Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

ỨNG DỤNG GIS VÀ PHẦN MỀM ENVIMAP GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP AMATA – LOTECO, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
D13QM01


BÁO CÁO TIỂU LUẬN

ỨNG DỤNG GIS VÀ PHẦN MỀM ENVIMAP GIÁM
SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG
NGHIỆP AMATA – LOTECO, ĐỒNG NAI

Thủ Dầu Một, 26/10/2015
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
D13QM01


BÁO CÁO TIỂU LUẬN

ỨNG DỤNG GIS VÀ PHẦN MỀM ENVIMAP GIÁM
SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG
NGHIỆP AMATA – LOTECO, ĐỒNG NAI

1.
2.
3.
4.


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Khánh Tuyền
Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Thu Hà
1328501010023
Hoàng Lê Anh
1328501010007
Chế Hoàng Tân
1328501010083
Nguyễn Văn Linh
1328501010055

Thủ Dầu Một, 26/10/2015
2


MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam đang phát triển kinh tế kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia
tăng trên phạm vi toàn quốc nói chung và thành phố nói riêng. Tính tổng thể, nguyên nhân
gây ô nhiễm không khí hàng đầu do hoạt động sản xuất công nghiệp. Do hầu hết các nhà
máy, xí nghiệp sản xuất có khói thải đều nằm tại các khu công nghiệp và khu vực ngoại
thành.
Khí thải công nghiệp lại thải lên cao ( thải qua ống khói), phát tán trên diện rộng,
được pha loãng trong không khí nên người dân không cảm nhận được hết mức độ ô nhiễm
của tác nhân này.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được
những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái
ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân

cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường.
Tại những khu công nghiệp hoặc một vùng rộng lớn với nhiều nguồn thải thì cần phải
lưu ý tới sự liên hệ và tác tác động qua lại giữa các khu công nghiệp này với nhau. Bởi vì
bầu khí quyển là thống nhất cho nên những đánh giá khách quan các hậu quả của các hoạt
động con người chỉ có thể nhận được trên cơ sở toàn bộ các nguồn thải chất ô nhiễm nằm
trong vùng được giám sát.
Việc quản lý các nhóm khu công nghiệp theo vùng trong việc chuẩn hóa khí thải đang là
mối quan tâm của nhiều nhà môi trường học của đất nước. Theo quan một số nghiên cứu,
phương pháp tiếp cận theo vùng là phương pháp tiếp cận để giải quyết các vấn đề dự báo các
hệ quả tác động con người lên môi trường không khí.
Nếu trong vùng được xem xét có nhiều khu công nghiệp với nhiều ống khói thì việc đưa
ra đánh giá xem xét ảnh hưởng của từng khu công nghiệp hay tổng hợp của các khu công
nghiệp lên chất lượng không khí vùng là một thực tế cần giải quyết.
Tỉnh Đồng Nai là tỉnh có hệ thống quan trắc chất lượng không khí khá hoàn thiệt. Hệ
thống giám sát môi trường của Đồng Nai khá phát triển so với các tỉnh khác trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, ở đây các số liệu môi trường liên quan tới các khu công
nghiệp tuy đã có nhưng hiện tại vẫn chưa được quản lý bằng các phần mềm. Cách quản lý
3


như vây gây nhiều khó khăn cho việc tìm kiếm, trao đổi thông tin cũng như đưa ra một bức
tranh tổng hợp trên cơ sở tích hợp nhiều loại số liệu.
Những năm gần đây, các nhà quản lý môi trường, các nhà nghiên cứu môi trường đã bắt
đầu sử dụng mô hình ứng dụng với công nghệ GIS để dự báo và đánh giá nồng độ chất ô
nhiễm phân bố trong không khí do một hay nhiều nguồn thải gây ra cho khu vực xung
quanh. Các chương trình, phần mềm, mô hình toán học là những công cụ không thể thiếu
trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí, chúng phục vụ rất hiệu quả cho các
hoạt động quan trắc, kiểm soát chất thải, phòng ngừa ô nhiễm, cảnh báo sự cố.
Để từng bước hội nhập theo xu hướng hội nhập như hiện nay, Đồng Nai cần phải tiến
hành nghiên cứu và kiểm định để chọn lựa ra mô hình thích hợp nhất nhằm giám sát chất

lượng môi trường một cách có hiệu quả.
Hai khu công nghiệp nằm cạnh nhau Amata và Loteco là nơi có khá nhiều các nguồn thải
điểm ( các ống khói) xả khí thải vào môi trường. Vì thế, nhóm chọn đề tài “Ứng dụng GIS
và phần mềm ENVIMAP giám sát chất lượng không khí Khu công nghiệp Amata –
Loteco, Đồng Nai” nhằm tích hợp cơ sở dữ liệu môi trường, GIS và mô hình toán thành
một công cụ duy nhất giúp cho công tác quản lý và thông qua quyết định trong môi trường
không khí chịu sự tác động của các hoạt động sản xuất của con người.


Mục tiêu của luận văn:
Mục tiêu lâu dài:

-

Xây dựng hệ thống thông tin môi trường trợ giúp quản lý tổng hợp, giám sát chất lượng môi
trường và thống nhất môi trường khu công nghiệp Amata - Loteco một cách khoa học và
bằng công nghệ tiên tiến.

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường
không khí tại khu công nghiệp Amata - Loteco, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững
cũng như hỗ trợ các cấp lãnh đạo thông qua quyết định cuối cùng trong việc lập quy hoạch,
cảnh báo ô nhiễm, lựa chọn các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm thích hợp.
Mục tiêu trước mắt:

-

Áp dụng các phần mềm để nhập, xuất dữ liệu môi trường liên quan tới chất lượng môi
trường không khí khu công nghiệp Amata - Loteco, Đồng Nai.


4


-

Ứng dụng mô hình hóa kết nối với cơ sở dữ liệu môi trường và gis đánh giá nhanh chóng
ảnh hưởng của các nguồn thải điểm lên chất lượng môi trường không khí xung quanh hai khu
công nghiệp Amata - Loteco, Đồng Nai.
- Góp phần giúp cho hai khu công nghiệp nhận biết được thực trạng ảnh hưởng của khu
công nghiệp lên môi trường không khí xung quanh để có những biện pháp khắc phục ô
nhiễm kịp thời.
Nội dung các công việc của luận văn:

-

Thu thập dữ liệu bản đồ số khu công nghiệp Amata – Loteco.

-

Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Amata - Loteco trong những
năm gần đây.

-

Thu thập thông tin về các ống khói trong khu công nghiệp (các thông số kỹ thuật: chiều
cao, đường kính, lưu lượng, chất phát thải ô nhiễm,…).

-


Thu thập số liệu quan trắc chất lượng không khí, đo đạc được tại các điểm bên trong khu
công nghiệp, tại các thời điểm khác nhau.

-

Thu thập văn bản pháp lý liên quan tới khu công nghiệp Amata - Loteco để tích hợp vào
phần mềm.

-

Ứng dụng phần mềm ENVIMAP (Environmental Information Management and

Air

Pollution Estimation – phần mềm quản lý và đánh giá ô nhiễm không khí) nhằm đưa ra một
mô hình toán – tin học giám sát chất lượng không khí khu công nghiệp Amata - Loteco.
-

Phân loại dữ liệu để nhập vào phần mềm.

-

Ứng dụng ENVIMAP tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí cho các kịch bản khác nhau,
có lưu ý tới khí tượng được đo tại Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu: không khí khu công nghiệp Amata – Loteco, Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu: khu công nghiệp Amata – Loteco, Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu:

-


Phương pháp khảo sát thực địa.

-

Phương pháp thu thập số liệu.

-

Phương pháp tổng hợp dữ liệu.

-

Phương pháp thống kê - xử lý dữ liệu.

-

Phương pháp quan trắc, đo đạc ngoài hiện trường.
5


-

Phương pháp mô hình hóa.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tổng quan về ô nhiễm không khí và các phương pháp giám sát không khí khu công

1

nghiệp.

Tổng quan về ô nhiễm không khí:

1

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị,
công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác
động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng
đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng
ôzôn),...
Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng
xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.
2

Các mô hình mô phỏng chất lượng không khí:
Theo tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc

(UNEP) đã có những nghiên cứu như:
- Mô hình thống kê kinh nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết toán học Gauss. Các nhà toán
học có công phát triển mô hình này là Taylor (1915), Sutton (1925 – 1953), Turner (1961 –
1964), Pasquill (1962 – 1971), Seifeld (1975) và gần đây được các nhà khoa học môi trường
của các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Hunggari, Ấn độ, Nhật Bản, Trung Quốc,... ứng dụng và
hoàn thiện mô hình tính theo điều kiện của mỗi nước.
- Mô hình thống kê thủy động, hoặc lý thuyết nửa thứ nguyên (còn gọi là mô hình K). Mô
hình này được Berliand (Nga) hoàn thiện và áp dụng ở Liên Xô.
- Mô hình số trị, tức là giải phương trình vi phân bằng phương pháp số. Trên trang Web :
www.epa.gov của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đã đưa ra phân loại các phát thải chất khí:


Phát thải bề mặt ( area source): các nguồn thải thấp, đám cháy.




Nguồn thải đường ( line source): đường giao thong.



Các nguồn điểm ( point source): ống khói.

6


Ở Việt Nam hai loại mô hình phát tán ô nhiễm không khí cho nguồn điểm được sử dụng
rộng rãi nhất là mô hình Gauss và mô hình Berliand. Đã có nhiều phần mềm tin học hóa các
mô hình này như phần mềm CAP, ENVIMAP, ECOMAP.
2

Tổng quan về mô hình.
1

Lịch sử phát triển mô hình:
Phần mềm ENVIMAP phiên bản 1.0 (ENVironmental Information Management and Air

Pollution estimation) ra đời năm 2003 dựa trên cơ sở nâng cấp và chỉnh sửa phần mềm CAP
2.5 (được thực hiện bởi nhóm tác giả tại Viện Môi trường và Tài nguyên).
Sau gần 2 năm vận hành, dựa vào nhu cầu công tác nghiên cứu và giảng dạy, tới tháng
11/2005 phần mềm ENVIMAP 1.0 được nâng cấp thành phiên bản mới 2.0 và tới tháng
10/2006, phần mềm này được nâng cấp thành phiên bản 3.0.
Phần mềm ENVIMAP 3.0 hướng tới các mục tiêu sau:
- Quản lí các nguồn thải cố định (cụ thể là các ống khí).

- Cho phép tính toán ảnh hưởng các nguồn thải lên bức tranh ô nhiễm chung.
- Cho phép tính toán ảnh hưởng các nguồn thải ở vị trí cố định.
- Thực hiện các báo cáo về các nguồn thải cũng như các kết quả tính toán.
- Nhận và lưu trữ các dữ liệu liên quan khí tượng.
- Tích hợp các văn bản pháp lí liên quan quản lí chất lượng không khí.
ENVIMAP có các module: quản lý dữ liệu bản đồ; nhập số liệu; tính toán theo mô hình;
xuất kết quả tính toán theo mô hình; làm báo cáo dựa trên kết quả tính toán.

BÁO CÁO THỐNG KÊ

TÀI LIỆU HỔ TRỢ

ENVIMAP

GIS

MÔ HÌNH
7

CSDL


Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc của phần mềm ENVIMAP

Điểm khảo sát chất lượng không khí

Khu công nghiệp
CƠ SỞ
DỮ LIỆU
Cơ sở sản xuất


Trạm lấy mẫu chất lượng không khí
Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc cơ sở dữ liệu môi trường trong ENVIMAP

Hiện nay công tác quản lý số liệu quan trắc chất lượng môi trường ở Đồng Nai vẫn
Ống khói
Trạm khí tượng
chưa được tin học hoá, điều này dẫn tới hiện trạng việc thống kê và tổng kết rất khó khăn.
Phần mềm ENVIMAP ở đây đưa ra giải pháp kết hợp giữa GIS và hệ quản trị dữ liệu chuẩn
MS Access (là phần mềm quản lý cơ sơ dữ liệu chuyên nghiệp).


Module quản lý bản đồ GIS
Do ENVIMAP là một phần mềm ứng dụng GIS cho nên đây là một module quan trọng.
Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên những thiết bị có khả năng đọc
bằng mắt máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
Các chức năng của module này cho phép thực hiện các thao tác cơ bản đặc trưng của hệ
GIS như: phóng to – thu nhỏ, kích hoạt các đối tượng không gian, thực hiện các phép chồng
lớp thông tin giữa các đối tượng hay giữa các lớp thông tin.

Hình 1.3 Chuyển đổi dữ liệu bản đồ trong ENVIMAP
8




Module quản lý CSDL môi trường ( liên quan đến môi trường không khí)
Hiện nay công tác quản lý số liệu quan trắc chất lượng môi trường ở Đồng Nai vẫn chưa
được tin học hoá, điều này dẫn tới hiện trạng việc thống kê và tổng kết rất khó khăn. Phần
mềm ENVIMAP ở đây đưa ra giải pháp kết hợp giữa GIS và hệ quản trị dữ liệu chuẩn MS

Access (là phần mềm quản lý CSDL chuyên nghiệp).
Các nhóm được quản lý trong ENVIMAP được mô tả như trong hình:

Xác định CSSX thuộc KCN hay không thuộc KCN nào

Trạm lấy mẫu chất luông không khí

KCN

CSSX

Điểm kiểm soát chất lượng không khí

Ống khói
Xác định CSSX của ống khói này

Hình 1.4 Sơ đồ tạo các đối tượng quản lý trong ENVIMAP
ENVIMAP_AL được hình thành dựa trên cơ sở ứng dụng ENVIMAP phiên bản 3.1
với dữ liệu liên quan trực tiếp tới KCN Amata - Loteco. Sơ đồ cấu trúc của ENVIMAP_AL
được trình bày trên hình:

9


BÁO CÁO THỐNG KÊ

GIS


HÌNHKHẢO

TÀI LIỆU
THAM
CƠ SỞ DỮ LIỆU

Hình 1.5 Cấu trúc ENVIMAP_AL

Module

Hình 1.6 Module quản lý CSDL trong ENVIMAP_AL

Để xây dựng phần mềm ENVIMAP_AL, ta sử dụng dữ liệu bản đồ số của Đồng Nai,
KCN Amata, KCN Loteco đã được số hoá từ phần mềm AUTOCAD và Mapinfo. CSDL bản
đồ trong ENVIMAP_AL được trình bày trên hình:

10


Tình Đồng Nai

Khu công nghiệp
GIS
Cơ sở sản xuất

Ống khói
Hình 1.7 Module GIS trong ENVIMAP_AL
Trong công tác quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay, báo cáo, phân tích thống kê
về môi trường là công việc không thể thiếu. báo cáo được thực hiện theo yêu cầu của các cấp
quản lý nhằm đánh giá được chất lượng môi trường đối tượng quan tâm.
Từ thực tiễn công tác quản lý môi trường tại Đồng Nai trong phần mềm ENVIMAP_AL
đã được tích hợp công cụ làm báo cáo tự động theo yêu cầu của Sở TN và MT Đồng Nai.

Báo cáo kết quả chạy mô hình
Nồng độ tại các điểm nhạy cảm
Báo cáo
thống kê

Lượngkh ít thải của từng nhà máy
Thống kê các ống khói có nồng độ khí thải vượt quá TCVN
Thống kê mức độ lan truyền ô nhiễm

Hình 1.8 Module báo cáo trong ENVIMAP_AL
Tình trạng môi trường được đánh giá bởi nhiều tham số ràng buộc với nhau, và sự ràng
buộc đó lại chịu ảnh hưởng của các thay đổi thường xuyên nên đã gây ra không ít khó khăn
cho bài toán đánh giá và dự báo hệ quả bất lợi cho môi trường.
11


Bên cạnh đó, để thông qua quyết định môi trường có cơ sở, nhà quản lý rất cần nhiều loại
thông tin khác nhau. Điều này thúc đẩy sự cần thiết phải tích hợp thông tin khác nhau liên
quan tới bài toán cần xem xét.
Trong ENVIMAP_AL các nhóm thông tin sau đây được kết hợp :
o

Thông tin về các KCN Amata và Loteco.

o

Thông tin liên quan tới các Cơ quan quản lý môi trường.

o


Thông tin về các ống khói khí thải ra môi trường bên ngoài và trong KCN

o

Thông tin về TCVN liên quan tới chất lượng môi trường không khí KCN.
2

Nguyên tắc mô phỏng:
ENVINAP thực hiện chức năng tính toán mô phỏng chất lượng không khí chịu sự ảnh

hưởng trực tiếp của các ống khói. Các bước tính toán trong ENVIMAP được thực hiện theo
quy trình sau:
-

Lựa chọn thời gian cho tính toán mô phỏng (ngày, tháng, năm…).

-

Xác định các ống khói tham gia tính toán vào kịch bản.

-

Nhập thông số khí tượng.

-

Trước khi tính cần cho phép người dùng hiển thị các bảng tham số đầu vào tham gia vào quá
trình tính toán gồm các nhóm:




Thời điểm cần tính toán.



Liên quan ống khói: các ống khói (tên gọi mã số, tọa độ). Thông tin liên quan tới từng ống
khói (lưu lượng khí thải, các chất ô nhiễm cần tính, tải lượng chất ô nhiễm cần tính).



Liên quan khí tượng.



Liên quan lưới tính (kích thước ô lưới, Chiều dài, chiều rộng của lưới tính).
Người sử dụng được phép thay đổi một số tham số trước khi đưa ra khẳng định chấp
nhận thông tin này.

-

Bắt đầu tính toán.

12


Quy trình chạy mô hình ENVIMAP:
Xác định các ống khói tham gia mô hình trên bản đồ

Xác định thởi điểm chạy mô hình
Xác định chất thải


Xác định các thông số khí tượng
Xác định thông số phát thải của từng ống khói

Xác định các thuộc tính của lưới tính

Xem kết quả chạy mô hình
Hiệu chỉnh kết quả thể hiện mô hình trên bản đồ

Hiệu chỉnh các thông số chạy mô hình

13


Quy trình chạy mô hình ENVIMAP_AL:

Các hướng ứng dụng chính:

3

ENVIMAP quản lý dữ liệu khí tượng, số liệu phát thải, số liệu khí tượng và điều kiện
biên.
ENVIMAP cho phép đánh giá ảnh hưởng của tổng hợp cũng như từng nguồn thải óng
khói lên môi trường xung quanh.
14


ENVIMAP cũng cho phép thực hiện các báo cáo thống kê lien quan.
4


Lợi ích:
Tính sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất theo các nhóm kịch bản khác nhau

của khí tượng và khí thải.
Tính toán ô nhiễm trung bình theo ngày, vẽ các vùng ảnh hưởng khác nhau, so sánh kết
quả tính toán với tiêu chuẩn Việt Nam.
Thực hiện các báo cáo tự động, chuyển file kết quả qua E-mail.
3

Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1

Giới thiệu về khu vực phường Long Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai:

Hình 1.9 Bản đồ vị trí thành phố biên hoà, tỉnh đồng nai

15


Thành phố Biên Hoà nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu,
phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp huyện
Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh.
Tổng diện tích tự nhiên là: 154,67 km2, chiếm 2,62 diện tích tự nhiên của toàn

tỉnh.

Dân số 2005 là: 541.495 người, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 3.500,97
2
người/ km .
Thành phố Biên Hoà là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam, là đô thị loại II , là thành phố lớn, là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước.
Cơ cấu kinh tế năm 2005: công nghiệp - xây dựng chiếm 70,1%, nông lâm nghiệp chiếm
1,2% và dịch vụ chiếm 28,7%.
Long Bình là một phường ngoại ô Thành Phố Biên Hoà, với dân số 7.372 người, chia
thành 8 khu phố. Dân cư trong khu vực chủ yếu tham gia sản xuất công nghiệp, một bộ
phận nhỏ làm nông và lâm nghiệp.
Trong những năm gần đây, khu vực này phát triển khá mạnh lĩnh vực công nghiệp với sự
hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất phân tán hoạt động trên
các lĩnh vực: sản xuất và chế biến súc sản, nông sản, đá granite…các khu công nghiệp trên
địa bàn bao gồm:
Khu công nghiệp LOTECO: Khu công nghiệp này có diện tích 100 ha, nằm trên khu đất
quốc phòng cũ. Các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm: chế biến kim loạI, cơ khí chế tạo
máy, hoá chất, cao su, chế biến gỗ, điện tử, đồ trang sức…
Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Khu công nghiệp này được hình thành trên 20 năm và có
nhiều nhà máy, xí nghiệp trực thuộc Tỉnh, Thành Phố và Trung ương. Các ngành công
nghiệp chủ yếu bao gồm: cơ khí, luyện cán thép, hoá chất, may mặc, hàng tiêu dùng, chế
biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng…
Khu công nghiệp Biên Hoà 2: Với diện tích 720 ha, hiện nay đã lấp đầy; thu hút vốn đầu
tư hàng triệu USD và một lượng lớn lao động. Các lĩnh vực chủ yếu trong khu công nghiệp
bao gồm: công nghiệp cơ khí, cao su, dệt, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực
thực phẩm…

16


Khu công nghiệp AMATA: Tổng diện tích là 700 ha. Các ngành công nghiệp chủ yếu bao
gồm: chế biến kim loại, cơ khí chế tạo máy, khí cụ điện, hoá chất, cao su, chế biến gỗ, điện
tử, đồ trang sức…
Với tốc độ phát triển nhanh các khu công nghiệp đã góp phần thay đổI diện mạo của địa
phương, nâng cao thu nhập người dân, nhưng bên cạnh đó thì vấn đề môi trường cũng đã

được đặt ra hết sức cấp thiết.
2

Giới thiệu về Khu công nghiệp LOTECO
Địa chỉ: Phường Long Bình – TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan chủ quản: Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Long Bình
Cán bộ phụ trách về môi trường: Phan Thị Thanh Huyền
Khu công nghiệp LOTECO được xây dựng tại phường Long Bình, TP Biên Hoà, tỉnh

Đồng Nai, thuộc phạm vi đất quốc phòng.Với tổng diện tích là 149 ha, cách trung tâm TP
Biên Hoà 7km, cách TP Hồ Chí Minh 36 km.
Gần các tuyến đường giao thống chính: Quốc lộ 1, Quốc lộ 15, Quốc lộ 51; gần tuyến
đường sắt; gần các sân bay; gần trạm điện Quốc gia 220KV
Cung cấp nước: 6.000 m3/ngày, đáp ứng theo nhu cầu. Công suất nhà máy xử lý nước
3
thải: 1.500m /ngày.
Dịch vụ khu công nghiệp: Đường truyền dữ liệu với tốc độ cao, tài chính, ngân hàng,
thương mại, đào tạo, khu vui chơi giải trí, nhà ở cho chuyên gia, nhà xưởng cho thuê…
Bảng 1.1 Các quốc gia đầu tư của KCN LOTECO
Quốc

Số nhà

gia

đầu tư

Đài loan

5


Nhật

12

Hàn Quốc

22

Hồng Kông

1

Việt Nam

1

Singapore

2

Mỹ

2
17


Malaysia

1


Úc

1

Bảng 1.2 Các ngành nghề kinh doanh trong KCN LOTECO

3

STT

Ngành nghề kinh doanh

Số công ty

1

May mặc

5

2

Dệt

5

3

Điện tử


9

4

Cơ khí chế tạo máy

6

5

Đồ gỗ

1

6

Thực phẩm

4

7

Đồ trang sức

1

8

Hoá chất


4

9

Plastic

3

10

Kim loại

3

11

Bao bì carton

2

12

Sành sứ

3

13

Văn phòng phẩm


2

Giới thiệu về Khu công nghiệp AMATA
Địa chỉ: Phường Long Bình – TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan chủ quản: công ty liên doanh phát triển khu công nghiệp Long Bình hiện đại.
Cán bộ phụ trách về môi trường: Lê Mỹ Tuyết
Quy mô diện tích Khu công nghiệp là 361,98 ha, diện tích dùng cho thuê 261,98 ha,

trong giai đoạn một, phát triển 129 ha. Tới tháng 6 năm 2005, Khu công nghiệp đã phát triển
giai đoạn 2A, là 110,2 ha, diện tích đã cho thuê148 ha, đạt 80%. Hiện tại Khu công nghiệp
có 60 công ty đang hoạt động kể cả công ty phát triển hạ tầng KCN Amata.
Khu công nghiệp Amata gần thành phố lớn, nhà ga, bến cảng và sân bay quốc tế.

18


Cung cấp điện: từ nhà máy điện Amata công suất 20 MVA và mạng lưới điện quốc gia
qua trạm biến áp 40 MVA.
Cung cấp nước: 2.000 m3/ngày
Thông tin liên lạc: đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.
KCN: đường truyền dữ liệu tốc độ cao, tài chính, ngân hàng,

thương mại, đào tạo, khu vui

vhơi giải trí, nhà ở cho chuyên gia, nhà xưởng cho thuê…
Bảng 1.3 Bảng các nhà đầu tư của KCN AMATA
Công ty

Số nhà đầu tư


Đài loan

9

Nhật

18

Hàn Quốc

4

Hồng Kông

1

Việt Nam

2

Singapore

1

Mỹ

3

Đức


1

Úc

1

Thái lan

3

Bảng 1.4 Bảng các ngành kinh doanh trong KCN AMATA
STT Ngành nghề kinh doanh

Số công ty

1

May mặc

9

2

Dệt

1

3


Điện tử

4

4

Cơ khí chế tạo máy

6

5

Đồ gỗ

1

6

Thực phẩm

5

7

Đồ trang sức

4

19


Dịch vụ


4

8

Mỹ phẩm

1

9

Plastic

9

10

Kim loại

3

11

Bao bì carton

2

12


Sành sứ

3

13

Văn phòng phẩm

2

14

Dịch vụ

10

Hiện trạng môi trường Khu công nghiệp AMATA và LOTECO
Các nguồn gây ra ô nhiễm ô nhiễm môi trường ở Khu công nghiệp LOTECO và

AMATA:
 Nước thải.
 Chất thải rắn.
 Khí thải, bụi thải từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
 Tiếng ồn và nhiệt phát sinh
 Nước thải:
-

Nguồn phát sinh nước thải bao gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.


-

Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh do hoạt động của cán bộ công nhân viên trong KCN,
từ nhà vệ sinh, nhà ăn, bếp,…

-

Nước thải sản xuất phát sinh do quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất
trong KCN.

-

Nước mưa được tập trung toàn bộ diện tích khu vực, trong quá trình chảy trên bề mặt có lôi
kéo theo một số các chất bẩn, bụi, và về nguyên tắc thì nước mưa là loại nước thải có tính
chất ô nhiễm nhẹ có thể thoát ra trực tiếp vào hệ thống mương hở thoát nước của KCN và
thoát ra sông Đồng Nai.

-

Nguồn tiếp nhận nước thải
KCN có 2 hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Nước thải công nghiệp
phát sinh từ các doanh nghiệp phải được xử lý nước thải tập trung của KCN, nước thải sau
khi xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn sẽ được xả thải vào nguồn tiếp nhận là sông Đồng Nai
(phía thượng lưu).

 Chất thải rắn bao gồm 3 loại sau :
20


-


Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh ra từ nhà ăn, từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công
nhân viên trong nhà máy. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm thức ăn thừa, giấy, túi
nylon, lá cây, nhựa…

-

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: Phát sinh từ quá trình sản xuất bao gồm nguyên
liệu phế thải, chất thải phát sinh do quá trình chế biến, gia công, ngoài ra chất thải rắn công
nghiệp không nguy hại còn sinh ra do các loại bao bì trong quá trình xuất, nhập nguyên vật
liệu và đóng gói…

-

Chất thải nguy hại là chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất có hàm lượng chất ô nhiễm
không đạt TCVN 6706 : 2000 hoặc các chất thải đã được liệt vào danh mục chất thải nguy
hại theo quy định hiện hành.

 Khí thải, bụi thải từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh

Căn cứ vào loại hình sản xuất của các nhà máy trong Khu Công nghiệp LOTECO và
AMATA, nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí như sau:


Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu
Rất nhiều các ngành công nghiệp hoạt động tại KCN LOTECO và AMATA đều sử
dụng các loại nhiên liệu khác nhau làm chất liệu đốt nhằm cung cấp năng lượng

cho các


quá trình công nghệ khác nhau như:
-

Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm sử dụng nhiên liệu cấp nhiệt cho các công đoạn
nấu, hấp, sấy…

-

Các nhà máy giấy, cơ khí, nhựa, cao su…sử dụng nhiên liệu làm chất đốt

-

hơi.

-

Nhiên liệu cho các máy phát điện dự phòng.

-

Nhiên liệu cho nhà máy điện tuabin khí

-

Các loại khí thải từ các dây chuyền công nghệ

cho lò

• Các chất ô nhiễm không khí dạng hạt


Trong các ngành nghề đang hoạt động trong KCN thì các ngành lương thực, thực phẩm,
các ngành sản xuất các sản phẩm kim loại, các ngành cơ khí, các ngành nhựa, các ngành chế
biến gỗ, ngành sợi, dệt… là những ngành có khả năng sinh bụi nhiều, gây ảnh hưởng đến
môi trường.
• Các chất ô nhiễm dạng khí
21


Các hợp chất lưu huỳnh: bao gồm các acid Sulfua (SO2, SO3) và Sulfit Hydro
(H2S).Những loại khí này sản sinh ra từ các ngành công nghiệp như cao su, sản xuất kim
loại…
Các hợp chất Nitơ: như các khí NO, NO2 sinh ra từ các ngành sản xuất kim loại,
đồ nhựa, hàng kim khí,…
Các hợp chất Clo sinh ra từ các quá trình mạ kim loại, chất dẻo,..
Các hợp chất Flo như Florua Hydro phát sinh từ các công nghệ gốm sứ, công nghiệp
hoá.
Các hợp chất Carbon như CO, CO2
Các chất khí hữu cơ như Hydrocarbon và dẫn xuất của Hydrocarbon.
• Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải

Để đảm bảo cho hoạt động trong KCN, một lượng lớn phương tiện vận tải chuyên chở
hàng hoá, nguyên liệu lưu thông trên các tuyến đường trong khu vực KCN. Và các phương
tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một
lượng khói thải khá lớn như NO2, CxHy, CO, CO2,….
 Khí thải từ hoạt động sinh hoạt khác của con người

Những hoạt động của con người như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn,
bụi và khói thải do hoạt động vận chuyển, khói thuốc do hút thuốc lá,… cũng sản sinh ra
nhiều chất thải gây ô nhiễm không khí
Bảng 1.5 Hiện trạng hệ thống xử lý khí thải tại KCN LOTECO

Stt Tên doanh nghiệp

Nguồn khí thải

Hệ thống xử lý
Không có

1

Công ty Dae Gil

Lò hơi fo, 5 tấn/h

2

Fine Decor

Lò hơi do

3

Gold Coin

Lò hơi fo, 2 tấn/h
Lò hơi

4
5
6
7


Dong Il Interlining
Dong Il Fabric
Suzuki
Mitsuba

Hấp thu bằng màng

Fo(3,5tấn/h)
Hơi dung môi
Hơi dung môi
Hơi dung môi
22

Phương pháp xử lý
Phát tán qua ống cao
10 m
Phát tán ống khói 7m

nước
Không có

Phát tán ống khói10m

Có có

Lắng bụi lắng bụi

Không có




Không có
Hấp thụ màng nước
Hấp thụ than hoạt tinh


8
9
10
11

Công ty phát triển
KCN Long Bình

Không có khí thải

Không có

Không có

Bếp địên
Hơi axit
Bụi

Không có
Không có


Không có

Không có
Lắng trọng lực

Green World
Aureole BCD
Tae Kwang

( Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường KCN Loteco, năm 2005)
Bảng 1.6 Hiện trạng hệ thống xử lý khí thải tại KCN AMATA
STT

Tên doanh nghiệp

Nguồn khí thải

1

Akzo Nobel Coating

Hơi dung môi, NH3

Amata Foods Service

Khói thải từ nhà bếp

& Supply

dùng để nấu ăn

Amata power (Biên


Khí thải từ máy phát

Hoà)

điện dùng dầu FO

2
3

4 Arai Việt Nam Co.,Ltd
5
6
7
8
9
10

11
12

Auromex Viet Nam
Co.,Ltd
Bayer Viet Nam
Co.,Ltd
Buwon
Fleming International

Vietnam Wacoal Co.,
Ltd

Vina Melt



hấp thụ than hoạt tính

Không có

Phát tán ống khói 8m

Không có

Phát tán qua ống khói
cao 30 m

Hơi dung môi Methanol

Không có

Thải trực tiếp vào mt

Bụi



Qua hệ thống lọc bụi

Hơi hoá chất

Không có


Không có

Lò đốt sử dụng dầu DO

Không có

Thải qua ống khói 8m

Hơi dung môi
Hơi dung môi parafin

Không có
Không có

Qua hệ thống lọc bụi
Thải trực tiếp vào mt

Không có

Thải trực tiếp vào mt

Không có
Không có

Không
có 7m
Phát tán
ống khói
Thải trực tiếp vào môi


Bụi phát sinh từ mài Lò
Viet Nam
FukuyamaGosei(VN)
Không
códầu
khí DO
thải
hơi dùng
Dung môi từ khâu sơn
Vietnam Shine Co.,
Ltd

Hệ thống xử lý Phương pháp xử lý

trường

Bụi từ khâu sơn

Có Có

Xử lí bằng màng nước

Không có khí thải

Không có

lắng cyclone.
Không có


Hơi dung môi



23

Hệ thống hút khí bằng
phương pháp thẩm
thấu


( Nguồn báo cáo giám sát chất lượng môi trường KCN Amata, năm 2005)
• Bụi: Hầu hết các điểm thải đều có nồng độ bụi xâp xỉ hoặc vượt TCCP ở cả hai mùa. Nguyên

nhân chủ yếu vẫn là lượng bụi phát ra từ hoạt động sản xuất của hai khu công nghiệp và từ
hoạt động giao thong. Vì đây là khu vực tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, và lượng xe qua
lại nhiều.
 Tiếng ồn và nhiệt phát sinh

Hai khu công nghiệp được giám sát đều có mức ồn đạt TCCP
Hầu hết các cơ sở sản xuất chưa có đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý khí thải. Mức độ tuân
thủ về bảo vệ môi trường của phần lớn các cơ sở này trong khu công nghiệp chưa được thực
hiện tốt.
5

Đánh giá tổng quan vấn đề bức xúc về môi trường tại hai KCN AMATA và
LOTECO
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai vào năm 2005, hiện tại

môi trường không khí tại hai KCN Amata và Loteco đang bị ô nhiễm ngay chính trong các

Khu Công Nghiệp và những vùng lân cận.
Biện pháp phát tán khí thải qua ống khói được sử dụng khá phổ biến nhằm xử lý khí thải
lò hơi và một số nguồn thải dung môi khác nhau. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm ẩn vì nếu tính
theo tải lượng thì khối lượng chất ô nhiễm đã thải vào môi trường không hề được giữ lại,
điều này làm cho môi trường không khí, đất, nước khu công nghiệp bị ô nhiễm do sự sa
lắng, tích lũy các thành phần ô nhiễm. Tuy nhiên biện pháp phát tán lại là một giải pháp xử
lý hợp pháp và thường xuyên được các nhà máy cũng như cơ quan quản lý đưa ra.
Để giải quyết các vấn đề về khí thải của hai KCN này cần thiết phải:
-

Xây dựng công cụ cho phép đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng, tải lượng chất ô
nhiễm không khí ngày càng cao của hai KCN.

-

Phát hiện ra nhanh chóng nguyên nhân gây ô nhiễm để tìm ra tác nhân vi phạm về môi
trường và có biện pháp xử lý kịp thời.

4

Xây dựng các công cụ quản lý đáp ứng được yêu cầu của thời đại công nghệ thông tin.
Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
24


1
2

Ngoài nước
Trong nước

Ứng dụng phần mềm Envimap trong việc giám sát ô nhiễm môi trường không khí do hoạt

động của nhà máy phôi thép Việt – Ý , Kcn Nam Cầu Kiền, xã Hoàng Động, huyện Thủy
Nguyên, tp Hải Phòng” do Trần Thị Thu Nga sinh viên khoa Môi Trường,đại học Nông Lâm
Thái Nguyên thực hiện năm 2014.
Ứng dụng GIS và mô hình toán giám sát ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất công
nghiệp tại lưu vực sông Thị Vải do thạc sĩ Trần Thị Thanh Xuân ,trường đại học Yersin Đà
Lạt thực hiện năm 2015.
Xây dựng công cụ hỗ trợ thông qua quyết định cho công tác quản lý và giám sát ô nhiễm
không khí do Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Cao Duy Trường viện Môi Trường và Tài
Nguyên, ĐHQG-HCM thực hiện vào năm 2006
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp khảo sát thực địa

1

- Khảo sát, ghi nhận hình ảnh về hiện trạng khu vực trong và ngoài hai KCN Amata và
Loteco, ghi nhận hình ảnh về phát khí thải của các ống khói trong nhà mày, khảo sát và xác
định các điểm nhạy cảm.
- Xác định tọa độ vị trí của các nhà máy, các ống khói và các điểm nhạy cảm bằng GIS.
Phương pháp thu thập số liệu

2

-

Số liệu quan trắc chất lượng không khí trong và ngoài khu vực của hai KCN Amata và KCN
Loteco tại bộ phận quản lý môi trường của khu công nghiệp, cơ sở dữ liệu liên quan tại
phòng Thông tin môi trường của Viện tài nguyên môi trường, trung tâm Quan trắc dữ liệu
bản đồ và phòng môi trường thuộc Sở tài nguyên môi trường Thành Phố Biên Hoà.

Thông tin về các chất ô nhiễm tại các nguồn thải

-

Số liệu các ống khói ở các cơ sở sản xuất trong hai KCN Amata và KCN Loteco.

-

Số liệu khí tượng của trạm khí tượng Thành Phố Biên Hoà tại trung tâm dự báo khí tượng
thủy văn Đồng Nai.

25


×