Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Những lưu ý khi được mời tham dự tiệc cưới ở nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.29 KB, 7 trang )

Những lưu ý khi được mời tham dự tiệc cưới ở
Nhật
Nhật Bản nổi tiếng với những quy cách - lễ nghĩa và cách hành xử vốn được cả thế
giới ngưỡng mộ. Bài viết này xin được nói về những lưu ý đối với quan khách khi
được mời tham dự đám cưới ở Nhật Bản.

Mùa cưới ở Nhật kéo dài hết mùa xuân đến đầu mùa hạ.
© photo-ac.com

Những lưu ý khi được mời tham dự tiệc cưới ở Nhật Bản:
※ Nhanh chóng phản hồi cho người mời nhanh nhất có thể.
Theo phong tục, một người được mời tham dự tiệc cưới nhất thiết phải tham dự
bởi cô dâu – chú rể ngoài gia đình chỉ mời những người thân thiết của mình. (Ví dụ:
người em gái đám cưới thì chị gái/anh trai không được mời bạn của họ)
Sau khi nhận được bưu thiếp thông báo cưới cần nhanh chóng trả lời họ có thể
chuẩn bị bữa tiệc tốt nhất (ít nhất trước 2 tuần).
Điều tối quan trọng là thông báo với cô dâu – chú rể việc có tham dự tiệc cưới hay
không để giúp họ không lãng phí chi phí cưới hỏi và sắp xếp chỗ ngồi quan khách
được thuận tiện.
Nếu đã trả lời là tham dự nhưng đúng vào ngày diễn ra lễ cưới lại có việc bận thì
cần gấp rút báo cho người mời dự tiệc. Khi không liên lạc được với cô dâu – chú rể
thì có thể báo với gia đình hoặc nơi tổ chức lễ cưới để họ có sự sắp xếp, tránh tình
trạng nhiều ghế trống gây mất tự nhiên.


※ Câu trả lời tham dự buổi tiệc được trả lời ngay trên bưu thiếp đã nhận được theo
cách dưới đây:

Dạng cơ bản ban đầu của bưu thiếp mời dự tiệc cưới



Đồng ý tham dự tiệc cưới


Trường hợp không tham dự tiệc cưới
Ghi chú: nên viết bằng bút đen. Có thể ghi lý do vắng mặt nếu là do đi công tác,

tránh ghi những lý do như bệnh, gia đình có chuyện không hay... Nếu cảm thấy lý
do khó trình bày thì có thể nói qua điện thoại. Việc không tham dự tiệc cưới nên trực
tiếp trình bày chứ không nên thông qua người khác.
※ Tiền mừng cưới tùy vào mức độ thân thiết với cô dâu – chú rể. Dưới đây là bảng
tham khảo:


+ Trường hợp gửi quà cưới thì giá trị món quà cũng phải tương đương với phần
tiền mừng. Bạn bè thân thiết có thể hỏi trước ý kiến của cô dâu - chú rể để tặng
những món quà thích hợp.
+ Tiền mừng cưới phải là số lẻ (không chia đôi được) (trường hợp dưới
100.000JPY). Nên tránh tặng những món quà có thể liên tưởng đến sự chia đôi, cắt
đứt, phân ly... dù ngày nay nhiều người đã thoáng hơn trong việc này.
※ Thiệp mừng cưới (dùng để đựng tiền cưới) cũng có nhiều loại thích hợp phù hợp
từng giá trị tiền mừng. Quy cách gấp thiệp theo thứ tự trái – phải, phía dưới chồng
lên phía trên mang ý nghĩa thay lời chúc cuộc sống luôn hướng về phía trước, may
mắn luôn đến với đôi vợ chồng mới cưới.
Thiệp mừng cưới thường được bao bọc bởi FUKUSA – một miếng vải lụa gấp lại
thành bao thư, vì khi lấy thiệp mừng cưới ra từ túi áo vest hay túi xách thì không
được lịch sự cho lắm.


© />
※ Người Nhật kiêng kỵ không đội nón khi dự tiệc cưới.

※ Khách đến dự tiệc mang đồng hồ được xem là thất lễ vì bị cho là chú ý đến thời
gian hoặc mong về sớm. Tuy hiện nay suy nghĩ của người Nhật đã thoáng hơn, xem
đồng hồ là một phụ kiện thời trang nhưng vẫn còn những định kiến không hay về
vấn đề này cho nên tốt nhất là không nên đeo đồng hồ khi dự tiệc cưới.
※ Khi nâng ly chúc mừng không được làm bể ly và uống cùng cô dâu – chú rể dù
không biết uống rượu.
※ Trang phục:
+ Nam: đồ vest, mang giày tây đen có dây, không nên mang giày da cá sấu, lông
thú… (có thể mang giày màu nâu)
+ Nữ: kimono (Tomesode đối với người đã lập gia đình hay Furisode đối với người
chưa lập gia đình) hoặc váy không quá lòe loẹt (tránh mặc màu đen) (Tham khảo
thêm tại đây)
Ngoài lễ cưới và tiệc cưới, người Nhật cũng thường tổ chức “二次会” – bữa tiệc
thứ 2 một cách bình dị, chỉ có bạn bè và đồng nghiệp tham gia mà không có sự góp
mặt của người thân trong gia đình. Thay vì gửi tiền mừng, mọi người sẽ cùng nhau
góp tiền lại để chi trả buổi tiệc.


© JaggyBoss / CC BY



×