BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TÍNH
THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TÍNH
THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.34.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÃ NHÂM THÌN
Hà Nội, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng mình. Những kết quả và số liệu
trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trên bất cứ tài liệu nào. Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Tính
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3
5. Đóng góp của luận án
5
6. Cấu trúc của luận án
5
NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN
6
1.1. Lịch sử vấn đề
6
1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát
6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu quan niệm văn học của Cao Bá Quát
7
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán
Cao Bá Quát
10
1.1.3.1. Nghiên cứu những điểm mới về nội dung
10
1.1.3.2. Nghiên cứu những điểm mới về nghệ thuật
14
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài
17
1.2.1. Lí thuyết liên văn bản
17
1.2.2. Lí thuyết nghiên cứu văn học sử về tác giả
18
Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN ĐIỂM MỚI TRONG THƠ
CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
22
2.1.Tiền đề lịch sử, xã hội nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX
22
2.1.1.Những yếu tố truyền thống đã tỏ ra lỗi thời
22
2.1.2. Tầng lớp thị dân và tư tưởng phi Nho giáo
24
2.1.3. Ảnh hưởng bước đầu của tư tưởng, văn hoá phương Tây
25
2.2. Tiền đề văn hóa, văn học
2.2.1. Tiền đề văn hoá
29
29
2.2.1.1. Văn hóa dân gian và trào lƣu tƣ tƣởng nhân văn chủ nghĩa
2.2.1.2. Hoạt động chấn hƣng văn hoá của nhóm sĩ phu Hà thành
đầu thế kỉ XIX
29
31
2.2.2. Tiền đề văn học
32
2.2.2.1. Đổi mới về lực lƣợng sáng tác
32
2.2.2.2. Đổi mới trong quan niệm sáng tác
33
2.2.2.3. Sự ƣu thắng của văn học phi chức năng, văn học hình tƣợng
34
2.3. Cuộc đời, con người Cao Bá Quát
36
2.3.1. Con người tài năng, phóng túng, ưa đổi mới
36
2.3.2. Con người ưu phẫn
37
2.3.3. Con người được giao lưu, tiếp xúc với phương Tây qua chuyến
đi “Dương trình hiệu lực” ở Hạ Châu
38
Chương 3: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG
41
3.1. Từ quan niệm văn học của Cao Bá Quát đến những điểm mới
trong thơ chữ Hán của tác giả
41
3.2. Điểm mới trong quan niệm về xã hội
47
3.2.1. Điểm mới trong việc nhìn nhận và phản ánh hiện thực xã hội
trong nước
47
3.2.1.1. Sự hoài nghi về lí tƣởng, con đƣờng khoa cử
47
3.2.1.2. Sự quan tâm tới rủi may của cuộc đời và tƣ tƣởng,
nhân tính con ngƣời trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt
52
3.2.2. Ảnh hưởng của nước ngoài trong cách nhìn về xã hội,
về thế giới được phản ánh trong sáng tác
58
3.2.2.1. Thể hiện nhận thức mới ở sự khác lạ về con ngƣời
59
3.2.2.2. Thể hiện nhận thức mới về sự giàu sang và sức mạnh
của văn minh phƣơng Tây
61
3.2.2.3. Thể hiện nhận thức mới về khả năng xâm lƣợc của
phƣơng Tây
64
3.3. Điểm mới về chữ “tình”
69
3.3.1. Quan niệm về chữ “tình”
70
3.3.2 Thế giới tình cảm của Cao Bá Quát trong các mối quan hệ của
cuộc sống đời thường
72
3.3.2.1. Tình cảm gia đình
72
3.3.2.2. Tình cảm bạn bè
79
3.3.2.3. Tình cảm trong các mối quan hệ xã hội khác
85
3.4. Điểm mới trong chủ đề người phụ nữ
88
3.4.1. Điểm mới về đối tượng phản ánh
88
3.4.2. Điểm mới trong cảm nhận về ngoại hình,hành động, cử chỉ và
tâm lí nhân vật
89
3.5. Điểm mới trong chủ đề thiên nhiên
96
3.5.1. Cảnh sinh động, đa sắc, giàu trạng thái
98
3.5.2. Cảnh khắc nghiệt, dữ dội, thất thường, hủy diệt
102
Chương 4: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NGHỆ THUẬT
106
4.1. Không gian, thời gian đời tư
106
4.1.1. Không gian đời tư
106
4.1.1.1. Không gian đời tƣ - nơi quê nhà thân thiết
106
4.1.1.2. Không gian đời tƣ - nơi chất chứa nỗi sầu hận, bế tắc
109
4.1.2. Thời gian đời tư
4.1.2.1. Thời gian sinh hoạt hàng ngày
4.1.2.2. Thời gian cụ thể, trực cảm
116
116
119
4.2. Sự phát triển hình thức thể loại kí sự thơ
121
4.2.1. Sự nhiệt thành thể hiện cái tôi của tác giả
122
4.2.1.1. Sử dụng đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất
122
4.2.1.2. Nghệ thuật tự dẫn, chú giải
126
4.2.1.3. Biểu hiện lí sự, nghị luận, phân tích của lí tính
132
4.2.2. Sự gia tăng tính trần thuật, miêu tả tường tận, chi tiết
135
4.2.2.1. Cách đặt nhan đề tƣờng minh
135
4.2.2.2. Cách chú trọng các chi tiết cụ thể
137
4.2.2.3. Cách liên tƣởng, so sánh
142
KẾT LUẬN
148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
152
165
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Về khoa học cơ bản
1.1.1. Cùng với mảng văn học chữ Nôm, văn học chữ Hán nửa đầu thế kỉ XIX
phát triển rực rỡ. Trong đó, Cao Bá Quát (1808 - 1855) không chỉ là một nhân vật lịch sử
mà còn là một tác gia văn học lớn. Ông đƣợc mệnh danh là Thánh Quát và đƣợc đánh giá
là một hiện tƣợng có lẽ “chỉ xuất hiện một lần trong văn học Việt Nam” [74,11]. Nổi
tiếng với tài “tịch thƣợng tác”, Cao Bá Quát thành công ở nhiều thể loại: truyện, phú, hát
nói, thơ… Trong đó, chủ yếu là bằng chữ Hán, đặc biệt là thơ chữ Hán. Với 1212 bài thơ
chữ Hán đã đƣợc sƣu tập, công bố (căn cứ vào Cao Bá Quát toàn tập (Mai Quốc Liên
chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, 2012),
ông trở thành một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn
học dân tộc.
1.1.2. Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới
nghiên cứu ngay từ sau cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, dù đã có nhiều công trình về
Cao Bá Quát - cả về sƣu tầm, dịch thuật và nghiên cứu nhƣng những đổi mới của nhà thơ
lớn này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ thống. Một phần nguyên
nhân là do sáng tác của ông chƣa đƣợc sƣu tầm, dịch thuật, công bố đầy đủ. Bộ sách Cao
Bá Quát toàn tập (hai tập) do Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản
tạo điều kiện to lớn cho việc nghiên cứu thơ chữ Hán toàn diện, hệ thống. Trên cơ sở tác
phẩm thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã đƣợc xử lí cơ bản về văn bản học, cùng với
những tƣ liệu hữu quan, ngƣời nghiên cứu có thể tiếp cận Cao Bá Quát từ nhiều góc độ
khác nhau, trong đó việc so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát với các tác giả trƣớc và cùng
thời với ông có vai trò rất quan trọng. Cách tiếp cận này vừa cho phép tìm hiểu con ngƣời
và thời đại Cao Bá Quát vừa đánh giá đƣợc đóng góp của ông đối với tiến trình lịch sử
văn học dân tộc, từ đó, góp phần xác định địa vị văn học sử của tác giả.
1.1.3. Trong thời trung đại, sự tự ý thức về tác giả chƣa cao, làm văn thơ có khi
vay mƣợn, sao chép theo những khuôn mẫu. Cao Bá Quát kịch liệt phản đối lối sáng tác
truyền thống ấy. Ông theo quan niệm “Văn tất kỉ xuất” (Văn phải tự mình làm ra). Văn
chƣơng của ông thể hiện “một tâm hồn nhạy cảm, một năng lực sáng tạo to lớn, trƣớc
chiều sâu suy tƣởng và dự cảm xã hội có ý nghĩa thời đại, trƣớc diện đề tài phong phú và
2
những hình ảnh, tứ thơ thực sự sinh động, tân kì” [148,15]. Từ tƣ tƣởng quan điểm đề cao
mạnh mẽ vai trò sáng tạo của cá nhân, với tài năng của mình, Cao Bá Quát trở thành một
trong số rất ít cây bút trong văn học Việt Nam trung đại có phong cách sáng tác. Văn
chƣơng của ông có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại với những
đóng góp mang ý nghĩa đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật. Đề tài làm sáng tỏ vị trí
của Cao Bá Quát - “nhân vật có tính chất tƣợng trƣng thực sự đứng giữa ngƣỡng cửa một
giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam”, “là ngƣời khởi xƣớng phong trào cải lƣơng vào
nửa sau thế kỉ XIX” (N.I.Nikulin). Mặt khác, đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm
“ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam thời trung đại.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thơ chữ Hán Cao Bá Quát -
những điểm mới về nội dung và nghệ thuật.
1.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Tác phẩm của Cao Bá Quát đƣợc chú trọng giảng dạy rộng rãi từ hệ phổ thông, cao đẳng
đến đại học trong cả nƣớc. Nhiều tác phẩm đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng thể hiện
những đổi mới của Cao Bá Quát. Đề tài này góp phần phục vụ việc giảng dạy văn
chƣơng Cao Bá Quát nói riêng, văn học Việt Nam trung đại nói chung ở các cấp học hiệu
quả hơn.
Ngoài ra, luận án còn góp phần khẳng định tài năng của Cao Bá Quát một cách có
cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dân tộc, so sánh thơ
ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trƣớc và cùng thời với ông, đề tài
nhằm tìm ra những điểm riêng, mang tính chất đổi mới của Cao Bá Quát.
- Từ đó, đề tài xác định, tìm hiểu những đóng góp của Cao Bá Quát đối với văn
học Việt Nam thời trung đại, thấy đƣợc vai trò dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ,
góp phần tạo nên đặc điểm giao thời của văn học trung đại với văn học hiện đại trong thế
kỉ XIX.
3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (gồm 1212 bài đƣợc dịch ra tiếng Việt, in trong Cao
Bá Quát toàn tập).
- Thơ chữ Hán của một số tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam trung đại
(Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Miên Thẩm…)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá
Quát so với các tác giả trƣớc và cùng thời với ông trong văn học Việt Nam trung đại.
- Phạm vi tƣ liệu:
+ Tài liệu chính mà chúng tôi sử dụng trong luận án là Cao Bá Quát toàn tập
(Mai Quốc Liên chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà
Nội, 2004, 2012. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo cuốn Thơ văn Cao Bá Quát, Vũ
Khiêu (Chủ trì), Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2010 và các văn bản dịch thơ Cao Bá Quát từ
nhiều nguồn khác nhau để đối chiếu, tham khảo.
+ Để phục vụ cho việc so sánh, chúng tôi sử dụng thêm các tài liệu thơ chữ Hán
của các tác giả văn học Việt Nam trung đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì
Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Miên
Thẩm…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp so sánh đối chiếu
Đây là phƣơng pháp quan trọng nhất đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài của
chúng tôi.
Chúng tôi chủ yếu so sánh nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát với
các tác giả tiêu biểu trƣớc Cao Bá Quát (đặc biệt là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du) để thấy sự
kế thừa và đổi mới của Cao Bá Quát so với thi ca thời trƣớc ông.
Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát các tác giả cùng
thời với ông (nửa đầu thế kỉ XIX, trọng tâm là các tác giả Nguyễn Văn Siêu, Phan Thúc
Trực, Nguyễn Miên Thẩm) để tìm ra sự khác biệt, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các
tác giả đƣơng thời.
4
Chúng tôi cũng đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong mối tƣơng quan với đặc điểm
thi pháp của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam để thấy đƣợc những đóng
góp của tác giả đối với văn học dân tộc, nhất là ở việc bƣớc đầu đặt nền móng cho sự
hiện đại hoá văn học dân tộc.
4.2. Phương pháp hệ thống
Phƣơng pháp hệ thống cung cấp cho ngƣời viết cái nhìn bao quát khi nghiên cứu
những điểm mới về nội dung, nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát, thấy đƣợc sự kế thừa
và sáng tạo của Cao Bá Quát.
Với phƣơng pháp hệ thống, chúng tôi sử dụng các thao tác khảo sát, thống kê,
phân loại…
4.3. Phương pháp lịch sử - cụ thể
Phƣơng pháp lịch sử nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan hệ với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể để làm cơ sở cho những phân tích, nhận định, đánh giá về tác giả.
4.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Bằng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, chúng tôi vận dụng các thành tựu nghiên
cứu của các bộ môn khoa học xã hội nhƣ: văn bản học, sử học, văn hoá học, triết học,
lịch sử tƣ tƣởng, tâm lí học, xã hội học… nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan
hệ với văn hoá, hoàn cảnh lịch sử cụ thể… để làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá
mang ý nghĩa lí luận.
4.5. Phương pháp loại hình học tác giả
Với phƣơng pháp loại hình học tác giả, chúng tôi đặt Cao Bá Quát trong hệ thống
các nhà nho tài tử, các tác giả “chủ tình”, “quý chân”… trong văn học cuối thế kỉ XVIII
đầu thế kỉ XIX để tìm những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong xu hƣớng của
giai đoạn văn học nói chung, của Cao Bá Quát nói riêng.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp khác: phƣơng pháp đọc
sâu, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp… để thực hiện đề tài.
5
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê toàn bộ thơ chữ Hán Cao Bá
Quát - 1212 bài thơ - trên nhiều phƣơng diện khác nhau để đánh giá một cách hệ thống và
toàn diện cả về nội dung, nghệ thuật.
- Luận án bổ sung những lí giải mới, chỉ ra đƣợc sự độc đáo của thơ chữ Hán Cao
Bá Quát về nội dung và nghệ thuật.
- Luận án góp thêm một tiếng nói và sự nhìn nhận đánh giá thơ chữ Hán Cao Bá
Quát - một nhân vật lịch sử đặc biệt và một hiện tƣợng thơ văn mới mẻ. Kết quả nghiên
cứu của luận án nêu bật những đóng góp của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân
tộc, góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc. Qua đó, luận án
góp phần tìm hiểu thời đại Cao Bá Quát và các tác gia văn học trung đại khác đồng thời
góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc.
- Luận án góp phần khẳng định tài năng Cao Bá Quát một cách có cơ sở, giúp cho
việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn.
- Luận án góp phần giảng dạy tác giả, tác phẩm Cao Bá Quát ở các cấp đào tạo
đƣợc tốt hơn.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài những phần quy định chung (Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình
nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo), luận án đƣợc
trình bày thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Những tiền đề tạo nên điểm mới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát
Chƣơng 3: Những điểm mới về nội dung
Chƣơng 4: Những điểm mới về nghệ thuật
Ngoài ra, luận án còn có phần Phụ lục - bao gồm các bảng thống kê tƣ liệu sử
dụng trong luận án.
6
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về Cao Bá Quát đã đƣợc bắt đầu ngay từ trƣớc cách
mạng tháng Tám 1945. Khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy những vấn đề
liên quan đến đề tài đã đƣợc đề cập trên các phƣơng diện sau:
1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát
Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã đƣợc nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc
Quận tìm tòi, xác định công phu, chi tiết trong các bài: Vài nhận xét về tập Thơ văn Cao
Bá Quát [128], Văn bản tác phẩm Cao Bá Quát [129], Vấn đề văn bản tác phẩm Cao Bá
Quát [131]. Trên cơ sở các công bố khoa học của nhà nghiên cứu, chúng tôi xin tóm lƣợc
nhƣ sau:
- Năm 1970, Công trình tập thể Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do nhóm Vũ Khiêu
tuyển dịch và biên soạn có 161 bài tính theo lần in thứ nhất (1970). Bấy giờ, số bài thơ
chữ Hán đƣợc xác định của Cao Bá Quát là 1353 bài.
- Năm 1984, nhân lần in thứ 3, tập sách đổi tên thành Thơ văn Cao Bá Quát. Cuốn
sách này đăng 156 bài, rút bỏ 5 bài do nhóm biên soạn phát hiện các bài thơ ấy là của tác
giả khác. Tuy nhiên, cuốn sách “vẫn còn khoảng 5 bài nữa không phải của Cao Bá Quát”
[128,15].
- Theo kết luận của nhà nghiên cứu, số lƣợng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát là
1335 bài. Tuy nhiên, tác giả cũng nói rõ, trong 1335 bài ấy, “có 8 bài không thấy chép
trong toàn bộ tƣ liệu thơ chữ Hán” mà tác giả thu thập đƣợc, “46 bài chỉ tìm thấy trong
bản D (Cao Bá Quát thi tập, ký hiệu A.210) là bản có nhiều ghi chép rối rắm”, “không
thấy chép trong các sách nào khác nên cũng cần đƣợc chú ý khảo sát thêm về mặt văn
bản học” [131].
Trên cơ sở sƣu tầm và khảo cứu văn bản tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Quận, Trung tâm Nghiên cứu quốc học đã kế thừa công trình của nhóm Vũ Khiêu,
đồng thời tổ chức dịch thuật toàn bộ thơ văn Cao Bá Quát. Năm 2004 và năm 2012,
Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, nhà xuất bản Văn học đã xuất bản Cao Bá Quát toàn
tập, trong đó công bố 1212 bài thơ chữ Hán. Nhƣ vậy, so với kết luận của nhà nghiên
7
cứu, còn 123 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát vẫn chƣa đƣợc công bố trong bộ toàn tập
này.
Do đó, vấn đề văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát tuy đã có kết quả to lớn, song
vẫn cần đƣợc khảo sát, nghiên cứu thêm để hoàn thiện.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát
Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát đã đƣợc bàn đến qua những bài viết của
các tác giả: Trúc Khê, Lê Trí Viễn, Phƣơng Lựu, Nguyễn Lộc, Vũ Khiêu…, trong đó, có
cả những công trình nghiên cứu chuyên biệt của Nguyễn Tài Thƣ, Nguyễn Ngọc Quận,
Phạm Quang Trung…
Viết về vấn đề này, trƣớc khi có sự đính chính của Nguyễn Ngọc Quận năm 2004,
nhiều tác giả đã trích dẫn bài bạt Thư Tiêu Lâm thi tập hậu để khẳng định quan niệm sáng
tác của Cao Bá Quát. Trong khi đó, "…bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu chép trong Cao Chu
Thần thi tập - ký hiệu A. 299, là một bài hậu tự viết cho tập thơ Tiêu Lâm của tác giả
Phạm Kế Chi đƣợc nhiều nhà nghiên cứu coi là của Cao Bá Quát…", “Bài tự Thư Tiêu
Lâm thi tập hậu chƣa đủ cơ sở để xác định tác giả của nó là Cao Bá Quát hay một tác giả
cụ thể nào khác cho đến thời điểm này” [129,1135-1136].
Rất may, tƣ tƣởng trong bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu trùng với quan niệm của
Cao Bá Quát thể hiện trong nhiều tác phẩm, vậy nên sai lầm trên không làm thay đổi kết
quả đánh giá về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát.
Trong các công trình nghiên cứu, các ý kiến sau có vai trò góp phần định hƣớng
cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài:
Thứ nhất là các ý kiến về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát.
Trƣớc hết là ý thức về vai trò của nghệ sĩ. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Trần
Ngọc Vƣơng khẳng định: Trong lịch sử văn học Việt Nam, “chỉ đến thế kỉ XVIII mới có
hiện tƣợng có những nhà nho coi văn chƣơng (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự
nghiệp chính của đời mình” và nhà nghiên cứu đã xếp Cao Bá Quát vào số 11 nhà thơ tài
tử tiêu biểu “đã lấy văn chƣơng, coi tài năng văn học là thƣớc đo quan trọng” [199,124].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận đánh giá: “Trong ý thức về ngƣời làm thơ, Cao Bá
Quát thuộc số rất hiếm tác gia văn học Việt Nam trung đại tự nhận mình là nhà thơ, tự
xác định tƣ cách nhà thơ của mình [130,131]. Điều này có ý nghĩa đặc biệt. Vì lẽ, “Khẳng
8
định và tự hào về tƣ cách của ngƣời làm thơ, của chính mình là biểu hiện của ý thức cá
tính, về vai trò của văn chƣơng” [130,132].
Về sự coi trọng “chân” và “tình” của thơ, các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Ngọc
Quận,… từ bài thơ Vị mính tiểu kệ đồng Phan Sinh dạ toạ (Bài tiểu kệ “Uống chè” làm
trong khi ngồi khuya với Phan Sinh) đã nhận ra sự liên hệ của Cao Bá Quát giữa việc
uống trà với làm thơ: Uống chè cốt nhất là giữ đƣợc chân vị chè, nghệ thuật làm thơ cũng
vậy, cái hay không phải ở sự diêm dúa, hào nhoáng. Các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Tài
Thƣ, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Quang Trung… cùng chú ý tới phát biểu của Cao Bá
Quát: “Bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách, song làm thơ thì phải gốc ở tính tình”.
Nguyễn Tài Thƣ viết: “Xem “tính tình” là gốc của thơ, Cao Bá Quát đã đề cập một vấn
đề cơ bản của sáng tác nghệ thuật, đó là sự rung cảm của nghệ sĩ; nghệ sĩ có rung cảm
thật sự thì tác phẩm mới có hồn, mới có khả năng truyền tải và có tính độc đáo”
[181,324]. Nguyễn Ngọc Quận khẳng định: “Ông đã hƣớng đến vấn đề nội dung và hình
thức của thơ ca”. “Xác định phải chú trọng về quy cách” là Cao Bá Quát muốn nói đến
những luật lệ thi pháp và câu chữ, vần điệu. Và xác định: “làm thơ phải gốc ở tính tình”
tức là xác định cái căn cốt nhất của thơ” [96,32], “Chú trọng đến cảm xúc riêng của chủ
thể sáng tạo, rõ ràng Cao Bá Quát đã nhấn mạnh đến cá tính, đến sắc thái riêng của chủ
thể trữ tình” [130,133]…
Về quan niệm văn chƣơng phải có sự sáng tạo của Cao Bá Quát, Nguyễn Tài Thƣ
viết: “Cao Bá Quát luôn quan niệm thơ ca phải có hình thức đẹp (…). Nhƣng ông phản
đối chủ nghĩa hình thức trong sáng tác, phản đối lối sáng tác cầu kì, kiểu cách, chỉ biết
chạy theo câu chữ mới lạ và âm điệu khác thƣờng” [181,324]; “Là một nhà thơ lớn, Cao
Bá Quát thấy cần thiết phải học tập vốn nghệ thuật cũ của dân tộc (…) . Song học tập của
Cao Bá Quát không đồng nhất với lối giáo điều, rập khuôn, mô phỏng, bắt chƣớc. (…).
“Ông chủ trƣơng học tập song phải tiêu hoá đƣợc, phải biết biến những cái học đƣợc ở
ngƣời thành cái của mình, phải biết biến hoá trong quá trình sáng tác” [181,325- 326].
Đây cũng là ý kiến thống nhất với các tác giả khác khi tìm hiểu quan niệm văn chƣơng
của Cao Bá Quát.
Các tác giả Trần Nho Thìn, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Ngọc Hiền, Nguyễn Thanh
Tùng còn chú ý đến sự ảnh hƣởng thuyết “tính linh” của Cao Bá Quát. Các nhà nghiên
cứu đã khẳng định, Cao Bá Quát là ngƣời đi tiên phong trong việc ảnh hƣởng và đƣa tƣ
tƣởng thuyết “tính linh” thời Minh Thanh, quan niệm “tính linh” của Viên Mai vào sáng
9
tác. Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, “chỉ thấy Cao Bá Quát trong thế kỉ XIX đề cập
đến khái niệm “tính linh”, còn trƣớc đó, Lê Quý Đôn và các nhà thơ thế kỉ XVIII chỉ nói
đến tình” [174,139]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quận viết: “Cao Bá Quát còn nhấn mạnh đến
tính linh. Có thể ông đã kế thừa nhà lí luận Trung Quốc nổi tiếng Viên Mai (1715 - 1797)
về thuyết “tính linh” - tức tình cảm chủ quan của ngƣời làm thơ” [130,134]. Tác giả
Nguyễn Thanh Tùng khẳng định: quan niệm nghệ thuật cơ bản của Cao Bá Quát là theo
thuyết “tính linh” thời Minh Thanh. Với tƣ tƣởng chủ đạo này, Cao Bá Quát “ngầm ý
tranh luận với Miên Thẩm và các thành viên trong thi xã Tùng Vân”, “phê phán lối thơ
bắt chƣớc, mô phỏng, không chân thực về tình cảm; cũng là sự phê phán khuynh hƣớng
tƣ tƣởng “phục cổ”, “cách điệu” thịnh hành đƣơng thời” [194,54-55]. Tác giả Phạm Ngọc
Hiền đánh giá: “Sang giữa thế kỉ XIX, Cao Bá Quát đề cao thuyết tính linh trong sáng tác
văn học và đƣợc nhiều nhà nho có tƣ tƣởng cởi mở thời đó ủng hộ. Điều này cho thấy
văn chƣơng lúc bấy giờ đang có sự bứt phá khỏi thi pháp cổ điển để chuẩn bị chuyển
sang thi pháp hiện đại” [40].
Về ngƣời sáng tác, tác giả Nguyễn Ngọc Quận viết: “Cao Bá Quát quan niệm
ngƣời làm thơ phải từng trải”, “ngƣời làm thơ phải có kiến văn phong phú mà sự thực
học cần phải trải qua công tôi luyện, hiểu biết không thể lờ mờ, nửa vời” [130,137-138].
Tác giả Phạm Quang Trung nhận xét: Cao Bá Quát nói tới các điều kiện: “Một là, đi
nhiều, vết chân đã in khắp trên non sông muôn dặm. Cũng có nghĩa là trải đời nhiều
để kim cổ sự đa tu thức định (việc kim cổ có nhiều, cần phải nhận định vững chắc). Hai
là, đọc nhiều, trong bụng chứa đầy sách vở. Cũng có nghĩa là biết thâu thái, chắt lọc để
giúp cho sức nghĩ của bản thân: khán thư song nhãn vạn niên đăng (xem sách, đôi mắt
nhƣ ngọn đèn muôn năm - Bài Bệnh trung). Ba là, biết sáng tạo theo đặc trƣng của nghệ
thuật, lời nói bi tráng, văn viết thì trầm hùng, những cái đó khác nào như bụi bặm, cám
bã mà đã đem hun đúc thành gạch ngói. Và bốn là (điểm này thật là sáng suốt) rất cần sự
cảm thông, chia sẻ của ngƣời sáng tạo” [188,54-55]. Nhiều tác giả nữa cũng có chung sự
đánh giá trên.
Không chỉ quan tâm đến nội dung quan niệm sáng tác, các tác giả còn có ý kiến
đánh giá về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát trong tiến trình văn hoá dân tộc.
Nguyễn Tài Thƣ khẳng định: “Nhờ có tinh thần nhƣ thế, nên thơ ca ông từ trƣớc đến sau,
từ đầu đến cuối đều tỏ ra nhất quán, và hình thành một phong cách riêng biệt, gây chấn
động trong làng thơ đƣơng thời” [181;326]. Nguyễn Ngọc Quận đánh giá: “Đặt vấn đề
10
nhƣ vậy trong bối cảnh Cao Bá Quát đang sống, thời kì mà văn chƣơng hƣớng vào việc
ca ngợi thiết chế phong kiến, công đức của các bậc đế vƣơng, ca ngợi sự linh thiêng, thần
thánh, đất trời… thì mới thấy hết quan niệm của Cao Bá Quát” [119,32]…
Ngoài các nội dung chính trên, nhiều tác giả còn đề cập đến những ý kiến của Cao
Bá Quát về truyền thống và kế thừa, vai trò của văn chƣơng và việc sử dụng chữ Nôm
trong sáng tác…
Nhƣ vậy, việc bàn tới quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát đã khá toàn diện. Các
tác giả cho thấy Cao Bá Quát có quan niệm khá hệ thống về văn học từ bản chất, đặc
trƣng, chức năng của văn chƣơng cho đến vai trò của ngƣời sáng tác. Nói chung, các nhà
nghiên cứu đều khẳng định quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát là mới mẻ và ảnh
hƣởng rõ rệt đến sáng tác của ông.
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát
1.1.3.1. Nghiên cứu những điểm mới về nội dung
Ở phƣơng diện nội dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát, nhiều nhà nghiên cứu khẳng
định: “Đối với nhà Nho, dù là nhà Nho có phần chính thống nhƣ Cao Bá Quát, tƣ tƣởng
trung quân vẫn không dễ gì thay đổi”, “niềm hi vọng về một vị vua hiền và tƣ tƣởng
trung quân của Cao Bá Quát vẫn rất sâu đậm” [130,121]. Đây là một nhận định đúng.
Tuy nhiên, có lẽ do tâm lí ngƣỡng mộ về một ngƣời anh hùng chống lại chế độ phong
kiến, cho nên phần nhiều các nhà nghiên cứu hƣớng đến dòng ý thức thứ hai trong thơ
chữ Hán Cao Bá Quát: sự li tâm tƣ tƣởng Nho giáo, phản kháng chế độ, khát vọng đổi
thay xã hội. Quan tâm tới dòng ý thức thứ hai này, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nội
dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
Việc phản ánh hiện thực xã hội của Cao Bá Quát đƣợc các nhà nghiên cứu chỉ ra ở
các mặt sau: phê phán tình hình suy thoái, lạc hậu của chế độ phong kiến; phản ánh nỗi
thống khổ của dân; thể hiện tầm nhìn xa trông rộng trƣớc hiểm hoạ đất nƣớc rơi vào tay
thực dân. Từ phƣơng diện này, các tác giả khẳng định con ngƣời khẳng khái, khí phách
của Cao Bá Quát. Vũ Khiêu viết: “Những cảnh túng thiếu, đói rét, phải đi ăn xin, bị bắt
phu, bắt lính đã khiến ông rất đau xót” [57,26]. Nguyễn Đổng Chi cho rằng: “Mặc dầu
văn chƣơng Cao Bá Quát còn lại không mấy nhƣng số còn lại đã nêu lên đƣợc cái đẹp rất
hiếm có trong văn học phong kiến. Đó là lòng khinh ghét cuộc sống chật hẹp, ti tiện. Đó
là sự trực tiếp hoặc gián tiếp phủ nhận chính quyền đƣơng thời, đó cũng chính là phủ
11
nhận hiện thực. Nói chung, đó là cái hiên ngang của một tâm hồn chỉ biết thờ có tự do và
chân lí” [10,251]. Nguyễn Lộc chứng minh thơ Cao Bá Quát phê phán quan lại phong
kiến, cảm thƣơng nỗi thống khổ của dân, mong muốn đổi thay xã hội. Ông khẳng định:
“Cao Bá Quát là một ngƣời rất có ý thức về thời cuộc, và có cái nhìn khá nhạy bén đối
với thời cuộc lúc bấy giờ” [77,363]. Nguyễn Huệ Chi từ việc “Tìm hiểu nhân sinh quan
tích cực trong thơ Cao Bá Quát”, “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong
thơ Cao Bá Quát”,…đã kết luận: “chỉ một việc dám nói toạc lên tình trạng lạc hậu của
học thuật nƣớc nhà cũng chứng tỏ Cao Bá Quát có cái nhìn sáng suốt và có thái độ dũng
cảm nhƣ thế nào” [11,70]. Nói chung, đây cũng là ý kiến đánh giá khá thống nhất của
nhiều tác giả khác (Lê Trí Viễn, Bùi Đức Tịnh, Vĩnh Sính, Trần Nho Thìn…).
Theo quan niệm của chúng tôi, nội dung trên trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát quả
là có mới so với văn chƣơng giai đoạn trƣớc, nhƣng với các tác giả cùng thời, sự phản
ánh hiện thực xã hội của Cao Bá Quát nằm trong quan niệm sáng tác chung của văn
chƣơng thời kì này.
Điểm khác lạ, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các tác giả đƣơng thời chính là sự
nhìn nhận thế giới phƣơng Tây để rồi nhận thấy tình trạng lạc hậu của đất nƣớc mình.
Các tác giả Nguyễn Tài Thƣ, Vĩnh Sính, Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp,
N.I.Nikulin, Trần Nho Thìn… bàn khá sâu sắc về thơ và tƣ tƣởng của Cao Bá Quát khi
ông đi “dƣơng trình hiệu lực”. Vĩnh Sính có bài “Thử tìm hiểu về chuyến đi công vụ ở Hạ
Châu của Cao Bá Quát”. Bài viết phân tích mục đích của chuyến đi và ấn tƣợng về văn
minh Tây phƣơng của Cao Bá Quát qua “Hồng mao thuyền hoả ca”, “Hình ảnh ngƣời
phụ nữ Tây phƣơng”, “Ý thức đồng văn đồng chủng đối với ngƣời Trung Quốc”. Từ đó,
tác giả kết luận: “qua những bài thơ Cao Bá Quát sáng tác trong thời kì xuất dƣơng và
sau khi về nƣớc, ta thấy tác giả không chỉ là một nhà thơ đa tài mà còn là một trí thức
mẫn cảm trƣớc thời cuộc” [144,198]. “Trên thực tế, Cao Bá Quát là một trong số ít ngƣời
Việt Nam đã cảm nhận rất sớm - ngay giữa thập niên 1840 - về mối hiểm hoạ Tây xâm và
chế độ khoa cử lỗi thời chỉ dựa trên từ chƣơng và hƣ văn. Những vấn đề này sẽ đƣợc tiếp
tục là đề tài nóng bỏng đối với đất nƣớc trong suốt hơn một thế kỉ sau đó”, “Trong mảng
thơ văn đi sứ hay đi công cán ở nƣớc ngoài của các sứ thần Việt Nam vào thế kỉ XIX, bài
thơ của Cao Bá Quát về ngƣời phụ nữ Tây phƣơng là một trƣờng hợp rất hiếm hoi và có
ý nghĩa bởi lẽ điều này nói lên cá tính phóng khoáng của Cao Bá Quát- không chịu bó
mình trong khuôn phép Nho giáo”, “Trong chữ Hán, danh từ “tiên giác” dùng để chỉ
12
ngƣời thấy sớm hơn những ngƣời cùng thời các sự kiện chƣa xảy ra. Tiên đoán về tiền đồ
u ám của đất nƣớc ngay vào giữa thế kỉ XIX, Cao Bá Quát đáng đƣợc xếp vào trong số
những nhà tiên tri tiên giác rất hiếm hoi ở Việt Nam vào thời điểm đó” [144,198].
Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp có bài “Sứ thần Việt Nam Cao Bá Quát và
nhận thức của ông qua chuyến đi công cán “vùng Hạ Châu”. Bài viết khá tƣờng tận và
đƣợc minh hoạ bằng nhiều dẫn chứng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát sáng tác trong và
sau thời gian này để chỉ ra sự kết tinh nhận thức mới của Cao Bá Quát về sự lỗi thời của
thực tế đất nƣớc, văn minh phƣơng Tây và nguy cơ bị phƣơng Tây thôn tính. Claudine
Salmon và Tạ Trọng Hiệp đánh giá: “Chuyến đi của ông đã khiến cho ông nhận thức
đƣợc tính tƣơng đối của sự hiểu biết và coi sự hiểu biết của bản thân mình là hết sức hạn
hẹp trƣớc sự bao la của thế giới”, “ông còn đi xa hơn nữa, bởi vì ông muốn công khai
xem xét lại ngay cả những nền tảng của sự hiểu biết của các nhà nho. Chắc chắn ở đây có
phần quá cƣờng điệu, song ở đây cần phải hiểu rằng đối với Cao Bá Quát thì sự quan sát
thế giới đƣơng đại cũng không kém gì việc học tập sách xƣa. Nó giúp cho mọi ngƣời ý
thức đƣợc những giới hạn của thế giới bị Hán hoá và sự tồn tại song song của một thế
giới bên ngoài mà sự đe doạ đang đến gần từng ngày. Tất cả đều cho thấy Cao Bá Quát
hoàn toàn ý thức đƣợc về những nguy hiểm mà đất nƣớc ông đang bị đe doạ và cuối cùng
sẽ sụp đổ.” [141,846]. N.I.Nikulin - cũng đánh giá Cao Bá Quát từ chuyến đi sứ: “Có thể
gọi Cao Bá Quát là ngƣời tiền khu của phong trào cải cách nửa sau thế kỉ XIX”
[101,217]. Xuân Diệu cũng viết: “Ông là ngƣời đầu tiên đƣa vào văn học nƣớc nhà hình
ảnh ngƣời đàn bà Tây Dƣơng”, “và ông cũng là nhà thơ đầu tiên đƣa vấn đề da đen da
trắng vào thơ” [23,643]. Trần Nho Thìn đánh giá: “Thực tế, tiếp xúc với con ngƣời và
văn hoá phƣơng Tây, cho dù trên mảnh đất thuộc địa của họ, xác định thành ngữ “trăm
nghe không bằng một thấy” [175,8]. Mặt khác, những gì Cao Bá Quát thể hiện trong thơ
viết khi đi dƣơng trình hiệu lực lại cho thấy tầm tƣ tƣởng của riêng ông mà nhiều sứ thần
không có đƣợc”, “Đó là sự sòng phẳng trong tƣ duy của một con ngƣời dám nghĩ một
cách mới về cái mới, dám thừa nhận sự ƣu việt của kĩ thuật Tây phƣơng” [175;10].
Về phần phản ánh những nỗi thống khổ của con ngƣời, điểm mới của Cao Bá Quát
đƣợc Trần Thị Băng Thanh phát hiện. Nhà nghiên cứu từ sự phân tích bài Đạo phùng ngạ
phu đã kết luận: “Đạo phùng ngạ phu một mặt phản ánh một khía cạnh hiện thực xã hội
đƣơng thời - sự bế tắc của tầng lớp nho sĩ - trí thức, nạn đói nghèo, thất nghiệp và cuộc
sống đầy may rủi, bất trắc - một mặt thể hiện đặc sắc của ngòi bút Cao Bá Quát. Cách
13
nhìn cuộc sống của thi sĩ họ Cao là cái nhìn xác thực, có dáng vẻ “khách quan”, lệnh sắc,
tinh tế của lí trí, có suy tƣ, phân tích”. “Và nếu nhƣ trong các tác gia thời trung đại có
một ai mà cách nhìn, cách quan sát thể hiện con ngƣời, cuộc sống đã có những nét gần
gũi với hiện đại thì phải kể đến Cao Bá Quát. Điều đó cũng góp phần làm nên sức sống
lâu bền của thơ ông.” [163;87].
Bên cạnh những nội dung trên, nhiều nhà nghiên cứu còn đề cập đến nội dung tình
cảm với thiên nhiên, với bạn bè, gia đình… của Cao Bá Quát. Các tác giả đều nhằm
hƣớng tới khẳng định: khác với các giai thoại đều có khuynh hƣớng chứng tỏ Cao Bá
Quát là ngƣời ngông nghênh, tự phụ, thực tế ông là ngƣời rất mềm yếu, ngập tràn tình
cảm. Cao Bá Quát kết giao nhiều, ông yêu thƣơng chân thành mẹ già, con nhỏ, vợ hiền.
Ông yêu thiên nhiên, “thƣờng thích cảnh rộng lớn”
Tuy nhiên, đề cập đến phƣơng diện tình cảm của Cao Bá Quát, các tác giả mới chỉ
dựng lên chân dung con ngƣời cá nhân Cao Bá Quát đằm thắm, chân thành, mà chƣa có
kết luận về sự mới lạ của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc.
Nói chung, qua thơ chữ Hán, Cao Bá Quát đƣợc tất cả các học giả đánh giá là một
trí thức mẫn cảm với thời cuộc. Điều này đã đƣợc tác giả Nguyễn Hữu Sơn khẳng định:
“Ông sống với lí tƣởng chung của Nho giáo nhƣng cá tính con ngƣời cá nhân trong ông
lại luôn luôn li tâm, luôn tỏ thái độ hoài nghi, luôn vƣợt lên bộc lộ xúc cảm riêng tƣ, luôn
phá cách để tự khẳng định mình. Cũng có thể coi ông là đứa con ngỗ nghịch của chế độ
phong kiến đƣơng thời” [145,484], “Cao Bá Quát đã trở thành một hiện tƣợng lịch sử,
hiện thân cho sự dự cảm yêu cầu một cuộc canh tân và là mầm triệu báo hiệu cho sự ra
đời những tiếng nói canh tân quyết liệt của một thế hệ nối tiếp ngay sau đó” [145,494].
1.1.3.2. Nghiên cứu những điểm mới về nghệ thuật
Vấn đề nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm.
Các tác giả đã chỉ ra đặc điểm cơ bản của phong cách thơ chữ Hán Cao Bá Quát: hào
sảng, lãng mạn, vƣợt ra ngoài quy tắc luật lệ nghiêm ngặt của lối văn thơ trƣờng ốc. Tác
giả Nguyễn Tài Thƣ nhận định: “Thơ ca Cao Bá Quát đã hình thành một phong cách mới
mẻ ít thấy trong lịch sử cũng nhƣ đƣơng thời” [181,331]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc
viết: Cao Bá Quát “chịu ảnh hƣởng sâu sắc phong cách Lí Bạch” [77,387]… Ông Ngô
Văn Phú đánh giá: “thơ Cao Bá Quát thoát ra hùng khí”, “thơ Cao là của Cao mà trong
Cao có cả chất Lí Bạch, chất Đỗ Phủ, chất Lí Thƣơng Ẩn, Đỗ Mục của thơ Đƣờng”
14
[113,70]. Nhà thơ, nhà phê bình Xuân Diệu nhận xét: “thơ Chu Thần có cái hơi chất hào
sảng, dịch rồi mà vẫn còn giữ đƣợc”, “Cao có những tứ đột ngột kì thú” [23,658]. Giáo
sƣ Vũ Khiêu khẳng định: “Khi cái văn hứng đã tung bay, ngòi bút dƣới tay Cao Bá Quát
nó muốn đƣợc ngang dọc tuỳ lòng, không chịu tự giam ở trong những khuôn khổ chật
hẹp (…), ngòi bút ấy, chỉ hợp để dùng viết những văn chƣơng tự do, chứ nếu đem vào
trƣờng thi để viết văn cử nghiệp, e rằng ít khi tránh khỏi những điều bất nhƣ ý”
[57,126]…
Với cảm nhận chung nhƣ vậy, nhiều tác giả đã chỉ ra những khía cạnh cụ thể trong
sự đổi mới nghệ thuật thơ chữ Hán của Cao Bá Quát từ thể loại cho đến đặt câu, gieo vần,
sử dụng bút pháp tự sự, kết hợp tự sự với lãng mạn….
Tác giả Thuần Phong khi viết về “Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ” một cách khái
quát có đề cập đến nghệ thuật thơ Cao Bá Quát trên các phƣơng diện: văn pháp, tả cảnh,
tả ngƣời, tả tình. Ông viết: “trong những bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn, nhƣ bài “Phó
Nam cung xuất giao môn biệt chư đệ tử, Đạo phùng ngạ phu, Quá Dục Thuý sơn, Hoành
sơn vọng hải ca, ông tự do đặt thanh, gieo vần, hạn số tiếng, định số câu, không chịu tuân
theo niêm luật Đƣờng thi” [112,326 - 327].
Tác giả Nguyễn Lộc nói: “Cao Bá Quát còn là một nhà thơ trữ tình với bút pháp
đặc sắc (…) Thơ Cao Bá Quát cảm xúc dồi dào, đồng thời lại có nhiều chất suy nghĩ ( ).
Thông thƣờng nhà thơ ít khi bó hẹp cảm xúc trong giới hạn cụ thể của đối tƣợng phản
ánh hay miêu tả mà có xu hƣớng mở rộng, hoặc nâng cao do sự liên tƣởng từ một hiện
tƣợng này đến một hiện tƣợng khác, từ một hiện tƣợng thiên nhiên đến một hiện tƣợng xã
hội, của con ngƣời hay từ một đối tƣợng cụ thể đến một nhận thức có tính phổ biến, khái
quát.” [77,383 - 384].
Nguyễn Tài Thƣ quan tâm đến sự liên tƣởng của Cao Bá Quát: “Hình thức diễn ra
trong thơ Cao Bá Quát thƣờng là liên tƣởng tƣơng đồng, tức là liên tƣởng mà ở đó các
cảm xúc nối tiếp nhau cùng một tính chất, cảm xúc trƣớc là nguồn, cảm xúc sau là sự
lắng đọng, giữa cảm xúc trƣớc và cảm xúc sau là sự tƣơng hỗ, làm cho tình cảm thêm
thấm đƣợm” [181,348].
Đáng kể nhất là sự phát hiện về bút pháp tự sự khi viết về hiện thực của Cao Bá
Quát. Nguyễn Lộc viết: “Trong các bài miêu tả những cảnh khổ của con ngƣời, hay
những bài viết về quê hƣơng Phú Thị của ông, ngòi bút của Cao Bá Quát lại có tính chất
15
hiện thực. Ở đây, nhà thơ không sử dụng lối hƣ cấu có tính chất phóng đại, không dùng
những ẩn dụ, hoán dụ, mà sử dụng nhiều chi tiết chân thực, gợi cảm. Trong những bài
viết về con ngƣời đau khổ, để đảm bảo tính chất khách quan trong việc thể hiện, Cao Bá
Quát thƣờng cho nhân vật tự nói lên cảnh ngộ của họ” [77,388]. Nguyễn Huệ Chi từ việc
phân tích chủ đề những con ngƣời khốn khổ trong thơ Cao Bá Quát cũng đã khẳng định:
“Thơ ông có những cách tân táo bạo, không còn là loại thơ “kỉ sự” của thế kỉ XVIII mà
đã chuyển sang một giai đoạn mới, kết hợp tự sự với đối thoại cho nên lời thơ hàm súc,
đa nghĩa và mạch thơ hƣớng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng” [14, 457]. Tác
giả Nguyễn Ngọc Quận nhận định: “Điểm độc đáo của Cao Bá Quát là ông thƣờng xuất
hiện trong thơ với tƣ cách là ngƣời trần thuật, và điểm nhìn trần thuật của ông cũng
thƣờng dịch chuyển linh động”, “chất tự sự trong thơ Cao Bá Quát nhƣ một dấu hiệu sự
cách tân trong thơ, tạo điều kiện cho thơ hƣớng đến những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu
rộng, là điều nhận thấy đƣợc”, “chất tự sự nhƣ là một trong những dấu hiệu khá đặc trƣng
trong thơ Cao Bá Quát góp phần làm rõ hơn cá tính sáng tạo của nhà thơ” [130,171]…
Cùng với yếu tố tự sự này, bút pháp cụ thể hoá cũng đã đƣợc tác giả Thuần Phong
phát hiện: “Một ngón văn đặc biệt của Cao Bá Quát là phép cụ thể hoá, làm cho câu văn
linh hoạt phi thƣờng” [112,327], Nguyễn Lộc nhận thấy: “Trong những bài viết về quê
hƣơng, nhà thơ trực tiếp miêu tả, thì ông cũng miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết [77,390].
Từ tự sự, dùng lối cụ thể, tác giả Vũ Khiêu khái quát: “Thơ Cao Bá Quát dù tả
cảnh hay tả tình đều có những xúc động chân thành, nhiều lúc có những nét rất sinh động
và cụ thể của chủ nghĩa hiện thực” [57,35].
Một phƣơng diện nữa trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát là sự kết hợp tả thực và
lãng mạn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thƣ kết luận: “Cảnh đối với Cao Bá Quát là hiện
thực khách quan với tính chất xác định và thuộc tính thẩm mĩ của nó, là đối tƣợng cảm
xúc của nhà thơ; để tái tạo đƣợc cảnh đó trong thơ, ông đã dùng các bút pháp tả thực,
miêu tả và tự sự; song để nói rõ đƣợc tình cảm của mình với cảnh, ông đã sử dụng các
yếu tố lãng mạn biểu hiện, trữ tình và phát huy trên cơ sở của tả thực, miêu tả và tự sự.
Do đó, thơ ông là sự thống nhất giữa cảnh và tình, giữa thế giới khách quan và nội tâm
của nhà thơ, làm thành một sức quyến rũ đặc biệt” [181,345]. Tác giả Nguyễn Lộc viết:
“Thơ Cao Bá Quát thƣờng có hình ảnh độc đáo, tứ thơ bay bổng, khoáng đạt. Ông hay
nhân cách hoá những hiện tƣợng thiên nhiên, coi thiên nhiên là rộng lớn, là tri âm tri kỉ.
Qua những bài thơ viết về thiên nhiên của ông thƣờng thấy thế đứng của nhà thơ rất cao,
16
và tầm mắt của ông nhìn xa vòi vọi”, “Thơ cao Bá Quát viết về hiện thực khách quan
nhiều khi cũng là viết về con ngƣời cá nhân của mình. Trong một số bài thơ của ông, hiện
thực chỉ là phƣơng tiện để nhà thơ tự thể hiện. Do đó, Cao Bá Quát có tính cách của một
nhà thơ lãng mạn hơn là một nhà thơ hiện thực”, “ảnh hƣởng Lí Bạch”. “Hình tƣợng thơ
của Cao Bá Quát thƣờng có tính chất phóng đại kiểu lãng mạn chủ nghĩa” [77,387].
Theo hƣớng khác với các tác giả trên, từ những câu hỏi tu từ, những bài thơ viết
về cảnh chùa và đề cập đến tƣ tƣởng Phật giáo trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát, tác giả
Nguyễn Hữu Sơn đã chứng minh thơ Cao Bá Quát nặng chất suy tƣởng Ở thơ Đƣờng
luật, câu hỏi thƣờng đặt ở câu chẵn (sau câu lẻ) nhằm khơi gợi, nêu vấn đề. “Vậy mà ở
thơ Cao Bá Quát, đa phần các câu hỏi lại đặt ở vị trí câu lẻ, tức là nêu câu hỏi trƣớc rồi
mới đoán định, dẫn giải vấn đề”, “Thơ văn Cao Bá Quát chất nặng suy tƣ, suy tƣởng và
những trăn trở về cuộc sống, về cõi nhân gian, về kiếp con ngƣời” [145,484], “có thể nói
ở hoàn cảnh nào, gặp điều gì Cao Bá Quát cũng đặt ra câu hỏi, trao đổi, luận bàn, đặt lại
vấn đề” [145,491]. Nguyễn Hữu Sơn cũng khẳng định: “có cả một dòng thơ du kí đã xuất
hiện trong thơ Cao Bá Quát. Qua những chuyến đi, những điều tai nghe mắt thấy, ông đã
nâng thơ mình lên những tầm cao những chiêm nghiệm, suy tƣởng, nghiền ngẫm về cuộc
thế chứ không chỉ đơn thuần là những vần thơ xƣớng hoạ, đề vịnh quen thuộc nữa” [145,
503].
Nguyễn Thị Kim Châu viết về “Không gian “Đƣờng đời” và sự thể hiện nhận thức
về con ngƣời phi lí trong thơ Cao Bá Quát”. Tác giả chứng minh, thơ Cao Bá Quát có sự
ám ảnh khắc khoải về sự phi lí và kết luận: “Sự bế tắc của đƣờng thế lộ gian nan, sự vô
vọng của công việc tiến lên rồi lại lùi lại trên con đƣờng cát rõ ràng là cách thể hiện nhận
thức về sự tồn tại đầy phi lí của con ngƣời cá nhân trong cái xã hội triều Nguyễn vốn
cũng đầy rẫy những điều phi lí” [9,175].
Từ những quan niệm và phong cách trên, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, vì
thế mà Cao Bá Quát cũng có sự lựa chọn thể thơ thích hợp. Tác giả Nguyễn Lộc nhận
định: “So với các nhà thơ khác, Cao Bá Quát là ngƣời sử dụng khá nhiều loại thơ cổ thể
trƣờng thiên. Đối với ông, thể tài này tƣơng đối tự do và có dung lƣợng lớn, thích hợp với
những tứ thơ hào mại, sảng khoái. Nhƣng nhà thơ cũng sử dụng nhiều thể thơ Đƣờng
luật. Trong trƣờng hợp này ta thấy nhiều khi một đề tài ông phải làm đến năm ba bài thơ
Đƣờng luật. Đó cũng là một biểu hiện nữa về sự phong phú, dồi dào trong cảm xúc của
nhà thơ” [77,383]…
17
Nói chung, các tác giả đã nhận thấy Cao Bá Quát có những điểm mới táo bạo về
nghệ thuật: có bút pháp kì vĩ khác thƣờng, có chất tự sự, suy tƣởng
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài
1.2.1. Lí thuyết liên văn bản
Lí thuyết liên văn bản đƣợc gợi ý từ chủ nghĩa đối thoại của nhà lí luận văn học
Nga M. Bakhtin, và đƣợc phát triển bởi nhiều ngƣời: Kristeva, Bloom, Miller, Genette,
Riffater… Từ khi ra đời, lí thuyết liên văn bản đã làm thay đổi hệ hình nghiên cứu văn
học, làm nảy sinh những cách tiếp cận văn học mới. Trong luận án này, chúng tôi lấy
quan niệm về đối thoại của lí thuyết này làm cơ sở lí thuyết của đề tài.
Về đặc tính đối thoại của văn bản, các nhà tƣ tƣởng của lí thuyết liên văn bản quan
niệm: Từ trong bản chất, lời nói mang tính đối thoại, giao tiếp đối thoại chính là môi
trƣờng đích thực của đời sống ngôn ngữ. Từ những phát ngôn đơn giản của đời sống cho
đến những tác phẩm thông thái của khoa học hoặc nghệ thuật của văn học, không phát
ngôn nào tồn tại một mình, cô lập mà dƣờng nhƣ luôn có mối quan hệ giữa văn cảnh của
mình với văn cảnh ngƣời. Do đó, với tƣ cách là một kiểu lời nói, tác phẩm văn học tất
yếu có quan hệ đối thoại với những tác phẩm khác ra đời trƣớc đó và trong tƣơng lai, nó
lại trở thành đối tƣợng cho những tác phẩm ra đời sau đối thoại. Đây là bản chất đối thoại
của ngôn ngữ và tồn tại xã hội.
Tiếp cận liên văn bản xem sự ra đời của văn bản là một hiện tƣợng quan hệ, một
quá trình kết nối, tƣơng tác, đối thoại của văn bản trong mạng lƣới diễn ngôn xã hội. Văn
bản có những mối quan hệ liên văn bản trong mạng lƣới ở nhiều cấp độ, từ vi mô đến vĩ
mô: từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, hình tƣợng, điển tích, điển cố, thể loại… Bất kì một
văn bản nào cũng có thể trở thành chất liệu của một văn bản khác ra đời sau nó, bất cứ
một văn bản nào cũng đƣợc giả thiết là sự đối thoại với nhiều văn bản khác nhau. Thừa
nhận tính liên văn bản là thừa nhận rằng tác phẩm văn học nào cũng đƣợc tạo dựng từ
những hệ thống, những truyền thống đã đƣợc thiết lập bởi các tác phẩm văn học trƣớc đó;
mỗi tác phẩm đều có những quan hệ, kết nối, đối thoại và liên thuộc với những tác phẩm
văn học khác. Nói cách khác, quan niệm của lí thuyết liên văn bản là mọi sáng tác đều có
sự lặp lại, lấy lại, mƣợn lại ý tƣởng, ngôn từ, kết cấu, cốt truyện… của các nhà văn có
trƣớc rồi biến đổi đi, cấu tạo lại để làm ra cái mới. Tiếp cận liên văn bản đòi hỏi ngƣời
nghiên cứu đƣa văn bản vào mạng lƣới văn bản xã hội, diễn ngôn ý thức hệ và diễn ngôn
18
tập thể. Có nghĩa là, muốn hiểu tác phẩm cần phải so sánh đối chiếu, phân tích nhiều mối
quan hệ với vô vàn văn bản khác.
Cao Bá Quát đứng trƣớc truyền thống hàng nghìn năm của văn học dân tộc. Ông
vừa tiếp thu các tinh hoa của văn học nƣớc nhà và văn học Trung Quốc vừa bƣớc đầu bứt
phá, “đối thoại” với truyền thống và đƣơng thời, tạo nên những đổi mới. Đặt thơ chữ Hán
Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc, luận án sử dụng phƣơng pháp so sánh
nhằm tìm ra sự đối thoại của Cao Bá Quát với truyền thống và đƣơng thời để từ đó chỉ ra
những đóng góp mới của ông.
1.2.2. Lí thuyết nghiên cứu văn học sử về tác giả.
Nghiên cứu văn học sử là nghiên cứu văn học quá khứ. “Thông qua việc tái hiện
diện mạo cá biệt những hiện tƣợng văn học cụ thể trong quá trình phát triển lịch sử, lịch
sử văn học phải lí giải, làm sáng tỏ bản chất cũng nhƣ quy luật vận động của các hiện
tƣợng ấy, tìm hiểu ý nghĩa của chúng đối với đời sống xã hội, xác định xem chúng có
đóng góp gì mới về tƣ tƣởng nghệ thuật” [38,11]. Nghiên cứu văn học sử có nhiệm vụ
nghiên cứu quy luật sinh thành và phát triển của các hiện tƣợng và quá trình văn học diễn
ra trong những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định trên nhiều phƣơng diện: tác phẩm, tác
giả, thể loại, trào lƣu, giai đoạn, tiến trình văn học… Luận án này chủ yếu vận dụng lí
thuyết nghiên cứu văn học sử về tác giả.
Là ngƣời sáng tạo ra các giá trị văn học mới trong sự kết hợp với sự sáng tạo độc
đáo của cá nhân, tác giả văn học là một đơn vị, một điểm nhìn, một bộ phận hợp thành
quá trình văn học, là một gƣơng mặt không thể thay thế tạo nên diện mạo chung của một
thời kỳ hoặc một thời đại văn học. Về tác giả Cao Bá Quát, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu
trên những bình diện sau:
1.2.2.1. Nghiên cứu tác giả Cao Bá Quát trong mối tương quan với thời đại, gia
đình, cuộc đời - con người tác giả.
Thời đại bao gồm các yếu tố về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa tƣ tƣởng. Các
đặc điểm tình hình lịch sử, xã hội nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX trong bối cảnh khu vực
và thế giới cho thấy sự tác động nhiều mặt của hoàn cảnh, môi trƣờng đến tƣ tƣởng, tâm
hồn Cao Bá Quát tạo tiền đề cho sự đổi mới thơ ca của ông. Những phƣơng diện về văn
hoá văn học chứng tỏ những thành tựu mà Cao Bá Quát có đƣợc một phần là nhờ tiếp
nối đƣợc sự vận động của văn hoá, văn học và không khí chấn hƣng văn hoá Bắc Hà