Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

ĐINH HƯỚNG THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ TRONG NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.8 MB, 44 trang )

Thông tin

Khoa
học
&Công nghệ
VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

ĐINH HƯỚNG THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA
VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ TRONG NĂM 2015
VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM
Website:
Email:

SỐ 41
12/2014


Số 41
12/2014

BAN BIÊN TẬP
TS. Trần Chí Thành - Trưởng ban
TS. Cao Đình Thanh - Phó Trưởng ban
PGS. TS Nguyễn Nhị Điền - Phó Trưởng ban
TS. Trần Ngọc Toàn - Ủy viên
ThS. Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên
TS. Trịnh Văn Giáp - Ủy viên
TS. Đặng Quang Thiệu - Ủy viên
TS. Hoàng Sỹ Thân - Ủy viên
TS. Thân Văn Liên - Ủy viên
TS. Trần Quốc Dũng - Ủy viên


ThS. Trần Khắc Ân - Ủy viên
KS. Nguyễn Hữu Quang - Ủy viên
KS. Vũ Tiến Hà - Ủy viên
ThS. Bùi Đăng Hạnh - Ủy viên
Thư ký:
CN. Lê Thúy Mai

THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
NỘI DUNG
01. TRẦN CHÍ THÀNH
Định hướng thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng của Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam trong năm 2015
06. LÊ VĂN HỒNG
Hiệu quả khoa học và thực tiễn từ một đề tài nghiên cứu
11. ĐẶNG ĐỨC NHẬN, VÕ TƯỜNG HẠNH
Ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân trong thăm dò và
khai thác dầu khí
15. VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN
Hội thảo Việt Nhật lần thứ ba về nghiên cứu, phát triển
nguồn nhân lực công nghệ hạt nhân
18. CAO CHI
BICEP2 VÀ PLANCK cùng truy tìm sóng hấp dẫn lạm phát
22. ĐINH NGỌC LÂN
Từ điện hạt nhân của Hàn Quốc nghĩ về điện hạt nhân của nước ta
25. TRẦN MINH QUỲNH
Triển vọng ứng dụng công nghệ chiếu xạ thực phẩm hỗ trợ xuất
khẩu nông sản và đảm bảo an ninh lượng thực ở Việt Nam
TIN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
31. Hội nghị khoa học và công nghệ cán bộ trẻ ngành

NLNTVN lần thứ 3
34. Học viên ngành năng lượng nguyên tử được miễn học phí
35. Đại hội công đoàn khối cơ quan

Địa chỉ liên hệ:
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
59 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: 04. 3942 0463
Fax: 04. 3942 2625
Email:
Giấy phép xuất bản số: 57/CP-XBBT
Cấp ngày 26/12/2003

37. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác
với Viện nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân công hòa Slovakia
38. Khả năng của Thorium đối với thiết kế nhà máy
điện hạt nhân tiên tiến
40. Công nghệ mới của Nga không có chất thải hạt nhân


ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU ỨNG
DỤNG CỦA VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
VIỆT NAM TRONG NĂM 2015


Năm 2014 đã đi qua, một năm có nhiều biến động và thay đổi lớn trên thế giới về địa chính trị,
kinh tế, xã hội, và năm 2014 cũng đánh dấu một năm có nhiều sự kiện đáng chú ý đối với Việt Nam. Nhìn
lại hoạt động nghiên cứu, ứng dụng của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN) năm qua,
có thể thấy rằng mặc dù chưa có những thành tích nổi bật trong nghiên cứu và ứng dụng, tuy nhiên năm
2014 là năm cho chúng ta cảm nhận được sự tiến bộ từng bước đi lên của Viện NLNTVN. Nếu như năm

2013 là năm của hình thành và bắt đầu xây dựng các “nhóm nghiên cứu ưu tiên”, thì năm 2014 là năm
được gắn kết với nhiệm vụ “đào tạo nguồn nhân lực”.
Có thể thấy rằng năm 2014 đã ghi nhận
những kết quả tốt trong việc đào tạo nguồn nhân
lực. Viện NLNTVN trong năm 2014 đã hoàn
thành tốt một số khóa đào tạo trong nước, đã gửi
5 cán bộ đi nghiên cứu (đào tạo theo công việc) 3
tháng tại Nhật Bản về khoa học vật liệu nhà máy
điện hạt nhân. Về đào tạo sau đại học, Viện đã gửi
đi đào tạo 6 nghiên cứu sinh (tại Nga, Nhật Bản,
Hàn Quốc) và 9 thạc sỹ (tại Nga) chủ yếu về an
toàn hạt nhân, khoa học vật liệu và lò nghiên cứu.
Trung tâm Đào tạo hạt nhân đã tổ chức tốt 2 lớp
học tiếng Anh cho cán bộ nghiên cứu. Trong năm

2014, Viện NLNTVN đã thỏa thuận và chuẩn bị
xong việc gửi 4 cán bộ sang Mỹ thực tập 6 tháng
về an toàn hạt nhân, thiết kế chống động đất và
về lò nghiên cứu (2 cán bộ sang trụ sở của Westinghouse ở Pittsburgh, 2 cán bộ sang Trường Đại
học Bắc Carolina), với sự tài trợ kinh phí hoàn
toàn từ Westinghouse (bắt đầu từ tháng 1/2015).
Một số thành tích điển hình khác đáng kể là việc
lắp đặt thành công máy gia tốc Cyclotron 13
MeV (thiết bị do Hàn Quốc tặng Bộ Khoa học
và Công nghệ), xử lý tốt sự cố kẹt bảng nguồn
Cobalt tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội; thực hiện

Số 41 - Tháng 12/2014

1



THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

tốt đề tài ứng dụng đồng vị phóng xạ trong chữa
ung thư vòm họng của Viện Nghiên cứu hạt nhân.
Kết quả công bố quốc tế của toàn Viện NLNTVN
tăng hơn so với năm 2013, với 52 bài gửi và đã
đăng, trong đó có 30 bài thuộc các tạp chí ISI có
uy tín... Tuy kết quả đạt được còn khiêm tốn và
chưa đạt được mong muốn của toàn thể cán bộ
viên chức Viện NLNTVN, nhưng những kết quả
này cho chúng ta có được niềm tin về sự tiến bộ,
đi lên, sự cố gắng của toàn thể đội ngũ cán bộ
trong toàn Viện. Với sự nỗ lực cố gắng liên tục,
chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng năm 2015
Viện NLNTVN sẽ có thành tích xứng đáng hơn.
Với niềm tin như vậy, tôi đề xuất chủ đề của năm
2015 là “thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng”.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh được nghiên
cứu và ứng dụng trong hoàn cảnh thiếu nguồn
nhân lực khoa học giỏi, trang thiết bị nghiên cứu
chưa đồng bộ, kinh phí đầu tư hạn hẹp v.v. là một
nhiệm vụ khó khăn, thách thức. Câu hỏi đặt ra là,
làm thế nào để có thể thúc đẩy được nghiên cứu
ứng dụng trong điều kiện đặc thù hiện nay của
Việt Nam? Quan điểm chính của Viện NLNTVN
trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng có thể
được khái quát như sau:


đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến 2025, phù hợp với
điều kiện cụ thể cũng như định hướng chiến lược
của toàn Viện NLNTVN. Các kế hoạch nghiên
cứu ứng dụng cần có mục tiêu rõ ràng, lộ trình và
phải có tính kế thừa, trên cơ sở sử dụng hiệu quả
trang thiết bị nghiên cứu, đào tạo đang có, cũng
như nguồn kinh phí đầu tư.
- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu ứng dụng
với các đơn vị nghiên cứu khác có liên quan trong
nước, tích cực tìm kiếm, huy động và thu hút các
cán bộ nghiên cứu giỏi của các đơn vị khác trong
nước tham gia và kế hoạch nghiên cứu ứng dụng
của Viện NLNTVN, chia sẻ kinh nghiệm, kinh
phí v.v.
- Tận dụng và khai thác tốt hợp tác quốc
tế trong đào tạo, nghiên cứu, đưa ứng dụng vào
đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Hình thành
mạng lưới tư vấn khoa học và hỗ trợ đào tạo quốc
tế trong đó có các chuyên gia là Việt kiều, là các
chuyên gia nước ngoài có quan hệ tốt với Việt
Nam. Khai thác hiệu quả các đối tác quốc tế cho
việc trao đổi thông tin, nghiên cứu, triển khai ứng
dụng về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân.

- Chiến lược, kế hoạch nghiên cứu ứng
dụng của Viện NLNTVN cần được xây dựng
- Tích cực thúc đẩy đào tạo, huấn luyện sớm, trên cơ sở đánh giá, tổng hợp nguồn nhân
cán bộ nghiên cứu, ứng dụng, bất kỳ khi nào có lực khoa học, tiềm năng của các đơn vị, khả năng
cơ hội và điều kiện. Đây là nhiệm vụ dài hạn, theo phối hợp với các đơn vị và chuyên gia trong các
suốt các kế hoạch nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt lĩnh vực khác trong nước, khả năng hợp tác quốc

chú trọng việc tìm kiếm, thu hút, đào tạo đội ngũ tế, hướng đến các mục tiêu, nhiệm vụ cần thiết,
cán bộ nghiên cứu đầu đàn của các nhóm nghiên cụ thể của đất nước liên quan đến đẩy mạnh ứng
cứu. Ưu tiên, tạo điều kiện làm việc, nghiên cứu dụng năng lượng nguyên tử và chương trình điện
thuận lợi nhất có thể cho các cán bộ nghiên cứu hạt nhân.
đầu đàn, đặt niềm tin thực sự vào họ.
Để có thể thúc đẩy được nghiên cứu, ứng
- Các đơn vị trực thuộc Viện NLNTVN dụng cần xác định rõ các định hướng thúc đẩy
cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu ứng dụng nghiên cứu ứng dụng cần thiết. Trong thời gian
trung hạn, dài hạn, có tính chiến lược, cho giai tới, định hướng của Viện NLNTVN như sau.

2

Số 41 - Tháng 12/2014


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

1) Đối với các đơn vị nghiên cứu ứng
dụng trực thuộc Viện NLNTVN

dụng trong Y tế, nông nghiệp, công nghiệp và
các ngành khác. Thúc đẩy các ứng dụng truyền
thống, đi vào chiều sâu, hiệu quả kinh tế xã hội.
Đặc biệt chú trọng các ứng dụng mới trong công
nghiệp như đánh giá lão hóa, tính năng vận hành
thiết bị công nghiệp, an toàn đập thủy điện …
Đưa khoa học kỹ thuật hạt nhân, ứng dụng bức
xạ vào đời sống kinh tế xã hội là ưu tiên của Viện
NLNTVN trong thời gian tới.


Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt tập
trung nhiệm vụ chính vào lĩnh vực vật lý nơtron,
vật lý lò, an toàn bức xạ, ứng dụng đồng vị phóng
xạ trong y tế, sinh học. Đặc biệt dần dần đào tạo
đội ngũ cán bộ giỏi, xây dựng năng lực, phối
hợp cùng đối tác Nga (ROSATOM) để triển khai
thành công dự án Trung tâm KH&CN hạt nhân
(Trung tâm). Chú trọng phát triển năng lực về
2) Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu
nghiên cứu vật liệu chiếu xạ, nghiên cứu về nhiên khác trong nước
liệu hạt nhân.
Viện NLNTVN đánh giá cao và coi trọng,
Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân tập mong muốn thúc đẩy hợp tác với các đơn vị
trung vào các lĩnh vực vật lý hạt nhân, vật lý lò nghiên cứu khác trong nước, nhằm tập hợp lực
năng lượng, tối ưu thay đảo nhiên liệu điện hạt lượng khoa học để dần dần nâng cao năng lực
nhân, công nghệ và an toàn hạt nhân, quan trắc nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan
phóng xạ và môi trường. Đặc biệt, về an toàn hạt đến hạt nhân. Cụ thể trước mắt đang triển khai
nhân, Viện KHKT hạt nhân cần xây dựng năng hợp tác với các đơn vị:
lực về thực nghiệm thủy nhiệt, hướng đến nhiệm
- Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ Nông
vụ liên quan trong dự án Trung tâm KH&CN hạt
nghiệp và Phát triển nông thôn): Kỹ thuật bức xạ
nhân.
ứng dụng trong tạo giống nông nghiệp, công nghệ
Viện Công nghệ Xạ hiếm, là đơn vị có bức xạ bảo quản sản phẩm nông nghiệp, phục vụ
nhiều lĩnh vực “độc quyền” như đất hiếm, nhiên xuất khẩu;
liệu hạt nhân (Uran), chất thải phóng xạ. Viện cần
- Bệnh viện 108: Khai thác máy gia tốc 13
tập trung xây dựng năng lực về các lĩnh vực này,
MeV mới, triển khai ứng dụng trong Y tế (cung

cũng như nghiên cứu vật liệu, về hóa nước, hóa
cấp đồng vị phóng xạ), đặc biệt áp dụng về kỹ
phóng xạ để hỗ trợ điện hạt nhân. Đối với các lĩnh
thuật chẩn đoán sớm và điều trị ung thư;
vực “độc quyền”, cần có kế hoạch, chiến lược dài
- Đại học Bách Khoa Hà Nội: Cùng triển
hạn nhằm tư vấn cho Chính phủ, có lộ trình từng
bước nắm rõ và làm chủ công nghệ cũng như đào khai nghiên cứu về công nghệ, an toàn điện hạt
nhân (hệ thống an toàn thụ động, an toàn Contạo đội ngũ cán bộ.
tainment, tương tác cơ nhiệt v.v.), về nghiên cứu
Các đơn vị ứng dụng (Trung tâm Chiếu
vật liệu, về mô phỏng và đánh giá kiểm tra không
xạ Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai
phá hủy;
Công nghệ bức xạ, Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật
- Viện Cơ học (Viện Hàn lâm KH&CN
hạt nhân trong công nghiệp, Trung tâm Đánh giá
không phá hủy, Trung tâm Hạt nhân Tp. HCM) Việt Nam): Nghiên cứu kết cấu, phân tích cấu
cần cùng nhau xây dựng kế hoạch thúc đẩy ứng trúc, đánh giá thiết kế chống động đất, nghiên

Số 41 - Tháng 12/2014

3


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

cứu đánh giá phóng xạ môi trường biển (phát tán vực năng lượng nguyên tử.
phóng xạ, nhiệt …);
3) Hợp tác quốc tế

- Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm
Viện NLNTVN đã đẩy mạnh hợp tác
KH&CN Việt Nam): Phối hợp nghiên cứu về vật
quốc tế trong năm qua. Viện đã và đang phối hợp
liệu nhà máy điện hạt nhân, đánh giá sai hỏng vật
và hợp tác hiệu quả với các đối tác về điện hạt
liệu, đánh giá lão hóa thiết bị công nghiệp (trước
nhân (Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp). Viện đã
mắt trong dầu khí, nhiệt điện v.v.);
ký thỏa thuận hợp tác với nhiều đơn vị nghiên
- Viện Vật lý (Viện Hàn lâm KH&CN cứu các nước như Viện Nghiên cứu hạt nhân Hàn
Việt Nam): Phối hợp đào tạo, nghiên cứu vật lý Quốc, Tiệp, Viện Nghiên cứu nhà máy điện hạt
hạt nhân, phối hợp cùng nghiên cứu ở Dubna nhân Slovakia, Tập đoàn SKODA (Czech), Viện
(Nga) – Phối hợp đào tạo tốt, tuy nhiên việc hợp Nghiên cứu lò, Viện Thiết kế điện hạt nhân, Viện
tác nghiên cứu để thúc đẩy nghiên cứu vật lý hạt Luyện kim, hàn (Nga). Hiện nay, Viện NLNTVN
nhân giữa 2 Viện hiện nay chưa được như mong đang hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và
muốn;
- Đại học Đà Lạt: Tham gia giảng dạy,
đào tạo;
- Đại học Khoa học tự nhiên (Hà Nội):
Khai thác thiết bị gia tốc Pelletron trong nghiên
cứu vật liệu, đào tạo và nghiên cứu về hóa phóng
xạ;
- Đại học Khoa học tự nhiên (Tp. Hồ Chí
Minh): Đào tạo về vật lý hạt nhân, nghiên cứu
vật liệu;
- Đại học Nguyễn Tất Thành (Tp. HCM):
Xây dựng Khoa Vật lý y học (Medical Physics),
phối hợp cùng Đại học Khoa học tự nhiên;


các Giáo sư của nhiều nước, ví dụ Đại học Công
nghệ Hoàng gia (Thụy Điển), Đại học Bắc Carolina (Hoa Kỳ), Đại học Tokyo, Kyoto, Nagaoka
(Nhật Bản), Đại học Aachen (Đức), Đại học
Năng lượng Mát-xcơ-va (Nga) v.v. trong đào tạo
nhân lực và nghiên cứu. Ngoài ra, Viện NLNTVN đang phối hợp với các chuyên gia Việt kiều,
hình thành mạng lưới tư vấn, nghiên cứu và đào
tạo (nhóm VietTech và các chuyên gia ở Pháp,
Úc, Hoa Kỳ). Năm 2015, hợp tác quốc tế tiếp tục
đóng vai trò quan trọng thúc đẩy đào tạo, nghiên
cứu ứng dụng.
Trước mắt, một số nhiệm vụ quan trọng
trong năm 2015, hướng đến đẩy mạnh nghiên
cứu, ứng dụng bao gồm:

- Viện Toán (Viện Hàn lâm KH&CN Việt
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu ứng dụng
Nam): Nghiên cứu phân tích rủi ro, công cụ toán,
phân tích hướng đến hỗ trợ việc đưa ra quyết 2015-2020, tầm nhìn 2025 của Viện NLNTVN,
định (Decision Making) liên quan điện hạt nhân trong đó tập trung 3 mảng chính là: Đẩy mạnh
ứng dụng năng lượng nguyên tử; Nghiên cứu cơ
– mong muốn và dự định trong tương lai.
bản về vật lý hạt nhân và vật lý, động học lò; Xây
Việc phối hợp nghiên cứu, ứng dụng với
dựng năng lực và thúc đẩy nghiên cứu hỗ trợ cho
các đơn vị khác tuy ở các mức độ khác nhau,
chương trình điện hạt nhân của đất nước;
nhưng có tiềm năng và cơ hội lớn, và là thiết yếu
- Triển khai các nhiệm vụ liên quan đến
để đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh


4

Số 41 - Tháng 12/2014


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

dự án Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt
nhân, bao gồm: Khảo sát địa chất sơ bộ các địa
điểm tiềm năng xây dựng lò nghiên cứu mới (3
địa điểm tại Đồng Nai và Lâm Đồng), đánh giá
so sánh lựa chọn địa điểm để lập Hồ sơ phê duyệt
địa điểm, lập Nghiên cứu khả thi (FS) của Trung
tâm; Đàm phán tiến đến ký Thỏa thuận tài chính
với Liên bang Nga về kinh phí thực hiện Hồ sơ
địa điểm và FS của Trung tâm; Tham gia cùng
đối tác Nga trong thực hiện Hồ sơ địa điểm và FS
của Trung tâm (tham gia thiết kế lò nghiên cứu
mới và các nội dung khác);

Không một đất nước nào trên thế giới đi
đến thịnh vượng mà không thông qua phát triển
mạnh mẽ khoa học công nghệ. Khoa học công
nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc thúc đẩy
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào đời
sống kinh tế xã hội trong điều kiện đặc thù Việt
Nam hiện nay là nhiệm vụ không đơn giản, nhưng
hết sức cần thiết đối với đất nước. Khoa học công
nghệ hạt nhân có một vị trí quan trọng trong phát

triển khoa học công nghệ của đất nước.

Với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của
- Tập trung ưu tiên một số nhiệm vụ ứng toàn thể đội ngũ cán bộ viên chức, tôi tin rằng
dụng như: Ứng dụng trong Y tế liên quan đến Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam sẽ có đóng
đồng vị phóng xạ trong điều trị chữa bệnh; Chiếu góp ngày càng nhiều cho khoa học công nghệ,
xạ, bảo quản, hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm nông phát triển kinh tế xã hội của đất nước./.
nghiệp, xây dựng trang thiết bị hỗ trợ tạo giống
nông nghiệp; Tăng cường, khuyến khích áp dụng
TS. Trần Chí Thành
kỹ thuật hạt nhân, công cụ mô phỏng tính toán,
dự báo vào trong các ngành công nghiệp;
Viện trưởng Viện NLNTVN
- Tư vấn đánh giá, quyết định lựa chọn
công nghệ cho Ninh Thuận 2;
- Nghiên cứu về các thiết kế được lựa
chọn xây dựng tại nhà máy điện hạt nhân Ninh
Thuận 1 và Ninh Thuận 2, sẵn sàng phối hợp với
Cục An toàn và tham gia vào Thẩm định báo cáo
Phân tích an toàn của 2 dự án;
- Chuẩn bị tốt Hội nghị Khoa học và công
nghệ hạt nhân lần thứ XI vào đầu tháng 8/2015
tại Đà Nẵng, trong đó khuyến khích các báo cáo
viết bằng tiếng Anh, mời các đối tác quốc tế, các
Giáo sư, chuyên gia, sinh viên, nghiên cứu sinh
Việt Nam ở nước ngoài tham dự, tham gia Hội
đồng khoa học, Review bài báo của Hội nghị v.v.,
tiến tới nâng cấp Hội nghị này thành Hội nghị
quốc tế (khu vực) vào năm 2017.


Số 41 - Tháng 12/2014

5


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

HIỆU QUẢ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TỪ
MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Ngày 25 tháng 11 năm 2009, tại Hà Nội, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết về chủ
trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy có 2 tổ máy, mỗi tổ
máy có công suất khoảng 1000 MWe. Tháng 10 năm 2010, Việt Nam đã ký kết Hiệp định hợp tác liên
Chính phủ với LB Nga về việc xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và tháng 1 năm 2011, thỏa
thuận về việc xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2 với Nhật Bản cũng đã được ký kết.
1. Giới thiệu đề tài

Đầu những năm 2000, cả Viện nghiên
cứu thiết kế St Peterburg và Viện nghiên cứu thiết
Lò phản ứng VVER được Liên bang Nga
kế Moskva cùng nghiên cứu, phát triển loại lò
nghiên cứu thiết kế từ thập kỷ 60 và đã được xây
AES-2006, công suất 1200 MW. Những lò đầu
dựng thành công ở Liên Xô cũ và nhiều nước
tiên loại này đang được xây dựng tại Lenigrad (St
Đông Âu khác. Trong những năm 80 của thế kỷ
Peterburg thiết kế) và tại Novovoronezh (Moskva
trước, loại lò VVER-1000 model V-320 đã được
thiết kế).
xây dựng ở Liên Xô cũ, Ucraina, Bungari và

Trong Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Cộng hoà Séc.
1, phía Việt Nam cần xem xét, so sánh, đánh giá
Trong những năm 90, các Viện nghiên và lựa chọn 1 trong 4 công nghệ do phía tư vấn
cứu của Nga triển khai nghiên cứu và thiết kế loại đề xuất, đó là AES-91, AES-92, AES-2006/V491
lò thế hệ thứ III. Viện nghiên cứu St Peterburg và AES-2006/V392M. Để có thể tư vấn cho Ban
thiết kế loại AES-91, model VVER-1000/V-428. chỉ đạo Nhà nước về điện hạt nhân và hỗ trợ cho
Nhà máy ĐHN dùng công nghệ AES-91 đã được chủ đầu tư trong đánh giá, lựa chọn công nghệ,
xây dựng và đang vận hành tại Tianwan, Trung Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Viện
Quốc. Viện nghiên cứu Moskva thiết kế loại Năng lượng nguyên tử Việt Nam chủ trì, phối
AES-92, model VVER-1000/V-392. Nhà máy hợp thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã
ĐHN dùng công nghệ AES-92 đang được xây số: ĐTĐL.2011-G/82: “Nghiên cứu, phân tích,
dựng tại Kudankulam, Ấn Độ.
đánh giá và so sánh hệ thống công nghệ nhà máy

6

Số 41 - Tháng 12/2014


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

điện hạt nhân dùng lò VVER -1000 giữa các loại Tập đoàn nguyên tử Liên bang Nga tổ chức nhiều
AES-91, AES-92 và AES-2006”.
hội thảo, tọa đàm về các loại công nghệ AES-91,
AES-92 và AES-2006 do Nga thiết kế, chế tạo.
Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
Sau khi đã thu thập được khá đầy đủ các
- Làm rõ các đặc điểm thiết kế công nghệ,
tài liệu, thông tin liên quan, đề tài đã triển khai

thiết kế an toàn của 3 loại công nghệ lò VVER
thực hiện và hoàn thành các chuyên đề nghiên
-1000, bao gồm: AES-91, model V-428; AES-92,
cứu đề ra. Các vấn đề cần làm rõ thêm trong các
model V-412 và AES-2006.
chuyên đề nghiên cứu đã được tập hợp và trao
- So sánh các điểm mạnh, điểm yếu của 3 đổi, thảo luận trực tiếp với các chuyên gia Nga
loại công nghệ trên, đề xuất với Ban CĐ NN về tại các cơ quan: Viện Năng lượng nguyên tử
ĐHN vê việc lựa chọn loại lò thích hợp cho Việt Kurchatov, Viện thiết kế OKB Gidropress, Viện
Nam.
thiết kế AtomEnergoProekt, Saint-Peterburg và
Viện thiết kế AtomEnergoProekt, Moscow trong
- Kết hợp đào tạo đội ngũ cán bộ.
chuyến công tác của Đoàn cán bộ tham gia thực
Xuất phát từ mục tiêu nêu trên, đề tài đặt
hiện Đề tài tại LB Nga, 12/2013.
ra 2 nội dung chính:
Quá trình tổ chức thực hiện đề tài nêu
- Nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá
trong Hình 1.
thiết kế hệ thống công nghệ của các NM ĐHN
loại AES-91, AES-92 và AES-2006;
- Tính toán và phân tích thiết kế vật lý và
thủy nhiệt vùng hoạt lò VVER1000.
2. Tổ chức thực hiện đề tài
Để thực hiện được các nội dung nêu trên,
đề tài đã tổ chức Đoàn cán bộ tham gia thực hiện
sang Bungari trong thời gian 3 tháng để học tập
và nghiên cứu về công nghệ nhà máy điện hạt
nhân (NM ĐHN) loại AES-92 dùng lò VVER1000/V466B dự kiến xây dựng tại Belene. Trong

thời gian đó, thông qua việc học tập, trao đổi, thảo
luận trực tiếp với các chuyên gia Bungari cũng
như việc nghiên cứu các tài liệu, Đoàn cán bộ
tham gia thực hiện đề tài đã nắm bắt được những
kiến thức cơ bản về các hệ thống công nghệ nhà
máy điện hạt nhân (NM ĐHN) loại AES-92 và
phương pháp so sánh, đánh giá các loại công nghệ.

Hình 1. Quá trình tổ chức thực hiện Đề tài
Để tính toán các đặc trưng vật lý cơ bản
và tính toán phân tích an toàn trong các kịch bản
sự cố, các chương trình mô phỏng hiện đại như
MCNP5, RELAP5 và CFD ANSYS-Fluent đã
được sử dụng.
3. Các kết quả và hiệu quả của đề tài

3.1 Kết quả phân tích, so sánh, đánh giá
thiết kế hệ thống công nghệ của các NM ĐHN
Trong quá trình thực hiện đề tài, Viện loại AES-91, AES-92 và AES-2006
Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phối hợp với
Việc phân tích, so sánh, đánh giá công

Số 41 - Tháng 12/2014

7


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

nghệ sẽ được tập trung vào các hệ thống, cấu trúc

và thành phần có ảnh hưởng tới an toàn. Các hệ
thống, cấu trúc và thành phần này bao gồm 2 loại:
loại có chức năng vận hành bình thường và loại
có chức năng đảm bảo an toàn (xem Hình 2).
Việc phân tích, so sánh, đánh giá đã được
thực hiện cho 2 hệ thống:
- Hệ thống vận hành bình thường: tập
trung vào lò phản ứng và hệ thống làm mát lò
phản ứng;
- Hệ thống an toàn: tập trung vào xử lý
các sự cố thiết kế cơ bản và việc phòng chống các
sự cố nặng.
Các phân tích, so sánh, đánh giá này
được thực hiện song song cho 4 loại công nghệ
xem xét, đó là AES-91, AES-92, AES-2006
St.Peterburg và AES-2006 Moscow.

Hình 2. Sự phân loại các hệ thống và thành phần
NMĐHN
rằng:

Thiết kế các hệ thống đảm bảo an toàn
bao gồm hệ thống dập lò phản ứng khẩn cấp và
duy trì trạng thái dưới tới hạn; hệ thống tải nhiệt
dư khẩn cấp từ lò phản ứng và bể chứa nhiên liệu
đã qua sử dụng; hệ thống cô lập, giam giữ các vật
liệu phóng xạ. Các hệ thống này của AES-2006
đều có những tính năng vượt trội so với AES91và AES-92, đặc biệt là trong thiết kế hệ thống
phòng chống sự cố nặng. Xét theo yêu cầu nêu
trong Nghị quyết số 41 của Quốc hội là đảm bảo

an toàn cao nhất có thể thì AES-2006 thỏa mãn
tốt hơn so với AES-91 và AES-92. Theo quan
điểm an toàn, AES-2006 chính là lựa chọn thích
hợp cho Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá,
so sánh thiết kế 3 loại công nghệ, Đề tài đã đề
xuất lựa chọn công nghệ AES-2006 loại VVER1200/V491 cho dự án ĐHN NT1. Đề xuất này đã
được Viện NLNTVN trao đổi, thảo luận và tư vấn
cho Chủ đầu tư trong quá trình xem xét, đánh giá,
lựa chọn công nghệ. Chủ đầu tư là Tập đoàn Điện
lực Việt Nam đã đồng thuận và chấp nhận đề xuất
của Viện NLNTVN.

3.2 Xây dựng Bộ tiêu chí đánh lựa chọn
Các phân tích, so sánh, đánh giá đã chỉ ra công nghệ và lượng hóa kết quả đánh giá

Thiết kế các hệ thống thiết bị cơ bản phục
vụ cho vận hành bình thường bao gồm lò phản
ứng, nhiên liệu và hệ thống điều khiển – bảo vệ,
thiết bị sinh hơi, thiết bị điều áp, bơm tuần hoàn
chính… của AES-2006 đều đã có những cải tiến,
nâng cấp đáng kể so với AES-91, AES-92 và đặc
biệt là so với các NMĐHN tiêu chuẩn dùng lò

8

VVER-1000/V320. Những cải tiến, nâng cấp này
đã nâng cao mức độ an toàn, nâng cao hiệu quả
kinh tế và kéo dài tuổi thọ của AES-2006 so với
AES-91 và AES-92.


Số 41 - Tháng 12/2014

Để có cơ sở xem xét, đánh giá lựa chọn
công nghệ ĐHN, các công ty điện lực thường xây
dựng và ban hành bộ tài liệu, trong đó nêu lên
những yêu cầu của công ty đối với công nghệ sẽ
xem xét, lựa chọn. Tài liệu này được gọi là Utility
Requirements Document – URD.
Trước đây, vào cuối năm 1991, các công


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

ty điện lực lớn của châu Âu đã xây dựng và ban
hành bộ tài liệu URD của mình và gọi là “Bộ yêu
cầu của các công ty điện lực châu Âu (European
Utility Requirements for LWR Nuclear Power
Plants - EUR)”. Tương tự như các công ty điện
lực châu Âu, vào năm 1999, các công ty điện lực
Hoa Kỳ cũng đã xây dựng và ban hành bộ tài
liệu URD gọi là Advanced Light Water Reactor
Utility Requirements Document, EPRI, USA.
Gần đây, cũng như Việt Nam, trên thế giới
có nhiều nước cân nhắc, xem xem xét và chuẩn
bị chương trình phát triển điện hạt nhân quốc gia.
Để giúp cho các nước lần đầu tiên tiếp cận với
công nghệ ĐHN, Cơ quan Năng lượng nguyên tử
quốc tế IAEA đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo
liên quan tới việc xây dựng, thiết lập các yêu cầu,

tiêu chí đánh giá, lựa chọn công nghệ. Đồng thời,
IAEA cũng đã xuất bản nhiều tài liệu liên quan
tới chủ đề này, trong đó có 2 tài liệu quan trọng
là “Các yêu cầu chung của người sử dụng về hệ
thống năng lượng hạt nhân dùng cho các nước
đang phát triển” và “Đánh giá công nghệ lò phản
ứng hạt nhân dùng trong tương lai gần”.

2. Yêu cầu về bảo đảm an toàn;
3. Yêu cầu về tính kinh tế của nhà máy;
4. Yêu cầu đặc thù của Việt Nam;
Trong từng mảng yêu cầu chính lại được
chi tiết hóa thành các tiêu chí cụ thể. Tầm quan
trọng của từng tiêu chí trong tương quan chung,
không phụ thuộc vào loại công nghệ xem xét,
được các chuyên gia đánh giá và lượng hóa bằng
trọng số. Tổng số các trọng số là 100%.
Các loại công nghệ xem xét, đánh giá sẽ
được tính điểm theo từng tiêu chí chung trên cơ
sở tổng số điểm của các tiêu chí cụ thể. Điểm của
công nghệ xem xét, đánh giá sẽ bằng (Trọng số
x Số điểm từng tiêu chí chung). Công nghệ có
điểm cao hơn sẽ được đề xuất cho dự án ĐHN
Ninh Thuận 1.
Kết quả nghiên cứu, phân tích và đề xuất
Bộ tiêu chí đánh giá, lựa chọn công nghệ cho dự
án ĐHN NT1 đã được Viện NLNTVN báo cáo tại
phiên họp thứ 3 của Hội đồng An toàn hạt nhân
quốc gia. Hội đồng đã yêu cầu Viện NLNTVN
phối hợp với EVN tiếp tục nghiên cứu, hoàn

thiện và trình Bộ Công Thương. Trên cơ sở đó,
Bộ Công Thương đã hoàn thiện và ra quyết định
phê duyệt Bộ tiêu chí định hướng lựa chọn công
nghệ lò cho dự án ĐHN NT1.

Trên cơ sở nghiên cứu, đúc kết những yếu
tố cốt lõi của các tài liệu nêu trên, cũng như xem
xét, bổ sung các yêu cầu của Hoa Kỳ, các yêu cầu
mới của IAEA sau Fukushima, các tác giả đã xây
dựng và thiết lập bộ yêu cầu, tiêu chí đánh giá lựa
3.3 Kết quả tính toán, phân tích vật lý và
chọn công nghệ cho Dự án điện hạt nhân Ninh thủy nhiệt vùng hoạt lò phản ứng VVER-1000/
Thuận 1.
V392
Trong phạm vi của đề tài này, nội dung
Bộ yêu cầu của Việt Nam, sử dụng làm cơ
sở để xem xét, đánh giá, lựa chọn công nghệ cho tính toán vật lý chỉ đặt ra tính toán một số thông
dự án ĐHN Ninh Thuận 1 đề xuất ở đây gồm 4 số cơ bản, giúp đánh giá các đặc trưng vật lý của
vùng hoạt lò phản ứng và có liên quan trực tiếp
mảng nội dung chính, đó là:
(sử dụng như số liệu đầu vào) tới tính toán, phân
1. Yêu cầu về công nghệ lò phản ứng và
tích an toàn thủy nhiệt lò phản ứng. Các thông số
thiết kế nhà máy;
đó bao gồm phản hồi độ phản ứng theo nhiệt độ

Số 41 - Tháng 12/2014

9



THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

nhiên liệu và nhiệt độ chất làm chậm; hiệu suất toàn NM ĐHN dùng lò VVER-1000/1200. Tập
thanh điều khiển; phân bố công suất theo phương thể cán bộ này đang tích cực tham gia vào nhiệm
bán kính và phương thẳng đứng.
vụ Thẩm định an toàn dự án ĐHN Ninh Thuận 1
do Cục ATBX&HN tổ chức./.
Tính toán và phân tích an toàn thủy nhiệt
lò phản ứng đã được thực hiện cho NMĐHN loại
AES-92 dùng lò phản ứng VVER-1000 cho trạng
TS. Lê Văn Hồng
thái vận hành bình thường và cho các tình huống
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
sự cố bằng phần mềm RELAP5; đồng thời, các
tham số thủy nhiệt của kênh tải nhiệt nóng nhất đã
được khao sát chi tiết bằng phần mềm COBRAEN và CFD ANSYS-Fluent;
Kết quả nghiên cứu, tính toán, phân tích
an toàn NM ĐHN loại AES-92 dùng lò VVER1000/V392 đã giúp hiểu sâu thêm nội dung công
nghệ của NM ĐHN và đã được các tác giả công
bố 2 bài báo tại Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
Tập 52, Số 2C, năm 2014 và 3 báo cáo khoa học
trình bày tại Hội nghị KHCNHN toàn quốc lần
thứ X, Bà Rịa – Vũng Tầu, tháng 8 năm 2013.
Kết quả nghiên cứu, tính toán, phân tích an toàn
NM ĐHN cũng đã làm cơ sở để 2 cán bộ bảo vệ
thành công luận văn thạc sỹ và 1 cán bộ thực hiện
chương trình PhD.
4. Kết luận
Sau gần 3 năm thực hiện, đề tài đã hoàn

thành toàn bộ các nội dung đề ra và đã đạt được
một số kết quả đáng ghi nhận. Kết quả nghiên
cứu tìm hiểu, phân tích, đánh giá và đề xuất lựa
chọn công nghệ đã góp phần làm cơ sở để chủ
đầu tư quyết định phương án công nghệ cho dự
án ĐHN Ninh Thuận 1. Kết quả nghiên cứu, tính
toán, phân tích an toàn NM ĐHN cho một số bài
toán cụ thể đã được đúc kết thành các bài báo
công bố trên tạp chí hoặc trình bày tại Hội nghị
khoa học. Một kết quả nữa không kém phần quan
trọng là đã hình thành được một tập thể cán bộ
có những hiểu biết nhất định về công nghệ và an

10

Số 41 - Tháng 12/2014


ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN
TRONG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ


Trong công nghiệp dầu-khí, bức xạ ion hóa được ứng dụng trong thăm dò, trong khai thác,
trong chế biến, trong kiểm tra chất lượng, trong thanh sát vị trí hư hỏng không thể nhìn thấy bằng
mắt thường. Nguồn bức xạ được sử dụng là các nguồn kín và nguồn hở. Nguồn kín là loại nguồn có
cấu trúc “đặc biệt”.
Chúng đặc biệt ở chỗ chất phóng xạ được alpha từ 241Am tương tác với Be sẽ sinh ra nơtron
hàn kín trong một lớp vỏ bọc bằng thép không gỉ và hạt nhân cacbon-12 (12C). 252Cf là hạt nhân tự
dưới dạng con nhộng. Nguồn kín có đặc điểm là phát nơtron. Các nguồn phát gamma kể trên được
trong quá trình sử dụng nếu bị rơi ra đất nhưng sản suất thông qua các phản ứng kích hoạt với

nếu được thu hồi vào bình chứa thì bề mặt đất tại nơtron trên lò phản ứng hạt nhân hoặc chiết tách
chỗ nguồn rơi sẽ không còn nhiễm xạ và không từ các thanh nhiên liệu đã cháy của các lò phản
cần phải tẩy xạ. Nguồn hở là dung dịch hoặc bột ứng hạt nhân vì chúng là sản phẩm phân hạch.
chứa nhân phóng xạ được đựng trong lọ bằng vật Các nước chủ động sản xuất được nguồn phóng
liệu thủy tinh hoặc kim loại nhưng có thể mở ra xạ sử dụng trong công nghiệp là Nga, Mỹ, Anh,
để lấy từng phần chất phóng xạ trong quá trình Pháp, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.
sử dụng. Nếu lọ chứa nguồn hở bị vỡ và vật liệu
1. Kỹ thuật karota giếng khoan (well logphóng xạ bị tung ra đất hoặc bàn, ghế, quần-áo thì
ging) trong thăm dò dầu-khí
bề mặt sẽ bị nhiễm xạ và phải tẩy xạ để đảm bảo
Kỹ thuật karota giếng khoan dựa trên hiệu
an toàn cho tập thể. Các nguồn phóng xạ được sử
dụng trong công nghiệp dầu khí bao gồm nguồn
phát gamma là cobalt-60 (60Co), bari-133 (133Ba),
xezi-137 (137Cs), iridi-192 (192Ir) và nguồn phát
nơtron là california-252 (252Cf), amerisi-241/berryli (241Am-Be). 241Am là nhân phát alpha và hạt

ứng truyền qua của tia gamma và hiệu ứng tán xạ
ngược của nơtron. Kỹ thuật karota giếng khoan
sử dụng hai loại nguồn kín là nguồn phát gamma
(137Cs) và nguồn phát nơtron (241Am-Be). Detector ghi đo phóng xạ gamma và nơtron tương ứng

Số 41 - Tháng 12/2014

11


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

là detector nhấp nháy [Na(Tl)I] và detector 3He.

Karota giếng khoan có thể tiến hành đồng thời
cùng lúc với khoan hoặc tiến hành sau khi hoàn
thành giếng khoan. Detector được kết nối với
máy tính có các chương trình xử lý số liệu phù
hợp. Sau khi xử lý các tín hiệu từ detector sẽ thu
được các thông tin sau:
- Độ rỗng của các tầng địa chất

địa tầng được xác định dựa trên hiệu ứng truyền
qua của chùm tia gamma, trong khi đó sự có mặt
của dầu sẽ được phát hiện dựa trên hiệu ứng tán
xạ ngược đàn hồi của chùn nơtron. Bởi vậy hai
phép thử sẽ được tiến hành lần lượt, trước tiên là
xác định độ rỗng rồi sau sẽ được chính xác lại về
hàm lượng dầu trong lỗ rỗng hoặc trong tầng đá
phiến sét (shale).

Tia gamma phát ra từ nguồn 137Cs sẽ
xuyên thấu qua các lớp địa tầng, nhưng không
- Thể tích tầng đá phiến sét (chứa dầu, đặc
phải tất cả mà một phần sẽ bị tán xạ ngược trở lại
thù của các vùng khác thềm lục địa Việt Nam,
và đập vào detector (hình 1). Cường độ chùm tia
trong đó dầu chứa trong các khe nứt nẻ của đá
tán xạ ngược phụ thuộc và mật độ vật chất trong
gốc). Đây là cơ sở để đánh giá trữ lượng dầu.
địa tầng mà mũi khoan xuyên qua. Địa tầng có tỷ
- Vùng có chứa khí.
trọng càng cao, tức là ít lỗ rỗng sẽ có tỷ lệ tán xạ
ngược càng lớn. Bởi vậy, nếu trong địa tầng có

nhiều lỗ rỗng thì phần tán xạ ngược sẽ giảm đi.
Dầu trong các tầng địa chất trên thềm lục địa Việt
Nam không nằm trong tầng đá phiến sét mà nằm
trong các khe nứt của đá gốc. Do vậy, phát hiện
nhiều khe nứt nẻ trong đá gốc sẽ cho hy vọng có
dầu. Sự có mặt dầu trong các khe nứt sẽ được
kiểm chứng bằng tán xạ ngược đàn hồi của nơtron.
- Khoáng thạch học các địa tầng

Hình 1. Sơ đồ bố trí thiết bị tiến hành karota thăm
dò giếng khoan (Abu-Jarat, 2007)


Hoạt động của thiết bị karota giếng khoan

như sau. Hệ thống chứa nguồn được dòng theo
giếng khoan từ trên xuống dưới và sau đó kéo
từ dưới lên trên và quy trình này có thể được lặp
lại nhiều lần để tăng số liệu thống kê đảm bảo
độ chính xác của các thông tin thu được. Như
trình bày trên hình 1, nguồn 137Cs hoặc 241Am/Be
được đặt bên dưới và bên trên là detector. Giữa
nguồn và detector được cách ly bằng một lớp che
chắn bằng chì hoặc uran nghèo để loại trừ tín hiệu
nhiễu từ nguồn đến detector. Độ rỗng trong các

12

Số 41 - Tháng 12/2014


Để xác định sự có mặt của dầu thô trong
các khe nứt, nguồn 241Am/Be (nguồn nơtrron) sẽ
được đưa theo chiều sâu giếng khoan và detector
đặt bên trên nguồn sẽ ghi nhận cường độ dòng
nơtron tán xạ ngược trở lại. Nơtrron có số khối
gần ngang bằng với số khối của hydro là thành
phần của dầu nên tương tác giữa nơtron và nhân
hydro là tương tác tán xạ đàn hồi, tức là nơtron
chủ yếu truyền năng lượng cho hạt nhân hydro
và tán xạ đi một góc, trong đó có góc mà nơtron
đến được detector (hình 1). Cường độ chùm tia
tán xạ do detector ghi nhận được sẽ tỷ lệ với hàm
lượng hydro có trong các lớp địa chất. Tuy nhiên,
tín hiệu này không thể phân biệt được liệu tán


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

xạ ngược là do nơtron tương tác với dầu hay với
phân tử nước cùng có mặt trong cấu trúc địa chất.
Để phân biệt tỷ lệ giữa hàm lượng dầu với hàm
lượng nước cũng như khí trong địa tầng cần kỹ
sư karota có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, kinh
nghiệm nhiều khi cũng không thể đạt độ tin cậy
cao. Thay vào đó kỹ thuật đo dòng nhiều pha
(multiphase flow meter) đã được áp dụng để đánh
giá chất lượng giếng khoan liệu có ý nghĩa khai
thác hay không?
2. Kỹ thuật đo dòng nhiều pha đánh giá
chất lượng lỗ khoan khai thác

Kỹ thuật đo dòng nhiều pha sử dụng
nguồn phóng xạ là một kỹ thuật tương đối mới
trong công nghiệp dầu-khí. Kỹ thuật này được
phát triển nhanh cùng với công nghệ tin học xử
lý số liệu cung cấp bởi thiết bị ghi đo phóng xạ
được lắp đặt trên giàn khoan để kiểm tra trực tiếp
tỷ lệ giữa pha dầu, pha khí và pha nước đồng thời
cùng chảy trong đường ống.

tháng, trong khi đó kỹ thuật hạt nhân có thể cho
kết quả ngay lập tức. Bộ số liệu thu được từ ghi
đo hạt nhân sẽ là đầu vào cho những chương trình
máy tính chuyên dụng để mô hình hóa xác định tỷ
lệ pha: dầu/khí/nước.
Kỹ thuật đo dòng nhiều pha sử dụng
nguồn phóng xạ phát gamma, có thể là 133Ba hoặc
137
Cs. Như trình bày trên hình 2, nguồn phóng xạ
được đặt một phía của đường ống dẫn và phía
bên kia là detector. Nguồn phóng xạ được che kín
xung quanh bằng vật liệu cản xạ chỉ để một lỗ
nhỏ (collimator/mắt) sao cho chùm tia xuyên qua
đường ống là rất mảnh như được phát ra từ một
nguồn điểm. Vật chất chảy trong đường ống sẽ
cản chùm tia phóng xạ đi đến detector. Đối với
chùm tia phóng xạ mạnh, mức độ suy giảm chùm
tia khi xuyên qua vật chất sẽ tuân theo quy luật
suy giảm hàm mũ:



I1 = I0e-µl

(1)

Trong đó I1 là cường độ chùm tia sau khi
đi qua đường ống có dòng chảy bao gồm nhiều
pha (3 pha) được ghi nhận bởi detector; I0 là
cường độ chùm tia trước khi đi qua đường ống; µ
là hệ số suy giảm tuyến tính (đơn vị là cm-1) hoặc
suy giảm theo khối (đơn vị là g-2cm) của vật chất
chảy trong đường ống và l là đường kính của ống
dẫn. Hệ số suy giảm tuyến tính hoặc theo khối là
đại lượng được xác định bằng thực nghiệm.
Từ biểu thức (1) ta rút ra được mối tương
quan giữa mức độ suy giảm chùm tia phóng xạ
sau khi đi qua môi trường có mật độ như sau:

Hình 2. Sơ đồ bố trí thiết bị đo dòng nhiều pha



Ln(I1/I0) = -l µ

(2)

Kỹ thuật kiểm tra hoạt động cũng như
Đây là mối tương quan tuyến tính giữa
chất lượng giếng khai thác dầu truyền thống, thí mức suy giảm cường độ chùm tia phóng xạ
dụ kỹ thuật kiểm tra lỗ khoan, thường phải tiến được biểu diễn qua tốc độ đếm (số đếm/đơn vị
hành trong khoảng thời gian dài, có khi đến hàng thời gian) hoặc suất liều bức xạ (mGy/h). Nếu


Số 41 - Tháng 12/2014

13


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

nhà khai thác dầu có bộ số liệu thực nghiệm, tức
là đường chuẩn mô tả mối tương quan giữa suy
giảm chùm tia và hệ số µ, tức là tỷ lệ pha trong
dòng chảy thì họ sẽ xác định chính xác tỷ lệ pha
(nước, dầu, nhũ tương nước-dầu và phần khí)
chảy trong đường ống. Vì đo phóng xạ được thực
hiện một cách liên tục nên bộ số liệu, mặc dù thu
được trong khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng
đủ nhiều đáp ứng độ tin cậy theo thống kê. Bộ
số liệu này được lập thành file đầu vào để chạy
những chương trình mô phỏng thích hợp mà kết
quả cuối cùng sẽ là thông tin về tỷ lệ pha trong
giếng thăm dò cũng như trong giếng khai thác. Vì
số liệu đầu vào nhiều nên các thông tin thu được
có độ tin cậy cao. Điều này cho phép các kỹ sư
vận hành giếng thăm dò cũng như khai thác có
những quyết sách phù hợp về việc có phải cải
tạo giếng khoan hay không hoặc có phải bổ sung
thêm các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu
suất thu hồi từ các tầng chứa dầu.

xạ, ví dụ như vàng (198Au), iod-131 (131I), antinon-124 (124Sb), rồi quan trắc sự suất hiện của

chúng ở các giếng khai thác theo thời gian. Các
đồng vị trên đều phát phóng xạ gamma với chu
kỳ bán phân rã ngắn (khoảng vài ngày đến 1-2
tháng). Vết phóng xạ cũng có thể là nước đánh
dấu đồng vị triti (3H) phát phóng xạ beta. Các
đồng vị này sau khi hòa trộn vào nước bơm ép sẽ
phân bố trong các dòng nước bơm ép vào các khe
nứt và sau một thời gian sẽ được hút lên cùng dầu
ở các giếng khác xung quang giếng bơm ép, nếu
các giếng liên thông với nhau. Mẫu phân tích sẽ
được lấy định kỳ theo thời gian sau khi bơm chỉ
thị vào giếng để phân tích ngay tại hiện trường
hoặc mang về phóng thí nghiệm phân tích sau,
theo từng mẻ. Sự suất hiện phóng xạ trong dòng
chảy ở các giếng khai thác xung quanh là bằng
chứng về sự liên thông giữa chúng. Mức độ pha
loãng đồng vị đánh dấu trong dòng chảy của các
giếng là chỉ thị về mức độ liên thông. Thời gian
suất hiện phóng xạ là chỉ thị về quãng đường mà
Hiện nay công nghiệp dầu khí coi kỹ thuật
nó phải đi từ giếng bơm ép đến giếng khai thác.
đo dòng nhiều pha sử dụng phóng xạ là kỹ thuật
tiên tiến và ngày càng được áp dụng rộng rãi trên
toàn thế giới.
3. Kiểm tra liên thông giữa các giếng khai
thác dầu bằng kỹ thuật vết phóng xạ (radiotracer)
Công nghệ khai thác dầu ở Việt Nam là
bơm nước tạo áp lực (bơm ép) đẩy dầu từ các khe
nứt ra giếng khai thác. Vấn đề là phải tận dụng
triệt để lượng dầu có trong các khe nứt, do vậy

cần biết sự liên thông giữa các giếng khai thác để Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định mức liên
có quyết định lượng nước phải bơm ép. Không thông giữa các giếng khai thác dầu (trên hình vẽ
có kỹ thuật nào đơn giản và chính xác hơn là kỹ đưa ra một giếng khai thác, trong thực tế có thể
có nhiều giếng xung quanh giếng bơm ép nước)
thuật vết phóng xạ.
Nguyên lý của phương pháp vết phóng xạ
là bơm vào giếng bơm ép cùng với nước bơm ép
một lượng dung dịch nước chứa đồng vị phóng

14

Số 41 - Tháng 12/2014

Đặng Đức Nhận - Đại học Điện Lực
Võ Tường Hạnh - Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

HỘI THẢO VIỆT - NHẬT LẦN THỨ BA
VỀ NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

Sáng ngày 27/11/2014, tại Hội trường Trung tâm Đào tạo, Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt)
đã long trọng diễn ra Lễ khai mạc Hội thảo Việt Nam - Nhật Bản lần thứ ba về Nghiên cứu, phát triển
nguồn nhân lực công nghệ hạt nhân.

Hội thảo đã diễn ra trong 2 ngày 27 - Viện NLNTVN và các đơn vị trực thuộc; Ban
28/11/2014 do Viện Năng lượng nguyên tử Việt quản lý Điện hạt nhân Ninh Thuận, Trường Đại
Nam (NLNTVN) phối hợp với Tổ chức Phát triển học Điện lực và Đại học Đà Lạt…

Năng lượng hạt nhân quốc tế Nhật Bản (JINED)
và Trung tâm hợp tác quốc tế thuộc Diễn đàn
Công nghiệp năng lượng nguyên tử Nhật Bản
(JICC) tổ chức.

Tham dự Hội thảo, về phía Nhật Bản, có
hơn 30 giáo sư, chuyên gia và các nhà quản lý
đến từ các Trường Đại học Tokyo, Kyoto, Kinki,
Nagaoka, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật
Bản (JAEA), Hiệp hội Nghiên cứu an toàn hạt
nhân (NSRA), các Công ty Hitachi, Mitsubishi,
Toshiba v.v. Về phía Việt Nam có hơn 40 cán bộ
khoa học, giảng viên, các cán bộ quản lý đến từ

15

Số 41 - Tháng 12/2014

Các đại biểu tham dự Hội thảo


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN


Tiếp nối thành công của Hội thảo lần thứ
nhất với chủ đề “An toàn hạt nhân, truyền nhiệt và
thủy nhiệt hạt nhân” (23-24/12/2013) và Hội thảo
lần thứ hai với chủ đề “Nghiên cứu khoa học và
công nghệ vật liệu trong nhà máy điện hạt nhân”
(05- 06/6/2014) tại Hà Nội. Hội thảo lần thứ ba

này nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ tri thức và
kinh nghiệm về: (i) Thiết kế, xây dựng, vận hành
và khai thác sử dụng lò phản ứng nghiên cứu;
(ii) Vai trò của lò phản ứng nghiên cứu đối với
chương trình phát triển điện hạt nhân của quốc
gia. Tổng cộng có 18 báo cáo được trình bày vào
Phiên thảo luận chung.


Hội thảo đã được nghe các báo cáo viên
Việt Nam trình bày về các kết quả trong nghiên
cứu, ứng dụng, vận hành và nâng cấp lò phản ứng
hạt nhân Đà Lạt, đặc biệt là các lĩnh vực Thiết
kế và phân tích an toàn vùng hoạt phục vụ dự án
chuyển đổi nhiên liệu từ độ làm giàu cao (36%)
sang độ làm giàu thấp (19,75%), dự án này bắt
đầu từ năm 2004 và hoàn thành vào cuối năm
2013; Sản xuất đồng vị phóng xạ (ĐVPX) & dược
chất phóng xạ phục vụ trong y học, hàng năm Lò
phản ứng hạt nhân Đà Lạt sản xuất khoảng 250
Ci ĐVPX cung cấp cho 25 bệnh viện và chuẩn
đoán, điều trị cho khoảng 300.000 bệnh nhân;
Phân tích kích hoạt neutron, các lĩnh vực được

GS. Masaki Saito - Học Viện công nghệ
nghiên cứu sử dụng phân tích kích hoạt neutron
Tokyo và TS. Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện
đó là: thăm dò địa chất, khai thác dầu khí, nông
NLNTVN đại diện cho 2 bên phát biểu khai mạc
nghiệp, sinh học và môi trường; Các nghiên cứu

Hội thảo.
trên dòng nơtron qua các kênh ngang; Hoạt động
đào tạo và huấn luyện sử dụng Lò phản ứng hạt
nhân Đà Lạt, v.v. Trong suốt hơn 30 năm vận
hành Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã đóng vai trò
quan trọng trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì
mục đích hòa bình ở Việt Nam, tuy nhiên do công
suất của Lò thấp (50 kW) nên việc đẩy mạnh các
hướng nghiên cứu phục vụ cho chương trình điện
hạt nhân gặp nhiều hạn chế và cần thiết phải xây
dựng một Lò nghiên cứu mới có công suất lớn
GS. Masaki Saito – Học viện công nghệ Tokyo
hơn (khoảng 15 MW). Tại đây, đại diện phía Việt
Nam TS. Trần Chí Thành cũng trình bày cho phía
Nhật Bản biết các thông tin về việc triển khai hai
dự án Điện hạt nhân Ninh thuận, phát triển nguồn
nhân lực hạt nhân và vai trò của Trung tâm Khoa
học & Công nghệ hạt nhân (CNEST) trong hỗ
trợ kỹ thuật cho chương trình phát triển điện hạt
nhân của Việt Nam. CNEST là một dự án giữa Bộ
Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn năng lượng
nguyên tử Liên Bang Nga (ROSATOM), trong
TS. Trần Chí Thành – Viện trưởng Viện NLNVN đó ROSATOM sẽ xây cho Việt Nam một lò phản

Số 41 - Tháng 12/2014

16


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN


ứng nghiên cứu với công suất dự kiến 15 MW để tác trong nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực
phát triển phát triển chương trình điện hạt nhân. hạt nhân cho Việt Nam trong thời gian tới.


PGS.TS. Nguyễn Nhị Điền – Viện trưởng Viện Giáo sư Ken NAKAJIMA – Đại học Kyoto trình
NCHN trình bày báo cáo tại Hội thảo về Kinh bày về Các khóa học thực hành lò phản ứng cho
nghiệm vận hành, hoạt động R&D và đào tạo tại quá trình đào tạo nhân lực tại Viện Lò phản ứng
Lò PƯHN Đà Lạt
nghiên cứu – ĐH Kyoto

Các giáo sư và chuyên gia Nhật Bản đã
trình bày 10 báo cáo với các nội dung về Thiết
kế, xây dựng, vận hành, sử dụng Lò phản ứng
và các thiết bị hạt nhân khác trong nghiên cứu triển khai và phát triển nguồn nhân lực hạt nhân
ở Nhật Bản. Với việc 25 lò phản ứng nghiên cứu
với công suất khác nhau và các cơ cấu tới hạn
đã được thiết kế, xây dựng và sử dụng tại các
Viện nghiên cứu, Trường đại học và các Công ty
điện hạt nhân của Nhật Bản cho thấy lò phản ứng
nghiên cứu đã có đóng góp quan trọng trong quá
trình làm chủ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực
và phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.

Phiên thảo luận chung được tập trung vào
chủ đề: Ý nghĩa, tầm quan trọng của các lò phản
ứng nghiên cứu trong nghiên cứu, đào tạo và phát
triển ngành hạt nhân ở Việt Nam và Nhật Bản;
Triển vọng và các vấn đề liên quan đến sử dụng
lò phản ứng nghiên cứu trong tương lai; Đồng

thời đề xuất một số lĩnh vực và việc tổ chức hợp

17

Số 41 - Tháng 12/2014


Kết luận Hội thảo, phía Việt Nam đề xuất
sớm thực thi khả năng hợp tác trong thiết kế, thẩm
định, vận hành và khai thác lò phản ứng nghiên
cứu để chuẩn bị nguồn nhân lực cho Trung tâm
CNEST. Phía Nhật Bản thống nhất với đề xuất của
phía Việt Nam và sẽ cùng thúc đẩy nhanh các thủ
tục để các nội dung hợp tác sớm được thực hiện.

Viện Nghiên cứu hạt nhân


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

BICEP2 VÀ PLANCK CÙNG TRUY TÌM
SÓNG HẤP DẪN LẠM PHÁT
BICEP2 (Background Imaging of Cosmic Extragalactic Polarization) là thí nghiệm đặt tại
Nam cực thực hiện với kỳ vọng tìm sóng hấp dẫn nguyên thủy.

Planck là dự án của ESA (European Space Agency) với thiết bị do hai tập đoàn của ESA và
Đan Mạch cung cấp, có sự tham gia của NASA.

Như chúng ta biết BICEP2 đã thông báo ngày 17/3/2014 về việc tìm thấy những tín hiệu đầu
tiên của sóng hấp dẫn SHD (và lạm phát vũ trụ). Song những dữ liệu do Planck cung cấp lại cho

ta thấy rằng kết quả của BICEP2 đã gây nên nghi vấn liệu tín hiệu ghi đo bởi BICEP2 có thật sự
thuộc về CMB (background) hay đó là thuộc bụi thiên hà nằm trên phông (foreground) tức là thuộc
về những giai đoạn sau này trong lịch sử vũ trụ.
Những kết quả của Bicep2

Astrophysics), lãnh đạo BICEP2 đã phát biểu
Thời kỳ lạm phát gây ra 2 loại nhiễu loạn như vậy. SHD có phân cực kiểu B (B-mode).
quan trọng: vô hướng (mật độ) và tensor (SHD).
Người ta phân biệt hai kiểu phân cực E và
Nhiễu loạn vô hướng được cảm ứng bởi các bất B (E-mode và B-mode) như ở hình vẽ 1. Chữ E
đồng nhất năng lượng mật độ. Những nhiễu loạn ứng với kiểu điện trường chữ B ứng với kiểu từ
này quan trọng vì đó sẽ là mầm của các cấu trúc truờng. Chỉ có SHD mới có phân cực kiểu B (thấu
vũ trụ trong tương lai.
kính hấp dẫn - gravitational lensing - cũng có thể
Những nhiễu loạn tensor ứng với SHD.

tạo nên kiểu phân cực B và các nhà thực nghiệm
có phương pháp để tách riêng hiện tượng này).

Phát hiện những tín hiệu của SHD là mục
Nhìn một bản đồ phân cực ta sẽ thấy
tiêu quan trọng nhất của vũ trụ học hiện đại, GS
John Kovac (Harvard-Smithsonian Center for những đoạn thẳng trên bầu trời (hình 2). Phân cực

Số 41 - Tháng 12/2014

18


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN


kiểu B tạo nên những đoạn thẳng xoáy (curl) còn
phân cực kiểu E chỉ tạo nên những đoạn thẳng
không xoáy (grad).

1. Những kết quả của nhóm Planck
Nhóm Planck đã đo phổ năng lượng góc
của bụi phân cực E và B (polarized dust angular
power spectra) CEEl và CBBl trong khoảng đa
cực 40 < l < 600.
Những phép đo này sẽ đem lại một cách
nhìn mới đối với bụi trong thiên hà và cho phép

Hình 1. Bản đồ phân cực kiểu E và B. Chỉ SHD
mới cho ta phân cực kiểu B

xác định mức độ ô nhiễm bụi trong các thí nghiệm
của BICEP2.
Nhóm Planck cũng xác định được tỷ số
biên độ giữa phân cực kiểu B (B-mode) và phân
cực kiểu E (E-mode) CBBl / CEEl = 0,5. Nhóm
Planck cũng chứng tỏ rằng thậm chí trong những
vùng ít ô nhiễm vì bụi thiên hà thì những cửa sổ
sạch bụi cũng không tồn tại để chúng ta có thể
thực hiện các phép đo CMB với kiểu phân cực B
mà không cần loại bỏ những bức xạ phụ.

Hình 2. Bản đồ phân cực kiểu B (B-mode) do
BICEP2 ghi đo được
Nhóm BICEP2 đã ghi đo được các dấu

hiệu phân cực kiểu B (xem hình 2).
Tuy nhiên gần đây một số nhà vật lý (htt-

Phép ngoại suy của Planck từ 353 GHz
xuống 150 GHz cho chúng ta năng lượng bụi
(dust power) DBBl = l(l+1)CBBl / (2) khoảng
1,32 ×10−2 µ K 2CMB (xem chú thích). Mức độ này
tương đương với biên độ theo dữ liệu của Bicep2.
Như thế cần phải làm sáng tỏ mức độ tín hiệu bụi

ps://www.math.columbia.edu/~woit/wordpress/) phân cực ngay cả trong vùng được coi là sạch
tỏ ý nghi ngờ rằng các dữ liệu do BICEP2 thu trên bầu trời.
được có thể chưa phải là của bức xạ phông (Cosmic Microwave Background) từ lạm phát nguyên
thuỷ mà chỉ là của bức xạ thiên hà gần đây hơn

.

mà thôi (galactic foreground emission). Vì vậy
các kết quả của BICEP2 đòi hỏi một thời gian
nhất định cho quá trình kiểm nghiệm với độ chính
xác cao hơn để chứng minh rằng kết quả thu được
quả là sóng hấp dẫn từ lạm phát nguyên thuỷ.
Nhóm Planck đã công bố những dữ liệu
chứng tỏ rằng kết quả của nhóm BICEP2 cần Hình 3. Bản đồ bụi thiên hà (interstellar dust)
trên bầu trời theo Planck
được kiểm tra lại.

19

Số 41 - Tháng 12/2014



THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

Trên hình 3, bên trái là bán cầu bắc của
Thiên hà bên phải là bán cầu nam. Hình thang hơi
cong có biên giới viền đen phía bán cầu nam là
vùng nghiên cứu của BICEP2. Các màu mô tả độ
nhiễm bẩn vì bụi thiên hà .
Các dữ liệu của nhóm Planck chứng tỏ
rằng vùng trời quan sát bởi BICEP2 chứa nhiều
bụi hơn dự đoán ban đầu. Các phân cực kiểu B
(B-mode) quan sát được bởi BICEP2 có thể đó là
Hình 4. Sự trùng hợp gần tuyệt đối giữa các quan
một vùng nhiễm bẩn định xứ (local) hơn là dấu
sát của Bicep2 với dữ liệu bụi của nhóm Planck
vết lưu lại từ thời lạm phát. Tuy dữ liệu mới của
Trên hình 4 những hình chữ nhật là dữ liệu
Planck không loại trừ hoàn toàn các kết quả của
BICEP2 song đã chứng tỏ rằng bức xạ bụi (dust của nhóm Planck do bụi tạo nên. Đường cong đen
emission) có thể rất lớn trong các tín hiệu của là dự đoán lý thuyết theo mô hình Lambda-CDM
(xem chú thích) dựa trên dữ liệu của BICEP2.
BICEP2.
Như vậy ta thấy có sự trùng nhau gần như tuyệt
Những tín hiệu do BICEP2 ghi đo được
đối giữa BICEP2 và Planck. Điều đó có nghĩa là
có thể cấu tạo bởi những bức xạ mà chúng ta có
tín hiệu của BICEP2 có lẽ là từ bụi thiên hà chứ
thể nhầm với bức xạ các photon CMB (Cosmic
không phải từ lạm phát nguyên thủy.

Microwave Background) vì các bức xạ này cũng
Mặc dầu nhóm BICEP2 đã phát biểu rằng
phát sinh từ kỷ tái hợp (epoch of recombination),
khi mà các nguyên tử trung hòa được hình thành họ đã loại trừ các bức xạ synchrotron và bụi, song
và sự phân chia vật chất với bức xạ đã cho phép các đánh giá của BICEP2 về bụi là quá thấp.
Ngoài ra BICEP2 chỉ thực hiện các ghi đo ở tần
các photon du hành tự do trong vũ trụ.
số 150 GHz.
Khi nghiên cứu CMB các nhà khoa học
Neil Turok (Viện Vật lý lý thuyết Pephải chú ý đến 2 nguồn bức xạ điện từ quan trọng
rimeter, Canada) cho rằng như thế bản thân thí
trong thiên hà của chúng ta – đó là bức xạ synnghiệm BICEP2 cũng đã là hạn chế vì chỉ xét
chrotron từ những electron chuyển động trong từ
một tần số. BICEP2 không thể kiểm nghiệm xem
trường của thiên hà và bức xạ phân cực từ bụi
các tín hiệu của họ có thể xảy ra ở các tần số khác
(polarized emission from dust).
hay không? Đây là một điều cần thiết phải có nếu
2. So sánh kết quả của BICEP2 với các dữ đó quả là một hệ quả vũ trụ. Peter Coles (Đại học
liệu của Planck
Sussex, Anh) cũng cho rằng bức xạ từ bụi thiên
hà có thể có ý nghĩa nhiều hơn các nhà thiên văn
Như trên đã nói ngoại suy của nhóm
nghĩ. Subir Sarkar (Đại học Oxford) cũng cho
Planck từ dữ liệu 353 GHz đến 150 GHz cho
rằng bức xạ từ bụi nhiễm từ trong những cấu trúc
chúng ta năng lượng bụi (dust power) DBBl =
định xứ có thể gây nên những tín hiệu mà Bicep2
l(l+1)CBBl / (2) khoảng (hình 4).
ghi đo được.Sarkar cho rằng chính bức xạ này là


Số 41 - Tháng 12/2014

20


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

bức xạ trên phông (foreground) ở tần số vi sóng dial Gravitational Waves?
đã bị đoán nhầm bởi BICEP2 là tín hiệu B-mode
Posted on September 21, 2014 by Sean
của hấp dẫn nguyên thủy.
Carroll
Các dữ liệu của nhóm Planck cũng chứng
[4] Full-galaxy dust map muddles search
tỏ rằng tồn tại một bức xạ như thế trong Ngân hà. for gravitational waves
Kết luận

Ron Cowen NATURE | BREAKING

Nhiều nhà thiên văn học tin rằng một
nghiên cứu chéo giữa BICEP2 và Planck có thể
dẫn đến một kết luận cuối cùng về hấp dẫn lạm
phát. Kế hoạch hợp tác đã manh nha từ tháng
7/2014. Các nhà vật lý thiên văn hoan nghênh sự
cộng tác nếu được hình thành giữa hai nhóm trên
để cùng hóa giải vấn đề trong tương lai (có thể
kéo dài từ 3 đến 5 năm).

NEWS, 22 September 2014

[5] BICEP2 gravitational wave result bites
the dust thanks to new Planck data , Tushna Commissariat, Sep 22, 2014
Chú thích
[1] = microkelvin , một đơn vị nhiệt độ SI
bằng 10−6 kelvin.

[2] Mô hình Lambda-CDM (Lambda-Cold
Sự kết hợp giữa BICEP2 và Planck sẽ lợi
dụng được ưu thế về dải rộng tần số và dữ liệu về Dark Matter) = mô hình giả định sự tồn tại của vật
bụi toàn bầu trời của Planck với khả năng có độ chất tối và lạnh kết hợp với sự có mặt của hằng số
nhạy cảm lớn các thiết bị của BICEP2. Thế giới vũ trụ lambda
thiên văn mong đợi kết quả từ sự hợp tác này
giữa BICEP2 và Planck. Hiện nay vấn đề sóng
hấp dẫn từ lạm phát đang còn bị bỏ ngỏ.


GS. Cao Chi

Tài liệu tham khảo
[1] BICEP 2 : DETECTION OF B-mode
POLARIZATION

AT

DEGREE

ANGULAR

SCALES, nhiều tác giả nhóm Bicep2
[2] Planck intermediate results. XXX.

The angular power spectrum of polarized
dust emission at intermediate and high Galactic
latitudes, nhiều tác giả nhóm Planck [astro-ph.CO]
19 Sept 2014
[3] Planck Speaks: Bad News for Primor-

21

Số 41 - Tháng 12/2014


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

TỪ ĐIỆN HẠT NHÂN CỦA HÀN QUỐC
NGHĨ VỀ ĐIỆN HẠT NHÂN CỦA NƯỚC TA


Ngày 27 - 07 - 1953, Hiệp định ngừng bắn được ký kết giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên,
kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài hơn 3 năm (25 - 06 - 1950 đến 27 - 07 - 1953). Triều Tiên bị chia
cắt thành hai miền, miền Bắc có diện tích 120.500 km2, dân số 21.800.000 người. Miền Nam (Hàn
Quốc) nhỏ hơn với diện tích 99.000 km2 (bằng gần một phần ba diện tích nước ta 335.000 km2), dân
số 43.000.000 người.

Lúc kết thúc chiến tranh (năm 1953), nền của công ty Westinghouse (Hoa Kỳ). Lò thứ nhất
kinh tế Hàn Quốc kiệt quệ, thu nhập quốc dân khởi công xây dựng tháng 11 năm 1971, hoàn
tính theo đầu người không quá 100 USD. Nền thành tháng 4 - 1978, thời gian xây dựng mất 6
kinh tế của Hàn Quốc được vực dậy và phát triển năm rưỡi, công suất 578 MW. Lò thứ hai công
chủ yếu bắt đầu từ thời cầm quyền của tổng thống suất 650 MW hoàn thành năm 1983, lò thứ ba
Park Chung Hee (Cha của tổng thống Park Geun 950 MW hoàn thành năm 1985, năm 1986 hoàn
Hye hiện nay), kéo dài hơn 16 năm, từ một cuộc thành lò thứ tư công suất 950 MW.

đảo chính quân sự năm 1963 đến khi bị ám sát

Hai lò phản ứng thứ 5 và thứ 6 cũng là lò
năm 1979.
PWR do công ty Westinghouse - Hoa Kỳ cung

Muốn phát triển công nghiệp phải có điện, cấp, công suất mỗi lò 950 MW được đưa vào hoạt
nhà cầm quyền Hàn Quốc đã sớm nghĩ đến điện động tháng 8 năm 1986 và tháng 7 năm 1987.
hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên là nhà

Sau 6 lò phản ứng đầu tiên do Hoa Kỳ xây
máy Kori gồm 4 lò phản ứng PWR (Pressurize
dựng, năm 1988 và năm 1989 Hàn Quốc đưa vào
Water Reactor) - Lò phản ứng nước áp lực mua
hoạt động 2 lò phản ứng do công ty Framatome -

Số 41 - Tháng 12/2014

22


THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN

Pháp cung cấp, công suất mỗi lò 950 MW.

đến năm 2030 Hàn Quốc sẽ xuất khẩu sang các
nước châu Á và Trung Cận Đông 80 lò phản ứng

Dựa trên kinh nghiệm mà công ty Westhạt nhân với giá trị là 400 tỷ USD và điện hạt
inghouse - Hoa Kỳ và công ty Framatome cung

nhân sẽ là nguồn xuất khẩu lớn thứ tư sau xe hơi,
cấp, bắt đầu từ đầu những năm 1990, Hàn Quốc
điện tử và đóng tàu.
xây dựng lò phản ứng do mình tự thiết kế và chế
tạo, ký hiệu là OPR 1000 (Optimized Power Re-
Bà Park Geun Hye được bầu làm tổng
actor - Lò phản ứng năng lượng tối ưu). Loại lò thống Hàn Quốc ngày 25 - 02 - 2013. Một tháng
phản ứng này Hàn Quốc có ý đồ sẽ cung cấp cho sau, ngày 27 - 03 - 2013, bà tuyên bố với báo chí
thị trường châu Á trong tương lai. Từ tháng 8 - rằng mặc dù có tai nạn lò phản ứng Fukushima
1998 đến tháng 1 - 2013, Hàn Quốc đã đưa vào xảy ra vào năm 2011 tại Nhật Bản, chính sách
hoạt động 9 lò phản ứng OPR 1000, mỗi lò công phát triển điện hạt nhân của Hàn Quốc không
suất 1000 MW.
thay đổi mà còn mạnh mẽ hơn nữa.


Tháng 9 - 2013, Hàn Quốc đưa vào vận

Năm 1960 tôi tốt nghiệp ngành Vật lý

hành lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba ký hiệu
APR 1400 do Hàn Quốc đưa tự thiết kế chế tạo,
công suất mỗi lò là 1350 MW, giá thành xây dựng
là 2300 USD/kW, thấp hơn lò phản ứng thế hệ
thứ ba của châu Âu EPR là 2900 USD/kW và lò
ABWR của GE - Hitachi là 3580 USD/kW. Với
lò phản ứng thế hệ thứ ba APR 1400 này, tháng
12 - 2009 Hàn Quốc đã thắng thầu xây dựng cho
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (United
Arab Emirate - UAE) một tổ hợp 4 lò phản ứng
với giá 20,4 tỷ USD, dự kiến được đưa vào hoạt

động năm 2020.

hạt nhân thực nghiệm trường Đại học Thanh
Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là trường Đại
học công nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Ngành
hạt nhân đối với Trung Quốc lúc này còn là một
ngành mới, trong 3 năm đầu sinh viên phải cấp
tốc học tiếng Nga, đến năm thứ 4 học thêm tiếng
Anh. Tốt nghiệp xong tôi ở lại một năm thực tập
tại Viện Năng lượng nguyên tử Bắc Kinh, tháng
10 - 1951 về nước công tác tại Ủy ban khoa học
nhà nước, dưới quyền của Giáo sư Tạ Quang
Bửu, phó chủ nhiệm kiêm Tổng thư ký Ủy ban
khoa học nhà nước.


Từ lò phản ứng đầu tiên được phát điện
vào tháng 4 - 1978 đến nay là gần 37 năm, Hàn
Quốc đã trở thành cường quốc điện hạt nhân đứng
thứ ba trên thế giới. Đến năm 2015 này Hàn Quốc
có 23 lò phản ứng đang hoạt động với tổng công
suất 20,7 GWe, điện hạt nhân chiếm 31% trong
tổng số sản lượng điện (thủy điện chiếm 1,3%,
dầu mỏ chiếm 3,7%, khí 21%, than 39,4%). Kế
hoạch của Hàn Quốc là đưa số lò phản ứng lên 40


Tháng 3 - 1961 tôi được cử sang Liên Xô
tham dự một khóa học trong 3 tháng tại Viện liên
hợp nghiên cứu hạt nhân Đúp na để chuẩn bị cho

việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong các
nước Xã hội chủ nghĩa anh em. Tôi đã được đến
thăm nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới
Obnisk gần Matxcơva khánh thành vào ngày 27 06 - 1954 và ngồi xe lửa một đêm sang trăng qua
vùng thảo nguyên mênh mông của nước Nga đến

lò vào năm 2030 với tổng công suất 43 GWE và bên bờ sông Đông êm đềm, thăm công trường
điện hạt nhân chiếm 59% trong tổng sản lượng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Novo- Voronej
điện. Gần đây chính phủ Hàn Quốc tuyên bố rằng công suất 240.000 kW, lớn nhất thế giới hồi ấy.

23

Số 41 - Tháng 12/2014


×