Tải bản đầy đủ (.doc) (238 trang)

SKKN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.22 KB, 238 trang )

Sở Giáo Dục- Đào Tạo Long An
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO MỘC HÓA

…… **……

SÁNG KIẾN

-1-


KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

-2-


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU

-3-


LỚP 2.

-4-


Họ và Tên Giáo Viên : Nguyễn Thị Thu Loan
Đơn vị : Trường Tiểu Học Huỳnh Việt Thanh
Năm học :2009 - 2010



-5-


PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

-6-


Môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng trong việc giúp học sinh học các môn
học khác. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là dạy phát triển ngôn ngữ cho người bản ngữ.
Người GV cần dạy cho học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ sao cho phù hợp nhất và linh hoạt
nhất. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Tập viết, chính tả,
Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Trong đó phân môn Luyện từ và câu là phân
môn luôn được giáo viên quan tâm nhiều nhất vì nhiều lý do. Thứ nhất là sự thay đổi về
tên gọi ( trước đây là môn Từ ngữ- Ngữ pháp) kéo theo sự thay đổi về nội dung, chương
trình, sgk, các hình thức và phương pháp quy trình lên lớp…Thứ hai là vì đây là phân môn

-7-


đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và đối với
học sinh lớp 2 nói riêng.
Trong thực tế, phân môn luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, là chìa khóa mở ra
kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống , xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn
luyện từ và câu giúp cho học sinh lĩnh hội Tiếng việt một cách đầy đủ nhất, giúp học sinh
có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt hiện đại đạt hiệu quả cao nhất, giúp học sinh diễn
đạt tốt hơn trong giao tiếp, trong học tập, vui chơi sinh hoạt ….Xuất phát từ mục đích yêu
cầu của phân môn trong trường Tiểu học học sinh cần rèn luyện năng lực sử dụng Tiếng

việt, để tư duy, giao tiếp và học tập, giáo dục cho học sinh những suy nghĩ tình cảm trong

-8-


sáng phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu của xã hội. Tạo điều kiện cho học sinh được phát
triển toàn diện. Trên cơ sở đó sẽ rèn cho học sinh một số phẩm chất cần thiết của con
người mới: óc liên tưởng, tính kỉ luật, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo, …đồng thời bồi dưỡng
cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt .
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã nắm được mục đích yêu cầu của Tiếng Việt nói
chung và phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Nên tôi
cố gắng đi tìm những biện pháp tích cực nhất để nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng
Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
II.
CƠ SỞ THỰC TIỄN:

-9-


Điều dễ nhận thấy ở phân môn luyện từ và câu lớp 2 là nội dung các bài học trong
sách giáo khoa được thiết kế bằng hệ thống các bài tập. Mỗi tiết học, học sinh được GV
HD từ 3 đến 4 bài tập nhằm tìm hiểu những kiến thức sơ giản về từ và câu Tiếng Việt. Vì
vậy việc dạy luyện từ và câu ở lớp 2, Gv cần tập trung tổ chức cho học sinh hoạt động
mang tính thực hành là chính. Đây là nét mới, là vấn đề đạt ra đòi hỏi Gv phải suy nghĩ
tìm tòi, đầu tư nhiều thời gian tâm huyết, công sức mới thực hiện đảm bảo có hiệu quả một
tiết lên lớp.
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học với lòng say mê nghiên cứu tìm tòi học tập
,cộng với sự say mê yêu thích môn học, yêu thích từ và câu Tiếng Việt phong phú…Hơn

- 10 -



nữa ,tôi nhận thấy việc dạy và học phân môn luyện từ và câu chiếm thời gian tương đối
nhiều nhưng thực tế về chất lượng dạy và học phân môn này đạt hiệu quả chưa cao..Với
những lý do chủ yếu đó đã hướng tôi đến với đề tài “Nâng cao chất lượng dạy và học môn
luyện từ và câu lớp 2”. Không chỉ việc dạy mà việc học phân môn luyện từ và câu hiện
nay nhìn chung vẫn đạt kết quả chưa cao vì nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan.
Học sinh vùng thuận lợi cũng như vùng khó khăn đều gặp khó khăn trong việc phân biệt
câu, chữ, từ và tiếng… nhận biết câu theo mục đích nói, câu theo cấu trúc
ngữ pháp…Trong giao tiếp, viết văn.,.thực tế đa số học sinh lớp 2 dùng từ đặt câu rất ngộ
nghĩnh hoặc chưa chính xác, thiếu bộ phận chính…là điều rất bình thường. Vì tư duy dùng

- 11 -


từ đặt câu của các em mới hình thành, phát triển chưa cao. Chính vì vậy cần có sự tổ chức
hướng dẫn, định hướng đúng đắn của GV.
Với những cơ sở lí luận và căn cứ vào thực tiễn đã nêu trên tôi đi sâu vào tìm hiểu
khả năng phân biệt từ và câu, khả năng nhận biết từ và tiếng cũng như cách dùng từ để đặt
câu, khả năng mở rộng vốn từ, dùng từ, hiểu nghĩa từ, phân biệt nghĩa của từ, phân loại từ,
phân loại câu… của học sinh ( cụ thể là học sinh lớp 2) để thấy mặt được và chưa được
của học sinh trong quá trình học tập nói chung và giao tiếp nói riêng. Từ đó đưa ra các
biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn và vướng mắc của GV và HS khi giảng
dạy và học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2.

- 12 -


III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa của phân môn luyện từ và câu lớp

2, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp, đồng thời điều tra khảo sát việc dạy và học phân môn
luyện từ và câu của GV và Hs lớp 2. TÌm ra phương pháp dạy tích cực phù hợp với nội
dung yêu cầu của phân môn, của từng bài, của từng chủ đề… Nhằm thu hút hứng thú học
tập và tư duy vào môn học của học sinh . Khắc phục những khó khăn chủ quan cũng như
khách quan khi lên lớp của Gv cũng như của HS. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học phân môn luyện từ và câu.
IV.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

- 13 -


1) Đối tượng là học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh, Mộc Hóa,
Long An.
2) Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu là áp dụng đề tài cũ năm học 2008-2009 đã được hội đồng sư
phạm trường và hội đồng sư phạm cấp huyện công nhận.
Đây là đề tài tôi tâm đắc nhất nên ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý tìm hiểu về tình
hình học tập của lớp tôi về phân môn luyện từ và câu nói riêng cũng như môn Tiếng
Việt nói chung và thấy rằng cũng như các năm trước học sinh và gv gặp rất nhiều
khó khăn khi dạy và học phân môn luyện từ và câu. Trên thực tế học sinh còn nhiều

- 14 -


mặt hạn chế khi tiếp thu kiến thức của môn học, kết quả học tập chưa đạt yêu cầu
nhất định so với yêu cầu cơ bản của môn học.
Hiểu được khó khăn vướng mắc mà các em gặp phải tôi càng băn khoăn, lo lắng và
nhanh chóng áp dụng kinh nghiệm đã nghiên cứu các năm học trước để kịp thời giúp
đỡ các em học tốt hơn môn học ngay từ đầu năm học. Đó cũng là kế hoạch rèn luyện
lâu dài của tôi giành cho học sinh của mình trong suốt cả năm học để hướng tới thành

quả cao nhất là học sinh yêu thích môn học và thực hành thành thạo các bài tập theo
yêu cầu phân môn, có sự sáng tạo và mở rộng vốn từ và câu để vận dụng linh hoạt
vốn từ và câu trong giao tiếp và trong học tập.

- 15 -


3) Kế hoạch nghiên cứu:
a. Khảo sát hứng thú học tập và giảng dạy của GV và Hs thông qua các bài học, các
bài kiểm tra dành cho Hs và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau với các anh chị đồng
nghiệp.
- Tìm đọc các tài liệu có liên quan tới việc phân biệt nghĩa của từ, phân biệt câu,
xác định các từ loại trong câu, mở rộng vốn từ theo chủ đề, các hình thức tổ chức

- 16 -


- dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh. Sưu tầm Các
trò chơi học tập có liên quan với môn học, liên quan với từng chủ để kích thích
hứng thú học tập của học sinh.
- Điều tra tình hình hoàn cảnh gia đình, các yếu tố tác động chính đến kết quả học
tập của một số học sinh chậm, yếu, lười học tập cũng như học sinh giỏi ngoan,
học tập tốt trong lớp để đối chiếu so sánh và có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng
thích hợp với từng đối tượng.

- 17 -


b.Khảo sát thực trạng của việc dạy và học phân môn luyện từ và câu của GV và Hs
lớp 2 để thu thập và đối chiếu so sánh với các năm trước xem đề tài tôi đang thực

nghiệm có kết quả ở mức độ như thế nào so với lúc ban đầu?
C.Tìm ra những sai sót, những mặt làm tốt và mặt chưa làm tốt, nguyên nhân chưa
tốt để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp .
D.Đề ra kịp thời những biện pháp khắc phục một cách chính xác, khoa học và khả
thi cũng là góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu.
E.Đề xuất ý kiến với cấp trên để hổ trợ nhau cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và
học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, học đi đôi với hành.

- 18 -


PHẦN II: NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ
CÂU:
1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ơ LỚP 2:
Ở lớp 2 chương trình mới, môn luyện từ và câu giữ vai trò chủ đạo trong chương trình
Tiếng Việt mới. Ngay từ đầu của hoạt động học tập học sinh đã làm quen với lí thuyết của
từ và câu. Sau đó kiến thức được mở rộng ra thêm và nâng cao dần để phục vụ cho nhu
cầu ngày một tăng mà cuộc sống của các em đòi hỏi trong học tập, lao động cũng như khi

- 19 -


vui chơi và giao tiếp …Thực tế, từ và câu là hai đơn vị ngữ pháp giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Chính vì vậy, việc dạy và học từ và câu luôn giữ vị trí
then chốt trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tất cả các cấp học của học sinh. Bởi vì nếu
không có vốn từ đầy đủ, chính xác, khoa học và đúng đắn thì không thể nắm và sử dụng
ngôn ngữ Tiếng Việt linh hoạt để làm công cụ giao tiếp, công cụ tư duy cũng như để tự
khẳng định và phát triển về mọi mặt. Mặt khác việc dạy từ và câu ở giai đoạn đầu ( lớp 2)
giúp cho học sinh nắm đặc trưng cơ bản của tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho học sinh có cơ

sở ban đầu làm nền tảng để học tập lâu dài tìm hiểu sâu hơn kho tàng ngôn ngữ Tiếng Việt
của dân tộc.Khả năng giáo dục về nhiều mặt của phân môn luyện từ và câu là rất to lớn.

- 20 -


Nó có nhiều khả năng để phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy lôgic và các năng lực trí
tuệ khác như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích tổng hợp,…Ngoài ra luyện từ và câu
còn đóng vai trò hướng dẫn cho học sinh học tập các môn khác và phát triển thêm một số
kĩ năng có liên quan như: kĩ năng nghe, đọc , nói viết đúng chính xác và diễn cảm.Chính
xác hơn luyện từ và câu là môn học nền tảng để học tập các môn khác trong tất cả các cấp
học, cũng như là công cụ không thể thiếu trong giao tiếp và tư duy, phục vụ cho nhu cầu
hàng ngày cuả mỗi học sinh .Nó cần thiết như thức ăn và nước uống.
2. NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 2:

- 21 -


Dạy phân môn luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng có nhiệm vụ
cung cấp cho học sinh một số khái niệm sơ giản ban đầu về từ và câu, các loại từ và các
kiểu câu phù hợp với lứa tuổi và trình độ tư duy của các em.
Dạy Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ trang bị cho học sinh hệ thống khái niệm về
ngữ nghĩa của từ, sự hiểu biết sơ giản về cấu trúc ngữ pháp của từ và câu, cũng như quy
luật ngôn ngữ về cách sử dụng từ câu trong văn cảnh và trong giao tiếp…Cụ thể là giúp
học sinh có sự hiểu biết cơ bản về cấu tạo từ, cấu tạo câu, qui tắc sử dụng thông thường, từ
câu thường dùng, từ và câu ít dùng, hoặc là không nên dùng…

- 22 -



Những kĩ năng mà học sinh cần đạt được trong giờ học phân môn luyện từ và câu là:
Biết dùng từ đặt câu theo yêu cầu. Biết mở rộng vốn từ theo chủ đề. Biết dùng từ và câu để
thực hành nói và viết , biết sử dụng câu văn phù hợp trong giao tiếp, nhận ra câu văn
không có văn hóa để loại ra khỏi vốn từ, nắm được các qui tắc văn hóa của lời nói qua sử
dụng từ và câu. Sử dụng tích cực hóa vốn từ được học.
Và nhiệm vụ chủ yếu của phân môn chính là cung cấp khái niệm từ và câu, mở rộng
và phát triển vốn từ sẳn có làm phung phú hóa vốn từ của bản thân. Hướng học sinh vào
mục tiêu chính xác hóa vốn từ có sẳn, quản lí phân loại vốn từ theo mục đích sử dụng, tích
cực hóa vốn từ qua việc thường xuyên thực hành giao tiếp. Làm quen với các kiểu câu

- 23 -


thông dụng như: Ai thế nào? Ai làm gì? Ai là gì? Một số thành phần cơ bản trong câu
( thành phần phụ trả lời cho câu hỏi Ơ đâu? Khi nào? Để làm gì? Vì sao?...Luyện tập sử
dụng một số dấu câu( dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.) Trọng tâm là
dấu chấm và dấu phẩy
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ở LỚP 2:
1.KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA:
Môn luyện từ và câu lớp 2 cả năm có 35 bài tương ứng với 35 tiết và dạy theo thời
gian là 1 tuần/ 1 tiết:

- 24 -


+ Kì 1 gồm 18 bài trong đó có 2 bài ôn tập và 16 bài mới.
+ Kì 2 gồm 17 bài trong đó có 2 bài ôn tập vá 15 bài mới.
Sách giáo khoa mới của lớp 2 được chia thành 2 tập( tập I, tập II). Mỗi tập dùng
trong một học kì. Ở sách Tiếng Việt mới được trình bày theo từng phân môn: Tập đọc, Kề

chuyện, chính tả, tập viết, luyện từ và câu rồi tập làm văn.
2.KHẢO SÁT VỀ HỨNG THỨ DẠY VÀ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
A) Hứng thú của giáo viên:

- 25 -


×