Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Sinh học về sinh lý máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.31 KB, 26 trang )

SINH LÝ MÁU


SINH LÝ MÁU
Đại Cương
Máu được tim bơm vào hệ thống mạch máu và đi khắp
cơ thể. Trong công tác chăm sóc sức khoẻ, máu đặc biệt
được quan tâm vì có nhiều xét nghiệm chẩn đoán được
thực hiện trên máu.
Máu là một mô liên kết đặc biệt ở dạng lỏng, màu đỏ,
bao gồm các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu
cầu và một dịch vàng chanh là huyết tương. Máu cùng
với tim và mạch tạo thành hệ tuần hoàn, hệ thống vận
chuyển và liên lạc giữa các tế bào, tham gia duy trì sự
hằng định nội môi


Mục tiêu học tập:
- Trình bày được các chức năng của máu.
- Trình bày được chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu
cầu.
- Trình bày được nơi sản xuất, các yếu tố tham gia tạo
hồng cầu và điều hoà sản sinh hồng cầu.
- Trình bày về đặc điểm kháng nguyên, kháng thể của hệ
thống nhóm máu ABO và ứng dụng trong truyền máu.
- Trình bày về đặc điểm kháng nguyên, kháng thể của hệ thống
nhóm máu Rh, các tai biến trong sản khoa và truyền máu do
bất đồng nhóm máu Rh.
- Trình bày các giai đoạn của quá trình cầm máu.
- Nêu được ý nghĩa của các xét nghiệm đánh giá chức năng
các tế bào máu.




THÀNH PHẦN MÁU


CHỨC NĂNG MÁU


I. Hồng cầu
1.1. Hình dạng - cấu trúc
- Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu
hình của máu. Đó là những tế bào có hình đĩa hai mặt lõm,
đường kính 7-8(micromet), bề dày phần ngoại vi 2-2,5
(micromet) và phần trung tâm 1 (micromet), thể tích trung
bình 90-95 (micromet)3
-Thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin (Hb)
-Số lượng hemoglobin trong máu người trưởng thành là
Nam giới:
16 ± 1,5 gam/100ml
Nữ giới:
14 ± 1 gam/100ml
-Số lượng hồng cầu trong máu người trưởng thành là
Nam giới:
5,05 ± 0,38 triệu/1mm3
Nữ giới:
4,66 ± 0,36 triệu/1mm3


Cấu tạo HEMOGLOBIN
- 4 Hem: 4 vòng porphyrin có Fe2+ ở giữa, giống nhau

giữa các loài
- 4 Globin: 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một,
đặc trưng cho loài.


- Hemoglobin của người trưởng thành bình thường có tỷ lệ
như sau:
- 96% HbA thuộc type A1 - gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta
- 2% HbA thuộc type A2 - gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi delta
- 2% HbF gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi gamma


Vận chuyển khí O2
Hồng cầu vận chuyển O2 từ phổi đến tổ chức nhờ phản
ứng sau:
Hb + O2 = HbO2 (oxyhemoglobin)
Trong đó O2 được gắn lỏng lẻo với Fe2+. Đây là phản
ứng thuận nghịch
Trong phân tử Hb, O2 không bị ion hoá mà nó được
vận chuyển dưới dạng phân tử O2.


Vận chuyển khí CO2
Hồng cầu vận chuyển CO2 từ tổ chức về phổi theo phản
ứng sau:
Hb + CO2 = HbCO2 (carbaminohemoglobin)
CO2 được gắn với nhóm NH2 của globin. Đây cũng là
phản ứng thuận nghịch
Chỉ khoảng 20% CO2 được vận chuyển dưới hình thức
này, còn lại là do muối kiềm của huyết tương vận chuyển.



Nơi sinh hồng cầu
- Thời kỳ bào thai: Trong các tiểu đảo Wolff và Pander
- Từ tháng thứ ba: Gan và lách
- Từ tháng thứ năm đến lúc trẻ ra đời: Tuỷ đỏ xương
- Trưởng thành: Tủy xương dẹt
- Tạo máu ngoài tủy trong một số bệnh về máu: hồng cầu có
thể được tạo ra ở gan và lách.


Điều hòa hồng cầu: - Erythropoietin được thận bài tiết ra
và kích thích vào tủy xương dẹp để kích thích tăng
cường sản sinh ra hồng cầu
Ngoài ra hocmon sinh dục nam, T3,T4 làm tăng sản sinh
hồng cầu


Thiếu máu
- Thiếu máu là sự giảm khả năng vận chuyển oxy của
máu do giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng Hb
trong máu hoặc giảm cả hai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới,
người bị thiếu máu là người có lượng Hb giảm dưới
những giá trị sau:
Nam giới:
< 13 gam/100ml máu.
Nữ giới:
< 12 gam/100ml máu.
Trẻ sơ sinh: < 14 gam/100ml máu.



Những nguyên nhân thiếu máu thường gặp
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Thiếu máu do mất máu cấp
- Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (thiếu máu ác tính)
- Thiếu máu suy tuỷ
- Do bất thường hình dạng hồng cầu


II. Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng bảo vệ cơ
thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
2.1. Các loại bạch cầu
Người ta chia bạch cầu ra làm hai nhóm chính là bạch
cầu hạt và bạch cầu không hạt.
Bạch cầu được tạo ra từ các tế bào gốc sinh máu vạn
năng.
2.2. Bạch cầu hạt
Chứa những hạt trong bào tương mà có thể thấy dưới
kính hiển vi quang học. Tuỳ theo cách bắt màu phẩm
nhuộm của các hạt mà chúng có tên là bạch cầu hạt trung
tính, ưa acid, ưa kiềm. Ngoài ra, do nhân của các bạch
cầu hạt này có nhiều thuỳ nên chúng còn có tên là bạch
cầu đa nhân.


2.3. Bạch cầu không hạt
Trong bào tương không có các hạt mà có thể thấy được dưới
kính hiển vi quang học do kích thước chúng nhỏ và bắt màu
phẩm nhuộm kém. Có hai loại bạch cầu không hạt là bạch cầu

lympho và bạch cầu mono. Nhân của các bạch cầu không hạt
này không chia thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đơn
nhân.
2.4. Những đặc tính của bạch cầu
- Bạch cầu không chỉ khư trú trong máu hoặc bạch huyết.
Chúng cũng ở trong các mô khác, đặc biệt là trong các mô
liên kết lỏng lẻo.
- Bạch cầu là những tế bào có khả năng vận động
- Bạch cầu di chuyển theo sự hấp dẫn của các chất hoá học
được gọi là hiện tượng hoá ứng động



2.5. Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi
- Số lượng bạch cầu giữa nam và nữ.
Nam 8,0 ± 2 triệu/1mm3 .
Nữ
8,1 ± 2 triệu/1mm3 .
2.6. Công thức bạch cầu
- Dùng phương pháp nhuộm đặc hiệu người ta có thể nhận
biết và đếm được số lượng của từng loại bạch cầu (BC)
trong 100 bạch cầu, gọi là định công thức bạch cầu.
- Công thức bạch cầu của người trưởng thành:
BC hạt trung tính: 57,4 ± 8,4%
Bạch cầu đa nhân
BC hạt ưa acid:
3,2 ± 2,6%
BC hạt ưa base:
rất hiếm gặp Bạch cầu hạt
Bạch cầu đơn nhân

BC mono
:
3,8 ± 0,5%
BC lympho :
35 ± 7,2 %
Bạch cầu không hạt


2.7. Thay đổi sinh lý và bệnh lý của số lượng bạch cầu
Khi số lượng bạch cầu tăng trên 11,0 triệu/1mm3 thì gọi là tăng
bạch cầu, giảm dưới 4,0 triệu/1mm3 gọi là giảm bạch cầu.
Thay đổi sinh lý.
Thay đổi bệnh lý
- Tăng bạch cầu bệnh lý thường gặp trong các bệnh nhiễm
khuẩn cấp
- Bệnh Leukemia là một bệnh ác tính do sự tăng rất cao số
lượng bạch cầu bất thường trong máu ngoại vi
- Giảm bạch cầu: Xảy ra khi tuỷ xương giảm hoặc ngừng
sản xuất bạch cầu


2.8. Chức năng của các loại bạch cầu
- Bạch cầu hạt trung tính: chức năng thực bào.
- Bạch cầu hạt ưa acid: chức năng khử độc các protein lạ
và các chất khác
- Bạch cầu hạt ưa base các hạt của bạch cầu ưa base
thường chứa heparin và histamin. Và thường giải phóng
Heparin là một chất chống đông máu có tác dụng làm tan
các cục máu đông rất nhỏ ở các mao mạch
-Bạch cầu mono: biến đổi thành các tế bào thực bào có

chức năng thực bào
-Bạch cầu limpho: tạo kháng thể giúp tiêu diệt tác nhân gây
bệnh.


III. Cấu trúc và chức năng của tiểu cầu
Tiểu cầu là những mảnh tế bào không có nhân, hình đĩa,
đường kính khoảng 2 đến 4micromet, có màng bao bọc
Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong qúa trình cầm máu.
Đời sống của tiểu cầu vào khoảng 1 đến 2 tuần. Nếu không bị
tiêu thụ trong quá trình đông máu, tiểu cầu sẽ bị các đại thực
bào tiêu hoá và phá huỷ ở gan và lách.


3.2. Cầm máu
Cầm máu là những cơ chế hạn chế hoặc ngăn cản sự mất
máu khi thành mạch bị tổn thương. Cầm máu có tính chất
sinh mạng bởi vì sự chảy máu nếu không được kiểm soát
sẽ dẫn đến truỵ tim mạch và chết.
Cầm máu có 4 giai đoạn:
- Co mạch tại chỗ
- Tạo nút tiểu cầu
- Tạo cục máu đông,co cục máu đông và
- Tan cục máu đông.


IV. Nhóm máu
Có nhiều hệ thống nhóm máu nhưng có hai nhóm kháng
nguyên phổ biến và đặc biệt quan trọng có thể gây phản ứng
trong truyền máu đó là hệ thống kháng nguyên ABO và Rh.



Dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B
người ta phân thành 4 loại nhóm máu chính:
Nhóm O không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu.
Nhóm B có kháng nguyên B trên hồng cầu.
Nhóm A có kháng nguyên A trên hồng cầu.
Nhóm AB có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên hồng
cầu.
Tần suất của các nhóm máu hệ ABO (%).
Người da
Người Việt
Nhóm máu
trắng
Nam
O
A
B
AB

47
41
9
3

45
21,2
28,3
5,5



4.1. Cách xác định
nhóm máu
- Phương pháp BethVincent (phương pháp
huyết thanh mẫu): Trộn
huyết thanh mẫu chứa
kháng thể đã biết với máu
người thử. Dựa vào phản
ứng ngưng kết hồng cầu
để xác định kháng
nguyên trên hồng cầu
người thử và suy ra nhóm
máu (hình dưới - Cách
xác định nhóm máu).


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×