Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

ĐỀ CƯƠNG HỎI ĐÁP CHI TIẾT PHẦN PHÁP LUẬT - MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.09 KB, 68 trang )

1

1

Câu hỏi 55: Pháp luật là gì?
Trả lời:
Cùng với nhà nước, pháp luật có nguồn gốc từ sự hình thành và phát
triển của chế độ tư hữu, khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp, có sự xung
đột, đối kháng về lợi ích giai cấp. Trong điều kiện đó, những quy phạm xã hội
thể hiện ý chí chung của cộng đồng thị tộc, bộ lạc dùng để điều chỉnh hành vi,
cách xử sự của các thành viên trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ trở nên
không phù hợp với tính chất của các mối quan hệ xã hội mới. Nhu cầu cần có
một hệ thống quy tắc xử sự mới mang tính cưỡng chế mạnh nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội phù hợp trước hết với ý chí, lợi ích của giai cấp thống
trị, đồng thời duy trì trật tự công cộng đã dẫn đến việc nhà nước xây dựng
pháp luật, thiết lập nên những quy phạm pháp luật làm công cụ quản lý, điều
hành xã hội.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, thể hiện
ý chí, lợi ích của giai cấp thống trị, mang tính cưỡng chế buộc mọi người phải
tuân theo nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý chí, lợi ích của
giai cấp cầm quyền, bảo vệ và duy trì trật tự công cộng.
Câu hỏi 56: Pháp luật có những hình thức gì?
Trả lời:
Hình thức pháp luật là cách thức giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý
chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền thành hệ thống quy phạm pháp luật. Trong
lịch sử pháp luật đã có ba hình thức pháp luật cơ bản sau đây:
Tập quán pháp: là hình thức nhà nước thừa nhận một số quy tắc xử sự
đã trở thành tập quán lưu truyền từ lâu trong xã hội nhưng vẫn còn phù hợp
với lợi ích của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, được nhà nước nâng lên
thành những quy tắc xử sự chung và bảo đảm thực hiện.
Tập quán pháp là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất, được hình


thành một cách tự phát và mang tính cục bộ nên chỉ có một số tập quán còn
được bảo lưu và được nhà nước nâng lên thành những quy phạm trong pháp
luật đương đại.


2

2

Tiền lệ pháp: là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định xử lý của
cơ quan hành pháp hoặc xét xử của cơ quan tư pháp trong các vụ việc cụ thể
trước đó để áp dụng đối với các vụ việc tương tự.
Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lâu đời, được hình thành không phải
từ hoạt động của cơ quan lập pháp nên chỉ được sử dụng tương đối hạn chế
trong pháp luật đương đại.
Văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành, trong đó quy định những quy tắc xử sự chung
được áp dụng phổ biến, nhiều lần trong đời sống xã hội.
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật được hình thành
mang tính tự giác, đồng bộ, thống nhất nên trở thành hình thức phổ biến nhất
trong pháp luật đương đại.
Câu hỏi 57: Bản chất của pháp luật là gì?
Trả lời:
Bản chất của pháp luật là công cụ pháp lý của giai cấp nắm quyền lực
nhà nước mang tính cưỡng chế nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp
với ý chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền, bảo vệ và duy trì trật tự công cộng.
Bản chất của pháp luật bao gồm bản chất giai cấp và tính chất xã hội của
pháp luật, trong đó bản chất giai cấp là yếu tố giữ vai trò quyết định, tính chất
xã hội là yếu tố giữ vai trò quan trọng. Bản chất giai cấp của pháp luật thể
hiện chức năng, vai trò quyết định của giai cấp nắm quyền lực nhà nước, sử

dụng nhà nước và pháp luật để thống trị xã hội. Tính chất xã hội thể hiện vai
trò quan trọng của những giá trị xã hội, những lợi ích chung của các giai cấp,
tầng lớp, những quan hệ xã hội đa dạng là đối tượng điều chỉnh của pháp luật.
Trong xã hội có bóc lột giai cấp và đối kháng giai cấp, do mâu thuẫn giữa lợi
ích của giai cấp thống trị và bóc lột với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác
trong xã hội nên tính chất xã hội của pháp luật bị hạn chế.

Câu hỏi 58: Bản chất, đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa là
gì ?


3

3

Trả lời:
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự thể hiện ý
chí, lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân, đường lối, chính sách
của Đảng cộng sản cầm quyền, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo
đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục,
thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành.
Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ pháp lý của giai cấp
công nhân và toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sử dụng
quyền lực nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lý
tưởng, mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ lợi ích của giai
cấp công nhân, nhân dân và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa bao gồm bản chất giai cấp công
nhân và tính chất xã hội của pháp luật, trong đó bản chất giai cấp công nhân là
yếu tố giữ vai trò quyết định, tính chất xã hội là yếu tố giữ vai trò rất quan
trọng. Bản chất giai cấp công nhân của pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện

chức năng, vai trò quyết định của giai cấp công nhân và đội tiền phong là
Đảng cộng sản nắm quyền lực nhà nước, sử dụng nhà nước và pháp luật để
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Tính chất xã hội (tính nhân dân, tính
dân tộc) của pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện vai trò quan trọng của những
giá trị xã hội, những lợi ích chung của các giai cấp, tầng lớp, những quan hệ
xã hội đa dạng là đối tượng điều chỉnh của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong
xã hội xã hội chủ nghĩa, do sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấp công nhân,
của Đảng cộng sản với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội nên
tính chất xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa được mở rộng, phát triển
phong phú, hài hoà.
Đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa:
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự có tính thống nhất
nội tại cao;
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động;
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và
bảo đảm thực hiện;


4

4

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã
hội chủ nghĩa;
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng cộng sản;
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa quan hệ chặt chẽ với quy phạm xã hội khác
trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi 59: Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò gì?

Trả lời:
Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vai trò đó được thể hiện ở những nội dung
cơ bản sau đây:
Một là, pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ pháp lý quan trọng để
Đảng cộng sản thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã hội. Đường lối, chính
sách của Đảng cộng sản khi được thể chế hoá thành pháp luật sẽ trở thành
những quy phạm mang tính quyền lực nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng
cộng sản được hiện thực hoá, có hiệu lực và hiệu quả trong đời sống xã hội.
Hai là, pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện chủ yếu để nhân dân
thực hiện quyền làm chủ đối với xã hội. Dân chủ là thuộc tính của nhà nước
xã hội chủ nghĩa, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa.
Nhân dân thực hiện quyền làm chủ đối với xã hội chủ yếu thông qua nhà nước
và bằng hệ thống những quy phạm trong đó quyền làm chủ của nhân dân đã
được thể chế hoá thành pháp luật. Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhân
dân bảo vệ quyền làm chủ của mình đối với xã hội và tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội một cách có hiệu quả.
Ba là, pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ chủ yếu của nhà nước xã
hội chủ nghĩa trong quản lý, điều hành các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã
hội. Quản lý xã hội nói chung, quản lý tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước nói riêng trước hết và chủ yếu là quản lý bằng pháp luật. Pháp luật xã
hội chủ nghĩa là cơ sở để duy trì trật tự kỷ cương xã hội, môi trường bình
đẳng, công bằng cho hoạt động của mọi công dân, mọi thiết chế và tổ chức xã
hội.


5

5


Câu hỏi 60: Quy phạm pháp luật là gì?
Trả lời:
Để điểu chỉnh các quan hệ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa
sử dụng nhiều loại quy phạm khác nhau như quy phạm đạo đức, quy phạm tập
quán, quy phạm của các tổ chức chính trị - xã hội, quy phạm pháp luật…
Trong các quy phạm trên thì quy phạm pháp luật được xác định là công cụ
quản lý nhà nước có hiệu quả nhất.
Quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa là quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành thể hiện ý chí, lợi ích của
nhân dân để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục đích xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Quy phạm pháp luật bao gồm: giả định, quy định, chế tài.
- Giả định: nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc
sống và các chủ thể ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó cần phải hành động
hoặc không hành động theo quy định của nhà nước.
- Quy định: nêu các quy tắc xử sự mà chủ thể ở vào hoàn cảnh, điều kiện
đã nêu trong phần giả định được phép thực hiện hoặc phải tuân theo.
- Chế tài: nêu lên biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối
với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước. Chế tài pháp luật
chính là những hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Câu hỏi 61: Chế tài hình sự là gì?
Trả lời:
Chế tài hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước
áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội (tội phạm), hành vi đó
được quy định trong Bộ luật Hình sự và Toà án là cơ quan duy nhất có quyền
tuyên án (trừ những trường hợp do luật định). Chế tài hình sự bao gồm hình
phạt chính và hình phạt bổ sung (Điều 28 Bộ luật Hình sự năm 1999).
- Hình phạt chính: Là hình phạt được tuyên độc lập, mỗi tội phạm chỉ có
thể tuyên một hình phạt chính, bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không
giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình

- Hình phạt bổ sung: Loại hình phạt được tuyên kèm theo hình phạt
chính, bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc


6

6

nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản;
phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất khi không áp dụng
là hình phạt chính.
Câu hỏi 62: Chế tài hành chính là gì?
Trả lời:
Chế tài hành chính là biện pháp cưỡng chế của nhà nước áp dụng đối
với chủ thể có hành vi cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính.
Chế tài hành chính gồm có cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy
phép; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài các hình thức trên, chế tài hành chính còn được thể hiện qua một số
biện pháp như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công
trình xây dựng trái phép; buộc bồi thường thiệt hại; buộc thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu
huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại. Bên
cạnh đó, chế tài hành chính còn được thể hiện qua các biện pháp như: giáo
dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo
dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính.
Câu hỏi 63: Chế tài dân sự là gì?
Trả lời:
Chế tài dân sự là biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm các quan

hệ xã hội được quy định trong Bộ luật Dân sự như các quan hệ về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Khi quyền dân sự của chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự
bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền: công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm;
buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi
thường thiệt hại.


7

7

Câu hỏi 64: Chế tài kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam được
qui định như thế nào?
Trả lời:
Chế tài kỷ luật là biện pháp của cơ quan, tổ chức áp dụng đối với hành
vi vi phạm quy chế của cán bộ, công chức, công nhân viên chức, học sinh
trong cơ quan, tổ chức đó.
Chế tài kỷ luật bao gồm kỷ luật hành chính và kỷ luật lao động.
Theo Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2002,
mọi quân nhân nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm kỷ luật
quân đội hoặc vi phạm pháp luật của Nhà nước chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự đều bị xét xử phạt theo quy định của Điều lệnh này. Điều 208
Điều lệnh quản lý bộ đội năm 2002 quy định 8 hình thức xử phạt đối với hạ
sỹ quan, binh sỹ như sau: khiển trách; giữ tại trại (không cho rời tàu đối với
hải quân) trong ngày nghỉ; cảnh cáo; phạt giam kỷ luật từ 1 đến 10
ngày( không áp dụng đối với nữ quân nhân); giáng chức; cách chức; giáng
cấp bậc quân hàm; tước danh hiệu quân nhân.
Ngoài Điều lệnh quản lý bộ đội năm 2002, ngày 02/11/2000 Bộ trưởng

Bộ Quốc phòng ban hành quyết định số 2530/2000/QĐ-BQP quy định về xử
lý kỷ luật đối với những hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự (được sửa đổi, bổ sung ngày 01/7/2003 theo quyết định số
82/2003/QĐ-BQP) gồm các hành vi sau đây:
Vi phạm chế độ trách nhiệm của người chỉ huy; vi phạm quyền hạn của
người chỉ huy; chống mệnh lệnh; chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh;
cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm; làm nhục, hành hung người
chỉ huy hoặc cấp trên; làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới; làm
nhục, hành hung đồng đội; vắng mặt trái phép; đảo ngũ; trốn tránh nhiệm vụ;
vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự;
báo cáo sai, báo cáo không kịp thời, không báo cáo; vi phạm các quy định về
trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, trực nghiệp vụ; vi phạm các quy định về
bảo vệ; vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn; vi phạm các quy định về sử
dụng vũ khí quân dụng; làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng,
phương tiễn kỹ thuật quân sự; chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm; quấy
nhiều nhân dân; lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ;
ngược đãi tù binh, hàng binh; tham ô, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;vi phạm


8

8

phong cách quân nhân; vi phạm trật tự công cộng; uống rượu, bia trong giờ
làm việc; uống rượu, bia say; buôn lậu, liên quan đến buôn lậu, buôn bán
hàng cấm, gian lận thương mại, dùng phương tiện vận tải quân đội để chở
hàng lậu, hàng cấm, hàng trốn thuế; cho thuê, cho mượn biến đăng ký,
phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi, doanh trại quân đội trái phép hoặc để
đưa hàng lậu, hàng cấm, hàng trốn thuế; sản xuất hàng cấm, sản xuất buôn
bán hàng giả; cho thuê hoặc lợi dụng tư cách pháp nhân để vi phạm; tổ chức

cho quân nhân đi làm kinh tế trong thời gian huấn luyện, cho quân nhân thuộc
quyền đi làm kinh tế lẻ để thu tiền dưới mọi hình thức; sử dụng trái phép chất
ma tuý.
Câu hỏi 65: Tội phạm và vi phạm hành chính khác nhau như thế
nào?
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tố chức, xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa.
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải
là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính.
Tội phạm và vi phạm hành chính khác nhau một số điểm sau:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; vi phạm hành chính không
phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội;
- Tội phạm chỉ được qui định trong Bộ luật Hình sự; vi phạm hành
chính không qui định trong Bộ luật Hình sự, nhưng được qui định trong nhiều
văn bản pháp luật khác;
- Hành vi bị coi là tội phạm do Toà án xác định; vi phạm hành chính
do nhiều cơ quan xác định và xử lý;


9

9


- Hậu quả của tội phạm là án tích; vi phạm hành chính không phải
mang án tích.
Câu hỏi 66: Những điều kiện nào làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quan hệ pháp luật?
Trả lời:
Quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm
pháp luật điều chỉnh. Quan hệ pháp luật là dạng (hình thức) đặc biệt của quan
hệ xã hội, tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội và
có liên hệ mật thiết với các loại hình quan hệ xã hội khác.
Quan hệ pháp luật bao gồm chủ thể, nội dung (quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các bên tham gia), khách thể. Quan hệ pháp luật chỉ phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt khi thoả mãn 3 điều kiện là:
- Quy phạm pháp luật điều chỉnh: quan hệ xã hội chỉ trở thành quan hệ
pháp luật khi có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Do vậy mọi sự phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật đều cần có sự tác động của
quy phạm pháp luật.
- Năng lực chủ thể: quan hệ pháp luật không thể nảy sinh nếu thiếu sự
tham gia của các chủ thể có năng lực pháp luầt và năng lực hành vi.
- Sự kiện pháp lý: là những sự kiện trong số các sự kiện xảy ra trong
thực tế nhưng chỉ trở thành sự kiện pháp lý khi pháp luật xác định rõ điều đó.
Sự kiện pháp lý là cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật.

Câu hỏi 67: Thế nào là vi phạm pháp luật?
Trả lời:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp
luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ.
Vi phạm pháp luật có 4 dấu hiệu cơ bản sau:
- Vi phạm pháp luật luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động)

xác định của con người.


10

10

- Hành vi vi phạm pháp luật luôn có tính trái pháp luật, xâm hại đến các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi
không tuân thủ sự điều chỉnh của pháp luật, là sự biểu hiện của tính trái pháp
luật. Những hành vi mà pháp luật không cấm, không quy định bảo vệ thì dù
có làm trái cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
- Người thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi (cố ý hoặc vô ý). Lỗi là
thái độ tâm lý của người vi phạm đối với những hành vi trái pháp luật mà họ
thực hiện, là yếu tố có mối quan hệ với nhiều dấu hiệu khác trong mặt chủ
quan như động cơ, mục đích…chứng tỏ khả năng nhận thức của người vi
phạm pháp luật. Chỉ có những hành vi trái pháp luật nào có lỗi mới có thể bị
coi là vi phạm pháp luật.
- Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải có năng lực trách
nhiệm pháp lý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật quy định, điều
chỉnh hoặc bảo vệ, nghĩa là người đó phải có khả năng nhận thức, điều khiển
được hành vi của mình và tự chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình.
Các dấu hiệu trên đây là một thể thống nhất, nếu thiếu một trong các dấu
hiệu trên thì không phải là vi phạm pháp luật.
Câu hỏi 68: Trách nhiệm pháp lý là gì?
Trả lời:
Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ “trách nhiệm” được sử dụng theo hai
nghĩa:
Theo nghĩa tích cực, “trách nhiệm” được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận. Đó
là yêu cầu pháp luật đòi hỏi phải làm trong hiện tại và tương lai.

Theo nghĩa thứ hai, “trách nhiệm” là "hậu quả bất lợi", nghĩa là chủ thể
vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà nhà nước đã quy
định ở phần chế tài của quy phạm pháp luật. Đó là sự phản ứng, lên án của
nhà nước và xã hội đối với những chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu
cho xã hội.
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (kèm theo sự trừng phạt) đối với
chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với
chủ thể vi phạm pháp luật được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh,
trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi,


11

11

những biện pháp cưỡng chế được quy định ở phần chế tài của quy phạm pháp
luật.
Câu hỏi 69: Để truy cứu trách nhiệm pháp lý, cần xác định những
yếu tố nào?
Trả lời:
Vi phạm pháp luật là căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Bởi vậy,
để truy cứu trách nhiệm pháp lý, phải xác định được cấu thành của vi phạm
pháp luật, bao gồm bốn yếu tố cơ bản sau đây:
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
+ Hành vi trái pháp luật;
+ Sự thiệt hại cho xã hội: những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà xã
hội phải gánh chịu
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với sự thiệt hại cho
xã hội: sự thiệt hại cho xã hội phải do chính hành vi trái pháp luật đó gây nên.
Nếu không xác định được quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại cho xã hội không

phải do hành vi trái pháp luật đó gây nên mà có thể do nguyên nhân khác.
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
+ Lỗi: trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái
pháp luật dưới dạng cố ý hoặc vô ý
+ Động cơ: nguyên nhân bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi
trái pháp luật
+ Mục đích: điều mà chủ thể hành vi trái pháp luật mong muốn đạt được
- Chủ thể vi phạm pháp luật: cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Khách thể vi phạm pháp luật: những quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
Câu hỏi 70: Trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm sau:


12

12

- Cơ sở hình thành trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Điều đó có
nghĩa là trách nhiệm pháp lý chỉ được áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức
thực hiện những hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật quy
định, điều chỉnh hoặc bảo vệ. Các cá nhân, tổ chức này phải là chủ thể vi
phạm pháp luật, có năng lực trách nhiệm pháp lý (năng lực pháp luật và năng
lực hành vi).
- Chỉ có cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền mới được truy cứu
trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức hay cá nhân vi phạm pháp luật.
- Các hình thức trách nhiệm pháp lý (các hình phạt, mức bồi thường dân
sự, hình thức xử phạt hành chính) được nhà nước dự kiến trước tương ứng với

tính chất và mức độ của hành vi vi phạm và được ghi nhận trong phần chế tài
của quy phạm pháp luật. Đây là những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc (mang tính
cưỡng chế) mà nhà nước áp dụng cho các chủ thể vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý thể hiện sự phản ứng của nhà nước, của xã hội
đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Mức độ và thái độ phản ứng của nhà
nước tương ứng với mức độ gây xâm hại của hành vi vi phạm và được biểu
hiện ở các mức cưỡng chế nhà nước.
- Trách nhiệm pháp lý là loại cưỡng chế nhà nước. Việc áp dụng loại
cưỡng chế này phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các trật tự được quy định
trong các quy phạm pháp luật hình thức có liên quan (luật Tố tụng hình sự,
Luật Dân sự, trình tự thủ tục hành chính…)
- Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là các quy định pháp luật
của nhà nước đang có hiệu lực pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục mọi
người tôn trọng trật tự, kỷ cương của nhà nước và xã hội, tích cực đấu tranh
phòng và chống vi phạm pháp luật.
Câu hỏi 71: Khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý phải bảo
đảm những yêu cầu gì?
Trả lời:
Khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý phải bảo đảm những yêu cầu
sau:


13

13

- Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi trái pháp luật,
có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các
quan hệ xã hội do pháp luật xã hội chủ nghĩa xác lập và bảo vệ.

- Phải bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp
lý. Nghĩa là hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước
và cá nhân có thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải
tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính nhân đạo trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý không áp dụng các biện pháp trừng phạt
nhằm làm đau đớn về thể xác và hạ nhục về nhân phẩm con người; không áp
dụng hiệu lực hồi tố; khi truy cứu trách nhiệm pháp lý đều áp dụng các tình
tiết giảm nhẹ hoặc xoá trách nhiệm pháp lý nếu mục đích truy cứu đã đạt
được trước thời hạn so với luật định.
- Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải được tiến hành nhanh chóng,
chính xác nhằm đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm minh các
trường hợp vi phạm pháp luật.
Thực hiện tốt các yêu cầu trên đây sẽ đảm bảo cho việc truy cứu trách
nhiệm pháp lý được khách quan, chính xác, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống vi phạm pháp luật.
Câu hỏi 72: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì?
Trả lời:
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị
- xã hội, trong đó tất cả các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện nghiêm pháp luật.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó việc tổ
chức và hoạt động bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa phải được tiến hành
đúng pháp luật; mọi cán bộ, công chức nhà nước luôn tôn trọng và thực hiện
pháp luật một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và đều phải chịu trách nhiệm
pháp lý như nhau khi vi phạm pháp luật; đánh giá hiệu lực của bộ máy nhà
nước và việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phải căn cứ vào các tiêu chuẩn do
pháp luật quy định và phải dựa trên những cơ sở của pháp luật.



14

14

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc chủ yếu trong
tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và
đoàn thể quần chúng. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể quần chúng có hình thức, phương pháp, nguyên tắc hoạt
động riêng nhằm thực hiện quyền lực nhân dân nhưng đều phải tôn trọng và
thực hiện nghiêm pháp luật của nhà nước. Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ
chức chính trị - lực lượng lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội cũng không nằm
ngoài nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; mọi tổ chức đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc xử sự của
công dân. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật, đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, không phân biệt địa vị xã hội,
học vấn, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo… Mọi công dân
đều phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự
phát triển toàn diện của cá nhân và xã hội, thực hiện công bằng xã hội.
Câu hỏi 73: Mối quan hệ giữa pháp chế xã hội chủ nghĩa với pháp
luật xã hội chủ nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Pháp luật xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa là hai khái
niệm gần nhau, có quan hệ gắn bó chặt chẽ, là cơ sở, tiền đề tồn tại và phát
triển của nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Pháp chế xã hội chủ nghĩa
là phạm trù thể hiện những yêu cầu và sự đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật
phải tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời, việc tôn trọng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa có
được đầy đủ, nghiêm minh và thống nhất hay không lại phụ thuộc vào mức độ
hoàn thiện, đồng bộ của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Do vậy, pháp

chế lệ thuộc vào pháp luật, được xây dựng, củng cố và phát triển trên cơ sở
của pháp luật. Pháp luật chỉ được phát huy hiệu lực trong xã hội khi có pháp
chế, dựa vào pháp chế.
Trong chủ nghĩa xã hội, những bảo đảm cho sự phát triển của nền pháp
chế xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và tăng cường.


15

15

Câu hỏi 74: Những yêu cầu cơ bản của việc thực hiện pháp chế xã
hội chủ nghĩa là gì?
Trả lời:
Việc thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa bao gồm những yêu cầu cơ
bản sau đây:
Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc. Pháp
chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có tính thống nhất về nhận thức và tổ chức
thực hiện trên quy mô toàn quốc, không có ngoại lệ vô nguyên tắc. Văn bản
của các cơ quan cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên; lợi
ích địa phương, ngành phải phù hợp và thống nhất với lợi ích của quốc gia.
Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương khi ban hành văn bản và
thực hiện văn bản cũng cần tính đến những đặc điểm riêng của mỗi ngành,
mỗi địa phương để tìm ra những hình thức, phương pháp thích hợp nhằm đưa
pháp luật vào đời sống đạt hiệu quả cao nhất nhưng không được vi phạm pháp
luật và tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cần phải
kiên quyết đấu tranh chống biểu hiện tự do tuỳ tiện, cục bộ địa phương, hẹp
hòi, ích kỷ trong việc thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Triệt để tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và luật. Thực hiện yêu
cầu này nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ

nghĩa, làm cơ sở để thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Hiến pháp và luật là những văn bản pháp lý do cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất ban hành, thể hiện tập trung, ý chí và lợi ích cơ bản của
nhân dân lao động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các vấn đề
quan trọng của đất nước. Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn bản
pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp và luật. Trong thực tế, những văn
bản dưới luật chiếm một số lượng lớn trong hệ thống pháp luật. Nếu không
thực hiện tốt yêu cầu bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật sẽ dẫn đến
tính trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy phạm pháp luật. Vì vậy, phải
coi trọng việc hoàn thiện Hiến pháp và các văn bản luật làm cơ sở cho sự
hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Mặt khác, cần nhanh chóng cụ thể hoá
những quy định của Hiến pháp và luật.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và mọi công
dân đều phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật,
mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh. Yêu cầu này đòi


16

16

hỏi mọi chủ thể pháp luật phải tôn trọng nguyên tắc mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật; không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được làm trái
pháp luật; nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau;
trong xử lý phải kịp thời, nghiêm minh, không có ngoại lệ.
Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được bảo đảm, bảo vệ và
mở rộng. Nhà nước và xã hội có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi để công
dân thật sự được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời nhà nước
phải bảo vệ chúng khi bị xâm hại. Mặt khác, tuỳ theo trình độ phát triển của
xã hội, nhà nước mở rộng hơn nữa các quyền và lợi ích ấy cho công dân. Yêu

cầu này đòi hỏi công dân phải sử dụng đúng quyền, không được xâm hại đến
lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân khác. Điều đó cũng có nghĩa là công
dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
Câu hỏi 75: Vì sao tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là yêu cầu
khách quan và cấp thiết của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan và cấp
thiết của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay vì những lý do chủ yếu sau
đây:
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho nền kinh tế thị
trường phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển năng động,
có hiệu quả.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho các quyền tự do,
dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân cùng những thể chế dân chủ khác trở
thành hiện thực.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa tác động trực tiếp đến công
cuộc cải cách và nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, thúc đẩy cải cách
nền hành chính nhà nước.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quyết định đẩy lùi
những vi phạm pháp luật, củng cố trật tự kỷ cương, bảo đảm an ninh, an toàn
và ổn định xã hội.


17

17

Câu hỏi 76: Để củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
cần thực hiện những biện pháp pháp lý gì?
Trả lời:

Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngoài những biện pháp về
chính trị, tư tưởng, tổ chức, văn hoá, kinh tế… cần áp dụng các biện pháp
pháp lý cơ bản sau đây:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp chế chỉ
được củng cố, tăng cường trên cơ sở của hệ thống pháp luật ngày càng phát
triển, hoàn thiện, có tính khả thi cao. Ở nước ta hiện nay, hệ thống pháp luật
vừa thiếu lại không đồng bộ; giữa văn bản luật và văn bản dưới luật còn
chống chéo, mâu thuẫn; văn bản dưới luật còn quá nhiều ; có những quy
phạm pháp luật chưa phù hợp với khả năng thực tế, không ít văn bản đã lạc
hậu… Vì vậy, hệ thống pháp luật phải từng bước được bổ sung, củng cố, tăng
cường. Cần có kế hoạch xây dựng pháp luật phù hợp với các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tránh chủ quan nóng vội. Đồng thời cũng
phải khắc phục sự trì trệ, bảo thủ, chậm chễ trong xây dựng pháp luật.
Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật là
khâu quan trọng nhất của quá trình tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa chỉ đi vào cuộc sống khi mọi người hiểu, tôn trọng
và thực hiện nghiêm pháp luật. Để mọi người thực hiện tốt pháp luật, cần đẩy
mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật; đào tạo bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật; đổi mới
nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho các đối tượng.
Coi trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kiến thức quản lý nhà nước bằng
pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; tổ chức rút kinh nghiệm,
tổng kết việc thực hiện pháp luật và đề ra phương hướng biện pháp kịp thời.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Kiểm
tra, giám sát việc thực hiện pháp luật là trách nhiệm chung của các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân mà trực tiếp là các cơ quan dân cử,
các cơ quan kiểm sát, kiểm tra, thanh tra… nhằm ngăn chặn, phát hiện những
sai sót, vi phạm trong thực hiện pháp luật để xử lý kịp thời, nghiêm minh. Cần
kết hợp tốt các loại kiểm tra: kiểm tra của Đảng, nhà nước và nhân dân đối
với việc thực hiện pháp luật; phát huy vai trò giám sát của các cơ quan quyền

lực nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách bảo


18

18

vệ pháp luật; huy động tốt hơn nữa sức mạnh của toàn dân vào cuộc đấu tranh
phòng, chống vi phạm pháp luật.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế nhằm bảo
đảm cho hoạt động của pháp chế xã hội chủ nghĩa theo đúng đường lối, quan
điểm của Đảng. Đây là biện pháp cơ bản, bao trùm và xuyên suốt trong quá
trình củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, được thể hiện ở việc
Đảng đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề ra chiến lược
toàn diện về công tác pháp chế.
Câu hỏi 77: Pháp chế xã hội chủ nghĩa có quan hệ với chế độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa gắn liền với
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Những quyền tự do của con người được ghi trong
Hiến pháp, các đạo luật và được thực hiện trên thực tế là biểu hiện của chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa; đồng thời thông qua việc bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa mà thực hiện được các quyền tự do của công dân.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở để củng cố và mở rộng nền pháp chế
xã hội chủ nghĩa, đồng thời pháp chế xã hội chủ nghĩa là yếu tố không thể
thiếu để củng cố và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân lao động. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự không
thể thiếu pháp chế xã hội chủ nghĩa, bởi vì pháp chế là nền tảng để duy trì và
thực hiện những nguyên tắc của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo ra tính

tổ chức kỷ luật, thiết lập kỷ cương, bảo đảm công bằng xã hội. Quan hệ giữa
pháp chế và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở việc quy định và
bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên
thực tế cũng như sự tham gia đông đảo của nhân dân vào quản lý nhà nước,
quản lý xã hội, vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.
Đây là điểm khác biệt cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa với pháp chế tư
bản chủ nghĩa.
Câu hỏi 78: Hiến pháp là gì ?Hiến pháp xã hội chủ nghĩa có những
đặc điểm gì?


19

19

Trả lời:
Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất
trong hệ thống pháp luật của một nhà nước, phản ánh tập trung ý chí của giai
cấp cầm quyền trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một nhà nước vì: là đạo
luật bao quát mọi lĩnh vực, mọi quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất;
có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phục tùng và tuân
theo hiến pháp, không được trái với hiến pháp; mang tính cương lĩnh và tính
thực tiễn; việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi hiến pháp
phải tuân theo trình tự đặc biệt.
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa là một bộ phận và là bộ phận quan trọng
nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Mỗi hiến pháp xã hội chủ nghĩa ra đời
trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể với những điểm đặc thù, nhưng đều
thuộc một kiểu hiến pháp dựa trên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, thể hiện
quyền làm chủ xã hội của nhân dân, được sự chỉ đạo của hệ tư tưởng MácLênin.

Về cơ bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm sau:
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa xác định rõ tính giai cấp của nhà nước xã
hội chủ nghĩa.
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa thể chế hoá vai trò lãnh đạo của Đảng
cộng sản.
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa ghi nhận, củng cố các cơ sở của cơ cấu
kinh tế- xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa ghi nhận, củng cố các cơ sở của hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa ghi nhận, khẳng định các nguyên tắc cơ
bản của đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
đường lối đối ngoại, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc, thể hiện bản chất
nhân đạo, tính nhân dân sâu sắc của chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa ghi nhận, khẳng định các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân.
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa xác định một cơ cấu tổ chức nhà nước dựa
trên nguyên tắc tập trung dân chủ.


20

20

Câu hỏi 79: Trong lịch sử lập hiến nước ta đã có mấy bản hiến
pháp? Bản hiến pháp nào được coi là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên
của nước ta?
Trả lời:
Trong lịch sử lập hiến nước ta đã có 4 bản hiến pháp, đó là:
- Hiến pháp năm 1946: được Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ hai thông qua
ngày 09 tháng 11 năm 1946, bao gồm Lời nói đầu, 7 chương gồm 70 điều.

Đây là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Hiến pháp năm 1959: được Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 11 thông qua
ngày 31 tháng 12 năm 1959, bao gồm Lời nói đầu, 10 chương gồm 112 điều.
Đây là bản hiến pháp được xây dựng theo mô hình hiến pháp xã hội chủ
nghĩa, có đầy đủ các đặc điểm của hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Đây là bản
hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta (tuy nhiên nó mới được thực
hiện trong nửa nước).
- Hiến pháp năm 1980: được Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ bảy thông
qua ngày 18 tháng 12 năm 1980, bao gồm Lời nói đầu, 12 chương gồm 147
điều. Đây là bản hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong
phạm vi cả nước.
- Hiến pháp năm 1992: được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 11 thông
qua ngày 15 tháng 4 năm 1992, bao gồm Lời nói đầu, 12 chương gồm 147
điều. Đây là bản hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới
toàn diện đất nước. Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị
quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội.
Câu hỏi 80: Luật Hình sự là gì ? Vai trò của Luật Hình sự trong đời
sống xã hội?
Trả lời:
Luật Hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội
phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.


21

21

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa

nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện một tội phạm.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phương pháp “quyền uy”.
Đây là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các
quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và người phạm tội.
Luật Hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm; góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; góp phần duy trì
trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế; bảo đảm cho mọi người sống
trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân
văn cao. Luật Hình sự thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết
đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm
hoá, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó bồi dưỡng
cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật,
chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.
Câu hỏi 81: Tội phạm là gì? Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định có
mấy loại tội phạm?
Trả lời:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tố chức, xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa.
Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định có 4 loại tội phạm:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù;



22

22

- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Câu hỏi 82: Những yếu tố nào xác định một hành vi là nguy hiểm cho
xã hội?
Trả lời:
Một hành vi được xác định là nguy hiểm cho xã hội căn cứ vào các yếu
tố sau:
- Vị trí, tầm quan trọng của khách thể mà tội phạm xâm hại
- Hậu quả và tác hại do hành vi đó gây ra
- Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi
- Hình thức và mức độ lỗi
- Động cơ, mục đích của người phạm tội
- Địa điểm, thời gian thực hiện tội phạm và hoàn cảnh chính trị, kinh tếxã hội khi thực hiện tội phạm
- Nhân thân người phạm tội
- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Câu hỏi 83: Thế nào là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội
phạm hoàn thành và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
Trả lời:
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo

ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội
rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội định thực hiện.


23

23

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Tội phạm hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu
được mô tả trong cấu thành tội phạm (cấu thành tội phạm được hiểu là tổng
hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể
được quy định trong Luật Hình sự). Thời điểm tội phạm hoàn thành không
phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội
phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi
thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Câu hỏi 84: Hình phạt là gì ? Mục đích của hình phạt?
Trả lời:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm
tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy
định trong Bộ luật Hình sự và do Toà án quyết định. Một trong những nguyên
tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với
cá nhân người phạm tội. Do đó hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người đã
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Dựa trên nguyên

tắc này, luật hình sự không thể được áp dụng đối với các thành viên trong gia
đình cũng như những người thân khác của người phạm tội, đồng thời không
cho phép chấp hành hình phạt thay cho người phạm tội, dù việc chấp hành
hình phạt thay hoàn toàn tự nguyện.
Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà
còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp
luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Hình phạt còn nhằm giáo
dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Câu hỏi 85: Những tình tiết nào được xác định là tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999?


24

24

Trả lời:
Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
Phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để phạm tội; phạm tội có tính chất côn đồ; phạm tội vì
động cơ đê hèn; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; phạm tội nhiều lần, tái
phạm, tái phạm nguy hiểm; phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người
già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc
mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; xâm phạm tài
sản của nhà nước; phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,
thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm
tội; dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có
khả năng gây nguy hại cho nhiều người; xúi giục người chưa thành niên phạm
tội; có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; người
phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; phạm
tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; phạm tội trong
trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; phạm tội trong trường hợp
bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc
người khác gây ra; phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải
do mình tự gây ra; phạm tội nhưng chưa gây thiệt hoặc gây thiệt hại không
lớn; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; phạm tội vì bị
người khác đe doạ, cưỡng bức; phạm tội do lạc hậu; người phạm tội là phụ nữ
có thai; người phạm tội là người già; người phạm tội là người có bệnh bị hạn
chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; người
phạm tội tự thú; người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; người
phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội
phạm; người phạm tội đã lập công chuộc tội; người phạm tội là người có
thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình
tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.


25

25

Câu hỏi 86: Thế nào là án treo? Các điều kiện để được hưởng án
treo?
Trả lời:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Án treo
thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, có tác dụng khuyến khích
người bị kết án với sự giúp đỡ tích cực của xã hội tự lao động cải tạo để trở

thành người lương thiện, đồng thời cảnh cáo họ nếu trong thời gian thử thách
mà phạm tội mới, thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tù đã được hưởng án
treo của bản án trước.
Điều kiện để được hưởng án treo:
+ Khi xử phạt tù không quá 3 năm;
+ Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội;
+ Có các tình tiết giảm nhẹ.
Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt
tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Toà án ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm. Nếu người được
hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có
nhiều tiến bộ thì có thể được rút ngắn thời gian thử thách. Nếu người được
hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết
định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình
phạt của bản án mới.
Câu hỏi 87: Luật Tố tụng hình sự là gì? Luật Tố tụng hình sự quy
định những vấn đề gì?
Trả lời:
Luật Tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Việt nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự quy định những vấn đề sau: trình tự, thủ tục khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ,


×