Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Sinh lý TV ứng dụng Trồng cây không dùng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 27 trang )

CHƯƠNG 3

TRỒNG CÂY KHÔNG DÙNG ĐẤT


MỤC TIÊU

GIÁ TRỊ KHOA HỌC

GIÁ TRỊ THỰC TIỄN


NỘI DUNG

TRỒNG CÂY KHÔNG DÙNG
ĐẤT

TRỒNG CÂY TRÊN GIÁ THỂ


TRỒNG CÂY KHÔNG DÙNG ĐẤT

-

Khái niệm: Trồng cây không dùng đất là một hình thức canh tác không sử dụng đất mà cây trồng được
trồng trong hoặc trên dung dịch dinh dưỡng hay các giá thể như trấu hun, xơ dừa, cát, sỏi,...

-

Nguyên lý: Sự sinh trưởng, phát triển của cây chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như nước, chất khoáng, khí O 2,
CO2 và ánh sáng,… mà không phụ thuộc vào môi trường trồng có đất hay không có đất. Đất chỉ là giá thể


giúp cây đứng vững. Do đó, chúng ta có thể trồng cây trên giá thể mà không dùng đất, chỉ cần đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu của cây.


 Ưu điểm:
-Điều chỉnh được dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng.
-Giảm bớt yêu cầu về lao động.
-Dễ tưới nước.
-Dễ thanh trùng.
-Nâng cao năng suất cây trồng.
 Nhược điểm:
-Đầu tư ban đầu lớn, giá thành cao.
-Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao.
-Đòi hỏi nguồn nước sạch.
-Sự lan truyền bệnh nhanh.



Trồng cây không dùng đất

Khí canh

Trồng cây trong nước

Trồng cây trên giá thể

Giá thể hữu cơ

Hệ thống trồng cây không dùng đất


Giá thể vô cơ


THỦY CANH
Khái niệm trồng cây trong dung dịch
là kĩ thuật trồng cây không dùng đất,
cây được trồng trực tiếp vào dung dịch
dinh dưỡng.


PHÂN LOẠI

HỆ THỐNG THỦY CANH TĨNH

HỆ THỐNG THỦY CANH ĐỘNG


HỆ THỐNG THỦY CANH TĨNH

-

Hệ thống thủy canh tĩnh là loại hệ thống thủy canh
mà trong quá trình sử dụng để trồng cây, dung dịch
dinh dưỡng không chuyển động.

-

Ưu điểm: đơn giản, không tốn kém, phù hợp với mô
hình nhỏ cho hộ gia đình.


-

Nhược điểm: gây ra tình trạng thiếu oxy trong dung
dịch và pH dễ bị acid.


HỆ THỐNG THỦY CANH ĐỘNG

-

Hệ thống thủy canh động là loại hệ thống thủy canh mà trong
quá trình sử dụng để trồng cây, dung dịch dinh dưỡng có
chuyển động.

-

Ưu điểm: các chất dinh dưỡng được hòa tan được tuần hoàn
trong hệ thống, giúp dinh dưỡng ở các bình chứa đều nhau;
dung dịch dinh dưỡng không bị thiếu oxy.

-

Nhược điểm: chi phí cao.


Hệ thống thủy canh động


KHÍ CANH


-

Khái niệm: Theo Steiner, khí canh là hệ thống mà rễ cây được đặt
trong môi trường bão hòa với các giọt dinh dưỡng liên tục hay gián
đoạn dưới dạng sương mù hay phun.

-

Dung dịch dinh dưỡng cung cấp cho rễ cây trồng theo phương pháp
khí canh cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt cần các chất có
nhiều năng lượng.


Hệ thống khí canh


TRỒNG CÂY TRÊN GIÁ THỂ



Khái niệm: Là kỹ thuật trồng cây không dùng đất, cây được trồng trực tiếp trên giá thể hữu cơ hay giá thể trơ cứng có tưới
dung dịch dinh dưỡng



Ưu điểm:

- Cung cấp chất dinh dưỡng tối ưu.
- Tăng cường kiểm soát nước và các ứng dụng phân bón.
- Tối ưu độ ẩm của chất nền.


- Lợi thế trong việc khử trùng giữa các thời kỳ.
- Tái sử dụng nước, giảm thiểu chi phí sản xuất.



Nhược điểm: - Khối lượng bộ rễ ít.
- Khả năng lưu trữ dinh dưỡng thấp.
- Tính đệm thấp.
- Độ pH biến động lớn.
- Kiểm soát độ mặn.


GIÁ THỂ

GIÁ THỂ HỮU CƠ

GIÁ THỂ VÔ CƠ


GIÁ THỂ HỮU CƠ TỰ NHIÊN

 Ưu điểm:
-Là giá thể hữu cơ rất tốt với cây trồng.
-Thường được sử dụng với hệ thống trồng cây trong
túi.

-Có thể tái sử dụng.
 Nhược điểm:
- Giá thành cao.

Than bùn


 Ưu điểm:
- Mùn cưa là phế phẩm trong sản xuất chế biến gỗ, có khả năng
giữ ẩm tốt.

- Thành phần chủ yếu là cellulose dễ phân huỷ.
- Khi dùng nên trộn với cát để phân phối độ ẩm tốt hơn.
 Nhược điểm:
-Độ thoáng khí thấp.
-Có loại mùn cưa độc với cây.
-Không sử dụng mùn cưa từ gỗ đã ngâm, tẩm thuốc bảo quản.

Mùn cưa


Vỏ cây

 Ưu điểm: Có lợi đối với môi trường.
 Nhược điểm:
- Vỏ cây chứa các chất gây độc, có thể cản trở sinh trưởng phát triển của cây và giảm năng suất.
- Vỏ cây tươi có chứa tanin và giữ ẩm kém ở thời gian đầu.


Xơ dừa

-

Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ, đóng thành bánh để khô.

Thành phần: chủ yếu là cellulose chiếm 80%, ngoài ra lignin chiếm 18% và các hợp chất khác như
tanin,… Do vậy, khi sử dụng cần ngâm nước để hạn chế ảnh hưởng của tanin giúp cây phát triển tốt
hơn.

-

Có khả năng giữ nước tốt nhưng dễ gây úng.


Trấu hun

-

Là vỏ của hạt thóc đem chất đống hun đến độ có thể diệt hết mầm bệnh, vỏ trấu đã đen nhưng chưa thành tro.
Thành phần: Kali, silicat và các muối khoáng vi lượng,…
Thoát nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng.


GIÁ THỂ VÔ CƠ
Cát, sỏi:

-

Là loại giá thể trơ điển hình, dễ kiếm, rẻ tiền.
Dùng cát có độ lớn của hạt từ 0,1 – 0,2 mm. Sỏi có độ lớn từ 1 – 5 cm.
Cần rửa sạch, khử trùng, sấy hay phơi khô trước khi dùng.


Perlite (dẫn xuất của núi lửa chứa silic)


 Ưu điểm:
- Có khả năng tiêu nước, thông thoáng tốt.

-Ổn định về tính chất vật lý, có tính trơ hóa học.
 Nhược điểm:
- Gồm 76,9% là Al, một phần Al này giải phóng ra ngoài làm giảm độ pH.


Giá thể hữu cơ tổng hợp

 Ưu điểm:
-Là những chất liệu hữu cơ nhân tạo, có tính trơ hóa học.
-Cho năng suất cao.
 Nhược điểm:
-Giá thành cao.
Vd: Giá thể Vermiculite


KẾT LUẬN
Trồng cây không dùng đất là một giải pháp nuôi cấy hết sức hữu hiệu.
Trong tương lai, dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên
khan hiếm thì phương pháp trồng cây không dùng đất sẽ dần thay thế phương pháp
trồng trọt truyền thống. Ngoài việc mang lại lợi ích khổng lồ cho ngành nông nghiệp,
phương pháp này còn giúp giữ gìn môi trường trong sạch, đây chính là mục tiêu được
coi trọng hàng đầu để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.


×