Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHQUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.13 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VŨ THANH HÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNHQUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VŨ THANH HÙNG

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐỖ VĂN PHỨC


HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý - Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, dưới sự giúp đỡ của các thầy cô và các đồng nghiệp,
bản Luận văn cao học của tôi đến nay đã được hoàn thành. Với tất cả sự kính trọng
và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Thầy giáo Giáo Sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Phức – Bộ môn Kinh tế học - Viện Kinh
tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Các thầy, cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, cán bộ Viện Đào tạo sau đại học của
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Sự giúp đỡ của lãnh đạo và các đồng nghiệp Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh đã
luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.

Quảng Ninh, tháng 8 năm 2013.
Học viên

Vũ Thanh Hùng

0


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông

tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Vũ Thanh Hùng

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1
MỤC LỤC..................................................................................................................2
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................9
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 10
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 10
2. Mục đích (Kết quả kỳ vọng thu được) nghiên cứu .................................... 10
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 10
4. Nội dung của luận văn ................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ............................................................................... 12
1.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng .. 12
1.2 Bản chất, các đặc điểm và vai trò của quản lý Nhà nước về xây dựng ... 14
1.3 Các loại công việc quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
và phương pháp thực hiện từng loại............................................................... 16
1.4 Phương pháp đánh giá chất lượng quản lý nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng ................................................................................................. 23
1.4.1 Đánh giá công tác quy hoạch xây dựng ................................................ 24

1.4.2 Đánh giá công tác thẩm định dự án xây dựng ....................................... 24
1.4.3 Đánh giá công tác cấp phép xây dựng................................................... 25
1.4.4 Đánh giá công tác thanh tra, xử lý các công trình xây dựng kém chất
lượng............................................................................................................. 26
1.5 Các nhân tố trực tiếp quyết định chất lượng QLNN về chất lượng công
trình xây dựng ................................................................................................. 30
1.5.1 Về mức độ đáp ứng nhu cầu của bộ máy QLNN về xây dựng............... 31
1.5.2 Về mức độ đáp ứng nhu cầu ngành nghề và trình độ chuyên môn được
đào tạo của đội ngũ cán bộ, nhân viên QLNN về xây dựng ........................... 33
1.5.3 Về mức độ đáp ứng nhu cầu về điều kiện làm việc và về điều kiện sống
cho đội ngũ cán bộ, nhân viên QLNN về xây dựng ....................................... 36
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
.............................................................................................................................. 39
2.1 Đánh giá tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh...................................................................................................... 39
2.1.1 Tình hình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................ 41

2


2.1.2 Tình hình chất lượng chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh................................................................................................... 44
2.2 Đánh giá tình hình chất lượng quản lý nhà nước về xây dựng trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh....................................................................................... 52
2.2.1 Đánh giá tình hình chất lượng quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh................................................................................................... 52
2.2.2 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh................................................................................................... 55
2.2.3 Đánh giá công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .... 56

2.2.4 Đánh giá tình hình chất lượng thanh tra xây dựng và xử lý các vi phạm,
khắc phục chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ...... 58
2.2.5 Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng quản lý nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................ 60
2.3 Các nguyên nhân dẫn đến chất lượng quản lý nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng ở Sở Xây dựng Quảng Ninh chưa cao .......................... 61
2.3.1 Nguyên nhân từ phía mức độ đáp ứng nhu cầu chưa cao của bộ máy
QLNN về xây dựng ....................................................................................... 61
2.3.2 Nguyên nhân từ phía mức độ đáp ứng nhu cầu chưa cao về ngành nghề
chuyên môn, về trình độ ngành nghề chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân
viên quản lý nhà nước về xây dựng trên dịa bàn Quảng Ninh ........................ 68
2.3.3 Về mức độ đáp ứng nhu cầu về điều kiện làm việc và về điều kiện sống
cho đội ngũ cán bộ, nhân viên QLNN về xây dựng trên địa bàn Quảng Ninh 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH TRONG 5 NĂM TỚI ..................................................... 74
3.1 Mục tiêu chiến lược phát triển xây dựng ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2012 đến năm 2017 .......................................................................................... 74
3.1.1 Đối với công tác phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn...... 74
3.1.2 Đối với công tác phát triển hệ thống kiến trúc cảnh quan ...................... 74
3.1.3 Đối với công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật.......................................... 75
3.1.4. Đối với công tác phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước mưa và vệ
sinh môi trường ............................................................................................. 76
3.1.5. Đối với công tác phát triển hệ thống cấp điện và bưu chính viễn thông 78
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng QLNN về chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm tới..................................... 79
3.2.1 Đổi mới bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh trong 5 năm tới ..................................................................................... 79

3



3.2.2 Nhu cầu và chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho
đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng của Quảng Ninh
trong 5 năm tới .............................................................................................. 86
3.2.3 Cải thiện điều kiện làm việc và điều kiến sống cho cán bộ quản lý nhà
nước về xây dựng trên địa bàn Quảng Ninh trong 5 năm tới .......................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 95

4


DANH MỤC VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1
2

QLNN
CLCT

Quản lý nhà nước
Chất lượng công trình

3


ĐTXD

Đầu tư xây dựng

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

CBQL

Cán bộ quản lý

6

UBND

Ủy ban nhân dân

7

TKCS

Thiết kế cơ sở

5



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả công tác thẩm định đồ án quy hoạch ......................................... 24
Bảng 1.2: Kết quả quản lý công tác thẩm định các dự án xây dựng........................ 25
Bảng 1.3: Kết quả công tác cấp phép xây dựng...................................................... 26
Bảng 1.4: Kết quả công tác thanh tra qua các năm ................................................. 28
Bảng 1.5: Kết quả thực hiện xử lý sai phạm trong công tác thanh tra ..................... 29
Bảng 1.6: Tóm lược phương pháp đánh giá chất lượng QLNN về chất lượng công
trình xây dựng ............................................................................................... 29
Bảng 1.7: Bảng đánh giá tình hình cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng
về mặt ngành nghề chuyên môn của Sở Xây dựng Quảng Ninh (đến 12/2012)
...................................................................................................................... 34
Bảng 1.8: Tỷ lệ về đào tạo đủ cả kỹ thuật chuyên ngành và quản trị kinh doanh của
cán bộ, nhân viên quản lý về xây dựng của Sở Xây dựng theo từng giai đoạn34
Bảng 1.9: Bảng tổng hợp tình hình cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng
về mặt trình độ ngành nghề chuyên môn của Sở Xây dựng Quảng Ninh (đến
12/2012)........................................................................................................ 35
Bảng 1.10: Tỷ lệ về trình độ (cấp độ) đào tạo đủ cả kỹ thuật chuyên ngành và quản
trị kinh doanh từ đại học trở lên của cán bộ, nhân viên quản lý về xây dựng
của Sở Xây dựng theo từng giai đoạn ............................................................ 36
Bảng 1.11: Bảng tổng thực trạng thiết bị máy móc cho cán bộ, nhân viên quản lý
nhà nước về xây dựng ................................................................................... 36
Bảng 1.12: Bảng tổng đánh giá đảm bảo điều kiện làm việc bình quân cho cán bộ,
nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng....................................................... 37
Bảng 1.13: Bảng tổng thực trạng đảm bảo mức sống bình quân cho cán bộ, nhân
viên quản lý nhà nước về xây dựng của Sở Xây dựng Quảng Ninh ............... 38
Bảng 2.1: Số lượng CT XD thuộc các Bộ, Ngành phân theo cấp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh năm 2010 .................................................................................. 41
Bảng 2.2: Số lượng CTXD thuộc các Bộ, Ngành phân theo cấp trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh năm 2011 .................................................................................. 41
Bảng 2.3: Số lượng CTXD thuộc các Bộ, Ngành phân theo cấp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh năm 2012 .................................................................................. 42
Bảng 2.4: Số lượng công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa
phương và các nguồn vốn khác phân theo cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
năm 2010 ...................................................................................................... 42

6


Bảng 2.5: Số lượng công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa
phương và các nguồn vốn khác phân theo cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
năm 2011 ...................................................................................................... 43
Bảng 2.6: Số lượng công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa
phương và các nguồn vốn khác phân theo cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
năm 2012 ...................................................................................................... 43
Bảng 2.7: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ các
quy định về quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm
2010 .............................................................................................................. 45
Bảng 2.8: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ các
quy định về quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm
2011 .............................................................................................................. 46
Bảng 2.9: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ các
quy định về quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm
2012 .............................................................................................................. 47
Bảng 2.10: Tổng hợp chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
từ năm 2010 đến năm 2012 ........................................................................... 48
Bảng 2.11: Kết quả công tác thẩm định đồ án quy hoạch ....................................... 52
Bảng 2.12: Kết quả quản lý công tác thẩm định các dự án xây dựng ...................... 55
Bảng 2.13: Kết quả công tác cấp phép xây dựng .................................................... 57

Bảng 2.14: Kết quả công tác thanh tra các công trình xây dựng ............................. 58
Bảng 2.15: Kết quả thực hiện xử lý sai phạm và khắc phục sai phạm trong công tác
thanh tra ........................................................................................................ 59
Bảng 2.16: Đánh giá chất lượng QLNN về chất lượng công trình xây dựng........... 60
Bảng 2.17: Bảng đánh giá tình hình cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây
dựng về mặt ngành nghề chuyên môn của Sở Xây dựng Quảng Ninh (đến
12/2012)........................................................................................................ 69
Bảng 2.18: Bảng tổng hợp tình hình cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây
dựng về mặt trình độ ngành nghề chuyên môn của Sở Xây dựng Quảng Ninh
(đến 12/2012) ................................................................................................ 70
Bảng 2.19: Bảng tổng thực trạng thiết bị máy móc cho cán bộ, nhân viên quản lý
nhà nước về xây dựng của Sở Xây dựng Quảng Ninh ................................... 71
Bảng 2.20: Bảng tổng đánh giá đảm bảo điều kiện làm việc bình quân cho cán bộ,
nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng của Sở Xây dựng Quảng Ninh ....... 72

7


Bảng 2.21: Bảng tổng thực trạng đảm bảo mức sống bình quân cho cán bộ, nhân
viên quản lý nhà nước về xây dựng của Sở Xây dựng Quảng Ninh ............... 73
Bảng 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng ở Quảng Ninh, thực trạng
và giải pháp nâng cao .................................................................................... 80
Bảng 3.2: Xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ đủ cả về cấp độ và ngành
nghề cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của Sở Xây dựng Quảng Ninh trong giai
đoạn 5 năm tới .............................................................................................. 87
Bảng 3.3: Đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ, nhân viên của Sở Xây dựng trong 5 năm tới (2014 – 2018) ............... 89
Bảng 3.4: Cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của cán bộ công nhân viên
của Sở Xây dựng Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp nâng cao .................. 89


8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình thanh tra của Sở Xây dựng Quảng Ninh………………………59
Hình 2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng…………………………………62
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng………………………………....65

9


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 3 kỳ học lý thuyết của chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh
doanh của Đại học Bách khoa Hà Nội em nhận biết sâu sắc thêm rằng, đối với
quản lý điều quan trọng nhất là chất lượng, hiệu lực; quản nhà nước về xây dựng
bản chất, nội dung, vai trò và phương pháp giải quyết các vấn đề đặc thù.
Tiếp theo, vận dụng kiến thức vào quá trình tìm hiểu em thấy: chất lượng các
công trình xây dựng còn chưa cao, quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh còn nhiều biểu hiện khác với lý thuyết, bất cập...
Đã, đang và sẽ làm quản lý nhà nước về xây dựng; là học viên cao học Quản
trị kinh doanh của Trường Đại học bách khoa Hà Nội, em chủ động đề xuất và được
giáo viên hướng dẫn và Viện chuyên ngành chấp thuận cho làm luận văn thạc sỹ với
đề tài: Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
2. Mục đích (Kết quả kỳ vọng thu được) nghiên cứu
- Kết quả hệ thống hóa tri thức của loài người thành Cơ sở lý luận của quản lý
nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
- Kết quả đánh giá tình hình quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng công
trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm qua.

- Kết quả đề xuất một số giải pháp trọng yếu góp phần nâng cao chất lượng
quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong 5 năm tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu học viên sử dụng kết hợp các phương pháp:
phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hóa thống kê, phương pháp điều tra
- phân tích.

10


4. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
Chương 2: Phân tích tình hình quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm tới.

11


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Theo sách Một số vấn đề Quản lý Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia [tr 26],
có thể hiểu Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã

hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục
đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
Cũng theo Giáo trình này, Quản lý nhà nước chứa đựng nhiều nội dung
phong phú, đa dạng. Nhưng nhìn chung là có các yếu tố cơ bản là:
* Yếu tố xã hội.
* Yếu tố chính trị.
* Yếu tố tổ chức.
* Yếu tố quyền uy.
* Yếu tố thông tin.
Trong đó, hai yếu tố đầu là yếu tố xuất phát, yếu tố mục đích chính trị của
quản lý; còn ba yếu tố sau là yếu tố biện pháp, kĩ thuật và nghệ thuật quản lý.
- Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả trong lý luận và thực tiễn. Trong lý luận, có
thể hiểu:
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều
hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền
lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu
này, Quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân lao động làm chủ”.
Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu

12


nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực
hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà
nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình.

Chẳng hạn như ra quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập các đơn vị tổ
chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban
hành quy chế làm việc nội bộ...
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý
hành chính Nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực của
Nhà nước.
- Hoạt động xây dựng
Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng
công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có
liên quan đến xây dựng công trình.
- Công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
năng lượng và các công trình khác.
- Chất lượng công trình xây dựng
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [KHQLhddn,tr 585], chất lượng công trình xây
dựng là mức độ thỏa mãn nhu cầu sử dụng, đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng
công trình đó. Khi nói đến công trình xây dựng phải nhanh chóng nói đến chất
lượng của nó. Như vậy, trước khi đáp ứng yêu cầu, thỏa mãn nhu cầu sử dụng cần
xác định làm rõ các yêu cầu, nhu cầu đó đúng tầm của nó. Ở những trường hợp chất
lượng thấp, lãng phí trong xây dựng nhiều có phần quan trọng do việc xác định các
yêu cầu, nhu cầu sử dụng chưa rõ ràng, kém hợp lý, chưa đúng tầm để trên cơ sở đó

13



thực hiện thiết kế xây dựng công trình. Theo giai đoạn, chất lượng công trình xây
dựng phụ thuộc vào mức độ sát đúng của việc xác định các yêu cầu, nhu cầu sử
dụng; vào chất lượng thiết kế công trình xây dựng; vào chất lượng thi công công
trình xây dựng; vào trình độ của người sử dụng.
Thông thường xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng
sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản
như: Công năng sử dụng, độ tiện dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền
vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng; tính kinh tế; và đảm
bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình).
- Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Vận dụng khái niệm về quản lý nhà nước và các khái niệm trong hoạt động
xây dựng có thể định nghĩa quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là
quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các
hoạt động xây dựng đảm bảo cho hoạt động xây dựng diễn ra theo đúng quy hoạch,
tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và luật xây dựng nhằm đạt được những
mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước về xây dựng.
Chất lượng công trình là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn công
trình khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án. Quản lý nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng là khâu then chốt, được thực hiện xuyên suốt trong quá
trình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.2 Bản chất, các đặc điểm và vai trò của quản lý Nhà nước về xây dựng
Quản lý Nhà nước hay cũng có thể gọi là quản lý hành chính Nhà nước là
hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực Nhà nước. Theo sách Một số
vấn đề Quản lý Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Quản lý Nhà nước mang những
đặc điểm sau:
- Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn
phương của Nhà nước
Trong quản lý, khách thể quản lý phải phục tùng chủ thể quản lý một cách
nghiêm minh. Nếu khách thể làm trái, phải bị truy cứu trách nhiệm và bị xử lý theo

quy định của pháp luật.

14


- Quản lý nhà nước theo mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch
đã định
Mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch là những công cụ để hoạch
định phát triển. Nghĩa là đặt ra những mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được trong
khoảng thời gian đã định sẵn và cả cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải có chương trình, kế
hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Có chỉ tiêu khả thi và có biện pháp tổ chức
hữu hiệu để thực hiện chỉ tiêu. Đồng thời, có cả các chỉ tiêu chủ yếu vừa mang tính
định hướng vừa mang tính pháp lệnh.
- Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt
Trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh
tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất và cuộc sống xã hội trên địa bàn của mình theo
sự phân công, phân cấp đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Có
như vậy trong quản lý hành chính mới luôn có tính chủ động sáng tạo và linh hoạt.
- Đối với dự án dân lập
Sản phẩm đầu ra của dự án gồm cả các công trình xây dựng và các loại chất
thải. Đối với chất thải rắn, thì chắc chắn là ảnh hưởng tới cộng đồng. Do vậy Nhà
nước không thể bỏ qua. Ngay cả những dự án đem lại lợi ích rõ ràng cho cộng đồng
nhưng nó vẫn có thể tiềm ẩn những tác hại nhất định. Điều này buộc Nhà nước phải
luôn theo sát, quản lý các hoạt động này.
Đầu vào của mỗi dự án là tài nguyên của quốc gia, là máy móc, thiết bị công
nghiệp… Việc sử dụng đầu vào của chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng về
nhiều mặt. Nó liên quan đến nguồn lợi con người, công sản, chất lượng sản phẩm và
sức khỏe của người dân. Nhà nước cần Quản lý để cân đối nguồn lực trong nền kinh
tế và để kiểm tra độ an toàn của các yếu tố đầu vào.

Việc quản lý nhà nước đảm bảo việc xây dựng đúng quy hoạch, đảm bảo an
toàn trong xây dựng, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng và kiến trúc
chung, hạn chế việc tác động xấu đến môi trường… Đây là vai trò quan trọng nhất
trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
Do đặc tính mỗi công trình xây dựng như: đặc điểm phân bố công trình, các

15


chỉ tiêu kết cấu, cấu trúc công trình,… sẽ có ý nghĩa về mặt kinh tế chính trị, quốc
phòng an ninh, xã hội,… một cách sâu sắc. Do vậy Nhà nước cần tiến hành quản lý.
- Đối với dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước
Tất cả các dự án đều có một Ban quản lý đi kèm, có thể Ban quản lý tồn tại
tạm thời, có thể tồn tại lâu dài nhưng luôn cần có sự quản lý của nhà nước.
Ban quản lý dự án do Nhà nước thành lập chỉ chuyên quản với tư cách chủ
đầu tư. Họ đại diện cho Nhà nước về mặt vốn đầu tư. Và có sứ mạng biến vốn đó
sớm thành mục tiêu đầu tư nên những ảnh hưởng khác của dự án được quan tâm ít
hơn so với việc hoàn thành mục tiêu đầu tư. Nếu như không có sự quản lý của nhà
nước đối với các Ban này thì các dự án quốc gia trong khi theo đuổi các mục tiêu
chuyên ngành thì lại làm tổn hại đến quốc gia ở mặt khác mà họ không lường được
hoặc không quan tâm.
Việc Nhà nước quản lý đối với các dự án này để ngăn ngừa hiện tượng tiêu
cực như hiện tượng tham nhũng, bòn rút công trình…
1.3 Các loại công việc quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và
phương pháp thực hiện từng loại
Căn cứ Luật Xây dựng, năm 2003.
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12

năm 2008 của Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bạn nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý
Nhà nước thuộc ngành xây dựng.
Xác định Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng gồm các nội dung:
* Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt
động xây dựng.
* Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây
dựng.

16


* Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
* Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
* Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
* Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong hoạt động xây dựng.
* Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
* Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
* Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Căn cứ theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ
“về quản lý chất lượng công trình xây dựng” nội dung quản lý nhà nước về chất
lượng công trình gồm:
* Chính phủ
- Chính phủ là cơ quan ban hành Nghị định hướng dẫn các Luật về xây dựng;
ban hành các quy định và phân cấp thẩm quyền cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và
UBND các cấp.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Nghiệm thu nhà nước
các công trình xây dựng để giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra công tác quản lý

chất lượng, chất lượng công trình, công tác nghiệm thu các công trình quan trọng
quốc gia và một số công trình quan trọng khác khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
* Bộ Xây dựng
Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
trong phạm vi cả nước và quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên
ngành, bao gồm: Công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và
công trình hạ tầng kỹ thuật.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng là Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công
trình xây dựng. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:

- Ban hành và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền
về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản
lý chất lượng của các Bộ, ngành, địa phương, các chủ thể tham gia xây dựng công
trình và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng khi cần thiết.

17


- Yêu cầu, đôn đốc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra định kỳ công tác quản lý chất lượng và
chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi quản lý của mình.
- Công bố trên trang thông tin điện tử do Bộ quản lý về thông tin năng lực
của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên cả nước.
- Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quản lý.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với công
trình chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý và phối hợp với Bộ quản lý công trình
chuyên ngành kiểm tra đối với các công trình chuyên ngành.
- Tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng khi được yêu cầu hoặc
khi phát hiện công trình có chất lượng không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế, có

nguy cơ mất an toàn chịu lực; tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định
của pháp luật.
- Chủ trì tổ chức xét giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng theo quy
định.
- Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hằng năm về tình hình chất lượng,
công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên phạm vi cả nước và báo cáo
đột xuất khi có yêu cầu.
- Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo thẩm quyền.
- Thực hiện các nội dung quản lý khác theo quy định của pháp luật có liên
quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng.
* Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
Các Bộ quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành, bao gồm: Bộ
Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương
quản lý các công trình xây dựng chuyên ngành giao thông, công trình nông nghiệp
và phát triển nông thôn, công trình hầm, mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải
điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp, có trách nhiệm:
- Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất
lượng công trình xây dựng áp dụng cho các công trình chuyên ngành.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất công tác quản lý

18


chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng các
công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ khi cần thiết hoặc
khi được Bộ Xây dựng yêu cầu.
- Báo cáo Bộ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kết quả kiểm tra công tác quản lý
chất lượng và chất lượng các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo thẩm quyền quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao

đưa công trình vào sử dụng theo quy định.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định
nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình
xây dựng theo quy định.
- Các Bộ quản lý chất lượng công trình chuyên ngành và các Bộ, ngành khác
tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng do Bộ, ngành quản lý trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.
* Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý chất lượng công trình xây dựng phục vụ
cho quốc phòng, an ninh, có trách nhiệm:
- Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng
công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất công tác quản lý
chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng các
công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh do Bộ quản lý.
- Tổ chức thực hiện thẩm tra thiết kế đối với các công trình thuộc lĩnh vực
quốc phòng, an ninh do Bộ quản lý.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo
quy định.
- Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình thuộc lĩnh vực
quốc phòng, an ninh do Bộ quản lý.

19


- Tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ, ngành quản lý trước ngày 15 tháng 12
hằng năm.
* Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính quản lý, có trách nhiệm:
- Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
- Hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá
nhân tham gia xây dựng công trình trên địa bàn.
- Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình
xây dựng theo quy định.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và quản lý chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và báo
cáo đột xuất khi có yêu cầu.
* Sở Xây dựng
Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống
nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, thực hiện
các việc sau:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn
triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia
xây dựng công trình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng
công trình xây dựng.

20


- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công

tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công
trình và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc
tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.
- Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình chuyên ngành do Sở quản lý.
- Công bố trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý thông tin năng lực của
các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định chất lượng công trình xây
dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định; theo
dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo
quy định đối với công trình chuyên ngành do Sở quản lý.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy
định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình
xây dựng trên địa bàn.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình
chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất; báo cáo
danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình khi tham
gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn.
* Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế
hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham
gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng
chuyên ngành trên địa bàn.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
chuyên ngành quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao
đưa công trình vào sử dụng đối với công trình chuyên ngành.


21


- Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định chất lượng công trình xây
dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối
với công trình xây dựng chuyên ngành; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên
địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất.
* Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt
động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng được ủy quyền quyết định đầu
tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu.
- Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định.
- Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hằng
năm, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và
tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
Như vậy, quản lý nhà nước đối với chất lượng các công trình xây dựng là
thực hiện các loại công việc sau đây:

1. Lập và công bố quy hoạch xây dựng;
2. Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước, tiêu chuẩn
chất lượng đối với công trình xây dựng;
3. Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư xây dựng về mặt chất lượng và
cấp phép xây dựng;
4. Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý chất

lượng công trình xây dựng; Tổ chức thẩm định, nghiệm thu các công
trình xây dựng…
Từng loại công việc có phương pháp chuẩn thực hiện và phương pháp
thực tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
22


×