Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đề án Sắp xếp, kiện toàn các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.35 KB, 44 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN KHU VỰC IV

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

SẮP XẾP, KIỆN TOÀN CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Họ tên học viên: Lê Văn Bé Tám
Lớp: A37-CT

Cần Thơ, tháng 8 năm 2015


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CÁC BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ …......4
1.1. Nhận thức chung về đầu tư công...............................................................................4
1.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức quản lý đầu tư xây dựng công trình......................................6
1.3. Điều kiện năng lực của tổ chức và giám đốc tư vấn quản lý chuyên ngành………....10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ …………………....14
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ ……………………......14
2.2. Tình hình vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011 – 2015……………..…..15
2.3. Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020 ………………………….……17
2.4. Thực trạng và đánh giá hoạt động các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn
thành phố……………………………………………………………………………..…..19


2.5. Những vấn đề tồn tại và hạn chế hiện nay…………………………….……….…24
CHƯƠNG 3. SẮP XẾP, KIỆN TOÀN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN ……………………..………….……...26
3.1. Định hướng giải pháp và nội dung sắp xếp, kiện toàn các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa
bàn thành phố ………………………………….…………………….… 26
3.2. Kế hoạch sắp xếp, kiện toàn các Ban quản lý chuyên ngành, thành lập mới………...30
CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN …………………………………………….32
4.1. Trách nhiệm của các cơ quan thực hiện Đề án …………………………………… 32
42. Điều kiện đảm bảo thực hiện ……………………………………………………... 36
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………. ……38
TÀI LIÊU THAM KHẢO ……………………………………………………………….40



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề án
Trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây, Nhà nước đã ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng và đang dần
được hoàn thiện đảm bảo tính đồng bộ, như: Luật đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật
Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và các Nghị định, Thông tư hướng
dẫn thi hành,… đã góp phần tạo thuận lợi cho công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng, đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện so với trước đây.
Tuy nhiên, một số đơn vị được giao làm chủ đầu tư nhưng chưa đủ năng
lực quản lý điều hành dự án theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12 tháng 02 năm 2009 và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm
2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình (nay là Nghị định số

59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính Phủ về việc quản lý dự án
đầu tư xây dựng), dẫn đến sự chậm trễ trong công tác quản lý, giám sát và thanh
quyết toán công trình. Có những dự án khi đến giai đoạn quyết toán mới phát
hiện ra chủ đầu tư trong quá trình thực hiện đã vi phạm một số quy định về đầu
tư xây dựng hoặc thất lạc hồ sơ pháp lý do công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chưa
chấp hành nghiêm chế độ quản lý tài chính của dự án, tạm ứng vốn cho công tác
giải phóng mặt bằng, nhà thầu xây dựng, … dẫn đến thời gian thi công và nợ tạm
ứng kéo dài qua nhiều năm, có trường hợp không thu hồi được giá trị đã tạm ứng
cho các nhà thầu vi phạm hợp đồng gây khó khăn cho công tác thẩm tra, phê
duyệt quyết toán, lãng phí ngân sách nhà nước và làm tăng số lượng hồ sơ quyết
toán còn tồn đọng. Bộ máy quản lý quá cồng kềnh, phân công nhiệm vụ còn
trùng lấp, hiệu quả chưa cao, chất lượng đội ngũ trong ban quản lý không đủ
năng lực theo quy định, nhiệm vụ chuyên môn còn hạn chế, đa phần chưa qua
tập huấn quản lý dự án theo quy định.
Tương tự như những hạn chế nêu trên, công tác đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng có nhiều hạn chế, yếu kém xét về gốc độ
khách quan có rất nhiều nguyên nhân như: về chính sách giá bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư thay đổi liên tục; năng lực các đơn vị tư vấn, nhà thầu còn hạn chế;
việc bố trí vốn chưa kịp thời theo quy định nhóm B là 5 năm và nhóm C là 3


2

năm; Nhưng nguyên nhân chính là năng lực và khả năng điều hành thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, theo dõi giám sát, kiểm tra của các Ban Quản lý dự án đầu
tư sử dụng 30% nguồn vốn ngân sách Nhà nước trở lên. Do đó, việc sắp xếp,
kiện toàn các Ban Quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo
quy định của Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật đầu tư công là
rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.
Để khắc phục các tồn tại và bất cập nêu trên, đồng thời chấn chỉnh, tăng

cường quản lý đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và công
tác quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố, tôi xin chọn đề tài
nghiên cứu: "Sắp xếp, kiện toàn các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử
dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ"
2. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của đề án.
Đề án nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn để đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà
nước trong quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước về đầu tư công nói chung
và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn ngân sách nhà nước cho phù hợp với
tiềm năng và lợi thế trên địa bàn thành phố, phù hợp với tình hình thực tiễn của
từng quận, huyện, phù hợp với khu vực nông thôn và đô thị, góp phần phục vụ
cho sự phát triển của thành phố Cần Thơ theo tinh thần Nghị quyết 45-NQ/TW
của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để đạt được mục đích đó, học viên đề ra yêu cầu, nhiệm vụ:
Thứ nhất: Đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động các Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Thứ hai: Thu thập các số liệu một cách tương đối chính xác
Thứ ba: Đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân
sách nhà nước đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề án:
Để đảm bảo nội dung nghiên cứu được trập trung và đạt chất lượng, đề tài
nghiên cứu tổ chức và hoạt động các Ban quản lý dự án đầu tư trực thuộc quận,
huyện, sở ban ngành và trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ.


3

Thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến 6/2015. Thực hiện đề án trong hai
năm 2015-2016.

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề án.
Đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực trạng hoạt động của các Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố yêu cầu xây dựng bộ máy Ban quản lý
dự án trong sạch vững mạnh, hoạt động ngày càng tốt hơn nhằm sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước đạt hiểu quả cao. Do đó, nếu đề tài được thực hiện sẽ là
những nhân tố góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong
đầu tư công và hoạt động hiệu quả hơn đối với các Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng trên địa bàn thành phố để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời tạo bước chuyển biến mạnh mẽ
cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ, thúc đẩy nhanh tiến trình
đô thị hóa, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề án:
Để đạt mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu ra là Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư công và nâng cao hoạt động của Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành
phố, đề tài nghiên cứu căn cứ các quy định của pháp luật và vận dụng đồng thời
các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, phương pháp đối chiếu, phương
pháp so sánh, phương pháp dự báo... để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra cũng như
đưa ra những giải pháp phù hợp với đặc điểm thực tế, và không trái với các văn
bản hướng dẫn của ngành cấp trên, các văn bản pháp luật.


4

Chương 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THÀNH LẬP VÀ
HOẠT ĐỘNG CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. 1. Nhận thức chung về đầu tư công
1.1.1. Khái niệm đầu tư công, vốn đầu tư công.

Đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước vào các chương trình, dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Vốn đầu tư công là vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng
chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân
sách địa phương để đầu tư.
1.1.2. Trình tự đầu tư xây dựng công trình
Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của
Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo
cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem
xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên
quan đến chuẩn bị dự án;
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất
hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp
giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây
dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây
dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng
hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình


5

hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần
thiết khác;

Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử
dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình
xây dựng.
1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương
đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm
2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của
người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.
Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư
xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý
chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng,
tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án; Dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư PPP (Public - Private Partner) có cấu phần xây dựng
được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy
định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Dự án
đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý
về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động
của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh
và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án
theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan; Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục
tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an
toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh.
Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh
quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hoá của
từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển
kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.



6

Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng
mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử
dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi,
an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng,
nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công
trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con
người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công
trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều
kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc
theo quy định của Luật này.
Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng
với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
1.2 Cơ sở pháp lý về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
(quy định tại Điều 16 đến Điều 22 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP)
1.2.1. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân
sách, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng chuyên ngành Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan,
tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án
thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê

Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện
quản lý dự án theo quy định.
Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước
ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước
quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về


7

ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ
chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình
thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
Đối với dự án PPP, doanh nghiệp dự án lựa chọn hình thức quản lý dự án
quy định Luật Xây dựng.
1.2.2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng khu vực
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố, cấp quận, huyện, Chủ tịch Hội
đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự
án khu vực) để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý đồng thời
nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
Hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực
được áp dụng đối với các trường hợp: Quản lý các dự án được thực hiện trong
cùng một khu vực hành chính hoặc trên cùng một hướng tuyến; Quản lý các dự
án đầu tư xây dựng công trình thuộc cùng một chuyên ngành; Quản lý các dự án
sử dụng vốn ODA, vốn vay của cùng một nhà tài trợ có yêu cầu phải quản lý
thống nhất về nguồn vốn sử dụng.
Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Chủ tịch

Ủy ban nhân dân thành phố, cấp quận, huyện thành lập là tổ chức sự nghiệp công
lập; do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước thành lập là tổ
chức thành viên của doanh nghiệp.
Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có tư cách
pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc
nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các
dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về
các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn
thành khi được người quyết định đầu tư giao.


8

Căn cứ số lượng dự án cần quản lý, yêu cầu nhiệm vụ quản lý và điều kiện
thực hiện cụ thể thì cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban
quản lý dự án khu vực có thể được sắp xếp theo trình tự quản lý đầu tư xây dựng
của dự án hoặc theo từng dự án.
Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thực
hiện tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác trên cơ sở bảo đảm hoàn thành
nhiệm vụ quản lý dự án được giao, có đủ điều kiện về năng lực thực hiện.
1.2.3. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành,
Ban quản lý dự án khu vực
Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý
dự án khu vực quyết định về số lượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và
hoạt động của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực,
cụ thể như sau:
Các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được
thành lập phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc theo yêu
cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực. Việc tổ chức các

Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực trực thuộc Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng các Bộ này xem xét, quyết định để phù
hợp với yêu cầu đặc thù trong quản lý ngành, lĩnh vực;
Các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Ủy
ban nhân dân thành phố thành lập gồm: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Riêng đối với các thành phố trực thuộc Trung
ương có thể có thêm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu
công nghiệp, Ban quản lý dự án phát triển đô thị.
Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm quản lý đối với Ban quản lý
dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do mình thành lập.
Đối với cấp quận, huyện: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc
thực hiện vai trò chủ đầu tư và quản lý các dự án do Ủy ban nhân dân cấp quận,
huyện quyết định đầu tư xây dựng;


9

Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần
phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:
Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để
giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện
chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án;
Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban
quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định Nghị định số
59/2015/NĐ-CP; cá nhân đảm nhận các chức danh thuộc các phòng, ban điều
hành dự án phải có chuyên môn đào tạo và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với
công việc do mình đảm nhận.

Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự
án khu vực do người quyết định thành lập phê duyệt, trong đó phải quy định rõ
về các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng chủ đầu tư và bộ
phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án phù hợp với quy định của Luật Xây
dựng năm 2014 và pháp luật có liên quan.
1.2.4. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực
không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư
xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo
quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP để thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty
nhà nước nếu không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng
bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức,
cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực
hiện.
Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc
toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng
quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về
nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi
chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.


10

Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản
lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các
nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
1.2.5. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án
Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn

trực thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công
trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng, dự án có
sự tham gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 (hai) tỷ đồng do
Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư.
Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải
có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được
thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia
nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được
hạch toán riêng theo quy định của pháp luật.
1.3. Điều kiện năng lực của tổ chức và giám đốc tư vấn quản lý chuyên
ngành.
Thực hiện theo quy định tại chương IV điều kiện năng lực hoạt động xây
dựng, Điều 54 và Điều 64 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm
2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
1.3.1. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban
quản lý dự án khu vực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:
1.3.1.1. Tổ chức:
Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định
mục 1.3.1.2;
Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành
nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;
Có ít nhất 20 (hai mươi) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại
dự án chuyên ngành.
1.3.1.2. Giám đốc quản lý dự án:
Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I
hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã là Giám


11


đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm A hoặc 2 (hai) dự án nhóm B cùng
loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng I;
Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II
hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã là Giám
đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án nhóm C cùng
loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng II;
Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hoặc
chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là Giám đốc tư
vấn quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng
công trường hạng III.
1.3.1.3. Phạm vi hoạt động:
Giám đốc quản lý dự án hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả
các nhóm dự án;
Giám đốc quản lý dự án hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm
B, nhóm C;
Giám đốc quản lý dự án hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm
C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
1.3.2. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
Đáp ứng điều kiện năng lực tại mục số 3.2.1 và phải đáp ứng theo quy
định của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính
phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
1.3.3. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban
quản lý dự án khu vực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện:
1.3.3.1. Tổ chức:
Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định
mục 3.2.3.2.
Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành
nghề phù hợp quy mô dự án, cấp công trình và với công việc đảm nhận;



12

Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự
án chuyên ngành.
1.3.3.2. Giám đốc quản lý dự án:
Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I
hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã là Giám
đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm A hoặc 2 (hai) dự án nhóm B cùng
loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng I;
Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II
hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã là Giám
đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án nhóm C cùng
loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng II;
Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hoặc
chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là Giám đốc tư
vấn quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng
công trường hạng III.
1.3.3.3. Phạm vi hoạt động:
Giám đốc quản lý dự án hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả
các nhóm dự án;
Giám đốc quản lý dự án hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm
B, nhóm C;
Giám đốc quản lý dự án hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm
C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
1.3.4. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án một dự án:
1.3.4.1. Tổ chức:
Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định
mục 3.2.4.2;

Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành
nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;
Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự
án được giao quản lý.


13

1.3.4.2. Giám đốc quản lý dự án:
Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I
hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã là Giám
đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm A hoặc 2 (hai) dự án nhóm B cùng
loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng I;
Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II
hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã là Giám
đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án nhóm C cùng
loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng II;
Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hoặc
chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là Giám đốc tư
vấn quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng
công trường hạng III.
1.3.4.3. Phạm vi hoạt động:
Giám đốc quản lý dự án hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả
các nhóm dự án;
Giám đốc quản lý dự án hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm
B, nhóm C;
Giám đốc quản lý dự án hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm
C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.



14

Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương được thành lập từ ngày 01 tháng
01 năm 2004, được tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết 22/2003/QH11 ngày
26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội (khóa XI), Nghị định số 05/2004/NĐ-CP
ngày 02 tháng 01 năm 2004, Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm
2007 và Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về
việc thành lập các quận, huyện và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần
Thơ trực thuộc Trung ương và đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2009 công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị
loại 1 trực thuộc Trung ương. Thành phố Cần Thơ có 09 đơn vị hành chính cấp
huyện (bao gồm 05 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và
04 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh) với 85 đơn vị hành chính
cấp xã; diện tích tự nhiên 1.409 km2, quy mô dân số 1,243 triệu người.
Thành phố Cần thơ là hạt nhân và là trung tâm của vùng kinh tế trọng
điểm vùng ĐBSCL (vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của quốc gia); là đô thị
trung tâm và là động lực phát triển của vùng ĐBSCL (một trong bảy vùng
kinh tế động lực quốc gia); đã và đang được Trung ương hỗ trợ để phấn đấu trở
thành trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa, xã hội, đóng
vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với vùng ĐBSCL. Qua địa bàn
thành phố hội tụ nhiều tuyến giao thông quan trọng (QL 1A, QL 80, QL 91, QL
91B, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh, đường Bốn Tổng - Một Ngàn, đường Nam
Sông Hậu, tuyến đường thuỷ quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (kênh
Xà No) và thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Giang (kênh Cái Sắn), đường hàng
không,..và trong tương lai là các tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt).
Với vị trí quan trọng như trên, Cần Thơ có điều kiện thuận lợi cũng như đã

được xác định để trở thành đô thị trung tâm vùng, trung tâm công nghiệp, thương
mại - dịch vụ, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và văn hóa,


15

là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh tại vùng ĐBSCL và của cả nước,
có vai trò đầu tàu, thúc đẩy các địa phương trong vùng cùng phát triển.
2.2. Tình hình vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015
2.2.1 Tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội:
Tại kỳ họp thứ 20, Khóa VII, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ đã
ban hành Nghị quyết số 11/2010/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2010, trong
đó xác định giai đoạn 2011-2015, chỉ tiêu huy động các nguồn vốn đầu tư toàn
xã hội là 200-220 ngàn tỷ đồng; tỷ lệ huy động vốn 55%GDP. Kết quả thực
hiện như sau:
Ước tổng vốn huy động là 180.932 tỷ đồng, chiếm 46,68% GDP; so với
giai đoạn 2006-2010 (tổng vốn huy động là 85.241 tỷ đồng) tăng 112,26%; đạt
88,87% KH, gồm:
Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước: 8.373/8.526 tỷ đồng, đạt
98,20%KH.
Vốn trái phiếu Chính phủ: 3.147/3.253 tỷ đồng, đạt 96,77%KH.
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước: 320/375 tỷ đồng, đạt 85,33%KH.
Nguồn thu từ hoạt động XSKT: 3.857/3.920 tỷ đồng, đạt 98,37%KH.
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: 222/250 tỷ đồng, đạt
88,80%KH.
Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân: 103.872/107.486 tỷ đồng, đạt
96,64%KH.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 5.266/12.488 tỷ đồng, đạt 42,17%KH.
Các nguồn vốn khác thuộc NSNN: 55.875/67.292 tỷ đồng, đạt
83,03%KH.

Cơ cấu huy động vốn đầu tư toàn xã hội:
Các nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước chiếm 39,68%; giảm 10,20%.
Vốn ngoài Nhà nước chiếm 57,41%; tăng 9,90%.
Vốn FDI chiếm 2,91% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 0,3% so với giai
đoạn 2006-2010.
Ước vốn bố trí và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội vào các ngành, lĩnh vực:
Nông, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi: 7.038 tỷ đồng, chiếm 3,90%.
Công nghiệp: 31.844 tỷ đồng, chiếm 17,60%.


16

Xây dựng: 18.798 tỷ đồng, chiếm 10,39%.
Giao thông, kho bãi, vận tải: 22.697 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,54%.
Bán buôn, bán lẻ: 37.929 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 20,98%.
Thông tin - truyền thông: 1.494 tỷ đồng, chiếm 0,82%.
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: 1.781 tỷ đồng, chiếm 0,98%.
Kinh doanh bất động sản: 17.388 tỷ đồng, chiếm 9,62%.
Khoa học và công nghệ: 934 tỷ đồng, chiếm 0,52%.
Hoạt động hành chính, dịch vụ hỗ trợ: 1.827 tỷ đồng, chiếm 1%.
Giáo dục và đào tạo: 17.318 tỷ đồng, chiếm 9,57%.
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: 11.856 tỷ đồng, chiếm 6,55%.
Văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí: 6.838 tỷ đồng, chiếm 3,78%.
Hoạt động khác: 3.190 tỷ đồng, chiếm 1,76%.
2.2.2 Tình hình huy động và thực hiện các dự án đầu tư theo hình
thức BOT, BTO và BT:
Năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã trình Thường trực
Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố thống nhất danh mục đầu
tư gồm 12 dự án (06 công trình giáo dục và 06 công trình giao thông) theo hình
thức BT với tổng mức đầu tư dự kiến là 7.634 tỷ đồng và đã có một số nhà đầu

tư quan tâm, đề nghị được thực hiện theo hình thức nhà đầu tư ứng vốn đầu tư
trước, ngân sách Nhà nước trả chậm sau 01- 02 năm, nhưng không triển khai
được là do khi bắt đầu thực hiện thì Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01
năm 2014 của Chính phủ không cho thực hiện hình thức trên. Do vậy, đến nay
trên địa bàn thành phố Cần Thơ chưa có công trình nào được thực hiện theo hình
thức BOT, BTO, BT.
2.2.3. Kết quả đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2011-2015:
Từng bước xác lập vị trí, vai trò trung tâm động lực thúc đẩy sự phát triển
vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên một số lĩnh vực.
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá (bình quân 12,22%/năm); cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP); các nguồn lực xã hội tiếp tục
được huy động và phát huy hiệu quả; các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển


17

đáng kể, đóng góp khoảng 12-12,5% GDP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
và cả nước.
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (giá hiện hành) đến năm
2015 ước đạt 79,3 triệu đồng (tương đương 3.636 USD), gấp 2,2 lần so với năm
2010. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,810.
Trong 05 năm, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước tăng bình
quân 7,1%/năm; tổng chi ngân sách Nhà nước ước tăng bình quân 4,4%/năm.
Thu nội địa tăng bình quân 10,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách/GDP đạt
9,6%.
Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm và
tương đối đồng bộ, nhất là hình thành được hệ thống giao thông liên hoàn, kết
nối hệ thống quốc lộ với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, hạ tầng xã hội, hạ
tầng đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an

ninh của các địa phương.
2.3. Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020:
2.3.1 Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội:
Tổng số: 242.000 tỷ đồng, tăng 33,75% so với giai đoạn 2011-2015. Trong đó:
Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước: 16.389 tỷ đồng, tăng 113,84%.
Vốn ODA: 8.273 tỷ đồng, tăng 858%.
Vốn trái phiếu Chính phủ: 5.300 tỷ đồng, tăng 62,95%.
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước: 800 tỷ đồng, tăng 113,33%.
Nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 5.238 tỷ đồng, tăng 33,63%.
Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân: 137.942 tỷ đồng, tăng 28,33%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 6.174 tỷ đồng, tăng 17,23%.
Các nguồn vốn khác thuộc NSNN: 61.884 tỷ đồng, bằng 92% giai đoạn
2011-2015.
Cơ cấu huy động vốn đầu tư toàn xã hội:
Các nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước chiếm 40,45% (do tăng nguồn
huy động ODA trong giai đoạn 2016-2020).
Vốn ngoài nhà nước chiếm 57%.
Vốn FDI chiếm 2,55% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
2.3.2 Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020:


18

Nhu cầu đầu tư:
Tổng số dự án:
5.515 dự án.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư:
72.572 tỷ đồng.
Vốn trong nước:
64.299 tỷ đồng.

. Ngân sách Nhà nước:
46.967 tỷ đồng.
. Trái phiếu Chính phủ:
5.300 tỷ đồng.
. Vốn tín dụng đầu tư phát triển:
800 tỷ đồng.
. Vốn xổ số kiến thiết:
11.232 tỷ đồng.
Vốn ODA:
8.273 tỷ đồng.
Khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư (do thành phố quản lý):
Tổng số dự án:
2.580 dự án.
Khả năng cân đối vốn đầu tư:
36.000 tỷ đồng.
Vốn trong nước:
27.727 tỷ đồng.
. Ngân sách Nhà nước:
16.389 tỷ đồng.
. Trái phiếu Chính phủ:
5.300 tỷ đồng.
. Vốn tín dụng đầu tư phát triển:
800 tỷ đồng.
. Vốn xổ số kiến thiết:
5.238 tỷ đồng.
Vốn ODA:
8.273 tỷ đồng.
Số dự án chưa đưa vào cân đối 2016-2020:
Số dự án:
2.935 dự án.

Số vốn không cân đối được:
36.572 tỷ đồng.
Dự kiến bố trí các ngành, lĩnh vực:
Tổng số 36.000 tỷ đồng
Công nghiệp (hoàn chỉnh lưới điện nông thôn): 60 tỷ đồng, tỷ lệ 0,17%.
Nông, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi: 3.296 tỷ đồng, tỷ lệ 9,15%.
Giao thông vận tải: 9.175 tỷ đồng, tỷ lệ 25,49%.
Cấp nước, xử lý nước thải, rác thải: 808 tỷ đồng, tỷ lệ 2,25%.
Khoa học – công nghệ và thông tin- truyển thông: 755 tỷ đồng, tỷ lệ
2,10%.
Tài nguyên – môi trường: 670 tỷ đồng, tỷ lệ 1,86%.
Giáo dục-đào tạo, dạy nghề: 5.212 tỷ đồng, tỷ lệ 14,48%.
Y tế: 4.669 tỷ đồng, tỷ lệ 12,97 %.


19

Xã hội: 7.230 tỷ đồng, tỷ lệ 20,08%.
Văn hóa - thể thao: 1.974 tỷ đồng, tỷ lệ 5,48%.
Quản lý nhà nước: 1.529 tỷ đồng, tỷ lệ 4,25%.
An ninh – quốc phòng: 622 tỷ đồng, tỷ lệ 1,73%.
Số dự án dự kiến bố trí:
Tổng số: 2.580 dự án, số vốn dự kiến bố trí 36.000 tỷ đồng. Trong đó:
Số dự án chuyển tiếp từ trước năm 2010 hoàn thành trong giai đoạn 20162020: 6 dự án (nhóm A, B), số vốn bố trí 1.275 tỷ đồng.
Số dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 hoàn thành trong giai đoạn
2016-2020: 53 dự án (nhóm A, B), số vốn bố trí 4.050 tỷ đồng. Gồm:
Vốn trong nước: 3.146 tỷ đồng.
Vốn ODA: 904 tỷ đồng.
Số dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020: 2.521 dự án, số vốn
bố trí 30.675 tỷ đồng. Gồm:

Số dự án hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020: 2.460 dự án, số vốn
21.270 tỷ đồng (vốn trong nước: 19.348 tỷ đồng; vốn ODA: 1.922 tỷ đồng).
Số dự án dự kiến hoàn thành sau năm 2020: 61 dự án, số vốn 9.405 tỷ
đồng (vốn trong nước: 3.958 tỷ đồng; vốn ODA: 5.447 tỷ đồng).
2.4. Thực trạng và đánh giá hoạt động các Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng trên địa bàn thành phố
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 03 nhóm Ban Quản lý dự án xây dựng đang
tồn tại và hoạt động: nhóm thứ nhất là các Ban Quản lý trực thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố, nhóm thứ 2 là các Ban Quản lý trực thuộc sở, ban, ngành thành phố và nhóm
trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện. Ngoài ra, có một số sở, ngành được giao làm
chủ đầu tư nhưng không có Ban Quản lý dự án chuyên nghiệp, phải kiêm nhiệm hoặc
thuê các đơn vị tư vấn, cụ thể như sau:
2.4.1. Các Ban Quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:
Hiện tại có 04 Ban Quản lý trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng thành phố, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 2, Ban Quản lý dự
án Nâng cấp đô thị thành phố và Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng
sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ. Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư hoặc
đại diện chủ đầu tư (Ủy ban nhân dân thành phố) để quản lý các dự án sử dụng vốn


20

ODA hoặc vốn ngân sách Nhà nước trọng điểm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành
phố.
Nhìn chung, về tổ chức và cơ cấu nhân sự cơ bản phù hợp điều kiện của Điều
36, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ và
Thông tư 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư. Việc thực hiện các dự án cơ bản đảm bảo tiến độ cũng như các thủ tục theo
quy định, giúp nâng cao hiệu quả của dự án.
Tuy nhiên, hiện nay bộ máy các Ban Quản lý trực thuộc Ủy ban nhân dân

thành phố khá cồng kềnh, phân công nhiệm vụ còn trùng lấp, hiệu quả chưa cao,
nên cần có sự sắp xếp, tinh gọn, chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Các số liệu cụ thể:
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố: hiện tại có 52 biên chế,
trong đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ 03, kỹ sư 35, cử nhân 08, khác 06; hiện nay đang
quản lý 12 dự án.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng 2: hiện tại có 28 biên chế, trong đó: trình
độ chuyên môn thạc sỹ 03, kỹ sư 15, cử nhân 08, khác 05; hiện nay đang quản lý 6 dự án.
Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố: hiện tại có 23 biên chế, trong
đó, trình độ chuyên môn thạc sỹ: 03, kỹ sư: 11, cử nhân: 07, khác: 02; hiện nay đang
quản lý 01 dự án ODA.
Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án
thành phố Cần Thơ: hiện có 14 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ: 03, kỹ
sư: 05, cử nhân: 06; hiện nay đang quản lý 01 dự án ODA.
2.4.2. Ban Quản lý dự án xây dựng trực thuộc các sở, ngành:
Hiện nay, chỉ 06/37 sở, ngành được giao nhiệm vụ chủ đầu tư có thành lập Ban
quản lý dự án xây dựng chuyên trách gồm: Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công trình đô thị
thành phố Cần Thơ, Trường Cao đẳng Nghề. Phần lớn các chủ đầu tư còn lại thực hiện
kiêm nhiệm hoặc thuê các đơn vị tư vấn quản lý dự án. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Quân sự
thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cũng có bộ phận
chuyên môn về xây dựng cơ bản theo cơ cấu tổ chức thuộc hệ thống ngành dọc quy
định, cụ thể.


21

Theo thông kê cuối năm 2014 của các sở, ban ngành báo cáo. Hiện tại, có 06 Ban
Quản lý trực thuộc sở, ban ngành sử dụng cán bộ, công chức kiêm nhiệm đó là:

Ban Quản lý dự án thuộc Sở Y tế, hiện tại gồm 14 biên chế; trong đó: trình độ
chuyên môn kỹ sư 08, cử nhân 02, dược sỹ 02 và khác 02;
Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở Giao thông vận tải: hiện tại gồm 23 biên chế,
trong đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ 04, kỹ sư 12, cử nhân 05, khác 02;
Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội: hiện tại gồm
04 biên chế, trong đó: trình độ kỹ sư 04;
Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: hiện tại gồm 09
biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn kỹ sư 09;
Ban Quản lý dự án trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố: hiện tại gồm 05
biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ 01, kỹ sư 04;
Ban Quản lý dự án trực thuộc Công an thành phố, hiện tại gồm 18 biên chế, trong
đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ 01, kỹ sư 10, cử nhân 07.
Còn lại Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án.
2.4.2.1. Đối với các sở, ngành có Ban Quản lý dự án:
Điều kiện năng lực của một số cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án theo số
liệu báo cáo chưa đủ điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 36, Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định cá nhân
tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với
công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Đối với các Sở chuyên ngành xây dựng làm chủ đầu tư: chủ yếu thành lập
Ban quản lý trực thuộc từ cán bộ kiêm nhiệm của Sở và ký hợp đồng thuê ngoài,
qua kiểm tra rà soát Ban quản lý trực thuộc không đủ năng lực theo quy định…từ
đó thực hiện các dự án không đảm bảo thủ tục, chất lượng công trình, thời gian
kéo dài…dẫn đến dự án điều chỉnh nhiều lần (trung bình điều chỉnh dự án tăng
tổng mức 50% trở lên do trượt giá bình quân mỗi năm trên 10%, điều chỉnh chi
phí máy thi công nhân công do thay đổi chính sách tiền lương) gây lãng phí ngân
sách. Nhiều Sở làm chủ đầu tư nhiều công trình cũng làm ảnh hưởng đến hiệu
quả, nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố giao.
2.4.2.2. Đối với các sở, ngành không có Ban Quản lý dự án:



22

Mặc dù một số chủ đầu tư về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên,
do đây là công việc có tính đặc thù chuyên môn, việc kiêm nhiệm hoặc các chủ
đầu tư khoán hết cho đơn vị tư vấn như hiện nay khiến phần lớn các dự án
thường xuyên gặp vướng mắc trong triển khai. Thực tế cho thấy, trong thời gian
qua, phần lớn các dự án do các đơn vị này quản lý phải thực hiện điều chỉnh
nhiều lần mới hoàn thành được công trình, đặc biệt là các dự án sửa chữa trụ sở
làm việc, nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư không lựa chọn được đơn vị
tư vấn, nhà thầu xây lắp có chất lượng, trong khi bản thân chủ đầu tư lại thiếu
kinh nghiệm quản lý.
Đối với các Sở không chuyên ngành xây dựng làm chủ đầu tư: đa phần là
thuê Ban quản lý thực hiện dự án, qua kiểm tra, rà soát Ban quản lý không đủ
năng lực, chủ đầu tư không chuyên về xây dựng và thủ tục đầu tư từ đó thực hiện
các dự án không đảm bảo thủ tục, thời gian kéo dài, dẫn đến dự án điều chỉnh
nhiều lần (trung bình điều chỉnh dự án tăng tổng mức 50% trở lên do trượt giá
bình quân mỗi năm trên 10%, điều chỉnh chi phí máy thi công nhân công do thay
đổi chính sách tiền lương) gây lãng phí ngân sách, hồ sơ quyết toán còn tồn đọng
dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn
nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững của thành phố Cần Thơ.
Ngoài ra, việc thực hiện giám sát đánh giá đầu tư các dự án trong thời gian
qua là chưa đạt hiệu quả. Năm 2014, chỉ 24/37 đơn vị có thực hiện báo cáo giám
sát đánh giá đầu tư. Tuy nhiên, các báo cáo này còn mang tính hình thức, chưa đi
sâu phân tích, dự báo các khó khăn thường gặp, đánh giá về hiệu quả dự án.
Nguyên nhân chủ yếu cũng xuất phát từ việc hạn chế về chuyên môn, kinh
nghiệm.
2.4.2.3. Bộ phận chuyên môn về xây dựng cơ bản của Bộ Chỉ huy Quân
sự thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
Mặc dù có biên chế theo ngành dọc, tuy nhiên, thời gian qua trong quá trình thực

hiện các dự án vẫn còn nhiều hạn chế trong quản lý chi phí cũng như điều hành dự án
chưa phù hợp với các quy định tại các thời điểm.
Thời gian tới, Thủ trưởng các cơ quan chỉ đạo việc tăng cường đào tạo và nâng
cao năng lực cho Ban Quản lý dự án đảm bảo thực hiện theo quy định trong đầu tư xây
dựng cơ bản; thực hiện kiểm tra, rà soát điều kiện và năng lực của các Ban Quản lý dự


×