Tải bản đầy đủ (.pptx) (101 trang)

vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 101 trang )

VI KHUẨN GÂY BỆNH
ĐƯỜNG TIÊU HÓA


HỆ TIÊU HÓA VÀ SỰ PHÒNG VỆ
• Là một ống dài, có hệ vi sinh vật rất phong
phú và đa dạng, hàng ngày có thể tiếp xúc
với hàng triệu vi sinh vật mới
• Ruột người là nơi có hệ vi khuẩn đa dạng
và nhiều nhất (hơn 1011 vk/mỗi gam)
• Sự phòng vệ nội tại mang ý nghĩa lớn và
đóng vai trò rất quan trọng


HỆ TIÊU HÓA VÀ SỰ PHÒNG VỆ
• Đường tiêu hóa được bao phủ bởi một lớp chất nhầy (mucus) như một lớp
bảo vệ cơ học.
• Các chất dịch tự nhiên của đường tiêu hóa có tính kháng khuẩn:
• Nước bọt: Lysozyme, lactoferrin
• Dịch vị tính acid mạnh
• Dịch mật có tính kiềm và khả năng ức chế vi khuẩn gram dương mạnh
• Kháng thể tự nhiên IgA trên đường tiêu hóa có khả năng ngăn cản sự
bám dính và tiêu diệt một số vi khuẩn
• Hệ vi khuẩn đường ruột


VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
• Khá phổ biến (5- 10%)
• Triệu chứng
• Các cơn đau, nóng rát vùng thượng vị,
kéo dài trên 15 phút, khu trú hoặc lan


tỏa
• Cơn đau có tính chu kỳ, thường xuất
hiện lúc đói, về đêm… giảm đi khi uống
sữa hoặc dung dịch antacid
• Táo bón, nôn mửa, chướng bụng, ợ
chua
• Có thể kèm theo đi phân đen do xuất
huyết dạ dày


LOÉT TÁ TRÀNG

LOÉT DẠ DÀY


CƠ CHẾ BỆNH SINH


Nguyên nhân – Yếu tố nguy cơ
Giảm yếu tố bảo vệ

Tăng yếu tố tấn công

• Stress làm giảm tiết HCO3-

• Stress làm tăng tiết acid

• Thuốc giảm đau NSAID và corticoid

• Thuốc giảm đau NSAID làm tăng


làm giảm tổng hợp chất nhầy
• VK Helicobacter pylori làm tổn
thương niêm mạc dạ dày, giảm tạo
chất nhầy
• Khác: di truyền, hút thuốc lá….

tiết acid
• VK Helicobacter pylori làm phá
hủy tế bào D ở niêm mạc dạ dày,
làm tăng tiết acid


Helicobacter pylori
• Là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá
tràng, chiếm 70 – 90% trường hợp.
• Là xoắn khuẩn gram âm, vi hiếu khí, sống ở
lớp trên lớp nhầy của niêm mạc dạ dày
• Có 2 nhóm:
• Nhóm I mang gen CagA và VacA – là nhóm độc
• Nhóm II không có 2 gen trên, thường ít độc

• Hơn 50% dân số thế giới mang H. pylori.
Chỉ 15 – 20% phát triển thành bệnh lý loét
dạ dày – tá tràng


Helicobacter pylori
• Vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày qua
đường tiêu hóa

• H. pylori tạo ra một lượng lớn urease,
một enzym chuyển hóa urê thành NH3 có
tính kiềm giúp trung hòa acid xung quanh
khu vực nó sống
• Nhờ tiêm mao, chúng xuyên thủng và
chui qua lớp nhầy dạ dày, tiến tới lớp tế
bào niêm mạc, bám vào đó nhờ adhesin
• Gây tổn thương và viêm niêm mạc làm
giảm tiết chất nhầy và tăng tiết acid
thông qua nhiều cơ chế khác nhau


Helicobacter pylori
• Lây nhiễm qua đường tiêu hóa,
nước bọt, nguồn nước và thực
phẩm nhiễm phân
• Các yếu tố nguy cơ:
• Trẻ em
• Điều kiện sống và vệ sinh môi
trường
• Các yếu tố thể trạng, thuốc….
Tỷ lệ nhiễm HP trên thế giới


Biến chứng bệnh
• Có thể không có dấu hiệu, triệu chứng bệnh
• Gây loét dạ dày và tá tràng. Nặng có thể xuất huyết dạ
dày, thủng dạ dày…
• Viêm dạ dày mạn
• Ung thư dạ dày



Chẩn đoán
• Các phương pháp xâm phạm: cần nội soi và sinh thiết dạ dày
• Nhuộm và soi trực tiếp
• Phân tích mô bệnh học
• Urease test
• Phương pháp nuôi cấy
• Phương pháp PCR

• Các phương pháp không xâm phạm:
• Test urease hơi thở
• Phương pháp huyết thanh học: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước bọt, nước tiểu tìm
kháng thể
• Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên


SINH THIẾT MÔ VÀ NHUỘM TÌM HP


Nuôi cấy
• Là phương pháp chuẩn
• Cho phép xác định tính nhạy cảm với kháng sinh
trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với KS hoặc
sử dụng KS thất bại
• Bệnh phẩm sinh thiết mô được vận chuyển trong
môi trường chuyên chở
• Phân lập trên môi trường thạch giàu dinh dưỡng
có thêm máu, điều kiện 37oC, vi hiếu khí
• Khuẩn lạc tròn, bóng, màu xám, 0,5 -1mm,

không huyết giải hoặc huyết giải alpha mọc lên
sau 3 – 5 ngày
• Nhuộm gram thấy xoắn khuẩn gram âm hơi cong

Khóm HP trên thạch máu colombia


Xét nghiệm Urease hơi thở
• Bệnh nhân uống một lượng nhỏ urê
chứa đồng vị phóng xạ 13C hoặc 14C
• Urê chuyển hóa thành 13CO2 và NH3
do urease của HP
• CO2 mang đồng vị phóng xạ vào máu
và đến phổi và thải ra ngoài
• Phát hiện CO2 phóng xạ bằng các
thiết bị chuyên biệt
• Có độ nhạy và đặc hiệu cao trên 95%


Xét nghiệm Urease hơi thở


Xét nghiệm huyết thanh học


Điều trị
• Phối hợp giữa hai nhóm thuốc
• Kháng sinh tiêu diệt HP: clarithromycin, amoxicillin, metronidazole,
tetracyclin…
• Thuốc giảm tiết acid: nhóm ức chế bơm proton, nhóm kháng Histidine

H1
• Khác: Bistmuth

• Do HP có khả năng đề kháng nhanh nên phải phối hợp 2 – 3
kháng sinh, thời gian điều trị khoảng 14 ngày


Các phác đồ
• Phác đồ 3 thuốc – lựa chọn đầu tiên, điều trị trong 14 ngày
• Thuốc ức chế bơm proton (PPI), và 2 trong 3 kháng sinh:
• Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày
• Amoxicillin 1000 mg x 2 lần/ngày
• Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày

• Phác đồ 4 thuốc – thay thế khi có đề kháng kháng sinh, 14 ngày
• Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
• Bismuth subcitrat 120 mg x 4 lần/ngày
• Metronidazol 500 mg x 2 lần/ ngày
• Tetracyclin 1000 mg x 2 lần/ ngày


Các phác đồ
• Phác đồ 3 kháng sinh – nếu không có Bismuth. Điều trị 14 ngày
• Thuốc ức chế bơm proton PPI
• Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày
• Amoxicillin 100 mg x 2 lần/ngày
• Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày

• Trường hợp H.P vẫn kháng thuốc
• PPI

• Levofloxacin 500 mg x 1 lần/ngày
• Amoxicillin 1000 mg x 2 lần/ngày

• Làm kháng sinh đồ nếu việc điều trị bằng kháng sinh thất bại


TIÊU CHẢY CẤP
• Tiêu chảy cấp: Tình trạng đi tiêu phân sệt
hoặc lỏng như nước, hơn 3 lần/ngày và
kéo dài không quá 14 ngày.
• Là một trong những nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu ở trẻ em, người cao tuổi và
người suy giảm miễn dịch
• Chủ yếu do chế độ vệ sinh môi trường và
thực phẩm kém.


TIÊU CHẢY CẤP
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp:
• Do Virus: Adenovirus, rotavirus… đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở
trẻ em (~ 50% số trường hợp)
• Do nhiễm trùng: E. coli, Samonella, Shigella, Staphylococcus aureus, Vibrio
cholera…
• Do ký sinh trùng: lỵ amip Entamoeba histolytica
• Do ngộ độc kim loại: thủy ngân , arsen


TIÊU CHẢY CẤP
• Hầu hết trường hợp tiêu chảy là tự hạn chế và tự khỏi, điều trị chủ yếu là
bù nước và điện giải.

• Không khuyến cáo sử dụng kháng sinh trong đa số trường hợp.
• Tiêu chảy cấp do vi khuẩn có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng do
đó cần phát hiện và điều trị thích hợp.


Các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp
Tác nhân gây bệnh %

Tỷ lệ %

Virus

Rota virus

15 – 25

Vi khuẩn

ETEC

10 – 20

Shigella

5 – 15

Campylobacter jejuni

10 – 15


Vibrio cholerae O1

5 – 10

Salmonella (Non – typhoid)

1–5

EPEC

1 – 15

Đơn bào

Cryptosporidium

5 – 15

Khác

Tình trạng sinh lý, sử dụng thuốc…

20 - 30


Hệ vi khuẩn đường ruột
• Là nhóm vi khuẩn lớn, gồm nhiều
loài vi khuẩn khác nhau
• Sự hiện diện thay đổi theo vị trí
sinh lý, tuổi tác và chế độ ăn

uống
• Phân loại:
• Theo họ vi khuẩn
• Theo khả năng gây bệnh


×