Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.83 KB, 35 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG


TIỂU LUẬN MÔN HỌC

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TÊN TIỂU LUẬN:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG
PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
NGUỒN TẠI PHƯỜNG CHÁNH NGHĨA,
TỈNH BÌNH DƯƠNG.
Lớp:D13QM01 Nhóm: 17
SVTH: HOÀNG LÊ ANH
PHAN THỊ THU HÀ

MSSV:1328501010007
MSSV:1328501010023

HUỲNH THỊ TUYẾT LOAN MSSV:1328501010059
NGÔ THỊ THANH THỦY

MSSV:1328501010097

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang
Bình Dương, ngày 09 tháng 01 năm 2016


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại


phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

MỤC LỤC

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 2


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

PHẦN MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử phát triển, sự sống và loài người góp phần to lớn vào việc thay đổi
bộ mặt trái đất. Nhưng đồng hành với sự xuất hiện và phát triển của con người lại là
rác thải, xã hội loài người càng phát triển thì rác thải càng trở thành một vấn đề nhức
nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của con người: ô nhiễm đất,
nước, không khí, dịch bệnh,…
Theo thống kê mới nhất của Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở
Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải hàng năm trên 49
ngàn tấn thì trong đó có 55% chất thải công nghiệp, 1% chất thải y tế và 44% chất thải
dân cư. Bên cạnh đó, ở đô thị trong cả nước số chất thải rắn mỗi năm là 9.939.103 tấn
rác thải rắn, trong đó có tới 76,31% là chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư. Điều
này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ các khu công nghiệp,
nhà máy, khu du lịch, khu công cộng, khu chế xuất thì một vấn đề báo động hiện nay
là tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom

và xử lý theo đúng quy định.
Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh chất thải rắn được phát
sinh ngày càng nhiều và đa dạng về thành phần, chủng loại. Vì vậy việc phân loại, thu
gom và xử lý rác đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới, đặc biệt là nước đang phát
triển. Thực tế cho thấy tỷ lệ thu gom thường rất thấp, mặt khác do chưa phân loại tại
nguồn nên gây rất nhiều khó khăn cho quá trình vận chuyển và xử lý rác tiếp theo.
Phân loại chất thải rắn tại nguồn là công việc hết sức cần thiết ở các đô thị. Thông
qua phân loại tại nguồn làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái chế, từ đó hạn chế
việc khai thác tài nguyên sơ khai và giảm khối lượng rác thải cần phải chôn lấp. Bên
cạnh đó còn giúp tiết kiệm quỹ đất, kéo dài thời gian hoạt động của bãi chôn lấp và
giảm phát sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường cho cộng đồng.
Những năm gần đây, Bình Dương là một trong những tỉnh thuộc khu vực phía
Nam đi đầu trong việc phát triển công nghiệp, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế,
xu hướng đô thị hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tỉ lệ dân cư gia tăng làm tăng
lượng rác thải sinh hoạt, tạo khó khăn cho công tác thu gom và xử lý.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương (2015), trung bình mỗi ngày trên địa
bàn tỉnh thải ra khoảng 900 - 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt (bình quân 1
người/ngày thải ra khoảng 0,56 - 0,62 kg CTR). Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ
yếu từ các khu đô thị các hộ gia đình, nhà kho, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan
hành chính…Phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy, còn lại là các loại chất thải khó

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 3


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại

phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

phân hủy như túi nilông, bao bì đựng thuốc, hóa chất, chai, lọ thủy tinh, kim
loại... Theo thống kê, lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, tái chế chỉ đạt 90 100 tấn/ngày (chiếm 10%). Nguyên nhân là do tỉnh chưa triển khai chương trình phân
loại chất thải rắn tại nguồn nên công tác thu gom, tái chế, sử dụng chất thải rắn gặp
nhiều khó khăn.
Nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dân quan tâm đến vấn đề môi trường và nhận
thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, đa
số người dân chưa thật sự chú ý đến việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt và việc
xử lý rác của chính quyền địa phương. Chính quyền đã cố gắng giải quyết vấn đề chất
thải rắn nhưng chưa triệt để và chưa triển khai tốt các biện pháp tuyên truyền cho
người dân.
Từ những điều trên, nhóm quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và hoạt
động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình
Dương” để tìm hiểu về hoạt động và nhận thức của người dân về phân loại tại nguồn
trước khi được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý của một trong những phường của
tỉnh Bình Dương.
 Mục tiêu:
Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn ở phường Chánh Nghĩa ( khối lượng, thành
phần, chất thải rắn).
Đánh giá hoạt động phân loại chất thải rắn thải sinh hoạt tại nguồn của người
dân ở phường Chánh Nghĩa.
Điều tra thói quen và nhận thức của người dân về việc phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn của người dân.
 Nội dung:
Thu thập số liệu, tài liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại
địa bàn phường Chánh Nghĩa.
Đánh giá hiện trạng phát sinh, nguồn gốc, ảnh hưởng của chất thải rắn sinh
hoạt và công tác phân loại thải rắn sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu.
Khảo sát nhận thức, hoạt động phân loại rác thải của người dân ở phường

Chánh Nghĩa.
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn sau:
-

Hộ gia đình

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 4


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

-

Trường học

-

Cơ quan – ban ngành

-

Dịch vụ kinh doanh

-


Trung tâm Y tế

-

Trung tâm giải trí

-

Khu công cộng

-

Khu xây dựng

-



 Địa điểm nghiên cứu:
Phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
 Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết

-

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu


-

Phương pháp điều tra xã hội học

-

Phương pháp chuyên gia

-

Phương pháp quan sát

-

Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

-

Phương pháp thống kê và xử lí số liệu

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 5


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.


PHẦN 1

TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc sống
không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, lượng rác ngày càng nhiều và dần trở
thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống.
Chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng
ngày của con người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố
hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán,
nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học....
Phân loại tại nguồn phát sinh được hiểu là các loại chất thải cùng loại, cùng giá trị
sử dụng, tái chế, hay xử lý,… được phân chia và chứa riêng biệt. Ví dụ, thông thường,
tại mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất thải như cácloại can, hộp, chai lọ có
thể chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu vàng, loại giấy hay sách báo, các tông
được chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu xanh; loại bao gói thức ăn hay thức ăn
dư thừa được chứa trong thùng hay túi nhựa mầu đen.
Thường thì các hệ thống phân loại, thu gom sơ cấp bao gồm những thùng chứa, xe
chở rác loại nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay thu gom rác và chở đến các bãi chứa chung
hay những điểm chuyển tiếp. Do vậy, việc phân loại và thu gom ban đầu có ý nghĩa
rất quan trọng trong mọi hệ thống quản lý chất thải rắn nói chung, trong việc thu gom
và vận chuyển thứ cấp tiếp theo. Đến lượt mình việc thu gom thứ cấp lại phụ thuộc
vào các loại xe tải thu gom được lựa chọn, vào hệ thống và các phương tiện thu gom
tại chỗ.
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1.


Điều kiện tự nhiên


Vị trí địa lý:

Chánh Nghĩa là một phường nội ô thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương, Việt Nam.
Phường có diện tích khoảng 476,95 ha nằm ở phía nam phường Phú Cường, và
cách trung tâmthủ Dầu Một khoảng 2 km về phía Nam. Trước 1975, phường thuộc ấp
Chánh Trong và Chánh Ngoài, xã Phú Cường.
Phường Chánh Nghĩa là 1 trong những 2 phường đông dân cư cùa thành phố Thủ
Dầu Một và là phường tập trung nhiều người Hoa sống nhất tại Thủ Dầu Một.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 6


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một.
- Phía Nam: giáp phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một.
- Phía Đông: giáp phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một.
- Phía Tây: giáp sông Sài Gòn, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 1.1. Vị trí phường Chánh Nghĩa trên bản đồ (Nguồn: Google Map).


Địa hình:


Phường Chánh Nghĩa nằm ở khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng
dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.


Khí hậu:

Tỉnh Bình Dương nói chung và phường Chánh Nghĩa nói riêng đều mang đặc
trưng khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo, trong năm được chia thành 02 kiểu mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.


Thủy văn:

Phường Chánh Nghĩa có nhánh sông Sài Gòn chảy qua, có rạch Thủ Ngữ, rạch
Ông Cớ, rạch Mục Đồng và các rạch nhỏ chảy qua địa bàn phường.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 7


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

-


Các nguồn tài nguyên:

-

Tài nguyên đất:

Đất đai của phường Chánh Nghĩa bao gồm 4 loại đất chính: Đất phèn, đất xám, đất
nâu vàng trên phù sa cổ và đất nâu vàng trên phù sa cổ kếtvon, trong đó: đất nâu vàng
trên phù sa cổ và đất nâu vàng trên phù sa cổ kết von chiếm diện tích lớn nhất.
-

Tài nguyên nước:



Nước mặt:

Phường Chánh Nghĩa có các nguồn nước mặt khá phong phú và có giá trị về cấp
nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do ảnh hưởng của chế độ mưa và gió nên dòng
chảy nước mặt phân làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô


Nước ngầm:

Nguồn nước ngầm của phường tương đối dồi dào, chia làm 02 dạng: Nước ngầm
mạch nông và nước ngầm mạch sâu.
1.2.2.

Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội


-

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

-

Dân số: dân số phường Chánh Nghĩa có 22.447 nhân khẩu với 6.525 hộ.

- Lao động: hiện trên địa bàn phường có nguồn lao động tương đối dồi dào khoảng
13.860 nhân khẩu lao động
Thu nhập: thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 39,6 triệu
đồng/người/năm, đây là thu nhập khá cao so với tỉnh Bình Dương.
-

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong điều kiện phát triển chung của thành phố, 5 năm qua kinh tế của phường
Chánh Nghĩa tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tăng trưởng bình quân hàng năm
đạt 8%. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
-

Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư đô thị:

Việc xây dựng đô thị của phường Chánh Nghĩa trong những năm qua đã được định
hướng đúng đắn. Cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng xã hội
cũng phát triển đã làm thay đổi nhiều mặt của phường.
-

Thực trạng môi trường:


-

Phường Chánh Nghĩa nằm kề sông Sài Gòn, có điều kiện thuận lợi bố trí cảnh

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 8


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

quan, kiến trúc đô thị sinh thái, phát triển đô thị bền vững và phát triển giao thông
thủy.
Do sự phát triển của các cơ sở kinh doanh và giao lưu hàng hóa tăng nên ô
nhiễm khói, bụi, tiếng ồn ngày càng gia tăng.
Trên địa bàn phường Chánh Nghĩa chưa có hệ thống thoát nước mưa và thoát
nước thải riêng biệt nên cũng ảnh hưởng tới nguồn nước mặt của sông Sài Gòn.
Lượng rác thải ngày một tăng lên, ý thức người dân còn hạn chế, dẫn đến ô
nhiễm môi trường, mất mĩ quan đường phố.
Với thực trạng cảnh quan môi trường của phường như trên, phải tìm ra một cách
hợp lý để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống cho dân cư của phường thì
việc tái tạo cảnh quan, làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường đảm bảo cho phát triển
bền vững là vô cùng quan trọng.
1.3. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu
1.3.1.


Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết

Tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn trên sách báo, giáo trình và các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài
1.3.2.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để
áp dụng vào đề tài đang nghiên cứu.
1.3.3.

Phương pháp điều tra xã hội học

Đánh giá nhận thức và điều tra khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong khu vực
nghiên cứu bằng việc xây dựng bảng câu hỏi, bài phỏng vấn…
1.3.4.

Phương pháp chuyên gia

Hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm về phân loại chất thải rắn tại nguồn ở
nơi quản lý rác thải của vùng.
1.3.5.

Phương pháp quan sát

Quan sát và ghi lại những thói quen hang ngày của người dân về lưu trữ và thải bỏ
rác cũng như ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường cũng như cách thức
thu gom, vận chuyển rác thải của đội vệ sinh tại nơi nghiên cứu.

1.3.6.

Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 9


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

Đến và quan sát nơi nghiên cứu để lấy thông tin.
1.3.7.

Phương pháp thống kê và xử lí số liệu

Từ những số liệu ghi nhận được ở các kết quả phỏng vấn và tiến hành thống kê và
xử lí số liệu bằng các phần mềm như Word, Excel...
1.4. Tổng quan về nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.4.1.

Trong nước

Việc thu gom, phân loại và lựa chọn biện pháp xử lý CTR cho từng địa phương
đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Mỗi địa phương đều có những giải pháp cho riêng
địa phương mình nhằm mục đích: nâng cao tỷ lệ thu gom đạt hiệu quả cao nhất có
thể trong điều kiện của địa phương mình;

Một số địa phương đã có kế hoạch chi tiết quy hoạch, quản lý, xử lý chất thải rắn
và đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác này, ví dụ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng… Tuy
nhiên, đây mới chỉ là các công việc khởi đầu.
1.4.2.

Ngoài nước

Vấn đề ô nhiễm môi trường do CTR đã được cảnh báo và nghiên cứu rất chi tiết
ở các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển. Ở các nước này do tình hình
kinh tế khá phát triển, đời sống và trình độ dân trí cao cộng với các ngành công nghiệp
khá phát triển do vậy thành phần của rác thải cũng khác xa rất nhiều so với Việt Nam.
Mặt khác do được phân loại tại nguồn tốt nên hầu hết các chất hữu cơ dễ phân huỷ
được xử lý ngay tại nhà bằng biện pháp xay nhỏ hoà trộn với nước và thải xuống hầm
tự hoại như ở Newzeland, Nhật, Đức, Pháp … hoặc chúng được chuyển ra bãi chôn
lấp với khối lượng rất nhỏ. Ngược lại khối lượng rác được tận dụng tái sinh và tái
chế khá lớn và thường được chuyển thẳng từ nơi phân loại đến nhà máy tái chế. Một
số nước do điều kiện thiếu đất lại rất ít sử dụng bãi chôn lấp như Singapore, Nhật,
Pháp mà chủ yếu chỉ sử dụng cho tái sinh và tái chế.
Có thể nói việc xây dựng mô hình thu gom, phân loại và vận chuyển, xử lý CTR ở
các nước phát triển đã đi vào nề nếp và được người dân tự giác thực hiện như là pháp
lệnh của nhà nước. Việc thu gom và phân loại rác ở các nước được thực hiện với quy
mô khá đơn giản và thuận tiện cho người dân.
Ví dụ ở Newzeland túi nilon đen bán rất rẻ trong các siêu thị được người dân
mua về từng cuộn trong nhà. Mỗi nhà dân được trang bị 2 thậm chí 3 thùng nhựa
xanh chứa rác có nắp kín như ở Việt Nam.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17


Trang 10


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 11


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

PHẦN 2

NGUYÊN NHÂN, HIỆN TRẠNG, NGUỒN GỐC
2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân của việc không phân loại rác thải tại nguồn là do :
-

Ý thức người dân còn hạn chế:

Hầu hết người dân đều có ý thức bảo vệ môi trường, tuy nhiên người ta chưa nhận
thức rõ lợi ích của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, bên cạnh đó một số người
chưa hiểu rõ về cách thức phân loại…
-


Chưa trở thành thói quen:

Theo bà Lý Thị Thu Vân, ngụ tại KP.1, phường Hòa Bình, cho biết quanh khu vực
nhà bà hầu như không ai thực hiện phân loại rác. Thời gian đầu khi mới nhận được
thùng rác từ cơ quan chức năng mọi người hào hứng thực hiện, nhưng được một thời
gian ngắn thì đâu lại vào đấy.
-

Chưa phối hợp đồng bộ:

Thời gian đầu công tác tuyên truyền cho chương trình được các phường tổ chức rất
“rầm rộ”. Các khu phố, tổ dân phố tổ chức họp dân phát động phong trào, đi tới từng
hộ nhắc nhở, kiểm tra, hỗ trợ thùng và túi đựng rác… nên người dân hưởng ứng rất
tích cực.
Thế nhưng sau đó do công tác tuyên truyền, cổ động không được thực hiện thường
xuyên, cộng với việc Nhà nước ngưng cấp túi đựng rác thì chương trình cũng tạm lắng
theo.
Không có hộ gia đình nào duy trì phân loại rác vì có phân loại rác ở nhà thì đến khi
công nhân vận chuyển đều trộn lẫn 2 loại làm một.
2.2. Hiện trạng phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
2.2.1. Ở Thế Giới
Rác thải luôn là vấn đề quan trọng ở mỗi đô thị, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Cùng với mức sống của người dân ngày càng cao, rác thải cũng ngày càng nhiều. Vì
vậy xử lí rác đã trở thành một vấn đề bức thiết.
Ở các nước phát triển, phân loại và thu gom rác đã trở nên khá phổ biến. Rác thải

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17


Trang 12


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

sinh hoạt đã được tận dụng một cách hợp lí vừa mang lại lợi ích vừa làm sạch môi
trường.
Nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp phân loại rác khác nhau như ở
Nhật Bản rác thải sinh hoạt được phân thành ba loại: rác cháy được và rác không cháy
được và rác tái tạo được để riêng trong những túi có màu sắc khác nhau.
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại rác, mới đây chính
quyền thành phố Yokohama đã phát cho mỗi hộ gia đình một cuốn sách dày 27 trang
hướng dẫn chi tiết việc phân loại hơn 517 loại rác thải sinh hoạt thông thường, thuộc
10 hạng mục khác nhau.
Để giải quyết các vấn đề về thu gom và phát thải rác, chính quyền thành phố
Curibata, bang Parana, Brasil, đã vận động khoảng 1,5 triệu công dân tham gia. Một
chiến dịch giáo dục nhằm thúc đẩy phân loại rác đã được phát động ở các trường học
và các thành phố lân cận. Các hộ gia đình đã nhận được các tờ rơi với những nội dung
tuyên truyền giáo dục và thông tin có liên quan đến việc phân loại và tái chế rác thải,
sau một tuần, xe tải thu gom rác sẽ thực hiện thu rác hữu cơ và vô cơ đã được phân
tách. Chính quyền thành phố đã thuê khoảng 65 hiệp hội những người thu gom rác
thải khác nhau để quản lí các thiết bị phân tách và thu gom rác.
2.2.2. Ở Việt Nam
Phân loại rác tại nguồn là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam, mặc dù nó đã được
đề cập trong mục tiêu chiến lược quốc gia về quản lí chất thải rắn.
Nhằm triển khai công tác phân loại rác tại nguồn, Bộ khoa học và công nghệ đang
triển hỗ trợ cho một chương trình thử nghiệm ở Gia Lâm – Hà Nội do xí nghiệp môi
trường đô thị Gia Lâm thực hiện. Khoảng trên 700 hộ gia đình của xã Trâu Quỳ đã

tham gia trong chương trình thử nghiệm này kể từ năm 2003. Kết quả thử nghiệm cho
thấy 90-95% các hộ gia đình sẵn sàng tự phân loại rác thải của hộ mình và 75 -85%
rác đã được phân loại chính xác thành rác vô cơ và hữu cơ. Các chất hữu cơ không
gây ô nhiễm môi trường có thể được sử dụng trong qui trình chế biến phân compost.
Tuy nhiên, khả năng đảm bảo nguồn tài chính lâu dài cho hoạt động của chương trình
con chưa xác định rõ.
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, từ trước đến nay, người dân thường bỏ tất cả các loại
rác thải vào chung một túi và không hề biết rằng thói quen này đã làm cho thành phố
tốn rất nhiều đất và chi phí chôn lấp.
Tuy vậy, với lượng rác thải của thành phố ngày một tăng, ước tính vài ba năm nữa
thành phố lại thiếu bãi rác.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 13


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

Năm 2005, Sở Tài Nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thực
hiện dự án phân loại rác tại nguồn với mục đích khai thác tối đa những lợi ích có thể
có của rác. Chương trình này sẽ được thực hiện ở 6 quận huyện của thành phố và nhận
được sự ủng hộ tích cực của người dân.
Theo sở Tài Nguyên Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2007, một
nhà máy xử lí rác đầu tiên sẽ hoạt động. Từ nay đến cuối năm 2007, rác thực phẩm đã
phân loại sẽ được cất riêng ở các bãi rác hiện hữu để chờ đưa vào nhà máy xử lí. Theo
các chuyên gia, nếu dự án phân loại rác tại nguồn được thực hiện nghiêm túc thì đến

2010 thành phố Hồ Chí Minh sẽ giảm tới 50% lượng rác phải chôn lấp .
Tại Đà Nẵng, chất thải rắn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để giải quyết
một phần áp lực của chất thải rắn ngày một gia tăng, thành phố đã cho xây dựng nhà
máy xử lí rác thải thành phân compost với công suất 120.000 tấn /năm.
Tuy nhiên khi thực hiện phân loại rác tại nguồn đòi hỏi một khoảng đầu tư ban đầu
rất lớn. Đây là kinh phí cho việc thay đổi hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải,
thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến sâu rộng đến từng hộ gia đình. Đó là chưa
tính đến phần chi phí phát sinh khi áp dụng mô hình phân loại vào thực tế. Thêm vào
đó, thời gian hoàn trả vốn đầu tư rất chậm. Đây chính là một trở ngại lớn đối với
những địa phương muốn thực hiện phân loại rác tại nguồn.
2.2.3. Ở khu vực nghiên cứu
Theo thống kê của Sở Tài Nguyên Môi Trường cho biết mỗi ngày trên địa bàn tỉnh
Bình Dương có khoảng 800 tấn chất thải các loại.
Tuy nhiên hiện nay chất thải sinh hoạt của người dân chủ yếu được xử lý bằng
phương pháp chôn lấp, đốt tại các bãi chôn lấp, chỉ một phần nhỏ được xử lý bằng
phương pháp ủ sinh học (kết quả nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu nâng cao
hiệu quả xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học phù hợp với điều
kiện ở Việt Nam) mà chưa có phân loại tại nguồn để giảm bớt lượng rác thải đem đi
xử lý.
Tại Thị xã Thủ Dầu Một, mỗi ngày có chừng 20% lượng rác thải sinh hoạt chưa
được thu gom xử lý, trong số này phần lớn là do người dân tự hủy bằng cách thu gom
rồi đốt tại chỗ.
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt đối với người dân ở tỉnh Bình Dương nói
chung và phường Chánh Nghĩa nói riêng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết.
Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử
lý. Do đó người dân thường trực tiếp tham gia vào công việc phân loại và thu gom rác

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17


Trang 14


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

thải của gia đình còn công việc xử lý rác sau khi phân loại và thu gom là nhiệm vụ của
chính quyền và cơ quan có trách nhiệm. Tuy nhiên, thì việc phân loại rác thải tại
nguồn chưa còn gặp khó khăn do nhận thức của người dân cũng như chính sách của
các cơ quan có thẩm quyền.
2.3. Nguồn gốc
Do đặc điểm dân cư trên địa bàn phường đa dạng và phong phú nên có nhiều loại
nguồn thải chất thải rắn khác nhau. Phân loại các nguồn phát sinh và thành phần chủ
yếu của chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường trong bảng sau:
Bảng 2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn phường Chánh Nghĩa
Nguồn phát sinh
Số lượng

Thành phần

6.525 hộ

Nylon, thức ăn thừa, thức ăn hư
hỏng, thủy tinh, đồ hộp,
giấy,vải, kim loại, dây điện,…

chất thải rắn sinh hoạt
Hộ gia đình


Cơ sở kinh doanh, cơ quan,
công sở

Nylon, thủy tinh…
57 cơ sở
Vỏ đồ hộp, giấy, bìa carton.

Cửa hàng giải khát

113 cửa hàng

Bã chè, vỏ hộp, hoa quả, đồ
hộp, ống hút, giấy ăn, nylon…

Cửa hàng ăn

102 cửa hàng

Thức ăn thừa, hư hỏng, giấy ăn,
thủy tinh, sành sứ, nylon…

Nguồn công cộng (01 trung tâm
văn hóa thể thao, 01 sân vận
động)

02

Nylon, vỏ hộp, ống hút, giấy
ăn, thức ăn thừa, vỏ chai…
(Nguồn : UBND phường Chánh Nghĩa)


Theo điều tra nghiên cứu xác định khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường do
SV Vũ Nam Phương1 tiến hành, việc lấy mẫu chất thải rắn tiến hành tại 30 điểm phát
sinh được chọn ngẫu nhiên với những đối tượng khác nhau: 15 hộ gia đình; 5 cơ sở
kinh doanh, cơ quan; 6 cửa hàng ăn; 4 cửa hàng giải khát.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 15


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

Bảng 3.2. Khối lượng rác thải rắn theo các nguồn khác nhau
Loại nguồn

Khối lượng trung bình

Hộ gia đình phi nông nghiệp

0,38 kg/người/ngày

Cơ sở kinh doanh, cơ quan

4,8kg/cơ sở/ngày

Cửa hàng giải khát


11,2 kg/cửa hàng/ngày

Cửa hàng ăn

17 kg/cửa hàng/ngày

Nguồn công cộng

0,3 kg/nguồn/ngày

Bảng 3.3. Tổng lượng rác phát sinh tại phường Chánh Nghĩa
Loại nguồn

Khối lượng trung
bình

Số lượng

Tổng
(kg)

Hộ gia đình phi nông nghiệp

22.447 người

0,38 kg/người/ngày

8.529,86


Cơ sở kinh doanh, cơ quan

57 cơ sở

4,8kg/cơ sở/ngày

273,6

Cửa hàng giải khát

113 cửa hàng

11,2kg/cửahàng/ngà
y

1.265,6

Cửa hàng ăn

102 cửa hàng

17kg/cửahàng/ngày

1.734

Nguồn công cộng

02 nguồn

0,3kg/nguồn/ngày


0,6

Tổng

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

10.0071,4

HVTH: Nhóm 17

Trang 16


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

PHẦN 3

THÀNH PHẦN, PHÂN LOẠI, LỢI ÍCH
3.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở phường Chánh Nghĩa
Từ kết quả thống kê khi tiến hành khảo sát thực tế của SV: Vũ Nam Phương1,
thành phần rác thải của phường Chánh Nghĩa được thể hiện trong hình sau:
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ thành phần vô cơ và hữu cơ trong rác thải sinh hoạt tại
phường Chánh Nghĩa

Đặc trưng cơ bản của rác thải tại phường Chánh Nghĩa là thành phần hữu cơ (rau
quả, lá cây, thức ăn thừa…) chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 59%, đặc tính của loại
chất thải này dễ phân hủy nên đòi hỏi phải phân loại trước khi thu gom và xử lý kịp
thời để tránh ô nhiễm và phát sinh mùi hôi, ruồi nhặng.

Các thành phần vô cơ như giấy, bìa các tông, vỏ bia, thủy tinh… chiếm khoảng
41% thành phần rác thải sinh hoạt. Thành phần này có thể tái chế, tái sử dụng nên
được thu mua ngay tại các hộ gia đình.
-

Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần chất thải rắn sinh hoạt:

Tuỳ theo mức sống của từng hộ dân cũng như hoàn cảnh của mỗi hộ dân mà thành
phần rác sinh hoạt khác nhau. Thành phần rác sinh hoạt phụ thuộc cơ bản vào các yếu
tố sau:
- Sản xuất và phân phối thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng;
- Đặc điểm nguồn phát sinh;

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 17


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

- Vị trí địa lý;
- Ý thức của người dân;
3.2. Cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại khác nhau của chất thải rắn
được sinh ra. Khi thực hiện việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng ta gia tăng khả
năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và
bảo vệ môi trường.

Chất thải rắn đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như:
3.2.1. Phân loại theo tính chất
Phân loại chất thải rắn theo dạng này người ta chia làm: các chất cháy được, các
chất không cháy được, các chất hổn hợp.
Bảng 3.4: Phân loại theo tính chất
Loại rác thải

Nguồn gốc

1. Các chất cháy được :
-

Giấy

- Các vật liệu làm từ giấy

-

Hàng dệt

- Có nguồn gốc từ sợi

-

Rác thải

- Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm

-


Cỏ, gỗcủi, rơm

- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm

-

Chất dẻo

- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo

-

Da và cao su

- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su

2. Các chất không cháy
được :
- Kim loại sắt

- Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà
dễ bị nam châm hút.

- Kim loại không phải - Các vật liệu không bị nam châm hút.
sắt
- Thuỷ tinh

- Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh.

- Đá và sành sứ


GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 18


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

- Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ
tinh
3. Các chất hỗn hợp :

- Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1
và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể chia làm hai
phần với kích thước > 5mm và < 5 mm.

( Nguồn : Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản , Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật, 1999)
3.2.2. Phân loại theo vị trí hình thành
Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố,
chợ…
3.2.3.phân loại theo nguồn phát sinh
Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau :
- Chất thải thực phẩm : bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả … loại chất thải này
mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi khó chịu,
đặc biệt, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ
gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc

xá, chợ …
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân
động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực
sinh hoạt dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm : các loại vật liệu sau đốt cháy, các
sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình,
trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
3.3 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt
3.3.1. Tác động đến sức khoẻ con người
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn có thành phần chất hữu cơ cao là môi trường
sống tốt cho các vi sinh vật gây bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân
và công nhân vệ sinh bởi các bệnh về đường ruột, hô hấp,…
Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị làm việc trong điều kiện nặng
nhọc, ô nhiễm nặng nên dễ bị nhiễm bệnh.
Một số hộ dân cư sống gần bãi rác bị ảnh hưởng do mùi hôi từ rác phân hủy. Khi

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 19


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

trời mưa lớn thì lượng nước mưa chảy tràn cuốn theo chất ô nhiễm từ bãi rác và có thể
tràn vào các giếng nước sinh hoạt miệng hở gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của người dân nhất là các hộ gia đình sống ở khu vực thấp.

3.3.2 Tác động đến cảnh quan đô thị
Quá trình phân loại, thu gom và vận chuyển rác không triệt để sẽ dẫn đến tình
trạng tồn đọng chất thải ở các Đô thị, Khu dân cư. Các chất thải này khi phân hủy làm
bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến dân cư sinh sống tại khu vực và làm mất vẻ mỹ quan
bởi những đống rác đó.
Chất thải bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển và quá trình thải bỏ vô ý thức của
người dân (nhất là những khu nhà sàn, nhà ven sông) làm tắt nghẽn dòng nước, gây
ngập lụt, tắt nghẽn giao thông khi gặp mưa và rác nổi bồng bềnh trên mặt nước khi
thuỷ triều lên xuống.
3.3.3 Tác động đến môi trường
3.3.3.1 Tác động đến môi trường đất
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt càng nhiều thì diện tích đất sử dụng cho bãi
chôn lấp càng lớn, làm giảm diện tích đất sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở, khu
công nghiệp và khu chế xuất.
Sự có mặt của chất thải rắn sinh hoạt làm cho chết vi sinh vật trong môi trường đất
do thành phần và cơ cấu của đất thay đổi, do thiếu nguồn không khí cung cấp cho môi
trường đất.
Các chất hữu cơ phân huỷ trong môi trường đất trong điều kiện yếm khí và hiếu
khí tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất CH 4, H2S, NH3, CO2…gây độc hại cho
môi trường. Thế nhưng khả năng tự làm sạch của môi trường đất có hạn nếu lượng rác
quá lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường đất (đặc biệt là nước rỉ rác).
Sự tích tụ các chất chứa kim loại nặng, các chất khó phân hủy như nilon, sành sứ,
thủy tinh… trong đất làm ảnh hưởng đến chất lượng đất sau này..
3.3.3.2 Tác động đến môi trường nước
Chất thải rắn sinh hoạt được người dân đổ trực tiếp xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh,
rạch làm tắt nghẽn thêm hệ thống thoát nước đô thị và là nguồn gây ô nhiễm chính
cho môi trường nước mặt và nước ngầm.
Rác thải làm đục nước, làm giảm bề mặt trao đổi oxy của nước với không khí và
làm mất mỹ quan Thành phố.
Nước rỉ rác thấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất, gây ảnh hưởng đến chất


GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 20


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

lượng nước xung quanh khu vực bãi rác và nguy hại hơn là chúng thấm sâu xuống
tầng nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
3.3.3.3 Tác động đến môi trường không khí
Quá trình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt làm phát sinh khí CH 4, H2S, NH3, CO2…
Sự có mặt của CH4, CO2 góp phần làm khí hậu nóng lên do hiện tượng hiệu ứng nhà
kính.
Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt làm phát sinh bụi và hơi hôi
thối vào trong môi trường không khí gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, môi trường
không khí tại bãi chôn lấp và khu vực xung quanh còn bị ảnh hưởng bởi các loại vi
trùng gây bệnh.
3.4. Lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
3.4.1. Lợi ích kinh tế
Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn
nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải rắn đô thị có 14-16 thành
phần, trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như nylon, thủy tinh, nhựa, giấy,
kim loại, cao su... Khối lượng chất thải rắn có thể phân hủy (rác thực phẩm) chiếm
khoảng 75%, còn lượng chất thải rắn có khả năng tái sinh tái chế chiếm khoảng 25%.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày ở TP.HCM chiếm khoảng 6.000
tấn. Với tỉ lệ vừa nêu thì hằng ngày, khối lượng chất thải rắn thực phẩm chiếm khoảng

4.500 tấn. Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ
việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost.
Chi phí xử lý 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt là 250.000 đồng. Nếu mang 4.500 tấn
rác thực phẩm đi chôn lấp, thành phố mất hơn 1,1 tỉ đồng cho việc xử lý số rác này.
Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác
cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí
trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi.
3.4.2. Lợi ích môi trường
Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước
rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể
như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm,
nước mặt…
Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của
bãi chôn lấp. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo theo việc giảm
lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn.Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 21


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái
sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử
dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm. Nhờ

đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm
do việc khai thác quặng nhôm mang lại.
3.4.3. Lợi ích xã hội
Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng
trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong
đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho
cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại
chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống.
Hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã tạo công ăn việc làm cho
khoảng trên 150.000 người, trong đó có cả những người vô gia cư, người nghiện rượu
và ma tuý sau cai nghiện. Gần 96 % lượng rác thải trong thành phố đã được thu gom
và tái chế, tiết kiệm được một khoảng chi phí rất lớn được sử dụng để xây dựng và
vận hành các bãi chôn lấp của thành phố. Công nghiệp tái chế rác thải đã giúp những
người thu nhặt rác thải rời bỏ các bãi rác lộ thiên, làm việc trong các hợp tác xã và
hiệp hội tái chế, có thu nhập tốt và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Chúng ta có thể nhận thấy hoạt động phân loại rác tại nguồn đang thực hiện một
cách có hiệu quả và mang lại những lợi ích thiết thực như tạo việc làm, cải thiện đời
sống người dân và góp phần nâng cao phúc lợi xã hội.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 22


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

PHẦN 4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Hiện trạng hệ thống lưu trữ, thu gom
4.1.1. Dụng cụ lưu trữ
Kết quả khảo sát tại 30 hộ gia đình ở phường Chánh Nghĩa cho thấy dụng cụ lưu
trữ rác thải rất khác nhau.
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các loại dụng cụ chứa rác ở các hộ gia đình ở
phường Chánh Nghĩa.

Qua điều tra nhận thấy có 44% hộ gia đình sử dụng thùng/xô nhựa để chứa rác
trong đó có :

Có12% hộ sử dụng thùng hoặc xô nhựa có nắp đậy để chứa rác, những hộ này
thường có diện tích nhà nhỏ nên vị trí đặt thùng chủ yếu là ở nhà bếp.

32% hộ còn lại sử dụng thùng hoặc xô nhựa không có nắp đậy, phần lớn
những hộ này có diện tích nhà khá lớn nên vị trí đặt thùng cách xa khu vực sinh hoạt
của gia đình .
Có 40% hộ gia đình sử dụng túi nylon để chứa rác, chủ yếu tập trung ở các hộ
gia đình công nhân viên chức. Ưu điểm của việc sử dụng túi nylon để chứa rác là vừa
nhanh, gọn gàng, vừa tận dụng ngay những túi nylon đã sử dụng. Do vậy đây là dụng
cụ chứa rác phổ biến trong các hộ gia đình.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 23



Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

Tất cả các loại túi nylon trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia đình phần lớn
đều làm từ vật liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ và đủ loại màu sắc và kích
cỡ. Các loại bịch này nếu không thu lại mà thải ra bãi chôn lấp thì thời gian tồn tại của
chúng trên bãi chôn lấp là rất dài.
Có 16% hộ gia đình sử dụng dụng cụ chứa rác khác như : các bao đựng gạo đã
qua sử dụng hoặc sọt tre…. Ưu điểm của việc sử dụng dụng cụ này là có thể chứa
được nhiều rác hơn, vừa tận dụng lại được nhiều lần .
Một số gia đình ở gần chợ có thói quen bỏ rác trực tiếp vào bãi rác của chợ, vừa
nhanh, gọn lại khỏi mất tiền đóng phí.
4.1.2. Hiện trạng thu gom
Đội vệ sinh môi trường phường Chánh Nghĩa là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom,
vận chuyển rác cho toàn thị trấn. Thu gom theo hình thức xe thu gom vào đến tận nơi,
với lịch trình được thông báo trước cho từng khu phố .
Một điều kiện thuận lợi ở phường Chánh Nghĩa là đường sá khá rộng rãi, tạo điều
kiện thuận lợi cho các xe thu gom rác vào được đến tận nơi, và đã trở thành thói quen
theo lịch các hộ gia đình đặt các bao rác trước nhà để công nhân vệ sinh lấy rác bỏ lên
xe, sau đó các bao này sẽ được bỏ lại và gia đình lại lấy các bao này để tiếp tục đựng
rác.
Theo báo cáo của Đội vệ sinh môi trường hoạt động thu gom ở phường được thực
hiện khá tốt. Tỷ lệ thu gom luôn đạt 90% chiếm một tỷ lệ khá cao, số còn lại do các hộ
nằm trong khu vực mà xe rác không vào được, phương cách xử lí chủ yếu là chôn
xuống đất hoặc vứt bỏ ở những chỗ đất trống.
Tuy nhiên với hình thức thu gom này thì công tác tái chế, tái sử dụng tại nguồn
chưa thật sự hiệu quả (chưa phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn), hình thức này
phần lớn thu gom triệt để các thành phần chất thải rắn phát sinh tại nguồn. Với hình
thức thu gom này thì khối lượng chất thải rắn đưa vào nhà máy xử lí rác chiếm một tỷ
lệ cao, gây khó khăn và tốn kém cho công tác phân loại ở nhà máy xử lí bởi phải cần

đến lực lượng nhân công nhiều hơn và hơn thế nữa là rác hữu cơ dễ phân huỷ sinh học
dùng để làm phân không được sạch dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng phân.
4.2. Nhận thức của người dân về rác thải và phân loại rác tại nguồn
Mức độ thành công hay thất bại của một chương trình phân loại rác sinh hoạt tại
nguồn phụ thuộc trước hết vào sự đồng tình hưởng ứng tham gia của người dân.
Không có sự tham gia của người dân, chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
chắc chắn bị thất bại bởi lẽ chính người dân là những người tạo ra chất thải và hiểu về
các thành phần chất thải do họ thải ra.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 24


Tiểu luận: QLMT – Đánh giá hiện trạng và hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại
phường Chánh Nghĩa, tỉnh Bình Dương.

Nhằm tìm hiểu và đánh giá khả năng nhận thức của người dân về các vấn đề liên
quan đến rác thải, chúng tôi, đã tiến hành khảo sát phỏng vấn 30 người dân đại diện
cho 30 hộ ở phường Chánh Nghĩa.
Kết quả phỏng vấn về khả năng phân loại rác thải tại nguồn được tổng hợp ở
bảng sau:
Bảng 4.1: Kết quả tìm hiểu nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn
STT
1

2


3

4

Nội dung hỏi
Phân loại rác độc hại và rác
không độc hại

Trả lời

Tỷ lệ (%)



11.67

Không

88.73

Biết hoặc nghe đến khái niệm
phân loại rác tại nguồn



28,33

Không

71,67


Dễ

45

Khó

55



70

Không

30

Đánh giá khả năng thực hiện
phân loại rác
Đồng ý thực hiện phân loại
rác

Về phân biệt rác độc hại và rác không độc hại, hầu hết người dân được hỏi
đều chưa phân biệt được. Chỉ có 11,67 % người được hỏi cho biết rác độc hại bao
gồm các loại như: bóng đèn, pin, thiết bị điện tử, thuốc trừ sâu, các loại hoá chất…
Thành phần này thuộc những cán bộ, công nhân viên chức nhà nước hoặc những
người thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo
đài .
- Khi hỏi về khái niệm phân loại rác tại nguồn:


Có 28,33 % số người được hỏi đã biết hoặc nghe đến khái niệm phân loại
rác tại nguồn và những lợi ích mà phân loại rác tại nguồn mang lại.

Có 71,67 % người chưa biết đến khái niệm phân loại rác tại nguồn ,mặc dù
một số người vẫn đang thực hiện chia rác thành 2 hoặc 3 loại phục vụ cho những mục
đích riêng.
Liên quan đến khả năng phân loại rác tại nguồn ngay tại hộ gia đình, có 45%
người cho rằng có thể thực hiện được, phần lớn những hộ này đã có thói quen tách
riêng rác thải thành 2 hay 3 loại như hiện nay và 55% người thừa nhận việc phân loại
rác sinh hoạt tại nguồn là khó khăn, trong số đó có những người đã biết khái niệm và
những lợi ích của phân loại rác tại nguồn. Lí do là : việc phân loại rác làm mất thời
gian, không có nhiều thùng rác trong nhà, với lại họ không chắc chắn về hiệu quả thực
hiện.

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Quang

HVTH: Nhóm 17

Trang 25


×