộm. Công việc của ông
là đánh bóng đồ mỹ nghệ, chở ngói, xúc tuyết bằng xẻng. Quyển sách duy
nhất được phép là Kinh thánh; một con chó ghẻ, m ột con đại bàng gãy cánh
là bạn bè duy nhất của ông. Ông sống bốn năm trong “ Ngôi nhà những
người chết”, trong địa ngục, một cái bóng thui thủi giữa các bóng, bị lãng
quên, không có tên. Khi người ta tháo đôi chân bầm tím của ông ra kh ỏi
xiềng, khi ông quay lưng lại các cọc gỗ của cái hàng rào nâu đã bị mọt, ông
không còn là một con người như trước; sức khỏe của ông bị hủy hoại, vinh
quang của ông đã thành tro bụi, duy có niềm vui được s ống của ông v ẫn còn,
nguyên vẹn, không gì có thể phá hủy nổi; ngọn lửa bùng cháy của s ự xuất
thần tóe ra từ chất sáp mềm của cơ thể tàn tạ của ông chói lọi hơn bao gi ờ
hết” [60, 24]. Bởi vậy, cuốn sách mà ông viết ra như một tiếng sét đánh
ngang bầu trời yên tĩnh của nước Nga: “ Hồi ức về ngôi nhà của những
người chết, bức tranh bất hủ của cuộc đời một người tù khổ sai, đã đánh thức
nước Nga ra khỏi sự thờ ơ triền miên. Cả nước kinh hoàng khám phá ra r ằng
mặt bằng phẳng phiu và yên tĩnh của thế giới Nga che gi ấu m ột th ế gi ới khác,
nơi chuộc tội của mọi nhục hình. Ngọn lửa lên án dâng tận điện Cremli; Nga
hoàng thổn thức khi đọc cuốn sách đó; tên của Dostoevsky ở cửa miệng của
mọi người. Một năm đủ để hồi sinh cho ông, khôi phục vinh quang của ông,
một niềm vinh quang lớn hơn, bền vững hơn bao giờ hết” [60, 25].
L. Grossman có những lý giải đầy đủ nhất về Bút kí từ nhà chết
trong cuốn sách Dostoevsky cuộc đời và sự nghiệp. Grossman cho biết:
“Ngày 23 tháng Giêng năm 1854, Dostoevsky tới pháo đài Omsk có hào rãnh
và thành lũy vây quanh. Pháo đài xây dựng đầu thế kỷ XVIII để ch ống đỡ
quân du mục đồng cỏ. Chẳng bao lâu sau, nó biến thành nhà tù quân đội” [19,
8
220]. Hình ảnh về nhà tù Omsk hiện lên thật đáng sợ: “Đó là m ột căn nh à g ỗ
mục đã sắp bị rỡ, sàn ván ọp ẹp, mái dột, bếp lò khói mù mịt, bọ chét, rận, gián
bò lổm ngổm. Những tấm phản trơ trụi. Một chiếc thùng gỗ công cộng t ừ x ẩm
tối đến rạng sáng cứ bốc ra một mùi hôi không sao chịu nổi. Bốn bề không lúc
nào ngớt tiếng kêu la, chửi rủa và xiềng xích loảng xoảng” [19, 221]. Việc
sáng tác của Dostoevsky diễn ra như sau: “Ởđây, hẳn là lúc đầu Dostoevsky
ghi vào các mảnh giấy trước hết là các câu nói, nh ững l ời bu ột mi ệng, các
câu chuyện trò, những vần thơ, những bài hát của tù khổ sai, rồi sau đó mới
có thể viết các đoạn dài, các khung cảnh, sự việc đã xảy ra, những lời cung
khai, để từ đấy vài năm sau thì chúng tr ở thành một tác ph ẩm b ất t ử c ủa ông
về những người tù cầm cố ở nước Nga nông nô” [19, 329, 330]. Bút kí từ
nhà chết không phải là những ghi chép đơn thuần mà là một tác phẩm văn
học nên có sự hư cấu, sáng tạo dựa trên những chất liệu có thật. Tuy nhiên
những chất liệu ấy không chỉ giới hạn trong phạm vi m ột nhà tù mà nó còn
kết hợp với nhiều tài liệu khác nữa. Sau khi ra tù, Dostoevsky đọc bút ký c ủa
mình cho những người bạn mới của ông nghe. “Dần d à cái v ườn của cu ốn
tiểu thuyết cứ rộng mãi ra, nhân vật hư cấu nhân lên, chủ đề trở nên phong
phú hơn, cần phải kết hợp giữa nghiêm trang và đau bu ồn, gợi cảm v à d ễ
hiểu…Té ra là những hồi ký nổi tiếng mà ông đã suy nghĩ chẳng những là các
bút ký về nhà tù Omsk, mà còn là sự kết hợp với các truyện đau khổ và khủng
khiếp khác nữa” [19, 330, 331]. Grossman cũng chỉ ra được bố cục rất rõ
ràng của tác phẩm:
“1. Sinh hoạt trong một nhà tù chính trị - hình sự, nghĩa là cuộc s ống
và tập tục ở các trại giam quân đội; quần áo, thức ăn, tắm rửa, cắt tóc, cùm,
nhà tắm, nhà thương, kịch, nhậu nhẹt, khổ sai. Tất cả là những bức tranh
phong tục tuyệt vời, những bức ảnh chụp nguyên bản, những pha, những cảnh,
những cuộc trò chuyện đặc sắc. Đó là những đặc tả sinh lý trong th ế gi ới c ủa
những người cùng khốn.
2. Những tính cách của tù khổ sai, nghĩa là nh ững phác th ảo có s ức
diễn đạt cao các điển hình xã hội trong khuôn khổ chật hẹp của m ột nhà tù,
nhưng trong sự khái quát rộng rãi các kiểu ng ười dân dũng cảm, m ạnh m ẽ ở
khắp mọi miền của nước Nga bị dồn về đây theo lệnh của Tobolsk. Nh ững b ức
phác thảo sinh lý và những bức chân dung phong tục này tạo nên m ột công
thức nổi tiếng đã từng toát lên trong những bức thư của Dostoevsky t ừ Sibir
9
gửi về: Dưới cái vỏ thô lỗ mà tìm được những tính cách sâu sắc, m ạnh m ẽ v à
tuyệt đẹp thì vui sướng khác nào như bắt được vàng.
3. Lồng những chuyện tù khổ sai trước đây của mình v ào. Đó l à nh ững
mẩu chuyện hình sự rất đặc sắc, các sáng tác dân gian của những người bị
giam giữ nói lên những khát vọng và những toan tính báo thù c ủa nh ững
người không có quyền hành và những kẻ lộng quyền ở một đất nước tối t ăm
và nô dịch. Đây là trường hợp ông quay trở lại trường phái tự nhiên, tạo ra
những mẫu mực tài nghệ của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong nh ững n ăm
40 dựa trên những tư liệu của những tù khổ sai và trong cái thể loại mới của
một chuyện kể tàn nhẫn” [19, 331, 332].
Tác phẩm có sức tố cáo mạnh mẽ: “Trong phần kết thúc Bút kí từ nhà
chết tác giả của cuốn tiểu thuyết điền viên Làng Tepantsicovo trước đây
đã kết án chính quyền vừa qua đã giết hại một dân tộc tài năng nhất, hùng
cường nhất trong toàn thể các dân tộc của chúng ta. Đi ều này vang lên nh ư
một lời buộc tội cả một chế độ, cả một thời đại” [19, 333]. Cu ối cùng,
Grossman đánh giá: “Nhưng tác giả của cuốn sách nói về nhà tù Omsk thì
thực sự trở nên vĩ đại và trở thành một nghệ sĩ của các đề tài về các nỗi đau
khổ. Không có gì ngạc nhiên về việc cuốn sách lập t ức làm nh ững ng ười
đương thời sửng sốt. Những độc giả tinh tế và sâu sắc nhất đều nh ắc đến cu ốn
Bút kí từ nhà chết như là những kiệt tác vĩ đại của nghệ thuật” [19, 333].
Cuốn Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX (Nhà xuất bản Trường Cao
đẳng Moskva, 2008, Giáo sư N.M. Forturatov chủ biên) viết: “trong Bút kí từ
nhà chết ông mô tả cảnh khổ sai và những gì ông trải nghiệm trong những
năm khủng khiếp đó” [24].
V.S. Solovyov (1853 – 1900), nhận xét: “Cái s ự thật m à Dostoevsky
phát hiện ra trong Bút kí từ nhà chết có ý nghĩa tôn giáo và gắn với niềm
tin vào Kito, lý tưởng của Kito”.
“Bao giờ cũng vậy hoặc, như một quy tắc, đằng sau các nhân vật của
ông xuất hiện chính tác giả” [24].
Nhà nghiên cứu Yu. Aikhenvald nhận thấy: “gần như là tác phẩm bi
đát nhất của Dostoevsky, Bút kí từ nhà chết lại tràn đầy chất hài hước và
niềm vui của tác giả” [24].
10
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Kim Đính là người đã bỏ ra nhiều công
sức để giới thiệu Bút kí từ nhà chết trong cuốn Lịch sử văn học Nga. Theo
Giáo sư, Bút kí từ Nhà chết là tiếng kêu cứu khẩn thiết, hãy cứu lấy nhân
dân Nga đang lâm vào cảnh khốn cùng cả về thể xác, tinh th ần v à nhân cách:
“Và tiếng nói đầu tiên sau ngày tù đày trở về là tiếng nói tố cáo mãnh li ệt,
tiếng nói báo động, cầu cứu khẩn thiết, cấp bách. Hãy cứu l ấy nhân dân Nga
đang lâm vào tình cảnh khốn cùng thê thảm về thể xác v à tinh th ần, nhân
cách! Lời kêu gọi khẩn thiết đó vang lên da di ết, m ạnh m ẽ trong Những ghi
chép từ căn nhà chết chóc viết về cảnh sống, những con người ở trại lưu
đày” [43, 362]. Nguyễn Kim Đính cũng có những nhận xét tinh tế về người
kể chuyện: “Tác giả khiêm tốn đứng ngoài những lời thuật chuy ện, giới thi ệu
đây chỉ là những chương, những đoạn lấy ra từ cuốn sổ ghi chép của một tội
phạm từng ở tù mười năm mà ông quen biết trong nh ững n ăm ở Sibir. Cái tên
căn nhà Chết chóc cũng do người bạn tù ấy đặt ra” [43, 362]. Thế gi ới nhân
vật trong Bút kí từ nhà chết chủ yếu là những nông nô hoặc những người
lính cũng vốn là nông nô: “Những tội phạm ở đây đâu phải l à những ng ười
xa lạ, là ác quỷ từ một hành tinh xa xôi nào t ới! … đại đa s ố ở đây l à nh ững
nông nô và những người lính cũng vốn là nông nô t ừng trải qua thân ph ận
trâu ngựa, bị chà đạp khốn cùng dưới ách địa ch ủ quý tộc và l ũ sĩ quan tàn
bạo. Với những hoàn cảnh sống, những nét tâm lí, tính cách đa dạng, khác
nhau, nhưng nhìn chung họ là những con người bị xua đuổi đến bước đường
cùng… Nhiều tội phạm vốn trước là lính trơn bị tống đi l ưu đày vì không th ể
nào chịu nổi những hành động ngược ngạo, hành hạ t àn nh ẫn c ủa b ọn s ĩ quan
chỉ huy đểu cáng và trong một lần uất ức đến cu ồng điên đã phút ch ốc th ành
tên sát nhân” [43, 362,363]. Cai quản họ là lũ sĩ quan tàn bạo: “V à ở đây,
trong cái địa ngục trần gian này, giẫm lên đầu lên cổ họ là một lũ sĩ quan cai
quản hết sức tàn bạo. Từ những dòng chữ của tác phẩm tiếp tiếp dựng lên bộ mặt,
tính khí quái đản của những tên đao phủ luôn sôi sục nỗi thèm khát thể hiện
quyền lực bằng cách sỉ nhục, hành hạ người khác. Chúng đáng được coi là biểu
trưng để
i n hình cho chính quyền của tên bạo chúa Nicholas bấy giờ. Ởchúng,
việc hành hạ, giày xéo con người trở thành một đam mê bệnh hoạn… Vang lên
11
từ những dòng này là lời báo động khẩn thiết về cơn dịch của thói bạo tàn, của
cái ác đang lan tràn hủy hoại thê thảm nhân cách con người” [43, 363, 364].
PGS.TS. Đỗ Hải Phong, cũng nói đến Bút kí từ nhà chết trong Giáo
trình văn học Nga. Nếu ai đã từng đọc Bút kí từ nhà chết thì thấy rằng đó
là những ý kiến khá sâu sắc. Trong thời gian ở Sibir càng gần gũi v ới nh ững
người tù khổ sai Dostoevsky càng củng cố hơn niềm tin vào con người. Ông
nhận thấy niềm tin Chính giáo không hề tắt trong lòng những con người t ội
lỗi này. “ Ông đánh đồng niềm tin Chính giáo với ý niệm về đạo đức giúp cho
con người trong nh ững ho àn c ảnh kh ủng khi ếp nh ất v ẫn gi ữ được mình
l à m ột con ng ười. Trong nh ững n ăm tháng ở n ơi được g ọi l à ngôi nhà
chết ấy đã di ễn ra b ước ngo ặt t ư t ưởng l ớn c ủa Dostoevsky. Ông tìm đến
gi ải pháp tình th ương – ph ủ nh ận b ạo l ực d ưới b ất k ỳ hình th ức n ào –
như l à gi ải pháp duy nh ất h ợp v ới tinh th ần c ội ngu ồn … không t ắt trong
lòng nhân dân” [46, 57, 58].
Những ý kiến trên của các nhà văn, nhà nghiên cứu là rất có giá trị. Nó
giúp chúng tôi hiểu thêm được rất nhiều về tác giả v à tác ph ẩm m à chúng tôi
nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi sẽ đi vào những vấn đề mà những
người đi trước chưa đề cập đến hoặc đã nói đến nhưng ch ưa đầy đủ, ch ưa
thành hệ thống. Vì vậy, luận văn của chúng tôi s ẽ là nh ững ý ki ến m ới v à
không trùng lặp với công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn của chúng tôi nghiên cứu là tiểu thuyết Bút kí
từ nhà chết. Trong đó chúng tôi sẽ nghiên cứu về các vấn đề, chân dung
người kể chuyện, thế giới nhân vật và điểm nhìn của người kể chuyện. Bản
dịch chúng tôi sử dụng là bản dịch của Lê Đức Mẫn, nhà xuất bản Lokid
Premium Moskva – 2013, bản tiếng Việt, nhà xu ất bản Th ế gi ới, 2013. Đây
là bản dịch có chất lượng rất tốt, ngôn từ giản dị, dễ hiểu v à s ống động, chúng
tôi thực sự yêu mến và khâm phục tài năng cũng như tầm hi ểu bi ết sâu r ộng
về nhiều vấn đề của dịch giả. Bản in có chất lượng tuyệt vời, tuy có m ột s ố l ỗi
chính tả nhưng đó là điều không đáng kể. Cuốn sách này được ấn hành nhờ
sự hỗ trợ của Tổ chức Liên bang về Hoạt động của Cộng đồng các Quốc gia
Độc lập, của đồng bào sống ở nước ngoài về hợp tác nhân đạo quốc tế (H ợp
tác Nga), đây là một việc làm rất có ý nghĩa để quảng bá văn hóa Nga cũng
như mang đến tri thức văn hóa quý báu cho độc giả trên toàn thế gi ới và nó
12
cũng thể hiện rõ truyền thống nhân đạo quốc tế của người Nga. Cuốn sách
này là tập năm trong toàn tập F.M. Dostoevsky, gồm mười tập.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc xác định đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu, nhi ệm v ụ
của chúng tôi là làm nổi bật bức chân dung tinh thần của ng ười k ể chuyện
trong những năm tháng lưu đày ở trại tù khổ sai. Thế giới nhân vật hiện lên
thật phong phú, sống động, với đủ mọi loại người và đủ m ọi loại tính cách.
Điểm nhìn của người kể chuyện thì thực sự kỳ di ệu. Ông có cách nhìn, cách
đánh giá và những quan điểm đúng đắn về các vấn đề đặt ra và thể hiện trong
tác phẩm. Luận văn của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ những vấn đề ấy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là đi từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng lại trở về thực ti ễn. Nghĩa l à chúng
tôi bắt đầu từ việc tìm hiểu tác phẩm, rồi rút ra những nhận xét, đánh giá,
cuối cùng là đối chiếu với các nhận xét, đánh giá của các tác gi ả khác để
xem những ý kiến của mình có đúng và th ỏa đáng hay không, có gì m ới m ẻ
và khác biệt so với các ý kiến khác.
Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học l à ph ương
pháp đặc thù trong nghiên cứu, phê bình văn h ọc “h ướng t ới khám phá tính
văn học, cấu trúc bi ểu hi ện ngh ệ thu ật trên các c ấp độ, khám phá hình
thức bên trong th ể hi ện b ản ch ất ngh ệ thu ật c ủa v ăn h ọc. Nhi ệm v ụ c ủa
thi pháp h ọc không ch ỉ l à nghiên c ứu, h ệ th ống hóa các y ếu t ố hình th ức
riêng l ẻ, m à còn ch ủ y ếu nghiên c ứu các quy lu ật n ội t ại v à t ương quan
giữa các cấp độ c ủa ch ỉnh th ể ngh ệ thu ật, ngh ĩa l à nghiên c ứu các hình
thức bi ểu hi ện n ội dung, g ắn bó v ới n ội dung, l à hình th ức ch ỉnh th ể c ủa
tác phẩm v ăn h ọc” [31, 4, 5].
Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh, chứng minh. Phân tích giúp cụ thể hóa vấn đề, chứng minh l à
làm sáng tỏ vấn đề, so sánh giúp vấn đề tr ở nên sinh động, sâu s ắc, t ổng h ợp
là khái quát, mở rộng vấn đề.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn giúp người đọc có cái nhìn tổng thể và toàn diện về tác phẩm
Bút kí từ nhà chết từ đó mà hiểu sân sắc hơn về cuộc đời, con người và tài
năng của tác giả Dostoevsky, đồng thời chúng tôi cũng đưa ra những cách hiểu
13
mới về các vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn của người kể chuyện, cũng
như cách phân tích nhân vật và những đặc điểm về nghệ thuật của tác phẩm.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn cấu trúc
thành ba chương:
Chương 1: Chân dung người kể chuyện – nhân vật tự thuật
Chương 2: Thế giới nhân vật
Chương 3: Điểm nhìn của người kể chuyện
CHƯƠNG 1: CHÂN DUNG NG ƯỜI K ỂCHUY ỆN – NH ÂN V ẬT
TỰ THUẬT
Người kể chuyện là một vấn đề rất thú vị, nhưng khá phức tạp và khó
nắm bắt, vì vậy, cho đến nay, vẫn có rất nhi ều ý ki ến khác nhau v à ch ưa
thống nhất. Dựa vào thành tựu lý luận của Nga và ph ương Tây, Giáo s ư
Nguyễn Hải Hà đưa ra ba loại người kể chuyện, mà theo chúng tôi l à khá h ợp
lý và rõ ràng: người kể chuyện vô hình, người k ể chuy ện hữu hình v à ng ười
kể chuyện đa hình. Người kể chuyện vô hình là người k ể chuyện đứng ngoài
tác phẩm và kể theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện vô hình còn được gọi b ằng
những cái tên khác như: người kể chuyện tiềm ẩn, giấu mặt, ẩn tàng, Thượng
14
đế…Đây là loại người kể chuyện lớn hơn nhân vật. G. Flaubert nói về ng ười
kể chuyện vô hình như sau: “Trong tác phẩm của mình tác gi ả ph ải gi ống
như Vị thần trong vũ trụ, có mặt ở khắp nơi nhưng không bị nhìn thấy ở chỗ
nào cả” [25]. Thomas Mann cũng nói đến đặc điểm không có hình hài, lai
lịch và rất tự do của người kể chuyện vô hình: “là một vị thần không trọng
lượng, không hình hài và có mặt ở khắp nơi của tự sự” [25]. Dùng tên g ọi
người kể chuyện vô hình là hoàn toàn hợp lý, bởi vì ng ười k ể chuyện n ày
không có mặt trong tác phẩm nên người ta không th ể nhìn th ấy anh ta, do đó
anh ta là người vô hình. Nói như F.M. Dostoevsky: “Câu chuyện do tác giả là
người vô hình nhưng có mặt khắp nơi kể lại” [25]. Trái ng ược v ới ng ười k ể
chuyện vô hình là người kể chuyện hữu hình. Nếu ng ười k ể chuyện vô hình
đứng ngoài tác phẩm thì người kể chuyện hữu hình lại đứng bên trong tác
phẩm và là một nhân vật của tác phẩm. Vì là một nhân vật đứng bên trong
tác phẩm nên rõ ràng ai cũng biết anh ta, nhìn thấy anh ta và nghe anh ta nói;
anh ta là một con người cụ thể, có cuộc đời, số phận, lai lịch, ti ểu s ử nên anh
ta không thể toàn năng như một vị thần được, sự hiểu biết và tầm nhìn của
anh ta bị hạn chế, tức là nó chỉ giới hạn trong ph ạm vi c ủa m ột ng ười n ào đó.
Nếu người kể chuyện vô hình kể chuyện theo ngôi thứ ba thì người k ể
chuyện hữu hình lại kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đa hình là sự
kết hợp giữa người kể chuyện vô hình và người kể chuyện hữu hình, tức là
trong tác phẩm vừa có người kể chuyện vô hình lại vừa có người k ể chuy ện
hữu hình. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một trường hợp như thế.
Trong truyện, người kể chuyện vô hình là người kể về việc Tnú về thăm làng,
sáng mai anh lại lên đường trở về đơn vị; nhân sự kiện này, trong đêm hôm
ấy, bên ánh lửa nhà rông, trước sự có mặt đông đủ của dân làng, cụ Mết đã kể
về cuộc đời của Tnú và cuộc chiến đấu anh hùng của dân làng Xô Man, c ụ
Mết chính là người kể chuyện hữu hình, kết hợp với ng ười k ể chuyện vô
hình như đã nói ở trên để tạo thành người kể chuyện đa hình của tác ph ẩm.
Người kể chuyện đa hình còn có một loại nữa là, trong tác phẩm không có
người kể chuyện vô hình, nhưng lại có nhiều người kể chuyện hữu hình. Như
vậy, người kể chuyện đa hình là có từ hai người kể chuyện trở lên trong m ột
tác phẩm.
Từđiển thuật ngữ văn học, có sự phân biệt giữa người kể chuyện với
người trần thuật, chỉ gọi là người kể chuyện khi truyện được k ể theo ngôi th ứ
nhất: người kể chuyện là “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác
15
phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được k ể bởi một nhân v ật c ụ
thể trong tác phẩm” [28, 191].
N.D. Tamarchenko cũng có sự phân biệt giữa người kể chuyện và ng ười
trần thuật. Người kể chuyện cũng như người trần thuật “là chủ thể lời nói và là
người đại diện cho điểm nhìn trong tác phẩm văn học… Khác hẳn với người
trần thuật, người kể chuyện không đứng ở đường biên giữa thế giới hư cấu với
hiện thực của tác giả và độc giả mà hoàn toàn đứng bên trong hiện thực được
mô tả: câu chuyện của nó được nhắm một cách ước lệ tới người nghe hiện diện
trong hiện thực ấy, bên cạnh người kể chuyện: cái vị thế n ằm phía bên trong
các ranh giới của tác phẩm này người đọc đứng ngoài tác tẩm phải chiếm lĩnh.
Chẳng hạn trong tiểu thuyết Người đi ra từ tiệm ăn của I. Smelyev, người
kể chuyện là nhân vật chính, ta hoàn toàn không bi ết anh ta đang k ể chuy ện
cho ai nghe, mặc dù không thể hoài nghi sự hiện diện của ng ười nghe ước l ệ
này trong hiện thực được mô tả. Còn trong truyện Kholstomer của L. Tolstoi,
người kể chuyện là con ngựa già, nó cũng là nhân vật chính, thêm v ào đó, ở
đây, người nghe được mô tả cụ thể… Nếu không ai có th ể nhìn th ấy ng ười
trần thuật bên trong thế giới được mô tả và không ai giả định về sự tồn tại của
nó, thì người kể chuyện – trong trường hợp câu chuyện được l ồng thêm v ào,
– sẽ nhập vào tầm nhìn hoặc là của người trần thuật (Ivan Velikopolski
trong Sinh viên của Chekhov), hoặc là của các nhân vật (Ivan Vashilievich
trong Sau vũ hội của L. Tolstoi)”[54].
Tamarchenko nêu lên những điểm mạnh khác nhau của người kể
chuyện và người trần thuật: “Vị thế “trung gian” của người tr ần thu ật tr ước
hết giúp người đọc tìm thấy sự trình bày khách quan, đáng tin c ậy v ề các s ự
kiện và hành vi, cũng như đời sống nội tâm của các nhân vật. Vị thế “trung
gian” của người kể chuyện lại cho phép thâm nhập vào bên trong th ế gi ới
được mô tả và quan sát các sự kiện bằng cái nhìn của các nhân vật. Vị thế
“trung gian” của người trần thuật gắn với các ưu thế nào đó của điểm nhìn bên
ngoài; ngược lại, những tác phẩm có ý đồ đưa người đọc xích lại gần với sự thụ
cảm các sự kiện của nhân vật bao giờ cũng bỏ qua, hoặc gần như không cần tới
người trần thuật bằng cách sử dụng các hình thức nhật kí, thư từ, lời tự thú
(Những kẻ bần hàn, Nhật kí người thừa, Bản Sonate à Kreutzer): trong những
trường hợp như thế, các nhân vật sẽ đóng vai người kể chuyện” [54].
Theo Tamarchenko thì người trần thuật vừa có chức năng k ể chuyện
vừa có chức năng tổ chức tác phẩm; trong khi người k ể chuy ện ch ỉ có m ột
16
chức năng duy nhất là chức năng kể chuyện, đây là trường hợp truyện l ồng
trong truyện.Khi đó người kể chuyện và câu chuyện mà anh ta kể chỉ là một
phần của tác phẩm. Chẳng hạn, trong truyện Số phận con người của M.
Sholokhov, người trần thuật là người kể về cuộc gặp gỡ của ông với hai cha
con nhân vật Sokolov trên một bến đò, người trần thuật này cũng l à m ột nhân
vật trong truyện và kể theo ngôi thứ nhất; còn người kể chuyện là nhân v ật
Sokolov, trong khi đợi đò, Sokolov đã kể cho ông nghe về cu ộc đời đầy đau
thương và bất hạnh của mình.
Nếu phân chia theo Tamarchenko thì người trần thuật có th ể đứng
ngoài tác phẩm, kể theo ngôi thứ ba như trong truyện Rừng xà nu ; người trần
thuật cũng có thể là một nhân vật trong truyện, kể theo ngôi thứ nhất như trong
truyện Số phận con người; Còn một trường hợp nữa là, tác phẩm bỏ qua hoặc
gần như không cần tới người trần thuật như Tamarchenko đã dẫn ở trên.
R. Barthes cho rằng, người kể chuyện đơn giản chỉ l à s ự hư cấu c ủa tác
giả, nên không thể đồng nhất với tác giả được: “Người kể chuyện và những
nhân vật của anh ta bản chất là những thực thể trên mặt gi ấy, tác gi ả th ực t ế
của văn bản không có điểm gì chung với ng ười k ể chuyện” [25]. M. Bakhtin
thì nói lên một điều rất rõ ràng là,“Tác giả không th ể có mặt tr ực ti ếp trong
tác phẩm văn học được còn nếu như tác gi ả xông th ẳng v ào tác ph ẩm v ăn h ọc
thì tác phẩm đó không còn là tác phẩm văn học n ữa m à l à m ột tác ph ẩm
chính luận”[25]. Trong bài viết Người kể chuyện và mối quan hệ giữa
người kể chuyện và tác giả, Cao Kim Lan đã chỉ ra được vai trò t ổ ch ức tác
phẩm của người kể chuyện: “Người kể chuyện là nhân vật do tác giả sáng tạo
ra có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp
cận văn bản. Trong khi đó, tác giả là chủ thể sáng tạo. Anh ta ở bên ngoài tác
phẩm” [36, 113].
Sách Lí luận văn học không phân biệt giữa người kể chuyện và người
trần thuật: “Người kể chuyện (người trần thuật) là y ếu tố thuộc th ế gi ới miêu
tả. Đó là một người do nhà văn sáng tạo ra để thay mình thực hiện h ành vi
trần thuật. Khác với người kể chuyện trực tiếp lộ diện như trong diễn x ướng
dân gian, có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn từ như điệu bộ, ánh m ắt …, người
kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình trong dòng chữ. Người k ể chuyện ấy
có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.V à chỉ có thể
kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cu ộc, người ch ứng ki ến hay
người biết trước sự việc xảy ra bằng tất cả giác quan, sự hi ểu bi ết c ủa mình.
17
Do đó về căn bản, mọi người kể chuyện đều kể theo ngôi thứ nhất. Cái g ọi l à
kể theo ngôi thứ ba thực chất là hình thức kể chưa được ý thức (nh ư trong
truyện thần thoại, truyện cổ tích…) hoặc là đã được ý thức nhưng cố ý giấu
mình (như trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại. Ví dụ, đo ạn m ở đầu Chí
Phèo, Nam Cao viết: “Hắn vừa đi vừa chửi, bao gi ờ cũng vậy, cứ r ượu xong l à
hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…” Thực chất câu trần thuật này là: “Tôi thấy:
Hắn vừa đi vừa chửi…”, nhưng nhà văn giấu vai trò mình thấy đi, cho nên gọi là
ngôi thứ ba giấu mình. Nhà nghiên cứu Pháp Paul Ricoeur nói hai ngôi đó
không có gì khác, đều là cái tôi của người kể chuyện. Tuy nhiên ở đây sự phân
biệt ước lệ về ngôi kể vẫn có ý nghĩa nghệ thuật, bởi vì mỗi ngôi kể có một
trường nhìn khác nhau được quy ước, đem lại những cái nhìn khác nhau.
Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi là một nhân vật trong truyện,
chứng kiến các sự kiện đứng ra kể. Nội dung kể không ra ngoài ph ạm vi hi ểu
biết của một người, thường gắn với quan điểm đánh giá riêng của nhân v ật
ấy… Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể tất cả những gì có ở trên đời,
kể cả những bí mật trong tâm hồn kẻ khác, những thế giới xa l ạ, ch ưa có d ấu
chân con người hoặc những miền mà về nguyên tắc, người k ể không th ể bi ết.
Đây là ngôi kể tự do nhất. Còn ngôi kể thứ nhất chỉ kể được những gì m à khả
năng của một người cụ thể có thể biết được, như vậy mới tạo được cảm giác
chân thực. Ngôi thứ hai (xưng “anh”) như trong tiểu thuyết Đổi thay của
Michel Butor, Linh Sơn của Cao Hành Kiện cũng mang cái tôi của người k ể,
song với ngôi thứ hai, nó tạo ra m ột không gian gián cách: m ột cái tôi khác,
một cái tôi được kể ra, chứ không phải là tự kể như ngôi thứ nhất, mặc dù khi
đọc, người đọc nhanh chóng “phiên dịch” cái “anh” ấy ra cái “tôi” [53, 101,
102, 103]. Qua đây chúng ta bi ết thêm được khái ni ệm cái tôi th ứ ba gi ấu
mình; rằng không có gì khác gi ữa ngôi th ứ nh ất v à ngôi th ứ ba, đều l à cái
tôi của người k ể chuyện; chúng ta còn bi ết thêm được có ngôi k ể th ứ hai,
tạo ra một không gian gián cách, m ột cái tôi được k ể ra ch ứ không ph ải l à
tự kể, mặc dù về bản ch ất, nó v ẫn l à t ự k ể, ch ỉ khác l à nó ở nh ững t ầng b ậc
khác nhau m à thôi.
Những ý kiến trên đây tuy khác nhau nhưng đều đúng. Mỗi ý kiến lại
bổ sung một nội dung, làm sáng tỏ một khía cạnh của vấn đề người k ể
chuyện. Có tác giả xem người kể chuyện và người trần thuật là hai khái ni ệm
có nội hàm khác nhau; có tác giả lại cho rằng, đấy ch ỉ l à nh ững tên g ọi khác
nhau của cùng một khái niệm. Theo ý của chúng tôi, thì chỉ nên dùng thuật
18
ngữ người kể chuyện mà không cần phải dùng thuật ngữ ng ười tr ần thu ật.
Luận văn của chúng tôi sẽ thực hiện như vậy.
Bút kí từ nhà chết kể về những năm tháng Dostoevsky bị lưu đày ở
Sibir, điều này là rõ ràng và không có gì phải bàn cãi. Nh ưng n ếu l à nh ư v ậy
thì người kể chuyện chắc chắn phải là Dostoevsky chứ không thể l à một
người nào khác. Tuy nhiên, trong Bút kí từ nhà chết, người kể chuyện lại
không phải là Dostoevsky mà là một người có tên là Aleksandr Petrovich
Goryanchikov. Tại sao lại có sự đặc biệt như vậy? Đấy chẳng qua ch ỉ l à m ột
thủ pháp nghệ thuật. Nhân vật Aleksandr Petrovich Goryanchikov chỉ là h ư
cấu, còn về thực chất, người kể chuyện chính là Dostoevsky. Đi ều n ày đã
được Dostoevsky nói rõ mười lăm năm sau đó, trong truy ện Lão nông
Marei, in năm 1877: “Có thể mọi người sẽ nhận ra m ột đi ều l à cho đến ng ày
hôm nay trên sách báo tôi chưa một lần nào đả động đến cu ộc đời tôi trong
cảnh tù đầy khổ sai. Tôi cũng có viết Ghi chép trong căn nhà Chết, tôi viết
nó mười lăm năm trước, nhưng núp dưới một nhân vật hư cấu, một tên t ội
phạm, dường như đó là một tên giết chết vợ mình. Tiện đây tôi c ũng xin nói
thêm một chi tiết là từ hồi ấy cho đến tận bây gi ờ có rất nhiều ng ười v ẫn nghĩ
và vẫn khẳng định rằng tôi bị đi đầy vì tội giết vợ” [14, 91]. Vậy, vì sao
Dostoevsky không trực tiếp đứng ra kể chuyện mà lại phải mượn danh nghĩa
của người khác? Lý do đơn giản chỉ là về mặt thẩm mỹ. Nói nh ững đi ều tốt
đẹp về người khác thì bao giờ cũng hay h ơn là nói v ề chính b ản thân mình.
Tự nói về bản thân thường gây ra sự phản cảm và nghi ng ờ đối v ới ng ười
nghe. Hơn nữa, nói về người khác bao giờ cũng tự nhiên, tho ải mái v à khách
quan hơn là nói về chính mình. Đặc biệt, khi nói về những chuyện của mình,
những suy nghĩ của mình nhưng lại được thể hiện qua danh nghĩa hay l ời c ủa
người khác thì không có gì thú vị bằng. Nhà văn Someset Maugham, đã nói
lên được cái điều mà chỉ những ai đã từng trải nghiệm qua m ới bi ết được ấy
trong cuốn sách Đưa ra bản tổng kết: “Mặc dầu tôi thường viết từ ngôi thứ
nhất, nhưng tôi viết như tác giả với các tiểu thuyết và truy ện ngắn và có l ẽ
trong chừng mực nào đó có thể xem mình như là một trong các nhân v ật. Do
thói quen lâu năm tôi cảm thấy tiện lợi hơn khi phát ngôn qua nh ững con
người do tôi hư cấu. Quyết định xem những người đó nghĩ gì đối v ới tôi dễ
hơn là quyết định xem chính tôi đang nghĩ gì. Trường h ợp th ứ nh ất luôn l àm
tôi vui sướng, trường hợp thứ hai là một công việc nặng n ề m à tôi s ẵn s àng
hoãn sang ngày mai” [25]. Những chuyện ở nhà tù khổ sai, rõ ràng l à những
19
chuyện rất khủng khiếp. Viết về những chuyện khủng khiếp mà mình bất đắc
dĩ phải trải qua và đã phải đánh đổi bằng những thứ quý giá không th ể đong
đếm được mà không phải với danh nghĩa của mình m à lại l à d ưới danh ngh ĩa
của người khác thì rõ ràng đã thể hiện được tính khiêm tốn b ẩm sinh c ủa
Dostoevsky và cũng vì thế mà ông đã tìm được m ột hình th ức k ể chuy ện
không thể tốt hơn. Còn một lý do nữa, không biết tác giả có ý th ức được hay
không, nhưng đó là một sự thật hiển nhiên: dùng người kể chuyện nhân tạo
thì chúng ta có thể dễ dàng trút bỏ bỏ được trách nhiệm tr ước nh ững đi ều m à
chúng ta nói ra, “đấy là người khác nói chứ đâu phải là tôi”. Tamarchenko đã
nói rất thú vị về điều này: “Hình tượng người kể chuyện giống nh ư cái “m ặt
nạ ngôn ngữ” “được cảm thụ như một thủ pháp ước lệ. Mục đích của nó là gạt
bỏ trách nhiệm của tác giả về tính xác thực đối với cái được mô tả” [54]. Thế
nên, nếu trong tác phẩm có sai sót gì đó về mặt kiểm duyệt, khi nói đến chính
quyền hay nhà tù khổ sai thì đấy là lời nói hoặc suy nghĩ của Aleksandr
Petrovich Goryanchikov chứ đâu phải của Dostoevsky. Cũng giống như trong
Truyện Kiều, qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã nói lên được ý chí thực sự
của mình và chỉ ra nguyên nhân vì sao Thúy Kiều lại siêu lòng trước quan tổng
đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến:
Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi? (...)
Nàng thời thật dạ tin người,
Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu [16].
Và chẳng biết Nguyễn Du thực bụng nghĩ thế n ào, nhưng qua nhân v ật
Thúy Kiều, ông đã nói:
Làm chi để tiếng về sau,
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào! [16].
Nói thì nói vậy thôi, chứ một khi đã đụng đến vấn đề kiểm duyệt thì
sẽ rất nguy hiểm đối với một người như Dostoevsky, nên dù có là lời nói v à
suy nghĩ của người khác thì ông cũng vẫn phải rất thận trọng.
Vì chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài nên giữa nhân vật Aleksandr Petrovich
Goryanchikov và người kể chuyện được phản ánh trong tác phẩm đối lập
hoàn toàn với nhau. Goryanchikov bị đày khổ sai mười năm vì tội giết vợ. Sau
khi ra tù ông gần như là người điên dại, đa nghi đến m ức mất trí, kiên trì l ẩn
20
tránh mọi người và chỉ ra khỏi nhà khi đi d ạy h ọc. Cu ối cùng ông đã ch ết ch ỉ
ba năm sau khi ra tù. Trái lại, người kể chuyện được phản ánh trong tác ph ẩm
là người sống gần gũi, chan hòa với mọi người, thích tìm hiểu mọi thứ diễn ra
xung quanh, đặc biệt là về tâm lý, tính cách của tù nhân: “Khi g ặp g ỡ h ọ
trong lúc dạo chơi, tôi thích nhìn kỹ những khuôn m ặt cau có bị đóng d ấu
của họ và cố đoán xem họ nghĩ ngợi gì” [15, 212]. Đối v ới ông, ra tù l à cu ộc
phục sinh vĩ đại, là sự bắt đầu chứ không phải kết thúc. Một t ương lai rực r ỡ
huy hoàng đang đón đợi ông ở phía trước và ông tin tưởng chắc chắn vào điều
đó: “Đúng thế. Đội ơn Chúa! Tự do. Cuộc sống mới, cuộc hồi sinh từ cõi chết…
phút huy hoàng bắt đầu!” [15, 469]. Hiếm có nhà v ăn nào trên th ế gi ới l ại có
ý thức rõ ràng về sứ mệnh của mình và có niềm tin vững chắc vào t ài năng
của mình như thế. Có lẽ cuộc sống tù đày đã giúp ông có được nh ận th ức v à
niềm tin ấy. Sau khi ra tù không lâu, chính Dostoevsky đã nói rõ về điều này:
“Tôi đã mang từ nơi khổ sai về cơ man nào l à mẫu người v à tính cách của
nhân dân, cơ man nào là chuyện những kẻ lang thang, những tên c ướp và nói
chung là của cả một cuộc sống tối tăm, khốn khổ. Nh ững cái đó đủ cho h àng
tập sách dày!” [19, 229]. Nhân vật Aleksandr Petrovich Goryanchikov phải đi
tù khổ sai mười năm vì tội giết vợ do ghen tuông, còn Dostoevsky phải ở tù
bốn năm, nhưng nếu tính cả thời gian ông phải ở lại Sibir sau khi h ết h ạn tù
thì tổng cộng cũng là mười năm. Từ những điều phân tích trên, có th ể kh ẳng
định Goryanchikov chỉ là người kể chuyện mang tính danh nghĩa, còn người
kể chuyện thực sự chính là Dostoevsky.
Người kể chuyện có thể là nhân vật chính, có thể l à nhân v ật tự thuật.
Theo Giáo sư Nguyễn Hải Hà, “có hai loại tự thuật l à tự thuật to àn bộ và t ự
thuật tinh thần” [25]. Nhân vật người kể chuyện trong Bút kí từ nhà chết
thuộc loại tự thuật tinh thần. Dostoevsky không th ể t ự thu ật v ề ti ểu s ử c ủa
ông, bởi vì người kể chuyện trên danh nghĩa là nhân vật Goryanchikov ch ứ
không phải là Dostoevsky. Cũng theo Giáo sư Nguyễn H ải H à thì Bút kí từ
nhà chết là tác phẩm có yếu tố tự thuật đậm đặc nhất trong to àn bộ sáng tác
của Dostoevsky. Khi tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất, không qua trung
gian, tác phẩm thường rất giàu chất trữ tình, bởi khi đó ng ười k ể chuy ện có
thể bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của mình và câu chuyện được kể gi ống
như là một câu chuyện có thật. Điều này có đúng không? Câu tr ả l ời s ẽ được
đưa ra ở phần tiếp theo của luận văn.
21
1.1. Hình ảnh nhàtù, sinh hoạt trong tù vàngoại hình của người kểchuyện
Người kể chuyện bị giam trong một nhà tù dân s ự ở Sibir. Đó l à nh à tù
Omsk, “nằm bên mép pháo đài, ngay sát chân tường thành” [15, 211]. M ặc
dù là nhà tù dân sự nhưng nhà tù Omsk giam giữ cả ba loại tù nhân là: tù dân
sự, tù chính trị và tù quân nhân, tức những người lính phạm t ội. Thời gian
người kể chuyện ở đây thì nhà tù này vẫn là nhà tù dân sự, nhưng sau đó nó
trở thành nhà tù quân đội. Tức là nhà tù này sau đó không tiếp nh ận nh ững tù
dân sự và chính trị nữa mà chỉ tiếp nhận tù quân nhân. Qua th ời gian thì
những tù dân sự và chính trị mãn hạn được ra tù, m ột số thì ch ết, cho nên
đến một lúc nào đó nhà tù chỉ còn lại một loại tù là tù quân nhân. Đi ều này
đã được người kể chuyện nói rõ ở phần gần cuối của tác phẩm.
Nhà tù gồm hai trăm năm mươi tù nhân. Con số này gần như không đổi.
Số này đến thì số khác mãn hạn, số khác nữa qua đời. Nhóm c ư dân ch ủ y ếu
trong trại là loại đi đày khổ sai dân sự. Đó là nh ững tù nhân b ị m ất ho àn to àn
quyền hưởng tài sản, họ hoàn toàn bị cắt rời ra khỏi xã hội, mặt bị đóng dấu
làm bằng chứng vĩnh viễn cho sự ruồng bỏ. Họ bị đưa đến đây làm vi ệc th ời
hạn từ tám đến mười hai năm, sau đó lại chuyển đi đâu không rõ trong các
tổng huyện vùng Sibir này thành dân nhập cư. Lại có t ội ph ạm l à quân nhân,
chưa mất quyền tài sản, như hầu hết trong các đội quân nhân Nga bị giam. Họ
đến đây với thời hạn ngắn hơn, hết hạn được quay về nơi cũ, được làm lính
trong các tiểu đoàn Sibir. Nhiều người trong số này lại l ập t ức quay v ề tr ại vì
lại một lần nữa gây ra trọng tội, nhưng lần này không phải ngắn hạn, mà là hai
mươi năm. Loại này được mệnh danh là vĩnh cửu. Nhưng lo ại vĩnh cửu v ẫn
chưa mất hẳn quyền tài sản. Cuối cùng vẫn còn một loại đặc biệt nữa, ph ạm
vào những tội ác khủng khiếp, chủ yếu là quân nhân. S ố này khá đông. H ọ
được gọi là biệt nhóm. Họ tự coi mình là vĩnh viễn và không biết thời h ạn lao
động của mình là bao nhiêu. Họ bị giam gi ữ trong tr ại cho đến khi n ào Sibir
khai trương những công việc nặng nề nhất.
Người kể chuyện ở trong một căn phòng dài, thấp và ngột với ba m ươi
người cùng chung sống. Ông ngủ trên một tấm phản gồm ba miếng gỗ ghép
lại. Mùa đông cửa bị khóa sớm, phải chờ đến bốn tiếng đồng hồ thì mọi người
mới thiếp ngủ. Trước đó là bao nhiêu tiếng ồn ào, c ười nói, ch ửi th ề, l à ti ếng
xích kêu, tiếng người già trẻ nhỏ, là những cái đầu tr ọc, nh ững b ộ m ặt b ị
đóng dấu, những bộ quần áo rẻ rách – tất cả đều bị chửi m ắng, b ị h ạ nh ục …
thế nhưng con người vẫn sống! Cuộc sống quả thực rất khủng khi ếp. Ng ười ta
22
phải gọi nơi đây là “nhà chết” nhưng vẫn sống, cuộc sống không gi ống nơi
đâu, và con người ở đây cũng là đặc biệt. Người kể chuyện cũng lấy làm ngạc
nhiên không hiểu tại sao mình lại có th ể sống được ở trong đó trong su ốt
mười năm. Theo Grossman thì Dostoevsky bị liệt vào hạng cần được đối x ử
một cách đặc biệt: “Chủ trại nhận được lệnh của cấp trên phải đối x ử với tù
chính trị Dostoevsky với đầy đủ ý nghĩa của một thằng tù, không m ột chút
nhẹ tay” [19, 226]. Nhà sử học nghiên cứu nhà tù Sa hoàng viết: “Phải thật
kinh ngạc khi thấy nhà văn không bị chết ở đây, khẩu hi ệu của tất c ả các ban
giám thị nhà tù thời ấy đều muốn biến nhà tù thành một nơi chỉ có mất mát và
đau thương. Nếu bọn cai quản nhà tù triệt để thực hiện được khẩu hi ệu này
thì cái nghĩa địa sống sẽ thành cái nghĩa địa chết. Bản năng t ự v ệ của nh ững
người tù không thể dung hòa được với khẩu hiệu đó trong các nh à tù và các
toán tù luôn có một cuộc đấu tranh bền bỉ để giành quyền sống” [19, 226].
Giáo sư Nguyễn Kim Đính cũng đã nói đến cái khủng khiếp của nhà tù
này: “Và từ trang này qua trang khác, từ chân dung nhân v ật n ày qua b ộ m ặt
kẻ khác, “căn nhà Chết chóc” dựng lên trước mặt chúng ta kh ủng khi ếp, t àn
bạo khác nào một địa ngục ghê rợn – địa ngục ngay gi ữa cõi đời. “Khó m à
hình dung được có thể làm méo mó bản chất con người đến m ức độ nào!” –
đó là nhận định chung của bất cứ ai có dịp đến xem xét, tìm hi ểu nh ững k ẻ tù
tội ở đây” [43, 362].
Nhà tù đúng là đã làm méo mó con người ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Quần áo và đầu tóc của tù nhân rất đặc biệt. Áo của một số người thì m ột n ửa
màu nâu sẫm, một nửa xám, quần của họ cũng vậy, một ống màu xám thì ống
kia nâu sẫm. Lại có những tù nhân áo toàn màu xám, nhưng hai tay áo thì lại
nâu sẫm. Tóc của họ cũng được cắt khác nhau, m ột s ố thì n ửa đầu nh ẵn thín
theo chiều dọc, số khác lại nhẵn thín theo chiều ngang. Trang phục và đầu
tóc của người kể chuyện cũng không khác gì những tù nhân khác.
Nước nôi ở trong tù rất thiếu thốn. Thiếu đến m ức phải chia, nh ư H ồ
Chí Minh đã từng phản ánh:
Mỗi người nửa chậu nước nhà pha,
Rửa mặt pha trà tự ý ta.
Muốn để pha trà đừng rửa mặt,
Muốn đem rửa mặt chớ pha trà [40].
Ởnhà tù Omsk, nước nôi có lẽ còn thiếu thốn hơn th ế. Buổi sáng tù nhân
phải xếp hàng trước một xô nước. Họ dùng gáo ngậm nước vào miệng, sau đó
23
dùng nước trong miệng để rửa mặt mũi chân tay. ỞTrung Quốc hay nước Nga
có những con sông rất lớn, nhưng nước ở trong tù thì thi ếu th ốn đến m ức nh ư
vậy đấy.
Theo người kể chuyện thì việc ăn uống ở trong tù không đến mức thiếu
thốn lắm, chỉ có món canh bắp cải là hơi đặc biệt. Nó th ật vô duyên v à loãng
thếch loãng thoác. Ông thất kinh khi nhìn thấy trong chảo có m ấy con gián,
nhưng tù nhân thì không mảy may quan tâm. Th ời gian đầu vì ch ưa quen
nên ông hầu như chỉ toàn uống nước trà.
Người kể chuyện có ngoại hình thấp bé, xanh xao, g ầy gò, ốm y ếu,
nhưng lại hiền lành, dễ mến, luôn gây được sự chú ý và thiện cảm đối với mọi
người. Chẳng thế mà có lần đi làm, nhìn thấy bộ quần áo kỳ qu ặc của ông,
một cô bé đã phải cười phá lên: “Chà! Hay thế chứ lị! Vải xám cũng thi ếu,
vải đen cũng thiếu” [15, 215]. Một lần khác cũng l à m ột cô bé ch ừng m ười
tuổi xinh đẹp như tiểu thiên thần gặp ông trên đường đi làm về đã cho ông
một đồng xu: “Này, nhà bác bất hạnh ơi, vì Chúa, xin bác cầm lấy ®ồng xu
này đi!” [15, 223]. Hay ngay cả đến một vị tướng đến thăm nhà tù kh ổ sai
nhìn thấy ông, vị tướng ấy cũng tỏ vẻ hài lòng. Mặc dù ngoại hình và s ức
khỏe không được tốt nhưng ông lại có sức mạnh nội tâm phi th ường, đi ều n ày
đã giúp ông đứng vững suốt mười năm khổ sai kinh hoàng.
1.2. Nguồn gốc xuất thân và tính cách của người kể chuyện
Người kể chuyện xuất thân quý tộc, vì vậy ông bị các tù nhân c ăm
ghét. Điều này đã gây ra cho ông vô vàn khó khăn và đau khổ. Ông đã t ừng
phải thốt lên: “Không gì khủng khiếp hơn l à phải sống không cùng m ột gi ới”
[15, 432]. Ai đã từng phải sống trong những ho àn cảnh t ương t ự s ẽ th ấy đi ều
mà người kể chuyện nói là vô cùng đúng đắn. Khi phải sống v ới nh ững ng ười
không cùng một giới người ta không được tự nhiên, thoải mái, không th ể giao
tiếp, nói chuyện được với nhau, không có s ự tin t ưởng, ng ười ta c ảm th ấy l ạc
lõng, cô đơn và mặc cảm… Cuộc sống khi đó đúng l à c ực hình, nó th ật u t ối
và buồn thảm.
Trong trại tù khổ sai người ta nhìn nh ững ng ười v ốn l à quý t ộc m ột
cách u ám và thiếu thiện cảm. Ngay từ những ngày đầu tiên, người kể chuyện
đã nhận thấy những ánh mắt căm thù và khinh bỉ của tù nhân đối với mình:
“Vừa mới hôm qua đây và cũng từ hôm qua tôi nhận thấy r ằng ng ười ta nhìn
xéo tôi” [15, 229]. Thật đau khổ biết bao khi bị m ọi ng ười khinh b ỉ, c ăm thù.
Càng là người có nhiều tình cảm người ta càng cảm thấy nặng n ề khi b ị m ọi
24
người đối xử như vậy. Họ có thể chịu đựng với sự kiên cường nhưng họ v ẫn
cảm thấy cuộc đời sao mà u tối. Điều quan tr ọng l à h ọ cảm th ấy mình b ị đối
xử bất công. Họ chẳng hề có lỗi gì để phải bị mọi người có thái độ như thế. Tù
nhân cắp đồ đạc và vay tiền của ông. Trong ngày đầu tiên có người đến vay
tới ba lần. Họ nghĩ ông là người ngố không biết gì nên ph ải ch ịu thua nh ững
trò ranh mãnh khôn ngoan của họ. “Mặc dù khi nhập tr ại tôi không có nhi ều
tiền, nhưng khi đó tôi cũng không thể bực mình v ới anh em trong tr ại, nh ững
người mà ngay những giờ phút đầu tiên của tôi ở đây đã lừa tôi một lần rồi lại
thản nhiên đến với tôi lần th ứ hai, l ần th ứ ba th ậm chí đến l ần th ứ n ăm để
vay tiền tôi. Nh ưng tôi th ành tâm thú nh ận m ột đi ều l à tôi r ất b ực mình vì
con người r ất m ực khôn ngoan đến m ức ngây th ơ ấy, nh ư tôi ngh ĩ, đã coi tôi
là thằng mặt thộn, là thằng ng ốc v à đã c ười kh ẩy v ới tôi chính l à b ởi l ẽ đến
lần thứ năm ấy tôi v ẫn đưa ti ền cho m ượn. Nh ững ng ười ấy h ẳn đã ngh ĩ r ằng
tôi đã chịu thua nh ững trò l ừa b ịp v à khôn v ặt kia, v à n ếu ng ược l ại, ngh ĩa l à
tôi cứ từ chối v à xua đuổi họ thì tôi tin r ằng h ọ s ẽ kính tr ọng tôi h ơn h ẳn.
Nhưng dù tôi có bực mình đến đâu đi n ữa, tôi c ũng không th ể n ào t ừ ch ối
được” [15, 277, 278].
Các tù nhân không bao giờ thừa nhận những người quý t ộc l à b ạn bè.
Điều này không phải là do những định kiến có ý thức mà ho àn to àn t ự nhiên
chân thành thế thôi. Tù nhân say sưa nhìn vào nỗi đau của những nhà quý tộc
và thích đem chuyện sa cơ lỡ vận của họ ra mà đùa giỡn: “X ưa kia ông Piotr
giàu sang lẫy lừng, bây giờ ông Piotr tay không bện thừng” [15, 230].
Tù nhân không ưa những người quý tộc vì nh ững ng ười quý t ộc thu ộc
loại người khác, không giống với họ, trong khi họ vốn là những nông nô. Có
lần, một tù nhân trong khi say rượu toan giết ng ười k ể chuyện. Các tù nhân
căm thù ông đến mức không ai lên tiếng ngăn cản k ẻ say r ượu v à ông ch ỉ
thoát nạn nhờ một việc hết sức bất ngờ. Tuy không sợ những trò hung bạo của
tù nhân nhưng sự việc này đã làm cho ông hết s ức bu ồn bã: “Bu ổi chi ều, khi
trời đã tối, trước lúc đóng cổng trại tôi cứ đi đi lại l ại gần chỗ hàng r ào, m ột
nỗi buồn nặng nề phủ bóng xuống tâm hồn tôi, sau này trong suốt cuộc đời lao
lý tôi cũng không bao giờ cảm thấy nỗi buồn nào lớn lao hơn thế” [15, 248].
Trong Tội ác và trừng phạt Dostoevsky cũng nói đến s ự thù hận n ày c ủa tù
nhân đối với những nhà quý tộc. Một tù nhân nổi khùng đã lao v ào
Raxkonikov, nếu không có tên lính áp giải kịp thời xen v ào thì đã x ảy ra đổ
máu. Raxkonikov ngồi im không nhúc nhích, không một thớ thịt nào trên mặt
25