Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phố Đinh Tiên Hoàng – Nơi không gian văn hóa tâm linh của Thủ đô Hà Nội doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.48 KB, 5 trang )

Phố Đinh Tiên Hoàng – Nơi không
gian văn hóa tâm linh của Thủ đô
Hà Nội
Phố Đinh Tiên Hoàng nằm ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm được nhiều nhà sử học, nhà
văn coi là một trong vài địa điểm hội tụ khí thiêng ngàn năm của Thăng Long – Hà
Nội.
Hà Nội có nhiều con phố, mỗi nơi ít nhiều đều mang dấu ấn lịch sử khi khởi dựng hình
thành. Dù qua bao năm tháng, dấu tích xưa vẫn hình thành nên hồn phố – không gian văn
hóa để lại cho mai sau. Một trong những con phố gắn với không gian văn hóa Thủ đô
ngàn năm văn hiến là phố Đinh Tiên Hoàng. Phố Đinh Tiên Hoàng chỉ dài khoảng 900m,
khởi đầu từ ngã tư Tràng Tiền – Hàng Khay, đi qua các trung tâm hành chính như: Trụ sở
UBND TP Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Điện Lực Hà Nội, qua các di tích: chùa Báo Ân,
quảng trường Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu và kết thúc ở quảng trường Đông Kinh nghĩa
Thục (nơi gặp nau của các phố: Lê Thái Tổ – Cầu Gỗ – Hàng Gai – Hàng Đào). Thời
Pháp, phố có tên là đại lộ Francis Garnier.
Năm 1945, Đốc lý Hà Nội – bác sĩ Trần Văn Lai đã đổi tên Francis Garnier thành Đinh
Tiên Hoàng để ghi nhớ công lao vị Hoàng đế có công chấm dứt nạn cát cứ, thống nhất đất
nước hồi thế kỷ thứ X – Đinh Bộ Lĩnh. Tương truyền, đức Lý Thái Tổ sau khi định đô ở
Thăng Long vãn cảnh nơi đây thấy một hồ nước trong xanh, có ngôi chùa cổ giữa hồ tạo
phong cảnh nên thơ, bèn đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng. Đến đời nhà Trần,
đền đổi tên là Ngọc Sơn.
Vào thời nhà Lê, khoảng năm 1428, sau khi lên ngôi, Thái tổ Lê Lợi cùng đoàn thuyền
ngự đi từ sông Hồng, rẽ vào hồ, trả gươm cho Rùa thần. Từ đó hồ Lục Thủy trên đất thôn
Tả Vọng được đặt tên là Hoàn Kiếm, hay còn gọi hồ Gươm. Như là một sự trùng hợp lịch
sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm
1945, đã từng nhiều lần qua tuyến phố thiêng này đón xuân với nhân dân và thăm những
người lao động tại Bưu điện và Nhà máy Đèn Bờ Hồ…
Trải qua bao năm tháng với nhiều triều đại, kinh thành Thăng Long có nhiều tên gọi:
Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh và Hà Nội. Nhiều đền chùa lớn và công trình kiến trúc
tiêu biểu đã được người xưa xây dựng trên rẻo đất phía Đông hồ Hoàn Kiếm. Đền Bà
Kiệu thờ Mẫu Liễu Hạnh, dựng gần đối diện với đền Ngọc Sơn từ thời Lê Thần Tông thế


kỷ XVII; tiếp đến là chùa Báo Ân, còn gọi là Quan Thượng, dựng năm 1842, khi đó là
ngôi chùa to và đẹp vào bậc nhất của kinh thành.
Kế đó vào năm 1865, đời Vua Tự Đức thứ 18, Phương đình Nguyễn Văn Siêu một người
giỏi văn chương được người đương thời phong là “Thần Siêu” đến đây xây dựng cổng
đền Ngọc Sơn và đài Nghiên, tháp Bút. Và những biểu tượng hùng hồn cho khí phách của
kẻ sĩ Thăng Long vẫn trường tồn cho đến ngày nay bên phố Đinh Tiên Hoàng.
Năm 1888 người Pháp thành lập thành phố Hà Nội và bắt đầu mở rộng ra phía Đông
Nam với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố lớn ở Việt Nam, hội đủ các
tiêu chí một đô thị châu Âu để xứng đáng là thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc
Pháp. Do đó khi quy hoạch xây khu phố mới với kiến trúc châu Âu bên cạnh khu phố cổ,
họ xác định khu vực hồ Hoàn Kiếm là trung tâm Hà Nội.

Thực hiện phương châm giao thông đi trước, hàng loạt đường phố xung quanh khu vực
hồ được xây dựng. Để làm đường lớn đi ven hồ, người Pháp đã mở đường cắt ngang đền
và cổng tam quan đền Bà Kiệu. Đó chính là đường phố Đinh Tiên Hoàng bây giờ. Rồi
đường mới tiếp tục mở xuyên qua khu vực chùa Báo Ân. Dấu tích của ngôi chùa còn lại
cho đến ngày nay là tháp Hòa Phong, nằm trên rẻo đất bên hồ. Nhìn chênh chếch sang
phía bên kia đường Đinh Tiên Hoàng là Bưu điện Hà Nội.
Từ phố Đinh Tiên Hoàng, thời đó đã có hàng loạt tuyến đường được người Pháp mở theo
hình bàn cờ như Tràng Tiền, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo, Hàng Bài, Tràng Thi… làm cơ sở để bắt đầu xây dựng các công trình kiến trúc
mang dáng dấp châu Âu. Năm 1883, trên phố Đinh Tiên Hoàng mọc lên Tòa Đốc lý, nay
là UBND thành phố Hà Nội, rồi vườn hoa Paul Bert, bây giờ là vườn hoa Lý Thái Tổ,
nhà Kèn hình bát giác…
Đến năm 1884 nhà bưu điện đầu tiên được xây dựng, năm 1901 tòa nhà chính Bưu điện
Bờ Hồ trên nền của chùa Báo Ân hoàn thành. Tiếp đến là Nhà máy Đèn Bờ Hồ nằm phía
bên phải Tòa Đốc lý. Năm 1900 bến xe điện Bờ Hồ được xây dựng, năm 1906 thì hoàn
thành tuyến xe điện từ Bờ Hồ đi chợ Mơ, chạy qua phố Đinh Tiên Hoàng.
Là trung tâm hành chính, văn hóa – xã hội của Thủ đô, phố Đinh Tiên Hoàng chứng kiến
rất nhiều những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và Hà Nội. Đó là vào sáng sớm

ngày 10/10/1954, người lính Pháp cuối cùng rời trại Bảo an binh qua phố Đinh Tiên
Hoàng để rút quân qua cầu Long Biên. Ngay sau đó nhân dân đã ùa ra đây đón đoàn quân
chiến thắng từ các ngả tiến vào tiếp quản Thủ đô. Hơn 30 năm sau, trưa 30/4/1975, nhân
dân Hà Nội lại hân hoan đổ về hồ Gươm, chen chật phố Đinh Tiên Hoàng, trước UBND
TP, vườn hoa Chí Linh, đền Ngọc Sơn, bến xe điện… náo nức nghe tin giải phóng Sài
Gòn qua tiếng loa trong niềm vui khôn tả.
Ngót 20 năm sau, ngày 7/10/2004, tại vườn hoa Chí Linh bên phố Đinh Tiên Hoàng có
thêm một sự kiện mới mang tính lịch sử của thành phố Hà Nội ngàn năm tuổi: khánh
thành Tượng đài Lý Thái Tổ, vị Vua đặt nền móng vững bền cho Thăng Long – Hà Nội.
Bức tượng đồng được đúc liền khối phác họa tư thế nhà Vua bình thản ngắm nhìn Thủ đô
và non sông gấm vóc đang đổi mới. Và một điều chắc chắn rằng vào ngày 10/10/2010,
nhiều hoạt động lớn mang tầm quốc gia, chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ
được tổ chức tại hồ Gươm, trên phố Đinh Tiên Hoàng và Vườn hoa Lý Thái Tổ.
Phố Đinh Tiên HoàngKhông chỉ đầy ắp những dấu tích lịch sử bên hồ Gươm tuyệt đẹp,
với vị trí trung tâm văn hóa, những ngày bình thường cũng như các ngày lễ, tết lúc nào
đường phố Đinh Tiên Hoàng cũng là nơi mà người dân ở các quận, huyện, các địa
phương trong cả nước, khách du lịch nước ngoài đổ về.
Rồi cũng từ đây mà họ tỏa ra những con phố khác để ngắm nhìn Hà Nội. Bởi vậy hầu hết
những lễ hội truyền thống lớn của quốc gia và Hà Nội như bắn pháo hoa mừng Quốc
khánh, Tết Nguyên đán, đua xe đạp, Giải chạy Báo Hà Nội Mới, những cuộc đi bộ vì hòa
bình, biểu diễn ca múa nhạc… đều được tổ chức trên đường phố này. Những năm gần
đây lại thêm những lễ hội mới như: Lễ hội Hoa Hà Nội và Việt Nam (lần đầu tiên vào
cuối tháng 12/2008), Lễ hội Nghệ thuật đường phố do UBND thành phố và Đại sứ quán
Đan Mạch (lần đầu tháng 11/2009) được tổ chức trên phố Đinh Tiên Hoàng…
Như đã thành thông lệ, hàng năm cứ vào đêm 30 Tết, xung quanh hồ Gươm nói chung,
trong đó đông nhất là trên đường Đinh Tiên Hoàng, người Hà Nội đều đổ về đây để đón
Giao thừa, vào đền Ngọc Sơn, Bà Kiệu, tượng đài Vua Lý Thái Tổ… cầu cho quốc thái
dân an, cầu sang năm mới có được sức khỏe dồi dào, làm ăn tấn tới, gặp nhiều may mắn.
Từ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền thành phố cho đến những
người dân, từ người già, trung niên cho đến các chàng trai, cô gái, các cháu thiếu niên…

thảy đều thành kính dâng hương tưởng nhớ Đức Vua Lý Thái Tổ, người đã khai sáng
kinh thành cùng các liệt tổ, liệt tông, các anh hùng dân tộc… đã đổ bao sức lực, trí tuệ và
máu xương để xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, bảo vệ Thủ đô, cho con
cháu ngày nay được sống trong hòa bình, độc lập.
Với những kỷ niệm bên Bờ Hồ, những trang sách đã học, với những di tích, công trình
kiến trúc được chiêm bái hàng, ta bỗng nhận ra rằng: trải 1000 năm từ khởi tên Thăng
Long đến nay, hiếm có một con phố nào trên đất nước lại có được một bề dày về chứng
tích lịch sử ngày xưa và hôm nay, đan xen với nhau trong không gian văn hóa tâm linh,
nơi được coi là đẹp nhất Thủ đô như phố Đinh Tiên Hoàng.

×