Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ andersen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.45 KB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thúy đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, thư viện
Trường Đại học Tây Bắc, các ban ngành chức năng và tập thể lớp K53ĐHSP
Ngữ văn A.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Trịnh Thị Thu


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8
5. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 9
6. Cấu trúc ............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG TRUYỆN CỔ
ANDERSEN ....................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm nội dung tác phẩm văn học ......................................................... 10
1.2. Nội dung Truyện cổ Andersen...................................................................... 11
1.2.1. Cảm thông, thương yêu những con người bất hạnh ................................. 11
1.2.2. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, khả năng đấu tranh kiên trì của con người............. 18
2.2.3. Phê phán những thói hư tật xấu của con người ........................................ 25
CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN CỔ
ANDERSEN ....................................................................................................... 31
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Truyện cổ Andersen .................................... 31


2.1.1. Qua hành động nhân vật ........................................................................... 31
2.1.2. Qua ngôn ngữ ............................................................................................ 38
2.2. Ngôi kể chuyện............................................................................................. 42
2.2.1. Kể chuyện ở ngôi thứ ba ........................................................................... 42
2.2.2. Kể chuyện ở ngôi thứ nhất ........................................................................ 44
2.2.3. Kể chuyện ở ngôi thứ ba kết hợp với ngôi thứ nhất .................................. 45
2.3. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật Truyện cổ Andersen ................ 47
2.3.1. Không gian nghệ thuật Truyện cổ Andersen ............................................. 47
2.3.2. Thời gian nghệ thuật Truyện cổ Andersen ................................................ 53
2.4. Kết cấu.......................................................................................................... 56
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….…65


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XIX văn học Phương Tây phát triển rực rỡ với nhiều khuynh
hướng, trào lưu và tác giả nổi tiếng. Nhìn chung, văn học nước ngoài đều có
những điểm chung và sắc thái riêng do hoàn cảnh xã hội, hệ tư tưởng và truyền
thống văn hóa của mỗi nước quy định. Có thể điểm qua một số tên tuổi lớn như:
V. Huygo, Balzac, Dickinx… và trong số những tên thông tuổi ấy không thể
không kể tới Hans Christian Andersen.
Cách đây hơn 200 năm, vào ngày 02 tháng 4 năm 1805, có một người đã
cất tiếng khóc chào đời đầu tiên tại một ngôi làng nằm trong thung lũng giữa
những quả đồi thấp quanh năm lẩn khuất sương mù, ngày đêm ngập tràn gió
biển vùng Odenxe của xứ sở Đan Mạch xa xôi với những đỉnh đồi được bao phủ
bởi một màu trắng thanh khiết của muôn ngàn cánh hoa thạch thảo. Như một
thiên thần được Thượng đế phái xuống trần gian để thay thế Người thực hiện
cứu rỗi nhân gian, người đó ba mươi năm sau đã trở thành một nhà văn mà tác
phẩm đã được dịch ra hơn 90 thứ ngôn ngữ trên khắp năm châu bốn biển, từng

được hàng triệu người trên thế giới mến yêu đến ngưỡng mộ, sùng bái. Và cho
đến nay, dù đã cách xa chúng ta khoảng 137 năm nhưng tên tuổi của ông đã đi
vào huyền thoại như một người kể chuyện hay nhất hành tinh. Đó chính là Hans
Christian Andersen - người kể chuyện thiên tài của mọi thời đại.
Andersen là một nhà văn kì diệu. Với trí tưởng tượng phong phú, tài năng
thiên bẩm, tâm hồn nhạy cảm và thánh thiện, ông đã niệm thần chú lên ngòi bút
nhiệm màu của mình đánh thức “đứa trẻ thơ muôn thuở”, “luôn tồn tại và yên
ngủ” trong lòng mỗi con người, đưa chúng ta đến với cuộc sống “kì diệu và đẹp
đẽ” với những ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng và thánh thiện nhất. Andersen đã
thử sức ở rất nhiều lĩnh vực nhưng đạt đến đỉnh cao hơn cả là hơn 160 truyện cổ
bắt đầu viết từ năm 1835. Và chính những truyện thần tiên đó đã làm cho ông
trở thành bất tử.
Bản thân K.Pauxtopxki đã từng gắn bó với những câu chuyện cổ của
Andersen suốt thời thơ ấu và cho đến khi trưởng thành vẫn luôn mang bên mình
1


thế giới cổ tích ấy, đọc và nâng niu nó như một thứ Kinh thánh của riêng mình.
Tuổi thơ đắm chìm trong một thế giới cổ tích lung linh, rực rỡ, huy hoàng, đầy
biến ảo của Andersen với những dãy núi phủ đầy tuyết trắng xứ Anpơ, những
tảng băng lóng lánh, những bông tuyết trắng muốt một màu thanh sạch phủ lên
đất đai cây cỏ; một thế giới diễm ảo với màu xanh ngát của bầu trời Bantich, với
lòng biển khơi sâu thẳm, những đỉnh đồi nở đầy hoa thạch thảo, những đóa oải
hương thơm ngát một mùi hương dịu dàng, những hồ nước trong veo từng đàn
thiên nga trắng muốt bơi lội cạnh những ngôi nhà xinh xinh, cổ kính, những
cánh đồng lúa mì vàng rộm trải rộng đến cả chân trời, những gác chuông nhà
thờ, những khu vườn sum sê cây cối, những cánh rừng, những con đường
mòn… Tất cả thế giới thiên nhiên diễm tuyệt ấy, đã in sâu vào tâm trí suốt thời
thơ ấu. Nhà văn Nga đã từng say mê với những câu chuyện về Nàng tiên cá,
cuốn mình theo những cuộc phiêu lưu của chú lính chì dũng cảm, mải mê dõi

theo bước chân của cô bé Giecđa trong hành trình tìm bạn; và cũng đã từng rơi
nước mắt khóc thương cho số phận bất hạnh của em bé bán diêm… Mỗi lần đọc
truyện cổ Andersen tưởng như thấy lại bóng dáng thời thơ ấu của mình trong đó.
Tâm hồn được bồi đắp không chỉ bởi sự lung linh, đẹp đẽ của thế giới cổ tích
diệu huyền mà còn bởi những triết lí nhân sinh đậm chất nhân văn sâu sắc. Có
cảm giác tận thẳm sâu tâm hồn bởi những giọt nước diệu kì toát ra từ những
trang sách ướt đẫm tình yêu con trẻ của “người canh giữ những linh hồn cổ
tích”- Andersen. Mang trong mình niềm say mê và một tình yêu trầm lắng với
những câu chuyện Andersen, chính ông đã truyền một niềm tin bất diệt “Dù ai
có nói với bạn điều gì đi nữa thì xin bạn hãy cứ tin rằng cuộc sống này là kì diệu
và đẹp đẽ” (Pauxtopxki).
Đọc truyện của Andersen người đọc thấy có sự khác biệt rất nhiều so với
truyện cổ của hai anh em nhà Grimm. Nếu như Grimm chỉ chủ yếu thu thập và
biên tập lại những truyện cổ trong dân gian, thì phần sáng tác của Andersen là
rất lớn, thậm chí có những truyện là do ông hoàn toàn sáng tác bởi vậy truyện
của Andersen mang đậm tính chất văn học, mang dấu ấn cá nhân. Có được điều
đó là do từ thuở nhỏ ông đã được nghe rất nhiều truyện cổ tích. Từ đó tâm hồn
2


của Andersen dường như đã trở thành một thế giới cổ tích với trí tưởng tượng vô
cùng phong phú. Không chỉ nghe và tiếp nhận truyện cổ tích một cách thích thú
và say mê. Ông kể lại cho mọi người theo cách kể của mình, khác với những gì
ông đã được nghe. Thậm chí khi lớn lên, Andersen thích đi xem kịch đến nỗi đã
xin đi dán áp phích quảng cáo cho các vở kịch. Rồi sau khi xem xong ông đã tự
xoay vở kịch theo hướng suy nghĩ, theo trí tưởng tượng của mình rồi diễn lại
cho mọi người xem theo hướng đó. Chính từ những ngày xa xưa đó đã giúp ông
có được những ý tưởng sáng tạo độc đáo và đặc sắc để tạo nên những huyền
truyện và trở thành một nhà văn nổi tiếng qua mọi thế hệ. Truyện của Andersen
có nhiều sắc thái đa dạng phong phú, mà thực ra nét thi vị là một đặc trưng lớn

của văn phong của Andersen. Đa số độc giả rất thích đọc những truyện về tình
yêu, những truyện về sự tàn phai dang dở, những truyện dễ đem lại một nỗi
buồn man mác về lẽ vô thường của tạo vật, của kiếp người, nhưng cũng đồng
thời ca ngợi cái đẹp của cuộc sống và của cuộc sống và nhân văn. Đó chính là
quan điểm chủ đạo trong tác phẩm của Andersen. Nói như thế không phải là hạ
thấp các sắc thái khác, như vẻ hài hước nhẹ nhàng mà sâu sắc hoặc nét tả thực
tinh tế của truyện Andersen quả nhiên là tuyệt vời vô cùng, khiến cho người
đọc thực sự bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp mà Andersen đã phác ra bằng trí tưởng tượng
của mình.
Truyện cổ Andersen chinh phục được đông đảo bạn đọc qua nhiều thế hệ
bằng những hình ảnh lung linh, huy hoàng, huyền ảo của một thế giới cổ tích
thần tiên hay nội dung mang những triết lí sâu sắc, thâm trầm và nghệ thuật độc
đáo. Khám phá đặc sắc nội dung và nghệ thuật Truyện cổ Andersen để thêm một
lần nữa chúng tôi khẳng định tài năng của con người xứ Odense này. Cũng như
thể hiện tình yêu mến, khâm phục nhà văn. Và những câu chuyện màu nhiệm,
triết lý giúp cho đời sống con người thêm tươi đẹp, nhẹ nhàng hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyện cổ Andersen được nghiên cứu ở một số đề tài. Cuộc đời và thân
thế của Andersen mới được nhắc đến trong một số sách viết về cuộc đời ông
dưới dạng truyện kể như cuốn Hans Christian Andersen - truyện kể về danh
3


nhân thế giới, 2005 của Song Mai (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin). Tên tuổi
của Andersen xuất hiện khá khiêm tốn, bằng chứng là các giáo trình lớn không
đề cập đến ông như rất nhiều nhà văn phương Tây khác. Phải tìm hiểu kĩ, chúng
tôi mới tìm được những trang viết về tiểu sử Andersen cùng một số điểm nội
dung, nghệ thuật của ông do Lê Nguyên Cẩn viết và Lưu Đức Trung chủ biên
trong cuốn Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường; bài Bà
Chúa Tuyết trong cuốn Văn học - Giáo trình dùng trong các trường Sư phạm

đào tạo giáo viên tiểu học năm 1995 do Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú,
Văn Thanh cùng một số tác giả khác viết, Nhà xuất bản Giáo dục.
Phần lớn cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và giá trị tác phẩm của ông được
đề cập nhiều trên các bài báo và tạp chí, đặc biệt là Tạp chí Văn học kể từ năm
1955 khi lần đầu tiên báo Văn nghệ in bài Truyện Andersen của Nguyễn Tuân.
Những năm sau này, tên tuổi Andersen xuất hiện nhiều hơn trên các tạp chí.
Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục với bài viết Truyện Andersen đăng trên Tạp
chí Văn học số 5, năm 1963 đã đi sâu vào nghiên cứu những ý nghĩa hiện thực
trong các câu chuyện cổ của Andersen. Tác giả đã đánh giá rất cao vốn sống
thực tiễn phong phú của nhà văn và sự kết hợp vốn sống đóvới trí tưởng tượng
bay bổng để sáng tạo nên những câu chuyện cổ mang đậm dấu ấn hiện đại. Đồng
thời, tác giả bài viết cũng khẳng định ý nghĩa của “Câu chuyện cổ tích thứ hai Truyện cổ tích dành cho người lớn” trong các sáng tác của Andersen. Cho nên
truyện Andersen chẳng phải là những truyện đơn thuần viết cho trẻ em. Trẻ em
thích truyện Andersen đó là một điều không ai chối cãi được. Nhưng ngay cả
người lớn cũng rất thú vị khi đọc truyện Andersen. Người lớn thích những
truyện đơn giản của Andersen, mà trẻ em vẫn thấy phần lí thú của chúng trong
những truyện phức tạp nhất.
Tác giả Nguyễn Trường Lịch trên Tạp chí Văn học số 1, năm 1996 đã có
bài viết Nguồn gốc văn hóa xã hội và sức mạnh tài năng của Andersen. Bài viết
đi sâu vào tìm hiểu cội nguồn, nơi sản sỉnh ra sức mạnh tài năng, sức sáng tạo kì
diệu của Andersen. Cội nguồn sức mạnh đó chính là mạch nguồn văn hóa dân
gian quê hương Odense - mảnh đất giàu huyền thoại với rất nhiều lễ hội; đó là
4


truyền thống gia đình, là kiến thức văn hóa xã hội, là những nếm trải trong cuộc
sống và những chuyến đi đây đó của ông qua nhiều vùng đất. Từ hoàn cảnh xuất
thân trong nghèo khổ của mình, Andersen đã có được một cái nhìn cảm thông,
một trái tim biết sẻ chia và tha thiết yêu thương đối với những mảnh đời bất
hạnh để rồi kể lại trực tiếp bằng nước mắt, bằng tiếng cười châm biếm hài hước

cho nhiều người nghe, cho nhân loại đồng cảm. Cuối cùng, tác giả bài viết đã
khẳng định về Andersen. Thiên tài Andersen chính là thiên tài của nhân dân, của
đất nước Đan Mạch, của ngôn ngữ Đan Mạch không tách rời sức lao động sáng
tạo của con người kì diệu ấy.
Cùng trên Tạp chí Văn học số 1, năm 1996, nhà nghiên cứu Văn Thanh đã
có bài viết Người kể chuyện thiên tài - Andersen đánh giá rất cao giá trị của
truyện cổ Andersen ở ý nghĩa của chúng đối với trẻ em cũng như người lớn. Đọc
Andersen ở bất cứ lứa tuổi nào cũng đều có thể chiêm nghiệm một bài học nhân
sinh hồn nhiên mà thật sâu sắc. Và tác giả đã nhấn mạnh chính sức tưởng tượng
là nguyên cớ tạo nên những truyện kể thật hấp dẫn của Andersen.
Nhà nghiên cứu Đặng Thị Hạnh cũng góp tên vào Tạp chí Văn học bằng
bài viết Nàng tiên cá, một số biến thái và phát triển của đề tài. Tác giả đã tiến
hành phân tích nguồn gốc của đề tài Nàng tiên cá, bắt đầu từ mẫu gốc của truyện
Nàng tiên cá trong anh hùng ca Odysse của Homere đến truyền thuyết Pháp
vùng Poitou, cho đến truyện Ondine của De la Motte Fouque cũng như kịch
Ondine của Giraudoux. Và khẳng định Nàng tiên cá bé nhỏ của Andersen là
truyện kể nổi tiếng nhất về đề tài này; và cũng từ đó Andersen đã phát triển đề
tài muôn thuở của văn học - đề tài về kẻ lạc loài và ước mộng không thành.
Cũng trong bài viết này, tác giả đã liên hệ đến truyện Con gái thủy thần của
Nguyễn Huy Thiệp như một sự nhắc nhở đến Truyện cổ Andersen.
Cũng viết trên Tạp chí Văn học số 1, năm 1996, nhà nghiên cứu Phạm
Thành Hưng có bài viết Truyện Andersen - một hình thức tự sự độc đáo bàn về
quan điểm nghệ thuật của Andersen. Ông thuộc số người cầm bút với thiên chức
tôn vinh sự sống và khẳng định cái đẹp. Ông ngợi ca cuộc sống về đẹp của thế
giới. Đặc biệt, bài viết đã bước đầu đề cập đến góc độ thi pháp học trong những
5


sáng tác cổ tích của Andersen, cụ thể trên các bình diện kết cấu, cốt truyện,
người kể chuyện, nhân vật, lối dẫn truyện hay cách kết thúc truyện. Tác giả viết

về những nét đặc trưng thi pháp của Andersen có thể là những kinh nghiệm quý
cho những cây bút sở trường là ở thể truyện ngắn và chắc chắn rằng sau ông,
một phong cách truyện ngắn dân gian đã định hình trong văn học Châu Âu.
Giáo sư Hà Minh Đức đã có bài tham luận tại Hội thảo quốc tế Văn học
Bắc Âu tổ chức tại Hà Nội, được đăng trên Tạp chí số 12, năm 1997 với tên gọi
Truyện cổ của Hans Christian Andersen (1805 - 1875). Bài viết đã nhấn mạnh
giá trị những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện cổ Andersen; đồng
thời, tác giả đã khái quát những điểm hấp dẫn trong những sáng tác của nhà văn
này. Đó là sự kết hợp giữa đời sống hiện thực và thế giới thần kì huyền ảo, sự
kết giữa tình cảm và triết lí, sự kết hợp giữa dân tộc và nhân loại.
Trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 2, năm 2001 có đăng bài Gặp gỡ văn
học Đan Mạch của tác giả Hữu Ngọc nhìn nhận tài năng Andersen trong sự đối
sánh với văn học Đan Mạch. Trong bài viết này tác giả Hữu Ngọc đã khẳng định
tên tuổi của Andersen như một nhà văn nổi tiếng nhất thời đại, mang đậm dấu ấn
tâm hồn Đan Mạch. Không những vào thời ấy mà cho đến nay, không nhà văn
Đan Mạch nào nổi tiếng trong và ngoài nước bằng Hans Christian Andersen
(1805 - 1875). Năm 1987, ông là một trong một số tác giả được xuất bản nhiều
nhất thế giới. Ông đặc trưng cho những nét dân tộc nhất của người Đan Mạch.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tập Truyện kể cho trẻ con: gồm trên 164
truyện. Ông đã mượn cốt truyện ở huyền thoại, truyện cổ tích, truyện dân gian,
lịch sử, có khi hư cấu trên cơ sở cuộc sống hàng ngày. Truyện của ông có hai
bình diện: bình diện hấp dẫn tức khắc do cốt truyện có kịch tính, bình diện sâu
lắng hơn do tính chất tế nhị nên thơ, toát ra từ một tấm lòng ưu ái, mẫm cảm, đôi
khi ngây thơ mà vẫn chinh phục được lòng người. Phong cách của ông gắn liền
thơ mộng với thực tế, mỉa mai với tình cảm, luôn luôn có những liên tưởng bất
ngờ thú vị, cơ bản là lạc quan. Bằng vài nét chấm phá khái quát nhất, tác giả đã
cho chúng ta thấy được vị trí của Andersen trong nền văn học Đan Mạch nói
6



riêng và văn học thế giới nói chung; đồng thời phác họa một cách sơ lược nhất
về cuộc đời, những sáng tác cổ tích của Andersen.
Cũng trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 3, năm 2000, Đào Duy Hiệp đã
có bài viết Hiện thực và ảo mộng trong Em bé bán diêm của Andersen. Trên cơ
sở khám phá các bình diện mộng ảo và hiện thực, ánh sáng và bóng tối, tác giả
bài viết đã mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về một câu chuyện cổ
tích nhưng mang đậm giá trị hiện thực và giá trị nhân văn cao cả.
Nhà nghiên cứu Đào Huy Hiệp cũng trong một bài viết về Andersen với
tên gọi Đọc Andersen đăng trên Tạp chí Văn học số 2, năm 2001 đã cung cấp
cho người đọc một cái nhìn tương đối toàn diện về thế giới nhân vật phong phú
trong các câu chuyện cổ của Andersen thông qua khảo sát và lập sơ đồ cấu trúc
nhân vật hành động của bốn truyện: Nữ thần băng giá, Ip và cô bé Crixtin,
Người bạn đồng hành và Ông già làm gì cũng đúng.
Như vậy, có thể thấy từ trước đến nay, các bài viết, các bài nghiên cứu về
Andersen chủ yếu xuất hiện trên các Tạp chí Văn học. Song cũng cần phải thấy
rằng việc nghiên cứu Andersen ngày càng được quan tâm nhiều hơn với rất
nhiều bài viết nghiên cứu và các cuộc hội thảo. Vào ngày 23 và 24/11/1995 diễn
ra cuộc hội thảo giữa trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn phối hợp với
Đại sứ quán vương quốc Đan Mạch; các hoạt động văn hóa vào năm 2005 nhân
kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Andersen.
Trên cơ sở tiếp thu những bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả
đi trước và phát triển cụ thể hơn, chi tiết hơn. Nên chúng tôi lựa chọn đề tài
những nét Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Truyện cổ Andersen.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong
Truyện cổ của Andersen.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Truyện cổ Andersen là truyện được yêu thích trên toàn thế giới trong đó
có Việt Nam. Bạn đọc Việt Nam biết đến truyện của Andersen từ rất sớm, có

7


nhiều bản dịch chất lượng giữ được nét đặc sắc của truyện. Nhưng chúng tôi
chọn văn bản khảo sát là: Truyện cổ Andersen (2004) - Nguyễn Minh Toàn dịch,
NXB Văn hóa - Thông tin. Là bản dịch được sử dụng nhiều trong nhà trường và
cũng dịch thành công, đầy đủ nhất những câu chuyện cổ của Andersen.
Phạm vi nội dung đề tài đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Truyện cổ
Andersen.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này người viết mong muốn chỉ ra được những nét đặc sắc
về nội dung và nghệ thuật trong truyện cổ của Andersen. Qua đó, hi vọng giúp
các bạn sinh viên có thêm hiểu biết về nội dung và nghệ thuật trong truyện cổ
của ông.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ phát hiện, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để từ
đó chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện cổ của
Andersen và so sánh với một số tác giả, tác phẩm trên thế giới. Từ đó, có thể
đánh giá được những thành công của Andersen cả về nội dung và nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê tài liệu
Dựa vào những khảo sát cụ thể để chứng minh cho nhận định, đánh giá đề
tài. Từ đó thống kê những chi tiết làm sáng tỏ các yếu tố nội dung, nghệ thuật
trong truyện cổ.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa trên kết quả khảo sát thống kê từ đó tiến hành phân tích tổng hợp để
đi đến những nhận định khái quát cần thiết.
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Từ những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của Andersen.
Sau đó so sánh, đối chiếu với các tác phẩm văn học khác trên thế giới để tìm ra

những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong Truyện cổ của Andersen với các tác
phẩm trên thế giới được đem ra so sánh.
8


5. Đóng góp của khóa luận
Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn trao dồi thêm sự hiểu biết của
bản thân về Truyện cổ Andersen. Đồng thời thấy được đặc sắc về nội dung, nghệ
thuật của Truyện cổAndersen.
Đề tài trình bày một cách hệ thống, chi tiết, cụ thể về nội dung, nghệ thuật
trong sáng tác Truyện cổ Andersen.
6. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung khóa luận
gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Những nét đặc sắc về nội dung Truyện cổ Andersen.
Chương 2: Những nét đặc sắc về nghệ thuật Truyện cổ Andersen.

9


CHƯƠNG 1: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG
TRUYỆN CỔ ANDERSEN
1.1. Khái niệm nội dung tác phẩm văn học
Người ta thường đồng nhất nội dung tác phẩm với nội dung của đối tượng
khách quan mà tác phẩm phản ánh, biến việc phân tích tác phẩm thành minh họa
cho một tư tưởng sẵn có trừu tượng. Tìm hiểu cội nguồn nội dung tác phẩm là
cần thiết, nhưng có những cách làm nghèo đi hoặc đi xa nội dung tác phẩm. Nội
dung đích thực của tác phẩm văn học là: “Cuộc sống được lí giải, đánh giá, ước
mơ, là nhận thức và lí tưởng, nỗi niềm đã hóa thành máu thịt hiển hiện, chứ
không phải khái niệm về hiện thực hoặc khái niệm về lí tưởng và tình cảm” [14,

251]. Ví dụ như vở kịch Mẹ can đảm và những đứa con của Brêt kể về người mẹ
dắt bầy con đi kiếm ăn trong những cuộc chiến trận phi nghĩa. Chiến tranh đã
cướp hết người con, những bà vẫn không tỉnh ngộ. Có người yêu cầu tác giả làm
cho bà mẹ tỉnh ngộ và hiểu được bản chất khốc liệt của chiến tranh, thì Brêt cho
rằng nhiệm vụ của tác giả không phải làm cho mẹ can đảm bừng tỉnh, mà chính
là làm cho người xem nhận ra điều đó.
Nội dung của tác phẩm không đơn giản là hiện thực được miêu tả, hoặc ý
nghĩa trừu tượng của nhà văn mà là “một quan hệ chủ quan - khách quan được
dấy lên trong tác phẩm. Đó là nội dung toàn vẹn, phong phú, nhiều bình diện
độc đáo của nghệ thuật đòi hỏi phải thể hiện qua hình thức nghệ thuật, chứ
không thể thông báo được bằng lời” [14, 252]. Được hỏi về nội dung cuốn tiểu
thuyết Anna Carenina, L. Tônxtoi trả lời: “Nếu như tôi muốn nói bằng lời tất cả
những gì tôi muốn biểu hiện bằng tiểu thuyết thì tôi lại phải viết lại từ đầu quyển
sách mà tôi đã viết”. Chính nội dung đó đòi hỏi văn học nghệ thuật phải tạo ra
các hình thức của riêng nó là hình thức chủ thể như người trần thuật, nhân vật,
nhân vật trữ tình, cái nhìn, giọng điệu… Xây dựng thành công các loại nhân vật
là điều kiện để thể hiện nội dung đặc thù của tác phẩm văn học.
Với bút pháp vừa trào lộng vừa trữ tình, vừa hiện thực lãng mạn, truyện
cổ tích của Andersen đã đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống. Xuất thân từ
10


tầng lớp lao động nghèo khổ, lại phải tự lập từ rất sớm, ông hiểu rõ cuộc sống
vất vả, cay đắng của người dân lao động nghèo khổ.
1.2. Nội dung Truyện cổ Andersen
1.2.1. Cảm thông, thương yêu những con người bất hạnh
Đọc truyện của ông ta thấy một điều rất đặc biệt. Đó là lòng cảm thông,
yêu thương và sẻ chia của tác giả với những em bé mồ côi bất hạnh. Thuở nhỏ
các em sống trong cảnh gia đình khó khăn, nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh trong
cuộc sống. Qua câu chuyện Bên gốc liễu kể về cuộc đời chú bé Knút. Chú lớn

lên cùng với cô bé Gian ở thị trấn Kgioegie, cha mẹ các em nghèo, các em
thường chơi với nhau trong vườn và trên con đường cái hai bên bờ hào có trồng
những hàng liễu. Đó là những ngày sung sướng, nhưng chẳng được bao lâu. Hai
gia đình phải xa nhau. Mẹ Gian chết, bố em lấy vợ ở kinh đô. Một thời gian sau
bằng giọng hát của mình, cô bé trở nên nổi tiếng. Năm Knút 19 tuổi cậu lên
thành phố phụ giầy và tìm đến Gian. Cậu thổ lộ tình cảm của mình nhưng nàng
không chấp nhận. Knút buồn bã cố quên nhưng lại càng nhớ, cậu đến những nơi
không thể nào đưa Gian đến được, thế mà nàng vẫn đến đấy “vì lúc nào nàng
cũng ở trong tim chàng” [6, 219] và cậu cũng không nói chuyện Gian cho ai
biết, cậu ôm chặt mối sầu tận đáy lòng. Knút đến các vùng đất để quên Gian
nhưng không thể quên, chàng quyết định quay về quê hương sau ba năm, lang
thang ở các cánh đồng cỏ mà không có một người bạn ở bên cạnh. Những gốc
liễu cây mộc hương làm sống dậy những kỉ niệm quê hương, cậu gục xuống bên
gốc liễu và mơ giấc mơ tuyệt đẹp chàng sánh vai với Gian tới nhà thờ “tình yêu
nồng nàn của Knút đã làm tan khối băng giá bao quanh trái tim nàng” [6, 228].
Chàng tỉnh dậy rồi lại nhắm mắt ngủ thiếp đi và lại mơ. Sáng ra người ta thấy
chàng chết rét bên gốc liễu. Cuộc đời Knút là một bi kịch, chàng ước mơ giàu có
để xứng đáng với người yêu nhưng hiện thực thì tối tăm nghèo nàn.
Tuy sống trong đau khổ Knút không ngừng ước mơ. Đây là đặc điểm nổi
bật trong những nhân vật của Andersen là ước mơ không bao giờ chết. Câu
chuyện Em bé bán diêm là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà
văn Andersen. Truyện kể về số phận bi thương, nỗi bất hạnh và những ước mơ
11


của cô bé bán diêm. Em sống với bố trong một căn gác tồi tàn sát mái nhà, mẹ
và bà những người yêu thương em đều đã qua đời. “Ngôi nhà xinh xắn có dây
thường xuân bao quanh” [6, 733] chỉ còn là kỉ niệm đẹp, em chuyển đến ở một
nơi “tối tăm luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa” [6, 733]. Em phải
đi bán diêm để tự kiếm sống. Đêm giao thừa trong cái lạnh thấu xương, cô bé

đầu trần đi chân đất, dò dẫm trong đêm tối. Em không thể về nhà vì suốt ngày
không bán được bao diêm nào, cũng không ai bố thí cho một đồng xu nhỏ và
nhất định em sẽ bị bố đánh. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi, cha con em ở trên
gác, sát mái nhà mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn
thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ, em ước có thể quẹt
một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét. Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Em
hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng, tỏa ra ánh sáng kì diệu, hiện ra
trong em những mộng tưởng. Trong giá lạnh, em tưởng như đang ngồi trước
một lò sưởi bằng sắt “trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu
dàng” [6, 734]. Trong cơn đói, em mơ về một bữa ăn ngon lành“bàn ăn đã dọn,
khăn trải bàn trắng tinh, trên bầy toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con
ngỗng quay” [6, 734]. Thực tế đã thay thế cho mộng mị, chẳng có bàn ăn thịnh
soạn nào cả, mà chỉ có phố sá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bắc
thì vi vu, mấy người khách qua đường họ hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh
nghèo khổ của em. Lúc này em mơ về một cây thông Nôen với hàng trăm ngọn
nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực
rỡ. Giữa cảnh cô đơn, em mơ được gặp bà “em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang
mỉm cười với em” [6, 735], được bà đưa đến nơi chẳng còn đói rét, đau buồn
nào đe dọa nữa. Em liên tục quẹt diêm để được sống trong những mộng tưởng
“em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao, em muốn níu bà lại” [6,
736]. Bà cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, họ đã về chầu Thượng
đế. Sáng hôm sau tuyết phủ trắng mặt đất, mặt trời đã lên. Vào buổi sáng lạnh
lẽo, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng, đôi môi đang
mỉm cười “em đã chết vì rét trong đêm giao thừa” [6, 736]. Andersen đã để cô
bé bán diêm chết trong một đêm đông như thế. Mà đó không phải là một đêm
12


đông bình thường. Đó còn là phút giao thừa thiêng liêng. Và vào đêm đó, cô bé
bán diêm khốn khổ đã chết. Em đã ra đi cùng với những giấc mơ giản dị mà đối

với em là những giấc mơ bất tận không thể thành sự thật. Đó là giấc mơ được no
đủ, đó là giấc mơ được có quần áo ấm để mặc và giấc mơ được gặp người bà mà
em hằng kính yêu. Cuộc đời này có lẽ sẽ chẳng bao giờ những số phận nghèo
khổ như em hay như Knut có thể biến những giấc mơ của mình trở thành hiện
thực được. Bởi vậy Andersen đã đưa họ đến thế giới khác. Nơi đó có thể che chở
đùm bọc và bảo vệ những linh hồn khốn khổ. Cái chết của em bé tuy thương tâm
nhưng lại như thiên sứ về trời. Chính bởi tình thương yêu sâu sắc đối với em bé
bất hạnh đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em như không có gì là bi thảm,
dường như em đã mãn nguyện lắm lúc từ giã cõi đời này.
Cuộc sống thiếu thốn các em không có vẻ hồn nhiên, vui tươi được đến
trường như các bạn cùng trang lứa mà phải sớm tự lập, vất vả kiếm sống. Bên
cạnh đó các em còn thiếu vắng tình thương của gia đình và mọi người xung
quanh. Dù cuộc sống có nhiều khó khăn, vất vả nhưng các em vẫn có những ước
mơ, khát vọng rất đáng trân trọng. Thông qua việc miêu tả số phận bất hạnh của
những em bé mồ côi chịu nhiều thiệt thòi và những mơ ước của các em. Thấy
được lòng cảm thông, yêu thương, sẻ chia của tác giả với những mảnh đời nhỏ
bé, bất hạnh. Truyện Cô Lọ Lem trong truyện cổ Grimm là một cô bé đáng
thương khi mẹ mất sớm, bố lấy vợ hai và có hai người con riêng. Cô bị lột sạch
quần áo đẹp đẽ, mặc vào cô bé “chiếc áo choàng cũ kỹ màu xám và đưa cho cô
một đôi guốc mộc” [11, 569], cô phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối, tờ mờ
sáng đã phải thức dậy “lấy nước, nhóm bếp, thổi cơm, giặt giũ” [11, 570], cô
còn bị hai con của dì ghẻ hành hạ “đổ đậu Hà Lan với đậu biển xuống tro” [11,
570] rồi bắt cô nhặt riêng ra, tối đến cô phải ngủ bên đống tro cạnh bếp. Khi cha
đi chợ mua cho hai con riêng dì ghẻ đủ thứ quần áo, đá quý. Lọ lem chỉ được
một cành dẻ bên đường. Đến khi nhà vua mở hội cô không được đi, dì ghẻ “đổ
một đấu đậu biển lẫn với tro” [11, 571] bắt cô nhặt, khi nào xong thì đi dự hội.
Thông qua truyện cổ tích người đọc thấy rằng các nhà văn đều yêu thương, cảm
thông những con người bất hạnh đặc biệt là những em bé sớm mồ côi.
13



Trong truyện của mình nhà văn Andersen xây dựng nhiều nhân vật có số
phận bi kịch, bất hạnh trong tình yêu. Họ phải đứng giữa nhiều sự lựa chọn, trải
qua nhiều khó khăn thử thách nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. Nhà văn
không né tránh khi để cho nhân vật phải chết.
Nàng tiên cá cũng rơi vào bao bi kịch, lựa chọn đánh đổi tất cả vì tình
yêu. Nàng có hai lần phải chọn lựa. Lần thứ nhất, khi đến gặp mù phù thủy,
nàng buộc phải chọn lựa giữa việc hy sinh tiếng hát, giọng nói để biến thành
người và được gặp hoàng tử yêu dấu. Nàng đã chọn sự hy sinh. Nàng tiên cá khi
có được tình yêu với con người (là chàng hoàng tử) thì bị rơi vào thế phải đánh
đổi: đánh đổi tiếng hát, giọng nói, nàng chỉ có thể nhìn chàng với đôi mắt xanh
thẳm, âu yếm nhưng buồn rầu “không nói được lời nào” [6, 490]. Mỗi bước đi
“nàng cảm thấy như giẫm lên kim hay gốc rạ phát nhọn” [6, 490]. Nhưng nàng
cố chịu đựng và không hề kêu ca. Lần thứ hai, khi buộc phải giết chết hoàng tử
trước lúc mặt trời mọc để sống ba trăm năm đời cá thay vì sống trong tích tắc
của kiếp người. Nàng đã chọn kiếp người đánh đổi số phận của chính mình,
đánh đổi sự tồn tại để có được một linh hồn bất diệt “nếu nàng làm được nhiều
điều thiện trong ba trăm năm, nàng sẽ có một linh hồn bất diệt” [6, 499]. Cuộc
đời nàng tiên cá đã phải chọn lựa những thứ như sau: được làm người, được yêu
như người, và được chết như con người. Dấu hiệu duy nhất để nhận biết điều ấy
là đôi chân trần đau nhói trong mỗi bước đi. Những chọn lựa của nàng tiên cá
suy cho cùng đều là những quyết định bi kịch. Cái nàng đạt được và cái nàng hy
sinh đều hệ trọng như nhau. Nàng phải chọn trong đau đớn giữa cái phù vân và
cái vĩnh cửu, giữa thân phận bọt sóng vô tri và kiếp người đầy mất mát. Cái là
phù vân lại mang hình bóng vĩnh cửu (bọt sóng), cái tưởng là vĩnh cửu lại quá
đỗi phù vân (làm người). Nàng hi sinh tất cả chỉ vì muốn được ở bên hoàng tử,
được làm người bình thường nhưng không theo ý nàng. Tất cả đổi lấy với nàng
là tình yêu tan vỡ, cái chết đau lòng.
Với những nỗi sợ hãi tầm thường con người tự tạo ra cho mình những bất
hạnh. Truyện Cái bóng kể cho chúng ta một sự chọn lựa khác. Người đàn ông

trong truyện (một nhà khoa học) có hai lần chọn lựa, nhưng đều kín đáo, đến nỗi
14


nhà văn cũng không nỡ nói cho chúng ta biết nhân vật đã quyết định chọn lựa từ
lúc nào. Chỉ biết rằng, có một lần, người đàn ông ấy thấy mình mất bóng. Với
ông đó là việc thảm hại, ông ta lại biết câu chuyện người mất bóng mà trẻ con
xứ lạnh nào cũng thích. Quyết định chọn con đường cho phép chiếc bóng ra đi
mà không biết, người đàn ông trở nên đơn độc khủng khiếp khi không còn bóng
nữa. Ông ra bao lơn sau lưng vẫn thắp đèn “hết thu mình lại vươn mình ra,
nhưng công toi cái bóng không hiện ra nữa” [6, 319]. Cái bóng ấy sau những
chuyến phiêu lưu li kỳ bỗng dưng quay lại với địa vị con người thật. Nó giàu có,
sang trọng, và thậm chí còn muốn lấy vợ. Người đàn ông chọn lựa lần thứ hai,
chấp nhận đổi thân phận mình làm bóng, và cái bóng làm chủ “cái bóng là ông
chủ và ông chủ lại là cái bóng. Họ đi kề bên nhau, người nọ trên người kia,
đằng trước hoặc đằng sau người kia, tùy theo vị trí mặt trời” [6, 326]. Cái bóng
luôn tìm cách chơi trịch thượng nhưng nhà bác học không hề để ý đến. Buổi tiệc
cưới tưng bừng của chiếc bóng ở cuối truyện được đặt bên cạnh cái chết âm
thầm của con người thật “nhà bác học đáng thương chẳng hề được nghe thấy
những lời hò reo ấy người ta đã giết mất ông ta rồi” [6, 331]. Câu chuyện cổ
tích tưởng chừng ngộ nghĩnh này chất chứa một sự đánh đổi bi thảm của con
người trong xã hội hiện đại. Andersen đã sử dụng những chi tiết thần kỳ nhằm
mang đến cho chúng ta một ẩn dụ mới về sự bất lực của con người trong việc
chăm bón cho hào quang phù phiếm. Nhà khoa học viết về Chân Thiện Mỹ đã
chết. Nhưng chiếc bóng của ông ta thì vẫn sống, lấy vợ, giàu có, và giả vờ
thương xót con người thật đã mất kia. Bi kịch này có lẽ vẫn âm thầm xảy ra với
bất kỳ ai trong chúng ta, khi nỗi sợ mất bóng là ám ảnh lớn nhất trong đời.
Andersen vô cùng cảm thông với nỗi bất hạnh khi mất đi người thân yêu.
Bởi có nỗi bất hạnh nào đau khổ bằng sự chia cách, khi mất đi người thân yêu.
Trong truyện thấy sự đau khổ, tột cùng của những bà mẹ vô cùng yêu con nhưng

phải xa đứa con bé bỏng, yêu quý. Truyện Một bà mẹ lại dẫn chúng ta đến thế
giới của tình mẫu tử. Người mẹ tội nghiệp ấy cũng phải có ba lần chọn lựa khi
mất đứa con thân yêu. Lần thứ nhất, người mẹ khóc để đôi mắt trong veo của bà
rơi xuống đáy hồ “đôi mắt của bà theo dòng lệ rơi xuống đáy hồ” [6, 452], khi
15


ấy bà được hồ dẫn đường đến ngôi nhà của Thần Chết. Lần thứ hai, người mẹ
phải “trao mớ tóc đen cho bà cụ nhận lấy mớ tóc bạc” [6, 453] để được chỉ
đường đến khu vườn kính của Thần Chết, nơi có những bông hoa tượng trưng
cho kiếp người. Cái gì đã dắt người mẹ đi xa đến thế, đánh đổi nhiều đến thế, đó
là tình mẫu tử, là việc tìm lại đứa con thân yêu. Nhưng trong khu vườn, với đôi
mắt trong veo được trao trả lại, người mẹ đã nhìn thấy bao nhiêu thân phận sung
sướng và bất hạnh trong những bông hoa. Và bà quyết định để cho con được
chết “nếu đời nó sau này sẽ đau khổ thì xin hãy mang nó đi mang nó về chốn
thiên đàng” [6, 456]. Lựa chọn cuối cùng này của người mẹ chỉ cho chúng ta
đọc được ý nghĩa bên trong của câu chuyện cổ tích. Người mẹ không muốn con
mình thức dậy vì bà không thể biết được cuộc đời thực sự của đứa con sẽ là khổ
đau hay hạnh phúc; bà không thể biết nếu con mình sống lại thì cái sống ấy liệu
có làm người khác phải mất con như bà không, có phải trả giá không. Vì không
biết nên bà chấp nhận cho Thần Chết mang con mình đi xa. Chúng ta cũng như
bà mẹ, không biết cái kết mà Andersen dành cho người mẹ đau khổ đó là đúng
hay không đúng. Cái chết từ đầu câu chuyện vẫn chỉ là cái chết cho đến cuối
câu chuyện, dù người mẹ đã phải mù lòa đi hay già cỗi đi vì đau thương.
Chúng ta bị chọn lựa cho cái chết, còn ý nghĩa cái chết ấy vẫn là điều không
thể biết. Truyện Đứa trẻ trong mồ càng tô đậm nỗi bất hạnh này. Tang tóc và
buồn phiền tràn ngập nhà cửa và tâm can mọi người “Các cô chị thương em,
lòng đau đớn… ông bố thẫn thờ cả người… bà mẹ là người đau khổ nhất, bà
thao thức đêm ngày bên giường con, săn sóc, vuốt ve nó” [6, 704]. Với bà mẹ
mất con bà chẳng còn chỗ nào dựa dẫm trong cơn hoạn nạn, chẳng còn nguồn

an ủi nào “bà hoàn toàn bị vùi dập trong tuyệt vọng” [6, 704]. Những ngày sau
này vẫn là chuỗi ngày sầu não và buồn tẻ. Chồng con bà đau lòng “nước mắt
chảy quanh, nhìn bà mẹ tội nghiệp và tìm lời an ủi, nhưng bà cũng chẳng
nguôi” [6, 705]. Vả lại chồng con bà biết nói gì với bà vì chính họ cũng đau khổ
như bà. Những con người nhỏ bé phải chịu nỗi đau quá lớn và họ cũng cần có
thời gian xoa dịu nỗi đau, bất hạnh.
16


Cũng là thế giới đồ chơi và trò chơi, truyện Chú lính chì dũng cảm bày ra
một thế giới hỗn độn với một kết cục buồn chú lính chì bị quẳng vào lửa và lửa
bén cháy cả cô vũ nữ xinh đẹp bằng bìa của chú. Di hài chú lính được chị giúp
việc kết lại thành một trái tim nhỏ. Cuộc đời chú lính chì, với niềm đam mê tình
ái, can đảm chống chọi giữa dòng rác rưởi, và suýt chết trong bụng con cá măng
chứa đựng tấm lòng trắc ẩn sâu xa của Andersen về những con người bất toàn.
Chú lính chì một chân và cô vũ nữ cũng chỉ đứng một chân giữa một đám đồ
chơi nhao nhác, đầy tâm địa là một nét vẽ thiên tài về thế giới khổng lồ của con
người. Chú lính chì bị chảy ra trong lửa, nhưng chú vẫn tiếp tục hóa thành một
món đồ chơi mới: một trái tim (món đồ chơi của chị giúp việc) “di hài của chú
trong đám tro tàn, kết lại thành một trái tim xinh xắn” [6, 639]; như thể đời này
sang đời khác, trong vóc hình một món đồ chơi, chú lại tiếp tục dũng cảm sống
và chết đi, tiếp tục là câu chuyện trong thế giới đồ chơi. Và tiếp tục những bi
kịch, bất hạnh mới. Truyện của Andersen dù thần tiên hay truyện đời đều chứa
đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ông đưa từ cuộc sống vào, kể cả các vật vô
tri vô giác, cho đến muôn thú, cỏ cây, sông núi đều có hồn, có sinh mệnh. Nhà
văn Đan Mạch không chỉ viết cho trẻ em tài tình mà các tác phẩm của ông còn
dành cho mọi tầng lớp bạn đọc, nó thể hiện suy nghĩ sâu sắc nhất, những tình
cảm chân thật nhất, đầm ấm nhất.
Có thể nói, những mong ước trong truyện cổ Andersen đều thiết tha và hệ
trọng. Nhưng các nhân vật khi đạt được lại hiếm khi trọn vẹn niềm vui. Truyện

của ông thường không kết thúc trong khúc khải hoàn hoặc sự viên mãn, rằng từ
đó trở đi, những nhân vật ấy sẽ được hạnh phúc mãi mãi. Andersen đã làm
ngược lại; cái đạt được không phải là phần thưởng tuyệt đối cho đức hạnh hoặc
tài năng, hoặc sự khốn khó. Cái đạt được vẫn nằm trong chiếc bóng khổng lồ
của định mệnh. Và nỗi buồn vẫn tràn ngập, cho dù mơ ước đã thành.
Là bi kịch, bởi vì nhân vật của Andersen đã phải chọn lựa quá nhiều trước
khát vọng hoàn thiện và sự bất lực tất yếu. Là hồn nhiên, bởi vì mỗi mẩu chuyện
của Andersen đều kể về một thế giới quá xa chúng ta, thế giới cổ tích mà những
được mất đều chỉ là hồi quang của một cuộc chơi nào đó. Là bi kịch, bởi vì
17


không có nhân vật nào của Andersen mà không có một nỗi mất mát riêng bị giấu
đi trong quên lãng. Là hồn nhiên, bởi vì, nước mắt và nụ cười trong truyện cổ
Andersen luôn đồng hành, luôn soi bóng trong những câu chuyện dù kết cục
chọn lựa là sống hay chết, tốt hay xấu.
Trong thế giới tưởng tượng ngộ nghĩnh và trắc ẩn ấy, có bao mảnh đời
trôi nổi giữa rủi may, bao nhân cách bị biến dạng, bao tình yêu bị tan nát, bao
cái chết oan uổng. Thế giới nhân sinh thật sự luôn có mặt trong mỗi trò chơi nho
nhỏ của Andersen, trò chơi mà ông đã phải cặm cụi suốt đời, một cách “chậm
chạp và khó nhọc” để sáng tạo ra nó. Và mỗi mẩu chuyện cổ tích trong sáng của
Andersen vẫn ánh lên sâu kín bi kịch hồn nhiên của mọi kiếp người.
1.2.2. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, khả năng đấu tranh kiên trì của con người
Một trong những điểm đặc sắc đáng quan tâm trong truyện của Andersen
là trí tưởng tượng, tình yêu cuộc sống và niềm tim mãnh liệt vào cuộc sống của
ông được truyền qua nhân vật - những đứa con tinh thần của mình. Ngay từ thuở
nhỏ chú bé Andersen đã sớm được nghe những câu chuyện cổ tích nên ông đã
có một trí tưởng tượng rất phong phú và đặc biệt.
Truyện Nữ Chúa Tuyết chỉ từ hình ảnh chiếc gương thần của quỷ độc ác
bị vỡ mà ông sáng tạo được biết bao tình tiết thú vị đặc sắc cuốn hút không

không biết bao độc giả nhỏ tuổi dõi theo hành trình của cô bé Giecda dũng cảm
đi tìm bạn là cậu bé Kay, do bị mảnh gương vỡ của quỷ rơi vào mắt và tim đã
thay đổi tính tình đi theo bà Chúa Tuyết. Giecda đến mọi nơi, ở đâu có thông tin
về Kay em đều tìm đến. Em đến hỏi dòng sông, đóa hoa trên đường, tìm đến gặp
hoàng tử, công chúa, đàn bồ câu. Trên đường đi em đã gặp muôn vàn thử thách.
Em từng bị một bọn cướp bắt đưa đến nơi có “quạ khoang và quạ đen từ các lỗ
bay ra tứ tung, lũ chó ngao to tướng nhảy cẫng lên. Mỗi con đủ sức nuốt chửng
một người” [6, 603], nhờ sự quyết tâm của em mà con gái quân cướp đường đã
giúp đỡ cho nai đưa em đến vùng Bắc cực Laponi. Đây mới chỉ là khó khăn đầu
tiên mà em phải qua bởi em còn phải đi một trăm dặm nữa mới đến đất Phần
Lan nơi bà Chúa Tuyết ở. Giữa đất Phần Lan phủ đầy băng tuyết, Giecda tiếp
tục đi một mình, chân không giày, tay không găng. Cô bé vượt qua được khó
18


khăn bởi vì “cái sức mạnh mà cô ta đã có sẵn trong trái tim, trong tấm lòng
trung hậu và trong sáng của cô” [6, 611]. Em ra sức chạy, gặp một đám bông
tuyết lớn, tuyết không rơi từ trên trời xuống mà bay là là mặt đất, càng tới gần
lại càng lớn dần nom to lớn và đáng sợ như động vật “chúng có những hình thù
rất kỳ quặc… trông giống lợn lòi hoặc như những con nhím… trông giống như
rắn rết đang ngỏng đầu lên… hay như một bầy gấu lớn, gấu con lông dựng
ngược” [6, 612] tất cả đều trắng toát, đều như là những bông tuyết sống. Rét đến
nỗi em trông thấy cả hơi thở ra rồi bốc lên như đám khói. Giecda vừa đi vừa đọc
bài kinh cầu nguyện, nhờ thế mà Giecđa có thể ung dung tiến về phía trước và
cuối cùng sự cố gắng, lòng dũng cảm, cùng tình bạn chân thành của em đã được
đền đáp một cách xứng đáng. Kay đã nhớ ra và trở về cùng Giecda.
Không chỉ thấy được trí tưởng tượng phong phú của Andersen, qua câu
chuyện còn đưa đến cho độc giả những bài học vô cùng ý nghĩa về tình bạn, tình
người qua những hành động cử chỉ và thái độ của cô bé Giecda. Hình ảnh về
những mảnh vỡ chiếc gương của bọn quỷ chính là lời cảnh tỉnh của nhà văn về

những điều xấu xa còn tồn tại trong xã hội này của chúng ta và nếu như chúng ta
không cẩn thận thì những điều xấu xa đó có thể nhiễm vào người chúng ta lúc
nào mà chúng ta không thể ngờ được. Giống như những mảnh gương chẳng may
vào mắt của Kay và biến em từ một người tốt thành kẻ lạnh lùng.
Trong truyện của mình nhà văn Đan Mạch ca ngợi những con người nhỏ
bé, tuy không có sức mạnh về thể chất nhưng có lòng dũng cảm, kiên trì giúp họ
vượt qua bao khó khăn thử thách, cái ác cái xấu trong cuộc sống. Bên cạnh cô bé
Giecda nhỏ bé còn có chú lính chì một chân trong truyện Chú lính chì dũng cảm.
Truyện kể về chú lính vì thiếu chì chú chỉ có một chân, nhưng chú đứng oai vệ
chẳng kém gì chú lính chì khác có đủ cả hai chân. Khó khăn đầu tiên chú gặp
phải là bị con quỷ lùn to tướng hất xuống đất, nhưng chú lại rơi chân xuống
trước nên lại đứng vững. Sáng hôm sau chị giúp việc đặt chú lính chì lên bậc
cửa sổ, lúc ấy có một luồng gió mạnh hất chú từ trên gác ba. Cậu bé và chị giúp
việc xuống tìm nhưng không thấy. Chú bị hai đứa trẻ đưa lên thuyền làm bằng
báo cũ, rồi thả thuyền xuống rãnh nước. Rãnh mỗi lúc càng rộng ra, nước chảy
19


xiết. Chiếc thuyền giấy chòng chành dữ dội, thỉnh thoảng lại chao đi, trông
thuyền có thể bị lật úp đến nơi. Làm chú lính chì lo lắng nhưng chú vẫn điềm
nhiên “vốn dũng cảm, chú vẫn bồng súng với một vẻ kiên cường”[6, 636]. Vừa
chui qua một đoạn ống ngầm, nước rãnh đổ ngay vào một con sông, tạo thành
một cái thác, thế là thuyền lao xuống nhưng trong giây phút khủng khiếp ấy
“chú lính chì vẫn bình tĩnh” [6, 637]. Lao xuống thác chiếc thuyền chòng
chành, giấy bục ra, cả thuyền và chú lính chì đều chìm xuống đáy sông đào.
Cuối cùng chú được trở về căn phòng nơi có các anh em chú, nàng vũ nữ xinh
đẹp sau khó khăn thử thách mà quỷ lùn phù phép chú đều bình tĩnh, dũng cảm
vượt qua.
Trong cuộc sống có bao điều khó khăn, cái ác, cái xấu như những khó
khăn mà cô bé Giecda phải trải qua trên đường tìm bạn, những cuộc phiêu lưu kì

thú của chú lính chì một chân dũng cảm. Những khó khăn trong cuộc sống
không ai biết trước được để vượt qua con người cần có lòng dũng cảm, kiên trì
đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái ác. Qua đây, thấy rằng tác giả ca ngợi những con
người nhỏ bé nhưng vô cùng dũng cảm, kiên trì chống lại cái xấu, cái ác trong
cuộc sống.
Andersen viết cho mọi lứa tuổi, dù là trẻ em, người lớn đọc vẫn thích thú.
Bởi tầng ý nghĩa, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình.
Trong các truyện cổ của nhà văn bạn đọc đặc biệt chú ý đến nhân vật là những
con người nhỏ bé, lao động bình thường, tuy nghèo khổ. Nhưng lại giàu lòng
yêu thương và sẵn sàng hi sinh vì tình yêu cao cả đó là những phẩm chất tốt đẹp,
khả năng tuyệt vời của người lao động.
Trước tiên, phải kể đến sự hi sinh thầm lặng của người mẹ nghèo trong
sáng tác của Andersen. Mụ ấy hư hỏng kể về cuộc sống nghèo khổ của mẹ con
chị thợ giặt. Nước thì buốt mà ngày ngày chị ngâm ở sông sáu tiếng đồng hồ,
không ăn uống gì và chị phải dùng hết sức chống chân xuống giữ“quỳ gối trên
chiếc ghế dài và ráng hết sức nện bàn đạp xuống những bó quần áo to tướng”
[6, 135]. Ở đây rất nguy hiểm dòng nước thì chảy xiết kéo trôi những tấm khăn
trải giường lớn đe dọa lật đổ cả chiếc ghế dài. Chị đã đem hết sức lực ra “làm
20


việc đến nỗi gần như bật máu ra đầu ngón tay” [6, 136], nhưng chị vui lòng làm
để nuôi con một cách lương thiện. Cũng bởi chồng mất, chị phải phấn đấu làm
việc để nuôi con chị làm việc liên tục, nhận bất cứ việc gì “lau thang gác thuê,
giặt đủ các loại quần áo, lụa và vải” [6, 143]. Làm việc vất vả nhưng cuộc sống
của hai mẹ con chị vẫn không khá lên. Nước thì lạnh buốt mà chị lại ngâm quá
lâu, chị bị cảm lạnh nhưng sáng hôm sau lại đi làm việc vừa bước xuống nước
đã ngã ra. Cuối cùng chị thợ giăt đáng thương đã qua đời. Chị thợ giặt nghèo
khổ nhưng đức hạnh, hi sinh vì con. Chị làm việc quên đi bản thân mình lúc nào
cũng nghĩ đến con lo cho con.

Tình yêu thương, sự hi sinh bản thân vì con của người mẹ còn thấy rõ ở
Một bà mẹ. Đứa con bé bỏng của người mẹ khổ khổ này bị thần Chết bắt đi. Bà
đã tìm mọi cách, trải qua khó khăn thử thách để cứu con. Thử thách đầu tiên bà
phải ôm bụi gai vào ngực để sưởi ấm cho nó “gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ
từng giọt đậm” [6, 451]. Đến bên hồ, hồ nước muốn đôi mắt của bà và bà đã
khóc nước mắt tuôn tầm tã đến nỗi “đôi mắt của bà theo dòng lệ rơi xuống đáy
hồ và hóa thành hai hòn ngọc” [6, 452]. Đến được vườn ươm của thần Chết gặp
bà già canh giữ vườn, bà ta muốn mái tóc dài đen nhánh của người mẹ. Bà mẹ
sẵn sàng vui lòng đáp ứng đòi hỏi của bà canh vườn “trao mớ tóc đen cho bà cụ
và nhận lấy mớ tóc bạc” [6, 453]. Người mẹ không tiếc thân mình đánh đổi tất
cả để được cứu con, tấm lòng của người mẹ thật đáng trân trọng. Cuối cùng bà
gặp được thần Chết nhưng biết con mình sau này sẽ đau khổ, bà đành xin với
thần Chết mang nó về chốn thiên đàng.
Tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, đáng quý của người mẹ dành cho con,
mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con. Dù cho người mẹ có chịu đói rét, khổ sở,
không tiếc thân mình thì tất cả là vì con. Điều này được nhà văn Andersen trân
trọng thể hiện qua các tác phẩm của mình một cách chân thực nhất.
Hi sinh vì tình yêu cao cả cũng được nói đến trong truyện của Andersen
qua Nàng tiên cá. Nàng tiên cá với sự hi sinh cao cả của nàng dành cho người
mình yêu. Nàng tiên cá xinh đẹp lần đầu tiên nàng trông thấy đất liền, thấy
những rặng núi cao, một màu xanh biếc, đỉnh tuyết phủ, lóng lánh như đàn thiên
21


nga đang ngủ. Dưới chân núi gần bờ biển có những khu rừng đẹp đẽ xanh tươi
và một ngôi nhà thờ… chanh cam đầy vườn, dừa mọc trước cửa. Biển xói vào
bờ tạo thành những vịnh nhỏ, nước lặng và sâu có núi đá bao quanh. Nàng dìu
hoàng tử về phía đó, đặt chàng lên bãi cát mịn và cẩn thận nâng đầu chàng lên.
Nàng tiên cá có một tâm hồn cao thượng, hy sinh thân mình để cứu lấy hoàng tử
trong cơn phong ba khủng khiếp trên biển những tấm ván dầy gãy gập trước

những đợt sóng hung hãn, con thuyền vỡ tan ra, cột buồm chính gãy đôi, nước
ập vào khoang. Chính nàng cũng phải cẩn thận để khỏi va vào các mảnh thuyền,
thấy hoàng tử chìm nàng quên cả nguy hiểm “bơi vào giữa đám mảnh gỗ nổi
bập bềnh, có thể lao vào giết chết nàng” [6, 480]. Cứu được hoàng tử vì quá yêu
nên nàng đã đến động của mụ phù thủy nơi có vực nước sâu xin trở thành người.
Để thực hiện được điều này nàng phải chia lìa cha mẹ, quê hương, hy sinh tiếng
nói, giọng hát huyền diệu, ngày ngày nàng còn âm thầm chịu đựng bao nỗi đau
đớn ê chề mà không ai biết tới nhưng vì hoàng tử nàng chấp nhận hết. Khi uống
liều thuốc nóng bỏng nàng thấy “như có một thanh kiếm hai lưỡi đâm xuyên qua
làn da thịt mềm mại” [6, 490] nàng đau đến ngất đi. Được hoàng tử cứu, đưa về
lâu đài nhưng mỗi bước đi nàng cảm thấy “như giẫm lên kim hay gốc rạ phát
nhọn, nhưng nàng cố chịu đựng không hề kêu ca” [6, 490]. Khi hoàng tử lấy vợ
cũng là lúc nàng phải chết trong lúc đó nàng phải lấy con dao găm đâm vào tim
hoàng tử để cứu mình. Nhưng nàng đã chọn để hoàng tử sống rồi “gieo mình
xuống biển và cảm thấy thân thể tan thành bọt” [6, 498]. Cuối cùng nàng tiên cá
đáng thương quyết định hy sinh thân mình cứu hoàng tử, nàng nhân từ nghĩ cho
hạnh phúc của người mình yêu điều này thật đáng quý biết bao. Nàng đã đau
khổ quá nhiều, làm việc nhân đức nên nàng được trở thành người con gái của
không trung và có linh hồn bất tử. Chuyện về nàng tiên cá đã rung động bao trái
tim trẻ thơ, an ủi bao tâm hồn héo hon và xoa dịu bao nỗi đau. Nàng được ấp
yêu trong lòng bao con người vươn tới khát vọng. Andersen đã biến Nàng tiên
cá tuyệt vời biểu thị của sự dịu dàng một nàng thiếu nữ đẹp nhất trần gian yêu
say đắm một chàng hoàng tử và sẵn sàng hi sinh cuộc sống để cứu chàng. Bị
22


khước từ, nàng đau lòng buồn bã trở về với cuộc sống bất tử. Nàng tiên cá của
Andersen chết vì tình yêu đã làm cho bao trẻ thơ trên thế giới xúc động.
Khác với nàng tiên cá hi sinh vì tình yêu nàng Lido trong Bầy thiên nga
lại hi sinh tất cả vì những người anh yêu quý của nàng. Bị hoàng hậu độc ác phù

phép hãm hại Lido, biến các anh nàng thành những con thiên nga trắng muốt. Để
đưa được nàng đi cùng các anh phải tết được tấm lưới chắc chắn dùng mỏ kéo
lưới. Họ bay suốt ngày không ngừng như mũi tên rít trong không gian. Đến
dược miền đất mới nàng Lido luôn cầu xin Thượng đế cho mình mơ phép giải
thoát cho các anh. Nàng có thể giải thoát được cho các anh nhưng nàng phải can
đảm, bền gan và đặc biệt là từ lúc dệt đến khi dệt xong nàng không được nói
một câu. Nàng hăm hở “bẻ cây tầm ma, tay nàng cháy bỏng lên, chẳng mấy lúc
hai cánh tay nàng phồng cả lên” [6, 694] nhưng nàng thản nhiên chịu đau đớn,
miễn là giải thoát cho các anh. Nàng “thức suốt đêm để diệt áo” [6, 695] nàng
không muốn nghỉ ngơi trước khi giải thoát cho các anh. Nàng được vị vua của
xứ sở nước đó đưa về cung, vua yêu quý chăm sóc cho nàng nhưng nàng không
nói một câu. Nàng bị giáo chủ nghi ngờ là phù thủy vì khi hết tầm ma nàng phải
đích thân ra nghĩa địa hái về. Dù cho “tay có đau đớn đến mấy chăng nữa cũng
không thể sánh với nỗi lo âu đang đè trĩu trái tim” [6, 698] nàng muốn hi sinh
tất cả cho các anh. Nàng bị đưa đến ngục kín chờ ngày xét xử, trên đường đến
chỗ thiêu nàng vẫn không ngừng may áo, nàng ngã lăn ra và và ngất đi trong tay
các anh vì “làm việc nhiều, lo lắng nhiều và đau đớn nhiều” [6, 702] nên nàng
đã kiệt sức. Nàng Lido nhỏ bé làm việc đến những giây phút cuối cùng, nàng
không nghĩ đến tính mạng hạnh phúc của mình mà luôn luôn nghĩ đến các anh.
Người đọc khâm phục trân trọng khả năng phi thường của nàng. Truyện Sáu
con thiên nga trong Truyện cổ Grimm nàng công chúa cũng hi sinh vì các anh
không nói trong sáu năm “đi vào rừng sâu, leo lên cây ngủ đêm” [11, 939], cô
đi hái hoa thủy cúc và bắt đầu khâu áo. Được vua đón về cung, làm vợ vua.
Nàng bị mụ dì ghẻ hãm hại ba lần bị bắt mất con, bị vu oan “nàng bị tội chết
thiêu” [11, 940]. Nhưng nàng quyết không nói nửa câu cho đến ngày giải thoát
cho các anh.
23



×