Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giới thiệu nhạc cụ truyền thống nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.1 KB, 5 trang )

Truyền thống Nhật Bản – Nhạc cụ truyền thống Nhật
Bản
Lịch sử về nhạc truyền thống Nhật Bản rất đa dạng và phong phú. Rất nhiều loại hình âm nhạc
đã du nhập vào Nhật từ Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm, nhưng qua năm tháng, chúng đã
được thay đổi hoàn toàn và mang phong cách rất Nhật Bản. Các nhạc cụ đã được cải tiến và làm
mới để đáp ứng nhu cầu của từng địa phương, và trong số chúng, những nhạc cụ quan trọng nhất
là shamisen, shakuhachi và koto.

Đàn shamisen khá giống với guitar; nó có một cái cần thon dài và một thân đàn nhỏ hình vuông,
được căng da bên trên. Nó có ba dây và âm độ được điều chỉnh bằng một chốt chỉnh âm ở phía
trên đầu, giống với guitar và violin. Người nhạc công không gảy đàn bằng ngón tay, mà dùng
một miếng gảy lớn hình tam giác. Đàn shaminsen thường xuyên được sử dụng để đệm hát ở rất
nhiều thể loại.


Shakuhachi là một loại sáo tre, người nhạc công sẽ thổi vào phần đầu ống để sáo phát ra tiếng.
Shakuhachi có 4 lỗ ở phía trước và 1 lỗ ở phía sau, vì vậy đôi khi người phương Tây cũng gọi nó
là "sáo tre 5 lỗ". 5 cái lỗ này đủ để tạo ra các nốt trong mọi âm vực; trên thực tế, số lượng lỗ thổi
nhỏ đã khiến âm thanh của shakuhachi trở nên réo rắt, đôi phần khá chói tai.


Koto là một loại đàn Tam thập lục. Nó đã từng được dùng như một nhạc khí chính trong dàn
nhạc thính phòng, chơi theo lối nhạc cổ truyền Nhật Bản. Chiều dài của Koto vào khoảng
180cm. Một cái đàn Koto truyền thống có 13 dây, được căng ngang qua 13 thanh ngựa đàn có
thể dịch chuyển được ở suốt dọc chiều dài đàn. Người chơi điều chỉnh âm cơ bản của đàn bằng
cách
di
chuyển
13
ngựa
đàn


này
trước
khi
chơi.
Lịch
sử
của
Koto
Vào khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ VIII, những đại sứ văn hóa được gửi tới Trung Quốc để học và
lĩnh hội hệ thống văn hóa – chính trị của nước này. Họ cũng đã mượn một số nhạc cụ, trong số
đó có Cheng (Koto). Thời gian đầu, loại đàn này chỉ được chơi trong cung đình, sau đó nó được
chơi chủ yếu bởi những nhạc công mù (hầu hết những dòng nhạc Nhật tiền cận đại đều được
những nhạc công mù, thầy tu và người trong hoàng cung chơi).
Vào thế kỉ XVII (thời Edo), Yatsuhashi Kengyo (1614-1685), một trong những bậc thầy chơi
Koto trong giới nhạc công mù, đã thành công trong việc chuyển Koto thành nhạc cụ độc tấu. Và
vì vậy ông được biết đến như cha đẻ của phong cách chơi Koto hiện đại. Ông đã sáng tác rất
nhiều nhạc phẩm cho đàn Koto, và trong số đó, rất nhiều bản nhạc vẫn được chơi cho đến ngày
nay. Một trong những nhạc phẩm nổi tiếng nhất của ông là Chidori.
Vào thế kỉ XX, Michio Miyagi (1894-1956), cũng là một nhạc công Koto mù, đã đưa phong cách
nhạc phương Tây vào âm nhạc của Koto. Bản nhạc nổi tiếng thế giới của ông mang tên "Haruno-umi (Biển mùa xuân)", ban đầu được sáng tác cho Koto và Shakuhachi (một loại sáo làm từ
tre), nhưng nó cũng được chơi bằng Koto và flute, hoặc violin


Các sử gia cho rằng koto ra đời vào khoảng thế kỉ XV – XIII trước Công nguyên ở Trung Quốc.
Ban đầu chúng chỉ có 5 dây, sao đó tăng lên 12, và cuối cùng là 13 dây. Đó là đàn koto 13 dây
được du nhập vào Nhật trong thời Nara (710-794).


Ban đầu, koto thường được chơi cùng với các nhạc khí bộ dây và bộ khí khác, nhưng sau này,
người ta đã dùng nó để độc tấu. Nó cũng thường được chơi với shamisen và shakuhachi hoặc để

đệm hát. Nhưng thật đáng buồn là người Nhật Bản hiện đại không mấy khi được trực tiếp nghe loại
nhạc cụ này chơi sống. Tuy nhiên, một số trường phổ thông đã đưa nhạc truyền thống và chương
trình giảng dạy, thậm chí còn tổ chức những buổi đi xem biểu diễn văn hóa truyền thống ở nhà hát.
Trong các loại nhạc cụ truyền thống, koto có lẽ là loại nhạc cụ quen thuộc và phổ biến nhất. Trong
những ngày lễ hội đầu năm "Haru no Umi", người ta thường song tấu shakuhachi làm nhạc nền, và
vào mùa hoa anh đào (sakura) nở rộ, mọi người thường được nghe giai điệu quen thuộc , chơi
bằng đàn koto. Đây là tên một số bản nhạc truyền thống của nhật chơi bằng koto: Haru no umi,
Yugao, Chidori no Kyoku.



×