Đầu xuân đi lễ chùa Hương
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử
cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng
lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện
với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Bến Đục
Tấp nập thuyền chờ người đi lễ
Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức,
tỉnh Hà Tây. Xã gần sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ
Đoàn.
Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm
lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa
Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các
đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã
Hương Sơn.
Từng chiếc thuyền nô nức...
...đi trên suối Yến
Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn
chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ
lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động
tác ít thấy ở mọi nơi.
Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ
tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ
dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần
thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà
chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ
tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân
thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Đường vào chùa Tuyết
Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở
Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn
giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy
chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì vậy cả tâm hồn
và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước
thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù
kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng
khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn
tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ
tế rước các vị thần làng.
Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc
cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở
những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ
đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ
gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a
di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…
Chùa Thiên Trù
Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không
khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử
ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.
Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc
đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.
Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền
của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương
luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.