Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.85 KB, 94 trang )

MỤC LỤC
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ TÂY 16
1.2.1. Các căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Hà Tây
16
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Hà Tây
19
1.2.3. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh
Hà Tây 23
1.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn Vietcombank chi nhánh Hà Tây 26
Công ty có các giấy tờ pháp lý sau và đạt yêu cầu thẩm định: 27

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W345261 ngày
28/05/2004 của UBND TP Hà Nội cho Công ty TNHH Hoàng
Mai. 27
1.2.5. Ví dụ minh họa về thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Hà
Tây 50
1.2.5.3. Thẩm định dự án đầu tư vay vốn “Dự án sản xuất vật liệu xây dựng ở Thôn
Nà Tuộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” 52
1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY
VỐN TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH HÀ TÂY 63
1.3.1. Những kết quả đạt được 63
1.3.2. Những hạn chế tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vietcombank
chi nhánh Hà Tây 66

CHƯƠNG 2 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH 69
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIETCOMBANK 69
CHI NHÁNH HÀ TÂY 69
2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 69


2.1.1. Định hướng hoạt động của Vietcombank 69
2.1.2. Phương hướng cho công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietcombank chi
nhánh Hà Tây 71
2.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
VIETCOMBANK CHI NHÁNH HÀ TÂY 71
2.2.1. Đối với tổ chức thẩm định 71
2.2.2. Đối với phương pháp thẩm định 72
2.2.3. Đối với nội dung thẩm định 73
2.2.4. Đối với nâng cao nghiệp vụ thẩm định của các cán bộ thẩm định 76
2.2.5. Giải pháp đối với nguồn thông tin 77
2.3. KIẾN NGHỊ CỦA SINH VIÊN 79


2.3.1. Với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan 79
2.3.2. Với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 81
2.3.3. Với chủ đầu tư. 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ TÂY 16
1.2.1. Các căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Hà Tây
16
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Hà Tây
19
1.2.3. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh
Hà Tây 23
1.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn Vietcombank chi nhánh Hà Tây 26

Công ty có các giấy tờ pháp lý sau và đạt yêu cầu thẩm định: 27
Công ty có các giấy tờ pháp lý sau và đạt yêu cầu thẩm định: 27

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W345261 ngày
28/05/2004 của UBND TP Hà Nội cho Công ty TNHH Hoàng
Mai. 27
1.2.5. Ví dụ minh họa về thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Hà
Tây 50
1.2.5.3. Thẩm định dự án đầu tư vay vốn “Dự án sản xuất vật liệu xây dựng ở Thôn
Nà Tuộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” 52
1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY
VỐN TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH HÀ TÂY 63
1.3.1. Những kết quả đạt được 63
1.3.2. Những hạn chế tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vietcombank
chi nhánh Hà Tây 66

CHƯƠNG 2 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH 69
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIETCOMBANK 69
CHI NHÁNH HÀ TÂY 69
2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 69
2.1.1. Định hướng hoạt động của Vietcombank 69
2.1.2. Phương hướng cho công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietcombank chi
nhánh Hà Tây 71
2.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
VIETCOMBANK CHI NHÁNH HÀ TÂY 71
2.2.1. Đối với tổ chức thẩm định 71
2.2.2. Đối với phương pháp thẩm định 72
2.2.3. Đối với nội dung thẩm định 73

2.2.4. Đối với nâng cao nghiệp vụ thẩm định của các cán bộ thẩm định 76
2.2.5. Giải pháp đối với nguồn thông tin 77


2.3. KIẾN NGHỊ CỦA SINH VIÊN 79
2.3.1. Với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan 79
2.3.2. Với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 81
2.3.3. Với chủ đầu tư. 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn của VietcomBank giai đoạn 2009 – 2013 .............Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2. Tỷ trọng cho vay của VietcomBank Chi nhánh Hà Tây giai đoạn
2009 - 2012 ..........................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 3. Thu phí dịch vụ của VietcomBank Chi nhánh Hà Tây giai đoạn
2009 - 2012 .........................................Error: Reference source not found

Sơ đồ 1:

Cơ cấu tổ thức VietcomBank Chi nhánh Hà Tây........... Error: Reference
source not found

Sơ đồ 2:

Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ................Error: Reference
source not found


Chuyên đề thực tập


LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập vào nền
kinh tế thế giới. Nhìn lại những năm qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta
có sự tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như cải thiện đời
sống xã hội. Trong đó, không thể không kể đến vai trò của các NHTM với tư
cách là nhà tài trợ lớn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án trung và dài hạn.
Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, hệ thống
NHTM Việt Nam cũng đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung dài
hạn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt
động ngắn hạn truyền thống để phù hợp với xu hướng đa dạng hoá các hoạt
động của Ngân hàng nhằm phục vụ bổ sung vốn lưu động và vốn cố định cho
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng
cũng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc thù kinh doanh tín dụng Ngân hàng là
kinh doanh chủ yếu dựa vào tiền của người khác, kinh doanh qua tay người
khác nên rủi ro trong hoạt động tín dụng cao hơn nhiều so với các doanh
nghiệp vì nó vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của chính bản thân Ngân
hàng và vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả
của nó rất dễ lan truyền trong cả hệ thống Ngân hàng gây ra những vụ hoảng
loạn và sụp đổ của hàng loạt Ngân hàng cùng một loạt hậu quả nghiêm trọng
khác về mọi mặt kinh tế, xã hội đặc biệt là lòng tin của người dân vào sự lãnh
đạo của chính phủ bị suy giảm. Trong thời gian qua, những mất mát to lớn về
tiền của tập trung qua công tác tín dụng đã là những hậu quả đáng quan tâm.
Nhất là trong vài năm gần đây, số lượng dự án đầu tư trung - dài hạn trong
nước và nước ngoài ngày càng gia tăng, mang lại một tỷ lệ lợi nhuận đáng kể
trong tổng lợi nhuận của các Ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó cũng không
tránh khỏi một số vướng mắc sai sót trong quá trình thực hiện cho vay các dự
án đặc biệt là các dự án đầu tư trung - dài hạn.
SV: Trần Quang Vinh


1


Chuyên đề thực tập

Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao hạn chế được rủi ro cho hoạt động tín
dụng của Ngân hàng trong điều kiện để tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước thì việc gia tăng số lượng các dự án đầu tư là điều tất yếu. Muốn vậy
thì những dự án này phải đảm bảo chất lượng, tức là phải làm tốt công tác
chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Chính vì
vậy, vai trò to lớn của công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư, đặc biệt là
thẩm định tài chính dự án đầu tư là không thể phủ nhận được.
Hơn nữa, một yêu cầu có tính nguyên tắc đối với Ngân hàng trong hoạt
động đầu tư tín dụng là phải xem xét, lựa chọn những dự án đầu tư thực sự có
hiệu quả vừa mang lại lợi ích cho nền kinh tế, vừa phải đảm bảo lợi nhuận
Ngân hàng, đồng thời hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư. Công tác thẩm định dự án đầu tư là công cụ đắc lực giúp các
Ngân hàng thực hiện yêu cầu này.
Sau thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác thẩm định dự án đầu tư tại
phòng tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây em đã
chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Tây”
Chương 1:Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn
tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây.
Chương 2:Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự
án đầu tư tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Hà Tây.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Từ Quang Phương, các anh
chị phòng tín dụng Vietcombank Hà Tây, những người đã trực tiếp hướng dẫn

em hoàn thành chuyên đề này.

SV: Trần Quang Vinh

2


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH HÀ TÂY
1.1.

TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH

HÀ TÂY
1.1.1. Thông tin chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam
- Tên đăng kí Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam.
- Tên đăng kí Tiếng Anh: Joint stock commercial Bank for Foreign
Trade of Vietnam.
- Tên giao dịch: VietcomBank.
- Hội sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Giấy phép thành lập: Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính Phủ.
- Mạng lưới hoạt động: Vietcombank hiện có trên 12.500 cán bộ nhân
viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị
thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch,

78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại
Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5
công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ
thống Autobank với khoảng 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh
toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi
mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức
đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước
đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng
SV: Trần Quang Vinh

3


Chuyên đề thực tập

Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng
TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần
hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày
30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được
niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại,
Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh
vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong
lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh
doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ
ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ,
ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ
nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ
ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công
nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking,
VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách
hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh
toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.
Năm 2012 cũng là năm đầy biến động của thị trường tài chính tiền tệ,
tuy nhiên quán triệt phương châm “Tăng tốc - An toàn - Hiệu quả - Chất
lượng”. Với sự đồng tâm hiệp lực của các đơn vị trong hệ thống, sự sát sao và
quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công
nhân viên, VietcomBank đã đạt được một kết quả khả quan: Tổng tài sản của
VietcomBank tại thời điểm cuối năm 2012 là 369.277 quy đồng (tăng 17% so
với 2011); tổng dư nợ đạt 208.086 tỷ quy đồng (tăng 18,5% so với năm 2010
kiểm soát được tốc độ tăng trưởng dưới 20% đề ra), doanh số thanh toán
XNK đạt 38,8 tỷ, chiếm 19,20% kim ngạch XNK cả nước, lợi nhuận sau thuế
SV: Trần Quang Vinh

4


Chuyên đề thực tập

năm 2012 là 5.700 tỷ đồng, ROE đạt 17,43%, ROA đạt 1,29%.
1.1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tây (Vietcombank Hà Tây)
Ngày 03 tháng 4 năm 2009 tại Hà Nội, Ngân hàng TTMCP Ngoại
thương Việt Nam đã chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Hà Tây
tại 484 phố Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Đây là chi nhánh thứ 63 của

Vietcombank chính thức đi vào hoạt động.
Với địa bàn hoạt động mới và rộng lớn, khai thác thị trường đa dạng
trên cơ sở Hà Nội vừa mới được mở rộng (bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ,
các xã thuộc Hoà Bình và Vĩnh Phúc mới sáp nhập về Hà Nội), nơi mà các
khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị mới không ngừng mọc lên, các dự án đầu
tư nước ngoài đang phát triển mở rộng, kinh tế hộ và kinh tế làng nghề đang
ngày một được hỗ trợ và phát triển khởi sắc, sẽ là điều kiện thuận lợi để
Vietcombank Hà Tây phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với những
thế mạnh chuyên biệt. Sự ra đời hoạt động của Vietcombank Hà Tây cũng sẽ
khởi động tích cực cho quá trình cạnh tranh cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng ngày một hoàn hảo hơn cho khách hàng doanh nghiệp và dân cư
trên địa bàn Thủ đô.
Vietcombank Hà Tây sẽ cung ứng đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ là thế
mạnh của Vietcombank đang triển khai như: huy động vốn, thẻ, kinh doanh
ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, các sản phẩm ngân hàng bán lẻ.v.v...Về
hoạt động tín dụng, Vietcombank Hà Tây định hướng đẩy mạnh cho vay các
đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ sản xuất
kinh doanh cá thể, kinh tế hộ và kinh tế tư nhân tại các làng nghề truyền
thống. Vietcombank Hà Tây sẽ là một kênh mới giúp khơi thông nguồn vốn
từ Vietcombank tới các khách hàng nhưng vẫn bảo đảm quản lý được rủi ro;
đồng thời nhanh chóng triển khai các sản phẩm ngân hàng mới của

SV: Trần Quang Vinh

5


Chuyên đề thực tập

Vietcombank tại chi nhánh.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi

nhánh Hà Tây
VietcomBank Chi nhánh Hà Tây bao gồm Ban giám đốc, 11 phòng ban
được đặt dưới sự điều hành của Ban giám đốc. Các phòng ban đều thực hiện
một khối nghiệp vụ nhất định nhưng đều là những bộ phận không thể thiếu và
có liên hệ mật thiết với nhau trong một khối của ngân hàng. Sơ đồ cơ cấu tổ
chức của Chi nhánh tuân theo quy định cũng như tiêu chuẩn của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.

SV: Trần Quang Vinh

6


Chuyên đề thực tập

Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ thức VietcomBank Chi nhánh Hà Tây

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Hà Tây)

SV: Trần Quang Vinh

7


Chuyên đề thực tập

• Phòng Khách hàng:
Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng (bao gồm: khách
hàng doanh nghiệp và khách hàng thể nhân) trên tất cả các mặt hoạt động, tất
cả các sản phẩm ngân hàng.

Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng (gồm cả
đầu tư dự án) đối với khách hàng (gồm: khách hàng doanh nghiệp và khách
hàng thể nhân).
Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc: Quản trị, điều hành vốn, lãi
suất tỷ giá và kinh doanh ngoại tệ; công tác Marketing, thông tin tuyên
truyền, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và
Chi nhánh Hà Tây.
• Phòng Kế toán thanh toán:
Tham mưu giúp Ban giám đốc Chi nhánh trong việc triển khai thực
hiện chế độ kế toán, chế dộ báo cáo kế toán, và hạch toán kế toán tại Chi
nhánh theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê của Nhà nước, quy
định của Bộ Tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.
• Phòng Hành chính nhân sự:
Tham mưu giúp Ban giám đốc về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ,
công tác hành chính quản trị tại Chi nhánh theo quy định của Pháp luật, các
quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
• Bộ phận Kế toán Tài chính:
Hướng dẫn việc hạch toán kiểm toán tại Chi nhánh và các phòng giao
dịch của Chi nhánh.
Tổng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý,
năm) theo quy định của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán
công trình xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công cụ lao động tại Chi nhánh.
• Bộ phận Quản lý nợ:
Thực hiện kiểm tra, rà soát hồ sơ cấp tín dụng bảo đảm tính đầy đủ,
SV: Trần Quang Vinh


8


Chuyên đề thực tập

hợp lệ. Khai báo dữ liệu trong hệ thống bao gồm: hạn mức tín dụng, mở tài
khoản…. Nhận và lưu giữ các hồ sơ tín dụng gốc nhận từ phòng khách hàng.
• Bộ phận Kinh doanh, dịch vụ:
Mở và quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng là tổ chức và cá nhân.
• Bộ phận Phát hành và thanh toán thẻ:
Quốc tế: thẩm định khách hàng, xác định hạn mức tín dụng, hoàn tất,
quản lý hồ sơ.
ATM và quản lý hoạt động máy rút ATM: hoàn thiện hồ sơ phát hành
thẻ ATM, đảm bảo sự hoạt động của thẻ ATM.
• Bộ phận Thanh toán quốc tế:
Liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của khách hàng gồm:
nghiệp vụ thư tín dụng, chuyển tiền, nhận thu kèm chứng từ, bao thanh toán
và các nghiệp vụ trài trợ thương mại khác theo quy định của pháp luật, quy
chế, quy định nghiệp vụ hiện hành của NHNN và Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
• Bộ phận Tin học:
Nghiên cứu, đề xuất mạng lưới vi tính tại Chi nhánh; tổ chức duy trì,
hoạt động bình thường của mạng máy vi tính, xử lý sự cố và phối hợp cơ quan
viễn thong duy trì sự thong suốt của đường truyền dữ liệu của Chi nhánh với
Hội sở chính và các Chi nhánh khác trong hệ thống.
• Bộ phận Hành chính -Nhân sự:
Tham mưu công tác chuẩn bị, tổ chức, quản lý nhân sự: tuyển dụng, bố
trí, điều động các bộ, ký hợp đồng lao động, đào tạo, bổ nhiệm và bổ nhiệm
lại, miễn nhiệm,…
• Bộ phận Ngân quỹ:

Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiền mặt, đảm bảo sẵn sàng các loại
tiền mặt để thực hiện ngiệp vụ Ngân hàng và nội bộ Ngân hàng.
1.1.4. Hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương chi nhánh Hà Tây
1.1.4.1.
Tình hình huy động vốn
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro,
nền kinh tế trong nước vẫn còn một số yếu tố có khả năng gây mất ổn định
SV: Trần Quang Vinh

9


Chuyên đề thực tập

như mặt bằng lãi suất tín dụng đứng ở mức cao, giá xăng dầu, điện vẫn trong
xu hướng tăng, giá vàng, tỷ giá biến động ngoài kiểm soát, lạm phát tăng
cao….
Ngoại tác huy động vốn đã được VietcomBank Chi nhánh Hà Tây hoàn
thành tốt, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn của VietcomBank giai đoạn 2009 – 2013
(Đơn vị: Tỷ đồng, Triệu USD)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VietcomBank Chi nhánh
Hà Tây giai đoạn 2009 - 2012)
Biểu đồ 1 cho thấy: Năm 2009, do vừa thành lập nên việc huy động
vốn chủ yếu tập trung vào các đơn vị gắn bó lâu năm với Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, như Công ty Bảo vệ thực vật PSC1 TW, Công ty lắp máy
Lilama 10,….
Năm 2010, kinh tế vẫn tiếp tục ảm đạm và có chiều hướng đi xuống, vì

vậy đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức, Ban giám đốc Chi nhánh
SV: Trần Quang Vinh

10


Chuyên đề thực tập

đã hết sức nỗ lực, cùng với sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt huyết,
tổng nguồn vốn huy động tăng thêm 87%, đạt 501 tỷ đồng.
Theo đà tăng như vậy, năm 2011 với tổng nguồn vốn huy động 940 tỷ
đồng, tăng 439 tỷ đồng nhờ các chính sách hợp lý đối với các làng nghề thủ
công, hướng các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng thanh toán thẻ,…. Tuy
nhiên, trên tổng mức huy động vốn của Hội sở chính đưa ra, Chi nhánh cũng
chỉ mới đạt chỉ tiêu là tăng thêm 88%.
Năm 2012 trước dự báo từ năm 2011 là rất khó khăn, Chi nhánh đã
chuẩn bị rất nhiều phương án: hỗ trợ lãi suất gửi ngắn hạn, tăng lãi suất trần,
… nhằm huy động vốn đạt hiệu quả và kết quả huy động vốn tăng 27% đạt
1193 tỷ đồng, tuy không cao nhưng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội
chung.
Trong đó cơ cấu nguồn vốn của VietcomBank Chi nhánh Hà Tây cũng
có sự thay đổi qua hàng năm:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn VietcomBank Chi nhánh Hà Tây
giai đoạn 2009 – 2012
Chỉ tiêu
Năm

NV huy động từ TCKT
Giá trị
Tỷ trọng (%)


NV huy động từ dân cư
Giá trị
Tỷ trọng (%)

2009
212
79,10%
56
20,90%
2010
386
77,05%
115
22,95%
2011
688
73.19%
252
26,81%
2012
879
73,68%
314
26,32%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh VietcomBank Chi nhánh
Hà Tây giai đoạn 2009 - 2012)
Bảng 1 cho thấy được tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh
tế và từ dân cư của VietcomBank Chi nhánh Hà Tây qua các năm. Nhìn
chung tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế có xu hướng giảm,

năm 2009 chiếm 79,1% thì đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 73,68%. Còn
nguồn vốn huy động từ dân cư thì tỷ trọng tăng qua các năm, năm 2009 thì
SV: Trần Quang Vinh

11


Chuyên đề thực tập

chỉ có 56 tỷ đồng thì đến năm 2012 đã tăng lên 314 tỷ đồng, gấp 5,6 lần. Đặc
biệt trong năm 2011 thì nguồn vốn huy động từ dân cư tăng mạnh từ 20,95%
lên 26,81% với khoảng gần 137 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2011 lạm
phát nước ta rất cao với trên 18%, kinh tế bất ổn điều này đã làm cho lãi suất
gửi tiền tăng rất nhanh trong ngành ngân hàng và đã thu hút được rất nhiều
tiền gửi từ dân cư. Đến năm 2012 khi nền kinh tế vĩ mô dần được ổn định,
lạm phát được kiềm chế thì tỷ lệ giữa hai nguồn vốn này hầu như không thay
đổi nhiều. Và qua bảng cơ cấu nguồn vốn của VietcomBank Chi nhánh Hà
Tây có thể thấy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ cao
hơn nhiều nguồn vốn huy động từ dân cư, điều này là vì trên địa bàn không có
nhiều hộ dân cư có thói quen gửi tiền tiết kiệm, nguồn vốn chủ yếu đến từ các
tổ chức kinh tế.
1.1.4.2. Hoạt động tín dụng, sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đem lại nguồn thu
lớn cho Chi nhánh.Quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Chi nhánh đã từng bước nâng cao chất
lượng tín dụng, hạn chế tối đa sự phát triển nóng và trong giai đoạn 2009 2012 và đã đem lại nhiều kết quả tốt.
Bảng 2. Tình hình hoạt động tín dụng tại VietcomBank
Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2009 - 2012
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm

Tổng dư nợ
tín dụng

2009
2010
2011
2012

213
571
635
857

SV: Trần Quang Vinh

Dư nợ ngắn hạn
Giá trị
100
269
300
376
12

Tỷ trọng
(%)
46,95%
47,11%
47,24%

43,87%

Dư nợ trung và dài
hạn
Tỷ trọng
Giá trị
(%)
113
53,05%
302
52,89%
335
52,76%
481
56,13%


Chuyên đề thực tập

(Nguồn Báo cáo tổng kết kinh doanh của VietcomBank Chi nhánh Hà Tây)
Bảng 2 thể hiện tổng dư nợ và tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và dài hạn của
VietcomBank Chi nhánh Hà Tây qua các năm. Tổng dư nợ tăng mạnh từ 2009
đến 2011, năm 2009 thì Chi nhánh có tổng dư nợ là 213 tỷ đồng thì đến năm
2012 Chi nhánh có tổng dư nợ tăng hơn 4 lần, đạt 857 tỷ đồng. Trong đó giai
đoạn năm 2010 tăng mạnh nhất với 358 tỷ đồng, và đến những năm sau thì
mức tăng này có chậm lại.
Dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh tăng qua mỗi năm và luôn cao
hơn dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh. Tuy nhiên về tỷ trọng thì dư nợ trung và
dài hạn đang có xu hướng giảm từ 2009 đến năm 2011 và tăng nhẹ vào năm
2012. Cụ thể là năm 2009 thì dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng là 53,05%

thì đến năm 2010 chỉ chiếm 52,76%, tăng nhẹ vào năm 2011 ở mức 56,13%.
Năm 2011 là năm đầy biến động với ngành ngân hàng, khi lạm phát tăng quá
cao làm cho lãi suất ngắn hạn tăng nhanh và nhiều lúc bằng với lãi suất dài
hạn. Điều này làm cho dư nợ ngắn hạn tăng đột biến. Đến năm 2012 khi lãi
suất được kìm hãm, nhiều chính sách được Nhà nước và Ngân hàng Trung
ương đề ra đã làm cho cơ cấu dư nợ thay đổi trở lại khi tỷ trọng dư nợ dài hạn
tăng lên thành 56,13%.
- Cơ cấu hoạt động tín dụng của Chi nhánh
Biểu đồ 2. Tỷ trọng cho vay của VietcomBank Chi nhánh Hà Tây
giai đoạn 2009 - 2012

SV: Trần Quang Vinh

13


Chuyên đề thực tập

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh VietcomBank Chi nhánh Hà Tây)

Biểu đồ 2 thể hiện tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bào và tỷ
trọng cho vay doanh nghiệp Nhà nước trên tổng dư nợ.Tỷ trọng cho vay
không có tài sản đảm bảo giảm dần từ năm 2009 đến 2011. Năm 2008 thì tỷ
trọng này chiếm 72% thì đến năm 2011 giảm đột ngột xuống chỉ còn 34% và
đến năm 2012 thì tăng lên 47%. Có thể thấy Chi nhánh đã hạn chế dần việc
cho vay không có tài sản đảm bảo, điều này góp phần hạn chế sự tăng trưởng
nóng của tín dụng và nợ xấu cho Chi nhánh.Tỷ trọng cho vay doanh nhiệp
Nhà nước giảm nhẹ đều qua các năm. Năm 2008 thì tỷ trọng cho vay doanh
nghiệp Nhà nước là 84% thì đến năm 2012 đã giảm nhẹ xuống còn 78%.
- Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh

Theo xếp hạng tín dụng của ngân hàng, chủ yếu là khách hàng tốt, suốt
4 năm kinh doanh chỉ có 4 khách hàng xếp hạng tín dụng từ BB+ đến BBB
(thực tế vẫn hoạt động bình thường, trả lãi gốc đầy đủ, đúng hạn).
Theo ngành kinh tế: Chi nhánh quản lý khoảng 45 doanh nghiệp, chủ
yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực
vật, xây dựng thi công lắp ráp công trình, cơ khí chế tạo, sản xuất, công
nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu, thủ công mỹ nghệ, kinh doanh thương mại
và 139 khách hàng thế nhân đến hết 31/12/2012.
SV: Trần Quang Vinh

14


Chuyên đề thực tập

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh hiệu quả và kịp thời nên giữ được uy
tín với các tổ chức kinh tế và quan tâm chặt chẽ đến sự thay đổi thất thường
của thị trường, bảo đảm trả lãi nợ gốc đúng hạn đảm bảo tái đầu tư.
1.1.4.3. Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của Chi nhánh trong giai đoạn 2009 - 2012 cũng có
sự cải tiến, nâng cấp ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của khách hàng. Nhờ vậy thu dịch vụ của Chi nhánh ngày càng tăng.
Biểu đồ 3. Thu phí dịch vụ của VietcomBank
Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2009 - 2012
(Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh VietcomBank Chi nhánh Hà Tây)

Biểu đồ 3 cho thấy thu phí dịch vụ đạt được trong giai đoạn 2009 đến
năm 2012. Thu phí dịch vụ tăng nhanh từ năm 2009 đến năm 2011 từ 305

triệu đồng đến 562 triệu đồng. Đến năm 2012 thì thu phí dịch vụ đã giảm
xuống chỉ còn 463 triệu đồng.
1.1.4.4. Hoạt động đầu tư và cho vay
Bảng 3: Hoạt động đầu tư và cho vay tại Vietcombank chi nhánh Hà Tây
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay

SV: Trần Quang Vinh

Đơn vị

2009

2010

2011

2012

Tỷ đồng

258

301

316

417

15



Chuyên đề thực tập
Doanh số thu nợ

-

210

214

321

315

Tổng dư nợ các loại
+ Ngắn hạn
+ Trung và dài hạn

-

231
82,61
151,39

278
94,86
193,14

318

118.74
199,26

382
191.55
190,45

Tỷ đồng

215,22

267,45

374,79

319,25

-

15,78

20,55

4,21

6,75

Chất lượng tín dụng
Nợ trong hạn
Nợ quá hạn


Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ
%
5,37
7,32
1,34
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)

1,6

Đây là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Tổng các
khoản đầu tư và cho vay của ngân hàng luôn ở mức cao, năm sau cao hơn
năm trước. Doanh số cho vay của Chi nhánh 2012 đạt 417 tỷ đồng, tăng
61,62% so với năm 2009. Dự nợ cho vay 20012 đạt 382 tỷ đồng, tăng 65,36%
so với năm 2009. Cơ cấu cho vay trong tổng dư nợ có những thay đổi đáng
kể, dự nợ ngắn hạn có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng giảm, trong khi dư
nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng dự nợ.Đây là
một xu hướng tích cực trong hoạt động của mỗi ngân hàng.
1.2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ TÂY

1.2.1. Các căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank
chi nhánh Hà Tây
Khi tiến hành thẩm định dự án thì các căn cứ quan trọng mà các CBTĐ
(cán bộ thẩm định) ngân hàng Ngoại thương sử dụng là:
1.2.1.1. Hồ sơ vay vốn của khách hàng
Chi nhánh Vietcombank Hà Tây khi tiếp nhận món vay trước hết căn
cứ vào hồ sơ vay vốn của khách hàng. Theo quy trình cho vay dạng chuẩn của

ngân hàng Ngoại thương thì hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm:
• Hồ sơ pháp lý
SV: Trần Quang Vinh

16


Chuyên đề thực tập

Hồ sơ pháp lý áp dụng cho khách hàng vay vốn lần đầu tại
Vietcombank hoặc khi có những thay đổi liên quan. Hồ sơ pháp lý bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc giấy
chứng nhận đầu tư, Giấy phép hành nghề đối với loại hình kinh doanh theo
quy định.
- Hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh( nếu có)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu và đăng ký mã số xuất
nhập khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
- Quyết định bổ nhiệm người quản lý, điều hành cao nhất, người đại
diện theo pháp luật.
- Điều lệ hoạt động, tổ chức của doanh nghiệp
• Hồ sơ khoản vay
- Giấy đề nghị vay vốn ( Bản chính)
- Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính
- Kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính
- Đăng ký trích khấu hao theo kế hoạch
• Hồ sơ dự án đầu tư
Danh mục hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ lập báo
cáo đầu tư.

- Giấy chứng nhận đầu tư.
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo đầu tư ( nếu dự án chỉ cần
lập báo cáo đầu tư).
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền
Tùy từng trường hợp cụ thể có các loại giấy tờ sau:
- Thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê
SV: Trần Quang Vinh

17


Chuyên đề thực tập

duyệt (có thể bổ sung trước khi giải ngân những dự án nhóm A nếu chưa có
thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt thì trong quyết định đầu tư phải
có quy định mức vốn của các hạng mục chính và có thiết kế và dự toán của
hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện dự án, phê
duyệt kế hoạch, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu
- Các quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên
quan đến chế độ ưu đãi, hỗ trợ của các cấp, các ngành có liên quan.
- Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (với những dự án
có yêu cầu)
- Tài liệu đánh giá, chứng minh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị
trường của dự án( nếu có)
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất/nhà xưởng
thực hiện dự án (nếu có)
- Văn bản liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị
mặt bằng xây dựng.
- Giấy phép xây dựng

- Giấy phép khai thác tài nguyên
- Phê chuẩn tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy
- Hợp đồng thi công xây lắp thiết bị
- Các tài liệu khác liên quan.
• Hồ sơ đảm bảo tiền vay
- Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của
bên cầm cố thế chấp.
- Văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh theo quy định.
- Nếu tài sản là của chung thì phải có văn bản chấp thuận của các
đồng sở hữu.
SV: Trần Quang Vinh

18


Chuyên đề thực tập

1.2.1.2. Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh
vực cụ thể.
Mỗi ngành, lĩnh vực đều có các tiêu chuẩn, định mức cụ thể do Nhà
nước ban hành. Khi thẩm định dự án nói chung và thẩm định khía cạnh tài
chính dự án nói riêng, các CBTĐ đều phải căn cứ vào đó để đánh giá các tiêu
chí trong dự án có đáp ứng được tiêu chuẩn hay không. Ví dụ, các tiêu chuẩn
về cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…
Ngoài những căn cứ nêu trên, các CBTĐ còn có thể lấy thực tiễn và
kinh nghiệm thẩm định của bản thân làm căn cứ để thẩm định dự án.
1.2.2.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank


chi nhánh Hà Tây
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại
Vietcombank Hà Tây

SV: Trần Quang Vinh

19


Chuyên đề thực tập

Khách hàng

YÊU CẦU
BỔ SUNG

Phòng khách
hàng

Phòng tín
dụng

Người có thẩm
quyền quyết định
cho vay

KIỂM TRA XEM XÉT
TÍNH ĐẦY ĐỦ VÀ
HỢP LỆ CỦA HỒ SƠ
TIẾN HÀNH

THẨM ĐỊNH

HỒ SƠ
VAY VỐN

TIẾP NHẬN
HỒ SƠ
LẬP TỜ TRÌNH
THẨM ĐỊNH

XEM XÉT
ĐÁNH GIÁ

SV: Trần Quang Vinh

20

XÉT DUYỆT&
RA QUYẾT
ĐỊNH CHO VAY


Chuyên đề thực tập

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ phòng khách hàng
xem, xét tối thiểu những nội dung sau:
- Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ
- Thông tin cập nhật về những thay đổi quan trọng của khách hàng so
với thời điểm thẩm định

- Thông tin liên quan đến nhu cầu tín dụng cụ thể đang đề cập
- Sự phù hợp của nhu cầu vay vốn với các chính sách tín dụng
Các hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ được chuyển tới phòng tín dụng và tiếp
tục tiến hành các bước trong quy trình thẩm định.Nếu chưa đầy đủ, cán bộ tín
dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Thẩm định điều kiện vay vốn
Trong văn bản đi kèm quyết định 36/ QĐ-NHNT.CSTD 28/1/2008 của
Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại thương đã xác định cụ thể về điều kiện vay
vốn như sau:
Điều kiện vay vốn:
Cá nhân hay tổ chức có:
- Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ đúng thời hạn
- Có dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định
Hồ sơ vay vốn, bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý
- Các tài liệu, chứng từ về tình hình sản xuất kinh doanh, tình tình tài
chính
- Hồ sơ tài sản đảm bảo
SV: Trần Quang Vinh

21


×