Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TRI THỨC là sức MẠNH KHOA học, ưu THẾ QUÂN sự và AN NINH của mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.01 KB, 11 trang )

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH: KHOA HỌC, ƯU THẾ QUÂN SỰ VÀ AN NINH CỦA MỸ
Tác giả: Robert L. Paarlberg
Nguồn: T/c Mỹ "International Security", tập 29, số 1
Liệu nước Mỹ có thể duy trì vị trí đứng đầu thế giới về khoa học, yếu tố then chốt mới
đối với ưu thế quân sự vô song gần đây của Mỹ? với xu thế toàn cầu hoá, tri thức khoa học và kỹ
thuật giờ đây được phổ biến nhanh hơn và rộng ơn khiến cho bất cứ quốc gia nào cũng khó có
thể giữ vững vị trí đứng đầu trong lĩnh vực này. Liệu vị trí dẫn đầu của Mỹ bền vững không hay
chỉ là tạm thời?
Yếu tố quyết định ưu thế quân sự ngày nay là chất lượng chứ không phải là số lượng vũ
khí. Mỗi quân chủng của Mỹ đều có những vũ khí ưu việt, không có trong kho của các nước
khác. Chẳng bao lâu nữa, không quân Mỹ sẽ có 5 loại máy bay tàng hình trong khi không nước
nào có nổi một loại. Khả năng bắt mục tiêu bằng phương tiện đường không của Mỹ dựa vào hệ
thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS), ra-đa cảnh giới và bắt mục tiêu, và phương tiện bay không
người lái là khả năng độc đáo. Trên bộ, Lục quân Mỹ có 9000 xe tăng M1 "Abrams" với hệ
thống điều khiển tác xạ chính xác, có thể phát hiện và diệt xe tăng đối phương từ xa thường là
ngay phát đạn đầu tiên. Trên biển, giờ đây Hải quân Mỹ có tàu ngầm hạt nhân lớp "Seawolf"
chạy nhanh nhất, êm nhất và hoả lực mạnh chưa từng thấy cùng với 9 cụm chiến đấu có tàu sân
bay siêu hạng. Trên mỗi tàu sân bay có hàng chục máy bay có khả năng tiến công chính xác các
mục tiêu ở sâu trong nội địa hàng trăm dặm. Không có hải quân nước nào khác có nổi một cụm
chiến đấu có tàu sân bay.
Đó là những hệ vũ khí đắt tiền, chỉ nước Mỹ mới có thể phát triển và triển khai nhờ nền
kinh tế chiếm tới 22% GDP thế giới; ngân sách quốc phòng của Mỹ chiếm 43% tổng chi phí
quân sự toàn cầu (năm 2002). Tuy nhiên, ngoài ưu thế về kinh tế và ngân sách quốc phòng còn
cần có ưu thế về tri thức khoa học và công nghệ.
Từ giữa thế kỷ 20, cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu đã cơ bản trở thành cuộc chạy đua
về khoa học. Trước chiến tranh thế giới thứ 2, chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong
quân sự chỉ chiếm trung bình dưới 1% tổng chi phí cho quân sự của các nước lớn. Đến những
năm 80, tỉ lệ này đã tăng lên đến 11-13%. Chính trong thời kỳ này, khi mà khoa học trở thành
yếu tố quan trọng hơn của sức mạnh quân sự, nước Mỹ đã nổi lên thành nước đứng đầu thế giới
về khoa học. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, sức mạnh quân sự của Mỹ bắt nguồn từ khả năng
công nghệ (nước Mỹ có thể sản xuất nhiều hơn) hơn là từ khả năng khoa học (châu Âu, đặc biệt


là Đức và Anh có nhiều phát minh hơn). Tuy nhiên, khi chiến tranh kết thúc, nhờ có các nhà
khoa học châu Âu nhập cư vào Mỹ cùng với các dự án nghiên cứu đã được đầu tư trong thời
chiến như dự án Manhattan, nước Mỹ đã vươn lên hàng đầu cả về khoa học và công nghiệp.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, vị thế dẫn đầu của Mỹ càng vững chắc hơn. Các nhà
khoa học Xô Viết đã có lúc vượt lên trước nước Mỹ trong lĩnh vực vũ trụ, nhưng rồi lại đi sau
trong cuộc chạy đua lên mặt trăng. Đến những giai đoạn sau của thời kỳ chiến tranh lạnh, vũ khí
của Mỹ đã vượt được ưu thế rõ rệt về chất lượng so với vũ khí Xô Viết. Điều này được chứng
minh lần đầu tiên năm 1976 khi một phi công Xô Viết lái chiếc máy bay MIG-25 tốc độ "mach3" bay sang Nhật xin tỵ nạn - khi xem xét thì thấy kiểu máy bay này không có gì là công nghệ
mới. Có thể nói đó chỉ là một chiếc "rốc-két có cửa sổ". Sau thất bại của các lực lượng Mỹ ở Việt
Nam, công chúng tỏ ra nghi ngờ ưu thế quân sự của các hệ vũ khí công nghệ cao (các hệ vũ khí
"mạ vàng"), và cho rằng Mỹ nên đầu tư cho số lượng hơn là chất lượng. Nhưng trong thời kỳ
"sau Việt Nam" Mỹ đã quyết định bỏ chế độ quân dịch, duy trì lực lượng hoàn toàn là quân tình
nguyện, qui mô nhỏ hơn nhưng tinh nhuệ hơn, do đó có lý do để tăng chứ không phải là giảm
đầu tư cho khoa học để nâng cao chất lượng vũ khí. Trong thời kỳ chính quyền Ri-gân, Mỹ đã
tăng gấp đôi ngân sách chi cho R&D quân sự đẩy Liên Xô xa hơn về phía sau và ở chừng mực
nào đó góp phần làm giảm lòng giới lãnh đạo Xô Viết.


Ưu thế về chất lượng vũ khí của Mỹ thể hiện đầy đủ lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh
vùng Vịnh năm 1991. Nhờ máy bay tàng hình la-de, kính nhìn đêm hồng ngoại và phương tiện
điện tử bảo đảm tiến công chính xác, các lực lượng Mỹ đã dễ dàng đè bẹp các lực lượng I-rắc sử
dụng vũ khí Xô Viết, giải phóng Cô-oét mà chỉ có 148 binh sĩ Mỹ tử trận. Năm 1999, Mỹ đã tiến
hành chiến dịch đường không ở Cô-xô-vô với ưu thế áp đảo đến mức không quân Xéc-bi thậm
chí không dám cất cánh (lần này phí Mỹ không có thương vong). Đến cuộc chiến tranh Áp-gani-xtan năm 2001, Mỹ đã sử dụng bom điều khiển bằng vệ tinh GPS, chính xác trong mọi điều
kiện thời tiết, ban ngày cũng như ban đêm từ độ cao an toàn, giờ đây không quân Mỹ có thể phá
huỷ hầu như bất kỳ mục tiêu nào trên mặt đất nếu đó là mục tiêu cố định, đã biết tọa độ địa lý.
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 2 tháng 3/2003, ưu thế về chất lượng của Mỹ
càng thể hiện rõ hơn khi các lực lượng Mỹ tiến thẳng tới Bát-đa với quân số chỉ bằng một nửa so
với năm 1991, số bom đạn phóng từ trên không cho chỉ bằng 1/7 (nhưng chính xác hơn nhiều) và
chiến dịch oanh tạc đường không không kéo dài tới 38 ngày như lần trước. Chỉ có 105 binh sĩ

Mỹ tử trận; số thương vong của dân thường thấp hơn (trung bình cứ 35 bom đạn sử dụng mới có
1 dân thường bị thương vong), và số nhà cửa, cầu cống, đường sá bị tàn phá thấp hơn nhiều. Máy
bay oanh tạc của Mỹ thực hiện tới 1000 lần/ chiếc xuất kích mỗi ngày có thể diệt xe tăng và xe
chiến đấu bộ binh của lực lượng vệ binh cộng hoà ngay cả trong bão cát. Với hệ thống GPS rộng
khắp, các hệ thống xen-sơ đến xạ thủ gần như tức thời, và truyền thông nối mạng bằng máy tính,
các lực lượng Mỹ làm chủ 4 yếu tố then chốt của không gian tác chiến hiện đại - tri thức, tốc độ,
độ chính xác, và sức sát thương - và nhanh chóng giành chiến thắng với tổn thất tối thiểu.
Điều mấu chốt của RMA là ứng dụng khoa học và kỹ thuật hiện đại - đặc biệt trong các
lĩnh vực như vật lý, hoá học và công nghệ thông thin - vào việc chế tạo và sử dụng vũ khí. Ưu
thế trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ đã tạo cho Mỹ ưu thế trên chiến trường qui ước.
Mọi chỉ số đều cho thấy ưu thế của Mỹ hiện nay rất lớn, những về sự bền vững thì có thể có hai
điểm yếu. Một là, tri thức khoa học ngày càng được phổ biến nhanh hơn (có thể là từ nước Mỹ)
trong thời đại toàn cầu hoá. Hai là, sự chuẩn bị về khoa học ở nhiều trường học phổ thông của
nước Mỹ còn nhiều nghèo nàn.
Hai nhân tố này không nhất thiết trở thành mối đe doạ đáng kể đối với ưu thế toàn cầu
của nước Mỹ về khoa học và công nghệ, nếu nước Mỹ vẫn có thể thu hút nhiều tài năng và tri
thức từ nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn thu tài sản khoa học hết sức quan trọng này đã trở nên khó
khăn hơn do yêu cầu bảo đảm an ninh nội địa từ sau vụ khủng bố 11/9/2001. Nước Mỹ cần có
chiến lược an ninh nội địa không ảnh hưởng đến việc thu hút tài năng khoa học nước ngoài. Một
phần của chiến lược đó phải nhằm ngăn chặn sự phát triển các mối đe doạ khủng bố bằng cách
phát động các chiến dịch qui ước dẫn đến sự phát sinh các đối thủ chính trị mới. Chiến thắng
nhưng gây căm giận sẽ dẫn đến hành động kháng chiến dưới dạng các mối đe doạ phi đối xứng
nhằm vào các mục tiêu mềm, bao gồm cả các mục tiêu ở ngay trên đất Mỹ. Chiến lược này cũng
phải nhằm huy động một cách có hiệu quả hơn khả năng khoa học công nghệ khổng lồ của nước
Mỹ khi đối phó với các mối đe doạ phi đối xứng. Mỹ là nước độc nhất có khả năng đổi mới các
công nghệ "tinh khôn" để bảo vệ các mục tiêu mềm trên đất Mỹ trước các mối đe doạ không phải
bằng lực lượng vũ khí qui ước. Chủ trương biệt lập (pháo đài Mỹ) có nguy cơ làm giảm ưu thế
của Mỹ về khoa học do việc ngăn chặn quá nhiều tài năng khoa học nước ngoài vào nước Mỹ.
Ưu thế khoa học và công nghệ của nước Mỹ lớn đến đâu?
Có thể đánh giá ưu thế của nước Mỹ về khoa học và công nghệ qua sản phẩm khoa học

cuối cùng hay nguồn lực đầu tư cho R&D. Sản phẩm khoa học và kỹ thuật thường được tính
bằng số lượng các công trình khoa học đã công bố, số lượng các công trình được trích dẫn trong
các công trình được công bố khác, số lượng các sáng chế đã đăng ký, hoặc số lượng các giải
thưởng đã giành được. Theo những căn cứ đó, nước Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trên phạm vi toàn
cầu.


Từ năm 1981, Viện Thông tin Khoa học đã duy trì một cơ sở dữ liệu trích dẫn khoa học
từ khoảng 9000 tạp chí mục lục xuất bản khắp thế giới gồm tất cả các lĩnh vực khoa học, trừ toán
học, các môn khoa học xã hội và nhân văn. Từ năm 1992 - 2002, các nhà khoa học làm việc ở
Mỹ đã vượt xa các quốc gia khác về số lượng công trình đã công bố và số lượng trích dẫn. Bảng
1 cho thấy các nhà khoa học làm việc ở Mỹ đã công bố số lượng công trình gấp 4 lần so với các
nhà khoa học ở Nhật, nước đứng hàng thứ hai, và số công trình mà các nhà khoa học Mỹ công
bố được trích dẫn nhiều gấp khoản 5 lần so với các công trình của các nhà khoa học Anh đứng
hàng thứ hai. Qua thời gian, ưu thế này của Mỹ đã giảm dần. Trong khoản 1981-1994, trong khi
số lượng công trình khoa học trên toàn thế giới tăng 3,7% mỗi năm thì con số này của nước Mỹ
chỉ 2,7%. Các nước Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc, và Đài Loan đạt tỷ lệ tăng trên 10%
nhưng cơ sở nhỏ hơn nhiều.
Ưu thế khoa học của Mỹ còn có thể được đánh giá bằng số lượng các phát minh được
cấp bằng: hồi giữa những năm 80, tỷ lệ sáng chế của Mỹ được giải thưởng bắt đầu giảm đi, làm
tăng thêm mối lo ngại về sự giảm sút sức cạnh trang của Mỹ so với Nhật và các nền kinh tế đang
lên khác ở châu Á. Năm 1970, các nhà phát minh Mỹ chiếm 66% số bằng sáng chế của Mỹ,
nhưng đến năm 1989, tỷ lệ này chỉ còn 52%.
Năm 1990, số lượng sáng chế của các nhà phát minh Mỹ lại bắt đầu tăng nhanh hơn so
với các nhà phát minh nước ngoài và đến năm 1999, Mỹ lại chiếm 54% tổng số bằng sáng chế
mới. Các nhà phát minh Mỹ cũng tiếp tục dẫn đầu về bằng sáng chế ở các nước ngoài so với các
nhà phát minh bản xứ như ở Bra-xin, Ca-na-đa, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật, Nga, và nhiều nước
khác.
Bảng 1: 10 nước đứng đầu về số lượng công trình khoa học được công bố và trích dẫn từ
tháng 1/1992-6/2002

Thứ hạng công
trình/trích dẫn

Nước

Số lượng công trình

Số lần được trích dẫn

1/1

Mỹ

2.618.154

30.765.049

2/4

Nhật

672.308

4.591.831

3/3

Đức

619.323


5.186.228

4/2

Anh

570.667

5.628105

5/5

Pháp

459.963

3.777.753

6/6

Ca-na-đa

346.126

3.259.935

7/7

I-ta-li-a


288.763

2.245.050

8/17

Nga

255.548

665.442

9/10

Ô-xtrây-li-a

198.006

1523.884

10/20

Trung Quốc

193.006

494.157

Nguồn: Những chỉ số khoa học cơ bản ISI

Số giải thưởng giành được là một chỉ số khác nói lên sức mạnh khoa học tương đối, dù
là chỉ số lạc hậu vì các giải thưởng khoa học thường được tặng nhiều năm hoặc thậm chí hàng
thập kỷ sau khi hoàn thành công trình khoa học. Trong tổng số các giải thưởng khoa học quốc tế
trên 200.000 USD bao bao gồm cả giải Nô-ben và huy chương toán học, các nhà khoa học Đức
chiếm phần lớn các giải thưởng đầu thế kỷ 20 còn các nhà khoa học Mỹ chỉ chiếm giải thưởng
đầu những năm 30. Trong những thập kỷ trước, sau chiến tranh thế giới thứ hai, tỷ lệ các nhà


khoa học Đức và Pháp giành được giải thưởng tương đối thấp hơn và các nhà khoa học Mỹ lại
dẫn đầu, chiếm gần một nửa tổng số giải thưởng. Ưu thế này tiếp tục được duy trì khi bước sang
thế kỷ 21. Trong số 7 người được giải Nô-ben năm 2003 về vật lý, hoá học, sinh lý học và y học,
có năm người sống và làm việc ở Mỹ.
Một chỉ số khác bắt nguồn từ ưu thế khoa học và công nghệ của Mỹ là tỷ lệ sản phẩm
chế tạo dựa nhiều vào cộng nghệ thường gọi là công nghệ cao của Mỹ trong tổng sản phẩm thế
giới. Trong suốt những năm 80, tỷ lệ này của Mỹ chiếm 33%, sau đó giảm xuống còn 30% trong
khoản từ 1988-1995, trong khi tỷ lệ này của Nhật tăng từ 20% năm 1980 lên 26% năm 1991.
Một số người lo ngại Nhật có thể trở thành đối thủ của Mỹ ít nhất và sản xuất hàng tiêu dùng
nhưng số khác cho rằng Mỹ vẫn giữ vững ưu thế. Điều này được chứng minh khi tỷ lệ sản phẩm
công nghệ cao của Mỹ lên tới 36% năm, 1998, trong khi tỷ lệ này của Nhật giảm tới mức năm
1980 là 20%. Cơ sở dữ liệu ISI còn tập hợp một danh sách gồm 1222 nhà khoa học trên thế giới
được trích dẫn nhiều nhất, làm việc ở 429 viện nghiên cứu thuộc 27 nước. Hai phần ba trong số
này làm việc ở trong các viện nghiên cứu ở Mỹ. Bốn nước đứng sau Mỹ là Anh, Đức, Ca-na-đa,
và Nhật, Nga có 2, Ấn Độ có 2, Đài Loan có 1.
Cũng theo cơ sở dữ liệu ISI, họ thường là các nhà khoa học làm việc ở các cơ sở nghiên
cứu tập trung trên phạm vi địa lý hẹp - chẳng hạn ở Bô-xtơn, tất cả các viện nghiên cứu có các
nhà khoa học nổi tiếng đều tập trung xung quanh viện công nghệ Ma-sa-chu-sét trong bán kính 2
dặm. Các khu tập trung như vậy có thể trở thành các "trung tâm phát minh" nếu có sự kết hợp
thích đáng các phòng thí nghiệm của khu vực nhà nước và tư nhân, một số trường đại học hàng
đầu, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức phi lợi nhuận, và có nguồn vốn đầu tư. Số liệu thống kê
gần đây cho thấy trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phần lớn các trung tâm như vậy tập trung ở

Mỹ. Toàn thế giới có 46 khu vực được coi là "trung tâm công nghệ", trong đó có 13 trung tâm ở
Mỹ. Trong 17 trung tâm hành đầu, có 8 ở Mỹ. Theo sát nước Mỹ nhất là Anh, có 4 trung tâm
nhưng chỉ chiếm 2 trong 17 trung tâm hàng đầu. Trung Quốc, đối thủ an ninh đáng ngại nhất của
Mỹ có 3 trung tâm, nhưng không có trung tâm nào trong 17 hoặc thậm chí trong 30 trung tâm
hàng đầu.
Đầu tư của nước Mỹ cho R&D
Tổng vốn đầu tư của nước Mỹ cho R&D (của cả khu vực nhà nước và tư nhân) lên tới
trên 250 tỷ USD năm 2000. Đầu tư cho R&D của Mỹ thường được đánh giá là có tác dụng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh thương mại quốc tế, nhưng cũng giúp cho Mỹ duy trì
ưu thế quân sự.
Đầu tư R&D của Mỹ vượt xa các quốc gia giàu có khác, chẳng hạn nhiều hơn 158% so
với Nhật - nước đứng hành thứ 2 thế giới về đầu tư R&D, nhiều hơn 40% so với đầu tư cho R&S
của 15 nước EU cũ cộng lại. Tổng đầu tư cho R&D năm 2000 của các nước EU tương đương
1,9% GDP trong khi tỷ lệ này của Mỹ là 2,69%. Tháng 6-2003, một thành viên Uỷ ban châu Âu
cảnh báo rằng nước Mỹ chỉ chiếm 4% dân số thế giới nhưng chiếm 50% chi phí cho R&D của cả
thế giới - một con số đáng ngại đối với tương lai kinh tế của châu Âu so với Mỹ cũng như khả
năng cạnh tranh của châu Âu với Mỹ về các công nghệ quân sự chất lượng cao.
Sau chiến tranh lạnh, ngân sách chi cho R&D quân sự của Liên bang giảm 16% trong
khoảng từ 1991-1996. Đến tài khoá 2001, ngân sách R&D của Bộ Quốc Phòng chỉ còn chiếm
43% tổng ngân sách R&D của liên bang (tỷ lệ cao nhất là 63% trong tài khoá 1986). Việc tăng
ngân sách R&D quân sự chỉ được ủng hộ khi Đảng Cộng hoà vào Nhà trắng tháng 1/2001 và
nhất là sau vụ tiến công khủng bố ngày 11/9. Ngân sách quốc phòng tăng đáng kể và tỷ lệ đầu tư
cho R&D quân sự cũng tăng theo. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Xtốckhôm (SIPRI), năm 2002, ngân sách R&D quân sự của Mỹ đã tăng lên cao hơn cả mức cuối thời
kỳ chiến tranh lạnh năm 1991 (bảng 2). Khuynh hướng này được duy trì sang năm 2003. Dự chi
của Bộ quốc phòng cho nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá lên tới 56 tỷ USD. Riêng


ngân khoản dành cho phát triển vũ khí trong ngân sách quân sự Mỹ năm 2003 cũng lớn hơn toàn
bộ ngân sách quân sự của bất kỳ quốc gia nào.
Bảng 2-chi phí cho R&D quân sự ở Mỹ và Tây Âu 1991-2002

(tính bằng tỷ USD theo giá năm 2000)
1991

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Mỹ

49,7

42,1

41,6

42,5

42,0


42,7

42,6

44,5

50,6

Anh

4,4

3,6

3,7

3,9

3,4

3,7

3,7

-

-

Pháp


6,5

4,5

4,3

3,4

3,2

3,1

3,1

3,5

-

Đức

2,0

1,6

1,7

1,7

1,5


1,4

1,3

1,2

-

Toàn
bộEU

14,9

11,1

10,9

10,5

9,8

9,7

9,7

-

-


Nguồn: SIPRI - chi phí quân sự và dự án sản xuất vũ khí, tháng 6/2003
Phần lớn đầu tư cho R&D quân sự của Mỹ dành cho phát triển, thử nghiệm và đánh giá
các hệ vũ khí, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ cũng chú trọng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật cơ
bản nhằm đáp ứng các nhu cầu quân sự tương lai. Các lĩnh vực hiện được đặt ở hàng ưu tiên cao
là công nghệ thông tin (TT) để đẩy mạnh cuộc cách mạng trong quân sự (RMA); phòng chống
tên lửa; các vũ khí và khả năng mới dựa trên công nghệ na-nô, xen-sơ sinh học, và công nghệ rôbốt. Ngân khoản dành cho nghiên cứu khoa học và kỹ thuật (S&T) trong Bộ Quốc phòng đảm
bảo gần 35% tổng ngân sách liên bang dành cho nghiên cứu các khoa học máy tính và 40% tổng
ngân sách liên bang dành cho nghiên cứu kỹ thuật. Sau sự kiện 11/9, khoản chi phí này trong
ngân sách R&D quấn ự cũng tăng lên đến 10 tỷ USD trong tài khoá 2002, ngay với mức đầu
những năm 90.
Vị thế của các đối thủ tiềm tàng
Trong khoảng từ 1990-1998, trong khi ở các nước giàu nhất trong OECD (Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế) tỷ lệ dành cho quân sự trong ngân sách R&D giảm từ 37% xuống 30%
thì tỷ lệ đó ở Mỹ chỉ giảm trong một thời gian ngắn rồi lại tăng lên đến 55%. Theo sát Mỹ nhất là
tỷ lệ dành cho quân sự trong ngân sách R&D là nước Anh 35%, tiếp theo là Nga 30%, nhưng
ngân sách chung cho R&D của các nước này nhỏ hơn nhiều. Mỹ vẫn dành 0,4% GDP cho R&D
quân sự, gấp hơn 2 lần so với Anh hoặc Pháp. Ngân sách R&D của Nhật lớn, nhưng phần dành
cho R&D quân sự chỉ chiếm 0.03% GDP.
Ngân sách R&D quân sự của Liên bang Nga ngày nay chỉ bằng một phần nhỏ so với lỗ
lực của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Đã có lúc Liên Xô dành cho R&D quân sự tới 23% GNP, cao hơn so với ngân sách chung cho R&D của hầu hết các nước công nghiệp. Khi chế
độ Xô-viết sụp đổ, ngân sách R&D quân sự giảm hẳn. Các nhà khoa học Nga chuyên về lĩnh vực
quân sự không còn được ưu tiên như trước, lương thấp mà phải làm cho các cơ sở nghiên cứu
ngày càng xuống cấp, thiết bị lạc hậu. Các nhà khoa học vật lý hạt nhân đã từng phản ứng bằng
cách tuyệt thực hoặc tìm việc làm thuê trong các lĩnh vực khác. Năm 1996, giám đốc Trung tâm
nghiên cứu hạt nhân lớn thứ hai ở Nga đã phải tự sát vì không thể chịu nổi các nhân viên trong
viện 5 tháng liền không được trả lương và theo lời ông, đã "gần chết đói". Khoa học ở Nga sẽ chỉ
phục hồi chậm chạp. Tổng chi phí cho R&D của Nga hiện nhỏ hơn so với Ca-na-đa và chỉ bằng
khoảng 4% so với tổng chi phí cho R&D của Mỹ.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh trong 26 năm liền một phần nhờ mua công
nghệ mới. Hiện nay, rõ ràng là giới lãnh đạo Trung Quốc muốn thu hẹp khoảng cách về công

nghệ quân sự với Mỹ, nhưng khả năng khoa học của họ còn kém xa so với Mỹ. Chẳng hạn, về
công nghệ vi điện tử, các cơ sở tiên tiến nhất của Trung Quốc còn lạc hậu 6-8 năm so với công


nghệ mới nhất và vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Khả năng của Trung Quốc về máy tính
siêu tốc còn hạn chế, còn máy tính cá nhân được lắp ráp chủ yếu bằng linh kiện nhập khẩu; về
viễn thông, Trung Quốc phụ thuộc vào các hãng nước ngoài về công nghệ truyền phát tiên tiến.
Công nghiệp năng lượng hạt nhân của Trung Quốc còn thô sơ; công nghiệp hàng không chủ yếu
dựa vào công nghệ Xô-viết đã lạc hậu; về công nghệ vũ trụ, khả năng phóng của Trung Quốc là
đáng kể đối với một nước đang phát triển, nhưng khả năng của vệ tinh Trung Quốc còn hạn chế.
Theo một đánh giá năm 2001 công nghệ quân sự của Trung Quốc còn ở trình độ tương đối thấp
trong nhiều năm nữa:
Trình độ công nghệ quân sự nói chung của Trung Quốc năm 2020 sẽ vẫn thấp hơn nhiều
so với Mỹ vì nhiều lý do. Một là,..... trình độ trung bình của công nghệ dân dụng Trung Quốc sẽ
vẫn thấp hơn so với trình độ tiên tiến thông thường của thế giới. Hai là, do chu trình phát triển
vũ khí thường dài nên từ khi thiết đến khi hệ vũ khí được đưa vào sử dụng thì công nghệ đã lạc
hậu khoảng 1 thập kỷ hoặc hơn. (Ở Mỹ, một chương trình phát triển vũ khí lớn thường kéo dài
13-15 năm từ khi bắt đầu đến khi đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng). Cuối cùng, quá trình chuyển
khả năng công nghệ dân dụng sang công nghệ quân sự không phải là dễ dàng. Ngay cả các hệ vũ
khí dựa vào các công nghệ căn bản là dân dụng cũng vẫn cần đến các công nghệ quân sự đặc thù.
Hơn nữa, dù có sẵn các công nghệ thành phần của một hệ vũ khí, quá trình tích hợp chúng thành
một hệ hoàn chỉnh, vận hành trơn tru là rất khó khăn. Chẳng hạn, công nghiệp quốc phòng Nhật
đã gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển máy bay tiêm kích F-2.
Nguồn lực khoa học của Trung Quốc đang tăng nhanh, nhưng vẫn còn hạn chế so với
các tiêu chuẩn của nước tiên tiến. Dù là nước lớn, tổng số những nhà khoa học và kỹ thuật mà
Trung Quốc đang đào tạo còn thấp hơn nhiều so với Mỹ. Số người được cấp bằng tiến sĩ trong
các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật của nước Mỹ gấp 8 lần so với Trung Quốc. Dù kinh tế
tăng trưởng mạnh trong mấy thập kỷ liền, tổng chi phi cho R&D của Trung Quốc vẫn chưa bằng
1/4 tổng chi phí cho R&D của Mỹ (Tính theo sức mua của đồng đô la) và so với Nhật cũng chỉ
bằng 1/2. Tiến bộ khoa học của Trung Quốc phần nhiều không phải do kết quả R&D trong nước

mà do các hãng tư nhân nước ngoài chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư. Sáng tạo trong
nước vẫn gặp khó khăn do những câu thúc khác nhau về thể chế như nguồn thông tin vẫn bị nhà
nước kiểm soát, nhân tố thị trường còn yếu, và quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ đầy đủ.
Theo đánh giá của Roger Cliff năm 2001, nguồn lực công nghệ của Trung Quốc chỉ tương đương
với Hàn Quốc hoặc Đài Loan hồi những năm 70, nghĩa là đến năm 2020, kinh tế Trung Quốc
cũng chỉ đạt tới trình độ công nghệ trung bình hiện nay của Hàn Quốc hay Đài Loan. Như vậy
Trung Quốc sẽ không thể đuổi kịp Mỹ, nhất là trong điều kiện đầu tư cho R&D của Mỹ vẫn gấp
bốn lần Trung Quốc.
Giới lãnh đạo Trung Quốc sau Mao đã thấy rõ tầm quan trọng của khoa học đối với sức
mạnh quân sự. Năm 1986, Trung Quốc bắt đầu phát động chương trình quốc gia nghiên cứu và
phát triển công nghệ cao (chương trình 863) nhằm đẩy mạnh sự phát triển các công nghệ quân sự
và lưỡng dụng trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, la de, công nghệ sinh học, và vũ trụ.
Năm 1987, người cha đẻ của chương trình tên lửa chiến lược Trung Quốc Tiềm Học Sâm đã nói
với các đồng nghiệp rằng Trung Quốc phải chuẩn bị sẵn sàng cho cái mà ông gọi là một thế kỷ
"chiến tranh trí tuệ". Yêu càu này càng trở nên cấp bách hơn khi Trung Quốc chứng kiến ưu thế
của Mỹ về vũ khí công nghệ cao trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Đến lúc đó, Trung
Quốc bắt đầu quan tâm đến, cả chiến tranh thông tin, vũ khí vũ trụ, năng lượng định hướng, vũ
khí na-nô, phương tiện bay chiến đấu không người lái v.v. Quân đội Trung Quốc bắt đầu nói đến
cách mạng trong quân sự (RMA) dựa vào chất lượng. Tháng 9/2003, Giang Trạch Dân chính
thức công bố giảm quân số để có thêm nguồn lực "đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ thông
tin (phục vụ) quân sự".
Tuy nhiên, những nỗ lực đó sẽ không thể giúp quân đội Trung Quốc nhanh chóng
chuyển từ lực lượng dựa vào quân số đông thành lực lượng dựa vào chất lượng cao. Liên Xô đã
từng thất bại trong cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ hồi những năm 70 và 80 dù đã dành 2-3%


GNP cho R&D quân sự, Trung Quốc sẽ phải tăng gấp đôi tổng ngân sách quân sự - một khả năng
không hiện thực. Vì vậy, có lẽ Trung Quốc sẽ không tìm cách phát triển phương tiện đối xứng
theo kiểu "máy bay ném bom B-2 đối phó với B-2" mà sẽ tìm giải pháp "phi đối xứng" để đối
phó với ưu thế áp đảo của Mỹ về vũ khí công nghệ cao, chẳng hạn tiến công bằng vi rút vào các

mạng máy tính của Mỹ hay dùng vũ khí la de tiến công các vệ tinh của Mỹ.
Ưu thế của Mỹ về khoa học và công nghệ vững chắc đến mức độ nào?
Cấn xen xét hai mối đe doạ theo giả thuyết đối với ưu thế của Mỹ về khoa học và kỹ
thuật (KH và KT). Một là trong thời đại toàn cầu hoá, các phát minh khoa học đang được phổ
biến qua biên giới với tốc độ nhanh hơn. Liệu đó có phải là điều kiện thuận lợi để các nước chậm
phát triển vượt lên khiến cho Mỹ khó giữ vững ưu thế hay không? Hai là tình trạng yếu kém tiếp
diễn ở các trường phổ thông ở Mỹ về giảng dạy khoa học và toán học. Một bài viết trên trang
đầu của báo New York Times tháng 5/2004 khẳng định rằng nước Mỹ "đã bắt đầu mất đi vị thế
đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực khoa học và phát minh quan trọng". Điều này ít nhiều có thể
là sự thật.
Tri thức kỹ thuật được phổ biến ngày càng nhanh
Viễn thông chi phí thấp quả thật đã làm cho khoảng cách địa lý không còn là trở ngại
đối với việc phổ biến tri thức. Tuy nhiên, sự chênh lệch về trình độ công nghệ thông tin giữa các
xã hội có điều kiện và không có điều kiện có thể cản trở sự phổ biến tri thức khoa học và kỹ
thuật, khó khăn này không thể được khắc phục chỉ bằng các đầu tư cho phần cứng. Thu nhận và
sử dụng có hiệu quả là điều phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển xã hội hay các thể chế, và trình
độ học vấn của xã hội về khoa học và công nghệ. Một công trình nghiên cứu cho thấy các xã hội
đạt tỷ lệ dưới 150 công trình khoa học/ 1 triệu dân mỗi năm có rất ít khả năng tiếp thu trị thức
khoa học và kỹ thuật. Ngưỡng này tăng lên cùng với yêu cầu ngày càng cao về tri thức của quá
trình đuổi kịp ngày nay. Với các xã hội ở nấc thang thấp về khả năng khoa học, tuy không thiếu
tri thức từ nguồn bên ngoài nhờ toàn cầu hoá, nhưng yêu cầu để đuổi kịp lại lớn hơn và những gì
mà họ tiếp thu được hay sử dụng có hiệu quả lại quá ít.
Giữa các nước có trình độ khoa học cao, sự chia sẻ tri thức có tác dụng lớn. Từ năm
1981 đến 1995, số bài viết về khoa học và kỹ thuật đồng tác giả quốc tế tăng từ 17 lên 29%. Các
nhà khoa học ở Mỹ cộng tác viết bài với các nhà khoa học quốc tế nhiều hơn các nhà khoa học ở
bất cứ nước nào khác. Các hội khoa học hàng đầu ngày nay là hội quốc tế hơn là hội quốc gia.
Chẳng hạn, trên 1/5 tổng số hội viên Hội vật lý Mỹ là người nước ngoài, và 60% số đặt mua tạp
chí của hội này là các trường đại học và phòng thí nghiệm nước ngoài.
Về cộng tác nghiên cứu khoa học số nhà khoa học nước ngoài đến Mỹ tham gia các dự
án lớn nhiều hơn số nhà khoa học Mỹ ra nước ngoài. Như vậy, các "điểm nút" phát minh vẫn căn

bản là ở nước Mỹ. Điều quan trọng hơn là sau khi đến Mỹ, nhiều nhà khoa học tài năng không
quay về nước. Nguồn chất xám này cũng tạo ra ưu thế khoa học tương đối của Mỹ. Theo số liệu
năm 1988, 47% sinh viên nước ngoài đến học ở Mỹ, lấy bằng tiến sĩ năm 1990 và 1991 đã ở lại
và tìm được việc làm ở Mỹ năm 1995. Phần lớn trong số sinh viên này là từ các nước không liên
kết. Gần 90% số tiến sĩ khoa học Ấn Độ, và 80% số tiến sĩ khoa học Trung Quốc ở lại nước Mỹ.
Sau vụ Thiên An Môn năm 1989, Mỹ đã sửa đổi luật, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sinh viên
Trung Quốc ở lại nước Mỹ và hàng ngàn nhà khoa học trẻ tài năng của Trung Quốc đã được
nhập cư. Trên 500 sinh viên từ các nước đang phát triển, các nước cộng sản đang du học ở nước
ngoài - nhiều người đang học ở Mỹ - và Hội đồng Tình báo Quốc gia ước tính khoảng 2/3 trong
số này sẽ không về nước. Điều đáng mừng đối với Mỹ là sự lưu chuyển chất xám giữa các nước
đồng minh và chảy máu chất xám khỏi các nước thù địch hay các nước trung lập có tiềm năng
phát triển thành nước hùng mạnh.
Tri thức khoa học cũng được phổ biến khi các công ty đa quốc gia chuyển giao công
nghệ thông qua bán sản phẩm hoặc đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, đây là quá trình có thể kiểm soát


được . Theo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí năm 1996, một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ
được trao quyền cấp giấy phép xuất khẩu các mặt hàng và công nghệ quân sự đặc biệt, bao gồm
cả "Dữ liệu kỹ thuật". Các sản phẩm và công nghệ lưỡng dụng cũng được Bộ Thương mại kiểm
soát theo luật quản lý xuất khẩu năm 2001. Dĩ nhiên, không có cách nào ngăn chặn được mãi mãi
sự phổ biến các công nghệ nhạy cảm mới, nhưng trong trường hợp nước thù địch (hoặc có thể trở
thành thù địch) nào đó có được các công nghệ lưỡng dụng hoàn chỉnh thì tác hại đối với an ninh
của Mỹ thường không đến mức nghiêm trọng, vì muốn ứng dụng các công nghệ này trong chế
tạo vũ khí thì nước đó còn phải có khả năng R&D mạnh - điều mà hầu hết các nước chậm tiến
nhập khẩu công nghệ - như Trung Quốc - hiện chưa có.
Trong thời đại ngày nay, với khuynh hướng cộng tác khoa học ngày càng tăng, ngay cả
các phòng thí nghiệm vũ khí của Mỹ cũng tham gia mạng cộng tác toàn cầu ở chừng mực nào
đó. Khoảng 70-75% công việc nghiên cứu liên quan đến vũ khí hiện vẫn không được xếp loại
mật mà thường đạt hiệu quả cao nhất thông qua cộng tác quốc tế. Trong năm 1998, các phòng thí
nghiệm Los Alamos, Lawrence Liverwore và Sandia của Mỹ có tới 6398 cộng tác viên từ các

nước nhạy cảm trong khi nhân viên các phòng thí nghiệm này cũng thường đi dự các hội nghị
khoa học và cộng tác ở các phòng thí nghiệm nước ngoài. Liệu những hoạt động cộng tác như
vậy có dẫn đến nguy cơ phổ biến rộng các thành tựu R&D quân sự của Mỹ không? Dĩ nhiên là
dù có áp dụng biện pháp an ninh, những thành tựu đó hầu như chắc chắn sẽ được phổ biến rộng,
nhưng dù có "sao chép", các nước chậm tiến vẫn chưa thể có đầy đủ khả năng tiến hành RMA.
Trước đây, "sao chép" (chế tạo theo mẫu) đã từng là giải pháp hữu hiệu đối với các nước
tiến sau. Chẳng hạn nước Đức chỉ mất 3 năm để đóng thiết giáp hạm lớp Nassau theo mẫu siêu
thiết giáp hạm Dreadnought ra đời năm 1906 của Anh. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô
(và Mỹ) đã lợi dụng được phát minh của Đức về công nghệ tên lửa. Bốn năm sau khi Mỹ sử
dụng bom nguyên tử lần đầu tiên năm 1945, Liên Xô cũng cho nổ thử trái bom nguyên tử đầu
tiên của họ. Năm 1952, Mỹ tiến hành nổ thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch (bom H) đầu tiên. Mười
tháng sau Liên Xô cũng tiến hành vụ nổ tương tự.
Ngày nay, nguy cơ các đối thủ của Mỹ sao chép công nghệ quân sự đã giảm đi nhiều vì:
một là số rất ít nước có khả năng sao chép những phát minh ứng dụng trong quân sự dựa vào
công nghệ thông tin không phải là đối thủ của Mỹ. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một chỉ
số về khả năng tiếp thu là mật độ sử dụng Internet. Trong 29 nước trên thế giới năm 2000 có trên
20 người sử dụng Internet/1000 dân (mật độ này của nước Mỹ cao gấp 9 lần), thì 25 là các nước
dân chủ trong OECD, có quan hệ liên minh chính thức hay không chính thức với Mỹ. Bốn nước
ngoài OECD là Hồng Công, I-xra-en, Xin-ga-po, và Các Tiểu Vương Quốc A-rập Thống Nhất.
Trong số những người nước ngoài được cấp bằng sáng chế ở Mỹ có 70% là từ bốn nước Pháp,
Đức, Nhật và Anh - tất cả đều là đồng minh của Mỹ. Hai nước đứng hành thứ 5 và thứ 6 là Đài
Loan và Hàn Quốc - cũng là đồng minh của Mỹ.
Các nước thù địch cũng khó sao chép các phát minh khoa học quân sự quan trọng vì
phần cứng không chỉ gồm một bộ phận. RMA đòi hỏi cả một hệ thống hoàn chỉnh cả phần cứng
và phần mềm - các xen-sơ, vệ tinh, mã chương trình, và các hệ thống chỉ huy chứ không phải chỉ
có hệ vũ khí. Hơn nữa, chỉ có các kíp nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, được huấn luyện kỹ
lưỡng và thường xuyên thực hành mới có thể điều khiển các hệ vũ khí RMA nối mạng này.
Các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc không thể hy vọng phát triển khả năng RMA
thông qua sao chép những gì đã mua hoặc đánh cắp được. Tình báo Trung Quốc có thể thu thập
được thông tin về đầu đạn W-88 trang bị cho tên lửa chiến lược Trident của Mỹ, và Trung Quốc

đã gần thành công trong việc mua hệ thống Phalcon của I-xra-en (trong đó có công nghệ ra-đa
mạng pha hiện đại) trước khi bị chính phủ Mỹ ngăn chặn năm 2000. Tuy nhiên, dù có mua hay
đánh cắp được công nghệ đó, quân đội Trung Quốc cũng sẽ không thể tiến tới khả năng RMA
trong điều kiện còn rất yếu kém trong các lĩnh vực như chỉ huy, kiểm soát, truyền thông và tình
báo.


Yếu kém về giảng dạy khoa học ở trường phổ thông?
Một mối đe doạ giả định khác đối với vị thế dẫn đầu về khoa học của Mỹ là hệ thống
giáo dục phổ thông ở Mỹ vẫn yếu kém về khoa học. Các trường đại học Mỹ luôn dẫn đầu thế
giới về khoa học, nhưng nhiều trường tiểu học và trung học ở Mỹ lâu nay vẫn yếu kém về khoa
học, kỹ thuật, công nghệ và toán học. Năm 1983, Uỷ ban quốc gia về chất lượng giáo dục nhận
thấy nước Mỹ thua kém hầu hết các nước công nghiệp khác và cho rằng đó là một nguy cơ đe
doạ an ninh quốc gia.
Các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ đã đề ra những giải pháp khắc phục sự yếu kém này,
nhưng đến tháng 9/2000, Uỷ ban quốc gia về giảng dạy toán học và khoa học cho thế kỷ 21 vẫn
phát hiện thấy trình độ học sinh lớp 12 của Mỹ vẫn thua kém học sinh các nước khác như trước.
Trong số 21 nước được đánh giá Mỹ đứng thứ 19. Trong số 20 quốc gia được đánh giá riêng về
toán cao cấp và vật lý, không có nước nào đứng thấp hơn Mỹ về toán cao cấp và chỉ có 1 nước
đứng thấp hơn Mỹ về vật lý. Kết quả đánh giá tiến bộ giáo dục quốc gia mới nhất năm 2000 cũng
ảm đạm: dưới một phần ba tổng số học sinh lớp 4,8 và 12 đạt loại giỏi trở lên về toán học và
khoa học, trên một phần ba chỉ đạt trung bình. Từ năm 1975, nước Mỹ đã tụt từ hàng thứ 3
xuống hàng thứ 7 về tỷ lệ thanh niên 18-24 tuổi có bằng khoa học và kỹ thuật.
Nền khoa học Mỹ đã khắc phục sự yếu kém về giáo dục trong nước này bằng cách thu
hút tài năng khoa học nước ngoài. Về khía cạnh này, có thể nói toàn cầu hoá đã giúp nước Mỹ
duy trì vị thế dẫn đầu về khoa học chứ không phải là mối đe doạ. Các trường đại học của Mỹ đã
thu hút sinh viên khoa học - kỹ thuật, công nghệ và toán học nước ngoài rồi khuyến khích những
người xuất sắc nhất trong họ ở lại Mỹ. Ngày nay, trong tổng số được cấp bằng tiến sĩ khoa học tự
nhiên và kỹ thuật của Mỹ có 35% là sinh viên nước ngoài. Các công ty công nghiệp công nghệ
cao cũng sử dụng một tỷ lệ đáng kể sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp đại học trong lực lượng

lao động ngày càng tăng của họ. Trong khoảng từ năm 1990 đến năm 2000, tỷ lệ người nước
ngoài có bằng tiến sĩ khoa học và kỹ thuật làm việc ở Mỹ tăng từ 24 lên 28% năm 1999, cả 4
người ở Mỹ được giải Nô-ben về vật lý, sinh lý học/y học và kinh tế học đều là người nước ngoài
nhập cư.
Khoảng 1/3 số nhà khoa học nước ngoài đang làm việc ở Mỹ là những người đến nước
Mỹ sau khi đã học xong. Khi nước Mỹ cho phép sinh viên tốt nghiệp các học viện công nghệ
hàng đầu của Ấn Độ vào Mỹ tạm cư, nước Mỹ đã được hưởng không nguồn nhân lực mà chính
phủ Ấn Độ phải chi cho việc đào tạo mỗi sinh viên khoảng 15000-20000USD. Ngược lại, về
phía nước Mỹ, năm 1998 khi quốc hội nới rộng số lượng cấp Visa H-1B hàng năm khoảng
100.000 sinh viên Ấn Độ tốt nghiệp đại học đã vào nước Mỹ, do đó đã tiết kiệm cho nước Mỹ
khoảng 2 tỷ USD chi phí đào tạo mỗi năm.
Những mối đe doạ mới sau sự kiện 11/9: Tiến công phi đối xứng?
Vụ tiến công khủng bố 11/9/2001 cho thấy ưu thế dựa vào khoa học trên chiến trường
sử dụng lực lượng qui ước không ngăn chặn được những đòn tiến công theo kiểu không qui ước
vào các mục tiêu "mềm" không phải ở trên chiến trường, sử dụng máy bay cướp được bằng hành
động không tặc, vi khuẩn gây bệnh than, bom bẩn v.v. Do ưu thế về vũ khí qui ước của Mỹ tăng
lên, các lực lượng căm ghét và chống Mỹ có thể sẽ tăng cường sử dụng kiểu tiến công phi đối
xứng nhằm vào các mục tiêu mềm kể cả các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Tuy không có cách nào
loại trừ hoàn toàn, nhưng có nhiều cách hạn chế đe doạ phi đối xứng này.
Một là, bằng khoa học. Trong năm 2002, quỹ khoa học quốc gia đã cấp ngân khoản cho
một loạt chương trình nghiên cứu mới đặc biệt nhằm chống các mối đe doạ khủng bố theo kiểu
phi đối xứng. Các chương trình này nhằm tìm ra những biện pháp mang tính đột phá trong các
lĩnh vực như bảo đảm an ninh điều khiển học, phát hiện và tẩy độc các tác nhân chiến tranh sinh
học hay hoá học. Bộ an ninh nội địa mới thành lập của nước Mỹ đầu tư trên 1 tỷ USD một năm
cho R&D.


Hai là, đánh giá đúng đắn và cân nhắc thận trọng trước khi quyết định sử dụng sức
mạnh quân sự qui ước. Ưu thế khoa học khiến các quan chức Mỹ dễ tính đến việc sử dụng sức
mạnh quân sự qui ước trong những trường hợp có thể giành được thắng lợi quân sự, nhưng lại

dẫn đến những hậu quả chính trị tiêu cực. Nếu thắng lợi quân sự bằng lực lượng qui ước tạo ra
những kẻ thù chính trị mới và quyết tâm thì một hậu quả không dự kiến có thể là mối đe doạ phi
đối xứng tăng lên nhằm vào các lực lượng Mỹ ở hải ngoại (như ở I-rắc) hoặc các công dân và cơ
quan thương mại của Mỹ, thậm chí ở ngay trên lãnh thổ Mỹ. Những hành động quân sự thường
xuyên và mạnh mẽ hơn của Mỹ cũng có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng hạt nhân của những
nước đang hy vọng răn đe sức mạnh quân sự qui ước của Mỹ. Để kiểm chế sự phát triển các mối
đe doạ phi đối xứng, điều cần thiết là phải nhận định đúng đắn những phản ứng chính trị có thể
có của các đối thủ đánh bại hoặc bị đe doạ bằng sức mạnh quân sự qui ước. Nước Mỹ cần đầu tư
nhiều hơn không chỉ cho tri thức khoa học, mà cả cho sự hiểu biết về chính trị và văn hoá nếu
muốn tiến hành thành công các cuộc chiến tranh bằng lực lượng quân sự qui ước.
Những hiểm hoạ mới sau sự kiện 11/9: hạn chế nhập cảnh đối với các nhà khoa học nước
ngoài
Chủ trương hạn chế nhập cảnh thái quá sau sự kiện 11/9 đang làm giảm việc thu hút một
nguồn lực quan trọng vào nước Mỹ: các nhà khoa học nước ngoài. Trong khoảng thời gian từ tài
khoá 2001 đến tài khoá 2003, tổng số người được cấp thị thực nhập cảnh giảm xuống từ 10 triệu
xuống còn 6,5 triệu. Số đó được cư trú tạm thời đặc biệt để làm công việc trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ giảm 55% trong năm 2002. Nền kinh tế Mỹ suy giảm sau sự kiện 11/9 một
phần vì lý do này.
Chủ trương hạn chế nhập cảnh và nhập cư sau sự kiện 11/9 là cần thiết vì cơ quan phụ
trách nhập cư và nhập quốc tịch (INS) đã quá dễ dãi khi để cho những người nước ngoài đáng
ngờ lạm dụng qui chế nhập cảnh. Người Pa-le-xtin lái chiếc xe tải chở chất nổ lao vào tầng ngầm
để xe của Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993 là người nhập cư bất hợp pháp bằng một thị
thực nhập cảnh của sinh viên năm 1989, những rồi ở lại quá hạn 2 năm tính đến thời điểm xảy ra
vụ tiến công. Năm 1996, Quốc hội đã thông qua một đạo luật về nhập cư bất hợp pháp và trách
nhiệm của người nhập cư nhằm ngăn chặn những kẻ lạm dụng thị thực nhập cảnh, nhưng hội cố
vấn sinh viên nước ngoài quốc gia đã ngăn cản việc thực hiện nên không có hiệu quả. Nếu biện
pháp này được thực hiện kiên quyết hơn năm 2001 thì có lẽ đã phát hiện được những tên không
tặc gây nên vụ 11/9. Ngược lại, thậm chí mấy tháng sau vụ tiến công, INS vẫn hoàn toàn không
biết gì về những tên không tặc này. Đúng 6 tháng sau vụ tiến công còn có một thông báo cho
trường huấn luyện bay ở Venice, bang Phlo-ri-đa chấp thuận đề nghị ra thị thực cho hai trong số

những tên không tặc đã chết trong vụ tiến công. Sau vụ này, INS đã được sát nhập vào Bộ An
ninh nội địa và đổi tên thành cơ quan chuyên trách về tư cách công dân và nhập cư.
Từ chỗ quá dễ dãi, giờ đây cơ quan cấp thị thực nhập cảnh Mỹ lại áp dụng các biện
pháp quá nghiêm ngặt. Trước kia, người nước ngoài được chấp nhận sang nghiên cứu khoa học ở
các trường đại học Mỹ chỉ cần trình hộ chiếu, thư mời của trường đại học, và hồ sơ chứng minh
anh ta có thể sinh sống ở Mỹ là có thể được sứ quán Mỹ cấp thị thực nhập cảnh. Sau vụ 11/9, các
nhân viên lãnh sự Mỹ có thể bị qui là tội phạm nếu cấp thị thực nhập cảnh cho người nào sau đó
thực hiện hành động khủng bố ở Mỹ. Kết quả là số lượng lớn đơn xin cấp thị thực nhập cảnh bị
bác hoặc trì hoãn. So với năm 2001, trong năm 2002, số thị thực nhập cảnh cấp cho các học giả,
nhà nghiên cứu, giảng viên, thuyết trình viên giảm 8000. Trong số này có nhiều học giả nổi tiếng
được mời thuyết trình ở các cuộc hội thảo khoa học hoặc giảng dạy ở các trường đại học Mỹ.
Năm 2003 một qui trình mới đòi hỏi hầu hết người xin cấp thị thực nhập cảnh phải qua phỏng
vấn trực tiếp ở cơ quan lãnh sự Mỹ ở nước ngoài càng gây thêm sự chậm trễ.
Theo một báo cáo đầu năm 2003 của viện vật lý Mỹ, số sinh viên nước ngoài tham gia
các chương trình vật lý sau đại học đã giảm gần 15% kể từ sau vụ 11/9. Có trường hợp mấy trăm
sinh viên xuất sắc của Pa-ki-xtan được chính phủ nước này tuyển chọn kỹ lưỡng để đào tạo


thành những người đứng đầu các trường đại học tương lai, và đã được chấp nhận sang Mỹ đào
tạo sau đại học nhưng 90% không được cấp thị thực nhập cảnh. Kết quả là số đơn vị xin cấp thị
thực vào Mỹ của sinh viên Trung Quốc giảm 76% trong khi số đơn xin cấp thị thực vào Ô-xtrâyli-a, Pháp và Anh ngày càng tăng nhanh. Thời gian trung bình mà các sinh viên khoa học và công
nghệ nước ngoài phải chờ cấp thị thực lên đến 67 ngày, có trường hợp 1 năm. Phòng thí nghiệm
máy gia tốc quốc gia Fermi ở bang I-li-noa sử dụng 500 nhà khoa học từ 18 nước khác nhau khi
về thăm gia đình đều gặp khó khăn về thị thực khiến họ không thể trở lại làm việc đúng hạn.
Tháng 5/2003, Bộ An ninh Nội địa còn yêu cầu kiểm soát biên giới bằng phương pháp sinh trắc
học (dùng ảnh và vân tay) đối với khoảng 23 triệu người nước ngoài vào Mỹ hàng năm trong đó
có nhiều sinh viên hoặc nhà nghiên cứu khoa học.
Các biện pháp bảo đảm an ninh nội địa theo kiểu "pháo đài Mỹ" đang gây tác hại cho
việc duy trì ưu thế khoa học và ưu thế quân sự về lâu dài của nước Mỹ.
Tháng 4/2004, David Heyman, giám đốc chương trình an ninh nội địa tại Trung tâm

nghiên cứu chiến lược và quốc tế đã cảnh báo rằng "để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống
khủng bố, nước Mỹ có thể mất đi ưu thế khoa học của mình".
Kết luận: vũ khí tinh khôn, và chính sách, chống các đe doạ phi đối xứng
Cuộc chiến chống khủng bố quốc tế phải được tiến hành bằng khoa học chứ không phải
là gây tác hại cho khoa học - chiến lược an ninh nội địa của Mỹ đòi hỏi đầu tư lớn hơn cho các
bộ môn như hoá học, vật lý, công nghệ sinh học, công nghệ na-nô, và công nghệ thông tin để từ
đó phát triển không chỉ các vũ khí tinh khôn mà cả các phương tiện phát hiện các mối đe doạ và
bảo vệ các mục tiêu mềm. Chẳng hạn dây dẫn na-nô pô-li-me si-li-côn nhỏ hơn 2000 lần so với
sợi tóc người có khả năng phát hiện dấu vết chất nổ TNT và a-xít pi-ric cả trong nước và trong
không khí, và rồi đây có thể được phát triển và cài vào các công-te-nơ "tinh khôn" để phát hiện
bom khủng bố. Bộ An ninh Nội địa đã đề xuất phát triển một hệ thống xen-sơ nối mạng toàn
quốc để theo dõi suốt ngày đêm, phát hiện dấu vết các mầm bệnh, chất độc hoá học và các hiểm
hoạ khác trong không khí. Hiện đã có một hệ thống phát hiện tiến công sinh học do phòng thí
nghiệm quốc gia Lawrence Livermore thiết kế, triển khai ở 30 thành phố.
Trong ngân sách tài khoá 2005, chính quyền Bu-sơ đã đề xuất đầu tư khoảng 7 tỷ USD
cho việc phát triển các hệ thống công nghệ cao chống tiến công khủng bố, trong đó có 3,5 tỷ
dành cho nghiên cứu và phát triển. Bộ Năng lượng sẽ được chi 232 triệu USD cho nghiên cứu về
phát hiện sản xuất vũ khí hạt nhân.
Đúng là khoa học có thể phát huy hiệu quả lớn trong đối phó với các mối đe doạ quân
sự cả qui ước và phi đối xứng, nhưng việc bảo đảm an ninh quốc gia đòi hỏi mọi ưu thế quân sự
phải được sử dụng một cách thận trọng. An ninh đòi hỏi cả chính sách và vũ khí tinh khôn, vũ
khí tinh khôn giúp cho nước Mỹ dễ dàng giành chiến thắng trong chiến tranh qui ước, nhưng cần
hết sức thận trọng để tránh tạo ra những kẻ thù nguy hiểm mới sử dụng vũ khí tiến công phi đối
xứng./.



×