Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Những điều cần biết khi tham gia bữa tiệc với đối tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.53 KB, 2 trang )

Những điều cần biết khi tham gia bữa tiệc với đối tác/đồng nghiệp
người Nhật
Văn hóa Nhật Bản cũng có nhiều điểm đặc biệt. Người Nhật thường cần rất nhiều thời gian cho việc đàm
phán, họ cần nhiều buổi gặp gỡ để thu thập và trao đổi thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Do đó, việc đầu tiên cần lưu ý khi làm việc với người Nhật là đừng nóng vội hay hối thúc muốn rút ngắn
thời gian, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của bạn với đối tác. Song song với đó,
người Nhật rất coi trọng việc gặp mặt trước khi bàn bạc – hợp tác công việc và đây được xem là cơ hội
để họ thể hiện thiện chí và sự chăm sóc chu đáo dành cho khách hàng cũng như đối tác của mình. Một
cách cụ thể, những bữa tiệc trong lúc đàm phán (một cách phổ biến để gia tăng mối quan hệ cá nhân và
sự tin tưởng giữa các đối tác trong công việc) cũng như việc đón và tiễn trước và sau quá trình hợp tác
đều có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng với đối tác Nhật. Người Nhật thường quan sát đối
tác của mình thông qua những buổi tiệc. Do đó, trong những buổi gặp gỡ trên bàn ăn này, bạn cần cố
gắng để tạo ấn tượng tốt cũng như tránh mất điểm trong mắt các đối tác hay đồng nghiệp nói chung của
mình. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ mà chúng tôi tìm thấy cho bạn:

Trước bữa ăn
Một điều hết sức quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật đó là đúng giờ. Vì vậy, khi được
mời đến buổi tiệc của họ, bạn hãy chắc chắn là mình sẽ đến sớm vài phút hoặc ít nhất là đúng giờ để tạo
được ấn tượng ban đầu tốt đẹp. Vị trí ngồi là một trong những phép ứng xử quan trọng trong văn hóa
làm việc của người Nhật vì nó phản ánh được vị thế cũng như thứ bậc của các thành phần tham gia bàn
tiệc. Đối với người Nhật, người nào càng quan trọng họ càng ngồi ở vị trí xa cửa nhất. Do đó, nếu bạn
không biết nên ngồi ở vị trí nào thì tốt hơn hết hãy lịch sự chờ mọi người ngồi xuống trước, đặc biệt là
những người lớn tuổi (hoặc làm việc lâu năm) thường có vị thế rất quan trọng, bạn nên thể hiện sự tôn
trọng và khéo léo của mình bằng cách nhường cho họ lựa chọn vị trí trước.Người Nhật cũng đánh giá
cao nếu bạn thể hiện thiện chí muốn được tìm hiểu về văn hóa địa phương của họ và điều này cũng
được họ đánh giá qua thái độ và hành vi của bạn khi tham gia bàn tiệc. Chẳng hạn, trong một bữa ăn với
khách là người phương Tây, người Nhật sẽ chuẩn bị đầy đủ dao nĩa cho khách mời, nhưng họ sẽ không
mang ra ngay mà bày biện trên bàn ăn là đũa và những dụng cụ ăn truyền thống của mình. Trong tình
huống này, nếu bạn không quen với việc dùng đũa, đừng vội xin phép được thay đổi, hãy nhẫn ngại và
thể hiện mong muốn được hòa nhập và khám phá văn hóa đất nước này, và đừng lo là bạn sẽ bị đói, bởi
chủ nhà sẽ lặng lẽ quan sát khách mời và mang ra nĩa, dao ăn vào thời điểm thích hợp, lúc này, hãy an


tâm là bạn đã tạo được ấn tượng tốt với đối tác người Nhật của mình.

Trong bữa ăn
Người Nhật thường chờ cho tất cả các món được dọn lên bàn rồi mới ăn. Như đã nói, dụng cụ ăn truyền
thống của người Nhật là dùng đũa. Trong bữa ăn, ngoài những quy tắc lịch sự thông thường, có rất
nhiều quy tắc liên quan đến việc dùng đũa cũng như một số cung cách khi ăn mà bạn sẽ phải lưu ý.
Không đặt trực tiếp đũa xuống bàn hoặc đặt trên bát ăn: bạn nên gác đũa ở khay gác đũa, hoặc nếu
không có, hãy quắn quanh đầu đũa bằng giấy ăn mới rồi đặt nó xuống bàn. Không đổi đầu đũa khi gắp


thức ăn chung: Khi ăn những món trong đĩa chung, bạn sẽ có đũa riêng của món đó để gắp thức ăn. Nếu
không có, hãy hỏi xin người phục vụ hoặc chủ nhà, tránh đổi đầu đũa để gắp thức ăn vì theo người Nhật
đây là phần tiếp xúc với tay của người ăn cho nên sẽ không đảm bảo vệ sinh và thể hiện sự vô ý của
người dùng đũa. Không chạm đũa vào thức ăn không gắp: Nếu không muốn bị đánh giá là kém lịch sự,
bạn nên tránh hành động này. Không cầm đũa trước khi cầm bát: điều này nói ra khá lạ thường, khi đi ăn
đồ Nhật, bạn nên cầm bát hoặc đĩa lên trước rồi sau đó mới cầm đũa. Khi cần đổi bát thì bạn đặt đũa
xuống, sau khi cầm bát mới lên bạn mới cầm đũa lại. Không cắn đôi miếng thức ăn: người Nhật coi đó là
một hành động kém lịch sự và bạn nên tránh làm điều này. Ở Nhật, thức ăn thường được cắt thành
miếng nhỏ để tiện vừa ăn, hoặc nếu bạn cảm thấy miếng thức ăn hơi quá khổ so với khuôn miệng mình,
bạn có thể dùng tay che miệng trong lúc nhai. Nhớ là đừng để miếng thức ăn cắn dỡ trở lại bát nhé.
Không lấy tay hứng thức ăn: nếu cẩn thận hoặc sợ thức ăn rơi, bạn có thể dùng bát để hứng khi gắp thức
ăn. Hành động dùng tay hứng thức ăn như thói quen của một số người có thể được đánh giá là thiếu lịch
sự trong văn hóa bàn ăn của người Nhật. Không để đồ ăn cao quá miệng: Nhiều người thường có thói
quen đưa đồ ăn lên ngang tầm mắt để quan sát rồi ăn. Người Nhật không vậy, họ coi đó là bất lịch sự và
không nên được thể hiện nơi bàn ăn. Ngoài ra, liên quan đến quy tắc ứng xử trên bàn ăn, bạn cũng nên
lưu ý đến cách uống, đây cũng là một nét văn hóa quan trọng đối với đất nước trà đạo. Cũng giống như
khi ăn, bạn nên đợi sau khi tất cả mọi người đã ngồi vào bàn và có đầy đủ ly/cốc cho mình. Người Nhật
thường hiếm khi nào tự rót cho mình, họ luôn rót và mời rượu người cùng bàn để thể hiện sự tôn trọng
và lòng quý mến. Do đó, trong bữa ăn với đối tác người Nhật, bạn nên chủ động tiếp đồ uống cho đối
tác, cố gắng làm sao để họ không bao giờ phải tự rót rượu cho họ trong suốt bữa ăn.


Sau bữa ăn
Với người Nhật, bữa ăn chính là cơ hội để mọi người giao tiếp với nhau, điều này càng đặc biệt có ý
nghĩa khi mà thành phần tham dự là các đối tác, đồng nghiệp, do đó hãy cân nhắc để điều chỉnh tốc độ
ăn cho hợp lý và đừng nên đứng dậy khỏi bàn ăn trước. Hãy chắc là bạn sẽ không để thừa thức ăn của
mình. Người Nhật vốn nổi tiếng là rất tiết kiệm, hành động này đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng
thức ăn và những người làm ra nó. Để lịch sự, sau khi ăn xong, bạn hãy xếp bát đũa lại như lúc đầu và
đừng quên nói cảm ơn vì bữa ăn ngon này. Hãy kiên nhẫn và thể hiện lòng thiện chí của bạn, người Nhật
khá khó tính trong một vài nguyên tắc giao tiếp nhưng họ cũng rất tinh tế và khéo léo. Và hãy tin rằng
bạn nhất định sẽ được đáp trả xứng đáng cho những gì bỏ ra. Hy vọng lời khuyên trên đây sẽ hữu ích với
bạn.



×