Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại Thư viện tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 37 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........................................2
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
7. Bố cục của đề tài........................................................................................3
Chương 1..............................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN TỈNH BẮC NINH...........................................3
1.1.KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TỈNH BẮC NINH..................................4
1.1.1. Đặc điểm, tình hình.............................................................................4
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ............................................................................5
1.1.2.1.Chức năng..........................................................................................5
1.1.2.2.Nhiệm vụ...........................................................................................5
1.1.2.3. Sản phẩm và dịch vụ.........................................................................7
1.1.2.4. Vốn tài liệu.......................................................................................7
1.1.2.5. Cơ sở vật chất trang thiết bị..............................................................8
1.1.2.6. Thời gian phục vụ...........................................................................11
1.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI THƯ
VIỆN TỈNH BẮC NINH.............................................................................11
1.2.1. Hoạt động bổ sung và tiếp nhận tài liệu............................................11
1.2.2.Công tác xử lý tài liệu........................................................................12
Chương 2............................................................................................................19
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN .......19
TỈNH BẮC NINH..............................................................................................19
2.1. Hệ thống phòng phục vụ bạn đọc.........................................................19
Nguyễn Thùy Dương

Lớp ĐH KHTV K1




Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.1. Phòng đọc tổng hợp...........................................................................19
2.1.2. Phòng mượn tổng hợp.......................................................................22
2.1.3. Phòng mượn tự chọn.........................................................................23
2.1.4. Phòng thiếu nhi..................................................................................24
2.2. Công tác tuyên truyền giới thiệu tài liệu..............................................25
2.2.1. Tuyên truyền trực quan.....................................................................25
2.2.2. Tuyên truyền miệng:..........................................................................28
2.3. Phục vụ ngoài thư viện.........................................................................29
2.4.Bảo quản và phục hồi tài liệu................................................................29
Chương 3............................................................................................................31
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ ..............31
BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH BẮC NINH..............................................31
3.1.Nhận xét ................................................................................................31
3.1.1. Ưu điểm.............................................................................................31
3.1.2. Hạn chế..............................................................................................31
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ ban đọc........................32
3.2.1. Đổi mới phương thức phục vụ...........................................................32
2.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện và chất lượng ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác phục vụ bạn đọc....................................................32
2.2.3. Tăng cường vốn tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị......................33
KẾT LUẬN........................................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Nguyễn Thùy Dương

Lớp ĐH KHTV K1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
BÁO CÁO THỰC TẬP
<Thời gian: từ 11 – 1 – 2016 đến 16 – 3 – 2016>
1. Sinh viên kiến tập:
Họ và tên: Nguyễn Thùy Dương
Lớp: Đại học Khoa học Thư viện K1
Mã sinh viên:1205KHTA010
Khóa: 2012 – 2016
Ngành:Khoa học Thư viện
2. Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: Lê Ngọc Diệp
Khoa: Thông tin văn hóa và xã hội
3. Đơn vị kiến tập:
Tên đơn vị: Thư viện tỉnh Bắc Ninh
Địa chỉ: Số 1 Lý Thái Tổ, Phường Suối Hoa, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh
Bắc Ninh
Số điện thoại: 02413875554 ( Phòng phục vụ)
4. Người hướng dẫn tại đơn vị: Trưởng phòng Phục vụ bạn đọc: Ngô
Thị Ngọc Luân
5. Nội dung kiến tập:
Công việc: Tiếp cận, tìm hiểu hoạt động của thư viện, tiếp xúc với môi
trường làm việc của trường, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Nguyễn Thùy Dương

Lớp ĐH KHTV K1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, kỷ nguyên
của thông tin. Ngày nay, sự quan tâm của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội đối
với thông tin ngày một lớn mạnh. Hơn lúc nào hết, thông tin đã trở thành nguồn
lực quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được trong mọi hoạt động của con
người từ ăn, mặc, ở đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động nghiên cứu
khoa học…
Ở Việt Nam, hệ thống thư viện công cộng từ Trung ương đến địa phương
đã trở thành một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phổ
biến kiến thức đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu cũn như giải trí
cho mọi đối tượng bạn đọc đến với thư viện…
Cùng với hệ thống thư viện công cộng trên toàn quốc, thư viện tỉnh Bắc
Ninh trải qua gần 20 năm hoạt động đã có những đóng góp không nhỏ trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, văn
hóa, kỹ thuật và khoa học công nghệ. Hiện tượng bùng nổ thông tin khiến cho
lượng tài liệu trong xã hội đang gia tăng một cách nhanh chóng, thư viện không
những phải đảm bảo cung cấp một lượng thông tin lớn mà còn phải lựa chọn
những tài liệu thực sự có giá trị để phục vụ nhu cầu thông tin vốn đã rất phong
phú của bạn đọc.
Thư viện là cơ quan văn hóa giáo dục ngoài nhà trường, giữ vai trò rất
quan trọng trong việc giúp cho người đọc hình thành thế giới quan khoa học, tự
nâng cao trình độ bản thân. Nhìn lại các khâu công tác trong hoạt động thông tin
thư viện như: Bổ sung, đăng ký, phân loại, biên mục mô tả, xếp giá và phục vụ
bạn đọc, phục vụ bạn đọc giữ vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là chiếc cầu
nối giữa vốn tài liệu thư viện với bạn đọc mà còn là khâu quyết định hiệu quả
hoạt động thư viện.
Thực tập tốt nghiệp là một học phần không thể thiếu trong chương trình
giảng dạy của bất cứ chuyên ngành nói chung và ngành Khoa học Thư viện nói

riêng. Đây là một học phần có ý nghĩa quan trọng, qua đó đã tạo điều kiện cho
sinh viên được trải nghiệm đúng phương châm học tập: Học đi đôi với hành, vận
dụng lý thuyết vào thực tế, kiểm nghiệm lý thuyết trong thực tế, giúp sinh viên
củng cố và bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt nhằm nâng cao trình độ
Nguyễn Thùy Dương

1

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chuyên môn nghiệp vụ, hiểu được vị trí, vai trò của công việc mà bản thân sắp
sửa công tác.
Công tác phục vụ bạn đọc là khâu trung gian trong hoạt động thông tin
thư viện, nó được ví như cầu nối giữa bạn đọc và vốn tài liệu. Tuy nhiên công
tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh vẫn nhiều hạn chế nhất định.
Mặt khác nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của phục vụ
bạn đọc, em đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Công tác phục vụ bạn đọc của thư
viện tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài báo cáo thực tập của mình”
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác phục vụ bạn đọc có nhiều luận án, khoá luận tốt
nghiệp đại học, bài viết tạp chí chuyên ngành, một số đề tài, bài viết tiêu biểu
như: Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Quỳnh Trang trường Đại học Văn hóa
năm 2011, đề tài: Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Hà Nội
Nghiên cứu về hoạt động của Thư viện tỉnh Bắc Ninh hiện nay chưa có đề
tài nghiên cứu khoa học, luận án, khoá luận tốt nghiệp và bài viết tạp chí chuyên
ngành đề cập. Do đó đề tài em lựa chọn không bị trùng lặp.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác phục vụ bạn đọc.

Phạm vi nghiên cứu: Thư viện tỉnh Bắc Ninh.
Thời gian: Từ năm 2015 đến tháng 3/2016.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua nghiên cứu thực trạng hoạt động phục vụ bạn đọc của Thư viện
tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 đến tháng 3 năm 2016, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ bạn đọc của thư viện tỉnh Bắc Ninh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác
thông tin thư viện.
Phương pháp cụ thể:
Phỏng vấn;
Quan sát;
Phân tích, tổng hợp số liệu.
Nguyễn Thùy Dương

2

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần giới thiệu, lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, lời kết, cấu trúc
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thư viện tỉnh Bắc Ninh
Chương 2: Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh
Bắc Ninh.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác phục vụ
bạn đọc tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh.

Qua 8 tuần thực tập tại thư viện tỉnh Bắc Ninh, em đã thu được nhiều
kiến thức và những kinh nghiệm vô cùng quý báu từ thực tiễn công việc và từ
những cán bộ thư viện. Những kiến thức và kinh nghiệm này rất cần thiết cho
nghề nghiệp của em trong tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
Khoa Văn hóa – Thông tin và Xã hội của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; các cô
chú, anh, chị trong thư viện tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập này.
Do thời gian thực tập còn ngắn và năng lực bản thân em còn nhiều hạn
chế do đó bản báo cáo thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót.
Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn sinh
viên để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2015
SINH VIÊN

Nguyễn Thùy Dương

Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN TỈNH BẮC NINH

Nguyễn Thùy Dương

3

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TỈNH BẮC NINH
1.1.1. Đặc điểm, tình hình

- Tên đơn vị: Thư viện tỉnh Bắc Ninh
- Trụ sở chính: Số 01, Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, TP Bắc Ninh, tỉnh
Bắc Ninh.
- Quá trình thành lập: Thư viện tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết
định số 111/QĐ-UB ngày 24/4/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Hình ảnh Thư viện tỉnh Bắc Ninh

- Cơ cấu tổ chức: Thư viện tỉnh Bắc Ninh hiện có 01 Giám đốc và 01 Phó
Giám đốc; 04 phòng chức năng: Hành chính tổng hợp, Thông tin – Thư mục;
Nghiệp vụ và Phục vụ bạn đọc và với tổng số 23 cán bộ viên chức, người lao
động.

Nguyễn Thùy Dương

4

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của thư viện

1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ
1.1.2.1.Chức năng
Thư viện tỉnh Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hoá, Thể
thao & Du lịch Bắc Ninh, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và
sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương và nói về địa phương,
các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng

và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc
phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thư viện tỉnh có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
1.1.2.2.Nhiệm vụ
Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn
trình Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và tổ chức thực hiện sau khi
được phê duyệt.
Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử
dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà
hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện.
Phục vụ miễn phí tài liệu thư viện tại nhà cho người đọc cao tuổi, tàn tật
bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động theo quy định của Pháp
Nguyễn Thùy Dương

5

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
lệnh Thư viện.
Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh
tế, văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện.
Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại địa
phương và viết về địa phương.
Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu tại địa phương do Sở Thông tin và
Truyền thông chuyển giao, các bản sao khoá luận, luận văn tốt nghiệp của sinh
viên các trường đại học được mở tại địa phương. Xây dựng bộ phận tài liệu dành
cho trẻ em, người khiếm thị.
Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông

giữa thư viện với các thư viện trong nước và ngoài nước bằng hình thức cho
mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính.
Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng
theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi
vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương; xây dựng phong trào đọc
sách, báo trong nhân dân địa phương.
Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, thông tin có chọn
lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện.
Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện; tham gia
xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của hệ thống thư viện công cộng.
Hướng dẫn, tư vấn tổ chức thư viện; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách, báo; chủ trì, phối
hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác của địa phương.
Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
được giao theo quy định của pháp luật.
Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất
về tình hình hoạt động của thư viện với Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du
lịch và cấp có thẩm quyền.
Chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Sở và pháp luật về quản lý, sử

Nguyễn Thùy Dương

6

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

dụng và giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ viên chức, lao động của
Thư viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. Quản lý, sử
dụng tài sản, tài chính của Thư viện theo quy định của pháp luật.
Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở và cấp có thẩm quyền giao.
1.1.2.3. Sản phẩm và dịch vụ
Hàng năm biên soạn và phát hành 12 số thư mục tháng và 05 số thư mục
chuyên đề. In sách thư mục chuyên đề. Thư mục giới thiệu sách mới (1 số/quý).
Giới thiệu sách trên truyền hình (1 tuần/cuốn).

Sản phẩm thông tin thư mục của Thư viện tỉnh Bắc Ninh

Tổ chức 05 buổi nói chuyện chuyên đề/năm; Hàng năm tổ chức Liên hoan
tuyên truyền giới thiệu sách cấp tỉnh và tham gia Liên hoan TTGTS cấp khu vực
và toàn quốc. Tổ chức Ngày hội Đọc sách chào mừng Ngày sách Việt nam
21/4 và Hưởng ứng ngày sách và bản quyền thế giới 23/4.
1.1.2.4. Vốn tài liệu

Nguyễn Thùy Dương

7

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Số bản sách: trên 130.000 bản, trong đó:
Phòng đọc tổng hợp: 42500 bản
Phòng mượn tổng hợp:44000 bản

Phòng mượn tự chọn: 32500 bản
Phòng mượn thiếu nhi: 12500 bản
Báo, tạp chí: 190 loại
Đĩa sách nói: 300 chiếc.
1.1.2.5. Cơ sở vật chất trang thiết bị
Thư viện tỉnh Bắc Ninh rộng hơn 1hecta, có 2 khu, phân biệt, mỗi khu có
3 tầng. Khu trung tâm lớn, được dùng cho các phòng phục vụ bạn đọc cần không
gian rộng để chứa kho sách và thoáng đãng. Khu ngoại ven thì nhỏ hơn, được
xây bao quanh khu trung tâm, dùng để làm các phòng công tác cho lãnh đạo,
hành chính và phòng nghiệp vụ.
Các phòng phục vụ được trang bị một hệ thống cơ sở vật chất tương đối
hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn đọc.
Cơ sở vật chất tại phòng đọc tổng hợp:
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12

Tên tài sản
Bàn máy tính
Ghế Xuân Hòa

Ghế 3 nan gỗ
Giá sơn tĩnh điện (giá đôi)
Giá sơn tĩnh điện (giá ba)
Giá sơn tĩnh điện (giá bốn)
Giá sắt đôi
Giá sắt ba
Giá sắt bốn
Bàn phục vụ bạn đọc
Bàn thủ thư
Tủ trưng bày

Số lượng
02
40
01
10
08
02
04
02
05
07
02
04

STT
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
24

Tên tài sản
Tủ mục lục gỗ
Tủ đựng đồ bạn đọc
Quạt điện cơ
Đồng hồ treo tường
Điều hòa
Quạt trần
Bộ máy tính
Ghế xoay
Máy in
Đầu đọc mã vạch
Sách

Số lượng
02
01
01
01
08
14
03 bộ
02

01
01
42500bản

Cơ sở vật chất phòng mượn tổng hợp:
Số

STT

Tên tài sản

01
02
03
04
05

Đầu đọc mã vạch
Bàn thủ thư (gỗ mới)
Ghế Xuân Hòa
Ghế 3 nan gỗ
Tủ mục lục gỗ

lượng
01
03
12
01
02


06

Tủ trưng bày gỗ

07

Quạt cây VNwin

Nguyễn Thùy Dương

STT

Tên tài sản

Số lượng

10
11
12
13
14

Giá sơn tĩnh điện (giá ba)
Giá sơn tĩnh điện (giá đôi)
Điều hòa
Quạt trần
Máy tính

04
07

02
06
02 bộ

03

15

Ghế xoay

01

02

16

Tủ mục lục sắt

01

8

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
08
09

Giá sách đôi (sắt)

Giá sách ba (sắt)

11
03

16

Sách

44000 bản

Cơ sở vật chất tại phòng mượn tự chọn:
STT
01
02
03
04
05
06
07

Tên tài sản
Bàn phục vụ bạn đọc
Ghế Xuân Hòa tròn
Ghế 3 nan gỗ
Giá sơn tĩnh điện (giá đôi)
Giá sơn tĩnh điện (giá ba)
Giá sơn tĩnh điện (giá bốn)
Điều hòa


Số lượng
01
07
01
01
04
07
06

STT
08
09
10
11
12
13
14
15

Tên tài sản
Tủ trưng bày sách
Quạt trần
Ghế xoay
Tủ đựng đồ cá nhân
Đồng hồ treo tường
Máy vi tính
Đầu đọc mã vạch
Sách

Số lượng

02
12
01
01
01
01 bộ
01
32500 bản

Cơ sở vật chất phòng thiếu nhi:
STT

Tên tài sản

01

Bàn làm việc

02
03
04
05
06
07

Số ST

Tên tài sản

Số lượng


lượng

T

01

08

Ghế Xuân Hòa tròn
12
Bàn phục vụ bạn đọc
02
Giá sơn tĩnh điện (giá
05
đôi)
Điều hòa
02
Quạt trần
04
Ghế xoay
01

09
10

Soltek)
Bàn thủ thư (cũ)
Tủ trưng bày


11

Tủ đựng đồ bạn đọc

01

12
13
14

Đầu đọc mã vạch
Cây xanh nhựa
Sách

01
01
12500 bản

Máy tính (màn BenQ, cây

01 bộ
01
01

Phòng xử lý nhiệp vụ cũng được trang bị những thiết bị tốt nhất để thực
hiện tốt vai trò của mình:
STT

Tên tài sản


01
02
03
04
05
06
07

Tủ sắt
Máy tính
Máy in
Tích điện
Bàn làm việc
Bàn gỗ đóng (to)
Ghế xoay

Số STT
lượng
01
03 bộ
01
02
04
01
04

08
09
10
11

12
13
14
15

Tên tài sản

Số lượng

Ghế xuân hoà
Ghế gỗ
Đồng hồ
Phích nước
Quạt treo tường
Tủ trưng bày
Quạt cây
Khoan sách

08
01
01
01
01
12
05
01

Thư viện tỉnh Bắc Ninh sử dụng phần mềm Mylib.
• MyLib 2010 có tên đầy đủ là MyLib for windows version 2010 của tác
giả Nguyễn Thanh Nhã công tác tại Thư viện TP. Cần Thơ.

• MyLib 2010 chạy trên hệ điều hành Windows, sử dụng hệ quản trị cơ
Nguyễn Thùy Dương

9

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
sở dữ liệu SQL SERVER với khả năng lưu trữ và xử lý số lượng biểu ghi lớn, có
cơ chế backup (lưu trữ phòng hờ) dữ liệu tự động.
• MyLib 2010 hỗ trợ công tác attach và detach, backup và restore dữ liệu
vào / ra cơ sở dữ liệu.
• Bên cạnh đó, MyLib 2010 vẫn duy trì phiên bản sử dụng cơ sở dữ liệu
Access để có thể triển khai cho các thư viện quy mô nhỏ.
• MyLib 2010 không dùng thư viện DLL lập trình nào kèm theo. Do đó,
không làm ảnh hưởng đến cấu hình máy tính. Chỉ cần copy phần mềm
MyLib 2010 vào máy tính và hiệu đính lại các file hệ thống tham số *.par là
phần mềm vận hành.
• MyLib 2010 dùng bảng mã unicode dựng sẵn cho dữ liệu.
• MyLib 2010 bao gồm các module vận hành độc lập với các chức năng
cơ bản để quản lý một thư viện, bao gồm: Quản lý vốn tài liệu, quản lý bạn đọc,
quản lý lưu thông tài liệu, phân quyền người dùng phần mềm, có hệ thống tra
cứu tài liệu trên intranet / internet,...

Quản lý bạn đọc qua phần mềm Mylib

• MyLib 2010 hỗ trợ biên mục tài liệu, nhập xuất dữ liệu theo chuẩn
MARC21. Hỗ trợ lấy biểu ghi đã biên mục sẵn từ các thư viện khác như: Thư
viện quốc hội Mỹ, Thư viện quốc gia Việt Nam, Nhà sách Thăng Long, Trung

tâm học liệu Đại học Cần Thơ, Trung tâm học liệu Đại học Huế, Thư viện
KHTH. TP. HCM. Phần quản lý bạn đọc và lưu thông tài liệu dùng mã vạch.

Nguyễn Thùy Dương

10

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• MyLib 2010 có giao diện tiếng Việt, thân thiện. Cán bộ thư viện chỉ
yêu cầu có trình độ A tin học, hiểu biết về công tác thư viện là có thể sử dụng
MyLib 2010 dễ dàng.
• Hiện nay, MyLib 2010 đang được sử dụng trong Thư viện Tỉnh Bắc
Ninh với số lượng hơn 130.000 biểu ghi sách (và vài loại tài liệu khác), hơn
5.000 biểu ghi bạn đọc (thẻ thư viện), lưu thông tài liệu, thống kê báo cáo và có
5 máy tra cứu tài liệu thư viện trực tuyến (Chưa kể bạn đọc tra cứu qua mạng
internet),... đang vận hành rất tốt. Ngoài ra, MyLib 2010 còn được dùng trong
Ngành Thư viện tỉnh Hậu Giang, tỉnh Vĩnh Long, T.P Cần Thơ, Thư viện huyện
Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng,... Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Thư
viện trường Trung cấp VHNT Cần Thơ, Thư viện trường Cao đẳng VHNTDL
Sài Gòn,...
1.1.2.6. Thời gian phục vụ
Sáng: từ 7h30 đến 11h30
Chiều: từ 13h đến 16h30
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI
THƯ VIỆN TỈNH BẮC NINH
1.2.1. Hoạt động bổ sung và tiếp nhận tài liệu
Tiêu chí bổ sung tài liệu

Tài liệu được bổ sung theo sự phát triển của thông tin, cập nhật những
thông tin mới, có giá trị về mặt khoa học, kỹ thuật, giải trí, văn hóa, kinh
tế..v..v..
Tài liệu được bổ sung theo nhu cầu của bạn đọc. Những cuốn sách bạn
đọc hay đến mượn nhưng bản thân thư viện chưa có hoặc không đủ nhu cầu đáp
ứng bạn đọc thì thư viện thường bổ sung thêm.
Lựa chọn tài liệu thanh lý do rách nát, mối mọt ảnh hưởng đến nội dung
của tài liệu, hoặc tài liệu bị bạn đọc làm mất, hỏng, rách, nếu thông tin mà tài
liệu cung cấp cần thiết đối với nhu cầu bạn đọc thì mua tài liệu giống hoặc
tương tự tài liệu đó để bổ sung thêm.
Các nguồn bổ sung tài liệu
Thư viện có nhiều nguồn bổ sung khác nhau nhưng chủ yếu là mua sách
Nguyễn Thùy Dương

11

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
từ các nhà xuất bản theo từng đợt. Cụ thể là một năm thư viện tỉnh Bắc Ninh có
6 đợt bổ sung lớn cho tất cả các kho nhằm tăng lượng thông tin và cập tài liệu
mới. Tùy theo lượng kinh phí của nhà nước cấp cho thư viện thì lượng tài liệu
bổ sung dao động khoảng 700 đến 800 cuốn.
Ngoài ra thư viện còn được bạn đọc biếu tặng rất nhiều cuốn sách hay và
có giá trị
Một số ít là sách từ Hội Văn học Nghệ thuật, hội nông dân tỉnh nói về quê
hương Bắc Ninh do hội tự biên soạn sẽ tặng thư viện mỗi đợt vài cuốn.
1.2.2. Công tác xử lý tài liệu
Xử lý tài liệu là một công đoạn trong dây chuyền thông tin tư liệu, đó là

quá trình phân tích, lựa chọn và trình bày những yếu tố đặc trưng về nội dung và
hình thức của tài liệu, nhằm đưa vào hệ thống lưu trữ và tìm kiếm, giúp cho
người dùng tin lựa chọn tài liệu hoặc các thông tin cần thiết. Xử lý tài liệu trong
thư viện bao gồm những công đoạn chính : Mô tả, phân loại, định chủ đề, định
từ khoá, tóm tắt tài liệu,…
Xử lý tài liệu có vai trò đặc biệt trong việc tạo các điểm truy cập giúp cho
người sử dụng tìm kiếm được tài liệu, thông tin mình cần và tạo ra các phương
tiện tra cứu cũng như các ấn phẩm thông tin. Điểm truy cập có thể là một từ,
nhóm từ, ký hiệu, con số, vv… dùng để truy cập vào một biểu ghi. Đó có thể là
ký hiệu phân loại, tác giả, nhan đề, từ khóa,… Việc xử lý tài liệu cũng tạo nên
các phương tiện tra cứu như các bộ phiếu tra cứu thư mục, hệ thống mục lục thư
viện (mục lục chữ cái, mục lục phân loại, mục lục chủ đề…), các kho tài liệu tra
cứu, ấn phẩm thông tin thư mục, và các hệ thống tìm tin tự động hóa.
• Qui trình xử lý kỹ thuật tài liệu:
Tài liệu được bổ sung vào thư viện, sẽ được chuyển về Phòng Nghiệp vụ,
tại đây, bước đầu tiên tài liệu sẽ được đóng dấu của thư viện. Sau đó, cán bộ tiến
hành phân loại tài liệu, rồi vào sổ chia sách cho các phòng Mượn, Đọc, Luân
chuyển, Địa chí, Ngoại văn và Thiếu nhi. Tài liệu tiếp tục được vào sổ đăng ký
cá biệt. Cán bộ thư viện nhập CSDL cho tài liệu theo thứ tự các trường của
Mylib, cuối cùng được một cán bộ khác kiểm tra hiệu đính trước khi in nhãn mã
vạch.
Nguyễn Thùy Dương

12

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đội ngũ cán bộ làm công tác xử lý tài liệu: Công tác xử lý tài liệu tại Thư

viện tỉnh Bắc Ninh được Phòng Nghiệp vụ phụ trách. Hiện nay, phòng có 05 cán
bộ làm nhiệm vụ xử lý tài liệu cho toàn bộ số lượng tài liệu được bổ sung về.
Các cán bộ tại Phòng Nghiệp vụ đều có chuyên môn vững, nhiều năm kinh
nghiệm trong nghề thư viện nói chung và nghiệp vụ xử lý tài liệu nói riêng. 05
cán bộ đều là cử nhân đúng chuyên ngành Thư viện – Thông tin, được đào tạo
chính quy và bài bản, thường xuyên trau dồi nghiệp vụ và tham dự các lớp tập
huấn. Tất cả cán bộ chịu trách nhiệm xử lý tài liệu đều có chứng chỉ ngoại ngữ
(Tiếng Anh) và tin học, đáp ứng yêu cầu công việc.
Mô tả thư mục
Mô tả tài liệu thư viện là việc lựa chọn những dẫn liệu đặc trưng của một
tài liệu, trình bày chúng theo một quy tắc nhất định, giúp cho bạn đọc có được
khái niệm về tài liệu trước khi tiếp xúc trực tiếp với tài liệu.
Những yếu tố cơ bản của một mô tả thư mục là: Nhan đề, những thông tin
về trách nhiệm, lần xuất bản, thông tin về xuất bản, phát hành, ấn loát hay sản
xuất. Ngoài ra, đó còn là những thông tin về công dụng và đối tượng sử dụng
của tài liệu, thông tin vật lý (kích cỡ, số trang, minh hoạ, tùng thư). Qua các
thông tin cơ bản của mô tả tài liệu, người dùng tin sẽ xác định được những tài
liệu cần thiết dựa trên những dấu hiệu xác định. Theo đó, Thư viện Tỉnh Bắc
Ninh cũng sử dụng quy tắc mô tả thư mục theo chuẩn ISBD (International
standard bibliography description)
Mô tả thư mục tại Thư viện Tỉnh Bắc Ninh với các dữ liệu thư mục trong
ISBD, phân thành các vùng mô tả: Vùng nhan đề và thông tin trách nhiệm, vùng
thông tin về lần xuất bản và trách nhiệm liên quan đến xuất bản, vùng thông tin đặc
thù, vùng địa chỉ xuất bản, vùng mô tả vật lý, vùng tùng thư và vùng phụ chú.

Nguyễn Thùy Dương

13

Lớp ĐH KHTV K1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tiêu đề mô tả
Nhan đề chính = Nhan đề song song : Thông
tin liên quan đến nhan đề / Thông tin trách nhiệm.
– Thông tin về xuất bản. – Nơi xuất bản : Nhà
xuất bản, năm xuất bản. - Số trang; cm; minh hoạ.
– (Tùng thư)
Phụ chú

SƠ ĐỒ PHIẾU MÔ TẢ SÁCH LẺ
Ví dụ: Phiếu mô tả sách lẻ:

LÊ QUỐC SỬ
Chuyện kể về Lý Tự Trọng/ Lê Quốc Sử. –
H. : Kim Đồng, 2009. – 130tr. ; 19cm. – (Tủ sách
gương liệt sĩ)

Nguyễn Thùy Dương

14

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tiêu đề mô tả

Nhan đề chính = Nhan đề song song : Thông
tin liên quan đến nhan đề / Thông tin trách nhiệm.
– Thông tin về xuất bản. – Nơi xuất bản : Nhà
xuất bản.- ; minh hoạ. – (Tùng thư)
Phụ chú
Số tập: Tên tập. - Năm xuất bản. - Số trang

SƠ ĐỒ PHIẾU MÔ TẢ SÁCH BỘ
Ví dụ: Phiếu mô tả sách bộ:

Tại sao : 6 tập / Việt books biên dịch. – H. :
Văn hoá thông tin. – 21cm. – (Tủ sách khoa học
dành cho thiếu niên nhi đồng)
T.3: Thế giới các vì sao. – 2010. – 99tr

Phân loại tài liệu
Khái niệm:
Phân loại tài liệu về bản chất là quá trình xử lý nội dung tài liệu, kết quả
được thể hiện ở các ký hiệu phân loại, dựa trên bảng phân loại mà thư viện hoặc
cơ quan thông tin sử dụng. Tại Thư viện Tỉnh Bắc Ninh, công tác phân loại
được chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Cán bộ làm công tác phân loại đều là
những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, thường xuyên tự học hỏi, trau

Nguyễn Thùy Dương

15

Lớp ĐH KHTV K1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dồi nghiệp vụ, được cử đi học các lớp tập huấn về công tác phân loại tài liệu
cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị bạn.
Hiện nay, trên thế giới, nhiều bảng phân loại đã được biên soạn và một số
bảng đã được đưa ra sử dụng rộng rãi. Thư viện Tỉnh Bắc hiện tại đang sử dụng
Bảng phân loại thập phân Dewey ấn bản 23, song song với việc chuyển đổi hồi
cố CSDL và các kho tài liệu cũ theo phương pháp cuốn chiếu dần từng năm,
không gây ảnh hưởng đến công tác phục vụ bạn đọc hàng ngày, những vấn đề
vướng mắc được nghiên cứu, giải quyết ngay hàng tháng.
Ứng dụng của phân loại tài liệu:
Trong hoạt động Thư viện – Thông tin, nhờ có phân loại tài liệu, người ta
có tể tổ chức ra các phương tiện tra cứu theo môn ngành tri thức bao gồm mục
lục phân loại, cơ sở dữ liệu… Với việc phân loại, thư viện có thể tổ chức các
loại kho mở, tạo điều kiện cho người dùng tin tiếp cận với sách báo, tài liệu theo
các môn ngành khoa học,. Để hỗ trợ cho việc tổ chức các kho mở, Thư viện
Tỉnh Bắc Ninh định ký hiệu xếp giá cho tài liệu gồm 2 thành tố là ký hiệu phân
loại và ký hiệu mã hoá tên sách, tên tác giả. Ký hiệu xếp giá dùng trong tổ chức
kho mở, được in thành nhãn để dán lên sách. Ký hiệu mã hoá tên sách được định
theo Bảng mã hoá tên sách Thư viện Quốc gia Việt Nam quy định dành cho sách
báo chữ Việt.
KHPL
KHMHTS (TG)
Định từ khoá tài liệu
Thư viện tỉnh Bắc Ninh hiện nay đang tiến hành định từ khoá tài liệu dựa
trên công cụ là Bộ Từ khoá của Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN). Các
từ khoá được sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái, trong đó các từ có thể có phần chú
giải đi kèm và có mối quan hệ ngữ nghĩa với các từ khác. Trong lần xuất bản
năm 2012, Bộ từ khoá gồm có 6 phần:
- Từ khoá chủ đề: Bao gồm các từ chỉ các khái niệm trong các ngành, lĩnh
vực và một số từ về hình thức tài liệu. Trong phần này, các từ có quan hệ ngữ

nghĩa với nhau như quan hệ tương đương, quan hệ liên đới.

Nguyễn Thùy Dương

16

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Từ khoá nhân vật: Bao gồm tên một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử
và một số tác gia có danh tiếng. Đối với những nhân vật có nhiều bút danh hoặc
nhân vật nước ngoài có những cách phiên âm, phiên tự khác nhau sẽ có ký hiệu
chỉ dẫn sử dụng tên thống nhất là “Xem” và “DC”.
- Từ khoá địa danh: Gồm từ khoá địa lý Việt Nam và từ khoá địa lý thế
giới.
- Từ khóa viết tắt tên tổ chức
- Bảng phân chia thời kỳ với các tác phẩm văn học - nghệ thuật, lịch sử
của Việt Nam và thế giới đã đưa ra các mốc phân kỳ cụ thể khi định từ khoá với
các môc thời gian cụ thể của thời cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.
- Hướng dẫn sử dụng Bộ từ khóa
Tóm tắt tài liệu
Tóm tắt là một công đoạn mô tả nội dung tài liệu, ở đó người ta cô đọng nội
dung tài liệu bằng một bài viết ngắn gọn, tóm tắt làm giảm đáng kể khối lượng
thông tin ban đầu và làm bật ra những khía cạnh mà người dùng tin quan tâm.
Trên thực tế, Thư viện tỉnh Bắc Ninh chủ yếu sử dụng tóm tắt chỉ dẫn đối
với tài liệu là sách. Ưu điểm của loại tóm tắt này là dễ làm, khối lượng nhỏ,
thích hợp với CSDL hạn chế khối lượng bài tóm tắt, nhưng lại không cung cấp
được thông tin chi tiết về nội dung tài liệu gốc, nên không thay thế được tài liệu
gốc mà chỉ có tác dụng định hướng, giúp người dùng tin tìm được tài liệu phù

hợp. Bên cạnh đó, đối với các loại tài liệu có khối lượng nhỏ, phạm vi bao quát
hẹp, chuyên sâu và có tính thời sự hơn, cán bộ thư viện có thể làm tóm tắt thông
tin, nghĩa là trình bày những thông tin cơ bản về các vấn đề mà nội dung tài liệu
gốc đề cập đến. Bài tóm tắt thông tin sẽ giúp người dùng tin hiểu sâu hơn về nội
dung tài liệu gốc, trong một số trường hợp còn có thể sử dụng thay tài liệu gốc.
Tóm tắt thông tin cũng được làm nếu có yêu cầu của bạn đọc. Ưu điểm của loại
tóm tắt này là cung cấp thông tin chi tiết cho người dùng tin, nhưng có nhược
điểm là khó làm, tốn thời gian, và khối lượng lớn.
Nhìn chung, công tác tóm tắt tài liệu ở Thư viện Tỉnh Bắc Ninh thực hiện

Nguyễn Thùy Dương

17

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
theo các quy định chung, các bài tóm tắt đều phản ảnh được nội dung của tài liệu
gốc, khách quan và chính xác. Tuy nhiên vẫn có một số bài tóm tắt mà trong đó
cán bộ đưa đánh giá chủ quan của mình vào. Bên cạnh đó, nhiều bài tóm tắt
thường sử dụng những từ không cần thiết như “Cuốn sách” (đã trình bày) hoặc
“tác giả” (đã phản ánh) vv… Một số bài tóm tắt phụ thuộc nhiều vào lời giới
thiệu, lời nói đầu của cuốn sách, chưa phản ánh được đầy đủ, chính xác nội dung
của cuốn sách. Tóm tắt tài liệu là một công việc đòi hỏi rất nhiều ở cán bộ làm
tóm tắt những kỹ năng, vốn từ, vốn hiểu biết, chuyên môn vững và nhiều kinh
nghiệm. Bởi vậy, cán bộ làm tóm tắt cần không ngừng hoàn thiện để có thể thực
hiện tốt công việc của mình.

Nguyễn Thùy Dương


18

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN
TỈNH BẮC NINH
2.1. Hệ thống phòng phục vụ bạn đọc
Năm 2015, thực hiện chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 của
Đảng và Nhà nước với mục tiêu “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội,
góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”, công tác phục vụ bạn đọc
ngày càng thu hút được số lượng độc giả tương đối lớn. Cùng với việc tăng
cường các hình thức tuyên truyền, giới thiệu nhằm thu hút người đọc, thủ tục
làm thẻ nhanh gọn, công tác phục vụ bạn đọc đã đạt được những kết quả sau:
Cấp mới và đổi 1.253 thẻ, nâng tổng số lên 4.742 thẻ bạn đọc đang được
Thư viện tỉnh phục vụ.
2.1.1. Phòng đọc tổng hợp
Phòng đọc tổng hợp là nơi tổ chức, lưu trữ, bảo quản tài liệu và cung cấp
cho bạn đọc những tài liệu cần thiết để đọc tại chỗ. Tại đây bạn đọc có thể đọc
nhiều loại tài liệu như sách, báo, tạp chí…v..v.. nhưng không được tự vào kho
chọn tài liệu mà phải tra bằng hệ thống máy tra cứu. Hiện tại thư viện đang sử
dụng hệ thống tra cứu OPAC.

Hệ thống tra cứu OPAC
Tại đây, tài liệu được tổ chức dưới dạng kho kín, sắp xếp theo số đăng ký
Nguyễn Thùy Dương


19

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cá biệt nên rất thuận tiện cho việc quản lý và tìm kiếm tài liệu, tiết kiệm diện
tích kho.
Để mượn tài liệu ở phòng Đọc tổng hợp, bạn đọc sẽ tra tìm tài liệu ở tủ
mục lục của thư viện hoặc tra trên máy tính thông qua phần mềm tra cứu OPAC
để tìm kiếm tài liệu mình cần.
Phòng đọc tổng hợp phục vụ bạn đọc đọc tại chỗ thông qua phiếu yêu cầu.
Bạn đọc đến phòng đọc tổng hợp sẽ được hướng dẫn làm thẻ bạn đọc với mức
phí là 20.000đ/1 năm đối với bạn đọc trên 18 tuổi và 10.000đ/1 năm đối với bạn
đọc là học sinh.
Trong năm 2015, Phòng đọc tổng hợp đã cấp mới 206 thẻ, đang phục vụ
1265 thẻ, phục vụ 2800 lượt bạn đọc và luân chuyển 27906 lượt sách, báo, tạp
chí. Ngoài ra thường xuyên phục hồi sách rách nát, thanh lý những tài liệu quá
cũ và không còn giá trị trong thực tại.

Nguyễn Thùy Dương

20

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phòng đọc tổng hợp một ngày đẹp trời


Nguyễn Thùy Dương

21

Lớp ĐH KHTV K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.2. Phòng mượn tổng hợp
Phòng Mượn tổng hợp có vai trò gần giống với phòng đọc tổng hợp. Tuy
nhiên, thay vì đọc tại chỗ thì bạn đọc lại được đem sách về nhà đọc và giới hạn
thời gian mượn trong một tháng. Bạn đọc làm thẻ tại phòng mượn tổng hợp thì
mức phí vẫn giống như phòng đọc tổng hợp, nhưng bạn đọc phải đặt cược số
tiền tương đương với giá tiền của cuốn sách và ít nhất là 100.000đ. Số tiền này
sẽ được trả lại nếu sau 1 năm bạn đọc trả thẻ.
Phòng mượn tổng hợp có phương thức tổ chức kho kín giống như phòng
đọc tổng hợp. Tại đây, bạn đọc cũng tra cứu trên tủ mục lục hoặc phần mềm tra
cứu OPAC để lựa chọn tài liệu mà mình cần. Phòng mượn tổng hợp phục vụ bạn
đọc mượn sách về thông qua phiếu yêu cầu. Sau khi nhận sách, bạn đọc đưa cho
thủ thư sách để nhập vào hồ sơ bạn đọc.

Quản lý bạn đọc mượn sách qua Mylib

Nguyễn Thùy Dương

22

Lớp ĐH KHTV K1



×