Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số ngôi đền thiêng thần đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 12 trang )

Một số ngôi đền nổi tiếng
Dưới đây là bài giới thiệu về một số ngôi đền linh thiêng và nổi tiếng nhất Nhật Bản.
Đền Ise 伊势神宫
Còn được biết với cái tên Ise Jingu (Y Thế Thần Cung) là một tổ hợp nhiều ngôi đền lớn
nhỏ, thờ phụng Thần mặt trời tối cao Amaterasu. Thần cung Ise trên thực tế là cụm lớn
nhiều đền bao quanh vào hai ngôi đền chính, Naiku (内宫, Nội Cung hay Đền Nội) thờ
thần Amaterasu và Geku (外宫, Ngoại Cung hay Đền Ngoại) thờ thần nông nghiệp
Toyouke.

Một góc quần thể đền Ise
Đền Ise được xây dựng trên một nền đất rộng lớn và thiêng liêng bậc nhất Nhật Bản, có
3 cổng đền Torii. Trong khuôn viên đền và dọc theo cổng vào có trồng rất nhiều cây
Bách hương,Cryptomeria japonica, có tuổi đời lâu năm và rậm rạp, có những cây cao
đến 15 mét. Bên cạnh đó có con sông Isuzu chảy qua, trên bờ có rắc sỏi để du khách
đến thanh tẩy tay và miệng trước khi vô đền. Tiếng bước chân khi dẫm lên đám sỏi còn
mang hàm ý “trật tự”, mọi người ra vào viếng đền trong im lặng, tránh gây ảnh hưởng
đến Nữ thần Amaterasu và những người xung quanh. Đây là một đặc điểm hết sức “thú
vị” trong cách bài trí của ngôi đền.
Những ngôi đền ở quần thể đền Ise được xây dựng vào khoảng năm 685, thời Thiên
hoàng Temmu. Ông đã ra lệnh cấm xây dựng các ngôi đền khác giống với đền Ise, để nó
trở nên độc nhất. Và cứ 20 năm, ngôi đền lại được “xây mới” một lần.


Đền Naiku
Nói về đền Naiku, ngôi đền thiêng liêng nhất trong quần thể đền Ise, từ lâu đã có một
mối quan hệ mật thiết với hoàng gia Nhật Bản. Chỉ có những thần chủ, thầy tế và vu nữ
có chức vụ và địa vị cao cũng như thành viên trong Hoàng gia mới được vào bên trong.
Theo truyền thống, Thiên hoàng (hay bây giờ gọi là Nhật hoàng) chỉ ghé thăm đền Ise
vào những dịp quan trọng hoặc có việc/ thông báo quan trọng, liên quan đến vận mệnh
quốc gia mà muốn bẩm báo với thần Amaterasu. Thiên hoàng Hirohito (1926 – 1989) đã
từng vào thăm đền trước khi ông lần đầu tiên ra nước ngoài, trong lễ cưới và lễ nhậm


chức Thiên hoàng của mình. Sau khi Nhật Bản bại trận (Thiên hoàng Hirohito kí hiệp ước
đầu hàng), chính ông là người đã đến đền Ise để giải thích và xin lỗi thần Amaterasu.
Những sự kiện quốc gia quan trọng cũng thường được thông báo tại đền Ise, khi hoàng
tử và công nương hoàng gia Nhật Bản định kết hôn, nơi đầu tiên họ nghĩ tới là đền Ise.
Thần thể, linh hồn của ngôi đền Naiku là chiếc gương báu mà thần Amaterasu đã đưa
cho đứa cháu Ninigi trước khi lên đường xuống cai quản hạ giới. Chiếc gương thần, nằm
trong 3 bảo vật quốc gia Nhật Bản được cho là có linh hồn của Amaterasu trú ngụ bên
trong.


Khách đến thăm đền Naiku
Hằng năm đền Ise thu hút rất nhiều khách đến thăm. Các gia đình, học sinh, công nhân,
doanh nhân và khách du lịch,… đến đền Ise không chỉ để viếng thăm và cầu an từ vị
thần tối cao mà còn để tận hưởng những cảnh đẹp, kiến trúc tuyệt vời của ngôi đền và
hòa mình vào không khí linh thiêng. Những người đến đây, trước khi ra về thường mua
những lá bùa cầu may bằng giấy để đem về treo lên bàn thờ kamidana trong nhà, một
cách để mời thần Amaterasu ghé thăm và phù hộ cho gia đình mình.

Đền Yasukuni 靖国神社


Torii và Đền Yasukuni
Tiền thân của đền thờ này là Tōkyō Shōkonsha (東京招魂社), “đền gọi hồn người chết tại
Tokyo”, được xây dựng tại cố đô Kyoto vào năm 1886. Đến năm 1875, Thiên hoàng Minh Trị
quyết định dời Tōkyō Shōkonsha về Tokyo và đổi tên thành Yasukuni để vinh danh những
người lính đã chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cải cách Duy tân. Trong thời gian Thế
chiến thứ hai xảy ra, đền Yasukuni là nơi thờ phụng những người lính tử trận đã chiến
đấu và hi sinh cho nước Nhật và Thiên hoàng, trong đó có 27.863 người Đài Loan và
21.181 người Triều Tiên.



Cũng chính vì lí do trên, đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ
trong xã hội Nhật Bản và cả ở một số quốc gia đã từng bị Nhật Bản xâm lược. Trong
2.466.532 người lính trên có cả những người tham gia lực lượng phát xít Nhật và những
tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Đài Loan, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiênluôn phản đối việc này vì
không chấp nhận việc thờ phụng những tội phạm chiến tranh. Các lần đến thăm đền của
Thủ tướng Nhật Bản dù với tư cách cá nhân hay nhà nước đều luôn dẫn đến căng thẳng
về ngoại giao giữa Nhật Bản với các quốc gia trên.
Đền Meiji 明治神宮
Đền thờ được hoàn thành và dành riêng cho Thiên Hoàng Minh Trị và Hoàng hậu Shoken
vào năm 1920, tám năm sau sự ra đi của hoàng đế và sáu năm sau sự ra đi của hoàng
hậu. Đền thờ đã bị phá hủy trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng đã được xây dựng
lại ngay sau đó.


Cổng chính đền Meiji
Hoàng đế Minh Trị là hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản hiện đại. Ông sinh năm 1852 và
lên ngôi vào năm 1867 ở đỉnh cao của Minh Trị Duy Tân khi thời đại phong kiến của Nhật
Bản đã kết thúc và hoàng đế đã được phục hồi quyền lực. Trong thời kỳ Minh Trị, Nhật
Bản hiện đại hóa và Tây hóa để gia nhập cùng các cường quốc lớn của thế giới vào thời
điểm hoàng đế Minh Trị qua đời vào năm 1912.


Khu liên hợp chính của kiến trúc ngôi đền được đánh dấu bởi một cổng Torii lớn, sau đó
cảnh quan và âm thanh của thành phố bận rộn dần được thay thế bằng một khu rừng
yên tĩnh. Có khoảng 100.000 cây trong khu rừng của đền Minh Trị được trồng trong quá
trình xây dựng đền thờ và được hiến tặng từ các vùng miền trên cả nước. Ở nơi tận cùng
về phía bắc của khu vực đền thờ du khách sẽ đi qua Ngôi nhà kho tàng của đền Minh Trị,
được xây dựng một năm sau khi ngôi đền được mở cửa. Nhà kho tàng trưng bày nhiều

đồ dùng cá nhân thú vị của Thiên Hoàng và Hoàng hậu, bao gồm cả xe ngựa mà Thiên
Hoàng đã cưỡi trong tuyên bố chính thức của Hiến pháp Minh Trị năm 1889. Ngoài ra
còn có một Bảo tàng phụ lục xây dựng ở phía đông của khu đền thờ chính trưng bày
những triển lãm tạm thời.
Đền Fushimi Inari Taisha 伏見稲荷大社
Là ngôi đền thờ vị thần lúa gạo của Thần đạo, thần Inari, sứ giả của vị thần này là một
con cáo dẫn đến việc trong khuôn viên đền có rất nhiều tượng cáo. Ngôi đền được
UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1994.


Đền Fushimi Inari Taisha
Ban đầu, Inari chỉ được thờ như một vị thần nông nghiệp. Sau khi tín ngưỡng lan rộng,
Inari được các tướng quân (shogun), các lãnh chúa (damiyo) rồi đến các ngư dân, diễn
viên, thợ rèn…thờ như vị thần bảo hộ của mình. Trong vở kịch Noh nổi tiếng Sanjo
Kokaji, Inari đã giúp thợ rèn Munechika rèn nên thanh bảo kiếm Kogitsune-maru, tức
“con cáo nhỏ”. Ngoài ra, Inari còn được coi là vị thần mang lại may mắn và thịnh
vượng, thỏa nguyện những mong ước của con người. Người Osaka có câu “Byou Kobo,
yoku Inari” nghĩa là bệnh cầu đến thần Kobo, mong ước cầu đến thần Inari. Nhưng chính
thần Inari cũng được xem là có khả năng bảo vệ con người khỏi bệnh tật, còn phụ nữ
cầu nguyện thần phù hộ cho con mình mạnh khỏe.


Senbon Torii
Điểm nổi bật trên đường đến ngôi đền là hai hàng dài cổng đền Torii đỏ rực nối tiếp nhau
được gọi dưới cái tên Senbon Torii, được quyên góp bởi những cá nhân và tập thể đến
ngôi đền này và có tên của họ viết lên trên.
Đền Itsukushima 厳島神社
Itsukushima là một ngôi đền nổi trên mặt biển tưởng nhớ 3 trinh nữ, con gái của vị thần
biển và giông bão Susanowo no Mikoto. Để gìn giữ sự thiêng liêng mà không bàn chân
người dân thường nào có thể xúc phạm, ngôi đền đã được xây dựng trên mặt nước.

Người dân Miyajima xưa kia muốn vào ngôi đền thiêng này, phải neo thuyền của họ
ngoài cổng đền.


Đền nổi Itsukushima là một trong những công trình đặc biệt nhất trong kiến trúc tôn
giáo trên thế giới và được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO vào năm 1996. Toàn
bộ quần thể ngôi đền bao gồm một đền chính, nhiều đền thờ nhỏ bố trí bao quanh, một
sân khấu kịch Noh, một phòng tấu nhạc và nhiều cây cầu cùng hành lang nối liền các
khu vực khác nhau trong đền. Tổng chiều dài các hành lang lên đến 300m.


Cổng đền Itsukushima nổi lên trên mặt nước

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của ngôi đền là chiếc cổng O-Torii đứng sừng sững
trên mặt biển hướng thẳng tới đền và cũng chính là biểu tượng của đảo Miyajima. Cổng
cao 16m, bộ mái dài 24m với những cột chính làm từ những cây gỗ độc mộc có đường
kính 1m. Cổng tự đứng vững bằng kết cấu khung của mình, không hề có bộ phận nào
chôn dưới đất. Công trình hoàn toàn không sử dụng một vật dụng kim loại nào trong khi
xây dựng, kể cả một chiếc đinh. Những kẽ hở giữa các tấm sàn được tính khéo léo sao
cho có thể giảm bớt áp lực của triều cường khi có bão lớn. Các bộ phận của quần thể
đền được kết hợp với nhau hài hòa trong gam màu đỏ chủ đạo như rực rỡ hơn khi soi
bóng xuống nước biển thủy triều.
Đền Izumo 出雲大社
Izumo Taisha nằm tại thành phố Izumo, tỉnh Shimane. Đây được coi là ngôi đền thiêng
nhất nước Nhật về tình yêu. Ngôi đền nhằm tưởng nhớ đến tình yêu của Izanagi và
Izanami, những người kết hôn và lập nên đất nước Nhật bây giờ, nơi đầ tiên họ đặt chân
đến chính là Izumo.

Đền Izumo
Điều độc đáo nhất tại đền Izumo là theo quan niệm của người Nhật chỉ có tại đây mới có

thần tình yêu. Chính vì vậy khi lễ bái, thông thường chỉ vổ tay 2 cái, nhưng riêng ở
Izumo, người ta phải vỗ 4 cái ( cho bản thân mình và cho người yêu nữa ). Theo phong


tục ở đây, khách thăm quan đến phải dùng đồng 5 yên để ném lên bó rơm đó. Nếu đồng
tiền gắn vào bó rơm thì lời ước của mình thành hiện thực.



×