Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại THƯ VIỆNTRƯỜNG TIỂU học xã HÙNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.34 KB, 41 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
PHẦN I:................................................................................................................3
KHẢO SÁT CÔNG TÁC THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ HÙNG SƠN...........................................................3
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................3
1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Tiểu Học Xã Hùng Sơn.........3
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn.......................5
3. Giới thiệu về Thư việnTrường Tiểu học Xã Hùng Sơn............................6
4. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện trường.............................................6
5. Quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ Thư viện....................................8
6. Quyền hạn và trách nhiệm của bạn đọc....................................................9
II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ HÙNG SƠN.......................................................9
1.Công tác bổ sung vốn tài liệu trong thư viện.............................................9
2. Đăng ký và tổ chức kho tài liệu................................................................10
2.1: Đăng ký...................................................................................................10
2.2. Tổ chức kho tài liệu................................................................................10
2.3: Cơ cấu vốn tài liệu trong thư viện........................................................11
3. Công tác xử lý nghiệp vụ trong thư viện.................................................12
3.1: Phân loại tài liệu, biên mục mô tả, định chủ đề, định từ khóa vàtóm
tắt tài liệu.......................................................................................................12
3.2: Tổ chức bộ máy tra cứu.........................................................................12
4. Công tác phục vụ bạn đọc.........................................................................13
5. Sản phẩm, dịch vụ thông tin ở thư viện Trường Tiểu học Xã Hùng
Sơn..................................................................................................................13


6. Các hoạt động tuyên truyền, phong trào của thư viện...........................13
PHẦN II:............................................................................................................15
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP........................................................15
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

I. NỘI DUNG THỰC TẬP..........................................................................15
1. Bổ sung tài liệu...........................................................................................15
1.1 : Đóng dấu................................................................................................16
1.2: Đăng ký và tổ chức vốn tài liệu.............................................................16
1.3: Dán nhãn sách........................................................................................16
1.4 : Chia tài liệu theo các kho. ( có 3 kho ).................................................17
2. Xử lý nghiệp vụ trong thư viện.................................................................17
2.1 : Mô tả tài liệu..........................................................................................17
2.2 : Phân loại tài liệu....................................................................................19
2.3 : Tổ chức mục lục.....................................................................................21
2.4 : Đăng ký báo, tạp chí..............................................................................21
2.5 : Tổ chức phục vụ bạn đọc......................................................................22
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...........................................................................23
PHẦN III:..........................................................................................................24
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN.................................24
I. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT..........................................................................25
1. Ưu điểm......................................................................................................25
2. Nhược điểm................................................................................................25

II. NHỮNG ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA
THƯ VIỆN VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ........................................................26
III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI
VỤ HÀ NỘI...................................................................................................27
PHẦN IV:...........................................................................................................27
KẾT LUẬN........................................................................................................27
PHỤ LỤC...........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................39

Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

Trng i hc Ni v H Ni
LI NểI U

Trong nhng nm gn õy, cụng tỏc Thụng tin - Th vin nc ta ó cú
nhng du hiu ca s phỏt trin n nh v ngy cng tng tc. Nhn thc rừ
c iu ú B vn hoỏ thụng tin ra quyt nh phờ duyt quy hoch phỏt trin
ngnh Th vin Vit Nam ti nm 2010 v nh hng 2020 th hin rừ quyt
nh phờ duyt s 10/2007/Q- BVHTT ngy 4 thỏng 5 nm 2004 ca B vn
hoỏ thụng tin.
thc hin tt mc tiờu ó ra, rt nhiu trng i hc, Cao ng,
Trung cp chuyờn nghip ó tng cng o to v m rng ngnh th vin,
nhm cung cp cho ngnh mt i ng nhõn lc di do. Nhn thc c vai
trũ, s mng ca mỡnh trng i Hc Ni V H Ni ó bt u tuyn sinh
khoỏ hc u tiờn h i Hc ngnh Thụng tin - th vin nm 2012. Ngoi ra

trng cũn m cỏc lp hc ti chc, lp bi dng nghip v ngn hn cho hng
ngn cỏn b, cụng chc ang lm vic trong cỏc c quan hnh chớnh nh nc.
Hiểu đợc giá trị mà Th viện mang lại, em đã lựa chọn ngành Thông tin th
viện. Sau mt quỏ trỡnh hc tp ti Trng i hc Ni v H Ni em c thy
cụ truyn t nhng kin thc v lý lun. V sau khi ó hon thnh phn hc lý
thuyt chỳng em ó c Ban giỏm hiu, Khoa Vn hoỏ Thụng tin v xó hi to
mi iu kin chỳng em ti cỏc Trng hc thc tp nhm giỳp chỳng em cú
c hi c vn dng nhng kin thc ó hc vo thc t.
Bỏo cỏo gm 3 phn:
Phn I: Kho sỏt cụng tỏc Thụng tin th vin ca Trng Tiu hc Hựng
Sn
Phn II: Hot ng t chc kinh t chớnh sỏch b sung
Phn III: Ni dung v kt qu thc tp
Phn IV: Kt lun v xut
Qua thi gian thc tp ti Trng Tiu hc Hựng Sn em ó tớch lu cho
mỡnh c rt nhiu kin thc t thc t. ng thi k thc tp cng l bc
u tiờn rốn luyn thờm cho em k nng nghip v, nhm xõy dng phong cỏch
lm vic sao cho sỏng to v khoa hc ca mt cỏn b Th vin trong tng lai.
Sinh viờn: Phm Th Cnh

1

Lp: H Khoa hc Th vin K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đây là khoảng thời gian giúp em nhận ra được những phần kiến thức mình

chưa nắm vững để bổ sung thêm cho phần kiến thức đã học như vậy sẽ giúp em
có thể hoàn thành khoá học một cách tốt nhất.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức có hạn và hạn chế về kinh
nghiệm nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài báo cáo của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Cảnh

Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

2

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN I:

KHẢO SÁT CÔNG TÁC THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ HÙNG SƠN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Tiểu Học Xã Hùng Sơn
Trường Tiểu học Hùng Sơn được thành lập từ tháng 9 năm 1954. Mới
thành lập do điều kiện và hoàn cảnh xã hội, trường chỉ có 6 phòng học đơn sơ
với một số bàn ghế và một ít dụng cụ dạy học. Các giáo viên của trường lúc đó
đa số là giáo viên địa phương với trình độ 7 + 2 ; 7 + 3. Sau 56 năm xây dựng và

trưởng thành, ngày nay trường được Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục công nhận
là “Trường chuẩn Quốc gia” mức độ 1. Có được kết quả ấy là do công sức và
thành tích làm tốt xã hội hoá giáo dục của Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà
trường và hội Cha mẹ học sinh đã biết tranh thủ sức dân để làm tốt xã hội hoá
giáo dục. Điều này được minh chứng bởi năm 2002 - 2003 trường còn là trường
cấp 4 với cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn song được sự quan tâm của các cấp
uỷ Đảng chính quyền địa phương, Ban Giám hiệu nhà trường đã huy động1870
ngày công lao động xã hội chủ nghĩa của các cơ quan đoàn thể trong xã đến đào
ao cơi nền đắp sân và xin sự đóng góp cộng đồng trách nhiệm của nhân dân
cùng với sự hỗ trợ của cấp trên xã xây 8 phòng học 2 tầng trị giá gần một tỷ
đồng.
Với tổng số giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lý và nhân viên là 27 người,
trong đó 22 đồng chí là nữ, 5 đồng chí là nam
+ Cán bộ quản lý:2 đồng chí
+ Giáo viên giảng dạy :22 đồng chí
+ Cán bộ thư viện :1 đồng chí
+ Kế toán :1 đồng chí
+ Tổng phụ trách :1 đồng chí
- Trình độ chuyên môn đào tạo của các đồng chí là :
+ Bậc Đại học có 8 đồng chí
+ Bậc Cao đẳng có 16 đồng chí
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

3

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Bậc Trung học có 3 đồng chí
- Toàn trường có 17 phòng học chia đều cho 5 khối gồm 230 học sinh đủ
để thực hiện dạy và học 2 buổi/ ngày.
* Về cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học.
- Nhà trường có đủ phòng học, bàn ghế cho học sinh học 2 buổi/
ngày.Trường có 1 phòng học tin với 20 máy tính phục vụ cho việc học tin của
các em. Có hai phòng thư viện có đầy đủ sách vở, truyện tranh phục vụ cho việc
học và giải trí của học sinh. Trường có khuôn viên rộng rãi thoáng mát và luôn
đảm bảo sạch sẽ.
- Trang thiết bị đồ dùng dạy ở các lớp tương đối đầy đủ, đảm bảo đáp
ứng đầy đủ cho các giờ dạy ở tất cả các lớp.
- Tuy nhiên trường vẫn còn thiếu phòng ăn, phòng ngủ trưa cho học sinh
ăn bán trú ở trường. Ngoài ra các phòng học bộ môn và các chức năng như hoạt
động Đội, phòng tập đa năng, phòng sinh hoạt của giáo viên còn thiếu.
Hiện nay trường Tiểu học Hùng Sơn có một số thuận lợi, khó khăn cơ
bản sau:
Thuận lợi :
1- Cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các lực lượng xã hội và cha mẹ
học sinh ngày càng quan tâm đến sự phát triển giáo dục, nhận thức rõ vị trí nền
móng của cấp Tiểu học giúp các em học tập tốt ở các lớp trên.
2- Đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình
độ, nội bộ thống nhất, đoàn kết.
3- Nền nếp, kỷ cương và chất lượng giáo dục của trường ổn định vững
chắc.
4- Các cuộc vận động "Hai không" với 5 nội dung: “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức tự
học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” đã khơi dậy ý thức nghề nghiệp và tính trung thực trong đội ngũ nhà giáo

tạo khí thế thi đua sôi nổi trong trường, được phụ huynh và nhân dân đồng tình
ủng hộ.
5- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã và đang được địa phương, hội Cha mẹ
học sinh quan tâm đảm bảo đủ cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ cho giảng day.
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

4

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

6- Phong trào của trường đã và đang được PGD - địa phươg quan tâm tạo
điều kiện xây dựng đơn vị là trường chuẩn trong giai đoạn 2 trong thời gian sắp
tới.
Khó khăn:
1- Cơ sở vật chất tuy được bổ sung song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông, nhất là so với yêu cầu của trường chuẩn giai đoạn 2
(hiện vẫn còn 5 phòng học cấp 4 đã xuống cấp, thiếu một số phòng hiệu bộ).
2- Trang thiết bị dạy học chưa được đầy đủ (nhất là môn Tiếng Việt)
3- Qua những năm thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông,
việc tiếp cận phương pháp giảng dạy ở một số giáo viờn chưa thật linh hoạt.
Trình độ tay nghề của giáo viên chưa thật đồng đều. Trường chưa có giáo viên
giỏi cấp Tỉnh.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn
Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức giảng dạy và học tập cho tất cả các em học sinh trong trường

đã đến độ tuổi đi học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
-Thực hiện việc phổ cập giáo dục trong toàn xã để tất cả mọi ngưòi đều
có chữ viết, ngôn ngữ. Xóa bỏ tình trạng mù chữ trong toàn xã.
- Quản lý cán bộ giáo viên có trình độ cao để có thể giảng dạy và đáp ứng
yêu cầu của xã hội.
- Tổ chức cho giáo viên , học sinh tham gia các hoạt động của đoàn
trường cũng như của toàn xã hội.
- Mở rộng giao lưu , học hỏi kiến thức từ các trưòng khác.
- Vào dịp nghỉ hè Trường sẽ tổ chức những chuyến đi thăm quan thực tế
cho giáo viên và các học sinh có thành tích học tập tốt trong năm học. Đây vùa
là cơ hội để giáo viên và học sinh trong trường có thể học hỏi kiến thức để áp
dụng vào giảng dạy. Cũng như khuyến khích tinh thần làm việc học tập của giáo
viên và học sinh để có một tinh thần thoải mái trước khi bước vào năm học mới.

Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

5

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3. Giới thiệu về Thư việnTrường Tiểu học Xã Hùng Sơn
Thư viện Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn được thành lập vào năm 1974
nhưng lúc ấy chưa được gọi đó là một thư viện mà chỉ coi đó là kho chứa sách ,
tài liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy. Đến năm 1990 nhận biết thấy sự quan
trọng của thư viện, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và hội cha mẹ

học sinh đã cho xây dựng 2 phòng dành riêng cho thư viện đó là:
- Phòng thứ nhất : Là phòng đọc sách, báo tạp chí cho tất cả học sinh và
giáo viên trong trường dến với thư viện.
- Phòng thứ hai : Là kho chứa sách, báo tạp chí và dụng cụ phục vụ việc
giảng dạy của thầy cô giáo.
Và đến nay thư viện đã được hình thành và phát triển vẫn chỉ là hai phòng
nhưng diện tích hai phòng đựoc mở rộng khoảng 50m² và có một máy tinh để
giúp cán bộ thư viện quản lý tài liệu và quản lý bạn đọc.Thư viện cũng có một
cán bộ thư viện chuyên trách. Tuy trình độ chuyên môn còn nhiều yều kém
nhưng vẫn đủ để phục vụ và đáp ứng yêu cầu của bạn đọc. Vào đầu năm học ,cô
thưòng đựơc đi tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.
* Cơ sở vật chất của Thư viện:
- Có 1máy vi tính để cán bộ thư viện sử dụng .
- 1máy in ,1 máy Photocopy sử dụng chung cho cả các thầy cô trong
trường
- Bàn ghế đủ để phục vụ cho 50 bạn đọc đến cùng một lúc.
4. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện trường
Thư viện là một bộ sưu tập có tổ chức các loại sách,ấn phẩm định kỳ
hoặc các tài liệu khác cán bộ phụ trách có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử
dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin,nghiên cứu,văn hóa,giáo dục hoặc
giải trí. Với vai trò là thư viện tiểu học, thư việ trường tiểu học Hùng Sơn ra đời
nhằm thực hiện các nhiệm vụ chức năng sau:
* Chức năng :
- Thư viện chuyên thực hiện chức năng giáo dục, tham gia vào việc giảng
dạy,học tập của thầy, trò ,nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

6

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

và học sinh trong Trường.
- Với chức năng thông tin của Thư viện luôn đáp ứng nhu cầu tin của bạn
đọc trong trường.
- Ngoài chức năng giáo dục và thông tin Thư viện Trường còn là trung
tâm văn hóa, giải trí cung cấp kiến thức xã hội và nâng cao tầm hiều biết độc
giả.
* Nhiệm Vụ :
- Tổ chức phục vụ các đối tượng bạn đọc sử dụng vốn tài liệu thư viện;
bố trí thời gian phục vụ phù hợp với điều kiện làm việc và học tập của giáo viên
và học sinh trong Trường; đẩy mạnh các hoạt động phục vụ tài liệu ngoài Thư
viện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng; không đặt ra những quy
định hạn chế quyền sử dụng thư viện của người đọc.
- Phát triển vốn tài liệu phù hợp với tính chất , nhiệm vụ và đối tượng
phục vụ của Thư viện. Thực hiện theo định kỳ việc thanh lọc ra khỏi kho các
loại tài liệu không còn giá trị sử dụng, tài liệu hư nát không thể phục hồi.
- Thực hiện công tác nghiệp vụ xử lý thông tin, biện soạn các ấn phẩm
thông tin khoa học, phân loại , mô tả ấn phẩm, dán mã , làm phích , xếp phích.
- Lưu trữ , bảo quản vốn tài liệu như : sách , báo , tạp chí , phương tiện,
trang thiết bị , cơ sở vật chất và các tài sản khác của Thư viện.
- Phổ biến rộng rãi, kịp thời vốn tài liệu Thư viện bằng các hình thức
thông tin thư mục; hướng dẫn tra cứu và các hình thức thông tin tuyên truyền
khác, phát huy triệt để nội dung vốn tài liệu có trong Thư viện phục vụ nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo của Nhà trường.
- Tổ chức cho cán bộ đi tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; tạo

điều kiện cho cán bộ Thư viện nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.
- Cán bộ thư viện chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản tất cả những tài liệu
có trong thư viện, hướng dẫn bạn đọc tìm kiếm và sử dụng tài liệu một cách có
hiệu quả.
- Thư viện là nơi tổ chức khai thác phục vụ quá trình giảng dạy, học tập,
nghiên cứu của Cán bộ viên chức, giáo viên và học sinh trong toàn trường.
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

7

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ trên đây trong hoạt động thông tin ,
Thư viện Trường Tiểu học Hùng Sơn đang cố gắng thực hiện tốt những nhiệm
vụ đặt ra để đưa Thư viện ngày càng phát triển hơn.
5. Quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ Thư viện
Cán bộ thư viện là người tham gia trực tiếp hoạt động thư viện, là cầu nối
để đưa tài liệu tới người dùng tin. Xã hội càng phát triển, vốn tài liệu không
ngừng tăng thì cán bộ thư viện càng trở nên rất quan trọng vì họ là người tổ chức
vốn tài liệu và kết nối người dùng tin khi họ cần.
- Bảo quản, lưu trữ và chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự mất mát,
hư hỏng các tài sản thiết bị đã được trang bị. Hàng tháng báo cáo thống kê số
lượt bạn đọc đến thư viện lên Ban Giám hiệu nhà trường để nắm được tình hình
hoạt động của thư viện. Nếu thấy vấn đề gì khó khăn hay chưa hợp lý thì Ban
Giám hiệu nhà trường cùng cán bộ thư viện sẽ tìm cách khắc phục ngay.

- Hướng dẫn bạn đọc cách tra tìm tài liệu và sử dụng tài liệu theo đúng
mục đích và đáp ứng yêu cầu bạn đọc.
-Cán bộ thư viện cần có thái độ phục vụ vui vẻ, hòa nhã, tận tình, trách
nhiệm mỗi khi bạn đọc đến thư viện.Tạo sự gần gũi thoải mái khi bạn đọc đến
học tập và nghiên cứu.
- Trứơc khi cho bạn đọc mượn tài liêu cán bộ thư viện cần kiểm tra xem
tài liệu đó còn nguyên vẹn hay không. Để tránh tình trạng tài liệu đến tay bạn
đọc bị rách hay mất một số trang. Và ngược lại nếu bạn đọc làm mất tài liệu thì
cũng bắt bạn đọc mua hoặc đền tiền gấp hai lần giá trị quyến sách.
- Đây là một thư viện trường tiểu học nên còn một số bạn đọc đến thư
viện không rõ mục đích mà chỉ là do yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm nên khi
những bạn đọc đến cán bộ thư viện cần hỏi xem bạn đọc cần tài liệu gì để biết
đường phục vụ.
- Một điều quan trọng là cán bộ thư viện cần nắm được tâm lý và nhu cầu
đọc sách, báo của bạn đọc ở mọi độ tuổi để còn phục vụ chẳng hạn như :
+ Học sinh lớp 1 các em thích nghe kể chuyện, thích xem các truyện tranh
chữ to, màu sắc đẹp. Vì vậy, cán bộ thư viện cần chon những cuốn sách có nhiều
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

8

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

hình ảnh, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểucho các em.nhu cầu của các em chưa hình
thành rõ rệt, do đó các em đọc tất cả những cuốn sách nào tới tay mình, hoặc

chọn sách qua hình vẽ hấp dẫn ở bìa. Vậy khi giới thiệu sách cho các em phải
làm cho các em vui thích để ngay từ đầu các em có thể tin cậy vào cán bộ thư
viện.
+ Các em học sinh ở các khối lớp 2 và lớp 3 bước đầu có nhu cầu đọc
sách, nhưng chủ yếu vẫn là những truyện tranh, truyện cổ tích ngắn.
+ Các em học sinh lớp 4 và lớp 5 thích đọc sách về Bác Hồ, thích đọc
truyện tranh, truyện các thiếu niên anh hùng, truyện lịch sử, cổ tích và báo thiếu
niên tiền phong, hình ảnh của địa phương. Các em tiếp thu sách bằng trực giác
nhưng đã hiểu nội dung tư tưởng của sách và biết biểu lộ thái độ của mình đối
với sách. Có những học sinh lớp 5 đã biết quan tâm tới lịch sử đất nước, tiểu sử
của nhân vật nổi tiếng.
6. Quyền hạn và trách nhiệm của bạn đọc
- Bạn đọc đến với thư viện được sử dụng tất cả mọi tài liêu có mặt trong
thư viện mà bạn cần. Thông qua hình thức đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà.
- Vào phòng đọc bạn đọc cần thực hiện tốt nội quy mà cán bộ thư viện
yêu cần như :
+Mặc trang phục lịch sự, không nói chuyện riêng, không mang đồ ăn vào
phòng .
+ Không tự ý di chuyển bàn ghế phòng đọc, không ăn kẹo cao su và viết
vẽ lên bàn, ghế.
+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ tài sản chung.
- Bạn đọc được mượn sách về nhà tra cứu thời gian mượn không quá 2
tuần. Phải bảo quản sách cẩn thận, không làm nhàu nát, không được viết vẽ lên
sách. Nếu làm hư hỏng, thiếu trang hoặc làm mất sách thì phải bồi thường bằng
sách mới hoặc bằng tiền mặt bằng 2 lần giá trị cuốn sách.
II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ HÙNG SƠN
1.Công tác bổ sung vốn tài liệu trong thư viện
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh


9

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Bổ sung vốn tài liệu vào thư viện thường được thực hiện vào đầu năm
học . Vào đầu năm học mới, cán bộ thư viện phải thống kê được toàn bộ sách có
mặt trong thư viện xem có đủ để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc không. Nếu thiếu
thì cần tiến hành làm đơn đề lên Ban giám hiệu nhà trưòng xem xét và giải quyết
để đảm bảo đủ tài liệu phục vụ bạn đọc mỗi khi bạn đọc cần. Là một trường tiểu
học nhỏ trong xã nên nguồn kinh phí để mua sách hàng năm còn hạn chế, sách
được bổ sung chủ yếu là sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ dành
cho giáo viên. Một số lưọng tài liệu đựoc nhập vào thư viên đó là do các cơ
quan tổ chức, cá nhân biếu tặng và các công ty sách và thiếtbị trường học cấp
cho hàng năm.
2. Đăng ký và tổ chức kho tài liệu
2.1: Đăng ký
Sau khi nhập tài liệu vào thư viện ,cán bộ thư viện phải ghi tên tài liệu
vào sổ đăng ký vốn tài liệu theo 2 loại đăng ký vốn tài liệu:
+ Đăng ký tổng quát.
+ Đăng ký cá biệt.
Trước khi đăng ký vào sổ đăng ký tổng quát cán bộ thư viện cần kiểm tra
lại xem hóa đơn ghi số lượng tài liệu nhập vào thư viện có khớp nhau không, giá
tiền, và tổng số tiền co chính xác không vấn đề này không kiểm tra lại nếu có sai
sót cán bộ thư viện hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Khi vào sổ đăng ký tổng quát cần phải ghi rõ tên tài liệu, tài liệu nhập

vcào ngày tháng năm nào, giá tiền là bao nhiêu.
Sổ dăng ký cá biệt cho tất cả các loại sách. Mỗi trang trong sổ đăng ký cá
biệt có 25 dòng và cứ 5 dòng có 1 vạch đậm, môĩ dòng được phép ghi 1 tài liệu
duy nhất. Điều đó giúp cho cán bộ thư viện dễ dàng nhận ra sai sót khi ghi tài
liệu vào sổ.
2.2. Tổ chức kho tài liệu
Diện tích kho thư viện khá hẹp chỉ khoảng 20m². Với diện tích như vậy
nên sắp xếp vốn tài liệu rất khó có 2 giá để đựng sách và 1 giá đựng báo, tạp
chí. Sách được xếp từ dưới lên trên từ trái qua phải làm như thế giúp cán bộ thư
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

10

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

viện dễ dàng tìm tài liệu.
2.3: Cơ cấu vốn tài liệu trong thư viện
Hiện nay Thư viện đă xây dựng được nguồn lực thông tin khá phong phú
và đa dạng như: sách, báo, tạp chí, các báo cáo chuyên môn của giáo viên.
Bảng 1 : Số lượng đầu sách có mặt trong thư viện trong Thư viện
Tên lớp

Số lượng đầu sách

Khối lớp 1


125

Khối lớp 2

100

Khối lớp 3

135

Khối lớp 4

127

Khối lớp 5

258

Sách tham khảo

140

Văn học - Truyện

155

Tin học và ngoại ngữ

239


Báo cáo của giáo viên

80

Tổng

1389

* Báo - Tạp chí
- Số lượng báo và tạp chí được thống kê 3 năm trở lại đây như sau:
+ Năm 2012: 30 loại.
+ Năm 2013: 30loại.
+ Năm 2014: 35loại.

Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

11

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3. Công tác xử lý nghiệp vụ trong thư viện.
3.1: Phân loại tài liệu, biên mục mô tả, định chủ đề, định từ khóa
vàtóm tắt tài liệu.
* Phân loại tài liệu.

Phân loại tài liệu là một trong các quy trình xử lý thông tin, xử lý tài liệu
nhằm mục đích tổ chức kho tài liệu , tổ chức bộ máy tra cứu thông tin, tổ chức
các mục lục …trong các thư viện và cơ quan thông tin với mục đích phục vụ bạn
đọc và người dùng tin đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn đang sử dụng bảng phân loại
thập tiến 19 dãy.
* Mô tả tài liệu.
Mô tả tài liệu là việc lựa chọn những dấu hiệu đặc trưng của tài liệu để mô
tả. Các tài liệu được mô tả phải theo một quy tắc, tiêu chuẩn nhất định. Tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tra tìm tài liệu của bạn đọc.
* Định chủ đề, từ khóa tài liệu.
- Định chủ đề tài liệu là quá trình xử lý nội dung tài liệu mà kết quả được
thể hiện dưới dạng đề mục chủ đề.
- Định từ khóa tài liệu là quá trình phân tích nội dung tài liệu và mô tả nội
dung chính của tài liệu bằng một tập hợp các từ khóa nhằm phục vụ cho việc lưu
trữ và tìm tài liệu.
* Tóm tắt tài liệu .
Tóm tắt tài liệu là xây dựng bản tin ngắn gọn nhằm phản ánh đầy dủ nội
dung của tài liệu gốc, kết quả nghiên cứu, số liệu mà tài liệu đó bao hàm phạm
vi sử dụng của tài liệu.
Qua tóm tắt bạn đọc có thể hiểu được một phần cốt lõi có trong tài liệu.
3.2: Tổ chức bộ máy tra cứu.
Thư viện Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn vẫn đi chuyên sâu vào mảng thư
viện truyền thống. Một phần là do kiến thức chuyên môn của cán bộ thư viện
còn yếu kém và một phần do cơ sở vật chất còn hạn chế chư có thể đáp ứng
được yêu cấu của bạn đọc.
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

12


Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Với số lượng tài liệu không lớn nên chỉ có bộ máy tra cứu truyền thống
và đựoc tra cứu theo mục lục chữa cái.
4. Công tác phục vụ bạn đọc.
Với diện tích phòng đọc có hạn được sự thống nhất của Ban Giám hiệu
nhà trường cùng cán bộ thư viện đã thống nhất phục vụ bạn đọc theo từng lớp ở
tại phòng đọc như sau:
- Sáng thứ hai phục vụ khối lớp 1.
-Sáng thứ ba phục vụ khối lớp 2.
-Sáng thứ tư phục vụ khối lớp 3.
-Sáng thứ năm phục vụ khối lớp 4.
- Sáng thứ sáu phục vụ khối lớp 5.
Vào tất cả các buổi chiều trong tuần từ thứ hai đến thứ bẩy thư viện chỉ
phục vụ cho bạn đọc đến mượn tài liệu về nhà.
* Thời gian thư viện mở cửa :
• Sáng từ 7h30’ đến 10h30’
• Chiều tứ 13h30’ đến16h30’
5. Sản phẩm, dịch vụ thông tin ở thư viện Trường Tiểu học Xã Hùng
Sơn..
Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đóng vai trò vô cùng quan trọng
vì nó là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thư viện
Thư viện Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn hiện tại chỉ sử dụng sản phẩm
thông tin truyền thống mục lục tra cứu theo sách như : Hệ thống tra cứu theo
mục lục chữ cái.

Hiện nay thư vện cũng đang có kế hoạch trong trong tương lai sẽ cố gắng
mở rộng diện tích thư viện và đào tạo cán bộ thư viện chuyên sâu để có thể xây
dựng được hệ thống thông tin trên máy tính .
6. Các hoạt động tuyên truyền, phong trào của thư viện
Thư viện chỉ có một cán bộ thư viện duy nhất nên việc tuyền truyền và
giới thiệu sách năm chỉ tổ chức một lần vào ngày lễ lớn của nhà trường. Cán bộ
thư viện thường tổ chức cuộc thi kể chuyện cho bạn đọc theo sách với những
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

13

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

chủ đề được ấn định trước.
Ví dụ các đề tài như : Em yêu quê hương em, kể chuyện đạo đức, kể
chuyện về Bác Hồ, uống nước nhớ nguồn…
Vào ngày hội đọc sách hàng năm thì Phòng Giáo dục và Đào tạo thường
tổ chức các thi cán bộ thư viện giỏi bằng các hình thức như tuyên truyền, giới
thiệu sách hay đến bạn đọc và những ý tưởng sáng tạo trong việc triển khai phục
vụ bạn đọc tại các cơ sở.

Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

14


Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN II:

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP
Qua một thời gian gần 2 tháng từ 11/01 > 19/3/2016 thực tập tại thư viện
Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn được sự giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình của
cô cán bộ thư viện đã giúp em làm quen với những công việc như sau :
- Đóng dấu.
- Chia tài liệu vào bộ phận kho.
- Đăng ký tài liệu.
- Mô tả tài liệu.
- Phân loại tài liệu.
- Tổ chức mục lục.
- Tổ chức kho.
- Phục vụ bạn đọc.
I. NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Bổ sung tài liệu
Việc bố sung tài liệu là công việc đựợc cán bộ thư viện thực hiện vào đầu
năm học mới. Cán bộ thư viện sẽ lên danh sách cần bổ sung những tài liệu nào
lên Ban giám hiệu. Để Ban giám hiệu duyệt và ký xác nhận đồng ý cấp kinh phí
cho cán bộ thư viện bố sung tài liệu vào kho.
- Nguồn kinh phí :
+ Nhà trường tự mua ( từ quỹ đóng góp của học sinh, ngân sách nhà
trường, quỹ học phí … )
+ Tiền đền bù của giáo viên, học sinh khi làm mất, hư hỏng sách, tiền

thanh lý sách cũ.
+ Sách biếu tặng, quyên góp của các tổ chức, cá nhân.
- Phương thức bổ sung :
+ Cấp qua công ty sách – Thiết bị trường học, qua các phòng giáo dục.
+ Mua từ công ty sách - Thiết bị trường học, ở các cửa hàng sách.
- Hình thức :
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

15

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Cấp qua công ty sách – Thiết bị trường học .
+ Giáo viên trong trường tự mua về thanh toán.
+ Cán bộ thư viện mua ở các công ty sách - Thiết bị trường học, mua ở
các cửa hàng sách .
Chú ý:
Cán bộ thư viện hay giáo viện trong trường khi đi mua sách ở các của
hàng sách thì chỉ mua những cuốn sách của nhà xuất bản giáo dục.
1.1 : Đóng dấu
Đóng dấu để xác định tài liệu đó là tài sản của thư viện. Trước khi đóng
đấu cán bộ thư viện phải kiểm tra tài liệu xem có tài liệu nào bị dính vào nhau
không.
- Với sách: Được đóng 2 dấu, một dấu đóng ở trang tên sách và trang thứ
17. Đối với những tài liệu mỏng không có trang thứ 17 thì dấu được đóng vào

trang đầu và trang cuối của cuốn sách ấy.
- Với báo, tạp chí : Đóng dấu ở trang đầu tiên.
- Với những tài liệu có hình ảnh, bản đồ kèm theo thì ta đóng dấu lên các
tài liệu. Tuy nhiên phải tránh đóng lên những hình ảnh làm mất thẩm mỹ.
- Đối với tài liệu có các tài liệu kèm theo như băng, đĩa...thì đóng dấu vào
băng đĩa và bao đựng để tránh trường hợp nhầm lẫn.
1.2: Đăng ký và tổ chức vốn tài liệu
Hiện nay Thư viện đang áp dụng 2 loại đăng ký vốn tài liệu :
+ Đăng ký cá biệt .
+ Đăng ký tổng quát.
1.3: Dán nhãn sách
Sau khi vào sổ ĐKCB ta tiến hành dán nhãn sách. Trước khi dán phải cắt
dán cẩn thận, chính xác. Nhãn được dán trực tiếp vào bìa sách, dán phía trên gần
gáy sách, đối với sách có gáy dày 0,1 cm trở lên nhãn được dán vào gáy sách
cách mép sách 2cm. Việc dán nhãn phải được tiến hành trước khi xếp tài liệu
vào kho và phân loại.

Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

16

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.4 : Chia tài liệu theo các kho. ( có 3 kho )
- Kho chứa sách giáo khoa:

+ Là sách chính thống có tính chất pháp quy.
+ Là sách có thể cho học sinh tự đọc, tư nghiện cứu dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.
+ Đối với giáo viên là công cụ không thể thiếu khi giảng dạy.
Một mặt, nó xác định mức độ, khối lượng kiến thức cần truyền đạt cho
học sinh. Mặt khác, nó gợi ý phương pháp giảng dạy, giáo dục mà không hạn
chế sự sáng tạo trong hoạt động sư phạm, giúp giáo viên nâng cao hiệu suất giờ
lên lớp tạo cơ sỏ cần thiết cho việc giảng dạy.
- Kho chứ sách nghiệp vụ cho giáo viên.
Phục vụ trực tiếp cho giảng dạy, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ của giáo
viên gồm những sách về phương pháp dạy, sách soạn bài, sách bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, sách tự học, sách ngoại ngữ(từ điển, văn hóa- chính trị ),
sách về kinh nghiệm giáo dục.
- Kho chứa sách tham khảo: là loại sách góp phần củng cố, mở rộng, nâng
cao kiến thức cho giáo viên, học sinh. Kích thích học sinh lòng say mê học tập,
yêu khoa học có ý thức vươn lên, tìm tòi sáng tạo trong học tập và lao động .
Với những loại sách tham khảo cán bộ thư viện chú ý bổ sung sách của
nhà xuất bản giáo dục đó là những sách được quy định trong chương trình và
danh mục bộ giáo dục và đào tạo duyệt hàng năm.
2. Xử lý nghiệp vụ trong thư viện
2.1 : Mô tả tài liệu
Mô tả tài liệu là ghi lại những đặc điểm chủ yếu của cuốn sách lên fic theo
một quy tắc nhất định .
- Chức năng : Nhận dạng trên nhiều phương diện nội dung và hình thức.
- Công cụ :
+ Đối với thư viện: Là cơ sở của nhiều hoạt động khác như tổ chức bộ
máy tra cứu, bổ sung, đăng ký tài liệu.
+Đối với bạn đọc: Tìm sách nhanh, chính xác.
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh


17

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Yêu cầu mô tả tài liệu: Chính xác, thống nhất ( không đựoc tùy tiện mà
phải theo quy tắc đã được quy định thống nhất trong tất cả các ấn phẩm.
+ Quy định về phiếu mô tả : 12,5 x 7,5 cm. Vạch ngang thứ nhất cách
mét trên của tờ phích 1,5cm, vạch dọc thứ hai cách vạch dọc thứ nhất 1 cm.
Phía trên bên trái ghi ký hiệu xếp loại kho tài liệu.
Phía dưới bên phải ghi ký hiệu phân loại.
+ Ngôn ngữ mô tả : Ngôn ngữ chính văn.
• Mẫu phích mô tả.
12,5cm
2,5cm
(KHXG)

1cm 1,5cm

7,5
- Các
loại

mô tả:
+ Mô


tả
KHPLĐĐ

chính

:



mô tả đầy đủ các đặc điểm của sách, fic theo mô tả chính ( fic chính ) sẽ dùng
trong mục lục chữ cái và mục lục phân loại của thư viện.
+ Mô tả bổ sung : Trong trường hợp sách có 4 tác giả trở lên, mô tả chính
là tên tác giả thì mô tả bổ sung cho tên sách.
Ở Thư viện Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn mô tả tài liệu theo quy tắc mô
tả quốa tế ISBD trên tờ phích có những vùng mô tả và các yếu tố mô tả như tên
tác giả , tên tài liệu , nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, khố sách, số
trang, giá tiền…Phiếu mô tả rút gọn để giúp bạn đọc dễ dàng ghi nhớ các thông
tin được ghi trên tờ phích.
* Quy tắc mô tả :
Theo quy tắc mô ISBD khi mô tả tài liệu là sách thì gồm có 7 vùng yếu tố
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

18

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


mô tả như sau:
Vùng 1 : Nhan đề và thông tin về trách nhiệm.
Vùng 2 : Lần xuất bản .
Vùng 3 : chi tiết xuất bản.
Vùng 4 : khối lượng.
Vùng 5 : Tùng thư.
Vùng 6 : phụ chú.
Vùng 7 : vùng chỉ số sách theo tiêu chuẩn quốc tế ISBD.
2.2 : Phân loại tài liệu
Trước hết phải xác định nội dung cuốn sách để cập đến vấn đề gì ( toán,
lý, hóa …) hoặc thuộc thể loại văn học nào ( dân gian, thơ, văn xuôi …). Cán bộ
thư viện cũng cần xem qua cuôn sách :
+ Xem lời tựa, lời giới thiệu ở đầu cuốn sách.
+ Những phần ghi trong mục lục của sách.
+ Xem lướt qua một và chương của sách.
Có nhiều cuốn sách, nội dung thể hiện không rõ ràng qua tên sách như
sách giáo khoa, sách kỹ thuật, tác phẩm văn học …Nhưng nhiều khi tên sách
cũng không giúp cho người phân loại hiểu ngay được nội dung thậm chí nếu chỉ
nhìn qua thì rất dễ nhầm.
Ví dụ: cuốn sách “ Ai đấy nhỉ ? ” của Nhà xuất bản Giáo dục có thể nghĩa
là một tác phẩm văn học nhưng thực ra đó là Khoa học thường thức cho học sinh
tiểu học.
Khi phân loại còn cần dựa vào Nhà xuất bản, dựa và tên bộ tùng thư để
biết nội dung, ý của tác giả hay của Nhà xuất bản.
Công tác phân loại là một công việc khó cần thận trọng và trannh thủ y
skiến của những người có trình độ, cán bộ nghiên cứu, giảng viên hoặc tra cứu
qua qua tư liệu như từ điển, thư mục, mục lục để phân loại cho chính xác , nếu
không sách sẽ nằm chết trong kho không phát huy tác dụng.
Thư viện Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn đang sử dụng bảng phân loại

thập tiến 19 dãy. Đây là bảng phân loại được cải tiến từ bảng phân loại thập tiến
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

19

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

quốc tế UDC ( Universal Decimal Clasification )
Cấu trúc bảng phân loại thập tiến 19 dãy gồm bảng chính và các bảng phụ
trợ.
- Bảng chính có 17 môn loại cơ bản mỗi môn loại gồm có ký hiệu môn
loại và đề mục khoa học kèm theo như sau :
Ký Hiệu Môn Loại Đề Mục Khoa Học
000Tổng loại
1 Triết học , tâm lý học
2Chú nghĩa vô thần, tôn giáo
3 Chủ nghĩa Mác – LêNin
4 Xã hội , chính trị
5Ngôn ngữ học
5ANhân chứng học , giái phẫu học và sinh lý học người
6 Khoa học tự nhiên và toán học
61Y học , y tế
62Kỹ thuật
63Nông ngiệp – Lâm nghiệp
7Nghệ thuật

7A Thể dục thể thao
8 Nghiên cứu văn học
9Lịch sử
91Địa lý
V Tác phẩm văn học
- Bảng phụ trợ ký hiệu đi kèm như :
+ Trợ ký hiệu hình thức.
+ Trợ ký hiệu địa lý.
+ Trợ ký hiệu phân tích .
+ Bảng tra cứu chủ đề chữ cái.
Những bảng trợ ký hiệu này được ghi sau ký hiệu bảng chính nhằm mục
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

20

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đích hỗ trợ, giải thích rõ hơn cho khoa học chính của phân loại.
2.3 : Tổ chức mục lục
Thư viên Trường Tiểu học Xã Hùng Sơn thường tổ chức và sử dụng theo
mục lục chữ cái.
Mục lục chữ cái : Không giới thiệu được nội dung kho sách mà chỉ xác
định rõ trong thư viện có hay không cuốn sách mà bạn đọc cần.
- Cách sắp xếp theo mục lục chữ cái:
+ Nguyên tắc: Căn cứ vào thứ thự vần chữ cái của tiêu đề miêu tả , các fic

được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z.
Sắp xếp theo dấu : Không, huyền, hỏi, ngã, nặng.
+ Sắp xếp: Căn cứ vào tiêu đề mô tả. Nếu chữ thứ nhất mà giống nhau thì
xếp theo chữ thứ hai và thứ ba.
Tác giả có họ tên viết tắt thì xếp trước tác giả có họ tên đầy đủ.
Nếu tác giả có nhiều tác phẩm thì xếp các tác phẩm chính của tác giả như
toàn tập, tuyển tập, tác phẩm riêng lẽ theo thứ tự chữ cái.
Sách có một tác giả xếp theo thứ tự chữ cái tên sách viết về tác giả đó.
Sách tái bản hay do nhiều Nhà xuất bản in thì xếp theo thứ tự ngược
thời gian cuốn xuất bản mới nhất xếp trước.
Các sách giáo khoa cùng loại, tên sách giống nhau thì xếp theo lớp, tập,
năm.
-Hình thức trình bày:
+ Bên trong: Phích tiêu đề nhô giữa chia các chữ cái hoặc các tác giả lớn.
Phích tiêu đề nhô phải hoặc trái để chia các tác giả và các tác phẩm.
+ Bên ngoài: Dán nhãn để chỉ cho bạn đọc biết nội dung fic ở ô kéo đó
thuộc loại chữ cái nào? Từ đâu đến đâu?
2.4 : Đăng ký báo, tạp chí
Ngoài số lượng vốn tài liệu là sách thì thư viện hàng năm còn nhập một
số lượng báo, tạp chí mới ra nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc. Sau khi nhận
báo, tạp chí cán bộ thư viện sẽ đăng ký báo, tạp chí vào sổ theo dõi. Trước khi
đăng ký báo tạp chí cán bộ thư viện phải gim tờ báo vào vì báo ngày thưòng là
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

21

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

tơ rời xong đó đóng dấu rồi để lên kệ báo,tạp chí để phục vụ bạn đọc.
2.5 : Tổ chức phục vụ bạn đọc
* Thời gian phục vụ.
Thư viện phục vụ các ngày trong tuần từ thứ hai tới thứ bẩy trừ các ngày
lễ, tết theo quy định của Nhà nước.
Sáng: Từ 7h30 – đến 10h30.
Chiều: Từ 13h30’ – đến 16h30’.
Cán bộ thư viện chuẩn bị trước khi phục vụ bạn đọc công việc này chiếm
khoảng 20 đến 30 phút. Nội dung công việc chuẩn bị của cán bộ thư viện gồm:
- Chuẩn bị nơi làm việc: Phải xem xét qua kho tài liệu nhằm mục đích
phát hiện sai sót trong sắp xếp, xem xét và bổ sung tài liêu cho các trưng bày,
chuẩn bị giấy tờ.
- Chuẩn bị phục vụ bạn đọc: Bắt đầu từ việc xem xét báo và tạp chí mới
để xác định những đề tài và vấn đề tuyên truyền với sự giúp đỡ của các bản thư
mục chọn những tài liệu về các đề tài mới, xem xét sách mới. Chọn các đề tài
theo yêu cầu đặt trước của bạn đọc, phân tích phiếu bạn đọc và làm việc với bạn
đọc không trả sách đúng hạn.
Thủ tục mược tài liệu tại phòng đọc: Sau khi tra cứu trên các mục lục bạn
đọc điền vào phiếu yêu cầu để mượn tài liệu. Cán bộ thư viện xem xét yêu cầu ,
nếu yêu cầu chưa xác định thì đề nghị bạn đọc viết lại cho chính xác và tìm tài
liêu trên giá. Nếu không thấy tài liệu mà bạn đọc cần , cán bộ thư viện thông báo
ngay cho bạn đọc biết và có thể giới thiệu cho bạn đọc những cuốn sách cùng đề
tài. Bạn đọc có thể mượn từ 2 đến 3 cuốn sách để đọc tại chỗ. Đọc xong trả lại
mượn tiếp.
Trước khi giao tài liệu cán bộ thư viện phải tiến hành kiểm tra những hư
hỏng của tài liệu. Những hư hỏng của tài liệu phải được ghi vào phần ghi chú
của phiếu yêu cầu của bạn đọc ở phòng đọc.

Thủ tục cho mượn: Khi trao sách báo và tạp chí ở phòng đọc phiếu yêu
cầu được kẹo vào thẻ đọc. Đối với sách lấy ra từ giá tự chọn, bạn đọc cũng phải
báo cho cán bộ thư viện biết để ghi vào tờ giấy và kẹp vao fthẻ bạn đọc. Thẻ bạn
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

22

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đọc được xếp theo khối, lớp. Trong từng lớp xếp theo thứ tự chữ cái tên người
đọc. Đồng thời cán bộ thư viện cũng phải đánh dấu vào phiếu theo dõi bạn đọc
về những tài liệu đã mượn theo quy định.
+ Tổ chức phục vụ mượn tài liệu: Việc cho cán bộ giáo viên và học sinh
mượn tài liệu tùy thuộc vào số lượng tài liệu hiện có trong thư viện nhà trường.
Tài liệu cho mượn phải được chọn lọc kỹ, phù hợp với đối tượng cho mượn.
Việc cho mượn tài liệu về nhà rất kinh tế và hiệu quả vì :
Tài liệu có thể luân chuyển tới tay bạn đọc nhiều lần hơn so với hình thức
đọc tại chỗ vì người đến đọc bao giờ cũng ít hơn người đến mượn. Có tài liệu
trong tay với cảm giác thoải mái giáo viên có thể nghiên cứu và soạn giảng được
tốt hơn. Tận dụng được thời gian rảnh rỗi của giáo viên, học sinh khuyến khích
được họ đọc sách và rèn luyện được thói quen đọc sách.
Cán bộ thư viện cần nhắc nhở bạn đọc thực hiện nghiêm túc nội quy
mượn và trả tài liệu đúng hạn để đảm bảo tài liệu luân chuyển được nhanh, phục
vụ được nhiều người. Giáo viên , học sinh phải đăng ký mượn tài liệu và được
phát thẻ do nhà trường cấp. Đối với học sinh có thể mượn theo cá nhân hoặc

theo tổ, lớp. Khi đến mượn đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà phải xuất trình thẻ và
ghi phiếu mượn. Cán bộ thư viện giữ phiếu đăng ký bạn đọc và sắp xếp khoa
học để tiện theo dõi.
Thời hạn mựơn tài liệu phải được quy định cụ thể( 7 ngày, 10 ngày, 15
ngày ). Tùy thuộc vào từng cuốn sách.
- Các công việc cần làm ở phòng mượn:
+ Đăng ký bạn đọc , phát thẻ và làm sổ mựon.
+ Tiếp nhận yêucầu và tìm sách.
+ Ghi tài liêu mượn vào sổ mượn và kiểm tra tình trạng tài liệu cho mượn
trong đó phải ghi rõ thời hạn trả .
+ Khi nhận tài liệu do bạn đọc trả, cán bộ thư viện phải kiểm tra tình trạng
sách trả, xếp tài liệu trên giá kịp thời để còn phục vụ bạn đọc khác.
+ Xem xét lại sổ mượn để thu hồi sách quá hạn.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sinh viên: Phạm Thị Cảnh

23

Lớp: ĐH Khoa học Thư viện K12A


×