Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.91 KB, 77 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày
càng đầy đủ thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Các quốc gia trên thế
giới đều cố gắng tạo cho dân cư nước mình một cuộc sống no đủ cả về vật
chất và tinh thần. Các quốc gia cũng quan tâm đến nhau hơn cùng nhau giải
quyết các vấn đề kinh tế và xã hội. Toàn cầu hoá trở thành một xu thế tất yếu
đối với sự phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển.
Việt Nam cũng hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu
hoá và không ngừng đổi mới để theo kịp sự phát triển của loài người. Từ khi
Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề phát triển kinh tế ngày càng
được quan tâm. Hàng hoá của chúng ta đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế
giới và cũng có nhiều nước biết đến Việt Nam như một điểm đến đầy hấp
dẫn.
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước ngành dệt may luôn đóng một
vai trò quan trọng. Đây là một trong bảy ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động nhàn rỗi
mang về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Ngành dệt may đã thể hiện được
lợi thế cạnh tranh của nước ta với một nguồn lao động trẻ dồi dào, giá nhân
công rẻ và chi phí sản xuất tương đối thấp. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất
ngành còn đặt ra mục tiêu phải mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hoá thị
trường, giải quyết được đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Ngày nay khi Việt
Nam đã là thành viên của WTO sẽ đem lại cho dệt may nhiều cơ hội mới
nhưng ngành cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Toàn ngành đang
nỗ lực hết sức mình để dệt may Việt Nam có thể cất cánh bay lên một tầm cao
mới.

1


Công ty Dệt May Hà Nội (HANOSIMEX) đã có hơn 20 năm công tác


xuất khẩu dệt may ra thị trường thế giới, là một trong những con chim đầu
đàn của tập đoàn dệt may Việt Nam.Trong những năm qua Công ty đã có rất
nhiều nỗ lực và cố gắng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may ra thế giới. Hiện
nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới hàng
năm đem về nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Những thị trường
lớn của Công ty là Mỹ, Nhật, EU trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm đa
phần kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2006 kim ngạch xuất vào thị
trường Mỹ đạt 17.892.221,62 USD chiếm 45,33% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Công ty. Nhận thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng với Công ty
Dệt May Hà Nội nên em đã chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng
dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ” cho chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về Công ty Dệt May Hà Nội.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Dệt May Hà
Nội sang thị trường Mỹ.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Dệt
may Hà Nội sang thị trường Mỹ.

2


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT
MAY HÀ NỘI
1. Các giai đoạn phát triển
1.1. Lịch sử ra đời của công ty
Công ty Dệt May Hà Nội (HANOSIMEX) tiền thân là nhà máy sợi Hà
Nội, được chính thức bàn giao và đi vào hoạt động ngày 21/11/1984. Ngày
30/4/1991 theo QĐ-138-CNN-TCLĐ chuyển đổi tổ chức nhà máy sợi Hà Nội

thành xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội. Đến ngày 19/6/1995 theo QĐ840-TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ đổi tên thành công ty dệt may Hà Nội và
theo QĐ-103-HĐQT ngày 28/2/2000 đã chính thức đổi tên thành công ty Dệt
May Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế của công ty là HANOI TEXTILE AND
GARMENT COMPANY.
Tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX.
Trụ sở làm việc chính của công ty tại số 1 Mai Động Quận Hoàng Mai
Hà Nội, với tổng diện tích là 24ha.
Hiện nay công ty bao gồm 11 nhà máy thành viên ở Hà Nội, Đông Mỹ,
Vinh, Hà Đông với tổng cộng hơn 5000 nhân viên.
1.2. Các giai đoạn phát triển
1.2.1. Thời kỳ đầu thành lập (1978-1984)
Ngày 7/4/1978 ký kết hợp đồng xây dựng giữa TECHNO IMPORT
VIỆT NAM và hãng UNIONMATEX (cộng hoà liên bang đức).

3


Đến tháng 9/1978 thành lập ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất đầu
tiên. Tháng 2/1979 công trình được khởi công xây dựng. Được sự giúp đỡ của
các chuyên gia Cộng Hoà Liên Bang Đức, Ý, Bỉ cùng sự tham gia của các
công nhân xây dựng Việt Nam, sau một thời gian xây dựng đến ngày
21/8/1984 lễ bàn giao được ký kết cắt băng khách thành nhà máy Dệt Sợi Hà
Nội. Nhà máy Sợi Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày 21/11/1984.
Trong thời kỳ này nhà máy Dệt Sợi Hà Nội chủ yếu phục vụ nhu cầu
cho các nhà máy và công ty khác với sản phẩm chính là sợi. Số cán bộ công
nhân viên bình quân trong năm là 1.732 người.
1.2.2. Thời kỳ 1985-1994
Năm 1985 là năm đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới khi chuyển đổi
từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Thời kỳ

này có không ít cơ sở kinh doanh gặp phải khó khăn nhưng ban lãnh đạo công
ty vẫn sáng suốt đề ra các mục tiêu liên quan đến sự phát triển và ổn định của
công ty. Thời kỳ này tốc độ tăng trưởng sản lượng đạt 5.653 tấn sản phẩm các
loại sợi, đạt doanh thu 196 triệu đồng và giá trị sản xuất công nghiệp là 48
triệu đồng, chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước là 31 triệu đồng, lợi nhuận thu về
là 38 triệu đồng.
Tháng 4 năm 1990 Bộ kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy được kinh
doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Đến 1991 nhà máy nhập thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm vải dệt
kim và sản phẩm may dệt kim với số lượng sản phẩm vải dệt kim là 2.346 tấn
và sản phẩm may dệt kim là 918 sản phẩm, đạt tổng doanh thu là 120.969
triệu đồng. Ngày 30/4/1991 nhà máy đổi tên thành xí nghiệp Liên Hợp SợiDệt Kim Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế là HANOSIMEX.
Tháng 6 năm 1993 xí nghiệp xây dựng dây truyền dệt kim số 2 và
chính thức đưa vào hoạt động 3/1994.

4


Ngày 19/5/1994, khánh thành nhà máy Dệt Kim. Trong năm 1994 nhà
máy không ngừng đổi mới công nghệ nâng cao trình độ cán bộ công nhân
viên và cải tiến trang thiết bị máy móc, đã đưa năng suất tăng nhanh. Cụ thể
trong năm này sản phẩm may dệt kim đã tăng tới 3.619 sản phẩm. Nhưng bên
cạnh đó sản phẩm vải dệt kim lại bị giảm sút mạnh chỉ còn 72,1 tấn, đạt tổng
doanh thu là 294.009 triệu đồng, lợi nhuận công ty 4.384 triệu đồng và nộp
ngân sách nhà nước là 35.693 triệu đồng.
Số cán bộ công nhân viên bình quân là 4.750 người/năm.
1.2.3. giai đoạn 1995-2000
Tháng 1 năm 1995, khởi công xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ.
Đến tháng 3 năm 1995 Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định sát nhập thêm
Công Ty Dệt Hà Đông.

Ngày 19/6/1995 đổi tên xí nghiệp Liên Hợp Sợi-Dệt Kim Hà Nội thành
Công ty Dệt Hà Nội. Ngày 2/9/1995 khánh thành thêm nhà máy may thêu
Đông Mỹ. Giai đoạn này công ty đẩy mạnh và đi sâu vào sản xuất các mặt
hàng truyền thống, mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng,
nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm 1996 công ty mở thêm một dây truyền sản xuất sản phẩm khăn đạt
5.194 chiếc/năm và tăng lên 9.994 chiếc trong năm 2000 góp phần đưa tổng
doanh thu của công ty lên 474.878 triệu đồng, lợi nhuận thu về là 2.298 triệu
đồng và nộp ngân sách là 4.288 triệu đồng với giá trị sản xuất công nghiệp là
498.376 triệu đồng. Số cán bộ công nhân viên bình quân là 4.922 người/năm.
Ngày 28/2/2000 đổi tên Công ty Dệt Hà Nội thành Công ty Dệt May
Hà Nội.
1.2.4. Giai đoạn 2001-2005

5


Đây là giai đoạn tiếp tục phát triển không ngừng trong xu thế hội nhập
kinh tế quôc tế, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và mở rộng hoạt động kinh
doanh.
Năm 2001 công ty nhập thêm dây truyền sản xuất vải DENIM. Đây là
mặt hàng khi mới đưa vào sản xuất đã thu hút được nhiều bạn hàng ký kết
hợp đồng và năng suất không ngừng tăng cao. Năm 2001 khi mới đưa vào sản
xuất năng suất mới chỉ đạt 4.766m2 nhưng đến năm 2004 đạt 10.850m2.
Cũng trong năm này Công ty lắp đặt thêm dây truyền sản xuất mũ và dây
truyền may hàng Jeans.
Tổng doanh thu năm 2004 của công ty là 967.020 triệu đồng, lợi nhuận
là 3.586 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước là 2.360 triệu đồng.
Tổng giá trị đầu tư là 600 tỷ đồng.
Số cán bộ công nhân viên bình quân là 5.500 người/năm.

1.2.5. Từ 2005 đến nay
Hiện nay công ty đang tập trung cho việc triển khai thực hiện mô hình
“Công ty mẹ - Công ty con” và thực hiện cổ phần hoá các Công ty thành viên.
Trải qua hơn 20 năm trưởng thành và phát triển công ty đã từng bước
vững chắc trên con đường CNH-HĐH của đất nước. Sản phẩm dệt may Hà
Nội đã từ lâu được ưa chuộng không chỉ ở trong nước mà còn cả trên thế giới
và ngày càng được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm bởi chất lượng tốt, mẫu
mã phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong những năm gần đây sản phẩm của Công ty luôn được bình chọn là
“hàng Việt Nam chất lượng cao”, với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000 và đạt giải “Sao vàng đất Việt” liên tục từ năm 2003
đến nay.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng của công ty

6


Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có
chất lượng cao như các loại sợi, sản phẩm dệt kim, khăn bông,...
Kinh doanh, xuất, nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hoá chất,
thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may,...
Công ty cũng thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ như: kinh
doanh kho vận, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kinh doanh nhà hàng, khách
sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí.
2.2. Nhiệm vụ của công ty
Trong thời kỳ bao cấp công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu cho các nhà máy
và công ty khác trong ngành với sản phẩm chính là sợi. Nhiệm vụ của công ty
lúc này là:
−Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn của Bộ

−Nhận nguyên vật liệu được phân phối và sản xuất theo đúng kế hoạch đã
định trước của Bộ.
−Xuất bán cho các đơn vị khác trong ngành theo kế hoạch của Bộ.
Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty được quyền chủ động hơn
trong sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý thay đổi, phong cách làm việc của
Công ty cũng thay đổi và nhiệm vụ của Công ty lúc này cũng thay đổi:
−Phải tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt để khách hàng chấp nhận sản
phẩm của Công ty.
−Phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng từ đó tìm cách sản xuất và cải tiến
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
−Không ngừng mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
−Duy trì và đáp ứng đầy đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên
toàn công ty.
−Luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí, hạ giá
thành, tăng doanh thu.

7


−Xây dựng và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002, hướng đến mục tiêu
xây dựng theo tiêu chuẩn SA 8000.

8


3. Cơ cấu tổ chức
Để tạo ra sự năng động trong sản xuất kinh doanh Công ty đã không
ngừng tổ chức xắp xếp lại bộ máy tổ chức quản lý và xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, trách nhiệm của các phòng ban và bộ phận trực thuộc. Hiện nay bộ
máy tổ chức của công ty Dệt May Hà Nội bao gồm:

−Ban lãnh đạo
−Các phòng ban
−Các nhà máy thành viên
3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

9


TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Tổng
Giám đốc
điều hành
May

Giám đốc
Điều hành
Sợi kiêm
Giám đốc
công ty CP
Dệt May
HTL

Giám đốc
điều hành
Dệt
Nhuộm

Giám đôc
Điều hành

TTNĐ kiêm
Giám đốc

Giám đốc
Điều hành
công tác
XNK

Giám đốc
Điều hành
Quản trị
NNL &
Hành Chính

Phòng
xuất nhập
khẩu

Phòng Tổ
chức hành
chính
Đại diện lãnh
đạo về sức
khoẻ và an
toàn

HANOSIMEXDMG

Đại diện lãnh
đạo Hệ thống

quản lý chất
lượng và Hệ
thống quản lý
TNXH
Phòng Kế
hoạch thị
trường

TTTN &
KTCLSP

Nhà máy
Sợi

Nhà máy
May 1

Phòng Kế
toán tài chính

Nhà máy
Dệt
DeNim

Phòng
Thương Mại

Trung tâm
Dệt Kim
Phố Nối


Nhà máy
May 2

TT Cơ khí
Tự động
hoá

VINATEX

Hải Phòng

Siêu thị

Phòng Đời
sống

VINATEX Hà

Đông
HANOSIMEXDMG

Chi nhánh
công ty tại

Trung tâm Y
tế

TPHCM
HANOSIMEXHDT


Nhà máy
May 3
Nhà may
May thời
trang

Phòng Kỹ
thuật Đầu


Công ty CP
Dệt may

Ghi chú:

HTL

Điều hành trực tuyến
Điều hành Hệ thống quản lý Chất lượng và Hệ thống TNXH
Quản lý Vốn của HANOSIMEX tại các công ty CP thông qua người đại diện

10


3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận trực thuộc
3.2.1. Cơ quan tổng giám đốc
3.2.1.1. Tổng giám đốc công ty
Chức năng:
−Điều hành mọi hoạt động của Công ty

Nhiệm vụ:
−Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn hàng năm, dự án đầu
tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác và đầu tư nước ngoài, dự án
liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế có giá trị
lớn.
−Báo cáo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính
tổng hợp, bảng cân đối tài sản của công ty theo quy định của Nhà nước
và cấp trên.
−Đề ra chính sách và mục tiêu chất lượng, trách nhiệm xã hội thích hợp
cho từng thời kỳ.
−Cam kết cung cấp mọi nguồn lực cần thiết về nhân lực, thời gian, ngân
sách và các điều kiện khác để thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO-900:2000 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000, WRAP.
−Chịu trách nhiệm cao nhất trước khách hàng về chất lượng sản phẩm
−Phê duyệt các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá, vật tư, thiết bị, danh
sách nhà phụ thầu, các biện pháp xử lý khiếu nại.
Quyền hạn:
−Chịu trách nhiệm trước Tập Đoàn Dệt May Việt Nam và Nhà nước về
mọi hoạt động của Công ty.
3.2.1.2. Phó tổng giám đốc điều hành May
Chức năng:

11


−Quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất và môi trường thuộc lĩnh
vực may và Trung tâm Đào tạo công nhân may.
Nhiệm vụ:
−Nhiệm vụ điều hành lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật:

−Nhiệm vụ điều hành hệ thống chất lượng:
−Nhiệm vụ điều hành hệ thống trách nhiệm xã hội:
−Nhiệm vụ đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần May Đông
Mỹ HANOSIMEX
Quyền hạn:
−Điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, pháp
luật Nhà nước về lĩnh vực được phân công.
−Có quyền thi hành và xử lý các công việc thuộc hệ thống quản lý chất
lượng và trách nhiệm xã hội, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.
3.2.1.3. Giám đốc điều hành Dệt-Nhuộm
Chức năng:
−Quản lý điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường
thuộc lĩnh vực Dệt Nhuộm, hoạt động của Trung tâm Cơ khí Tự động
hoá.
Nhiệm vụ:
−Chỉ đạo hoạt động của nhà máy Dệt Denim, Trung tâm Dệt kim Phố
Nối.
−Chỉ đạo hoạt động của Trung tâm Cơ khí Tự động hoá.
−Chỉ đạo công tác đào tạo công nhân kỹ thuật.
−Chỉ đạo các công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến Hệ
thống quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý Trách nhiệm xã hội.

12


−Đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty Cổ Phần Dệt Hà Đông
HANOSIMEX, phần vốn của HANOSIMEX tại Công ty Cổ phần Dệt
May Huế.
Quyền hạn:
−Điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, pháp

luật Nhà nước về lĩnh vực được phân công.
3.2.1.4. Giám đốc điều hành Sợi
Chức năng:
−Quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường
thuộc lĩnh vực Sợi
Nhiệm vụ:
−Chỉ đạo hoạt động của nhà máy Sợi về công tác kỹ thuật, đầu tư, môi
trường, và công tác thực hiện kế hoạch sản xuất,...
−Chỉ đạo hợp tác sản xuất Sợi tại công ty TNHH Dệt Sợi Ý – Việt.
−Chỉ đạo công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến Hệ thống
quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý Trách nhiệm xã hội.
−Đại diện phần Vốn Nhà nước kiêm Giám đốc tại Công ty Cổ phần Dệt
may Hoàng Thị Loan.
Quyền hạn:
−Điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, pháp
luật Nhà nước về lĩnh vực được phân công.
3.2.1.5. Giám đốc điều hành quản trị nguồn nhân lực & hành chính
Chức năng:
−Quản lý, điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, chế độ, chính sách,
bảo vệ quân sự, đời sống, hành chính.
Nhiệm vụ:

13


−Chỉ đạo công tác lao động, tiền lương, chế độ chính sách, bảo vệ quân
sự.
−Chỉ đạo công tác hành chính, đời sống, y tế, Dân số-KHHGĐ, văn thể,
nếp sống văn hoá và phòng chống tệ nạn xã hội.
−Chỉ đạo công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến Hệ thống

quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý Trách nhiệm xã hội.
Quyền hạn:
−Điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, pháp
luật Nhà nước về lĩnh vực được phân công.
3.2.1.6. Giám đốc điều hành công tác xuất nhập khẩu
Chức năng:
−Quản lý, điều hành các công việc liên quan đến lĩnh vực Xuất Nhập
Khảu, công tác Hợp tác Quốc tế.
Nhiệm vụ:
−Chỉ đạo công tác sản phẩm, thị trường và các hoạt động liên quan đến
lĩnh vực xuất nhập khẩu.
−Chỉ đạo công tác hải quan, hoàn thuế xuất nhập khẩu.
−Chỉ đạo công tác vận tải, thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu.
−Chỉ đạo công tác Hợp tác quốc tế.
−Chỉ đạo công tác quản lý kho tàng, thị trường nội bộ Công ty, mẫu thời
trang, sản xuất đơn hàng may nội địa.
−Chỉ đạo công tác Hội chợ triển lãm, thương hiệu sản phẩm.
−Chỉ đạo hoạt động của chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
−Chỉ đạo các công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến Hệ
thống quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý Trách nhiệm xã hội.
Quyền hạn:

14


−Điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, pháp
luật Nhà nước về lĩnh vực được phân công.
−Có quyền giao nhiệm vụ cho những người giúp việc cho mình.
3.2.1.7. Giám đốc điều hành tiêu thụ nội địa
Chức năng:

−Quản lý, điều hành lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm may nội địa, hoạt động
kinh doanh Siêu thị Tổng hợp, kiểm tra, đánh giá doanh nghiệp.
Nhiệm vụ:
−Chỉ đạo các công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến tiêu thụ
sản phẩm may nội địa, kinh doanh Siêu thị, Đầu tư trang bị Cửa hàng
giới thiệu, đại lý tiêu thụ sản phẩm.
−Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá doanh nghiệp.
−Chỉ đạo các công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến Hệ
thống quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý Trách nhiệm xã hội.
−Đại diện phần vốn Nhà nước kiêm giám đốc tại công ty Cổ phần May
Đông Mỹ HANOSOMEX.
Quyền hạn:
−Điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, pháp
luật Nhà nước về lĩnh vực được phân công.
3.2.2. Các phòng chức năng:
3.2.2.1. Phòng Thương mại
Chức năng:
−Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác phát triển thị trường và tiêu
thụ sản phẩm nội địa.
Nhiệm vụ:
−Công tác phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới bán hàng.
−Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm may dệt kim, bò nội địa.
15


−Công tác quảng cáo, hội chợ, giới thiệu thương hiệu sản phẩm của công
ty.
−Công tác giao dịch, thực hiện các kế hoạch đặt hàng, bán hàng, hợp
đồng đại lý, hợp đồng mua bán, giải quyết bán hàng tồn kho.
−Chỉ đạo triển khai, áp dụng thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO

9000 trong đơn vị.
3.2.2.2. Phòng Kế hoạch thị trường
Chức năng:
−Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác xây dựng và điều hành thực
hiện kế hoạch sản xuất, công tác cung ứng vật tư sản xuất và quản lý vật
tư, sản phẩm, công tác Marketing tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Nhiệm vụ:
−Điều hành toàn bộ hoạt động của phòng theo chức năng nhiệm vụ được
giao và theo quy chế của công ty.
−Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm theo phương hướng mục tiêu
phát triển của toàn ngành, phù hợp với năng lực sản xuất của công ty.
−Xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh hàng tháng theo định hướng
của công ty và tập hợp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng tháng, quý, năm.
−Tổ chức tiếp nhận các đơn hàng của khách hàng Dệt May xuất khẩu nội
địa.
3.2.2.3. Phòng xuất nhập khẩu
Chức năng:
−Tham mưu cho Tông Giám đốc về công tác xuất – nhập khẩu.
Nhiệm vụ:

16


−Điều hành toàn bộ hoạt động của phòng theo qui chế của Công ty, theo
luật pháp hiện hành và chức năng – nhiệm vụ được giao. Phụ trách trực
tiếp những công việc sau:
−Công tác hành chính: tổ chức tiền lương, khen thưởng, quản lý tài liệu
gửi đi, đến.
−Công tác xuất khẩu: Xuất khẩu sản phẩm may dệt kim, hoàn thuế các

đơn hàng sản xuất xuất khẩu, thanh toán các hợp đồng gia công.
−Công tác nhập khẩu: Nhập khẩu nguyên liệu, bông xơ, các dự án đầu tư
có liên quan đến công việc của phòng, cân đối tiến độ thanh toán chung.
+ Công tác thị trường.
3.2.2.4. Phòng Kế toán tài chính
Chức năng:
−Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của
công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ,
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì liên
tục và đạt hiệu quả cao.
Nhiệm vụ:
−Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ
chức sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của
doanh nghiệp.
−Tổ chức quản lý hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ghi
chép tính toán, phản ánh chính xác trung thực kịp thời đầy đủ toàn bộ tài
sản và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ký các sổ kế toán, báo
cáo kế toán và chịu trách nhiệm về tính xác thực, trung thực kịp thời đầy
đủ của số liệu kế toán.
3.2.2.5. Phòng Kỹ thuật đầu tư
Chức năng:

17


−Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật đầu tư xây
dưng cơ bản, kỹ thuật an toàn lao động, định mức kinh tế kỹ thuật, lĩnh
vực tin học và mạng máy tính toàn công ty.
Nhiệm vụ:
−Tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công

nghệ, phương án sử dụng nguyên liệu cho các nhà máy may.
−Giám sát các nhà máy thực hiện đúng quy định các thiết kế công nghệ
đã ban hành.
−Tham gia nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, sáng chế sản xuất thử
các sản phẩm mới.
−Hướng dẫn theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc lập và thực hiện các kế
hoạch lịch xích tu sửa thiết bị của nhà máy.
−Xây dựng chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu
tư mua sắm sửa chữa thiết bị, phụ tùng.
−Giải quyết khiếu nại của khách hàng thuộc phạm vi công nghệ sản
xuất.
3.2.2.6. Phòng Tổ chức hành chính
Chức năng:
−Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo đổi
mới doanh nghiệp, chế độ chính sách hành chính phục vụ bảo vệ quân
sự.
Nhiệm vụ:
−Xây dựng các mô hình tổ chức trực thuộc công ty.
−Tham mưu công tác đổi mới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
−Tuyển chọn, bố trí, xắp xếp, điều chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, miễn
nhiệm cán bộ.
−Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên
18


−Quản lý hồ sơ cán bộ và hồ sơ đào tạo của cán bộ quản lý theo phân
cấp.
−Quản lý công tác hành chính pháp chế.
3.2.2.7. Phòng Đời sống
−Có chức năng và nhiệm vụ chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân

viên trong toàn công ty.
3.2.2.8. Trung tâm y tế
Chức năng:
−Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho người lao động.
Nhiệm vụ:
−Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong lao động và trong sinh hoạt.
−Thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường.
−Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho cán bộ công
nhân viên toàn công ty.
−Giải quyết cấp cứu tại chỗ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
−Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ nhân viên trong công ty.
3.2.2.9. Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chức năng:
−Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác chất lượng trong toàn công
ty bao gồm: chất lượng các loại nguyên liệu đầu vào, chất lượng bán chế
phẩm và thành phẩm của công ty.
Nhiệm vụ:
−Quản lý giám sát hoạt động của hệ thống chất lượng trong toàn công ty.
−Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết luận chất lượng làm thủ tục
chứng nhận hàng hoá nguyên liệu nhập về công ty.

19


−Tổ chức quản lý máy móc thiết bị dụng cụ thí nghiệm và kiểm tra chất
lượng sản phẩm của trung tâm.
−Tổ chức quản lý công tác tổ hợp chất lượng, phân tích nguyên nhân gây
lỗi thông báo đến các đơn vị tìm biện pháp khắc phục.
4. Những đặc điểm cơ bản về hoạt động kinh doanh của Công ty

4.1. Ngành nghề: Dệt May
4.2. Ngành nghề kinh doanh:
Chuyên sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu hàng Dệt May gồm: Các
loại nguyên liệu bông, xơ, sợi, vải dệt kim và sản phẩm may mặc dệt kim, vải
denim và các sản phẩm may mặc từ dệt thoi; các loại khăn bông, thiết bị phụ
tùng, động cơ, vật liệu, điện tử, hoá chất, thuốc nhuộm, các mặt hàng tiêu
dùng khác.
Kinh doanh kho vận, vận tải, văn phòng, nhà xưởng, kinh doanh nhà
hàng, khách sạn, siêu thị, các dịch vụ vui chơi giải trí.
4.3. Lĩnh vực hoạt động:
Chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm có chất lượng cao như:
Sợi Cotton, Sợi Pe, Sợi Peco, Các loại vải dệt thun, vải Denim và các sản
phẩm may mặc dệt thoi, các loại khăn bông cùng các hoạt động thương mại
dịch vụ khác.
4.4. Quy trình công nghệ: Những tiến bộ khoa học đã được áp dụng trong
công nghệ sản xuất:
−Lĩnh vực kéo sợi:
+ Năm 2005 công ty đầu tư mở rộng dây truyền thiết bị sợi hiện
đại có thiết bị cấp lõi và đổ sợi tự động.
+ Các máy móc công nghệ đều được điều khiển và kiểm soát
qua màn hình vi tính.

20


+ Các máy ghép đều trang bị hệ thống làm đều tự động
Autoleveler.
+ Các máy ống tự động được trang bị hệ thống cắt lọc điện tử
hiện đại cho sợi chất lượng cao.
+ Sản xuất các mặt hàng sợi đa dạng như: cotton, các loại sợi

hoá học, và nguyên liệu trộn cotton và xơ hoá học với tỷ lệ
pha trộn theo ý muốn, đạt chất lượng sản phẩm tốt nhất.
+ Sản xuất được các loại sợi Slub, sợi bọc chun, sợi Texture để
dệt các mặt hàng vải co giãn thời trang.
−Lĩnh vực dệt vải Denim:
Dây truyền dệt vải Denim là dây chuyền hiện đại được đầu tư đồng bộ
từ công đoạn: Mắc – Nhuộm – Hồ - Dệt – Hoàn tất với các ưu điểm vượt trội
−Lĩnh vực Dệt khăn:
Dây truyền dệt khăn được đầu tư thiết bị đồng bộ, sản xuất các chủng
loại khăn đa dạng, chất lượng cao. Công đoạn Dệt được trang bị các máy dệt
tự động VAMATEX – ITALIA, đặc biệt có đầu Jacka điện tử dệt được các
mặt hàng có hình hoa phức tạp, các kiểu trang trí,...đáp ứng yêu cầu đa dạng
của khách hàng.
−Lĩnh vực Dệt kim:
+ Dây truyền Dệt – Nhuộm – Hoàn tất vải dệt kim được đầu tư
các thiết bị đồng bộ hiện đại của Đức, Italia, Nhật Bản, Đài
Loan, Hàn Quốc,..
−Năm 2005 Công ty đầu tư thêm dây truyền mới:
+ Dệt, nhuộm, cào, chải, xén lông, tạo hạt: Sản xuất vải cào
bông, vải nỉ cào 1 mặt và 2 mặt.
+ Các máy dệt Single Jacquard có cơ cấu cấp nhiều đầu sợi mầu
tự động, tạo hoa văn được thiết kế trên máy tính.
21


−Lĩnh vực May:
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến như: Thiết kế, giác sơ đồ mặt
bằng trên máy vi tính với Hệ thống phần mềm thiết kế
ACCUMARK của hãng GERBER Technology – Mỹ.
5. Sản phẩm kinh doanh:

Sản phẩm của công ty khá đa dạng, chất lượng tốt được bạn hàng tin
tưởng. Những sản phẩm thuộc thế mạnh của công ty là:
−Sợi: Đây là sản phẩm truyền thống của công ty với chất lượng cao như
sợi cotton, sợi Pe, sợi Peco.
−Các loại vải dệt kim và sản phẩm may dệt kim, may bằng vải Rib,
interlok, single, lacost.
−Vải Denim, vải thun, quần áo thể thao, quần áo Jeans, áo Poloshirt,
T.shirt,..
−Khăn mặt, khăn tắm, khăn ăn,khăn bông các loại xuất đi nhiều nước
trên thế giới.
6. Nhân lực:
Công ty luôn chú ý đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên
để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao. Là một công ty lớn của tập đoàn dệt may
Việt Nam nên số cán bộ công nhân viên trong công ty cũng rất lớn (hơn 5500
người).
7. Thị trường:
Những năm 1993-1997, xuất khẩu sang Nhật chiếm ưu thế nhưng từ năm
2002 đến nay công ty đã mở rộng thị trường sang các nước Mỹ, EU trong đó
Mỹ đã trở thành thị trường chính chiếm trên 60% kim ngạch xuất nhập khẩu
của công ty.
8. Quan hệ quốc tế:

22


Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, sản phẩm của công ty đã xuất đi
nhiều nơi trên thế giới do đó các quốc gia, có quan hệ với HANOSIMEX
cũng ngày càng tăng với nhiều thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, Canada, Anh,
Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, các nước Asean,...Bên cạnh đó là nhiều công
ty nước ngoài có quan hệ làm ăn với HANOSIMEX như: EXPRESS LTD,

GAP.INC, SUPREME, PACIFIC GARMENT, SAMSUNG, SUNG WON,...
9. Các công ty thành viên:
9.1. Nhà máy sợi:
9.2. Nhà máy may:
+ Các nhà máy may Dệt kim với năng lực sản xuất 8.000.000 sản phẩm/năm.
+ Nhà máy may Dệt thoi với năng lực sản xuất 1.500.000 sản phẩm/năm.
9.3. Trung tâm Dệt kim Phố Nối:
9.4. Nhà máy Dệt vải Denim:
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG THỜI GIAN QUA
1. Kết quả kinh doanh chung
Trong những năm qua sản phẩm của HANOSIMEX đã được bình chọn
là hàng Việt Nam chất lượng cao (1999-2005), thương hiệu nổi tiếng, cúp
vàng nhãn hiệu và thương hiệu, Sao vàng đất Việt (2003-2005). Trong những
năm qua công ty không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề cho cán
bộ công nhân viên, làm tăng uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, quy
mô sản xuất mở rộng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Trong hơn 20
năm xây dựng và phát triển, công ty Dệt May Hà Nội luôn đảm bảo mức tăng
trưởng hơn 20%/năm. Điểm qua những ngày đầu đến nay để thấy được bước
phát triển mạnh mẽ của HANOSIMEX. Doanh thu năm 1985 mới đạt 200
triệu đồng thì đến năm 2004 đã đạt tới 970 tỉ đồng. Năm 1990, nhà nước giao
cho công ty nguồn vốn 161 tỉ đồng, đến nay giá trị tài sản của công ty đã đạt
gần 700 tỉ đồng. Năm 2004 giá trị tổng sản lượng công ty đạt 940 tỉ đồng,

23


tăng 18,5% so với năm 2003 và lợi nhuận tăng gần 3,5 lần so với kế hoạch
năm và tăng hơn 3 lần so với năm 2003. Từng thời kỳ công ty đã thực hiện
trương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư mở rộng để
đa dạng hoá sản phẩm. Tổng giá trị đầu tư trong những năm qua đạt trên 600

tỉ đồng, 100% dự án của công ty đưa vào hoạt động đều phát huy hiệu quả tạo
năng lực sản xuất mới cho công ty. Sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị
trường trong và ngoài nước, vị thế của công ty ngày càng được khẳng định.
Kết quả sản xuất kinh doanh 10 năm gần đây chứng tỏ bước tiến vượt bậc của
HANOSIMEX. Giá trị tổng sản lượng tăng gấp 8 lần, doanh thu tăng 2,95 lần,
xuất khẩu tăng 3,55 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 2,4 lần.
Sản lượng sợi và sản phẩm dệt kim tăng gấp đôi, khăn bông các loại tăng 1,24
lần, vải Denim sau 3 năm sản xuất tăng gấp 3 lần. Mười năm qua công ty đã
đầu tư trên 544 tỉ đồng, mua sắm các thiết bị hiện đại của ngành Dệt May thế
giới như: dây chuyền chải thô CX-400 của Ý, máy ghép của Thụy Sĩ, máy dệt
kim Rib và Single cấp 24, máy dệt kiếm của Bỉ...Khâu may đầu tư gần 500
máy dệt Hà Đông được mở rộng, tăng thêm 400 tấn khăn/năm.
Bảng: Doanh thu của công ty qua một số năm gần đây
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng DT

2003
866.071

2004
1.037.257

2005
1.351.692,9

2006
1.712.554,4

(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)

2. Hoạt động xuất khẩu

2.1. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
Trước những năm 1990 hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu hướng
sang các thị trường Liên Xô và Đông Âu theo hình thức nghị định thư. Sau
khi chế độ XHCN ở các nước này sụp đổ thì việc xuất khẩu của Công ty đã
gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên sau khi hiệp định buôn bán về hàng dệt
may giữa Việt Nam và EU được ký kết vào 15/03/1993, kim ngạch xuất khẩu

24


hàng dệt may của Công ty đã tăng lên rõ rệt. Từ đó đến nay EU trở thành một
thị trường lớn lâu bên của Công ty. Sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ
có hiệu lực thì hàng dệt may trở thành một trong những thế mạnh mà Công ty
có thể xuất sang Mỹ. Hiện nay Mỹ là thị trường tiềm năng nhất của Công ty
Dệt May Hà Nội nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính
Đơn vị: USD
Thị trường
Nhật
Đài Loan
Hàn Quốc
Anh
Mỹ
Đan Mạch

2003
3.439.632,12
2.590.084,29

1.495.244
1.613.126,21
17.429.230,95
243.623,05

2004
4.732.501,09
2.485.207,10
1.229.478,28
2.114.361,65
14.532.985,32
113.906,47

2005
5.273.584,74
2.732.164,97
5.274.914,48
2.381.102,81
17.780.903,94
56.969,20

2006
6.093.019,59
1.388.251,86
7.950.354,36
2.568.270,23
17.892.221,62
41.254,80

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu – Phòng xuất nhập khẩu)

Dựa vào bảng trên ta thấy 5 thị trường lớn của công ty là: Nhật, Đài
Loan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu vào hai thị trường Nhật,
Anh luôn tăng đều qua các năm, điều này cho thấy sản phẩm của công ty ngày
càng được ưa chuộng và tín nhiệm ở hai thị trường này. Hai thị trường Đài
Loan và Mỹ kim ngạch xuất khẩu lúc tăng lúc giảm nhưng luôn ở mức cao,
đặc biệt là thị trường Mỹ trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu luôn
đứng hàng đầu, vượt xa các thị trường khác. Đây là những thị trường truyền
thống và lâu năm của công ty. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu vào thị trường
Mỹ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đặc biệt sau khi hiệp định thương mại song
phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực đã mở đường cho ngành dệt may nói
chung và Công ty Dệt May Hà Nội nói riêng thâm nhập vào thị trường đầy
tiềm năng này.
2.2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng
Trước đây sợi là sản phẩm chủ yếu của Công ty bởi tiền thân của Công
ty là nhà máy sợi Hà Nội. Trong những năm gần đây ngoài các sản phẩm sợi

25


×