Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Hồ ly biểu tượng của văn hóa tâm linh nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.57 KB, 15 trang )

Hồ Ly Biểu Tượng Của Văn Hóa Tâm
Linh Nhật Bản

Có thể nói, hồ ly đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong nền văn hóa dân
gian Nhật Bản, góp phần giúp đời sống tinh thần của người dân xứ sở hoa anh
đào trở nên phong phú và có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Bất kể quốc gia nào trên thế giới đều có những giai thoại ly kỳ về những loài vật sống
trong giới tự nhiên. Nhật Bản, một trong những quốc gia có nền văn hóa dân gian và
nghệ thuật truyền thống đặc sắc nhất trên thế giới, cũng không hề ngoại lệ.
Trong quan niệm dân gian của người Nhật Bản luôn tồn tại những loài vật có tầm ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của họ, một trong số đó chính là loài hồ ly
(kitsune). Vậy hồ ly đóng vai trò gì trong văn hóa tâm linh của người Nhật Bản? Các bạn
độc giả hãy cùng Otaku Thời Báo điểm qua một số thông tin dưới đây nhé!

Truyền thuyết

Theo truyền thuyết, hồ ly là những con cáo đã tu luyện thành tinh và có trí thông minh
chỉ đứng sau loài người, đồng thời còn thông thạo nhiều phép thần thông biến hóa.


Song song đó, chúng còn có thể tu hành luyện đạo, tu vi càng cao thì số đuôi sẽ tăng
lên. Chẳng hạn như hồ ly khi tu luyện đến một trăm năm có ba cái đuôi sẽ gọi là Yêu hồ,
tu đến một nghìn năm thì gọi là Lục vĩ ma hồ, khi đạt đến cảnh giới cao nhất là chín
đuôi thì sẽ được gọi là Cửu vĩ thiên hồ (Kyuubi no Kitsune).

Tuy nhiên, đuôi là biểu tượng quyền năng nhưng cũng chính là nhược điểm của hồ ly.
Những lúc ở hình dạng con người, chúng rất dễ dàng bị lộ đuôi khi say rượu. Đối với
những hồ ly có tu vi thấp, chúng còn để lộ luôn cả tai và lông mặt khi bị kích động. Một
số dị bản khác còn cho rằng hồ ly sợ chó, nếu quá sợ hãi sẽ bị biến trở lại thành nguyên
hình.



Cũng nhờ vào những truyền thuyết ấy mà người Nhật đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm
dân gian phong phú, đồng thời nhận thực được hồ ly được chia thành hai dạng nhất
định: hồ tiên Zenkou và dã hồ Yakou. Nói một cách rõ ràng hơn, Zenkou là loài vật linh
thiêng có thể trấn áp tà khí, mang đến điềm lành. Ngược lại, dã hồ Yakou sẽ mang đến
điềm dữ vì chúng có khả năng mê hoặc lòng người, là kẻ đầu sỏ gây ra vạn điều tai
ương.
Zenkou – Sứ giả của thần Inari

Trong tín ngưỡng dân gian của người Nhật, hồ tiên Zenkou là linh vật tượng trưng và là
sứ giả của vị thần nông Đạo Hà (Inari). Thần Đạo Hà thường xuất hiện dưới hình hài của
một vị lão nhân, đôi khi còn là dáng dấp của một thiếu nữ. Đi bên cạnh ngài bao giờ
cũng là một con hồ tiên có màu trắng (cáo tuyết).


Inari là vị
thần của nông nghiệp và công nghiệp, của sự giàu có và thành công. (Ảnh: St Stev)


Đền của
thần Đạo Hà thường có nhiều cổng màu đỏ nối tiếp nhau, hai bên lối vào đền là những bức tức tượng hồ
ly quàng khăn đỏ. (Ảnh: Shinichi Sugiyama)

Ngoài ra, một số khác còn cho rằng vì loài gặm nhấm ăn ngũ cốc mà loài này lại chính là
thức ăn của hồ ly, nên thần Zenkou chính là linh vật bảo hộ lúa gạo. Đó cũng là lí do mà
người Nhật thường hay lui đến các đền thờ để cúng bái thần Zenkou nhằm mong ước
một cuộc sống khỏe mạnh, ấm no và sung túc hơn.


Bên cạnh đó, người ta còn tin rằng thần Đạo Hà và Zenkou của ngài rất thích ăn đậu hũ

chiên, cho nên một số người đến viếng đền còn mang theo đậu hũ chiên làm lễ vật. Đó
cũng là lí do mà món đậu hũ chiên ở Nhật có tên gọi là Kitsune (hồ ly).


Món inari
sushi với nguyên liệu chính làm từ đậu hũ, cũng là món là khoái khẩu của thần Zunkou.

Một món ăn khác
cũng rất nổi tiếng ở Nhật Bản là mì udon kitsune, với topping chính là những miếng đậu hũ chiên giòn.
Yakou – Dã Hồ

Trong những câu chuyện đồng thoại về Youkai (yêu tinh), dã hồ thường có bộ lông đỏ
như máu, gương mặt hung tàn và xảo quyệt. Dã hồ thường hay biến thành phụ nữ, rất


hiếm khi biến thành trẻ nhỏ hay người già. Mục đích mỗi khi chúng biến thân là trêu
ghẹo và lừa gạt người thường, thậm chí là giết chết họ.

Theo người Nhật, một người phụ nữ hấp dẫn thường sẽ có gương mặt thon dài, chân
mày lá liễu và gò má cao. Cũng vì thế mà họ truyền tai nhau rằng phụ nữ càng xinh đẹp,
càng khiến người ta say mê thì phần lớn chính là do yêu quái biến thành. Dã hồ gian ác
rất hay hóa thân thành những mỹ nữ thông minh và xinh đẹp, có thể làm động lòng
người chỉ bằng một cái chớp mắt thoáng qua.


Dã tâm khi
biến thân của dã hồ là dụ dỗ và hớp hồn đàn ông, tìm cách hấp thu dương khí rồi giết chết bọn họ.

Dã hồ rất giỏi dùng thuật thôi miên, chúng biết cách tạo ra ảo cảnh để lừa gạt người
khác. Theo những giai thoại ngày xưa, chúng sẽ hóa thân thành người thường để xin

qua đêm tại một ngôi nhà nào đó. Đến khi sáng thức dậy thì chủ nhà phát hiện ra nhà
mình bị mất trộm, nhất là mất lương thực. Thậm chí, dã hồ còn cạo trọc đầu chủ nhà để
cảnh cáo hoặc nhập vào xác họ rồi điều khiển theo ý muốn của chúng.


Dã hồ lanh lợi nhưng lại mưu mô và xảo quyệt, sẵn sàng cướp gạt để giành được thứ
chúng muốn. Chẳng hạn như chúng thường đòi hỏi con người phải cống lương thực
cho chúng, thậm chí là xây dựng đền thờ để cung phụng chúng. Nếu bất cứ ai từ chối,
sẽ bị chúng khủng bố tinh thần, khiến họ suy sụp đến phát điên phát dại.


Dù là vậy, dưới một góc nhìn khác thì người Nhật cũng tin rằng không phải loài hồ ly
tinh nào cũng xấu xa và nham hiểm. Hơn nữa, những mối tình liêu trai giữa người và yêu
cũng rất phổ biến trong văn học dân gian Nhật Bản. Vì người mình yêu thương, hồ
ly tình nguyện sinh con đẻ cái rồi sống một cuộc đời an phận hạnh phúc cùng gia đình
mình.
Mẫu truyện về chuyện tình giữa người và hồ ly:
Ngày xửa ngày xưa, tại ngôi làng nọ có một chàng trai tên là Ono. Trong một đêm nọ, Ono gặp
được người con gái vô cùng xinh đẹp giữa một ngọn đồi hoang vắng, chàng đem lòng yêu nàng
ta và quyết định sẽ cưới nàng về làm vợ. Nhưng kì lạ thay, từ sau khi đứa con trai đầu lòng của
chàng ra đời, con chó mà Ono nuôi từ bé bỗng dưng trở nên hung hãn mỗi khi gặp vợ chàng. Vợ
Ono xin chàng giết chết con chó đó nhưng Ono lại không đồng ý.
Đến một ngày nọ, con chó đó bỗng nhảy xổ vào tấn công nàng ta. Vì quá sợ hãi, nàng ta bỗng
biến trở lại hình dạng hồ ly rồi nhảy qua hàng rào bỏ trốn. Ono không vì thế mà hoảng sợ, chàng
hô to: Ta biết nàng là hồ ly, nhưng nàng lại là mẹ của con ta và là người ta yêu nhất. Xin hãy trở
lại với chúng ta, ta luôn luôn chờ nàng.
Từ đó, mỗi khi đêm xuống thì người con gái ấy lại trở về và ngủ trong vòng tay của Ono.


Hồ ly trong đời sống hiện đại


Từ những giai thoại thần kỳ ngày xưa, rất nhiều tác giả Nhật Bản ngày nay đã đưa hình
tượng hồ ly vào trong các tác phẩm của họ, và chính những nhận vật ấy cũng chiếm
được rất nhiều tình cảm từ phía người hâm mộ.

Nhân vật
Tomoe trong Kamisama Hajimemashita, một linh thần phục vụ cho Thổ thần.


Cửu vĩ
Kurama trong Naruto.

Bên cạnh đó, người Nhật Bản còn tổ chức những lễ hội hồ ly (Kitsune no Yomatsuri)
nhằm tôn vinh một nét văn hóa dân gian đặc sắc của đất nước họ. Đến với lễ hội, ai nấy
đều khoác lên mình những bộ trang phục cực kì xinh đẹp, mặt đeo những chiếc mặt nạ
hồ ly cách điệu đủ màu sắc, có người còn cầm thêm lồng đèn giống như trong các câu
chuyện thần thoại đã miêu tả.


Người Nhật
tụ hội trong một đêm hội đón giao thừa tại đền Oji, Kita (Tokyo). (Ảnh: Mariko Kato)


Kết
Đời sống văn hóa của người Châu Á, điển hình là người Nhật Bản thật sự rất đa dạng. Từ cổ chí
kim, người Nhật đã và vẫn luôn gửi gắm niềm tin của họ vào đất trời, vào những loài vật linh
thiêng mà tạo hóa đã ban tặng.

Có thể nói, hồ ly đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong nền văn hóa dân gian Nhật Bản,
góp phần giúp đời sống tinh thần của người dân xứ sở hoa anh đào trở nên phong phú và có ý

nghĩa hơn bao giờ hết.



×