Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của o’henry

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 103 trang )

hướng dẫn đọc toàn văn báo cáo KQNC

!
!

Bạn muốn đọc nhanh
những thông tin cần thiết ?
Hy đọc qua Mục lục bên tay trái bạn trước khi
đọc báo cáo ( với Acrobat 4.0 trở lên, cho trỏ chuột vào
mỗi đề mục để đọc toàn bộ dòng bị che khuất )

! Chọn đề mục muốn đọc và nháy chuột vào đó
!
!

Bạn muốn phóng to hay thu nhỏ
trang báo cáo trên màn hình ?
Chọn, nháy chuột vào 1 trong 3 kích th
thưước
có sẵn trên thanh Menu

, hoặc

! Mở View trên thanh Menu, Chọn Zoom to
! Chọn tỷ lệ có sẵn trong hộp kích th
thưước
muốn,, Nhấn OK
hoặc tự điền tỷ lệ theo ý muốn

Chúc bạn hài lòng
với những thông tin đđưược cung cấp




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Dương Thị Ánh
Tuyết người đã hướng dẫn tận tình, động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ
và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Do điều kiện về thời gian và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên
khóa luận này còn một số khiếm khuyết chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân
thành của quý Thầy Cô và bạn bè.
Đồng Hới, tháng 6 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Xanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của T.S Dương Thị Ánh Tuyết. Các tài liệu, những nhận định là
trung thực.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.
Đồng Hới, tháng 6 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Xanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................. 3
2.1. Các lời giới thiệu tập truyện, các giáo trình, công trình tổng quát. ........................ 3
2.2. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu: ................................................................ 4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 6
3.1. Đối tượng.............................................................................................................. 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 6
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 6
5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN .......................................................................... 7
6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN ................................................................................ 7
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 8
1.1. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học ....................................................... 8
1.1.1. Nhân vật – hình thức thể hiện con người trong văn học ............................... 8
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người............................................................. 9
1.2. Hình tượng nhân vật nữ. ..................................................................................... 11
1.3. Cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật của tác giả O’Henry ........................................ 13
1.3.1. Tuổi thơ và gia đình ................................................................................... 13
1.3.2. Đỉnh cao của sự nghiệp .............................................................................. 16
1.4 O’Henry – nhà văn bậc thầy của truyện ngắn cổ điển.......................................... 18
CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ THỂ HIỆN TRONG QUAN NIỆM
NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ........................................................................... 21
2.1. Người phụ nữ nhỏ bé về địa vị............................................................................ 24
2.2. Người phụ nữ cao thượng trong tâm hồn ............................................................ 31
2.3. Người phụ nữ giàu đức hi sinh............................................................................ 36
2.4. Con người chung thủy trong tình yêu ................................................................. 40
2.5. Trọng danh dự và nhân phẩm ............................................................................. 44
2.5.1. Vượt qua cám dỗ của đồng tiền để giữ gìn danh dự và nhân phẩm ............ 44
2.5.2. Chủ động đối mặt với đồng tiền vượt qua thử thách trong cuộc sống ........ 47



2.6. Giàu khát vọng và có niềm tin vào cuộc sống..................................................... 50
2.6.1. Khao khát hạnh phúc và dám đấu tranh cho tình yêu ................................. 52
2.6.2. Niềm tin đặc biệt vào cuộc sống ................................................................ 57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 61
CHƯƠNG 3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ
THUẬT ..................................................................................................................... 63
3.1. Nghệ thuật miêu tả.............................................................................................. 64
3.1.1. Miêu tả ngoại hình ..................................................................................... 64
3.1.2. Miêu tả hành động ..................................................................................... 69
3.2. Ngôn ngữ nhân vật.............................................................................................. 74
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại kịch tính...................................................................... 74
3.2.2. Ngôn ngữ mang tính triết lí ........................................................................ 80
3.3 Kết thúc có hậu .................................................................................................... 82
3.4. Điểm nhìn ........................................................................................................... 86
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 91
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 97


MỞ ĐẦU
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà văn nổi tiếng với lí thuyết tình thương V. Huygo đã nói rằng: “Người
phụ nữ cảm và nói theo trực giác của con tim nên chẳng bao giờ sai lầm. Không
ai biết nói những lời sâu sắc và êm ái cho bằng người phụ nữ. Êm ái và sâu sắc,
đó chính là con người họ”. Nhà danh ngôn Vladimir Lobanok cho rằng: “Tất cả
mọi sự bí ẩn của thế giới này không thể sánh nổi với sự bí ẩn của người phụ nữ”.
Qủa đúng vậy, người phụ nữ là một ân huệ lớn lao của tạo hóa dành cho loài
người. Hạnh phúc thay! loài người có nam và có nữ. Phụ nữ có ý nghĩa rất to lớn
đối với cuộc sống, đặc biệt là đối với cánh mày râu. Chính họ là người mang đến

niềm vui, ngọt ngào, hạnh phúc cho nam giới, nhưng cũng không ít nỗi khổ đau.
Bởi vậy mà khám phá về phụ nữ luôn là vấn đề mới mẻ và muôn thuở. Chiếu
theo dòng thời gian về văn học, thì vấn đề về phụ nữ đã không ít nhà văn, nhà thơ
tốn mực đầu tư suy nghĩ, bàn luận.
Song song với sự phát triển của văn học phương Đông, văn học phương
Tây ngày càng phát triển và khẳng định vị trí vững chắc trên diễn đàn văn học
thế giới. Trên tất cả các thể loại: thơ, văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết đến
kịch…Nền văn học Mỹ có lịch sử phát triển khá non trẻ nhưng thu hút được
nhiều thành tựu to lớn. Nó trở thành một hiện tượng đặc biệt: phong phú về mặt
nội dung, luôn đổi mới các phương thức nghệ thuật, là mảnh đất màu mỡ thu hút
các nhà nghiên cứu. Là cây đại thụ của nền văn học Mỹ giai đoạn cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX, O’Henry là người đã góp phần tô điểm cho vườn hoa văn
học Mỹ thêm hương sắc.
Truyện ngắn của O’Hennry đã đưa ông lên vị trí bậc thầy, với khối lượng
tác phẩm khá đồ sộ, được sáng tác trong khoảng thời gian ngắn, kết cấu truyện
chặt chẽ, cốt truyện xếp vào hàng mẫu mực nhất của truyện ngắn thế kỉ XIX đã
đưa tên tuổi của ông vang xa trên toàn thế giới, khiến không ít các nhà văn trẻ
trong và ngoài nước chịu ảnh hưởng từ ông. Nhân dịp kỉ niệm tám năm sau ngày
O’Henry qua đời, Hội Khoa học Nghệ thuật Mỹ bỏ phiếu và tán thành việc xây
dựng một tượng đài cho bậc thầy truyện ngắn: giải O’Henry. Ông là một trong
những mốc son chói lọi của truyện ngắn hiện thực, mẫu mực cho truyện ngắn cổ

1


điển. Chính ông là người đưa truyện ngắn lên bản đồ thương mại thế giới và góp
phần cho truyện ngắn chiếm lĩnh văn đàn Mỹ.
Đọc truyện ngắn của O’Henry chúng ta cảm nhận được rằng, ông chuyên
viết về những chuyện vặt vãnh liên quan đến những thân phận của những con
người dưới đáy xã hội, đặc biệt ông quan tâm phụ nữ. Họ là những con người

nhỏ bé về địa vị nhưng lại cao thượng về tâm hồn. Cho nên ông ưu ái, tôn trọng
người phụ nữ và luôn dành cho họ tình cảm hết sức đặc biệt. Đó là điểm khác
biệt của O’Henry so với nhiều tác giả khi viết về hình tượng người phụ nữ.
Nghiên cứu đề tài hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry
giúp chúng tôi nhận thức rõ hơn về bản chất người phụ nữ Mỹ nói chung và
người phụ nữ trong sáng tác của O’Henry nói riêng. Qua đó so sánh, đối chiếu
hình tượng nhân vật nữ phương Tây và phương Đông trong sự tìm hiểu ảnh
hưởng của O’Henry với mảng truyện ngắn về nhân vật nữ ở Việt Nam.
Qúa trình nghiên cứu giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát về O’Henry, cụ
thể là về truyện ngắn của ông. Hiểu sâu hơn về thế giới nhân vật nữ trong truyện
ngắn của O’Henrry và nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ. Xa hơn nữa là tìm hiểu
văn học Mỹ - một nền văn học luôn đi đầu trong các cuộc cách tân nghệ thuật.
Đó là lí do khiến chúng tôi yêu thích và chọn hình tượng nhân vật nữ làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp ra trường của mình.
Đây là đề tài khá mới, người viết không tham vọng gì hơn là đi sâu tìm
hiểu hình tượng nhân vật nữ trên phương diện nội dung và nghệ thuật, để thấy
những đóng góp riêng của O’Henry trên nền văn học thế giới. Mặt khác đặt nó
trong cái nhìn đối chiếu với mảng truyện ngắn viết về nhân vật nữ ở Việt Nam,
để thấy được những điểm tương đồng, dị biệt cũng như sự gặp gỡ giữa Thạch
Lam, Nam Cao với O’Henry trong xu hướng giao lưu, gặp gỡ hiện đại hóa văn
học, nhằm đưa văn học Việt Nam hòa chung vào quỹ đạo văn học thế giới.
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp cùng với hạn chế kiến thức
ngoại ngữ của bản thân tôi nên không thể tránh khỏi những hạn chế trong lập luận,
phát hiện ra điểm sáng nghệ thuật, khả năng khái quát hóa vấn đề và bao quát tư liệu
tham khảo. Người viết mong được quý thầy cô và bạn đọc góp ý.

2


2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Truyện ngắn của O’Henry đã có tiếng vang rất lớn trên diễn đàn văn học
thế giới. Cho nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và phê bình về truyện của
ông. Mặc dù vậy vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc
vấn đề này. Tựu trung chỉ dựng lại những ý kiến, nhận định tổng quát trên các tạp
chí văn học nước ngoài. Cũng có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu, nhưng vì
mục đích ý nghĩa của đề tài mà các tác giả chưa nghiên cứu hình tượng nhân vật
nữ trong truyện ngắn.
2.1. Các lời giới thiệu tập truyện, các giáo trình, công trình tổng quát.
- Trong lời giới thiệu tập truyện Mỹ Hoa dại tác giả Đức Nam đã đưa ra
những nhận định về truyện của O’Henry: “kết thúc bất ngờ có hậu; màu sắc trữ
tình, hài hước”.
- Ngô Vĩnh Viễn trong lời giới thiệu tập Chiếc lá cuối cùng đã chỉ ra
điểm lôi cuốn nhất trong truyện O’Henry là: “niềm tin của ông vào con người,
vào cuộc sống…cái nhìn vui vẻ, yêu đời trước những thăng trầm của số phận con
người, đặc biệt là những người nghèo khổ, bất hạnh” [28,3].
- Vương Trí Nhàn trong cuốn Sổ tay truyện ngắn đã chỉ ra: “Ở O’Henry
và J.London, tình tiết là một cấu trúc khép kín; còn trong truyện ngắn Mỹ hiện
nay, tình tiết yếu đi, hoặc đó là một thứ tình tiết mở ngỏ” [13;119].
- Trong cuốn Hành trình văn học Mỹ (Nguyễn Đức Đàn) chỉ mới vài
dòng ngắn gọn đã chỉ ra nghệ thuật trong truyện O’Henry “Ông tìm kiếm không
mệt mỏi những cái bất ngờ và kì lạ. Cốt truyện không bao giờ diễn biến một cách
logic và phần cuối bao giờ cũng có một sự kiện đột ngột…” [6;195].
- Beatrice Pidier trong cuốn Dictionaire University des Litturatures cũng
chỉ ra đặc điểm cốt lõi trong truyện O’Henry đó là: “Mở nút bất ngờ; cái tình cờ
và những cái trùng lặp có vai trò kép”.
- Cac Van Đo – ren khi viết về O’Henry nhận xét: “Truyện ngắn
O’Henry là lời tiên tri của những sáng tạo văn xuôi, là sự đổi thay khuôn hình
nhân vật, tính cách đã định hình trước đó” [3;230].
- Van Uych Brucx cũng đã viết: “Newyork dường như thuộc về O’Henry
bởi vì sự hiếu kì mới mẻ mà với nó ông lại mang tình cảm kì diệu của ông về


3


mảnh đất ấy khiến sự tinh khôi văn học vượt qua cái giản dị và đôi lúc có phần
bình thường của ông cả trò khôi hài không thể nhịn cười lẫn hành văn hơi điệu
của ông”
- H. Larson trong bài Vài dòng về O’Henry (in trong cuốn Phê bình –
bình luận văn học – Vũ Tiến Quỳnh – NXB Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh)
cũng đưa ra những nhận định về phong cách truyện O’Henry: cốt truyện lắt léo,
hấp dẫn “đọc một mạch từ đầu đến cuối”[16;19].
- Trong cuốn sách Văn học phương thế giới (quyển 2) do Lưu Đức
Trung chủ biên đã nhận xét về cốt truyện như sau: “O’Henry là nhà văn rất sành
cốt truyện. Cốt truyện của ông biến hóa linh hoạt vô cùng, ta có thể gọi O’Henry
là bậc phù thủy về cốt truyện” [23;113].
Nhìn chung đây chỉ mới là những luận điểm, những lời nhận xét mang
tính khái quát, tổng hợp mà chưa được phân tích và khai triển, chưa xây dựng
thành một hệ thống luận điểm lớn nhưng nó đã gợi mở cho chúng tôi tiếp tục
nghiên cứu.
2.2. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu:
- Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Thái Thị Thu Thủy (Huế, 1998) đã
“khảo sát các kiểu kết thúc bất ngờ trong truyện ngắn của O’Henry”. Tác giả
tiến hành theo từng nhóm đề tài và chỉ ra các kiểu kết thúc bất ngờ lặp, kết thúc
bất ngờ liên tưởng, kết thúc bất ngờ đảo tình thế… Đây là một luận văn mang
tính khoa học cao, rất tiếc số lượng truyện chưa được khảo sát nhiều.
- Trong cuốn O’Henry và chiếc lá cuối cùng, 2007, Nxb Giáo dục Hà
Nội, tác giả Lê Huy Bắc đã viết: “Khi mở bất kì một tuyển tập truyện ngắn thế giới
có giá trị nào thì đọc giả cũng đều thấy có truyện của O’Henry”.
- Phạm Ngọc Hiền trong bài “Thi pháp chi tiết trong chiếc lá cuối cùng
của O’Henry” in trên tạp chí văn nghệ Bình Dương số ra tháng 4 năm 2010 cũng

có nghiên cứu về vấn đề này: “Cốt truyện tuy đơn giản nhưng chứa đựng nhiều yếu
tố bất ngờ, nằm ngoài dự tính độc giả. Tình huống 1: Gionxy đối diện với cái chết
và theo sự cảm nhận thông thường của độc giả chiếc lá rụng và cô sẽ chết. Tình
huống 2: Benman đối diện với cái chết. Tình huống một được giả quyết mà không
ngờ nó lại dẫn đến tình huống hai. Đó là tình huống đảo ngược”.

4


- Trong cuốn sách O’Henry – Chiếc lá cuối cùng, 2006, của Hội nhà Văn
cũng có đoạn viết: “Văn chương của O’Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc
sảo. Giọng văn hài hước, dí dỏm, đôi khi dấu sau những nụ cười là một sự nghiệt
ngã đến không ngờ của cuộc sống. Rất nhiều tác phẩm của O’Henry có những
kết thúc bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc. Nhiều độc giả yêu quý nhà văn này
đã rất ngạc nhiên vì một nhà văn không có học vấn cao nhưng lại rất thành công
với mảng truyện ngắn và đã đưa vào tác phẩm của mình một xã hội đa dạng và
rộng lớn của nước Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Bạn có thể tìm thấy trong
văn chương O’Henry những tội phạm, thế giới của người vô gia cư, cuộc sống
phiêu lưu của những kẻ cao bồi hay dòng người đi tìm vàng cho đến cuộc sống
giàu sang của thành phô New York…”
Ba công trình trên nghiên cứu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng đã đi sâu
vào giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật một cách chung chung, tổng thể chỉ dừng ở
truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Tuy nhiên, tài liệu này rất bổ ích, nó gợi mở cho
chúng tôi nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong
truyện ngắn của O’Henry.
- Trên một số trang web uy tín, chúng tôi đã đọc những công trình nghiên
cứu như: Hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn của O’Henry. Quan
niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của O’Henry. Hai công
trình nghiên cứu đã đi sâu vào nghệ thuật trong truyện ngắn của O’Henry, và
nghiên cứu tổng thể về con người trong truyện, chưa đề cập gì đến nhân vật nữ.

Song đây cũng là một trong những tài liệu góp ý cho công trình nghiên cứu của
chúng tôi.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những bài viết khác như: “Phân tích,
đối chiếu tình yêu và sự hi sinh trong “The gift of the magi” của O’Henry và
“The sensible thing” của F. Scott Fitzgerald. Mặc dù là những sáng tác được
viết bởi hai tác giả thuộc hai thời kì của nền văn học Mỹ nhưng vẫn tạo được sức
hút mạnh mẽ bởi những ý tưởng sâu sắc về nội dung. Đây là gợi ư để chúng tôi
nghiên cứu quan niệm về tình yêu và hi sinh trong quá trình nghiên cứu hình
tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry.
- Luận văn thạc sĩ của cô giáo Dương Thị Ánh Tuyết (Huế, 2002) với đề
tài “Thi pháp truyện ngắn Maupassant, Tcheskhov, O’Henry nhìn từ góc độ

5


so sánh”. Đây là một luận văn mang tính khoa học khái quát cao, là một tư liệu
tham khảo sáng giá cho khóa luận của chúng tôi.
- Lê Huy Bắc trong cuốn O’Henry – Chiếc lá cuối cùng (Tủ sách văn học
giảng bình) sau phần giới thiệu một số truyện ngắn đặc sắc của O’Henry đi vào
phân tích khá kĩ nghệ thuật truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng và nghệ thuật truyện
ngắn O’Henry. Dưới góc nhìn thi pháp học, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm thi
pháp truyện O’Henry khá thuyết phục. Đó là “những cái kết bất ngờ”, không
gian căn buồng khép kín” và vị trí của bạn đọc trong truyện O’Henry. Đây chính
là những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu truyện ngắn O’Henry phần lớn nhấn
mạnh đến phong cách cổ điển của ông, với cốt truyện sự kiện lắt léo, tình huống
độc đáo, kết thúc bất ngờ có hậu. Chúng tôi chưa nhận thấy một công trình
nghiên cứu nào đi sâu về hình tượng nhân vật nữ. Đây chính là mảnh đất trống để
chúng tôi gieo trồng hạt giống nghiên cứu của mình. Hi vọng khóa luận tốt
nghiệp của chúng tôi sẽ đóng góp một điểm mới mẻ khi nghiên cứu về truyện

ngắn của O’Henry.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp ra trường, hơn nữa với số
lượng truyện ngắn khổng lồ của O’Henry chúng tôi không thể nghiên cứu hết mà
chỉ chọn những truyện ngắn tiêu biểu liên quan trực tiếp tới nhân vật nữ, nhằm
làm rõ nội dung của đề tài.
Có mở rộng so sánh đối chiếu với các mảng truyện thuộc văn học Mỹ, liên
quan đến nhân vật nữ như Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Cuốn theo chiều
gió, Người đàn bà ngoa ngoắt…và một số tác giả truyện ngắn ở Việt Nam như
Nam Cao, Thạch Lam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác làm nền
tảng và phối hợp linh hoạt các phương pháp trong quá trình nghiên cứu chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài với những phương pháp sau:

6


1. Phương pháp thống kê, phân loại: Với phương pháp này, chúng tôi đi
tìm và khảo sát các truyện đặc sắc liên quan đến vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu
để tìm ra đặc điểm nội dung và nghệ thuật.
2. Phương pháp phân tích: Từ chỗ thống kê, phân loại chúng tôi tiến hành
phân tích để làm rõ tính chất của vấn đề.
3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Người viết sử dụng phương pháp này
để thử so sánh, đối chiếu hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry
với các nhà viết truyện ngắn trên thế giới đó là Maupassant và Tcheskhov nhằm
chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt.

4. Phương pháp liên ngành: Thực hiện đề tài này chúng tôi cũng xem xét
vấn đề dưới góc nhìn liên ngành: văn hóa học, xã hội học, tâm lí học…
5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Qua khóa luận này, người viết muốn chỉ ra đặc trưng của hình tượng nhân
vậy nữ trong truyện ngắn của O’Henry.
Từ việc nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của
O’Henry, chúng tôi muốn so sánh ảnh hưởng của ông đến mảng truyện ngắn viết
về phụ nữ của Việt Nam để thấy được sự ảnh hưởng lan tỏa của O’Henry với văn
học Việt Nam, cũng như thấy sự khác biệt về phong cách riêng của mỗi nhà văn,
thấy được sự giao lưu gặp gỡ như một xu hướng tất yếu trong quá trình hiện đại
hóa văn học nhân loại.
Ngoài ra việc tìm hiểu vấn đề này giúp chúng ta thấy rõ hơn tấm lòng
cũng như tài năng của bậc thầy truyện ngắn O’Henry.
6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu
trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Hình tượng nhân vật nữ thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về con
người.
Chương 3: Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ phương diện nghệ thuật.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
1.1.1. Nhân vật – hình thức thể hiện con người trong văn học
Một nhà văn đã nhận xét “nhân vật là nơi nhà văn có thể biểu hiện tốt
nhất, tập trung nhất quan niệm nghệ thuật của mình về thế giới, con người”

[20;95].
Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con
người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện
bằng phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Đọc bất cứ văn bản văn học nào,
trước hết người đọc đều bắt gặp những con người được miêu tả, trần thuật cụ thể.
Đó chính là những nhân vật văn học. Nhân vật văn học đồng thời cũng là sản
phẩm của sự hư cấu nghệ thuật, hiển hiện trước độc giả như một thể thống nhất
toàn vẹn của nhiều yếu tố: tên gọi, đặc điểm ngoại hình, trang phục, tâm sinh lí,
lời nói hoạt động ứng xử, tính cách, số phận.
Nhân vật không phải là “bản dập” của con người ngoài đời. Nó là một
hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật, được sáng tạo theo những ước lệ của văn học.
Ngay cả khi nhà văn xây dựng nhân vật dựa khá sát vào nguyên mẫu, thẩm chí
giữ lại cả danh tính của nguyên mẫu thì ta cũng không đồng nhất hai hiện tượng
đó với nhau. Alecxay Pex-cốp trong Thời thơ ấu của M. Gorki không hoàn toàn
trùng khít với con người tác giả thời thơ ấu. Napoléon, Kutuzov của lịch sử,
nhưng trước hết nó là nhân vật riêng của của L. Tolstoi, không bắt buộc phải
“giống” nguyên mẫu, vả lại, phạm trù “giống” luôn luôn có tính chất chủ quan và
hết sức tương đối.
Mỗi nhân vật văn học thường có chùm dấu hiệu khu biệt để người đọc có
thể nhận biết dễ dàng. Dấu hiệu đầu tiên là cái “tên” mà tác giả hoặc người kể
chuyện tạm đặt. Những dấu hiệu khác là đặc điểm diện mạo, tiểu sử, tính cách,
lời nói, hành động và số phận. Chính nhờ có chùm dấu hiệu khu biệt này mà ta
có thể đếm được số lượng nhân vật có trong tác phẩm, cũng như có thể tách riêng
từng nhân vật ra để phân tích.

8


Nhà văn Nga – Xô viết K.A Fedin từng hình dung nhân vật giống như
“một công cụ” hữu hiệu giúp người viết nhận ra bản chất của đời sống và giúp

độc giả thấu hiểu những quy luật sâu xa đang ngầm chi phối mọi diễn biến của
lịch sử. Như vậy, nhân vật văn học là chìa khóa giúp nhà văn mở cánh cửa bước
vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ.
Nói một cách khái quát, nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự
miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng. Một tác phẩm
cá biệt có thể vắng nhân vật, nhưng văn học nói chung thì không thể thiếu. Khi
nhân vật xuất hiện, cái gọi là “hiện thực cuộc sống” không còn tồn tại như một
khái niệm khô khan, trừu tượng nữa mà trở nên có hình khối rõ ràng, có đủ “ba
chiều” để mời gọi người đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm. Hơn thế, nhân
vật nhiều khi trở thành “đối tác” sống động của độc giả, có thể khơi lên những
chủ đề đối thoại thực sự có ý nghĩa về cuộc đời và con người.
Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: con người trong
tác phẩm văn học chính là nhân vật văn học hoặc các con vật, các loài cây, các sinh
thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người và nhân vật ấy
là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm
thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh
đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn
toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và
được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua lăng kính của
nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn
học thì không thể thiếu nhân vật văn học.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người
Nhà văn hào Đức W. Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối
với con người, và con người cũng chỉ có hứng với con người”. Cách đây gần
năm thế kỉ nhà viết kịch tài ba của thế giới W. Shakespear cũng đã phát biểu
quan niệm nghệ thuật của mình về con người thông qua ca ngợi Hamlet: “Kì diệu
thay là con người! Con người cao quý làm sao về lí trí, vô tận làm sao về năng
khiếu. Về hình dung với dáng vóc, nó đẹp tựa thiên thần, về trí tuệ nó có thể sánh
tài bằng thượng đế”. Đúng như vậy, trong cái dòng chảy vô cùng vô tận của


9


cuộc sống, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm. Văn học phản ánh cuộc sống
và thể hiện cuộc sống không thể không đề cập đến con người. Bởi con người là
nội dung quan trọng của văn học. Vấn đề con người trong văn học là vấn đề vĩnh
cửu. Chính vì lẽ đó bàn về con người là mục đích và cứu cánh của văn học như
M. Gorki đã nói: “ Văn học là nhân học”.
Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình “Dẫn luận thi pháp học” (Nxb
Giáo dục 1998) thì “Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm
thụ và miêu tả con người trong nghệ thuật”. Quan niệm nghệ thuật là cách cắt
nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới quan nhất định của
thời đại, tạo ra một quan niệm của mình về thế giới và con người. Văn học là nhân
học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của
văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các
nhân vật, văn học đều thể hiện con người.
Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu như không hiểu biết,
cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Mặt thứ hai này tạo thành
chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con người còn hướng người ta cách cảm thụ và biểu
hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con
người trong văn học và các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử, nó là
một sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm của văn hoá, tư tưởng và
quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ,
gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ.
Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện
biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau quan trọng.
Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới, quan niệm
con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất
nội tại của hình tượng nghệ thuật. Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các đề

tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến nhưng cách giải thích và
cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới. Cũng vẫn là con
người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc
độ khác cũng tạo thành sáng tác văn học mới.

10


Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi
chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị
nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con
người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá
nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo
của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
Bên cạnh đó quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu
trúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật, bởi
“nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng
phương tiện văn học”. Nhân vật văn học biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con
người theo một điểm nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân
vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả. Muốn tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật về con người phải xuất phát từ các biểu hiện của nhân vật, thông qua
các yếu tố tạo nên nó.
1.2. Hình tượng nhân vật nữ.
“Không có phụ nữ, không có ánh sáng mặt trời”. Thật vậy, phụ nữ có tầm
quan trọng đăc biệt, là một nửa của thế giới. “Người ta chỉ nhận ra mình khi soi
vào người khác” (Trương Đăng Dung). Muốn hiểu được phụ nữ cần soi chiếu
vào nửa đối lập với chính họ - đó là cánh mày râu. Michel Deon, một nhà văn
người Pháp đã rất đúng khi cho rằng: “Đàn bà chỉ đẹp thực sự khi đứng cạnh
đàn ông, và đàn ông chỉ thực sự là đàn ông khi đứng cạnh đàn bà”. Tính nữ bị
mất đi khi người con gái cố bắt chước để giống con trai, nên hành vi, cử chỉ, tác

phong trở thành thô kệch hoặc ngang tàng hết sức lố lăng. Họ đánh mất “nữ tính”
khi họ coi sự e thẹn, dịu dàng, danh dự của người con gái là những cái đã “cũ
rích” cần phải vứt bỏ. Làm như vậy thật ra họ đã vứt bỏ mất những đặc trưng giới
tính hấp dẫn đối với người khác giới khiến thế giới cũng thiệt thòi vì mất đi vẻ
đẹp dịu dàng của người phụ nữ.
Nhìn từ góc độ giới tính, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Giữa nam giới
và nữ giới có sự khác nhau về hình thức, cấu tạo cơ thể, tâm sinh lí, hành động,
tính cách…Chẳng hạn đặc trưng của nữ giới là hiền dịu, nói năng nhỏ nhẹ, thùy
mị, thụ động. Còn đặc trưng của nam giới là mạnh mẽ, cương quyết, chủ

11


động…Nam thường lo việc xã hội, nữ lo việc nội trợ gia đình. Bản chất nam giới
thường tỏ ra dũng cảm, cường tráng, muốn tỏ rõ năng lực của mình với người
khác. Còn phụ nữ dễ đa sầu, đa cảm, dễ xúc động, cần cù, chịu khó, chịu đựng
giỏi. Ngay cả trong lĩnh vực tình yêu người ta cũng thường nói “phụ nữ yêu bằng
tai, đàn ông yêu bằng mắt” phụ nữ giàu tình cảm nên dễ xiêu lòng khi nghe
những lời âu yếm, ngọt ngào, còn nam giới thường bị hấp dẫn trước hết bởi sắc
đẹp, hình vẻ bên ngoài của phụ nữ.
Từ những đặc điểm khác biệt này mà hai giới bổ sung cho nhau, hòa quyện
vào nhau để tạo thành một thế giới. Giá trị của cộng đồng giới nữ hay giới nam
phụ thuộc vào vị trí, vai trò của giới đối với nền sản xuất và quyền lực của xã
hội. Bởi vậy mà chủ nghĩa nữ quyền ra đời.
Theo dòng lịch sử văn học, hình tượng nhân vật nữ được rất nhiều tác giả
quan tâm. Ở Việt Nam, nhân vật nữ xuất hiện từ văn học trung đại đến văn học
hiện đại với nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Du, Đoàn Thị Điểm, Thạch Lam, Nam Cao… Các tác giả đã thể hiện sự bênh
vực, cảm thông chia sẽ với người phụ nữ trước thế lực của xã hội phong kiến,
một xã hội trọng nam khinh nữ để lại bao thiệt thòi cho họ. Trên diễn đàn văn

học thế giới đã đánh dấu tên các nhân vật như: Mecghi (Tiếng chim hót trong bụi
mận gai), Esméralda (Nhà thờ Đức bà Pari), Tachiana (Epghenhi-Ônheghin)

là những người phụ nữ bản lĩnh, vượt lên hiện thực cuộc sống để khẳng
định tình yêu của mình, đồng thời họ là những con người thánh thiện, giàu
tình thương và giàu tình người. Điều này ảnh hưởng lớn đến nhân vật nữ
trong sáng tác của O’Henry.
So với trào lưu văn học nữ quyền, hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn
của O’Henry khác biệt về bản chất. Tuy nhiên cái nhìn cảm thông, chia sẻ, bao
dung của O’Henry đối với các nhân vật nữ của mình, là một quan điểm tiến bộ,
góp phần tích cực cho sự ra đời các trào lưu tư tưởng, văn hóa đấu tranh vì hạnh
phúc và tiến bộ của người phụ nữ trong đó có trào lưu văn học nữ quyền.
Tóm lại, nhân vật nữ trong văn học ngày càng phong phú và đa dạng, bên
cạnh những đức tính dịu dàng, cần cù chịu khó, họ còn là những người bản lĩnh, sẵn
sàng hi sinh tha thứ, cho người mình yêu thương, họ còn là những người luôn khát
khao hạnh phúc bên mái ấm gia đình. Đó cũng chính là thông điệp mà O’Henry đã

12


gửi gắm qua nhân vật nữ trong truyện ngắn của ông. Người viết đề tài này cũng
mong muốn với khả năng của mình giúp cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm
hồn người phụ nữ Mỹ nói riêng và người phụ nữ toàn thế giới nói chung.
1.3. Cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật của tác giả O’Henry
1.3.1. Tuổi thơ và gia đình
Khi nói về tuổi thơ và gia đình của O.Henry ta có thể khẳng định rằng: đó
là một cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió dữ dội với nhiều mất mát,
thiếu thốn tình cảm tinh thần lẫn vật chất.
O’Henry sinh dưới tên William Sydney Porter ngày 11 tháng 9 năm 1862
tại Greensboro, Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Tên lót của ông là Sidney, nhưng sau đó

được đổi thành Sydney năm 1898. Thời thơ ấu của O’Henry trải qua trong suốt
thời kì cay đắng của Nội chiến và tái chiến đất nước. Vậy nên sau này, các tác
phẩm của ông bao giờ cũng chạm đến giai đoạn khó khăn của xã hội.
Sinh trưởng trong một gia đình không giàu có nhưng được ngưỡng mộ bởi
dòng họ có tri thức, có nhiều đóng góp nhân đạo cho xã hội. Cha O’Henry là
Angơnon Sitny Potơ một bác sĩ nổi tiếng ở quận Guifox, ông bà nội là Đavit và
Onixo, những người đã thành lập bệnh viện đa khoa đầu tiên vào năm 1820 tại
bang Bắc Carôlina.
Mẹ của O.Henry là bà Mary Jan Vơginia Wât, con gái của chủ bút tờ báo
Ái quốc ở Grinsboro. Bà có khả năng am hiểu, thưởng thức và đam mê nghệ
thuật. Chính bà đã truyền sang con trai, bản tính rụt rè và xấu hổ.
Khi Uy lên 3 tuổi (tên gọi thân mật của Uyliam S. Poto) thì cơn khủng
hoảng bóng đen đã ngả xuống gia đình Uy bởi nhiều sự mất mát vô bờ bến mà
nguyên nhân là do chiến tranh. Mẹ mất sau khi sinh em được sáu tháng. Không
lâu sau đứa bé ấy cũng qua đời. Tình thần của bố Uy suy sụp, mọi khát vọng của
bác sĩ hiền lành đã tan thành mây khói. Rồi ông rút lui vào cuộc sống cô độc,
cách li. Vì vậy mà kí ức sớm nhất của Uy về cha mình đấy là một người đánh
mất hết khát vọng sống và chỉ vài năm sau ông ông uống rượu, ngủ gà, ngủ gật
và qua đời. Đứa trẻ tội nghiệp như Uy lại phải mất mát về tình yêu thương và
giáo dục của cha mẹ.

13


Sau đó, O.Henry được gửi đến ăn học ở một trường mà do cô ruột là
Evelina quản lí, đây là một người phụ nữ bản lĩnh và cương nghị. Và đây cũng là
quá trình giáo dục duy nhất ông được tiếp nhận. Năm mười lăm tuổi, O’Henry
buộc phải rời trường và tự kiếm sống, ông làm mọi việc có thể bán thuốc, viết
lách, kế toán, thư kí, dạy học…
Uy có rất nhiều đam mê, mà ở đam mê nào Uy cũng tỏ ra rất sành sỏi và

xuất sắc. Chẳng hạn như: Bắn súng, đánh cờ, âm nhạc, hội họa, biết chơi đàn
violong…cùng các bạn trai vui nhộn, nhập hội với các bạn nữ trong những đêm
mùa hè. Chính cuộc sống sôi động của tuổi trẻ đã bồi đắp phần nào cho Uy về
những mất mát tình cảm gia đình, quên bớt nhọc nhằn hiện tại. Trong thời gian
này, Uy đã manh nha tìm đến nghệ thuật, và bắt đầu với bức tranh biếm họa. Sau
này O’Henry đã xây dựng nhân vật họa sĩ tài tình (Chiếc lá cuối cùng) và đề xuất
được thiên chức cao cả của nghệ thuật là vì con người.
Uy không bao giờ cảm thấy cô đơn kể cả một mình sống trước trang trại
bao la rộng lớn, mênh mông. Bởi vì thời gian rảnh rỗi Uy dành cho việc đọc
sách. Uy không chỉ nghiền ngẫm mà còn say sưa “ngốn” hết bất cứ tác phẩm nào.
Thực đơn văn chương của Uy ngày càng thêm nhiều món mới. Ngoài tiểu thuyết,
thơ và truyện lịch sử Uy còn đọc cả sách lí luận và phê bình. Vì vậy mà O’Henry
tích lũy được ngôn ngữ rất uyên bác “Ngôn ngữ sắc như đường đạn” (Jô bạn của
Uy đã nhận xét) [3;212].
Ngày 1/7/1887 O’Henry kết hôn với một nữ sinh yêu kiều tên là Athon
Esthe. Cô vợ Esthe là một phụ nữ trí tuệ giàu lòng nhân ái và là người nhiệt tình
đông viên, khuyến khích chồng theo đuổi sự nghiệp sáng tác. Năm 1889, sau khi
đứa con gái đầu lòng tên là Mageret ra đời thì bất hạnh thay người vợ của ông
không bao giờ phục hồi sức khỏe nữa.
Năm 1891 O’Henry làm kế toán cho một ngân hàng ở Austin và vẽ tranh
minh họa cho tờ Land Office. Tháng 3 năm 1894 Uy mua lại tờ báo đang ngấp nghé
bờ vực phá sản đó là tờ báo Đá lăn, nhưng tưởng là cuộc đời đã mỉm cười với
O’Henry không ngờ bất hạnh đã giáng xuống đời ông Đá lăn cũng chỉ là phiến đá lì
lợm. Báo liên tiếp thua lỗ, đứa con thứ hai mất sớm, vợ đau ốm liên tục. Gánh nặng

14


về tiền bạc vật chất lại đè nặng lên vai ông, buộc ông phải chạy đua với thời gian
làm nhiều công việc nhằm hái ra tiền, cuộc sống trở nên cay nghiệt và bất hạnh.

Năm 1984 ông bị tố cáo “Biển thủ công quỹ ngân hàng”. Mặc dù bạn bè,
người thân của ông tin là vô tội. Nhưng trong sự khủng hoảng về tài chính nên
ông không chứng minh được mình là người vô tội. O’Henry trốn sang Nam Mỹ.
Chỉ trở về khi vợ hấp hối vào năm 1897. Sau đó, ông bị kết án năm năm tù giam.
Trong tù ông làm dược tá cho bệnh viện nhà tù, thái độ ân cần với những bạn tù
xung quanh cộng với khiến thức y học đã khiến cho mọi người cảm phục, yêu
mến ông. Do vậy, nhà tù đã ban cho Uy đặc ân là thầy thuốc ban đêm của tù nhân
và tạo điều kiện để Uy tiếp tục sáng tác.
Qua những bức thư Uy gửi cho bố mẹ vợ chúng ta thấy hiện thực trong nhà
tù nước Mỹ thật kinh hoàng, bi đát. Ngày nào cũng có người chết, họ tự cắt cổ, treo
cổ, tự vẫn bằng ga hay bất cứ phương tiện nào kiếm được.Tù nhân đánh đập nhau,
thức ăn thường ôi thiu, khẩu phần ăn không đủ no. Uy can đảm chịu đựng vượt qua.
Những con người và thế giới ngục tù cùng với những trải nghiệm đã nếm trên
trường đời là những khuôn hình sinh động và là kho tư liệu vô giá để ông đưa vào
các tác phẩm của mình.
Năm 1901 ông ra tù sớm hơn thời hạn vì thái độ cải tạo tốt. Ông đến New York
kiếm sống bằng cách viết truyện cho nhiều tạp chí nổi tiếng và trở nên lừng danh với
hàng trăm truyện ngắn in dưới bút danh O’Henry (lấy tên của người cai ngục).
Ba năm trước khi mất, ông cưới cô bạn từng là người yêu thời trẻ. Nhưng
cuộc hôn nhân ấy cũng sớm tan vỡ. Ông cô độc tránh xa mọi người. Và tâm hồn
nhạy cảm là nhân tố khoét sâu thêm những bế tắc trong ông. Ông lao vào con
đường nghiện ngập rượu chè.
Năm 1910 Ông mất ở New York City vào ngày 05/06 với một cơn đau
tim. O’Henry đến với cuộc đời trong sự côi cút và giây phút trước khi rơi vào
hôn mê cũng không có người thân bên cạnh. Magaret, cô con gái mà ông hết lòng
yêu thương thì ở xa, chưa về kịp. Ngay cả Sara vợ ông cũng không đến kịp lúc
ông còn tỉnh táo. Cuộc đời của ông, vì thế là cả chuỗi cô độc tiếp nối. Cuộc sống
của O’Henry có thể có bi quan nhưng tác phẩm của ông đa số tràn đầy cảm hứng
lạc quan về con người, về cuộc đời. Chính cuộc đời với tuổi thơ mồ côi, mặc cảm


15


lưu đày, tâm hồn nhạy cảm là ba nhân tố ảnh hưởng đến con người và sự nghiệp
sáng tác của O’Henry.
Khi đánh giá về tài năng của Xecvantes, có người cho rằng nếu cái đói, cái
nghèo khiến cho ông viết được tác phẩm DonQuixote, cầu mong cho ông mãi
mãi đói nghèo để nhân loại trở nên giàu có hơn bởi những tác phẩm của ông. Từ
sự suy luận logic và trí tuệ này ta cũng có thể liên tưởng đến trường hợp
O’Henry. Cám ơn cuộc đời với những thiếu thốn đau buồn mà O’Henry đã trải
nghiệm là những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng tài năng, đưa ông lên vị trí
bậc thầy truyện ngắn cổ điển của văn học Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
1.3.2. Đỉnh cao của sự nghiệp
Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả chính là kho tư liệu sống để ông
hư cấu nên thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của mình. Những trải nghiệm
buồn vui trong cuộc đời đã giúp ông cảm nhận và thể hiện sâu sắc hơn cuộc đời
và con người nên truyện ngắn của O’Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm
vài bài thơ) đã đánh bóng tên tuổi của ông trên bản đồ thương mại thế giới và
góp phần mở đường cho truyện ngắn chiếm lĩnh văn đàn Mỹ.
Cũng nhờ sáng tạo không ngừng nghỉ và sự cố gắng nỗ lực vươn lên mà
số lượng tác phẩm của O’Henry rất đồ sộ, có giá trị về nội dung lẫn nghệ thuật.
Một người bạn về sau đã nhận xét, “Nếu O’Henry không viết hai mươi bốn tiếng
và bằng cả hai tay thì ông không thể nào đáp ứng được một phần mười nhu cầu
đang được các chủ báo cạnh tranh ráo riết” [3;233].
Có thể nói nhà tù là nơi để O’Henry bắt đầu xây dựng nên cơ nghiệp văn
chương của mình. Ngay từ khi sáng tác O’Henry đã khẳng định phong cách riêng
của ông. Trong tù, ông sáng tác mười bốn truyện để lại dấu ấn cho các nhà
nghiên cứu. Khi nhận định mười bốn truyện này, Langfox, một nhà nghiên cứu
có uy tín ghi nhận, “Chúng chứng thực cho những kết quả được tạo dựng từ ý
thức kỉ luật bền bỉ trong một hình thức mà trước đây ông đã tình cờ hoặc ý thức

chiêm nghiệm – một kiểu truyện ngắn riêng biệt hoặc khác đi là kiểu truyện ngắn
thịnh vượng lên nhờ ảnh hưởng của ông. Mười bốn truyện trong tù ấy cho thấy
gần đủ phong cách O’Henry”[3;225]. Ngay từ khi sáng tác ông đã cho độc giả

16


thấy được tài năng viết lách của mình. Sự nghiệp của ông còn vang xa hơn nữa
khi thế kỉ XX chào đón con người tự do – nhà văn O’Henry.
Sau tập truyện ngắn đầu tay có tên là “Lũ cắp vặt và những ông hoàng”
(Cabbages and Kings) in năm 1904. Tiếp theo có mười ba tập truyên ngắn ra đời.
Trong đó có những tập truyện nổi tiếng như:
- Bốn triệu ( The four millions - 1906).
- Trái tim miền Tây (Heart of the Wets – 1907)
- Tiếng nói thị thành (Voice of the city - 1908).
- Đường định mệnh (Roads of the wise men - 1909).
- Công việc nghiêm khắc (Strictli business - 1910).
- Sáu và bảy (Six and seven - 1911).
- Đá lăn (Rolling stones - 1912)
- Trẻ bơ vơ (Waifs and Strais - 1917).
- Tổng tập O’Henry (The complete work of O’Henry - 1953)
Đỉnh cao sự nghiệp của O’Henry được thể hiện qua các tác phẩm. Qùa tặng
của thầy pháp, Căn phòng có đồ sẵn cho thuê, Tên cớm và bản thánh ca, Câu
chuyện chưa kết thúc… mảng truyện này đề cập đến thân phận của người dưới đáy
xã hội. Qua những truyện này O’Henry đã gửi đến những góc xa nhất của thế giới
thông điệp nhân đạo về những người thấp cổ, bé miệng vô danh ở Mỹ. Những
truyện này đưa đến danh hiệu – nhà văn của những kẻ “lừa đảo lương thiện”.
Trong truyện ngắn của O’Henry người ta có thể tìm thấy những nhân vật
làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, có: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng,
ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi

tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm
và tù nhân. Và ông đặc biệt quan tâm đến nhân vật nữ, bởi cuộc sống của ông
luôn thiếu thốn về mặt tình cảm trong hôn nhân, những sự thành công trong sự
nghiệp của ông cũng là nhờ người vợ động viên, khuyến khích nên ông nhận ra
rằng chính họ là những người đáng thương, là những người có lòng vị tha và giàu
đức hi sinh.
Với cuộc sống nhiều thăng trầm, nhiều gấp khúc nhưng O’Henry đã để lại
cho nhân loại những áng truyện ngắn hấp dẫn, thú vị mang đậm triết lí đồng thời
nó cũng là làn gió thổi phồng vị trí, tên tuổi của ông trên văn đàn thế giới.

17


1.4 O’Henry – nhà văn bậc thầy của truyện ngắn cổ điển
Nếu nhân dân Nga tự hào về bậc thầy truyện ngắn là Tchékhov, nhân dân
Pháp tự hào về Maupassant thì nhân dân Mỹ vô cùng tự hào và hãnh diện về tác
giả O’Henry. Chính ông là người có công lớn cùng với đàn anh hoàn thiện
truyện ngắn, đưa truyện ngắn vào vị trí mẫu mực.
O’Henry bắt đầu nổi danh khi lên New York. Lúc ấy, New York là thành
phố công nghiệp và thương mại vào hạng bậc nhất của Mỹ. Nói đến New York,
người ta liên tưởng ngay đến những tòa chọc trời, những ông chủ giàu sụ và
những chiếc xe hơi bóng lộn… Nhờ chịu khó đi nhiều với đủ hạng người nên
theo Uych Brucx, “New York dường như thuộc về O’Henry” bởi vì “sự hiếu kì
mới mẻ mà với nó, ông đã mang lại tình cảm kì diệu của ông về mảnh đất ấy…
đã khiến sự tinh khôi văn học vượt qua cái giản dị và đôi lúc có phần bình
thường của ông, cả trò khôi hài không thể nhịn cười lẫn hành văn hơi điệu của
ông”[3;143]. Đây là một lời nhận xét có ý nghĩa gần như thâu tóm hết những đặc
điểm chính của của phong cách nghệ thuật của O’Henry.
Một tờ tạp chí American North có uy tín ở Mỹ cũng ca ngợi rằng: O’Henry
“đã mang sinh khí vào truyện ngắn…là bậc thầy trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ,

tiếng lóng, tiếng địa phương, bậc thầy của cái nhìn sâu sắc vào bản chất cuộc
sống…sự kết hợp kỉ thuật tuyệt vời với sự khôn ngoan khác thường, độc đáo với
sự hài hước tuyệt mỹ và sức sáng tạo bền vững là trường hợp hiếm thấy đến mức
độc giả bị cuốn hút ngay lập tức, không thể cưỡng”[3;237].
Nhà phê bình gia Leacock nói “toàn bộ thế giới nói tiếng Anh sẽ nhận ra
O’Henry là một trong những bậc thầy nổi tiếng nhất của văn học hiện đại”
[3;242]. Đúng vậy, O’Henry xứng đáng là bậc thầy bởi phong cách sáng tác và
nghệ thuật sắp xếp, sử dụng ngôn từ của ông. Raun Narcy ca ngợi kiểu “văn
phong linh hoạt, sự thông minh kết hợp với cái nhìn hài hước-châm biếm”
[3;244] ở O’Henry và khẳng định “ông ta thống trị nhân vật của mình hơn là
chịu đựng họ”.
Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O’Henry là những tình tiết ngẫu nhiên,
có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mĩa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc
dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc bâng khuâng, thích thú.

18


Ông còn là bậc thầy của những cái kết bất ngờ với nhiều biến thái khác
nhau. Có ngờ đảo ngược tình thế, bất ngờ liên tưởng, bất ngờ mở nút kép. Đọc
truyện ngắn của ông ta khó lường trước được kết cục. Với phương châm “giấu kỹ
bầy nhanh”, mãi đến đoạn cuối độc giả mới nhận ra điều tác giả muốn nói.
Ngoài ra, O’Henry còn nổi tiếng với việc xây dựng kết cấu cốt truyện cổ
điển với những cốt truyện li kì, hấp dẫn. Kết thúc truyện của ông thường có hậu,
gần giống với truyện cổ tích. Truyện của O’Henry được đưa vào chương trình
giảng dạy ở Mỹ và cả ở Việt Nam, được các giáo sư phân tích để rèn luyện các kĩ
năng viết cho học sinh. Điều này cho thấy tính mẫu mực từ tác phẩm của ông.
Người ta còn xếp truyện của O’Henry vào dạng “cổ điển đương đại”, như những
giá trị đã trở thành khuôn mẫu.
O’Henry còn là bậc thầy truyện ngắn khi để độc giả đứng trước một bài toán

trình bày bằng ngôn ngữ thơ, người đọc phải cùng người kể chuyện lần theo
chuỗi sự kiện để tìm ra đáp số cuối cùng. Truyện O’Henry giàu chất trí tuệ nhưng
không phải thế mà khô khan. Ở những trang viết thành công, O’Henry bộc lộ một
chất thơ, chất trữ tình say đắm trong cái nhìn hóm hỉnh về cuộc đời.
Giáo sư Aphônsô Xmit nhà nghiên cứu tiểu sử O’Henry xếp O’Henry vào
hàng ngũ những cây bút sáng tạo số một của Mỹ. Ông khẳng định nếu không có
O’Henry thì bức tranh truyện ngắn của thế giới thiếu đi một mảng lớn. Điều đó
càng cho chúng ta thấy tiếng vang ảnh hưởng to lớn của ông trên văn đàn văn
học thế giới.
Có thể nhận xét rằng truyện ngắn của O’Henry không có cái thâm trầm sâu
xa về mặt tư tưởng, không có tầm rộng lớn về mặt khái quát, hoặc tính sắc bén
trong phê phán xã hội đương thời như hai nhà văn hào Pháp, Nga, nhưng tên tuổi
của ông vẫn tồn tại mãi trong sự ưa thích và mến chuộng của người đọc khắp nơi
trên thế giới; vì ông có niềm tin vào con người trong cuộc sống, cái nhìn vui vẻ,
yêu đời của ông trước những thăng trầm của số phận con người, đặc biệt là
những con người nghèo khổ, thất thế, bất hạnh.
Sở dĩ, O’Henry và truyện ngắn của ông đến nay vẫn còn ưa chuộng rộng
rãi trên thế giới không chỉ do những tác phẩm của ông đã tái hiện xã hội Mỹ ở
đầu thế kỉ XX, với những nét riêng của một chủ nghĩa tư bản đang phát triển

19


trong một bức tranh giàu màu sắc, nhiều bất ngờ, nhiều hương vị; mà trước hết vì
tính nhân đạo và cái nhìn đầy độ lượng, thương cảm, lạc quan của tác giả đối với
con người và cuộc sống, đồng thời phong cách nghệ thuật của O’Henry đã ghi lại
một dấu ấn không thể phai mờ trong thể loại truyện ngắn của thế giới. Chính
những điều không giống ai đã đưa ông lên vị trí bậc thầy truyện ngắn.
O' Henry đã sống một cuộc đời trầm lặng đó là số phận của ông. Nhưng
giữa muôn triệu người, ông không bị chìm lãng. Ông bất tử với những truyện

ngắn của mình. Ông không tự tạo ra danh tiếng, mà danh tiếng tự đến với ông.
Chừng nào con người còn biết cảm xúc, biết rung động, chừng ấy người ta còn
tìm đọc và tôn vinh ông.

20


×