Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Kiểm nghiệm sinh hóa (thuốc tiêm Vitamin C)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.84 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Thuốc tiêm Vitamin C 100g/2ml (5%)………………………………………….2
Hình 3.1. Biên bản lấy mẫu………………………………………………………………..5
Hình 3.2. Sơ đồ định lượng thuốc tiêm Vitamin C……………………………………….12
Hình 3.3. Sơ đồ chuẩn k của dung dịch KIO3 0,1N………………………………………13
Hình 3.4. Sơ đồ xác định hàm lượng tạp chất acid oxalic………………………………..15



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong đời sống xã hội đã xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh về răng
(khiếm khuyết về cấu tạo răng), miệng (chảy máu lợi), da (không lành vết thương, chảy
máu dưới da),… mà nguyên nhân chính là do thiếu hụt Vitamin C.
Trên thị trường hiện nay, Vitamin C rất đa dạng: viên sủi, viên nang, dung dịch bôi
ngoài da, thuốc tiêm. Trong đó, thuốc tiêm là dạng có nhiều ưu điểm nhất: có thể đưa vào
cơ thể những lượng thuốc chính xác, rất lớn; tránh được bất lợi có thể xảy ra khi dùng
thuốc theo đường uống; cho tác dụng nhanh; tính khả dụng cao và đạt hiệu quả mong
muốn trong điều tri, nhất là trường hợp bệnh nặng, cấp cứu,… nên được xem là một trong
những biện pháp thông dụng và hữu hiệu nhất để điều trị các bệnh do thiếu hụt Vitamin C
gây ra.
Thuốc tiêm là một chế phẩm vô khuẩn, thường được sử dụng trong các trường hợp
quan trọng. Vì thuốc được hấp thu hoàn toàn, tác dụng nhanh nên nếu có sai số về nồng
độ, hàm lượng vượt xa liều chỉ định hoặc ghi trên nhãn có thể dẫn đến tai biến. Do đó,
yêu cầu về chất lượng của thuốc tiêm rất cao và nghiêm ngặt hàng đầu so với các dạng
thuốc khác.
Kết quả của các phương pháp kiểm nghiệm thuốc trong các trung tâm kiểm nghiệm
có vai trò rất quan trọng. Vì chỉ có những sản phẩm thuốc, lô thuốc, mẫu thuốc đạt tiêu
chuẩn đã đặt ra mới được phép lưu hành trên thị trường để phục vụ cho mục đích điều trị.
Mặt khác, kết quả kiểm nghiệm còn là sự so sánh sự khác nhau giữa các lô thuốc, các mẫu


thuốc và đánh giá độ chính xác của quy trình kiểm nghiệm. Do đó, cần xây dựng một
phương pháp kiểm nghiệm thuốc tiêm đơn giản và có độ chính xác cao.
Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi thực hiện bài tiểu luận: “Nghiên cứu phương
pháp kiểm nghiệm thuốc tiêm Vitamin C”.

3


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Vitamin C
Acid ascorbic còn gọi là Vitamin C, có trong tất cả các tế bào sống của động vật
cũng như thực vật. Nó có nhiều trong hoa quả tươi như chanh, cam, quýt, dâu, dưa hấu…,
trong rau xanh như bắp cải, xà lách, rau muống,… Trong thức ăn nguồn động vật, hàm
lượng acid ascorbic thấp và nó có nhiều ở gan, thận.
Vitamin C tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng phổ biến là acid ascorbic và acid
dehydroascorbic.
Vitamin C có cấu tạo gần giống glucide. Nó có khả năng oxy hóa thuận nghịch.
Hai dạng khử và oxy hóa của Vitamin C có thể biến đổi cho nhau trong những phản ứng
sinh học trong cơ thể thực vật, động vật, cả hai đều có tác động sinh học và tác dụng
giống nhau.
2. Thuốc tiêm Vitamin C
2.1. Sản phẩm thuốc tiêm vitamin C 100mg/2ml (5%)
Thuốc tiêm vitamin C 100mg/2ml (5%) được bào chế từ nguyên liệu acid ascorbic
dưới dạng dung dịch vô khuẩn và được đóng thành từng ống, mỗi ống có thể tích 2ml.

Hình 2.1. Thuốc tiêm Vitamin C 100g/2ml (5%)

2.2. Tính chất vật lý
Theo IUPAC:
-


Tên thông thường : acid ascorbic, vitamin C.
Công thức phân tử: C6H8O6
4


-

2.3.

Công thức cấu tạo:

- Nhiệt độ phân hủy: 193oC.
- Khả năng hòa tan trong nước cao.
- Dung dịch trong, không màu hoặc vàng nhạt.
- Dung dịch nước 5% có pH = 3.
Tính chất hóa học
Tính chất của Vitamin C là tan trong nước, dễ bị oxy hóa, khi đun nóng thì bị phân

hủy ở khoảng 400C. Thuốc tiêm Vitamin C là dạng dung dịch vô khuẩn của nguyên liệu
acid ascorbic nên nó mang tất cả tính chất của nguyên liệu acid ascorbic.
Thuốc tiêm Vitamin C:
- Dễ dàng bị oxy hóa cho acid dehydroascorbic.
- Hydroxyl hóa.
- Tạo điều kiện dễ dàng cho sự chuyển prolin, lysin sang hydroxyprolin và
-

hydroxylysin trong tổng hợp collagen.
Giúp chuyển acid folic thành folinic trong tổng hợp camitin.
Tham gia xúc tác oxy hóa thuốc qua microsom gan.

Giúp dopamin hydroxyl thành nor-adrenalin.
Giúp dễ hấp thu sắt do khử Fe3+ thành Fe2+ ở dạ dày và sau đó ở ruột.
Ở mô, Vitamin C giúp tổng hợp collagen, proteoglycan và các phần hữu cơ

khác ở răng xương, nội mô mao mạch.
- Trong thiên nhiên Vitamin C có mặt cùng Vitamin P.
2.4. Thành phần
Mỗi ống thuốc 2ml có thành phần gồm:
- Vitamin C: 100mg vừa là hoạt chất chính vừa là chất chống oxy hóa.
- Tá dược :
+ Natrihydrocarbon: điều chỉnh pH của sản phẩm về vùng cần thiết 5,0 – 7,0.
+ Natri dithionit: đệm pH.
+ Cồn benzylic: chất bảo quản.
+ Nước cất pha thêm: sử dụng làm dung môi hòa tan các chất.
2.5. Công dụng
5


-

Điều trị bệnh Scorbut và các chứng sốt huyết do thiếu Vitamin C, giúp cơ thể

chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
3. Phương pháp kiểm nghiệm
3.1. Phương pháp lấy mẫu
3.1.1. Địa điểm lấy mẫu
Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Đắk Lắk, số 9, đường Hùng Vương,
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2. Kiểm tra sơ bộ lô hàng

- Kiểm tra tính đồng nhất của lô hàng.
- Xem xét các giấy tờ kèm theo.
- Đối chiếu với nhãn mác trên bao bì.
- Để riêng các sản phẩm không còn nguyên vẹn và phân số sản phẩm còn lại
-

thành lô hàng đồng nhất.
Lô hàng được bảo quản trong nhà kho, không bị ẩm ướt, hư hỏng.
Biên bản lấy mẫu.

6


MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2011/TT-BNNPTNT
Ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
......., ngày

tháng

năm 20....

BIÊN BẢN LẤY MẪU
Số .....
1.Tên tổ chức được lấy mẫu: ................................................................................................
2. Địa điểm lấy mẫu: ..............................................................................................................
3. Người lấy mẫu: (Họ tên, chức danh, đơn vị): ....................................................................
4. Đại diện Cơ quan Hải quan cửa khẩu nhập: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)..............................

5. Theo quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu đã tiến hành lấy
mẫu đại diện lô hàng nhập khẩu sau:
Ngày sản
ST
Tên hàng
Tên cơ sở và địa
Đơn vị Lượng
xuất, số lô Ghi chú
T
hóa, mã HS
chỉ NSX, NK
tính
mẫu
(nếu có)

6. Tình trạng mẫu:
Mẫu chung được chia làm 03 phần: 01 mẫu thử nghiệm; 01 mẫu lưu tại cơ quan kiểm tra
và 01mẫu lưu tại cơ sở được lấy mẫu. Các phần mẫu được dán số hiệu niêm phong của
Hải quan số:................................................................................... có sự chứng kiến của các
bên.
Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, 01 bản
gửi Cơ quan kiểm tra, 01 bản gửi tổ chức thử nghiệm mẫu, 01 bản người nhập khẩu giữ./.
Đại diện cơ quan Hải quan cửa
khẩu nhập

Người lấy mẫu

Hình 3.1. Biên bản lấy mẫu

7



3.1.3. Vị trí lấy mẫu
Trong lô hàng thuốc tiêm Vitamin C, phân 5 lô: A001, A002, A003, A004,
A005 lần lượt thành 15 mẫu nhỏ (mỗi lô phân làm 3 mẫu nhỏ) có số thứ tự lần lượt
từ 1 – 15. Vị trí lấy mẫu ngẫu nhiên và đại diện cho lô hàng thuốc tiêm Vitamin C
và tiến hành kiểm tra tất cả các chỉ tiêu của 5 lô hàng này.
3.1.4. Dụng cụ lấy mẫu
-

Túi đựng mẫu bằng PE hay lọ thủy tinh nút mài, sạch khô không có mùi lạ.

-

Bao tay.

-

Dao, kéo.

3.2. Đánh giá cảm quan
- Màu sắc: dạng trong suốt hoặc vàng nhạt.
-

Vị: hơi chua.
Dạng: lỏng đồng nhất.

3.3. Đánh giá vật lý
3.3.1. Độ trong
-


Có 4 phương pháp:
So sánh dung dịch cần kiểm tra độ trong với các hỗn dịch đối chiếu:
Độ trong của dung dịch được xác định bằng cách so sánh dung dịch đó với các

hỗn dịch đối chiếu sau đó tiến hành thử: cho dung dịch thử và hỗn dịch đối chiếu
vào trong các ống nghiệm giống nhau (ống nghiệm thủy tinh trung tính, trong,
không màu, đáy bằng, có đường kính trong khoảng 15 - 25mm). Chiều dày của
mỗi lớp dung dịch trong ống nghiệm là 40mm. Sau 5 phút pha dung dịch chuẩn đối
chiếu: đem so sánh với dung dịch cần thử bằng cách quan sát chất lỏng trong các
ống nghiệm từ trên xuống trên nền đen dưới áng sáng khuyếch tán ban ngày.
- Soi bằng mắt thường:
Bằng cảm quan kiểm tra 100% đơn vị sản phẩm ở điều kiện ánh sáng ổn định:
nguồn ánh sáng từ 2000 lux, soi trên nền trắng và đen, yêu cầu đặc biệt đối với
người soi phải có thị lực tốt không sử dụng kính phóng đại.
-

Kiểm tra bằng kính hiển vi:
Đây là phương pháp được các dược điển người Anh, Châu Âu,… đưa ra.

Phương pháp này xác định trực tiếp và chính xác kích thước của hạt bằng cách: lọc
8


cẩn thận dung dịch tiêm trên một màng lọc có kích cỡ lỗ lọc thích hợp sau đó quan
sát trên kính hiển vi có thước micromet.
- Sử dụng máy đếm hạt tự động: máy đo trực tiếp dung dịch cần đo (dung dịch
cần đo được cho vào buồng đo)
Các máy đếm điện tử có thể chia thành ba loại theo nguyên tắc áp dụng:
+ Dựa trên sự thay đổi điện thế của dung dịch dẫn điện: Khi có một hạt đi vào

buồng đo, giữa hai cực, thể tích của hạt choáng một phần dung dịch làm cho độ
dẫn điện giữa hai điện cực thay đổi, kéo theo cường độ dòng điện thay đổi tỉ lệ
với thể tích của hạt.
+ Dựa trên sự nhiễm xạ tia laser: Loại này tiện lợi có thể đo được các hạt đối
với dạng thuốc phun sương, các loại bột thuốc các hỗn dịch.
+ Dựa trên sự chắn sáng: Cho phép đến các hạt phân tán trong một chất lỏng
hay không khí dựa trên nguyên tắc khuếch tán ánh sáng chắn các tia sáng mà ta
có thể xác định được kích thước.
3.3.2. Độ ẩm
Sử dụng phương pháp Karl Fischer:
- Nguyên tắc:
Dựa trên độ mất màu của iot. Ở nhiệt độ thường, iot kết hợp với nước và
SO2 thành HI không màu, theo phản ứng:
I2 + SO2 + 2H2O ↔ 2HI + H2SO4
Từ sự mất màu của dung dịch iot, ta có thể tính phần trăm lượng nước có trong
mẫu. Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch, muốn cho phản ứng theo một chiều,
Fischer cho thực hiện phản ứng trong môi trường có piridin.
Phương pháp này có thể phát hiện được tới vết nước (lượng nước rất nhỏ) và
nếu sử dụng máy đo tự động có thể xác định độ ẩm hàng loạt trong công nghiệp.
-

Dụng cụ vật liệu và thuốc thử:
+ Máy đo độ ẩm tự động theo phương pháp Fischer.
+ Cân phân tích.
+ Thuốc thử Fischer:
Piridin

10 mol

SO2


3 mol

Iot

1 mol

Metanol

5 lit
9


1ml thuốc thử này tương đương với 7,2 mg nước
-

Cách tiến hành:
+ Nếu là dạng lỏng có thể định lượng thẳng.
+ Nếu mẫu thử là dạng rắn, đặc thì chiết xuất bằng n – butanol và chuẩn độ trên
dịch chiết.
+ Pha loãng thuốc thử Fischer (thuốc thử Fischer : metanol : n - butanol = 1:3:8
v/v/v) cho vào máy đo với piridin và mẫu thử sau đó trộn lẫn với nhau ở bộ
phận trộn và làm phản ứng, nếu có nước trong mẫu thử, dung dịch nhạt màu
được đưa vào đo ở sắc kế và kết quả được ghi tự động trên biểu đồ. So sánh với
biểu đồ mẫu làm với thuốc thử chứa 0%, 25%, 50%, 75%, 100% nước.
Chú ý: + Nếu không có máy đo tự động có thể dùng phương pháp so màu với
thang chuẩn.
+ Phương pháp chính xác với những mẫu có hàm lượng nước rất thấp,
có thể định lượng nhanh và xác định hàng loạt.


-

Tính kết quả:
Kết quả % trên máy ghi tự động.
3.3.3. Phương pháp kiểm tra pH
Có hai phương pháp:
-

Sử dụng thang đo pH:
Dung dịch cần thử + giấy thử (giấy quỳ)  giấy thử đổi màu  so màu giấy

thử với thang đo pH.
- Đo pH trực tiếp bằng máy:
Pha loãng dung dịch cần thử rồi sau đó đo trực tiếp dung dịch cần thử bằng
máy đo pH.
3.4. Đánh giá sinh hóa
3.4.1. Định tính hoạt chất acid ascorbic
-

Mục đích: kiểm tra hoạt chất chính (acid ascorbic) có trong chế phẩm không.

-

Phương pháp thực hiện: Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

-

Ưu điểm của phương pháp:
+ Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện ở mọi phòng thí nghiệm.
+ Thời gian thực hiện nhanh, tối đa vài giờ.

+ Do cách thực hiện đơn giản nên có thể dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng
10


để khảo sát các hệ dung môi cho các phương pháp sắc ký khác.
 Nhìn chung phương pháp sắc ký lớp mỏng là phương pháp có tính ứng dụng rất
cao, thông dụng nhất hiện nay.
-

Nhược điểm của phương pháp:
+ Thành phần pha động dễ thay đổi trong quá trình khai triển.
+ Các vết sau khai triển thường bị kéo đuôi.
+ Phương pháp sắc ký lớp mỏng điều chế chỉ dùng khi hỗn hợp cần tách có số
lượng ít, vài trăm miligam, còn nếu mẫu nhiều, vài gam thì tách bằng sắc ký cột

sẽ kinh tế hơn.
 Dụng cụ - Hóa chất:
-

Ống mao quản

-

Bình chạy sắc ký

-

Bản mỏng Silicagel GF254

-


Cốc thủy tinh 10 ml

-

Ống hút 10 ml

-

Cốc đong 200 ml

-

Thuốc tiêm Vitamin C

-

Tủ sấy MEMMERT

-

Đèn tử ngoại CAMAG

-

Chất chuẩn acid ascorbic (C% = 99,2%)

-

Ethanol 96%


-

Nước cất

 Phương pháp tiến hành:
• Chuẩn bị:
- Bản mỏng: Silicagel GF254 (chất hấp phụ), dài 15 cm, rộng 5 cm.
Dùng bút chì gạch nhẹ 1 đường chấm gạch làm đường xuất phát, cách mép
dưới của bản 1,5 cm đến 2 cm và cách bề mặt của dung môi từ 0,8 cm đến 1 cm.
-

Dung môi triển khai:
Hệ dung môi triển khai là:

Ethanol 96% : Nước

Tỷ lệ dung môi theo quy định:

120 :

20

Pha dung môi theo tỷ lệ quy định  cho vào bình khai triển, đậy kín nắp và để
11


yên ở nhiệt độ phòng (để bão hòa dung môi với môi trường trong bình).
-


Dung dịch thử:
Hút 1 ml dung dịch thuốc tiêm trong ống thuốc cho vào bình định mức 10 ml

 thêm nước cất vào tới vạch ta được dung dịch thử.
- Dung dịch đối chiếu:
Cân 50 mg acid ascorbic chuẩn, thêm nước cất vừa đủ 10 ml để có được dung
dịch đối chiếu có nồng độ 0,5% (Hàm lượng nguyên liệu acid ascorbic tinh khiết
(C%): 99,2%).
• Cách tiến hành:
-

Dùng mao quản chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 μl mỗi dung dịch trên  cho

vào bình triển khai (đặt bản mỏng gần như thẳng đứng với bình triển khai)  đậy
kín và để yên ở nhiệt độ không đổi  khi dung môi đã triển khai trên bản mỏng
được 1 đoạn (khoảng 11 cm đến 12 cm), lấy bản mỏng ra khỏi bình  đánh dấu
mức dung môi  làm khô bản mỏng trong không khí  kiểm tra dưới ánh sáng tử
ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cùng
Rf và màu sắc với vết chính trên sắc ký của dung dịch Vitamin C đối chiếu.
-

Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di

chuyển Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng cách dịch chuyển của chất thử và
khoảng cách dịch chuyển của dung môi:
Rf =
Trong đó:
a: là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử (cm).
b: là khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng đường
đi của vết (cm).

Rf: chỉ có giá trị từ 0  1.
3.4.2. Định lượng hoạt chất acid ascorbic
- Mục đích: Kiểm tra xem hàm lượng của thuốc tiêm có đúng quy định không.
Nồng độ và hàm lượng của thuốc tiêm Vitamin C phải chính xác. Đây không
phải là yêu cầu chỉ riêng thuốc tiêm, mà cũng được đặt ra cho các dạng thuốc khác,
tuy nhiên với thuốc tiêm thì nồng độ và hàm lượng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng:
Do thuốc hấp thu hoàn toàn, tác dụng nhanh nên nếu có sai số về nồng độ, hàm
lượng vượt xa liều chỉ định hoặc ghi trên nhãn có thể dẫn đến tai biến.
12


Hàm lượng của thuốc tiêm Vitamin C phải đạt 95% - 105% so với lượng ghi
trên nhãn.
- Phương pháp thực hiện: Phương pháp định lượng thể tích.
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Kết quả nhanh, chính xác.
+ Đơn giản, dễ thực hiện.
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Kết quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào người kiểm nghiệm.
 Dụng cụ - Hoá chất:
- Thuốc tiêm Vitamin C
- Dung dịch natri thiosulfat 0,1N
- Dung dịch kali iodat 0,1N
- Dung dịch formaldehyd 1%
- Dung dịch acid hydrocloric 2%
- Dung dịch kali iodide 10%
- Dung dịch hồ tinh bột
- Pipet 1ml, 4ml, 25ml
- Buret 25ml
- Các dụng cụ thuỷ tinh thông thường

 Phương pháp tiến hành
- Chuẩn độ Vitamin C bằng dung dịch kali iodat 0,1N.
-

Lấy chính xác 1 lượng chế phẩm tương ứng khoảng 200 - 250mg acid ascorbic,

thêm 0,25ml dung dịch formaldehyde 1%, 4ml dung dịch acid hydrochloric 2%,
0,5ml dung dịch kali iodide 10% tạo thành dung dịch không màu, sau đó chuẩn độ
bằng dung dịch kali iodat 0.1N cho đến khi xuất hiện màu xanh lam nhạt bền vững.

Lấy chính xác 4 – 5 ml
chế phẩm

Dung dịch màu
xanh lam nhạt
Hình 3.2. Sơ đồ định lượng thuốc tiêm Vitamin C

1ml dung dịch kali iodat 0,1N tương đương với 8.806 mg C6H8O6.
Hàm lượng acid ascorbic trong chế phẩm được tính theo công thức:
X(mg)=
13


Trong đó:
n: thể tích của dung dịch chuẩn độ KIO3 0,1N (ml).
k : hệ số hiệu chỉnh của dung dịch KIO3 0,1N.
v:

thể tích dung dịch thuốc tiêm Vitamin C (ml).


-

Chuẩn độ hệ số k của dung dịch kali iodat 0.1N bằng dung dịch natri thiosulfat
0.1N.

Hình 3.3. Sơ đồ chuẩn k của dung dịch KIO3 0,1N

1ml dung dịch Na2S2O3 0,1N tương đương với 3.566 mg KIO3.
Hệ số k của dung dịch kali iodat 0,1N được tính theo công thức sau:
K=
Trong đó:
V0: thể tích của dung dịch chuẩn độ Na2S2O3 0,1N (ml).
14


K0 = 1: hệ số hiệu chỉnh của dung dịch Na2S2O3 0,1N.
V = 25ml: thể tích dung dịch KIO3.
3.4.3. Kiểm tra hàm lượng tạp chất acid oxalic
-

Mục đích: Kiểm tra xem hàm lượng tạp chất acid oxalic trong thuốc tiêm

Vitamin C có đạt yêu cầu không.
Trong quá trình điều chế thuốc tiêm Vitamin C đã sinh ra 1 sản phẩm phụ là
acid oxalic. Sản phẩm phụ này được xem là tạp chất nguy hiểm đối với cơ thể bệnh
nhân, vì acid oxalic dễ dàng kết hợp với các kim loại như canxi, sắt, natri, magie
và kali (thành phần dinh dưỡng quan trọng) trong cơ thể để tạo thành các tinh thể
của các muối oxalat tương ứng, chúng là các chất kích thích ruột và các rối loạn
liên quan tới thận (sỏi thận), bệnh gout, thấp khớp và còn có thể dẫn đến sự thiếu
hụt chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không thể loại bỏ hoàn toàn sản phẩm phụ này

trong thuốc tiêm Vitamin C mà chỉ có thể chấp nhận nó ở một mức thích hợp.
Do đó, việc kiểm tra tạp chất acid oxalic trong thuốc tiêm là một khâu không
thể thiếu được của khâu kiểm nghiệm thuốc tiêm Vitamin C. Hàm lượng acid
oxalic trong thuốc tiêm Vitamin C: ≤ 0,3%.
- Phương pháp thực hiện: Phương pháp so sánh màu sắc của dung dịch chuẩn và
thuốc tiêm Vitamin C.
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Nhanh chóng, đơn giản.
-

+ Dễ thực hiện.
Nhược điểm của phương pháp:
+ Kết quả mang tính tương đối.

+ Độ chính xác không cao.
 Dụng cụ - Hóa chất:
- Ống nghiệm
-

Cân phân tích

-

Thuốc tiêm Vitamin C

-

Nước cất

-


Dung dịch natrihydroxyd 10%

-

Dung dịch acid acetic 2M

-

Dung dịch calciclorid 10%
15


-

Acid oxalic

 Phương pháp tiến hành
- Dung dịch thử: Lấy chính xác 1 thể tích chế phẩm có chứa 250 mg acid ascorbic
(5ml)  trung hòa bằng dung dịch natrihydroxyd 10% + 1ml dung dịch acid
-

acetic 2M + 0,5ml dung dịch calci clorid 10%.
Dung dịch so sánh: Hòa tan 70mg acid oxalic trong nước  lấy 5ml dung dịch thu

-

được + 1ml dung dịch acid acetic 2M + 0,5ml dung dịch calci clorid 10%.
Để yên trong 1 giờ  so sánh dung dịch thử với dung dịch đối chiếu.


Lấy chính xác 5 ml
chế phẩm

Hình 3.4. Sơ đồ xác định hàm lượng tạp chất acid oxalic

3.4.4. Kiểm tra độ vô khuẩn
-

Mục đích: kiểm tra xem thuốc tiêm có đạt yêu cầu về độ vô khuẩn không, nhằm
phát hiện sự có mặt của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men trong thuốc.
Đây là yêu cầu đặc trưng nhất của thuốc tiêm. Vì da và niêm mạc là hàng rào
bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân có hại khác bị vô hiệu
hóa nơi tiêm. Do đó, thuốc tiêm phải tuyệt đối vô khuẩn và không được mang các
tác nhân có hại có liên quan.
- Phương pháp thực hiện: phương pháp cấy trực tiếp.
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Cho biết số lượng VSV.
+ Loại bỏ sai số do các chất vẩn.
+ Kết quả phản ánh đúng với sinh khối.
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Dễ nhầm lẫn, độ chính xác không cao.
+ Không thích hợp cho huyền phù VSV có mật độ thấp.
 Dụng cụ - Hóa chất:
- Thuốc tiêm Vitamin C
- Môi trường Fluid Thioglycolate
- Môi trường Casein soya bean digest broth
16





-

Ống nghiệm có nắp
Bình cầu
Cốc đong
Pipet
Giấy lọc
Cồn 960, 700
Tủ ấm MEMMERT BE 500
Tủ sấy MEMMERT
Nồi hấp HYDROCLATVE MC10
Buồng cấy vô trùng BIO CLEAN BLENCH
Phương pháp tiến hành:
Chuẩn bị thử:
Phòng thí nghiệm:
Lau bàn, tường, các giá trị để dụng cụ và sàn nhà bằng cồn 70 0, bật đèn tử

ngoại 2h trước khi làm.
Chú ý: Về vệ sinh cá nhân, trước khi làm thí nghiệm phải rửa tay bằng xà
phòng tới khuỷu tay, thay quần áo, đội mũ che kín tóc, đeo khẩu trang, sát trùng lại
tay bằng cồn 700 khi bắt đầu làm thí nghiệm.
- Dụng cụ:
+ Đèn cồn, bông gòn.
+ Bơm tiêm 10ml, kẹp, dao cưa, ống nghiệm có nắp, bình cầu (được đậy kín và
bọc bằng giấy thiếc) phải được sấy trong tủ sấy trước khi đem dùng ở nhiệt độ
-

1700C trong 2 giờ).
Mẫu thử:

+ Kiểm tra kỹ 3 ống thuốc tiêm, đảm bảo rằng sản phẩm nằm cùng trong 1 lô,
nguyên vẹn, đảm bảo không bị nứt vỡ hoặc rò rỉ,… Dùng cồn 70 0 để sát trùng
phía ngoài sản phẩm  đưa vào buồng cấy.
+ Vào số và ghi mã số, số lô sản xuất, tên thuốc, ngày thử, người thử,… để tiện

-

theo dõi.
Môi trường:
+ Môi trường thioglycolat để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí.
+ Môi trường Casein soya bean digest broth để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và
nấm mốc.
+ Sắp xếp các môi trường tìm vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí, nấm mốc đã kiểm tra ở
tủ ấm 370C/24h vào giá, đánh số trên ống và tháo giấy bọc đầu môi trường.
+ Tất cả các dụng cụ và môi trường được để trong phòng vô trùng trước khi bật
đèn tử ngoại để khử trùng phía ngoài, trừ mẫu thử.

17


+ Cân 1,2 g môi trường Fluid Thioglycolat, thêm nước cất vào vừa đủ 40ml 
khuấy cho tan hết  cho vào 3 ống nghiệm có nắp (2 ống nghiệm: mỗi ống
15ml, một ống nghiệm làm mẫu trắng 10ml)
+ Cân 1,2 g môi trường Casein soya bean digest broth, thêm nước cất vừa đủ
40ml  khuấy cho tan hết  cho vào 3 bình cầu (2 bình cầu: mỗi bình 15ml, 1
bình làm mẫu trắng 10 ml).
STT

Thể tích của mỗi
đơn vị mẫu thử

(ml)

Thể tích mẫu thử cần
Thể tích môi trường
lấy để cấy vào mỗi ống
tối thiểu cần lấy (ml)
môi trường (ml)

1

Dưới 1

Toàn bộ đơn vị đóng gói

15

2

1–5

½ đơn vị đóng gói

15

3

5 – 20

2


20

4

20 – 100

5

40

5

100 – 500

10

80

+ Lượng thuốc cấy vào không được vượt quá 1/10 thể tích của môi trường để
tránh làm loãng chất dinh dưỡng.
+ Cho 2 môi trường vừa pha vào trong nồi hấp tiệt trùng ở 1210C trong thời gian
khoảng 1 giờ  đưa vào buồng cấy (đã lau bằng cồn 960).
-

• Tiến hành thử:
Lau tiệt khuẩn 3 ống tiêm bằng cồn 70 0 (thực hiện 2 lần: trước và sau khi đưa vào

-

buồng cấy).

Dùng bơm (hoặc pipet) lấy chế phẩm cấy vào môi trường 2 loại môi trường theo tỉ
lệ:

-

+ 15ml môi trường Fluid Thioglycolat: 1ml thuốc tiêm Vitamin C.
+ 15ml môi trường Casein soya bean digest broth: 1ml thuốc tiêm Vitamin C.
Lắc nhẹ cho đều  ủ 2 loại môi trường đã cấy thuốc tiêm cùng với mẫu trắng của
nó ở 300C – 350C (môi trường Fluid Thioglycolat) và 200C – 250C (môi trường
Casein soya bean digest broth). Thường xuyên theo dõi các môi trường đã cấy, thời
gian ít nhất là 14 ngày.

18


19


KẾT LUẬN
Vitamin C là chất thiết yếu cần cho cơ thể. Vitamin C thực hiện hai chức năng
chính là đồng yếu tố (cofactor) của các enzym thúc đẩy các phản ứng sinh hóa và chống
oxy hóa. Chính vì vai trò quan trọng này, hiện nay người ta đã và đang nghiên cứu thuốc
tiêm Vitamin C để có thể tiêm trực tiếp vào cơ thể nhằm tăng cường sức khỏe, phòng và
điều trị một số bệnh trong đời sống hằng ngày
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc thì các biện pháp kiểm nghiệm thuốc
phải được tiến hành thường xuyên với tất cả các loại thuốc lưu hành trên thị trường. Quy
trình kiểm nghiệm phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt bởi các tổ chức uy tín, có
đầy đủ trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ chuyên viên có trình độ cao. Việc kiểm
nghiệm gồm có việc lấy mẫu thuốc, kiểm nghiệm, xác định chất lượng thuốc và nguyên
phụ liệu làm thuốc ở tất cả các cơ sở từ khâu sản xuất, xuất nhập khẩu, bảo quản, lưu

thông, phân phối thuốc trong phạm vi cả nước, đánh giá tương đương sinh học - sinh khả
dụng và độ an toàn của thuốc.
Việc kiểm nghiệm dược phấm nói chung và thuốc tiêm vitamin C nói riêng giúp
kịp thời phát hiện những thuốc không đạt chất lượng, thuốc giả lưu hành trên thị trường
để người người bệnh được dùng thuốc an toàn, nâng cao chất lượng thuốc, phục vụ công
tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tích (2007), Kiểm nghiệm thuốc, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
2. Lê Thanh Mai (2005), Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men, Nhà

xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Phạm Xuân Vượng (2007), Giáo trình Kiểm tra chất lượng thực phẩm, Nhà xuất

bản Hà Nội.
4. />
hang-hoa.htm
5. />6. />
thuoc-tiem-vitamin-c.htm

21



×