Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ- Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 179 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------------

LÊ THỊ VÂN NGA

TÁI CÂN BẰNG NGÂN SÁCH CỦA
CHÍNH PHỦ MỸ: THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------------------

LÊ THỊ VÂN NGA

TÁI CÂN BẰNG NGÂN SÁCH CỦA
CHÍNH PHỦ MỸ: THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế quốc tế
: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Cù Chí Lợi
2. GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn

HÀ NỘI - 2016


ii
MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 7
1.1. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng tới cân bằng ngân sách của
chính phủ ........................................................................................................ 7
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng ngân sách và các chính sách nhằm
cân bằng, tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ ..................................... 9
1.3. Các nghiên cứu về triển vọng ngân sách và những vấn đề đặt ra ......... 18
1.4. Nhận xét chung về kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan .. 21
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ
TÁI CÂN BẰNG NGÂN SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ .................................... 24
2.1. Ngân sách chính phủ ............................................................................. 24
2.2. Cơ sở lý luận về cân bằng và tái cân bằng ngân sách của chính phủ ... 29

2.3. Chính sách tài khóa nhằm cân bằng ngân sách của chính phủ ............. 44
2.4. Kinh nghiệm xử lý mất cân bằng ngân sách ở một số quốc gia trên
thế giới.......................................................................................................... 50
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG TÁI CÂN BẰNG NGÂN SÁCH CỦA
CHÍNH PHỦ MỸ ............................................................................................ 64
3.1. Ngân sách của chính phủ Mỹ trƣớc thời Tổng thống Obama............... 64


iii

3.2. Quá trình tái cân bằng ngân sách chính phủ dƣới thời Tổng thống
Obama .......................................................................................................... 76
Chƣơng 4. TRIỂN VỌNG NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ MỸ VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA ........................................................................................ 110
4.1. Triển vọng ngân sách của chính phủ Mỹ ............................................ 110
4.2. Những vấn đề đặt ra ............................................................................ 125
4.3. Hàm ý chính sách cho Việt Nam ........................................................ 141
KẾT LUẬN ................................................................................................... 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADB


Tên tiếng Anh
Asian Development

Tên tiếng Việt
Ngân hàng Phát triển châu Á

Bank
ARRA

American Recovery and

Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tƣ

Reinvestment Act
ASEAN
BCA

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

Budget Control Act

Đạo luật Kiểm soát Ngân sách

BHXH

CBO

Bảo hiểm xã hội
Congressional Budget

Văn phòng Ngân sách Quốc hội

Office
CBPP
ECB

Center on Budget and

Trung tâm về Ngân sách và Các

Policy Priorities

ƣu tiên chính sách

European Central Bank

Ngân hàng Trung ƣơng châu
Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu


GFS

Government Finance

Cẩm nang thống kê tài chính

Statistics

chính phủ

International Monetary

Quỹ tiền tệ quốc tế

IMF

Fund
NATO

North Atlantic Treaty

Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây

Organization

Dƣơng

NS

Ngân sách


NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

OBRA

Omnibus Budget

Đạo luật Tái lập Ngân sách tổng


v

OECD

Reconciliation Act

thể

Organization for

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Economic Cooperation

Kinh tế

and Development
OMB

SIPRI
TANF
TARP

Office of Management

Văn phòng Quản lý và Ngân

and Budget

sách

Stockholm International

Viện Nghiên cứu Hòa bình

Peace Research Institute

Quốc tế Stockholm

Temporary Assistance

Chƣơng trình trợ giúp tạm thời

for Needy Families

cho những gia đình nghèo

Troubled Asset Relief


Chƣơng trình Giải cứu Tài sản

Program

xấu

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang


Bảng 2.1. Các khoản mục thu và chi ngân sách của chính phủ theo cách xác
định của ECB ................................................................................ 28
Bảng 3.1: Tỷ lệ thặng dƣ (thâm hụt) ngân sách/ GDP trong thập niên 1990 69
Bảng 3.2: Ngân sách Liên bang 2001-2008 .................................................... 73
Bảng 3.3: Sự tăng giảm các khoản mục thu ngân sách của chính phủ Mỹ,
giai đoạn 2008-2013 ..................................................................... 78
Bảng 3.4: Thu, chi ngân sách, thâm hụt ngân sách và nợ công của chính
phủ Mỹ, 2008-2014....................................................................... 79
Bảng 3.5: Các khoản mục chi ngân sách của chính phủ Mỹ trong giai đoạn
2008-2013 ..................................................................................... 81
Bảng 4.1. Số liệu thực tế và dự báo về thâm hụt ngân sách và nợ công của
Mỹ ............................................................................................... 121
Bảng 4.2. Quyết toán thu chi cân đối ngân sách nhà nƣớc của Việt Nam
giai đoạn 2008-2014 ................................................................... 141


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

Hình 2.1. Các yếu tố quyết định cân đối ngân sách của chính phủ Mỹ .......... 43
Hình 2.2. Các công cụ của chính sách tài khóa tác động tới tổng cầu của
nền kinh tế. .................................................................................... 45
Hình 2.3: Đƣờng cong Laffer .......................................................................... 48
Hình 2.4. Cân đối ngân sách của chính phủ Nhật Bản theo tỷ lệ % GDP,

giai đoạn 1990-2015 ..................................................................... 50
Hình 2.5. Thâm hụt ngân sách theo tỷ lệ % GDP ở các quốc gia EU, giai
đoạn 2006-2014. ........................................................................... 51
Hình 3.1. Thâm hụt/ Thặng dƣ ngân sách theo tỷ lệ % GDP của chính phủ
Mỹ 1974-1995............................................................................... 64
Hình 3.2. So sánh chi tiêu và tổng thu ngân sách dƣới thời tổng thống Bill
Clinton và dƣới thời Tổng thống Bush ......................................... 74
Hình 3.3: Thâm hụt/ Thặng dƣ ngân sách theo tỷ lệ % GDP, giai đoạn
2001-2009 ..................................................................................... 75
Hình 3.4. Nợ do công chúng nắm giữ theo tỷ lệ % GDP, giai đoạn 2001-2009 ..75
Hình 3.5. Tổng thâm hụt ngân sách so với mức tăng nợ công 2001-2013 ..... 80
Hình 3.6. Cơ cấu chi tiêu ngân sách của Mỹ năm tài khóa 2010.................... 82
Hình 3.7. Các yếu tố gây ra thâm hụt ngân sách (nghiên cứu của CBPP)...... 84
Hình 3.8. Tỷ lệ % nợ công/ GDP của chính phủ Mỹ từ năm 1990................. 91
Hình 3.9. Thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ từ 2008-2015. ................ 107
Hình 3.10. Tốc độ tăng GDP thực tế của Mỹ từ 1990-2015......................... 108
Hình 4.1. Các khoản mục chi tiêu ngân sách của Mỹ, thực tế và dự báo, giai
đoạn 1965-2025. ......................................................................... 119


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trên thế giới, thâm hụt ngân sách nhà nƣớc diễn ra tƣơng đối
phổ biến và là một vấn đề hết sức phức tạp, có tác động rộng lớn đối với các
hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều quan tâm đến thâm hụt ngân sách và chính sách tài khóa nhằm cân bằng
ngân sách của chính phủ. Cân bằng ngân sách chính phủ có thể coi là cơ sở
nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và là điều kiện cần thiết để duy trì

sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chƣa thoát khỏi tác động của suy
thoái kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008, tình hình thâm hụt ngân sách
chính phủ ở một số quốc gia cũng trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Việc dự
toán thu chi ngân sách và cân bằng ngân sách nhà nƣớc là một mục tiêu khó
thực hiện đối với nhiều quốc gia.
Tại Mỹ, sau khủng hoảng tài chính năm 2008, tình trạng thâm hụt ngân
sách càng trở nên trầm trọng. Thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ năm
2009 đã xấp xỉ mức 10% GDP. Trƣớc đây, trong lịch sử nƣớc Mỹ, thâm hụt
ngân sách liên bang đã nhiều lần chạm mốc 10% GDP, đó là các thời điểm
trong và sau cuộc Nội chiến (1865), Chiến tranh thế giới (1918, 1919), và Thế
chiến II (1942-1945). Thâm hụt ngân sách ở mức cao và kéo dài sau khủng
hoảng đã khiến cho nợ công ở Mỹ tăng cao. Đến năm 2013, nhờ các nỗ lực
nhằm cân bằng tài khóa ở quốc gia này, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã giảm
xuống còn 680 tỷ USD, chỉ chiếm 4,1% GDP, tuy nhiên nợ công vẫn tiếp tục
tăng cao và nền kinh tế Mỹ vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn [56].
Tình trạng mất cân bằng ngân sách kéo dài đã đặt ra những vấn đề
thách thức và những lo ngại về ảnh hƣởng tiêu cực của nó đối với nền kinh tế
và xã hội Mỹ. Trong thời gian qua, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện
pháp nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề này, song câu hỏi đặt ra là các biện pháp
này trên thực tế có hiệu quả nhƣ thế nào.


2

Việc nghiên cứu quá trình tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ sẽ
nhằm giải quyết các nội dung trên và nghiên cứu này cũng có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ, các chính sách và tác
động của các chính sách đó đối với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ hiện nay,
từ đó rút ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc thực hiện mục

tiêu cân bằng thu chi ngân sách, tiến tới ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trên
thế giới và Việt Nam, những nghiên cứu về ngân sách của chính phủ Mỹ hầu
hết chỉ đi sâu vào khai thác các khía cạnh cụ thể của quá trình tái cân bằng
ngân sách mà chƣa có nghiên cứu nào phân tích một cách tổng thể và hệ
thống về những động lực thúc đẩy tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ
và đánh giá kết quả của chính sách tài khóa nhằm tái cân bằng ngân sách dƣới
thời Tổng thống Obama, dự báo triển vọng và xem xét những vấn đề đặt ra từ
xu hƣớng cân bằng tài khóa của chính phủ Mỹ trong tƣơng lai. Chính vì
những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Tái cân bằng ngân sách của chính phủ
Mỹ: Thực trạng và những vấn đề đặt ra” nhằm làm rõ những vấn đề liên quan
đến tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ, những vấn đề đặt ra và hy vọng
có thể rút ra những hàm ý chính sách tài khóa cho Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận án là phân tích thực trạng quá trình tái cân
bằng ngân sách của chính phủ Mỹ qua các thời kỳ, đặc biệt là dƣới thời Tổng
thống Obama, xem xét những vấn đề đặt ra từ xu hƣớng ngân sách của chính
phủ Mỹ trong tƣơng lai đối với kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới, từ đó rút ra
những hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án sẽ làm rõ các vấn đề sau:
(1) Luận giải những vấn đề lý luận liên quan đến ngân sách của chính
phủ và tái cân bằng ngân sách.


3

(2) Phân tích thực trạng ngân sách của Mỹ và rút ra những nguyên nhân
dẫn đến mất cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ từ sau khủng hoảng 2008

đến 2015.
(3) Phân tích và đánh giá các biện pháp chính sách tài khóa để chính
phủ thực hiện mục tiêu cân bằng, tái cân bằng ngân sách trong một số giai
đoạn lịch sử và dƣới thời Tổng thống Obama.
(4) Đƣa ra một số dự báo về triển vọng ngân sách Mỹ trong giai đoạn
2016-2025.
(5) Phân tích những vấn đề đặt ra từ xu hƣớng ngân sách của chính phủ
Mỹ trong tƣơng lai đối với nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới, qua đó rút
ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm: ngân sách liên bang của
chính phủ Mỹ, cân bằng ngân sách (mối quan hệ giữa thu và chi ngân sách)
và các chính sách của chính phủ Mỹ nhằm tái cân bằng ngân sách qua các
thời kỳ, trong đó chủ yếu tập trung vào thời Tổng thống Obama (sau khủng
hoảng tài chính năm 2008).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về thực trạng và chính sách tài
khóa nhằm tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ chủ yếu trong khoảng
thời gian từ sau khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đến năm 2015, song đề
tài cũng đánh giá sơ lƣợc về thực trạng và các chính sách tài khóa nhằm tái
cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ dƣới thời Tổng thống Bill Clinton
(1993-2001) và dƣới thời Tổng thống G.W. Bush (2002-2008) để có sự so
sánh, và đồng thời đề tài cũng đƣa ra một số dự báo về triển vọng ngân sách
của chính phủ Mỹ đến năm 2025.
Phạm vi không gian: Phạm vi không gian của đề tài chủ yếu tập trung
vào chính phủ liên bang Mỹ. Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích kinh nghiệm


4


về xử lý mất cân bằng ngân sách của các chính phủ một số quốc gia EU, châu
Á và rút ra hàm ý chính sách đối với chỉnh phủ Việt Nam.
Phạm vi nội dung: Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: các vấn
đề lý luận về ngân sách và cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ, thực trạng ngân
sách Mỹ, chính sách tài khóa của chính phủ Obama nhằm tái cân bằng ngân sách,
dự báo triển vọng ngân sách của chính phủ Mỹ, những thách thức và những vấn
đề đặt ra đối với nền kinh tế thế giới, hàm ý chính sách cho Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đƣợc sử dụng
để xem xét và đánh giá thực trạng ngân sách, các chính sách nhằm tái cân
bằng ngân sách của các chính quyền Tổng thống Mỹ trong mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau và tác động tới nền kinh tế, thông qua một quá trình
thƣờng xuyên vận động và phát triển.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học cụ thể nhƣ sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án phân tích các quan điểm
về ngân sách và cân bằng ngân sách, các thông tin và số liệu thống kê kinh tế
để có những đánh giá, những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học,
phù hợp với lý luận và thực tế về thực trạng trạng ngân sách và cân bằng ngân
sách ở Mỹ cũng nhƣ một số quốc gia trên thế giới.
- Phương pháp kế thừa (sử dụng tài liệu và số liệu thứ cấp, thống kê
kinh tế): Để thực hiện luận án, tác giả có sử dụng những kết quả đã nghiên
cứu và đƣợc công bố trong và ngoài nƣớc, các số liệu thống kê kinh tế từ các
công trình nghiên cứu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Số liệu đƣợc
sử dụng trong luận án là số liệu thống kê, các báo cáo của các tổ chức, cơ
quan có uy tín nhƣ: Văn phòng Ngân sách quốc hội, Bộ Tài chính Mỹ, Bộ Tài
chính Việt Nam,… Bên cạnh đó, luận án cũng tham khảo các công trình
nghiên cứu của các cá nhân đƣợc công bố trên sách, báo, tạp chí trong và
ngoài nƣớc.



5

- Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian
để làm rõ sự giống và khác nhau của vấn đề nghiên cứu qua các giai đoạn,
đồng thời phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc sử dụng để so sánh nỗ lực cân
bằng ngân sách của một quốc gia khác để từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh
giá và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả sẽ sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu diển hình về kinh nghiệm xử lý mất cân bằng ngân sách của một
số quốc gia EU và châu Á, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến mất mât cân
bằng ngân sách của chính phủ và các biện pháp xử lý mất cân bằng ngân sách
tƣơng đồng với Mỹ, từ đó rút ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong
việc giải quyết vấn đề mất cân bằng ngân sách.
5. Những đóng góp khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm rõ quan điểm chính sách tài khóa và thực trạng
ngân sách chính phủ Mỹ trong một số giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, luận án tập
trung phân tích quá trình tái cân bằng ngân sách dƣới thời Tổng thống
Obama, chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng ngân sách kéo
dài, trình bày các chính sách tái cân bằng ngân sách và đánh giá một số kết
quả thực hiện các chính sách tài khóa của chính phủ Mỹ dƣới thời Tổng thống
Obama.
- Luận án đƣa ra một số dự báo về triển vọng ngân sách của chính phủ
Mỹ. Đồng thời, phân tích những thách thức tài khóa và những vấn đề đặt ra do
tình trạng thâm hụt ngân sách chính phủ kéo dài và sự gia tăng nợ công ở Mỹ
hiện nay đối với nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Trên cơ sở những kinh nghiệm về tái cân bằng ngân sách của chính
phủ Mỹ và một số quốc gia trên thế giới, luận án rút ra một số hàm ý chính
sách cho Việt Nam trong việc lập kế hoạch ngân sách trong thời gian tới.

6. Ý nghĩa của luận án
Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Hoa
Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với


6

tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công cao. Ngay sau khi Tổng thống
Obama lên nhậm chức, thâm hụt ngân sách đã lên tới mức kỷ lục. Nhờ những
nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama, mức thâm hụt ngân sách đã giảm
dần. Tuy nhiên, nợ công của Mỹ vẫn ở mức cao và vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra
đối với nền kinh tế Mỹ cũng nhƣ đối với nền kinh tế thế giới. Do đó, việc
nghiên cứu các chính sách tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ qua các
thời kỳ, những vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách cho Việt Nam có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn nhằm giúp Việt Nam ứng phó với những biến động của
nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới, đồng thời giải quyết những vấn đề liên
quan đến tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của nƣớc ta trong giai đoạn
hiện nay. Nhƣ vậy, kết quả của luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu về kinh tế quốc tế, đƣa ra những thông tin tham khảo và
gợi ý hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc
lập kế hoạch ngân sách.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các
bảng và hình, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, và danh mục các công
trình nghiên cứu của NCS có liên quan đến đề tài Luận án, Luận án gồm 4
chƣơng:
Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương II: Cơ sở lý luận và một số vấn đề thực tiễn về cân bằng và tái
cân bằng ngân sách của chính phủ
Chương III: Thực trạng tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ

Chương IV: Triển vọng ngân sách của chính phủ Mỹ và những vấn đề
đặt ra.


7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng tới cân bằng ngân sách của
chính phủ
Bài viết “Political and Economic Determinants of Budget Deficits in
the Industrial Democracies” của Nouriel Roubini và Jeffrey D. Sachs đăng
trên Tạp chí European Economic Review số 33 (1989) phân tích các yếu tố
ảnh hƣởng quyết định tới thâm hụt ngân sách ở các quốc gia công nghiệp. Các
tác giả cho rằng, trong những bối cảnh lịch sử khác nhau, các yếu tố dẫn đến
thâm hụt ngân sách cũng khác nhau. Nguyên nhân giải thích cho tình trạng
thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng kể từ sau năm 1973 liên quan đến
nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng là sự suy thoái kinh tế và tỷ lệ
thất nghiệp cao. Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách cũng liên quan đến các yếu
tố chính trị nhƣ sự ổn định chính trị và các đảng trong chính phủ. Trong
những năm 1980, thâm hụt ngân sách ở nhiều quốc gia tƣơng đối lớn đã kéo
theo nợ công ngày càng cao. Chẳng hạn, tại ba quốc gia ở châu Âu là Bỉ,
Ireland và Italy, tỷ lệ nợ ròng/GDP đã ở mức trên dƣới 100%. Nghiên cứu này
cho rằng nguyên nhân gây ra mức thâm hụt ngân sách lớn ở nhiều quốc gia
OECD là do các yếu tố nhƣ: sự suy thoái kinh tế và sự gia tăng tỷ lệ thất
nghiệp từ sau năm 1973, thêm vào đó là sự giảm mạnh tỷ lệ lãi suất thực tế
sau năm 1979. Vào đầu những năm 1980, nhiều chính phủ nhận ra rằng mức
thâm hụt ngân sách lớn có khả năng tiếp tục nếu không có những điều chỉnh
thực sự về chính sách chi tiêu và thuế, song chỉ ở một số quốc gia (đặc biệt là

Đức, Nhật và Anh) đã ổn định thành công tỷ lệ nợ chính phủ/GDP.
Trong bài viết “A Positive Model of Expenditure Growth: Toward
Closure of the Organizational Process Theory of Budgeting”, M.U. Dothan,
Mike Hand & Fred Thompson đã sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để phân tích


8

về các yếu tố tác động tới sự gia tăng chi tiêu công. Các tác giả cho rằng, chi
tiêu công đƣợc xác định bởi tổng cầu và tổng cung của các hàng hóa và dịch
vụ cung cấp cho công chúng. Do đó, với điều kiện các yếu tố khác không thay
đôỉ, chi tiêu công sẽ chịu tác động bởi thu nhập của công chúng, thuế đối với
các hàng hóa và dịch vụ và quy mô của chính phủ.
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nghiên cứu về các yếu tố quyết định
thâm hụt ngân sách của chính phủ. Chẳng hạn, Mika Tujula và Guido
Wolswijk (2004) trong “What determines fiscal balances? An empirical
investigation in determinants of changes in OECD budget balances” nhận
định, từ đầu những năm 2000, thâm hụt ngân sách của chính phủ nhiều quốc
gia đã tăng mạnh và vƣợt quá 3% GDP theo giá trị tham chiếu của Hiệp ƣớc
Maatricht. Tại Mỹ, sau thời kỳ thặng dƣ, chính phủ nƣớc này lại phải đối mặt
với thâm hụt ngân sách ở mức 3,7% GDP vào năm 2002. Thực trạng này đặt
ra câu hỏi: Những yếu tố nào gây ra những thay đổi về cân bằng ngân sách
của chính phủ? Nghiên cứu này của các tác giả xem xét những nguyên nhân
dẫn đến thâm hụt của chính phủ dựa trên các số liệu điều tra đối với mẫu gồm
15 quốc gia châu Âu theo các quy tắc tài khóa của EU theo Hiệp ƣớc
Maastricht, khung khổ thời gian là giai đoạn 1970-2002 trên cơ sở tổng quan
các nghiên cứu trƣớc đó. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy những dao
động về cân đối tài khóa đƣợc quyết định bởi mức độ biến thiên tỷ lệ
nợ/GDP, các điều kiện kinh tế vĩ mô (bao gồm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lãi suất
ngắn hạn và dài hạn, tỷ lệ lạm phát,…), năm bầu cử, sự tham gia Liên minh

Kinh tế và Tiền tệ châu Âu (EMU) và giá tài sản.
Công trình nghiên cứu “Federal budget rules: The U.S. experience”
của Alan J. Auerbach (2008) đăng trên tạp chí Swedish Economic Policy
Rview số 15 (2008) 57-82 cho rằng, chính phủ Mỹ thiết lập các nguyên tắc tài
khóa nhằm tác động tới quá trình xây dựng ngân sách liên bang và trên thực
tế, những nguyên tắc tài khóa này cũng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định


9

trong việc kiểm soát thâm hụt ngân sách, mặc dù cân đối ngân sách của chính
phủ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, sự
thay đổi về chính sách.
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng ngân sách và các chính sách nhằm cân
bằng, tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ
 Nghiên cứu về thực trạng ngân sách của chính phủ Mỹ qua một số
thời kỳ
Vũ Đăng Hinh (2002) trong cuốn sách “Chính sách kinh tế Mỹ dưới
thời Bill Clinton” đƣa ra nhận định, trong những năm cuối thập niên 1990,
nền kinh tế Mỹ đã đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận với tốc độ tăng
trƣởng kinh tế ở mức cao và ngân sách của chính phủ từ chỗ thâm hụt đã đạt
thặng dƣ. Tác giả cho rằng, những thành công của nền kinh tế Mỹ phải là kết
quả tác động của tập hợp các yếu tố khách quan cùng với chủ quan. Các yếu
tố chủ quan có thể bao gồm các chính sách khoa học công nghệ, chính sách
tài chính – tiền tệ, chính sách ngoại thƣơng, phát triển nguồn nhân lực và cơ
sở hạ tầng,… Để giảm thâm hụt ngân sách và tiến tới thặng dƣ, Tổng thống
Clinton đã thực hiện chính sách tài chính với chƣơng trình cắt giảm thâm hụt
ngân sách trong đó các khoản cắt giảm sẽ đƣợc bù đắp bằng tăng thuế và
giảm chi tiêu. Với chủ trƣơng kiềm chế chi tiêu, tiến tới thực hiện cân bằng
ngân sách, coi đó là ƣu tiên quan trọng hàng đầu trong chính sách điều tiết

kinh tế vĩ mô. Tống thống Clinton đã giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách
bằng việc đƣa ra một kế hoạch tài chính lớn đã đƣợc chính phủ và Quốc hội
thông qua, tạo thành bộ luật Tái lập ngân sách tổng thể 1993 (OBRA93).
Bùi Thị Mai Hoài (2007) với luận án tiến sĩ về “Cân đối ngân sách nhà
nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” đã hệ thống hóa những khái
niệm cũng nhƣ lý thuyết cơ bản về ngân sách và cân đối ngân sách của nhà
nƣớc, nêu ra một số kinh nghiệm về cân đối ngân sách của các nƣớc trên thế
giới gồm Mỹ, Nhật, Trung Quốc và ASEAN. Luận án cho rằng, trong hơn 20


10

năm, chính phủ Mỹ đã có nhiều nỗ lực để chuyển ngân sách từ bội chi sang
thặng dƣ. Trọng tâm của chiến lƣợc này là thực hiện chính sách kiềm chế chi
tiêu, tăng cƣờng các quy định quản lý về chu kỳ ngân sách, duy trì tiết kiệm
quốc gia và quan tâm đến thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.Tác giả phân tích
những kinh nghiệm tiến tới thặng dƣ ngân sách của Mỹ trong thời kỳ Tổng
thống Bill Clinton và nhận định, để duy trì kỷ luật tài khóa trong suốt thời
gian thặng dƣ ngân sách, chính phủ Mỹ phải chú trọng đến những nhu cầu bị
dồn nén. Vì vậy, thách thức đặt ra đối với Mỹ là phải chuyển từ chế độ ngân
sách vốn dĩ tập trung vào loại trừ bội chi ngân sách sang chế độ hƣớng tới giải
quyết sự cân đối ngân sách giữa sức ép dài hạn và nhu cầu ngắn hạn. Để giải
quyết vấn đề này, chính phủ Mỹ theo đuổi một khuôn khổ tăng cƣờng tính
minh bạch thông qua xác định rõ mục tiêu của chính sách tài khóa, cân bằng
nhu cầu bị dồn nén trong dài hạn với nhu cầu có sức ép trong tƣơng lai.
Veronique de Rugy (2009) với nghiên cứu “Spending under President
George W. Bush” đăng trên Working Paper (March 2009) đƣa ra những số liệu
chi tiết về tình hình thu, chi và thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ dƣới thời
Tổng thống Bush. Với chính sách giảm thuế thông qua các đạo luật cắt giảm
thuế và chính sách tăng chi tiêu, Tổng thống G.W.Bush đã đƣa thâm hụt ngân

sách của Mỹ tăng từ 158 tỷ USD năm 2002 lên đến 459 tỷ USD năm 2008.
Báo cáo của Cơ quan Quản lý và Ngân sách (2013) “Historical Tables
– Budget of the U.S. Government”, đƣa ra những phân tích và số liệu lịch sử
về tình hình thâm hụt ngân sách và nợ công qua các thời kỳ trong lịch sử,
đánh giá chi tiết về sự biến động của các khoản mục thu chi ảnh hƣởng tới cân
đối ngân sách qua các thời kỳ.
 Nghiên cứu về thực trạng ngân sách của chính phủ Mỹ dưới thời
Tổng thống Obama
Trong những năm gần đây, có khá nhiều bài phân tích bao gồm về cơ
cấu cân đối ngân sách và thực trạng ngân sách của chính phủ Mỹ.


11

Veronique de Rugy (2009) trong bài phân tích “Spending Under
President George W. Bush” chỉ ra rằng, trong suốt 8 năm dƣới thời chính
quyền Bush, chi tiêu của chính phủ tăng mạnh và tình trạng thâm hụt ngân
sách kéo dài. Thậm chí, số liệu thực tế cho thấy, chi tiêu ngân sách của chính
phủ dƣới thời Tổng thống Bush còn cao hơn so với sáu ngƣời tiền nhiệm của
ông. Sau khủng hoảng tài chính, thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng lên mức
10% trong năm 2009 và tăng lên 9% trong năm 2010. Mức thâm hụt ngân
sách này về cơ bản là không thể bền vững trong dài hạn. Do đó, chính phủ Mỹ
cần tái cân bằng ngân sách trong thời gian tới để xây dựng một hệ thống tài
chính ổn định.
Marc Labonte thuộc Văn phòng Ngân sách Quốc hội (2011) trong bài
“The Sustaninability of the Budget Deficit: The President’s Fiscal
Commission and Other Initiatives” cho rằng, tuổi thọ và chi phí chăm sóc y tế
gia tăng sẽ gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách lớn trong tƣơng lai và theo dự
báo sẽ ngày càng tăng trong những năm 2010. Chi tiêu cho các chƣơng trình
an sinh xã hội theo dự báo sẽ tăng từ 4,8% GDP năm 2010 lên 6,1% GDP

trong năm 2035 và chi tiêu cho y tế của chính phủ liên bang (chủ yếu là
chƣơng trình Medicare và Medicaid) theo dự báo sẽ tăng từ 5,6% trong năm
2010 lên đến 10,3% trong năm 2035. Nếu nhƣ thu ngân sách liên bang không
tăng lên tƣơng ứng với sự gia tăng chi tiêu ngân sách sẽ dẫn đến tình trạng
thâm hụt ngân sách kéo dài và gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với nền kinh
tế. Điều này có thể đẩy lãi suất tăng cao và thâm hụt thƣơng mại tăng, lấn át
chi tiêu cho đầu tƣ tƣ nhân và gây ra khủng hoảng tài chính.
Nhà Trắng (2013) đƣa ra một số nhận xét và đánh giá về các khái niệm
ngân sách và quá trình xây dựng ngân sách của chính phủ Mỹ thông qua phân
tích “Budget Concepts and Budget Process”. Theo đó, hệ thống ngân sách
của chính phủ Mỹ là công cụ để Tổng thống và Quốc hội quyết định cần tiêu
bao bao nhiêu tiền, tiêu vào việc gì, và bằng cách nào có thể tăng số tiền mà


12

họ quyết định chi tiêu. Thông qua hệ thống ngân sách, Tổng thống và Quốc
hội quyết định phân bổ nguồn lực giữa các cơ quan trong bộ máy chính phủ
liên bang, giữa chính phủ Liên bang và khu vực tƣ nhân. Quá trình ngân sách
của chính phủ Mỹ gồm ba giai đoạn và các giai đoạn đều có liên quan với
nhau, bao gồm: giai đoạn xây dựng ngân sách của Tổng thống, hành động của
Quốc hội và giai đoạn thực hiện các luật ngân sách đã đƣợc ban hành.
Phân tích của Văn phòng Quản lý và Ngân sách (Office of
Management and Budget, 2013), báo cáo tháng về tình hình ngân sách chính
phủ Mỹ của Cơ quan Quản lý Tài chính (Financial Management Service,
2013) đƣa ra các số liệu và nhận xét về tình hình thâm hụt ngân sách của
chính phủ Mỹ, báo cáo của Thomas P. DiNapol (2014) về triển vọng ngân
sách năm tài khóa 2014-2015.
Trong bài viết “The U.S. Deficit/ Debt Problem: A Longer-Run
Perspective”, Daniel L. Thorton (2012) nhận xét, hiện nay, thâm hụt ngân

sách của Mỹ ngày càng cao và nợ quốc gia của nƣớc này đã vƣợt quá 100%
GDP. Tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công cao sau khủng hoảng tài
chính năm 2008 ở Mỹ có thể đƣợc giải thích một phần là do các biện pháp
khôi phục và kích thích nền kinh tế của chính phủ Mỹ sau những tác động
nặng nề của khủng hoảng. Tuy nhiên, vấn đề nợ công ở Mỹ đã tồn tại trong
gần bốn thập kỷ trƣớc khủng hoảng. Cụ thể là, Vấn đề nợ công đã bắt đầu từ
năm 1970 khi chính phủ Mỹ quyết định tăng chi tiêu mà không có biện pháp
tăng thu tƣơng ứng. Phân tích này chỉ ra rằng vấn đề nợ công sẽ không thể
đƣợc giải quyết về lâu dài nếu nhƣ chính phủ không có một cơ chế nhằm ngăn
chặn tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài trong tƣơng lai.
Bộ Quốc Phòng Mỹ trong một báo cáo năm 2013 về những ƣu tiên và
lựa chọn chính sách “Defense Budget Priorities and Choices Fiscal Year
2014” chỉ ra rằng, ngân sách của Bộ Quốc phòng năm 2014 cần 526 tỷ USD
để bảo những lợi ích an ninh trong nƣớc và ở nƣớc ngoài của Mỹ. Ngân sách


13

này phản ánh những lựa chọn chính sách hết sức khó khăn liên quan đến
những lợi ích về an ninh của Mỹ và vai trò của Mỹ với tƣ cách là cƣờng quốc
số một trên thế giới khi ngân sách đang của chính phủ đang giảm dần và
những bất ổn về tài khóa vẫn tiếp tục trong tƣơng lai.
 Nghiên cứu về nguyên nhân mất cân bằng ngân sách của chính
phủ Mỹ sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008
Jane G.Gravelle (2012) trong bài “Addresing the long - run budget
deficit: A comparison of approaches”cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra
tình trạng thâm hụt ngân sách là do chi phí y tế gia tăng. Ông cũng cho rằng
các nguyên nhân dẫn đến chi tiêu gia tăng là do việc cắt giảm thuế của Tổng
thống Bush và các khoản chi tiêu quân sự cho cuộc chiến ở Iraq và
Afganistan, bên cạnh đó chi tiêu dành cho chăm sóc sức khỏe cùng với các

khoản trợ cấp và phúc lợi cho ngƣời cao tuổi, lãi suất của các khoản nợ Liên
bang cũng là những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng thâm hụt ngân
sách của chính phủ Mỹ.
Brian D. Blankenship (2012) trong bài viết “Are we all Keynesians
Now? Political Ideology and State Deficit Spending in the Great Recession”
cho rằng, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến nhiều quốc gia
chi tiêu ngân sách quá mức. Tuy vậy, mặc dù thâm hụt ngân sách một phần là
do các yếu tố kinh tế bên trong của chính phủ và thƣờng đƣợc coi là do những
thất bại của quá trình cải tổ chính sách, song các chuyên gia kinh tế không
loại trừ khả năng các chính sách tái điều chỉnh tài khóa phần lớn đƣợc quyết
định bởi hệ tƣ tƣởng của công chúng. Nghiên cứu kết luận rằng các quốc gia
có mức độ tự do cao hơn sẽ có mức thâm hụt ngân sách trung bình cao hơn so
với các quốc gia bảo thủ.
Một nghiên cứu có tính chất khái quát về những nguyên nhân dẫn đến
mất cân bằng ngân sách dƣới thời Tổng thống Obama của Trung tâm về Ngân
sách và Các vấn đề ƣu tiên (CBPP) với tiêu đề “Economic Downturn and


14

Legacy of Bush Policies Continue to Drive Large Deficits” nhận định, các yếu
tố nhƣ: suy thoái kinh tế, chi tiêu quá lớn của chính phủ vào các chƣơng trình
khôi phục kinh tế sau khủng hoảng, các biện pháp cắt giảm thuế thời kỳ Tổng
thống Bush, chi phí cho các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afganistan dƣới thời
kỳ Tổng thống Bush là những nguyên nhân chủ dẫn đến thâm hụt ngân sách
này càng trở nên trầm trọng sau khi Tổng thống Obama lên cầm quyền.
 Nghiên cứu về các chính sách tái cân bằng ngân sách của chính
phủ Mỹ
Ở Mỹ cũng đã có một số bài nghiên cứu và phân tích, cả trong lịch sử
và giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế gần đây. Alice M. Rivlin và Isabel

Sawhill (2004) trong nghiên cứu “Restoring Fisscal Sanity: How to Balance
the Budget” về các biện pháp nhằm khôi phục sự lành mạnh về tài khóa nhận
định rằng, tình trạng thâm hụt ngân sách vào đầu thế kỷ 21 sau một thời gian
ngắn thặng dƣ dƣới thời Tổng thống Bill Clinton phản ánh sự gia tăng chi tiêu
của chính phủ (đặc biệt là sự gia tăng các chi phí chăm sóc sức khỏe Medicare
và Medicaid, chi phí an sinh xã hội khi thế hệ bùng nổ dân số “baby boom” đã
nghỉ hƣu) và doanh thu thuế giảm do các chính sách cắt giảm thuế mới đƣợc
ban hành. Đồng thời, chính phủ liên bang Mỹ dƣờng nhƣ đã lãng quên một số
lĩnh vực quan trọng nhƣ giáo dục, môi trƣờng và hoàn cảnh sống của ngƣời
lao động thu nhập thấp và trẻ em. Vì vậy, nƣớc Mỹ phải đối mặt với một sự
lựa chọn khó khăn: tiếp tục phớt lờ trách nhiệm cân bằng tài khóa trong tƣơng
lai với việc ít quan tâm tới các lĩnh vực then chốt hay tăng phân bổ các nguồn
lực cho các lĩnh vực ƣu tiên cao trong khi vẫn đảm bảo đƣợc giảm tổng thâm
hụt ngân sách. Nghiên cứu này đƣa ra ba kế hoạch nhằm giảm thâm hụt ngân
sách trong 10 năm tiếp theo bao gồm: cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và kết hợp
cả tăng thuế và giảm chi tiêu. Các biện pháp đƣợc đƣa ra tƣơng đối cụ thể với
các kế hoạch tăng thu thuế và cơ cấu lại các khoản mục chi tiêu của chính phủ
một cách hợp lý.


15

Báo cáo “Fact Sheet: The President’s Framework for Shared
Prosperity and Shared Fiscal Responsibility” của Nhà Trắng (2011) nêu rõ,
mục tiêu chung của chính quyền Tổng thống Obama là giảm thâm hụt tổng
cộng 4 nghìn tỷ USD trong vòng 12 năm hoặc nhanh hơn, kể từ năm tài khóa
2012. Đề đạt đƣợc mục tiêu đó, báo cáo cũng đƣa ra những đề xuất cụ thể về
cắt giảm chi tiêu tùy nghi, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, chi tiêu bắt buộc
khác và mục tiêu cải tổ thuế.
OECD (2011) trong báo cáo “Restoring Public Finances – Country

notes: United States” chỉ ra về một số biện pháp cân bằng tài khóa của Mỹ.
Một số sáng kiến về ổn định ngân sách đƣợc đề ra năm 2010 bao gồm đóng
băng chi tiêu tùy nghi trong 3 năm, yêu cầu các cơ quan của chính phủ cắt
giảm ngân sách ít nhất 5%, và Quốc hội đặt ra quy tắc “mua tới đâu trả tới
đó” (pay-as-you-go). Chi tiêu cho an ninh và chi tiêu bắt buộc theo luật định,
cùng với các khoản thanh toán lãi chiếm 83% chi tiêu của chính phủ không
phải đƣa vào cắt giảm chi tiêu.
Nghiên cứu của Jane G. Gravelle (2012) “Addressing the long-run
budget deficit: A comparison of approaches” đã đƣa ra một mô hình về chi
tiêu của liên bang về thuế, nêu rõ những vấn đề thách thức liên quan đến ngân
sách của Mỹ hiện nay và trong tƣơng lai, đặc biệt khi chính phủ Mỹ đang phải
đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. Ngân sách của chính
phủ Mỹ đƣợc chính phủ kiểm soát thông qua Luật Kiểm soát Ngân sách.
Trƣớc thực trạng tài khóa của Mỹ hiện nay, chính phủ cần có các biện pháp
hiệu quả nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách. Bài viết đặt ra các vấn đề: Liệu
những thách thức về ngân sách trong dài hạn ở Mỹ có thể đƣợc giải quyết
thông qua việc duy trì các mức thuế và quy mô của chính phủ nhƣ trong năm
tài khóa 2007 hay không? Chính phủ cần làm gì để cắt giảm chi tiêu và giải
quyết vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ?


16

Văn bản về cải cách tài chính ở Mỹ sau khủng hoảng với quy mô tƣơng
đối lớn là Đạo luật cải tổ phố Wall và bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank
(Dodd-Frank Wall Street Reform and Consumer Protection). Bên cạnh đó còn
có các bài nghiên cứu đánh giá về các biện pháp cải cách tài chính và đối phó
với tình trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ sau khủng hoảng nhƣ Nghiên cứu
của Deutsche Bank Research về các quan điểm kinh tế học liên quan đến Đạo
luật cải cách tài chính Dodd-Frank đƣợc công bố tháng 9 năm 2010, “U.S.

financial market reform- The economics of the Dodd-Frank Act”.
Trung tâm Các vấn đề ƣu tiên về Ngân sách và Chính sách (Center on
Budget and Policy Priorities) trong báo cáo “President Obama’s DeficitReduction Package and Other Proposals in the 2014 Budget” cho biết, đề
xuất kế hoạch ngân sách 3770 tỷ USD của Tổng thống Obama cho năm 2014
xây dựng mục tiêu giảm tổng cộng 4,5 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong 10
năm từ 2014-2024 thông qua các biện pháp cắt giảm ƣu đãi thuế cho những
ngƣời giàu, đƣa ra các tính lạm phát mới để có thể giảm những điều chỉnh đối
với các chƣơng trình an sinh xã hội.
Ở Mỹ cũng có những quan điểm khác nhau về việc cắt giảm chi tiêu
cho quốc phòng nhằm nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách. Một số quan điểm cho
rằng trong những năm qua, chi tiêu cho quốc phòng của chính phủ Mỹ là quá
lớn và nên giảm ngân sách quốc phòng, song cũng có quan điểm trái ngƣợc
cho rằng giảm ngân sách quốc phòng sẽ làm giảm sức mạnh Mỹ. Luận án của
Nicholas C. Malokofsky (2012) với đề tài “Blood and Treasure: The U.S.
Debt and Its Implications for National Defense and Security” đặt ra vấn đề,
liệu tình trạng ngân sách và nợ công hiện nay của Mỹ có phải là mối quan tâm
lớn đối với quốc phòng của Mỹ? Liệu nợ do nƣớc ngoài nắm giữ, đặc biệt là
Trung Quốc, có trao cho họ quyền lực mềm đối với Mỹ? Quốc hội và công
chúng Mỹ đang kêu gọi cắt giảm mạnh Ngân sách Quốc phòng để cân bằng
ngân sách, song vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp hơn. Năm tài khóa


17

2012, ngân sách quốc phòng chỉ chiếm 3,7% tổng chi tiêu ngân sách, việc
giảm ngân sách quốc phòng sẽ làm giảm khả năng về quân sự, song chỉ làm
giảm thâm hụt chƣa tới 5% tổng thâm hụt. Theo luật thì chính phủ phải chi
tiêu các khoản bắt buộc cho các chƣơng trình an sinh xã hội, Medicare,
Madicaid, lên tới gần 2,2 nghìn tỷ USD mỗi năm. Chỉ có khoảng 3000 tỷ
USD dành cho các khoản chi tiêu tùy nghi và con số này dƣờng nhƣ không đủ

cho nhu cầu về chi tiêu của chính phủ Mỹ. Nghiên cứu của tác giả xem xét
các khía cạnh nợ quốc gia và ảnh hƣởng của nợ quốc gia đối với sức mạnh
quân sự, mối quan hệ của Mỹ với một Trung Quốc đang trỗi dậy và khả năng
tự bảo vệ của Mỹ về mặt tài chính.
Ở Việt Nam, không có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy
nhiên, cũng có một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đề cập đến các
chính sách tài khóa của chính phủ Mỹ sau khủng hoảng. Bàn về vấn đề ngân
sách chính phủ của Mỹ, Cù Chí Lợi (2011) cho rằng các nhà quản lý Mỹ
không theo đuổi mô hình thu thuế cao nhằm tạo động lực cho khu vực doanh
nghiệp và việc đi vay để trang trải cho thâm hụt ngân sách là một vấn đề
thƣờng xuyên của nền kinh tế Mỹ.
Nguyễn Mạnh Hùng (2011, chủ biên) trong cuốn “Kinh tế, chính trị thế
giới năm 2010 và triển vọng năm 2011” đã phác thảo một vài nét về bức
tranh kinh tế, chính trị thế giới trong năm 2010, trong đó có đề cập tới những
nỗ lực của một số quốc gia trên thế giới nhằm tái cân bằng nền kinh tế. Lê
Kim Sa (2013) trong cuốn “Kinh tế thế giới sau khủng hoảng: Hệ lụy và triển
vọng” đánh giá nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng và tác động của các biện
pháp kích thích nhằm khôi phục nền kinh tế. Cuốn sách của tác giả Lê Kim Sa
cũng cho rằng thâm hụt ngân sách và nợ công đang trở thành một vấn đề cản
trở đối với quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ.


×