Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà
anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Trả lời: Đúng 18h09 phút (giờ Việt Nam, tức 12h09, giờ Paris, ngày 06/12), tại kỳ họp lần thứ 7, Ủy ban Liên chính
phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
( Ảnh ) Ngài Etienne Clément - đại diện Văn phòng Tổ chức UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương
tại Bangkok và bà Katherine Muller Martin – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội trao Bằng
công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại cho lãnh đạo Bộ VHTTDL và lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ.
Những điều tâm đắc nhất của em về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó là: Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu
Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ); đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đại đoàn kết
dân tộc và gắn kết cộng đồng. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân - con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy
nàng Âu Cơ - con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Sau đó, năm mươi người
con theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong
Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử
của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn
núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt
trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua
Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy
ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ
trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thăng lúc trầm, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau. Cho đến nay, Đảng
và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo không gian thờ cúng, đưa
truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ lễ
ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là biểu trưng của lòng thành kính, sự biết ơn- tri ân công đức các Vua Hùng
là những người có công dựng nước Văn Lang. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận thể hiện sự đánh
giá cao của Thế giới đối với đời sống tâm linh của con người Việt Nam, đặc biệt, thể hiện qua sự thờ cúng tổ tiên.
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
Trả lời: Trong lịch sử hàng ngàn năm của mình, dân tộc Việt
Nam đã viết nên những trang sử vàng trong sự nghiệp chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc và xây
dựng đất nước. Đó là những Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa... Trong những trang sử huy
hoàng, vĩ đại ấy, Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều
biết đến Ðiện Biên Phủ - Việt Nam. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự
một quân đội của cường quốc Châu Âu.
Năm 2014 này, em được xem nhiều chương trình kỉ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trong đó có bộ phim
“Đường lên Điện Biên” trên VTV1, em hiểu thêm hơn về sự kiện lịch sử này. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm tăng
thêm niềm tự hào dân tộc trong em.
Sáu mươi năm đã trôi qua nhưng tinh thần bất diệt của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị cho
đến ngày hôm nay. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào
lịch sử dân tộc Việt Nam như một
mốc son rực sáng nhất trong thế kỉ XX mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ,
trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa… Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch
sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới
đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả
các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.
Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao?
Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.
Trả lời:
Em yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Đối với em thật khó trả lời! Bởi vì Bác Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi
trong lòng mỗi một người chúng ta. Nhưng hiện tại lúc này, em xin được gửi tình cảm yêu thương này đến Đại tướng
Võ Nguyên Giáp vì tháng 10 năm 2013 em có xem những thông tin về sự ra đi mãi mãi của Đại tướng, em cảm nhận
được rõ hơn về Bác và những tình cảm của mỗi người dân Việt Nam dành cho Bác, xem hình ảnh những dòng người
kiên nhẫn, thành kính xếp hàng, chờ đợi để được viếng, tiễn đưa Bác lần cuối, em thật sự nghẹn ngào, xúc động.
Đặc biệt khi em được trực tiếp kính cẩn thắp nén nhang trên phần mộ Đại tướng và chứng kiến những dòng người,
dòng xe tại Vũng Chùa - Đảo Yến.vào dịp hè 2014, em không thể diễn tả cảm xúc của em lúc ấy. Nhân dịp kỉ niệm
một năm ngày mất của Đại tướng em dành những tình cảm kính phục của em để tưởng nhớ đến Bác-vị đại tướng
kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Bác Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10
năm 2013) còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt
Nam. Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong Chiến
tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975).
Ông cũng trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Trận
Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà
chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến
khi chiến tranh kết thúc.
Xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt
xuất nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trên thế giới. Ông
được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam-vị tướng của lòng dân.
Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào?
Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh
(chị), cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?
Trả lời:
Quảng Nam là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa nằm ở miền Trung Việt Nam, là nơi hội tụ các
di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO ghi nhận: Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn,
và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Di sản văn hóa của quê hương mà em ấn tượng nhất là Đô thị cổ Hội An.
Đô thị cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam, cách
thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Đông Bắc.
Từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông - Tây, là một thương
cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật
Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá.
Khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình
nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ... những con đường phố hẹp chạy
ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính
như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm
thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ
sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ
hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống,
các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến
hấp dẫn của du khách thập phương.
Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm:
1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi
mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích.
Một số di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An: Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An, Nhà cổ Quân Thắng (77 đường
Trần Phú, Hội An), Nhà cổ Tấn Ký (10 đường Nguyễn Thái Học, Hội An), Nhà cổ Phùng Hưng (04 đường Nguyễn
Thị Minh Khai, Hội An), Hội quán Phúc Kiến (46 đường Trần Phú, Hội An), Hội quán Triều Châu (157 đường Nguyễn
Duy Hiệu, Hội An), Hội quán Quảng Đông (17 đường Trần Phú, Hội An), Hội quán Ngũ Bang (64 đường Trần Phú,
Hội An), Chùa Ông (24 đường Trần Phú, Hội An), Quan âm Phật tự Minh Hương (số 7 đường Nguyễn Huệ, Hội An),
Nhà thờ tộc Trần (số 21 đường Lê Lợi, Hội An)
* Để bảo tồn các di sản văn hoá theo em nên:
- Tuyên truyền việc nhận thức về giá trị di sản văn hóa cho mọi người dân.
- Tổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân, ưu tiên cho
người dân địa phương vì chính họ là những người trực tiếp gần gũi và góp phần hiệu quả nhất trong việc giữ gìn,
bảo vệ di sản văn hóa.
- Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn hút, gây được ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá theo em nên:
- Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet,… về các di sản văn hoá.
- Ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế.
- Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản.
Câu 5 :
‘’Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam’’
Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theo anh
(chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử.
*Trả lời:
-Hai câu thơ trên là của Bác Hồ Chí Minh
Ý nghĩa :
Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử
nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể
nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có quyết định rõ ràng làm
cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử
Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có
hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương
lai.
Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết:
Người dạy phải là người yêu thích Lịch Sử và bộ môn Lịch Sử
- Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó bây giờ ở đâu?
Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa thay đổi như thế nào qua
thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì càng tốt.
- Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước giống như
một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học háo hức chờ đợi đến
hồi kế tiếp.
- Đưa môn lịch sử vào môn thi chính.