Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN cứu, GIẢNG dạy CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN ở VIỆT NAM THỜI kỳ đổi mới – THỰC TRẠNG và một vài KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.27 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
– THỰC TRẠNG VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ
Lê Thị Tuyết*

Tóm tắt: Bài tham luận nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt
của chủ nghĩa Mác – lênin đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh sự khẳng định những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt
được trong nghiên cứu, tun truyền, giảng dạy chủ nghĩa Mác –
Lênin, bài viết cũng đồng thời khái qt những điểm còn tồn tại,
những vấn đề cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu để khơng ngừng vận
dụng một cách khoa học, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –
Lênin trong bối cảnh lịch sử mới.
Từ khóa: Chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu, giảng dạy, vận
dụng, phát triển.
1. Thực trạng nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin
trong thời kỳ đổi mới
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam
ln coi trọng cơng tác đổi mới tư duy lý luận nhằm định hướng
phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ phải
*

Tiến sĩ, Giảng viên triết học, khoa Triết học, trường đại học KHXH&NV, ĐHQGHCM.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

595



“biến” chủ nghĩa Mác-Lênin thành hệ tư tưởng chính thống của Việt
Nam. Do đó, ngành triết học ở Việt Nam đã được thành lập với
nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở
Việt Nam; thuyết minh cho các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đường lối phù
hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, xây dựng thế giới quan và
phương pháp luận khoa học cho cán bộ và nhân dân trên lập trường
của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ giữa những năm 1980 đến nay, khi chủ nghĩa xã hội hiện
thực chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng, khi phong trào cách mạng thế
giới đang lâm vào thối trào sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xơ và Đơng Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, trật
tự thế giới thay đổi, tồn cầu hóa kinh tế mang tính chất tư bản chủ
nghĩa và cách mạng khoa học cơng nghệ đang tác động mạnh mẽ
tới tất cả các khu vực, các quốc gia – dân tộc. Chủ nghĩa MácLênin đã và đang đứng trước những thách thức to lớn. “Việc nhận
thức lại trên quan điểm đổi mới, phát triển, sáng tạo và hiện đại
nhằm làm sáng tỏ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa
Mác-Lênin và triết học của nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với
những người cộng sản và đối với cơng cuộc đổi mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”1.
Có thể nói, chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam trong những năm
gần đây được nghiên cứu sơi nổi và cởi mở hơn bao giờ hết. Số
lượng các cơng trình được xuất bản tăng lên nhanh chóng. Trong đó
có những cơng trình đi sâu vào khía cạnh lý luận cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, có những cơng trình đi sâu vào tính ứng dụng của
chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam nhằm góp phần lý giải các vấn đề
thực tiễn bức xúc của đất nước. Bên cạnh sự tồn tại của nhiều ý kiến
khác nhau, nhìn chung, giới nghiên cứu triết học ở Việt Nam đều
khẳng định rằng: “Kiên trì, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ

nghĩa Mác-Lênin và triết học của nó là vấn đề có tính ngun tắc số
một ở Việt Nam. Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin có nghĩa là
nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của nó, vận dụng một
cách đúng đắn thích hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần phát
1

Hồng Chí Bảo (Chủ biên): Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa MácLênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 8.

596

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


triển chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo”2. “Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam và của nhân dân Việt Nam, là kim chỉ nam cho hành
động của cách mạng Việt Nam”3.
Từ u cầu bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin,
giới nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam đã đồng thuận
xác định nhiệm vụ phải đối chiếu thực tiễn của thời đại với những
luận điểm, những ngun lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và cả với
những nhận thức của Việt Nam trước đây về những vấn đề đó, mục
đích là làm sáng tỏ: Những luận điểm gì trước đây đúng và bây giờ
vẫn đúng; Những luận điểm gì trước đây đúng nhưng Việt Nam đã
nhận thức sai, bây giờ phải nhận thức lại cho đúng; Những luận
điểm gì trước đây đúng, bây giờ khơng còn phù hợp do thực tiễn
thay đổi; Những luận điểm gì vốn trước đây đã khơng phù hợp;
Những luận điểm gì mới cần được bổ sung vào lý luận do thực tiễn
mới đặt ra4… Hàng loạt vấn đề lý luận của triết học Mác-Lênin

cũng đã được bàn luận lại một cách sơi nổi như: về ý thức, về mâu
thuẫn, về phát triển và động lực của sự phát triển, về tiến bộ xã hội
và tiêu chuẩn của sự tiến bộ xã hội, sự tiến bộ xã hội ở Việt Nam, về
khả năng và vận dụng khả năng…
Hình thái kinh tế - xã hội là vấn đề được thảo luận nhiều nhất ở
Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất là:
“Trong khi xem xét sự phát triển của xã hội, chúng ta khơng loại trừ
các cách tiếp cận khác. Song, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
của C.Mác vẫn là cơ sở phương pháp luận cho sự phân tích khoa
học về xã hội, là chỗ dựa vững chắc để tiến hành các nghiên cứu
tiếp theo về những bước đi sắp tới của Việt Nam và về khả năng
phát triển rút ngắn của Việt Nam nhằm tránh sự tụt hậu xa hơn so
với các nước khác”5. Các vấn đề đặt ra là, Việt Nam phát triển rút
2

Nguyễn Duy Q (Chủ biên): Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2004, tr. 5.
3
Hồng Chí Bảo (Chủ biên): Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa MácLênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 9.
4
Xem: Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên): Thời đại chúng ta và sức sống của chủ nghĩa MácLênin, Nxb. Chính trị quốc gia, 2002, tr. 9.
5
Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên): Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt
Nam, Viện triết học, 2001, tr. 26.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

597



ngắn như thế nào? Làm thế nào để vừa đảm bảo định hướng xã hội
chủ nghĩa, vừa khai thác tốt nhất mọi khả năng và tiềm năng của tất
cả các thành phần kinh tế đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận,
đặc biệt là thành phần kinh tế tư bản tư nhân? Vấn đề đảng viên làm
kinh tế tư nhân ?. Các nhà triết học Việt Nam cũng khơng thể lảng
tránh vấn đề mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong tình hình mới của quốc gia, quốc tế, khi mà tồn cầu hóa
mọi mặt đang diễn ra mạnh mẽ.
Xuất phát từ quan điểm coi triết học Mác-Lênin là sự kế thừa,
đồng thời là sự phát triển tiếp tục và là kết quả của sự cải biến cách
mạng tồn bộ thành tựu của tư duy triết học trước đó, sách giáo
khoa triết học Mác-Lênin ở Việt Nam hiện nay đã dành một phần
đáng kể để trình bày một cách vắn tắt tồn bộ lịch sử triết học trước
Mác. “Đồng thời hầu hết các nội dung triết học Mác-Lênin đã được
trình bày lại theo một trật tự mới, có nhiều bổ sung, sửa đổi với
những lý giải hoặc kết luận mới hợp lý hơn, thậm chí có những nội
dung được trình bày hồn tồn khác”6. Đặc biệt trong một số giáo
trình triết học Mác-Lênin ở Việt Nam hiện nay đã có một chương
trình bày sơ lược nội dung một số trào lưu triết học phương Tây
hiện đại.
Thực tiễn gần ba thập kỷ đổi mới đất nước ở Việt Nam đã chỉ ra
rằng, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin khơng có nghĩa là áp dụng một
cách ngun xi, máy móc, mà là vận dụng một cách khoa học và
sáng tạo những tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin
trong điều kiện lịch sử mới. Chính những thành cơng của sự nghiệp
đổi mới ở Việt Nam đã chứng minh điều đó. Đại hội lần thứ XI
(2011), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Trong bất
kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và
mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”7.
6

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ mơn khoa học
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004, tr. 10.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.21.

598

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Tóm lại, về tình hình nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa MácLênin ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học ở Việt Nam hiện nay đã cho
rằng bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, thì nhìn chung
những nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam còn chưa đáp
ứng được u cầu thực tiễn phát triển đất nước đặt ra. Nhiều vấn đề
cấp bách về sự phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa được giải đáp. Giá trị thực tiễn của
các cơng trình chưa cao, chưa có ảnh hưởng nhiều đến cơng tác
hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước8. Đặc biệt là cho đến
nay, Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu triết học nào mang
tính tổng kết tồn diện và sâu sắc q trình truyền bá, q trình tiếp
nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và triết học của nó
ở Việt Nam, mặc dù vấn đề này ln được Nhà nước và bản thân
các nhà triết học Việt Nam thường xun nhắc tới.

2. Vài kiến nghị về đào tạo chun ngành triết học nói
chung, triết học Mác – Lênin nói riêng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trong hai
cơ sở đào tạo lớn của cả nước về khoa học xã hội và nhân văn, trong
đó Triết học là một trong ba khoa chủ lực (triết – sử – văn), có bề
dày lịch sử lâu dài, tạo nên hình ảnh đặc trưng của Trường. Trong
gần 40 năm qua đội ngũ các nhà giáo – nhà khoa học của khoa Triết
học, cùng với hai bộ mơn khác (mới thành lập những năm gần đây)
là bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và bộ mơn Lịch sử Đảng đã cung
cấp cho xã hội nguồn nhân lực trí tuệ chất lượng cao, đảm đương
cơng tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý xã hội trên khắp cả nước.
Đào tạo chun ngành triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học
tại Khoa Triết học, với tính nghiêm túc và tính sàng lọc cao, đã
được xã hội đón nhận tích cực. Nhiều cơng trình nghiên cứu phục
vụ cho đào tạo chun và khơng chun ngành thực sự tạo nên tiếng
vang trong nước. Các cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ do Khoa Triết học đào
tạo đã và đang đóng vai trò nòng cốt trong nhiều cơ sở đào tạo và
viện nghiên cứu các tỉnh phía nam. Đó là điều khơng thể phủ nhận.

8

Xem: Trần Thành (Chủ biên): Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy
triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 16.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

599


Bên cạnh đó, để phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được

trong đào tạo và nghiên cứu triết học nói chung, triết học Mác –
Lênin nói riêng, chúng tơi xin nêu một vài kiến nghị:
Thứ nhất, thường xun rà sốt chương trình để tránh trùng lắp
nội dung các cấp đào tạo (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ), đồng thời chú
trọng tính liên thơng, kết nối giữa các cấp đào tạo, yếu tố “gối đầu”,
“lan tỏa”, khơng dứt đoạn, để người học nắm vững và nâng cao chất
lượng kiến thức được tiếp thu. Để đáp ứng nhu cầu này, bản thân
giảng viên cũng thường xun tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chun mơn, triển khai các nội dung bài giảng phù hợp với từng đối
tượng, đồng thời chủ động tiếp xúc, lắng nghe phản hồi từ phía
người học để tự điều chỉnh nội dung và phương pháp.
Thứ hai, chú trọng đặc biệt đến các đối tượng cần bổ sung kiến
thức, để có thể tiếp cận được khối kiến thức chun ngành mà họ
chưa được trang bị thời sinh viên (chẳng hạn học viên cao học Triết
học và Chủ nghĩa xã hội xuất phát từ Khoa Giáo dục chính trị tại
các trường sư phạm, hoặc cử nhân chính trị học…). Thực tế cho
thấy học viên thuộc nhóm cận ngành đào tạo chính hiện nay đang
rơi vào tình thế khó khăn khi học các mơn chun ngành triết học
hoặc chủ nghĩa xã hội khoa học tại Khoa Triết học.
Thứ ba, đổi mới phương pháp giảng dạy chun ngành, nhằm
phát huy năng lực tự nghiên cứu của người học, nhất là ở trình độ
sau đại học. Nói thì dễ, song vận dụng rất khó, vì phần lớn người
học vẫn thụ động trơng chờ vào kiến thức giảng viên cung cấp, ngại
đọc thêm, nhất là đọc thêm nguồn tài liệu bằng tiếng nước ngồi và
vận dụng các minh chứng thực tiễn mới nhất vào q trình học tập.
Hiện nay có thực trạng đáng buồn là trong khâu đánh giá cuối cùng
(thi hết mơn), chỉ cần giảng viên diễn đạt khác so với câu hỏi ơn tập,
thì người học đã cho rằng thầy “ơn bài một đằng, ra đề một nẻo!”.
Thứ tư, thống nhất cách tiếp cận thế giới quan và cách tiếp cận
giá trị trong đánh giá lịch sử triết học nhằm tránh việc biến chủ

nghĩa Mác – Lênin thành hiện tượng “biệt phái” trong tiến trình lịch
sử tư tưởng nhân loại. Trong q trình thực hiện bước ngoặt cách
mạng trong lịch sử triết học, C. Mác và Ph. Ăngghen ln nhấn
mạnh sự cần thiết kế thừa có chọn lọc tinh hoa tinh thần của nhân

600

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


loại, từ cổ đại đến các nhà triết học cổ điển Đức. Cách tiếp cận ấy
hồn tồn khác với những người cùng thời là M. Stirner và S.
Kierkegaard – một người thì toan tính vượt qua Hegel, nhưng vẫn
khơng thốt khỏi cái bóng của triết học tư biện, người khác thì chối
bỏ truyền thống, chủ trương khuynh hướng phi duy lý (kế thừa từ A.
Schopenhauer). Đó là bài học q giá để chúng ta tiếp thu trong q
trình đào tạo chun ngành;
Thứ năm, cần phát huy tính độc lập cao của giảng viên đào tạo
chun ngành, khơng bị lệ thuộc sâu vào “giáo trình”, bởi lẽ trong
nghiên cứu chun sâu mỗi nhà khoa học đều thể hiện cái Tơi của
mình, khơng chấp nhận sự áp đặt, song vẫn đảm bảo những ngun
tắc cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận. Vì thế mà hình
thành nên những “trường phái” khác nhau trong nghiên cứu như
chúng ta đã biết.
3. Kết luận
Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, bên
cạnh những thuận lợi và cơ hội to lớn, Việt Nam cũng đang gặp
phải những thách thức khơng nhỏ. Trong những năm gần đây, rất

nhiều nhà khoa học, những nhà lãnh đạo đất nước của Việt Nam đã
chỉ ra những thách thức hết sức to lớn về kinh tế, về xã hội, về chính
trị và đặc biệt là về văn hố. Vấn đề đặt ra là, trong bối cảnh quốc tế
và trong nước như vậy thì giới nghiên cứu triết học ở Việt Nam phải
làm gì để tận dụng các cơ hội giúp đất nước phát triển bền vững và
vượt qua các thách thức do tồn cầu hố mang lại?
Với tư cách là một quốc gia độc lập, trong q trình phát triển,
Việt Nam sẽ phải giải quyết những vấn đề riêng của mình. Mặt
khác, do tính đặc thù được quy định bởi điều kiện lịch sử cụ thể
của mỗi nước. Như vậy, bên cạnh những đặc điểm chung, những
vấn đề thế giới cũng sẽ có những biểu hiện đặc trưng của Việt
Nam. Chính vì vậy, những vấn đề thực tiễn mà triết học mỗi nước
phải đối mặt có sự thống nhất biện chứng giữa cái phổ biến và cái
đặc thù. Nghiên cứu mối liên hệ đó chính là nhiệm vụ của triết
học.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

601


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ
XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

2.

Hồng Chí Bảo (Chủ biên): Bản chất khoa học và cách mạng của

chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

3.

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ
mơn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình triết
học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

4.

Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên): Thời đại chúng ta và sức sống của chủ
nghĩa Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, 2002.

5.

Nguyễn Duy Q (Chủ biên): Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

6.

Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên): Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng
dạy triết học ở Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2001.

7.

Trần Thành (Chủ biên): Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu
giảng dạy triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

602


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×