Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: CHU DE OXI OZON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.12 KB, 13 trang )

CHỦ ĐỀ: OXI – OZON
(Thời lượng: 2 tiết)
NHÓM 2: GỒM CÁC TRƯỜNG:
Các trường ngoài CL ở Vinh, DTNT và Con Cuông, PTNK – TDTT
I. Nội dung chủ đề:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Nội dung 1: Cấu hình electron, vị trí và cấu tạo của oxi
Nội dung 2: Tính chất vật lý của oxi.
Nội dung 3: Tính chất hóa học của oxi.
Nội dung 4: Ứng dụng của oxi. Điều chế oxi.
Nội dung 5: Tính chất của ozon
Nội dung 6: Ozon trong tự nhiên
Nội dung 7: Ứng dụng của ozon

II. Tổ chức dạy học chủ đề
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh nêu được
+ Viết được cấu hình electron của oxi, suy ra vị trí oxi trong BTH
và viết CTCT.
+ Nhắc khái niệm thù hình.
+ Tính chất hóa học cơ bản của khí oxi và khí ozon là gì? Những
phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho tính chất này?
+ So sánh tính chất hóa học đặc trưng của khí oxi với ozon?
+ Phương pháp điều chế khí oxi như thế nào, cách thu khí oxi và


vai trò của khí oxi đối với đời sống, sản xuất như thế nào?
+ Ảnh hưởng của khí ozon đến đời sống trên Trái Đất như thế
nào?
- Kĩ năng
+ Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và cấu tạo của oxi,
dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của oxi.
+ Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của
oxi, ozon.
+ Lắp dụng cụ điều chế khí từ chất rắn
1


+ Giải được bài tập : Tính hiệu suất điều chế khí oxi trong phòng
thí nghiệm; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
- Thái độ:
+ Giáo dục đức tính cẩn thận khi thao tác thí nghiệm, tiết kiệm
hóa chất để bảo vệ môi trường.
+ Ứng dụng của oxi, ozon phục vụ đời sống con người.
- Năng lực hình thành:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác
+ Năng lực thực hành hóa học
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiến.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị bài dạy bằng phần mềm powerpoint để tiết kiệm thời
gian ghi bảng và diện tích bảng.
+ Chuẩn bị và phát phiếu học tập cho HS ở tiết trước.

+ Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, muỗng đốt hóa chất, kẹp ống
nghiệm, ống đèn cồn, bông, ống dẫn khí có nút cao su, chậu thủy
tinh, giá treo.
+ Hóa chất thí nghiệm: Mg, C, O2, C2H5OH, KMnO4(rắn) hoặc
KClO3(rắn)
+ Một số vật dụng có liên quan thực tế: tranh ảnh liên quan thực
tế.
- Học sinh:
+ Học sinh thực hiện nội dung trong phiếu học tập được giáo
viên phát trước
+ Chuẩn bị các nội dung do giáo viên giao trước tại nhà.
+ Tự tìm kiếm các ứng dụng của oxi, ozon trong đời sống thực tế.
3. Phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm kiểm chứng.
4. Thiết kế các tiến trình dạy học chủ đề
Dùng phiếu học tập (HS tự chuẩn bị tài nhà)
Nội dung
Nội dung 1:

Vấn đề chuẩn bị
− Cấu hình electron của oxi?
2


Cấu hình
electron, vị trí
và cấu tạo của
oxi

− Số e lớp ngoài cùng là bao nhiêu?

− Vị trí oxi trong BTH và cấu tạo phân tử oxi?

(Cả 6 nhóm)
Nội dung 2:
Tính chất
vật lý của
oxi, ozon,
thù hình.

− Nêu các tính chất vật lí giống nhau của oxi, ozon.
− Nêu các tính chất vật lí khác nhau của oxi, ozon.

(Cả 6 nhóm)
− Từ cấu tạo của nguyên tử oxi dự đoán tính chất
hoá học cơ bản của oxi, ozon? Viết quá trình cho –
nhận electron thể hiện tính chất đó.
− Hãy nghiên cứu phản ứng hóa học của oxi với: kim
loại, phi kim, hợp chất vô cơ và hữu cơ (Mỗi nhóm
chuẩn bị)
Nội dung 3:
Tính chất hóa
học chung của
oxi, ozon
(Các nhóm từ
1→4)

+ Nhóm 1: nghiên cứu oxi tác dụng với kim loại
(học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu các video
thí nghiệm về O2 tác dụng với Mg, Cu, Fe; …)
+ Nhóm 2: nghiên cứu oxi tác dụng với phi kim

(học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu các video
thí nghiệm về O2 tác dụng với C, S, P, …)
+ Nhóm 3: nghiên cứu oxi tác dụng với hợp chất
vô cơ (học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu các
video thí nghiệm về O2 tác dụng với CO, H2S, …)
+ Nhóm 4: nghiên cứu oxi tác dụng với hợp chất
hữu cơ (học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu
các video thí nghiệm về O2
tác dụng với C2H5OH, …)

Nội dung 4:

+ Nhóm 5: nghiên cứu điều chế oxi trong phòng thí
3


Điều chế oxi
(Các nhóm 5; 6)

Nội dung 5:
Tính chất của
ozon

nghiệm (học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu
các video thí nghiệm về điều chế O2 từ KMnO4,
KClO3, H2O2, …)
+ Nhóm 6: nghiên cứu sản xuất oxi trong công
nghiệp (học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu
các video thí nghiệm về chưng cất phân đoạn không
khí lỏng, điện phân H2O).

− Ozon là một dạng thù hình của oxi(GV giúp học
sinh hình thành khái niệm về thù hình).
− Nêu các tính chất vật lí của ozon. Dự đoán nguyên
nhân cho mỗi tính chất đó.

- Nghiên cứu ozon tác dụng với kim loại, phi kim, hợp
(Nhóm 1 chuẩn chất vô cơ và hữu cơ(học sinh nghiên cứu các tài liệu,
bị, nhóm 2 nhận tìm hiểu các video thí nghiệm về ozon tác dụng với Ag;
xét)
KI, …).
- So sánh tính tính hóa học của O2 với O3.

Nội dung 6:
Ozon trong tự
nhiên

- Ozon tập trung nhiều ở đâu?

(Nhóm 3 chuẩn - Trong khí quyển ozon được tạo thành như thế nào?
bị, nhóm 4 nhận
xét)
Nội dung 7:
Ứng dụng của
Ozon

- Ozon trong không khí nhiều, ít ảnh hưởng đến người
và sinh vật như thế nào?

(Nhóm 5 chuẩn - Ứng dụng quan trọng của Ozon? ứng dụng đó dựa
bị, nhóm 6 nhận vào tính chất nào?

xét)
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1: Cấu hình e, vị trí, cấu tạo Oxi
4


Nội dung 1: Cấu hình e, vị trí, cấu tạo
- Hoạt động nhóm:
+ Các thành viên trong nhóm thảo luận trong 2 phút để thống nhất
nội dung.
+ GV chọn 01 nhóm để báo cáo
− GV tổng kết chung cho nội dung này
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2: Tính chất vật lý của oxi
Nội dung 2: Tính chất vật lí của oxi.
− Hoạt động nhóm:
+ Các thành viên trong nhóm thảo luận trong 3 phút để thống nhất
nội dung.
+ GV chọn 01 nhóm để báo cáo
− GV tổng kết chung cho nội dung này:
− Hệ thống câu hỏi củng cố
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3: Tính chất hóa học của Oxi
Nội dung 3: Tính chất hóa học của kim loại.
− Hoạt động nhóm:
+ Các thành viên trong nhóm thảo luận trong 3 phút để thống nhất
nội dung.
+ GV cho các nhóm làm thí nghiệm kiểm chứng trên bục giảng để
các nhóm khác cùng quan sát.
Nhóm 1: Oxi tác dụng với kim loại
+ 1 HS làm thí nghiệm oxi tác dụng với Mg và Cu.
+1 HS viết phương trình hóa học trên bảng.
+ Các nhóm khác quan sát và nêu nhận xét về phần trình bày của

nhóm 1.
+ GV chiếu video về phản ứng của Fe với O 2, Al với O2. Yêu cầu
HS nhóm 1 lên bảng viết phương trình hóa học này.
− GV tổng kết nội dung nhóm 1.
Nhóm 2: Oxi tác dụng với phi kim
+ 1 HS làm thí nghiệm của C tác dụng với O 2. Các nhóm cùng
quan sát và nêu nhận xét.
+ 1 HS viết phương trình hóa học trên bảng.
+ Gv chiếu video về phản ứng của S với O2, P với O2
5


− GV tổng kết nội dung nhóm 2
Lưu ý cho HS: Các halogel không phản ứng với oxi => trong các
phản ứng hóa học oxi chỉ thể hiện tính oxi hóa
Nhóm 3: Oxi tác dụng với hợp chất vô cơ
+ 1 HS làm thí nghiệm của Oxi tác dụng với H 2S. Các nhóm cùng
quan sát và nêu nhận xét.
+ Các nhóm nêu thí nghiệm chứng minh sản phẩm là SO2
+ 1 HS viết phương trình hóa học trên bảng.
+ Giải thích tại sao phải đốt H2S liên tục trên ngọn lửa.
− GV tổng kết nội dung nhóm 3
Nhóm 4: Oxi tác dụng với hợp chất hữu cơ
+ Gv làm thí nghiệm biểu diễn O 2 tác dụng với cồn C2H5OH cho
HS xem.
+1 HS viết phương trình hóa học trên bảng.
+ Các nhóm khác quan sát và nêu nhận xét về phần trình bày của
nhóm 4.
Lưu ý cho HS: Khi đốt cồn không phải giữ khoảng cách an toàn.
− GV tổng kết nội dung nhóm 4

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4: Điều chế Oxi(tiết 2)
Nhóm 5: Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm
+ Gv hướng dẫn HS cách lắp dụng cụ điều chế O 2 và điều chế chất
khí từ chất rắn nói chung.
+ Gv làm thí nghiệm và hướng dẫn HS cách thu khí bằng pp dời
chỗ của nước(đẩy nước).
+1 HS viết phương trình hóa học trên bảng.
+ Các nhóm khác quan sát và nêu nhận xét về phần trình bày của
nhóm 5.
+ Gv hỏi HS những khí như thế nào sẽ thu được bằng pp trên.
− GV tổng kết nội dung nhóm 5
Nhóm 6: Sản xuất O2 trong công nghiệp
+ Các thành viên trong nhóm thảo luận trong 3 phút để thống nhất
nội dung.
+ GV chọn 01 nhóm để báo cáo
6


+ HS nhóm 6 trả lời pp sản xuất Oxi trong công nghiệp và 1 HS
viết phương trình điện phân H2O
+ Gv chiếu video điện phân H2O và giải thích tạo sao lại cho thêm
NaOH hoặc H2SO4 cho HS biết.
− GV tổng kết chung cho nội dung nhóm 6
III. Bảng mô tả các mức độ.
NỘI DUNG
Nhận biết

Cấu tạo

Tính chất

vật lý

Tính chất
hóa học

MỨC ĐỘ
Thông hiểu Vận dụng

- Viết được
cấu hình ion
O2-, từ cấu
hình của oxi
và ion O2suy ra được
vị trí của oxi
trong bảng
tuần hoàn.
- Nêu được - Giải thích
các tính chất được
tính
vật lý của chất vật lý
oxi, ozon.
của
oxi,ozon.

Vận dụng
cao

- Viết cấu
hình e và
nêu được vị

trí của oxi
trong bảng
tuần hoàn.

- Nêu được
các tính chất
hóa học của
oxi ozon

- Giải thích
một số hiện
tượng
thí
nghiệm.
7

- Giải thích
ứng
dụng
của
oxiozon trong
thực tiễn dựa
trên tính chất
vật lý.
- Các bài tập
định lượng
(bài tập oxi,
ozon
tác
dụng với các


- Bài tập hỗn
hợp của oxi,
ozon
- Sử dụng


- Giải thích chất).
một số hiện
tượng
tự
nhiên
dựa
vào tính chất
hóa học của
oxi, ozon.

tính chất của
oxi, ozon để
giải thích các
vấn đề thực
tiễn.

- So sánh
khả
năng
phản
ứng
của
oxi,

ozon với mỗi
tác nhân.
Ứng dụng - Nêu được
và điều chế vai trò của
Oxi
oxi, ozon đối
với sự sống
con người và
động vật

- Hiểu được
ứng
dụng
của
oxi,
ozon trong
đời sống và
sản xuất.

- Nêu được
một số ứng
dụng
của
ozon
dựa
vào tính oxi
hóa
mạnh
của nó


- Hiểu được
nguyên tắc
diều chế oxi
trong phòng
thí nghiệm

trong
công nghiệp.
- Viết được
các PT điều
chế oxi trong
8

- Một số bài
tập tính toán
đơn giản về
oxi trong các
phản
ứng
điều chế

- Một số bài
tập tính toán
về oxi liên
quan
hiệu
suất.


phòng

thí
nghiệm và
trong công
nghiệp.
IV. Hệ thống câu hỏi/ bài tập
1.
Mức độ biết:
Câu 1: Công thức cấu tạo đúng của O2 là?
A. O – O
B. O = O
C. O ≡ O
D. O = O →O.
Câu 2: Cho O(Z= 8). Cấu hình electron của Oxi là?
A. 1s22s22p6
B. 1s22s22p4
C. 1s22s22p5
D. 1s22s22p2.
Câu 3. Oxi(Z = 8) là nguyên tố thuộc nhóm?
A. IA
B. IIA
C. IVA
D. VIA.
Câu 4: Phân tử Ozon có công thức là?
A. O
B. O2
C. O3
D. O4.
Câu 5: Số oxi hóa phổ biến của oxi trong hợp chất là?
A. 0
B. -2

C. + 2
D. – 1
Câu 6: Oxi không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Mg
B. S
C. C2H5OH
D. Cl2
Câu 7: Ozon là chất có công thức nào sau đây?
A. O2
B. O3
C. SO2
D. SO3
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về Ozon là sai?
A. Ozon là khí màu xanh nhạt, mùi đặc trưng.
B. O3 có tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn O2.
C. Ozon dùng để chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng
tinh bột, dầu ăn.
D. Một lượng lớn Ozon trong không khí sẽ làm cho không khí trong
lành.
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. điện phân nước.
B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
9


D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
B. Chữa sâu răng.

C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
D. Sát trùng nước sinh hoạt.
2.

Mức độ hiểu:
Câu 1. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. H2S
B. O2
C. Al2S3
D. SO2
t
Câu 2: Cho phản ứng: 2Mg + O2 
→ 2MgO
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Mg là chất khử
B. O2 là chất oxi hóa
C. Quá trình oxi hóa: Mg → Mg2+ + 2e
D. Quá trình oxi hóa: O2 + 4e → 2O2Câu 3: Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ
0

Phát biểu nào sai ?
A. Khí Y là O2.

B. X là hỗn hợp KClO3 và MnO2.

C. X là KMnO4.

D. X là CaCO3.

Câu 4 : Tính chất hóa học đặc trưng của oxi là ?

A. Tính Oxi hóa

B. Tính Khử
10


C. Tính bazo

D. Tính axit

Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
B. Chữa sâu răng.
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
D. Sát trùng nước sinh hoạt.
Câu 6 : Oxi phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau : Cu,
C, CO, F2, Au, H2, Na, C2H5OH, Fe2O3, H2S
A. 5

B. 6

C. 7

Câu 7 : Cho phản ưng : 2Ag + O3
đây là sai ?



D. 8
Ag2O + O2 . Nhận định nào sau


A. Chất khử là : Ag

B. Chất oxi hóa là : O3

C. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
mạnh hơn ozon.

D. Oxi có tính oxi hóa

Câu 8 : Oxi có số oxi hóa -1 trong chất nào sau đây ?
A. O2

B. OF2

C. H2O2

D. SO2

Câu 9 : Cho các chất sau : KMnO4, KClO3, CaCO3, H2O2(xt MnO2), H2O.
Số chất có thể dùng điều chế oxi trong PTN ?
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10 : Phản ứng nào sau đây là sai ?

A. 2H2 + O2
C. CH4 + 2O2

3.

0

t


0

2H2O

t



B. Fe + O2

CO2 + 2H2O

0

t



D. 2Cl2 + O2


Fe3O4
0

t



2Cl2O

Mức độ vận dụng:

Câu 1: Thể tích khí O2(đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 4,8g Mg là?
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
11


C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Câu 2: Khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế được 4,48 lít khí
O2(đktc), biết rằng phản ứng nhiệt phân KMnO4 xảy ra hoàn toàn?
A. 63,2g
B. 15,8g
C. 31,6g
D. 7,9g.
Câu 3. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trên
thực tế, người ta dùng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa
trên tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hóa học.
B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.

C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.
D. Ozon không tác dụng được với nước.
Câu 4: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí O2 với khí O3?
A. Tàn đóm đỏ.

B. Dung dịch KI + hồ tinh bột.

C. Dung dịch Ca(OH)2.

D. Khí CO2.

Câu 5: Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí O2 ẩm?
A. CaO

B. Dd NaOH

C. Dd H2SO4loãng,

D. Dd CuSO4

Câu 6 : Cho phản ứng : 2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2. Cho hồ
tinh bột vào hỗn hợp sản phẩm thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này
là do ?
A. Sự oxi hóa tinh bột

B. Sự oxi hóa iotua

C. Sự oxi hóa Kali

D. Sự oxi hóa ozon


4.

Mức độ vận dụng cao:

Câu 1: Nhiệt phân 24,5g KClO3 với hiệu suất 80%, thu được V lít khí
O2(đktc). Giá trị V là?
A. 1,792 lít
B. 6,72 lít
C. 2,6 lít
D. 5,376 lít
12


Câu 2: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt
cháy hoàn toàn V lít CH4 cần 2,8 lít hỗn hợp X, biết các thể tích khí đo ở
đktc. Giá trị V là?
A. 1,65
B. 1,55
C. 1,75
D. 145
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 8,8g hỗn hợp Mg, Cu, Fe trong oxi thu được
12g hỗn hợp oxit tương ứng. Thể tích O2 đã phản ứng ở đktc là?
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Câu 4: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác
MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là
A. KClO3.

B. KMnO4.
C. KNO3.
D. AgNO3.
Câu 5: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và
SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. Nhận 13 electron.

B. Nhận 12 electron.

C. Nhường 13 electron.

D. Nhường 12 electron.

Ý kiến nhận
xét: .................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
.......

13



×