Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.21 KB, 2 trang )
Chiêng đồng - một nhac cụ truyền thống
lâu đời
Chiêng đồng (hay còn gọi là cồng) là loại nhạc khí rất thông dụng ở nước ta từ rất lâu đời. Vào
thời Hùng Vương, chiêng đồng đã được phổ biến trong dân gian. Trên các trống đồng cổ nhất như
Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... cách đây gần ba nghìn năm có khắc hình người đánh chiêng trong những
nhà sàn thấp mái, hình vòng cung, mỗi dàn có từ tám đến mười chiêng. Người đánh chiêng đứng
giữa hai dàn chiêng, hai tay cầm hai dùi đánh chiêng treo ở hai bên. Đáng chú ý là người đánh
chiêng ở đây mặc váy có vạt tỏa ra hai bên, chứng tỏ đó là một phụ nữ. Bên cạnh những người
đánh chiêng là những người phụ nữ thổi khèn, hát múa... Điều đó nói lên vai trò phụ nữ rất quan
trọng trong lĩnh vực âm nhạc và ca múa lúc bấy giờ.
Nhiều dân tộc ở nước ta hiện nay hãy còn sử dụng chiêng rất phổ biến. Ơở người Kinh chiêng
thường chỉ được dùng riêng hoặc đi kèm với trống cái dùng điểm nhịp trong nghi lễ đình đám ngày
xưa. Trước cách mạng Tháng Tám, vùng Bắc Ninh còn có câu ca ca tụng ba thứ nhạc khí lớn có
tiếng ở vùng này, và cũng là những thứ nhạc khí lớn ở miền Bắc nước ta: trống Chờ, chiêng Chõ,
mõ Phù Lưu (làng Chờ thuộc huyện Yên Phong, làng Chõ và làng Phù Lưu thuộc huyện Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là tỉnh Hà Bắc).
Khác với người Kinh, người Mường và các dân tộc Tây Nguyên thường dùng chiêng cả bộ gồm
nhiều chiếc lớn nhỏ khác nhau. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa tập hợp được đủ, các chiêng đồng
theo bộ của nó, nhưng những dàn chiêng ít nhất cũng có từ năm chiếc trở lên. Có bộ chiêng dùng
để đánh giai điệu. Có bộ dùng đệm từ nhỏ đến to, từ trầm đến cao, chủ yếu dùng trong các ngày
hội hè vui chơi. Rất đáng chú ý là nhiều dàn chiêng Mường hiện đại vẫn còn giữ được đủ bộ tám
chiếc vốn có từ thời Hùng Vương. Lý thú hơn nữa là trong các ngày hội của đồng bào Mường,
người đánh chiêng cũng là phụ nữ.
Những bộ chiêng, cồng có đinh âm là những cơ sở quan trọng rất cần thiết cho việc nghiên cứu
hòa thanh của ngành âm nhạc Việt Nam.
Chiêng đồng thường là thứ nhạc khí dùng trong hội hè dân gian, nhưng cũng dùng làm hiệu lệnh
trong làng xã khi có những việc hệ trọng xảy ra như cháy, trộm cướp, vỡ đê, v.v... Có khi chiêng
đồng trở thành vũ khí lợi hại thúc giục các chiến sĩ xông ra chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Vùng Thanh
Hóa còn truyền thuyết về chiến công lịch sử của Bà Triệu và câu ca dao:
Ru con, con ngủ cho lành