Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Địa Lí 9 BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.36 KB, 5 trang )

Giáo án Địa Lí 9 –Năm học 2014-2015
Ngày soạn: 22/10/2014
Ngày dạy: 30/10/2014

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
TIẾT 20

BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
A.MỤC TÊU BÀI HỌC
Sau bài học,HS cần:
1. Kiến thức
-Nêu được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát
triển kinh tế -xã hội.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội
của vùng, những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng
Xác định ranh giới của vùng, vị trí một số tài nguyên thiên nhiên quan
trọng trên bản đồ. Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư
xã hội.
3. Thái độ
Giúp HS thấy được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đi đôi với
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng công cụ hiệu quả, năng lực làm chủ phát
triển bản thân, năng lực quan hệ xã hội.
- Năng lực riêng: Sử dụng biểu đồ, bản đồ, giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ
GV: - Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tài liệu lịch sử về một số dân tộc ở Việt Nam.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về thiên nhiên và tài nguyên Trung du miền
núi Bắc Bộ.


HS: Đồ dùng học tập

Trần Thị Hải Yến _ Trường THCS Thị Trấn Gia Lộc


Giáo án Địa Lí 9 –Năm học 2014-2015
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức lớp học : sĩ số (1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
HTTC: cá nhân / nhóm
Thời gian: 10 phút
GV: cho HS quan sát lược đồ tự nhiên vùng Trung
du và miền núi bắc Bộ.
- Xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ ( ranh giới, tên các tỉnh, thành tiếp giáp)?
- Nêu quy mô diện tích và dân số của vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ? → Lãnh thổ của vùng?
HS: Trả lời, bổ sung
GV:
+ Phía Bắc giáp: Trung Quốc.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông Nam: giáp biển.
+ Phía Nam: giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc
Trung Bộ.

Nội dung chính
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Vị trí địa lí: ở phía bắc nước ta.
- Lãnh thổ rộng lớn chiếm 1/3 diện
tích lãnh thổ cả nước, có đường bờ
biển dài.
+ Phía Bắc giáp: Trung Quốc.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông Nam: giáp biển.
+ Phía Nam: giáp Đồng bằng sông
Hồng và Bắc Trung Bộ.
- Ý nghĩa: Có điều kiện giao lưu
kinh tế xã hội với Đb. Sông Hồng,
Bắc Trung Bộ, các tỉnh phía nam
Trung Quốc và Thượng Lào.

GV: Vị trí này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: vị trí của vùng Bắc Bộ: liền kề chí tuyến B,
địa hình chia cắt sâu sắc, giàu tài nguyên khoáng
sản, khí hậu phân hoá có mùa đông lạnh → tài
nguyên sinh vật đa dạng …

* Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài

II. Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên

Trần Thị Hải Yến _ Trường THCS Thị Trấn Gia Lộc


Giáo án Địa Lí 9 –Năm học 2014-2015

nguyên thiên nhiên
HTTC: cá nhân / nhóm
Thời gian: 17 phút
GV: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có những
tiểu vùng nào?
HS: Trả lời, bổ sung
GV:Tây Bắc và Đông Bắc.

- Phân hoá thành 2 tiểu vùng:
Đông Bắc và tây Bắc.
- Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ
mạnh; khí hậu có mùa đông lạnh;
nhiều khoáng sản; trữ năng thuỷ
điện dồi dào.

GV:Hãy lên xác định giới hạn của 2 vùng trên
lược đồ tự nhiên của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ.
GV:Quan sát lược đồ tự nhiên của vùng trung du
và miền núi Bắc Bộ.Nêu ảnh hưởng của độ cao
địa hình và hướng núi đến sự phân hoá tự nhiên
của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: vùng Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn (TB –
ĐN) cao và đồ sộ như 1bức tường thành chắn gió
ĐB nên mùa đông ít rét, mùa hé gió Tn tạo mưa
nhiều.
Vùng ĐB có các dãy núi cánh cung mở rộng về
phía ĐB (Trung Quốc) → mùa đông chịu ảnh
hưởng gió ĐB thời tiết thường rét …

GV:Xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatit,
xác định các dòng sông có tiềm năng phát triển
thủy điện?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Thác Bà, Sơn La
GV: Quan sát Bảng 17.1 / 63
- Hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế
mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây

- Thuận lợi: tài nguyên thiên
nhiên phong phú, giàu khoáng sản,
tiềm năng thuỷ điện lớn nhất nước,
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đông
lạnh thích hợp cho cây công nghiệp
cận nhiệt và ôn đới …
- Khó khăn: địa hình chia cắt phức
tạp, thời tiết diễn biến thất thường,
khoáng sản trử lượng nhỏ, xói mòn
đất, sạt lở đất, lũ quét …

Trần Thị Hải Yến _ Trường THCS Thị Trấn Gia Lộc


Giáo án Địa Lí 9 –Năm học 2014-2015
Bắc?
GV:Vậy với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên trên, vùng trung du và mkiền núi Bắc Bộ có
những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: thời tiết thất thường, địa hình chia cắt mạnh

giao thông, hoạt động nông nghiệp khó khăn…
GV: Tự nhiên của vùng còn có những trở ngại gì
cho sự phát triển kinh tế?
HS: Trả lời, bổ sung
GDMT: trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu
về khoáng sản, thuỷ điện, nhưng tài nguyên rừng
ngày càng bị cạn kiệt → chất lượng môi trường
của vùng bị giảm sút nghiêm trọng (gv lấy dẫn
chứng cụ thể).
→ GV chuẩn xác lại kiến thức và cho học sinh ghi
bài.
* Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư, xã hội
HTTC: cá nhân / nhóm
Thời gian: 12 phút
GV:Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi tập
trung khoảng bao nhiêu dân tộc? Hãy kể tên một
số dân tộc mà em biết?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: khoảng 30 dân tộc: Mường, Thái, Tày, Nùng,
Giao, Mông…
GV: Đời sống dân cư của vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ có những đặc điểm gì?

III. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Đây là địa bàn cư trú của nhiều
dân tộc.
- Có sự chênh lệch về trình độ phát
triển dân cư, xã hội giữa Đông Bắc
và Tây bắc.
- Đời sống bước đầu được cải

thiên nhờ công cuộc đổi mới.
- Thuận lợi:
+ Đồng bào dân tộc có kinh
nghiệm sản xuất (canh tác trên đất
dốc, trồng cây công nghiệp, dược
liêu, rau quả cận nhiệt và ôn đới...).
+ Đa dạng về văn hóa.

Trần Thị Hải Yến _ Trường THCS Thị Trấn Gia Lộc


Giáo án Địa Lí 9 –Năm học 2014-2015
HS: Trả lời, bổ sung
GV: có kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp
nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc
lớn, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn
đới và cận nhiệt.

- Khó khăn:
+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của
người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân còn nhiều
khó khăn.

GV cho học sinh quan sát bảng 17.2 / 64
- Hãy nhận xét sự chênh lệch về trình độ phát triển
dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây
Bắc so với cả nước?
- Nhờ chính sách đổi mới, đồng bào dân tộc ít
người có gì chuyển biến?

HS: Trả lời, bổ sung
GV: phát triển cơ sở hạ tầng, nước sạch, đẩy mạnh
xóa đói, giảm nghèo …
IV. Củng cố ( 4 phút)
- GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học.
- Yêu cầu học sinh lên xác định lại giới hạn. vị trí của vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ trên lược đồ tự nhiên?
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 / 65 trong sách giáo khoa.
V. Hướng dẫn học ở nhà ( 1phút)
- Học bài cũ, nắm vững nội dung bài học.
- Tìm hiểu bài mới: “Trung du và miền núi Bắc Bộ” (tt)
Đọc trước nội dung bài học, trả lời các câu hỏi trong sgk.
Sưu tầm tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, hoạt động sản xuất của vùng
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Trần Thị Hải Yến _ Trường THCS Thị Trấn Gia Lộc



×