Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nghi lễ ngày tết trong thần đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 13 trang )

Nghi lễ ngày Tết
Lễ hội và ăn mừng là một phần không thể thiếu của Thần đạo. Mỗi ngôi đền đều có lịch/ mùa lễ hội
riêng trong năm. Các lễ hội này thường rơi trùng vào các ngày nghỉ lễ lớn và diễn ra quanh năm,
còn gọi là nenju gyoji (年中行事). Các lễ hội tại Nhật Bản được gọi là matsuri (祭り), mặc dù có
nguồn gốc tôn giáo tuy nhiên ngày nay các lễ hội hầu hết đều mất đi tính tôn giáo, matsuri đơn giản
chỉ là lễ hội, với ý nghĩa là vui vẻ, mọi người ra đường và hòa mình vào các hoạt động tập thể.
Thần đạo khởi nguồn từ xã hội nông nghiệp, thế nên các lễ hội được tổ chức dựa theo thời điểm
các mùa vụ (trồng lúa). Lễ hội mùa xuân là thời điểm gieo hạt, thời điểm rất quan trọng trong trồng
trọt. Mùa thu có các lễ hội thu hoạch và mọi người thường tặng quà nhau (ngày xưa là tặng nông
sản). Lễ hội ăn mừng năm mới cũng rất quan trọng, đánh dấu một khởi đầu tươi mới và hy vọng
vào một năm “bằng năm bằng mười” năm ngoái. Ngoài ra cũng có các lễ hội lớn như Lễ hội Hoa
anh đào vào mùa xuân, Lễ hội mừng hoa nở vào mùa hè hoặc Lễ hội ngắm lá phong đỏ (momiji) khi
thu sang. Ngoài các hoạt động lễ hội lớn quanh năm diễn ra khắp các đền thì mỗi đền cũng sẽ có
những ngày lễ riêng cho mình.


Lễ hội
Lễ hội là thời điểm để chúng ta tận hưởng. Chính vì thế, vào những ngày có lễ hội, các công ty,
trường học, các nhà máy đều tạm đóng cửa, mọi người cùng với gia đình, bạn bè hàng xóm tụ tập
lại với nhau, thường là ở những khoảng đất rộng xung quanh một ngôi đền nào đó. Các ngôi đền
lớn thường có hẳn một khu riêng biệt để mọi người tập trung vui chơi vào những ngày lễ. Thông
thường sẽ có các hoạt động ca múa nhạc như trình diễn kịch Noh, Kabuki, hài kịch,… các vu nữ sẽ
nhảy các điệu nhảy truyền thống, thời hiện đại còn có các hoạt động nhảy yosakoi. Ngoài ra còn có
các quầy hàng ăn, giải khát và gian trò chơi tràn ngập ở lễ hội. Các hoạt động sôi nổi diễn ra chính
nhằm mục đích làm các thần được vui vẻ.



Một lễ hội có thể diễn ra trong vòng một ngày hoặc thậm chí kéo dài đến một tuần. Múa rối, đầu vật,
đua ngựa, bắn cung, đốt lửa, đua thuyền,… vài lễ hội lớn còn được cả thành phố tham gia (Kyoto).


Sumo được coi là môn thể thao giải trí của thần. Chính vì thế, Sumo chịu ảnh hưởng rất nhiều của Thần đạo
như rửa tay trước khi vào sàn đấu, vỗ tay để thu hút sự chú ý của các thần, dang rộng tay và chân để cho mọi
người biết rằng mình không mang vũ khí. Trước trận đấu, võ sĩ sumo còn giậm chân thật mạnh và rắc muối
quanh sàn đấu để xua đuổi tà ma. Nhiều ngôi đền cũng tổ chức các trận đấu Sumo nhân dịp năm mới.
Trong mỗi ngôi đền đều có một thần thể (shintai) – một vật linh thiêng biểu tượng cho vị thần mà
ngôi đền đó thờ phụng. Thần thể được bọc trong một tấm lụa, cất trong một chiếc hộp và không bao
giờ được mở ra. Thậm chí đến cả thần chủ cũng có thể chưa từng nhìn thấy thần thể của ngôi đền
bao giờ. Trong các lễ hội, thần chủ sẽ đặt chiếc hộp đó lên một cái kiệu, gọi là mikoshi (神輿). Các
thanh niên trai tráng sẽ cùng nhau rước kiệu đi quanh thành phố, nhờ đó các thần có thể nhìn thấy
mọi gia đình trong vùng để còn biết mà phù hộ. Họ sẽ cố gắng rước kiệu đi qua tất cả các căn nhà
để củng cố mối quan hệ mật thiết giữa thần linh với mọi người. Một chiếc kiệu nhỏ cũng cần từ 4
đến 8 người khiêng, những cái vĩ đại có thể cần đến 30 người mới rước đi nổi. Cũng chính vì thế
mà giữa các thanh niên phải có sự đồng lòng và phối hợp hết sức ăn ý, điều đó cũng một phần nói
lên “tính hòa hợp” giữa người với người mà Thần đạo hướng đến.


hây dô !
Ở các lễ hội lớn, trong đoàn rước còn có các “xe phao” khổng lồ (một số có bánh xe, số khác dùng
“bánh xe người”), được trang trí sặc sỡ và được kéo/ khiêng bởi 10 – 30 thanh niên. Qua tìm hiểu
được biết các “xe phao” này được gọi là “nebuta”, thường được làm dựa theo hình các nhân vật lịch
sử, các diễn viên kabuki hoặc các tích, điển cố… (search nebuta lên google các bạn có thể tìm
được rất nhiều hình ảnh sống động của nó). Những người rước kiệu và rước nebuta sẽ vừa đi vừa
dậm chân và hò dô cùng nhau, xung quanh họ thường có một tốp các vũ công hóa trang, ăn mặc
trang phục truyền thống nhảy múa xung quanh.


Trong những ngày diễn ra lễ hội, tại các đền sẽ thường xuyên có các buổi lễ, cũng như các vu nữ
nhảy múa và bán bùa may mắn, quẻ bói (chi tiết xem phần 8)

Lễ mừng năm mới (Tết)

Lễ mừng năm mới là một quốc lễ tại Nhật Bản, kéo dài trong 7 ngày và cũng là lễ hội lớn nhất trong
năm. Đây là dịp để người ta mừng năm mới, chia tay năm cũ, trả nợ, cảm ơn họ hàng bạn bè gần


xa và cầu chúc, lên dự định kế hoạch cho năm mới. Mọi người vận trang phục truyền thống, phụ nữ
quấn tóc theo kiểu Nhật, ngoài đường sẽ tràn ngập các băng rôn mừng năm mới và được trang trí
sặc sỡ.

kiểu tóc truyền thống của phụ nữ Nhật
Trước dịp năm mới, mọi người sẽ thu dọn nhà cửa, quét bỏ cái cũ và điều xấu của năm cũ, dọn
đường cho năm mới. Người Nhật thường treo các cành thông xung quanh nhà, biểu tượng cho sự
tái sinh của vạn vật, cùng với đó là các bó dây thừng bện từ rơm (gọi là shimenawa) nhằm xua đuổi
ma quỷ. Nhiều gia đình cũng trang hoàng hoặc lập nên các miếu thờ nhỏ trong nhà để đón
Thần Mùa màng Inari Ookami.


shimenawa
Đối với nhiều gia đình, việc đầu tiên vào năm mới sẽ là đi thăm đền, còn gọi là 初詣 (hatsumoude).
Vào đêm giao thừa, mọi người thường đến các ngôi đền để cầu chúc và xin các thần phù hộ cho
mình trong năm mới. Ở ngoài các ngôi đền, thường là ở cổng đền (torii) có treo dây thừng
shimenawa chắn ngang để mọi người bước qua, hàm ý rũ bỏ những vương vấn trong năm cũ, qua


đó họ như được thanh tẩy, tươi mới để vào gặp thần. Phong tục thường thấy khi thăm đền là ném
một đồng xu vào một chiếc thùng có nhiều rãnh (để đồng xu lọt vào bên trong), coi như một lễ vật
gửi cho thần linh trước khi người ta ước muốn điều gì đó.

Trong Lễ Năm mới, các nghi lễ thần đạo cũng thường xuyên diễn ra trong ngày, các thần chủ đọc
norito (các câu khấn cổ). Các vu nữ phục vụ trong đền mặc bộ đồ truyền thống và nhảy các
điệu kagura hoặc tham gia bán bùa, quẻ đầu năm.

Vào ngày lễ năm mới, các công ty và tổ chức cũng thường dâng tặng quà cho các ngôi đền nhằm
cảm ơn các thần đã giúp đỡ họ làm ăn trong năm qua và mong tiếp tục nhận được sự phù hộ của
các thần cho năm mới làm ăn phát đạt. Các món quà lễ thường là sản phẩm của công ty, nhưng
phổ biến nhất vẫn là rượu sake. Sau khi dâng lễ xong, rượu sẽ được hạ xuống và chia sẻ cho tất cả
mọi người cùng uống.
Vào đêm đầu tiên của Năm mới, mọi người thường tiệc tùng thâu đêm. Ở các vùng quê, mọi người
đều rời các đền sau 1 giờ sáng, cũng có một số người không ở lại lâu vì cần bắt chuyến tàu đêm
muộn lên thành phố, nơi đặt những đền thờ lớn. Ví dụ như đền Meiji ở Tokyo hay đền Fushimi Inari
ở Kyoto, lượng khách đến thăm là rất đông, chỉ trong đêm đầu tiên của năm mới có thể lên đến hơn
1 triệu người .


Đền Meiji


Đền Fushimi Inari
Sau đêm đầu tiên, không khí dịu dần, tuy nhiên giống như Tết ở Việt Nam hay mọi nơi khác trên thế
giới. Mọi thành viên trong đại gia đình sẽ tụ tập ăn uống sum vầy, người ta cũng tin rằng linh hồn
của tổ tiên và những người đã khuất sẽ quay về ăn tết cùng.


Ngày 15/1 là ngày Tết Nguyên tiêu của Nhật Bản (小正月 koshōgatsu). Vào ngày này, các thần chủ
sẽ đem những lá bùa của năm cũ được gửi lại ở các ngôi đền, là đem chúng ra đốt nhằm loại bỏ
những xui xẻo của năm cũ, đem lại một khởi đầu mới cho mọi người. Thần Mùa màng Inari cũng
được cho là quay lại bảo vệ ruộng đồng vào ngày này.
Đại Thanh tẩy (大祓)
Thanh tẩy là một nghi thức quan trọng trong Thần đạo, và dịp Năm mới còn gọi là Đại Thanh tẩy. Nó
được cho là sẽ rửa sạch mọi thứ “không may mắn” còn sót lại của những lần thanh tẩy trước.

Ema (絵馬) là một lá bùa may mắn cho năm mới, người ta sẽ viết điều ước, mong muốn của mình trong năm

mới vào tấm ema và treo ở đền.
Đại Thanh tẩy tái hiện hành động của Izanagi thanh tẩy sau khi trở về từ Địa ngục Yomi. Trong quá
trình thanh tẩy (bằng cách tắm), ông đã sinh ra các vị thần mới, trong đó có 2 vị thần quan trọng là


Susanowo và Amaterasu. Như vậy, thanh tẩy không chỉ vượt lên cái chết mà còn hàm ý đem lại sự
sống mới, đó là ý nghĩa mà Thần đạo muốn hướng đến.
Đại Thanh tẩy diễn ra ở mọi ngôi đền tại Nhật Bản 2 lần một năm, một vào đầu Năm mới và một vào
cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy. Các thần chủ sẽ khấn các bài Ooharai Norito và vung cây gậy
thần haraegushi về phía mọi người trong lúc thực hiện nghi thức. Trong các lễ Đại Thanh tẩy, người
ta có thể lấy những hình nhân giấy và chà lên người với ý nghĩ chúng sẽ lấy đi vận xui của mình,
những hình nhân giấy này sau đó cũng được đốt đi vào dịp Năm mới.



×