Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tập tục đi lễ chùa đầu năm mới của người nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.67 KB, 6 trang )

T ập t ục đi l ễchùa đầu n ăm m ới c ủa
ng ười Nh ật B ản
Không giống như nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,… Nhật đón Tết dương lịch.
Tuy tổ chức năm mới theo lịch dương phương Tây nhưng truyền thống đón Tết của người Nhật
vẫn mang đậm chất châu Á. Người dân Nhật thông thường nghỉ Tết từ 29/12 đến hết ngày 3/1.
Với người dân của đất nước mặt trời mọc, ngày cuối cùng của năm cũ rất quan trọng. Đó là ngày
họ dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng tổ ấm của mình để đón chào một năm mới với nhiều niềm vui
và may mắn. Bữa tối, các thành viên trong gia đình sẽ sum họp quây quần bên nhau. Họ chờ
nghe 108 tiếng chuông giao thừa vọng ra từ các ngôi chùa. Có người thức đến sáng để đón ngày
đầu tiên của năm mới. Năm mới, họ cũng đi thăm họ hàng, lì xì cho các cháu nhỏ để chúng mau
lớn, khỏe mạnh.
Đặc biệt, người Nhật có tục đi lễ chùa ngày Tết, gọi là tục Hatsumode- 初詣 (はつもうで) . Đây
là dịp để họ cầu may mắn, tài lộc, sức khỏe cho một năm mới an khang, thịnh vượng,gặp nhiều
may mắn, trời đất cho mưa thuận gió hòa. Trước đây, người Nhật thường đổ xô đi chùa vào đêm
giao thừa nhưng giờ đây linh hoạt hơn, họ có thể đi lễ vào 3 ngày đầu năm.
Hàng chục triệu người Nhật Bản đã đổ đến các đền chùa để cầu mong hạnh phúc và may mắn
cho năm mới.


Trong những ngày đầu năm mới, những ngôi chùa là nơi thu hút đông khách thập phương nhất
tại Nhật Bản. Hàng chục triệu người đã đổ đến các đền chùa để cầu mong hạnh phúc và may mắn
cho một năm sắp tới.
Một trong những phong tục phổ biến trong dịp đầu năm tại Nhật Bản là rút que ước nguyện. Với
phí tổn 100 yên, tương đương khỏang 17.000 đồng, du khách được rút thăm lá số may mắn dự
đoán về cuộc sống trong cả năm. Sau khi rút thăm họ được nghe những lời “đọc quẻ” và lấy đó
để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm. Nếu có điềm dữ, họ sẽ nhận được lời khuyên và
cách “chữa” để lại được may mắn.


Nếu như nhận được Omikuji (một quẻ xăm, quẻ bói)đại cát, mọi người sẽ an tâm về con đường
phía trước của mình luôn thuận lợi. Song nếu như không được như ý vẫn có cách để hóa giải


diem xui bằng việc gấp lá xăm Omikuji và treo chúng trên cây trong chùa.
Nếu như tại Seoul - Hàn Quốc trên đỉnh núi Nam nổi tiếng với những chiếc ổ khóa tình yêu là
nhân chứng cho các cặp tình nhân thì du lịch Nhật Bản, du khách sẽ chìm đắm trong thế giới của
những bảng gỗ Ema xinh xắn sẽ là cầu nối cho điều ước của bản thân đến được với thần linh và
biến chúng thành hiện thực.
Tại các ngôi đền ở Nhật, có một khu vực riêng biệt treo các tấm bảng gỗ Ema nhiều hình dáng
khác nhau. Người dân lẫn khách du lịch Nhật Bản nếu có nhu cầu đều có thể viết điều ước của
mình lên đó, thành tâm khẩn cầu thì thần linh sẽ phù hộ giúp đạt được mong muốn. Đó là điều
mà người Nhật luôn tin tưởng mỗi khi nhắc đến bảng gỗ Ema.


Trong những ngày đầu năm này, bầu không khí lễ hội đang tràn ngập tại Nhật Bản. Những ngôi
chùa hoặc đền thờ thần đạo là nơi người dân Nhật Bản tìm đến như một cách tư dưỡng tâm hồn
và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nét đẹp văn hóa này đã được Nhật Bản lưu giữ
trong hàng ngàn năm nay.
Nghi thức lễ chùa thoạt nhìn cũng khá đơn giản : chắp tay và cầu nguyện. Nhưng không phải ai
cũng làm đúng cách để lời ước có thể đến tai các vị thần.Vậy làm thế nào mới đúng ?
Các bước như sau:
- Trước khi vào đền/ chùa, bạn phải đi qua một cái cổng 鳥居 ( hình giống như thế này 弄 ). Ở
đây bạn hãy sửa sang lại quần áo, cúi đầu làm lễ nhẹ một cái rồi hẵng bước vào trong.


Sau đó hãy rửa tay ở 手水舎(てみずや). Lấy gáo múc nước rửa 2 tay trước, sau đó lấy nước
vào tay để súc miệng ( nhớ là dùng tay chứ không được uống trực tiếp từ gáo ). Thứ tự đúng là :
Tay trái→ Tay phải → Dùng tay trái để rửa miệng → Rửa lại tay trái→ Rửa gáo → Đặt
ngay ngắn lại chỗ cũ. Mục đích của việc làm này là để 洗心 ( rửa sạch tâm hồn ) trước khi vào
điện chính.

Trước khi làm lễ, hãy cúi chào các vị thần một lần. Sau đó tiến lại bỏ đồng xu 5 yên vào hòm ( 5
yên đọc là ごえん = ご縁 = may mắn ), rồi rung chuông mời gọi các thần. Lui lại cúi đầu 2 lần,

chắp hai tay lại ( để ý tay trái cao hơn tay phải) vỗ 2 lần, thầm ước trong đầu, sau cùng cúi đầu
chào các thần lần cuối. Xong !




×