Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

định-luat-om

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.25 KB, 7 trang )

Giáo án vật lý 11 nâng cao

GVHD : Thái Duy


Ngày soạn: 14/10/2015

Chương II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

Bài 13: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch.
2. Kĩ năng:
I=

E
RN + r

- Vận dụng được hệ thức
hoặc U = ξ – Ir để giải các bài tập đối với
toàn mạch, trong đó mạch ngoài gồm nhiều nhất là ba điện trở.
- Tính được hiệu suất của nguồn điện.
3. Thái độ:
- Tư duy các vấn đề của vật lý một cách lôgic và hệ thống.
- Cẩn thận, chính xác trong việc giải các bài toán vật lý .
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Sử dụng phương pháp gợi mở, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng giải.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án , các hình vẽ mô hình mạch điện trong SGK
2. Học sinh:


- Ôn tập kiến thức đã học về định luật Ôm lớp 9, định luật Jun – Len-xơ và định luật bảo
toàn năng lượng.

GSKT: Trương Thị Bích Vân

Trang 1


Giáo án vật lý 11 nâng cao

GVHD : Thái Duy


3. Dự kiến nội dung ghi bảng:
Bài 13: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH.
1. Định luật Ôm đối với toàn mạch:
Công thức biểu thị định luật Ôm đối với toàn mạch:

Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ
nghịch với điện trở toàn phần của mạch .
Bài tập C1 SGK.
2. Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch.
SGK trang 66.
3. Tìm hiểu trường hợp mạch ngoài có máy thu điện.
Công thức biểu thị định luật Ôm đối với toàn mạch chứa nguồn và máy thu điện mắc nối
tiếp .

4. Hiệu suất của nguồn điện:

câu hỏi C2 , C3 SGK


IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

GSKT: Trương Thị Bích Vân

Trang 2


Giáo án vật lý 11 nâng cao

GVHD : Thái Duy


Hoạt động 1: Ổn định lớp: (2 phút) Kiểm tra sĩ số.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Gọi học sinh lên bảng trả lời.
Câu hỏi 1 : Công dòng điện là gì ? Biểu thức tính công suất của dòng điện .
Câu hỏi 2 : Phát biểu định luật Jun – Len-xơ .
Trả lời :
Câu 1 : Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện làm di chuyển
các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai dầu đoạn
mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó . Biểu
thức :
Câu 2 :Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật , với bình
phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật. Biểu thức :.
3. Bài mới: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật Ôm đối với toàn mạch
Thời gian

15 phút


Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt câu hỏi : Ở lớp 9 chúng ta đã -HS trả lời :một mạch điện đơn
học một mạch điện đơn giản nhất gồm giản nhất gồm nguồn điện , một
những bộ phận đơn giản nhất đó là gì ? điện trở ( hay các dụng cụ điện )
và dây dẫn.
-GV dẫn dắt : đúng vậy , điện trở nói -HS chú ý lắng nghe.
chung là điện trở tương đương của
mạch ngoài bao gồm các vật dẫn nối
liền hai cực của nguồn điện được gọi
là điện trở ngoài. Trong chương trình
lớp 11 chúng ta có xét một điện trở
của nguồn điện , được gọi là điện trở
trong.
-HS trả lời
-GV đặt câu hỏi : các em hãy cho cô
biết biểu thức của định luật Ôm đã học

GSKT: Trương Thị Bích Vân

Trang 3


Giáo án vật lý 11 nâng cao

GVHD : Thái Duy


ở lớp 9 ?


-HS chú ý lắng nghe.

-GV chứng minh công thức định luật
Ôm đối với toàn mạch : ở lớp 11 định
luật Ôm đối với toàn mạch nêu lên mối
quan hệ giữa suất điện động, cường độ
dòng điện chạy trong mạch và điện trở -HS trả lời:
toàn phần (của toàn mạch .
-Giả sử dòng điện có cương độ I thì
trog khoảng thời gian t có điện lượng
là chuyển qua mạch , nguồn đã thực
hiện một công là bao nhiêu?
-HS trả lời:
-Theo định luật Jun – Len-xơ nhiệt
lượng tỏa ra ở điện trở ngoài và điện
trở trong trong khoảng thời gian t là bo
nhiêu?
Theo định luật bảo toàn năng lượng thì
. Ta có :
=
hay : =
=
tích số của cường độ dòng điện với
điện trở của đoạn mạch là độ giảm -HS trả lời : suất điện động của
nguồn có giá trị bằng tổng các độ
điện thế trên đoạn mạch .
giảm điện thế ở mạch ngoài và
-GV đặt câu hỏi :
mạch trong.
Dựa vào công thức đã được chứng

minh và nội dung sách giáo khoa hãy -HS trả lời :
cho biết suất điện động của nguồn điện
Cường độ dòng điện trong mạch
được định nghĩa như thế nào ?
kín tỉ lệ thuận với suất điện động
-GV mời một HS rút ta công thức biểu của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với
thị định luật Ôm đối với toàn mạch và điện trở toàn phần của mạch.
-HS chú ý lắng nghe.
phát biểu định luật.

-GV bổ sung thêm :
Nếu gọi là hiệu điện thế mạch ngoài
thì hệ thức trên được viết lại
ta có một nhận xét như sau :
GSKT: Trương Thị Bích Vân

Trang 4


Giáo án vật lý 11 nâng cao

GVHD : Thái Duy


nếu điện trở trong của nguồn rất nhỏ
không đáng kể (, hoặc nếu mạch hở -HS trả lời câu hỏi.
( thì hiệu điện thế giữa hai cực của
một nguồn điện bằng suất điện động
của nguồn điện đó.
-GV yêu cầu học sinh thực hiện câu

hỏi C1 trong SGK vật lý 11 nâng cao
trang 65.

Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch.
Thời gian

5 phút.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV thông tin cho học sinh về hiện - HS theo dõi, ghi bài
tượng đoản mạch:
Nếu điện trở ngoài nhỏ không đáng kể
(, thì
cường độ dòng điện sẽ lớn nhất và
phụ thuộc vào
và của chính nguồn điện , ta có :
ta nói nguồn điện đã bị đoản mạch .
Do điện trở trong của pin khá lớn
(khoảng vài vôn) nên nếu pin bị đoản
mạch thì dòng điện qua pin cũng
không lớn lắm , tuy nhiên sẽ mau hết
điện. Còn với acquy chì thì điện trở
khá nhỏ nên khi xảy ra hiện tượng
đoản mạch sẽ làm hỏng acquy
-GV nêu câu hỏi : Vậy để tránh hiện -HS trả lời: Người ta thường dùng
tượng đoản mạch xảy ra với mạng điện cầu chì hoặc attômat
ở gia đình thì người ta thường dùng

các dụng cụ gì ?

Hoạt động 5 : Tìm hiếu trường hợp mạch ngoài có máy thu điện.
Thời gian

Hoạt động của GV

GSKT: Trương Thị Bích Vân

Trang 5

Hoạt động của HS


Giáo án vật lý 11 nâng cao

GVHD : Thái Duy


10 phút

- GV dẫn dắt vấn đề :
- HS chú ý lắng nghe, ghi bài.
Giả sử mạch kín ta đang xét có máy
thu điện mắc nối tiếp với điện trở R.
Máy thu điện có suất phản điện p và
điện trở rp. Dòng điện I đi vào cực
dương của máy thu . Khi đó ta có :
- p =)
hay:

Đây là công thức biểu thị định luật Ôm
đối với toàn mạch chứa nguồn và máy
thu điện mắc nối tiếp .

Hoạt động 6: Tìm hiểu hiệu suất của nguồn điện .
Thời
gian
5 phút

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

-GV cung cấp kiến thức :
-HS chú ý lắng nghe và ghi bài
Công toàn phần của nguồn điện bằng vào vở.
tổng công dòng điện sản ra ở trong
mạch ngoài và ở mạch trong, trong đó
chỉ có công của dòng điện sản ra ở
mạch ngoài là công có ích . Vậy hiệu
suất của nguồn được tính theo công
thức :
-GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi -HS trả lời câu hỏi.
C2 , C3 SGK vật lý nâng cao trang 66.

Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò: (3 phút)

GSKT: Trương Thị Bích Vân

Trang 6



Giáo án vật lý 11 nâng cao

GVHD : Thái Duy


- Nhấn mạnh
+ Nội dung định luật Ôm đối với toàn mạch và công thức .
+ Hiện tượng đoản mạch .
+ Công thức của định luật Ôm đối với toàn mạch chứa nguồn và máy thu.
+ Công thức tính hiệu suất của nguồn điện.
- Về nhà làm bài 1, 2 ,3 SGK và các bài tập trong sách bài tập, đọc trước bài mới.

V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
VI. Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

GSKT: Trương Thị Bích Vân

Trang 7




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×